February 28, 2013

February 28, 2013

Ngày 25 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Cụ Tản Đà hồi còn theo đuổi sách đèn để thi vào trường hậu bổ chắc không học môn luận lý học của Triết Tây nên có vài ba lần nghe cụ lý luận người ta thấy rất là vòng vo, kỳ cục. Thí dụ lần cụ phát biểu về chuyện ăn uống sao cho ngon chẳng hạn. Cụ nói đại khái rằng đồ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người ngồi ăn không ngon thì không ngon; đồ ăn ngon, người ngồi ăn cùng ngon, chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon; chỗ ngồi ăn ngon,ngươi ngồi ăn không ngon, không ngon…
Thực ra, cụ chỉ cần nói chuyện ăn ngon có 3 yếu tố là đồ ăn phải ngon, người cùng ăn phải ngon và chỗ ngồi ăn phải ngon, thiếu một trong 3 yếu tố ấy thì ăn không thể ngon được.
Chuyện ăn, do đó, không phải cứ có đồ ăn ngon là ngon. Chuyện uống cũng vậy. Lâm Ngữ Đường trong cuốn Nhân Sinh Đích Nghệ Thuật cho biết cuốn Trà Sớ có nói rõ rằng không nên uống trà nếu người hầu trà tính tình cau có, bẳn gắt.
Ngồi ăn mà nghe người ngồi chung bàn ăn nói quàng xiên; uống trà mà trà đồng, tớ gái cau có, khó chịu thì không được. Đó là mới chỉ nói tới chuyện ăn nói vớ vẩn, vô duyên của người cùng ngồi ăn, hay thấy cảnh trà đồng bẳn gắt, nói chi tới chuyện vừa ăn vừa nghe chửi tục, nói năng thô lỗ.
Nhưng ngày nay, tại một số tiệm ăn ở Hà Nội, chủ nhân cùng với người giúp việc đã biến trò chửi tục, thô lỗ thành những thứ gia vị không thể thiếu cho những tô phở, tô cháo để trở thành những tiệm phở chửi, bún mắng … mà vẫn đông đảo người chiếu cố. Nhiều lần, báo chí đã nhắc đến hiện tượng này, và mới đây, luôn cả một nhà báo người Pháp, Cat Barton, văn phòng trưởng của Pháp tấn xã cũng phải đề cập tới trong một bài viết về Hà Nội. Nhà báo người Pháp này nói rằng ở Hà Nội, phở được bán trong những cửa hàng nhếch nhác chật hẹp, thiếu vệ sinh còn người phục vụ, chủ nhà hàng thì ăn nói thô lỗ cục cằn.
Một bài báo khác cũng tường thuật lại những cách ăn nói thô tục, hỗn láo của nhà hàng làm như thể khách đến ăn phở là được chủ tiệm ban phát cho những ân huệ lớn không bằng. Muốn có lá rau, miếng ớt, xin thêm chút nước dùng là khách bị mắng sa sả vào mặt ngay lập tức.
Thông thường thì chỉ nguyên chuyện ăn nói thô lỗ với khách hàng không thôi cũng đã là chuyện không thể chấp nhận được rồi. Nhưng chuyện khách vẫn kéo nhau đến ăn ở những tiệm có lối tiếp khách như thế lại là chuyện khó hiểu hơn hết. Cái thanh lịch, chiều khách của người bán ở đâu, và cái nét lịch sự trong chuyện ăn uống của người Hà Nội nay ở đâu? Những thứ ấy cũng biến hết như ông đồ, như khách đến nhờ viết những câu phượng múa rồng trong bài thơ cũ đã bỏ đi hết rồi hay sao?
Có vẻ là như thế. Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc không Cộng Sản có nói rằng những người Cộng Sản có một cái biệt tài là làm xấu đi tất cả những cái đẹp của đất nước và xã hội. Cộng sản Việt Nam đã biến Hà Nội, một thành phố từng có thời được gọi là chốn nghìn năm văn vật thành một nơi bẩn thỉu, vô cùng thô tục ở tất cả mọi khía cạnh. Trẻ con chửi tục, thiếu niên nam nữ, thanh niên, người lớn, cả những thành phần được coi là có học ở Hà Nội bây giờ cũng có lối ăn nói mất dậy của những thành phần cặn bã nhất của xã hội ngày trước.
Những chuyện dơ dáy bẩn thỉu như thế nay đã trở thành những nét bình thường của Hà Nội. Người ta chấp nhận những cái bẩn thỉu đó, không một ai lên tiếng hay có phản ứng, tỏ thái độ với những sự thô tục ấy. Chửi thì chửi, tục tĩu thì tục tĩu, chuyện ăn là chuyện khác, khách vẫn vục mặt vào để ăn. Chồng dẫn vợ, cha dẫn con đến những tiệm phở chửi , bún mắng để mà ăn (học).
Như thế thì còn thắc mắc về phở chửi, bún mắng mà làm gì nữa?
Phải chăng người ta đã cong lưng chịu đựng một bọn chó má ngồi lên đầu lên cổ từ mấy chục năm nay, nên chuyện nghe vài câu chửi kèm theo tô phở cũng chỉ là chuyện thường tình, không đáng chi hay sao?
Cách duy nhất có thể làm là tránh hẳn những tiệm đó, rồi xem chủ tiệm văng tục với cái ngẩu pín đã đời rồi lôi trong thùng ra mà ăn với nhau vậy.

Ngày 26 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Hôm nay, một người bạn gửi cho tôi bức hình chụp ngoài cửa của một tiệm ăn ở Bắc kinh, tiệm mang tên là Beijing Snacks, một tiệm ăn nhỏ, có thể là tiệm bán thức ăn nhanh (fast food) như ở bên Mỹ này. Nhưng chi tiết đáng để ý của tiệm là tấm bảng treo ở cửa viết bằng hai thứ tiếng Hoa và Anh. Những chữ tiếng Anh nguyên văn như thế này: This shop does not receive The Japanese The Philippines The Vietnamese And Dog. Bức ảnh do Rose Tang, một người Mỹ gốc Hoa chụp được hồi cuối tháng Hai.
TIEM AN BACKINH
Có thể cô thấy khó chịu trước tấm bảng có những lời lẽ mọi rợ vô giáo dục này nên chụp rồi gửi cho bạn bè coi. Cô sống bên Mỹ này nên không thấy thứ bảng hiệu mất dậy như thế bao giờ. Ngày xưa, khi nước Mỹ còn kỳ thị da mầu, cùng lắm cũng chỉ có những tấm bảng viết White Only hay Colored Only mà thôi. Không hề thêm "Dogs" vào bảng cấm bao giờ.
Tấm bảng ở Bắc Kinh thì nói rõ tiệm không tiếp người Nhật, người Phi, người Việt Nam và chó. Chỉ không tiếp các công dân của ba nước cũng đã là không nên rồi. Tiệm ăn Beijing Snacks còn cấm luôn cả chó vào tiệm. Như vậy, tiệm xếp những người Nhật, Phi và Việt Nam ngang với chó nên cấm hết.
Tiệm nêu đích danh ba giống dân này chứ không gọi những người Nhật, người Phi và người Việt là những "người lạ". Bảng viết mấy chữ cấm "người lạ" thì nghe sặc mùi đỉnh cao trí tuệ quá rồi còn gì là… Tầu nữa?
Thực ra thì cũng đã có chuyện người Tầu bị cấm cùng với chó như tấm bảng (nói là) được gắn ở lối vào của một công viên ở Thượng Hải hồi nước Tầu còn bị các nước Tây phương xâu xé. Trong một cuốn phim của Lý Tiểu Long có cảnh Lý Tiểu Long nhẩy lên đá nát tấm bảng.
Tuy vậy, đã có rất nhiều ý kiến nói rằng không hề có một tấm bảng nào như thế. Nhưng vì muốn kích động lòng yêu nước của người Hoa, nên chính những người Hoa đã bịa đặt ra chuyện đó. Người ta sẵn sàng làm cả những việc tự thóa mạ, tự làm nhục ( bịa ra cái bảng cấm Tầu và chó ) để đạt được mục tiêu thì đáng tởm thật.
Và vì họ tự cho là họ đã bị người ngoại quốc làm nhục qua cách xếp hạng họ ngang với loài chó nên người chủ tiệm ở Bắc kinh mới viết tấm bảng đó treo ra cửa.
Phản ứng của những người nước ngoài chắc chắn là một thái độ tức cười, không ai nghĩ việc viết và treo tấm bảng là chuyện hay ho, tốt đẹp gì. Trong thực tế, bất cứ một người khách nào vào tiệm, quăng tiền ra là được phục vụ đến điều ngay. Chỉ có chó là không mang tiền theo trong mình nên không được cho vào mà thôi.
Có lẽ đó điều hay nhất của tấm bảng là người viết đã viết thẳng là tiệm không tiếp người Nhật, người Phi, người Việt chứ không thèm hèn hạ, sợ bóng sợ vía để phải gọi các giống dân này là những người "lạ".
Những chi tiết khác liên quan đến tấm bảng này thì … hỏng hết.
Trước hết, dùng động từ "receive" là sai. Phải nói là This shop does not SERVE mới đúng. "Receive" là nhận, tiếp nhận. "To serve" mới là phục vụ. Những tấm bảng ở Mỹ không viết như thế, mà viết: "We reserve the right to refuse service to anyone" để từ chối phục vụ những thành phần bất hảo.
Sai lầm thứ hai là chữ Philippines. Danh từ này nghĩa là quần đảo, quốc gia Phi Luật Tân. Muốn nói người Phi thì phải dùng chữ Filipinos (hay Filipinas) mới đúng. Không thể nói chúng tôi không phục vụ … nước Phi Luật Tân bao giờ.
Tiệm viết tiếp là cấm chó. Vậy thì phải nói "and dogs" mới đúng. Viết như tấm bảng là chỉ cấm có một (a dog) con chó thôi sao?
Chủ tiệm chắc là một người Tầu yêu nước nên khi thấy người Nhật tuyên bố đảo Senkaku là lãnh thổ của Nhật, và khi thấy Phi phản đối cái lưỡi bò nên viết mấy chữ lên tấm bảng treo trước cửa tiệm cho đỡ tức.
Nhưng chủ tiệm đã lầm lớn. Cấm người Việt Nam làm gì cho phí hơi. Nhà cầm quyền Hà Nội thì hết sức dễ bảo, hết sức hèn hạ. Kỷ niệm cuộc chiến biên giới thì cả bọn nín khe, cấm dân chúng nhắc tới bọn xâm lược Trung quốc trong những trận đánh hồi năm 1979 ở mấy tỉnh miền Bắc. Hành động của bọn Trung quốc bá quyền ở biển Đông thì bọn chó đẻ chỉ dám gọi đó là những hoạt động của tầu "lạ". Dân chúng trong nước mà nhắc đến Hoàng Sa , Trường Sa là bị bọn chó bỏ tù, còng tay, đạp vào mặt, đưa đi biệt tích... Thấy Trung quốc hung hăng thì lôi chuyện Trung quốc trợ giúp trong cuộc chiến tranh trước đây ra để tạ ơn và lờ đi những trò xâm lăng đểu giả của bọn Bắc Kinh.
Còn người Việt ở trong và ngoài nước thì vẫn đi du lịch Trung quốc, đi chơi về khoe nhắng lên thì cấm họ làm gì?
Nhưng tại sao lại viết là cấm "một con chó", còn những con còn lại thì không, vì chúng đang ngoe nguẩy những cái đuôi ở Trung Nam Hải mất rồi hay sao?
Mà cấm bọn chó ở Hà Nội thì cấm làm… chó gì?

Ngày 27 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Ðọc bản tin của tờ Naples Daily News về người đàn ông 61 tuổi tên là Floyd Schuler ở Ft Myers, Florida tôi chỉ mong cho ông ta thua kiện, thua đậm, thua  nặng  rồi còn bị tòa phạt một đống tiền để chừa cái thói hay thưa kiện ấm ớ đi cho mọi người nhờ.
Nếu ông ta thắng kiện, chúng ta sẽ gặp không biết bao nhiêu là chuyện khó chịu trong đời sống vốn đã rất nhiêu khê và khó chịu này rồi.
Ông ta kiện US Airways đòi bồi thường mười lăm ngàn Mỹ kim vì hãng hàng không này không cảnh cáo ông ta cũng như các hành khách khác về những nguy hiểm do việc uống rượu trên các chuyến bay gây ra. Ông đệ đơn kiện vì sau khi uống khá nhiều rượu trên máy bay, ông xuống phi trường thì vấp ngã trong khi di chuyển trên thang cuốn.
Không cần phải nghe ông ta kể, người ta cũng biết rằng ngồi trên máy bay, chính ông đã ngoắc tiếp viên lại bên chỗ ông ngồi, móc túi lấy tiền mua rượu uống. Tất cả mọi hành động vừa kể, từ ngoắc tay gọi stewardess, đến lấy tiền trong túi, tới gọi rượu, cầm lên đưa vào miệng uống đều là những việc làm tự nguyện của một người có số tuổi lớn hơn gấp ba lần tuổi thành niên ở Mỹ. Ông không phải là một đứa bé lên bẩy hay lên tám để nói là trẻ người non dạ, cần phải được cảnh cáo về hậu quả của chuyện uống rượu. Mà chắc gì, khi mấy cô tiếp viên nói với ông về nguy cơ của rượu là ông bỏ tiền trở lại vào túi, lôi báo ra đọc tiếp đâu. Thế nào ông chẳng nhẩy dựng lên, la thét ầm ỹ đòi "tương tiến tửu".
Nhưng gọi rượu uống, chắc cũng phải trên một ly, ông xuống máy bay, vấp ngã, liền quay lại kiện US Airways là không cảnh cáo, không can ngăn ông đừng uống rượu, giải thích cho ông về nguy hiểm của rượu.
Nếu tòa đồng ý với đơn kiện của ông mà phạt US Airways, buộc công ty hàng không này bồi thường cho ông thì nước Mỹ sẽ không có đủ tòa án và luật sư để xử hàng triệu vụ kiện tương tự như vụ này.
Thí dụ những người đàn ông sẽ đệ đơn kiện những người đàn bà đòi bồi thường vì khi những người đàn ông này làm quen những người đàn bà, thì những người đàn bà này không cảnh cáo những người đàn ông về những nguy hiểm của việc mời những người đàn bà này đi chơi với họ.
Ðại khái phải cảnh cáo như thế này:"Nói cho ông biết, quen tui là mệt lắm đó à nha. Ông sẽ mời tôi đi chơi phải không? Ông sẽ nói với tui rằng nếu mọi người đều nhan sắc như tui thì các thẩm mỹ viện dẹp tiệm hết phải không? Ông khen mùi nước hoa của tui phải không? Ông khen cái cách tui hất mái tóc ra phía sau, kéo một lọn xuống, buông ra cho nó xõa xuống một bên mắt tui phải không? Ðến đây đã là nguy lắm rồi đấy nhá. Ông còn định đưa tui đi ăn nữa sao? Chết ông rồi. Tui nhận lời đi chơi với ông rồi ông có biết sao không? Sau vài ba lần như thế, ông sẽ xin bàn tay tui. Mà xin là tui cho đó à nghe. Rồi gì nữa hả? Rồi ông mang bàn tay tui và tất cả những thứ dính vào cái bàn tay đó của tui về nhà ông... rồi ông sẽ cong đít lên đi làm để làm chồng tui, rồi làm cha mấy đứa bé. Rồi một hôm tui chán ông, tui kêu luật sư đánh cho ông tanh bành xíu quách... Rồi ông xách va li về với má, ăn mì gói chan nước mắt, đêm đêm nằm nhìn trần nhà thở dài cho cả xóm nghe chung... Ông chịu không...? "
Ðó chỉ là một trong những trường hợp cảnh cáo về những nguy hiểm có thể xẩy đến cho những đương đơn vác chiếu ra tòa kiện đòi bồi thường.
Nhưng thực ra, nếu có đưa ra những lời cảnh cáo đó, thì liệu có giúp gì cho những người đàn ông vừa kể ở trên hay không?
Chắc là không.
Những câu cảnh cáo về nguy cơ của thuốc lá, tôi nhớ, là đã xuất hiện lần đầu tiên trên các bao thuốc từ năm 1962 đến nay. Nhưng những lời cảnh cáo đó, đầu tiên thì nhẹ, càng ngày càng nặng thêm như những dòng chữ trên các bao thuốc mà chúng ta thấy ngày nay, cũng đâu có làm cho người ta sợ mà không hút thuốc lá nữa.
Mà đó là thuốc lá không biết nói ngọt, không có giọng nói trong như tiếng suối, nụ cười làm rực rỡ ban mai, và mùi tóc mang gió sông vào buổi chiều, đôi mắt phản chiếu ánh sao, và bóng của nụ cười sẽ làm sáng những buổi bình minh... the shadow of your smile will light the dawn...
Thế thì kiện làm sao được...

Ngày 28 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Người Mỹ hay nói rằng nếu bạn có thể chế được cái bẫy chuột hay hơn những cái bẫy chuột hiện nay, thì bạn sẽ giầu lớn. Ý nói hễ có sáng kiến, phát triển sáng kiến đó, được thị trường nhào đến ôm cứng, là có tiền.
Nhưng phải có sáng kiến. Sáng kiến có thể ở bất cứ đâu. Nhìn đâu cũng có thể thấy sáng kiến.
Một người ở Oklahoma City vừa có được một sáng kiến mà chúng ta đã bỏ lỡ mặc dù nó ở ngay trước mắt chúng ta.
Ðó là dậy cho mấy con mèo biết dùng cái bàn cầu cho chúng khỏi gửi mùi chua của chúng ở những cái góc kẹt trong nhà (*).
Nhà phát minh sáng chế đang tìm cách bán sản phẩm của ông có tên là CatSeat cho các gia đình có nuôi mèo. Những chiếc CatSeat này có thể gắn vào những chiếc bệ cầu thường ở trong nhà nên không cần phải gọi thợ ống nước tốn kém đáng kể.
Mua cái CatSeat về, gắn vào bệ cầu rồi thì đến đoạn huấn luyện cho mấy con mèo. Có sách chỉ dẫn rõ ràng, không cần phải lấy cọng rơm đo cái đuôi nó rồi quăng ra ngoài vườn (?) để nó biết chỗ mà đi, khỏi dấu dấu giếm giếm như mèo vẫn làm trước kia nữa.
Mèo sẽ được dậy để gõ cửa nhà cầu trước khi đẩy cửa vào. Nghe tiếng hát karaoke ở trong vọng ra thì không được nhăn mặt, phải kiên nhẫn đứng chờ cho đến lúc người bên trong đi ra mới được vào. Thấy người ra thì phải vỗ tay để khuyến khích cho giọng hát thính phòng.
Mèo phải biết là khi làm thủy lợi thì nhấc cái bệ lên, không thể dựa vào khả năng nhắm của mình để gây ướt át cho người khác. Dương Do Cơ bắn cung có giỏi, có "bách bộ xuyên tâm" cũng không thể cậy mình trăm phát trăm trúng được.
Trong trường hợp làm việc tiện lớn (?), thì hạ bàn cầu xuống, ngồi lên trên rồi mới lấy trang ô chữ của tờ báo buổi sáng ra chơi. Nếu bí thì cũng vẫn phải nhanh chóng đi ra, nhường nhà cầu cho người khác. Xong việc, đừng quên chuyện giấy tờ. Nhớ là thỉnh thoảng vẫn leo lên giường bà chủ để ngủ. Phải giữ vệ sinh cho nhau. Gối và chăn của bà chủ không thể thay những cuộn giấy trong buồng tắm được.
Mèo cũng phải nhớ giật nước cho tiêu hết dấu tích. Không nên tử thủ quá lâu trong buồng tắm. Có rửa mặt thì ra ngoài cũng làm được. Loài mèo rửa mặt không cần nước nên không cần giữ buồng tắm. Ðánh móng tay thì buổi tối lên giường, gác chân lên cổ ông chủ sơn càng đẹp.
Mèo cũng cần được dậy để khi hết giấy phải biết kiếm cuộn giấy khác treo vào, tránh tạo ra tình thế khó xử vì giấy tờ. Mèo phải biết treo cuộn giấy đúng cách, giấy phải nằm áp vào tường. Treo sai có thể đẩy chủ nhà đến cảnh phải ly dị nhau như một bài báo của The American Bar Association đã cho biết khoảng một chục năm trước.
Ðó là những việc mà nhà phát minh này sẽ chỉ cách cho chủ mèo dậy lại mèo khi dùng sản phẩm của ông.
Rắc rối quá.
Mèo Việt Nam nuôi dễ hơn nhiều. 

Ngày 1 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Cuốn sách vô duyên và ngớ ngẩn nhất chắc phải là cuốn sách dậy viết thư.
Ðồng ý là những văn thư hành chính, đơn từ thì cần phải có mẫu, có chữ nghĩa và cách viết riêng, và vì thế, cuốn sách dậy viết thư đơn từ hành chính có thể cần thiết. Nhưng trong những trường hợp khác thì không thể đem những bức thư trong cuốn sách dậy viết thư ra làm mẫu, hay học để viết thư được.
Tưởng tượng mở bức tình thư văn chương diễm lệ ra chép xuống, thay cái tên gửi cho nàng, rồi gửi đi, hồi hộp tựa cửa sổ chờ tin nhạn, mà rồi nếu hồi âm là mấy chữ vỏn vẹn "Xin đọc thư trả lời ở trang 132" thì cũng đáng đời một tâm hồn thiếu sáng tạo.
Nhưng trên đời có thể có những người cần học để viết cả những bức thư rất riêng tư như thế thật. Nếu không làm sao Vương Quan nuôi nổi cha mẹ già sau khi tai họa giáng xuống gia đình của hai ông bà viên ngoại họ Vương:
... hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân
Ðều là sa sút khó khăn
May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi...

Tuy thế, có thể Vương Quan cũng không bao giờ được nhờ viết hộ bức thư tuyệt mệnh. Loại thư này viết chắc không khó. Nguệch ngoạc vài dòng, từ biệt cái thế giới độc ác này thì viết vài chục bức cũng ra ngay. Vậy mà hình như có người cần nhờ người khác viết thì phải.
Không thì tại sao một chủ nhà in ở Ohio lại quảng cáo dịch vụ viết những bức thư như thế?
Tiệm in của ông ta mới đây dựng ở trong cửa kính một cảnh trông thoáng cũng biết ngay là có người vừa tự tử: mấy lon bia đã uống hết lăn lóc trên sàn nhà, một cái bàn đổ nằm nghiêng, phía trên là hai chân người đong đưa.(*)
Gần đó, là một miếng giấy xé từ một quyển vở viết nguệch ngoạc mấy chữ. Bên cạnh là một lá thư in rất đẹp, nội dung dài hơn. Một tấm bảng có mấy hàng chữ nội dung đại khái là đang tính chuyện tự tử chăng, hãy để chúng tôi giúp cho bức thư tuyệt mạng của bạn có cái vẻ chuyên môn hơn!
Chao ôi, thư tuyệt mạng mà cũng cần vẻ chuyên môn, nhà nghề nữa sao?
Tiệm in bầy ra hai bức thư tuyệt mạng, một bức không chuyên môn và một bức in ấn rất đẹp.

Nhà nghề hay chuyên môn là thế nào? Là ngày tháng phải viết cho đúng, phải có địa chỉ hồi đáp, đầu thư phải mở như thế nào, gửi cho ai, dưới đó phải kê ra những lý do muốn từ giã cuộc đời, tội lỗi đổ hết lên đầu cho nó ở lại sống trong ăn năn hối hận cả đời, từ nay cho đến lúc nó chết, nó sẽ không bao giờ có được một ngày bình yên, lương tâm nó sẽ cắn nó chết đứ đừ, và nếu nó không chết, nó cũng ngắc ngoải với những cào cấu, dằn vặt không bao giờ nguôi chăng?

Có thể là như thế.
Hay thêm vào ở dưới, là một câu đại khái nếu trả lời thì xin gửi về địa chỉ mới, zip code ra sao, có cần c/o... ai không vân vân.
Nghĩ lại thì việc quái gì phải mất tiền thuê viết một bức thư như thế. Cứ mở tập Dear Lovely Death của Langston Hughes, một nhà thơ Mỹ da đen mà tôi rất thích, là kiếm ngay được mấy dòng tuyệt mạng ngay chứ tại sao phải nhờ tới một cây viết ấm ớ ở Ohio:
Suicide's Note
The calm,
Cool face of the river
Asked me for a kiss

Mặt nước tịnh lặng
Mát rượi của dòng sông
Xin tôi một nụ hôn

Ít nhất thì cũng phải như thế, rồi ùm một cái xuống sông, sau vài phút lóp ngóp lội vào bờ, thù ghét thế giới tiếp.
Như Langston Hughes đã chết trên giường vậy, vừa vui vừa đẹp quá đi chứ.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 164)
SOME PREPOSITIONS
Bản ghi chép lại do Lãm Thúy thực hiện. Bài học số 164 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 4 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
LÃM THÚY
Đây là thắc mắc của Thúy. Xin thầy chỉ cho Thúy làm thế nào dùng hai PREPOSITIONS ON và AT với nơi chốn (PLACES) và thời gian (TIME) sao cho đúng vì Thúy cứ bị các con dậy dỗ hoài, mệt quá.
BBT
Thực ra thì cũng không khó lắm đâu. Trước hết, chúng ta sẽ nói về các PREPOSITIONS dùng cho ngày, tháng, năm.
Với ngày, chúng ta dùng ON. Bao giờ cũng dùng ON khi muốn nói VÀO ngày nào đó. Nhưng khi nói TRONG ngày nào đó thì chúng ta dùng IN. Thí dụ nói tôi có thể đọc xong cuốn sách này TRONG hai hay ba ngày thì chúng ta nói: I CAN FINISH THE BOOOK IN 2 OR 3 DAYS.
Thúy nói thử câu này coi: cô ấy sẽ biết kết quả TRONG vòng 1hay 2 ngày.
LÃM THÚY
SHE WILL GET THE RESULT IN ABOUT 3 DAYS.
BBT
QA cho nghe một thí dụ của cô với IN coi.
QA
THE CAR WILL BE READY IN A DAY.
BBT
Chúng ta dùng ON trong các trường hợp khác, khi nói VÀO ngày nào đó, như vào ngày thứ Hai, vào ngày 15… Thí dụ ON THE FIRST DAY OF THE NEW YEAR là vào ngày đầu năm mới. Thúy nói thử câu chúng ta bắt đầu một tuần lễ mới vào ngày thứ Hai coi.
LÃM THÚY
WE BEGIN A NEW WORK WEEK ON MONDAY. Thưa thầy Thúy có thể nói ON THE LAST DAY OF THE YEAR hay ON THE 15th (DAY) OF NEXT MONTH được không?
BBT
Được chứ. QA muốn hỏi gì đây?
QA
Thưa anh, QA nghe nói thế này có đúng không: ON JULY 4th ; ON THANKSGIVING; ON HIS BIRTHDAY…
BBT
Đúng. Chúng ta dùng ON JULY 4th vì ON đi với NGÀY chứ KHÔNG ĐI VỚI THÁNG JULY. Chúng ta dùng ON THANKSGIVING vì THANKSGIVING được hiểu là THANKSGIVING DAY. Chúng ta dùng ON HIS BIRTHDAY vì BIRTHDAY có chữ DAY ở trong. Cũng thế, chúng ta dùng ON THE ANNIVERSARY (ngày kỷ niệm).
Với tuần lễ, tháng và năm, chúng ta dùng IN. QA và Thúy cho nghe hai thí dụ với tháng và năm coi.
QA
MY SISTER WAS BORN IN SEPTEMBER.
THE TET OFFENSIVE TOOK PLACE IN 1968, THAT IS IN THE YEAR OF THE MONKEY.
LÃM THÚY
MY SON WILL FINISH COLLEGE IN 2015.
WE MOVED TO OUR NEW HOME IN SEPTEMBER .
BBT
Với các mùa, chúng ta cũng dùng IN như IN SPRING, IN AUTUMN, IN SUMMER, IN WINTER. Đó là các PREPOSITIONS dùng với thời gian. Chúng ta dùng IN với nơi chốn như thành phố, quốc gia. IN NEW YORK, IN AUSTRALIA, IN AFRICA, IN THE NORTH POLE, IN THE ATLANTIC OCEAN, IN VATICAN…
LÃM THÚY
Thưa anh, với STREET thì chúng ta dùng IN có được không?
BBT
Cô hỏi một câu rất hay. Tôi nghĩ là cô đã có câu trả lời rồi nên chỉ muốn thử tôi chứ gì.
Nghe hai câu nay nhé: HE LIVES ON THIS STREET và HE LIVES IN THIS STREET. Hai câu có khác nhau gì không?
QA
Thưa anh không. Hai câu đều có nghĩa là ông ấy sống ở đường này.
BBT
Hai câu đó khác nhau. HE LIVES ON THIS STREET, ON MAIN STREET, ON LINCOLN AVENUE, ON JEFFERSON BOULEVARD, ON WEST LANE, ON SAVANAH COURT… nghĩa là ông ấy ở đại lộ, đường, ngõ… tức là ông ấy có nhà ở… hay nhà ông ấy ở… địa chỉ của ông ấy ở đường…
Nhưng câu HE LIVES IN THIS STREET nghĩa là ông ấy là người vô gia cư, sống ngoài đường, trên con đường này…
LÃM THÚY
Thưa anh, Thúy còn một thắc mắc này nữa. Thúy bị confused về cách dùng của TO và FOR.
BBT
Cô bị confused cũng phải, vì có một số trường hợp dùng TO cũng được mà dùng FOR cũng được, vẫn đúng về mặt văn phạm nhưng ý nghĩa thì có khác nhau. Thực ra, phân biệt chúng cũng không khó lắm đâu.
Sau đây là một trường hợp dùng TO cũng được mà dùng FOR cũng được. Thí dụ I SPEAK FOR HIM và I SPEAK TO HIM. Câu I SPEAK FOR HIM có nghĩa là tôi đã đại diện cho ông ta để nói, để lên tiếng hộ cho ông ta ở một cuộc họp hay để tranh đấu, xin, vận động chuyện gì đó cho ông ấy. Còn câu I SPEAK TO HIM thì nghĩa là tôi nói chuyện với ông ấy.
QA
QA có câu hỏi về AGO và BEFORE. Hai chữ này chắc chắn phải khác nhau
BBT
AGO là đã qua. Đây là một trạng từ (ADVERB) nghĩa của nó là từ đó đến nay. Thí dụ 2 WEEKS AGO, 15 MINUTES AGO, 5 YEARS AGO, 18 MONTHS AGO. Tất cả đều là những chuyện đã xẩy ra trong quá khứ. Chúng ta không thể dùng PRESENT TENSE hay FUTURE TENSE với AGO được. Bao giờ cũng là PAST. Thí dụ nói tôi gặp anh ấy cách đây 2 tuần tức là kể từ khi tôi gặp anh ấy đến nay đã là 2 tuần rồi. Nói tiếng Anh sẽ phải là I SAW HIM WEEKS AGO. Thúy cho nghe hai thí dụ của cô với PAST TENSE và AGO coi.
LÃM THÚY
HE LEFT THE HOUSE 15 MINUTES AGO.
THEY CAME TO AMERICA 5 YEARS AGO.
BBT
Còn QA?
QA
SHE BOUGHT THE HOUSE 18 MONTHS AGO.
HE GRADUATED WITH A B.A. DEGREE 3 YEARS AGO.
BBT
Như vậy, hai cô đã dùng đúng trạng từ AGO. Bây giờ đến BEFORE, một CONJUNCTION. Người ta hay dùng sai BEFORE vì nghĩ BEFORE cùng nghĩa với AGO nhưng không phải vậy. Chúng ta nói HE WAS HERE HALF AN HOUR AGO nhưng không thể nói HE WAS HERE HALF AN HOUR BEFORE được. Với AGO, chúng ta chấm hết câu là đủ. Câu hoàn toàn đúng. Nhưng HE WAS HERE HALF AN HOUR BEFORE là chưa đủ. Câu ấy mới chỉ có nghĩa là ông ấy có mặt ở đây nửa giờ TRƯỚC. Nhưng TRƯỚC CÁI GÌ, CHUYỆN GÌ, VIỆC GÌ? Phải nói thêm cho rõ thì mới đúng. BEFORE I CAME, hay BEFORE THE RAIN STOPPED, BEFORE THE TELEPHONE RANG…
Hai cô dùng lại các thí dụ của hai cô, nhưng lần này dùng BEFORE coi. Lãm Thúy làm trước.
LÃM THÚY
HE LEFT THE HOUSE 15 MINUTES AGO.
HE LEFT THE HOUSE 15 MINUTES BEFORE I ARRIVED.
THEY CAME TO AMERICA 5 YEARS AGO.
HE CAME TO AMERICA 5 YEARS BEFORE I DID.
QA
SHE BOUGHT THE HOUSE 18 MONTHS AGO.
SHE BOUGHT THE HOUSE 18 MONTHS BEFORE THE HOUSING MARKET CRASHED (WENT BAD)
HE GRADUATED 3 YEARS AGO.
HE GRADUATED 3 YEARS BEFORE SHE STARTED COLLEGE.
LÃM THÚY
Thưa anh, hôm nay là thứ Ba, vậy thứ Sáu này thì Thúy phải gọi là gì?
BBT
Thứ Sáu tuần trước là FRIDAY OF LAST WEEK. Cũng có thể gọi là THIS PAST FRIDAY hay LAST FRIDAY. Thứ sáu tuần này là THIS FRIDAY, hay THIS COMING FRIDAY. Thứ Sáu tuần tới là NEXT FRIDAY hay FRIDAY OF NEXT WEEK.
Hai cô đã bao giờ nghe nói thí dụ FRIDAY WEEK chưa?
QA
FRIDAY WEEK là tuần lễ từ ngày thứ Sáu phải không thưa anh?
BBT
Cô nói vậy chưa rõ. Hôm nay là thứ BA, FRIDAY WEEK là ngày thứ Sáu sau ngày thứ Sáu sắp tới tức là 10 ngày nữa. Nhưng lối nói này ít thấy dùng ở ngoài đời. Lối nói này hơi xưa rồi.
QA
Thưa anh, người ta có dùng THIS DAY để nói hôm nay không?
BBT
Không. Chúng ta dùng TODAY. Hai chữ THIS DAY có nghĩa hơi khác. Thí dụ khi nói TO THIS DAY, VIETNAM IS STILL A COMMUNIST COUNTRY thì câu này có nghĩa là CHO ĐẾN BÂY GIỜ… BÂY GIỜ không có nghĩa là hôm nay. BÂY GIỜ có thể hiểu là hôm qua, tuần trước, tháng trước, sang cả ngày hôm nay và sẽ còn kéo đến ngày mai nữa. TODAY giới hạn vào thời gian 24 tiếng đồng hồ từ 1 giờ sáng nay tới 12 giờ khuya mà thôi.
Có một chữ này cũng hơi xưa rồi nhưng hai cô cũng nên biết: FORTNIGHT. Chữ này có nghĩa là 2 tuần. FORTNIGHT chính là FOURTEEN NIGHTS viết ngắn lại. Nhưng (A) FORTNIGHT (số ít) khác với FOURTEEN NIGHTS là số nhiều. Thí dụ nói HE STAYED WITH US FOR A FORTNIGHT nhưng phải nói HE STAYED WITH US FOR FOURTEEN NIGHTS.
Hay FOURTEEN NIGHTS ARE A LONG TIME, nhưng A FORTNIGHT IS A LONG TIME.
Hồi còn bé tôi và chú em tôi hay hỏi nhau sau ngày mai là ngày gì, sau đó là gì nữa thì chúng tôi nghĩ là ngày mai, ngày kia, ngày kìa, ngày kĩa, ngày kỉa, ngày kịa… Tiếng Anh chúng ta nói thế nào đây cô QA?
QA
Ngày mai là TOMORROW, ngày kia là THE DAY AFTER TOMORROW, ngày kĩa chắc là THE DAY AFTER AFTER TOMORROW phải không thưa anh?
BBT
Đúng, nhưng người Anh và người Mỹ không nói THE DAY AFTER AFTER TOMORROW. Thôi thì LET TOMORROW TAKE CARE OF ITSELF đi. Hay LET TOMORROW WORRY ABOUT TOMORROW cho đỡ đau đầu. Còn Thúy nói ngược lại ngày hôm qua, ngày hôm kia như thế nào.
LÃM THÚY
Hôm qua là YESTERDAY. Hôm kia là THE DAY BEFORE YESTERDAY còn trước đó thì Thúy không biết. Thôi thì YESTERDAY WAS DEAD AND GONE, kệ nó vậy phải không chị QA?
QUỲNH ANH
Đúng thế. Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.  

February 21, 2013

February 22, 2013

Ngày 18 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tờ New York Post số phát hành cách đây hơn một tháng có đăng một cái tin mà bây giờ đọc, tuy muộn, vẫn có thể làm cho nhiều người lạnh xương sống.
Lạnh xương sống và phải thay đổi cách phát ngôn ngay tình của mình thì mới may ra tránh được thảm họa.
Theo một bản tin của thông tín viên Denise Buffa, một người đàn ông trẻ ở Brooklyn, New York, tên là Jason Thomas, 27 tuổi, trong một trận cãi vã với vợ là Judy, đã đưa ra phê phán về một khu vực trên cơ thể của vợ, và vì lời phê phán này, Jason bị Judy dùng dao đâm chết.
Judy chắc chắn không hài lòng với nhận định của Jason về khu vực cơ thể ấy của cô.
Bài báo viết rằng trong lúc cãi nhau, Jason nói thẳng vói Judy điều Jason nghĩ về khu vực hậu cứ của vợ. Jason cho rằng Judy có chỗ để ngồi quá nhỏ.
Trong một xã hội được tuyên truyền sáng, trưa, chiều, tối rằng phải to mới là đẹp, thì nhận định của Jason về kích thước khiêm tốn của Judy ở vòng số ba, có thể đã làm cho Judy nổi điên lên, mất bình tĩnh, chạy ngay vào bếp, kiếm con dao đâm vào ngực chồng. Jason chết ngay tại chỗ.
Nói cái đít nhỏ được hiểu như một đánh giá không xây dựng, đầy vẻ chê bai. Judy nổi giận và đâm chết chồng.
Chi tiết này còn cho thấy những khác biệt về văn hóa Mỹ và Việt. Nếu Judy là một phụ nữ Việt thì chắc chắn một mạng người đã không bị phí phạm như ở Brooklyn, New York.
Trong văn hoá Việt, chi tiết như Jason đã nói với Judy trong lần cãi nhau đó lại là những lời khen ngợi.
Lý do là vì người Việt coi chuyện nhỏ ở chỗ ấy là tốt. To mới là xấu. Người phụ nữ Việt sẽ rất vui vẻ được chồng khen tặng một cách thẳng thắn như thế. Ðiều này được thấy rõ trong một câu tục ngữ có rất nhiều nét tướng pháp ở trong: “Cả vú, to hông, cho không chẳng màng”.
To hông cũng phải đi đôi với to ở khu vực hậu cần. Không thể to hông mà không to chổ để ngồi được. Do đó, theo cái nhìn và quan niệm về đẹp của chúng ta, hai khu vực ấy mà to là có... thí cô hồn “cho không” cũng không thèm đem về.
Nhưng oan nghiệt cho Jason, chỉ vì Judy là người Mỹ, những người cho là hễ cứ to là... đẹp cái đã, nên Jason mới chết lãng xẹt như thế. Chứ hai vợ chồng Việt Nam cãi nhau, mà nói như Jason đã nói là khen vợ lắm, không hề có ý lăng mạ chút nào. Chỉ khi nào nói cái này to, cái kia lớn thì mới làm cho người phụ nữ nổi giận đùng đùng chạy vào bếp kiếm con dao to và dài để nói chuyện phải quấy.
Người Việt Nam không nổi điên lên về những chuyện ấm ớ như thế.
Có nổi điên lên là khi nào bị đưa ra những nhận định về giọng Karaoke, hay về cách ăn mặc của mình.
Bởi thế nên tại các tiệc cưới, người ta vẫn xếp hàng lên tra tấn tai của khách ngồi dưới bằng giọng hát và làm khổ mắt của những thân hữu bằng cái rốn ngoại lục tuần của họ, nhất định cho rằng cháu nội cháu ngoại không được Thượng Ðế cho độc quyền hở rốn, bà cũng hở lia chia vậy...
Và phụ nữ Việt Nam vẫn được những người chồng tử tế khen lấy khen để hai vùng chiến thuật, rằng cứ để nguyên như vậy là đẹp dễ sợ rồi, không cần sửa sang, upgrade lên làm gì hết và để mặc các bà vợ chạy như bay đi sửa khi chưa nói hết câu.
Vì không ai dại dột nói rằng đô thị đang rất cần chỉnh trang, xe cần làm máy, gối cần nhồi thêm bông, gà tây đút lò cần thêm stuffing...
Nói khác làm sao toàn thây được đây?

Ngày 19 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Joel Brinkley, một nhà báo Mỹ viết thường xuyên cho tờ The New York Times và hiện đang dậy môn báo chí học tại đại học Stanford hồi đầu tháng 2 có viết một bài báo về Việt Nam sau chuyến đi Việt Nam của ông.
Bài báo đã làm phát sinh nhiều phản ứng không tốt đẹp vì theo những tiếng nói chống lại bài viết của ông, ông đã xúc phạm nặng nề Việt Nam.
Một số người đòi đại học Stanford phải sa thải ông, đòi ông phải xin lỗi...
Nét chính của bài báo là chuyện ăn uống của người Việt. Mở đầu bài viết, ông nói là đến thăm Việt Nam, người ta nhận thấy ngay một điều: không còn nghe thấy tiếng chim hót, không còn thấy những con sóc chạy nhẩy, không còn thấy chuột moi đống rác, cũng không còn thấy người ta dẫn chó đi dạo nữa. Lý do là vì đa số những con vật ấy đã bị đem vào bếp nấu nướng hết rồi.
Các loài thú hoang cũng đang bị đe dọa tuyệt giống vì chuyện ăn uống của người Việt. Voi, tê giác, vượn… đều bị săn bắt ráo riết để ăn thịt. Chó nhà nuôi đi lạng quạng ra đường là bị vồ đem nấu lập tức.
Nhà báo Brinkley cho là vì ăn thịt nhiều như thế nên người Việt trở nên hung dữ khác hẳn các giống dân khác.
Bài báo bị phản đối dữ dội.
Phải nhận là ông Brinkley đã tổng quát hóa vấn đề, đã vơ đũa cả nắm, đã kết luận một cách sai lầm và phiến diện. Phản đối là đúng. Bài báo vẽ ra hình ảnh của người Việt không mấy đẹp, có thể nói đó là những hình ảnh không văn minh lắm qua cách ăn uống và lập luận cho rằng cách ăn uống đó làm cho người Việt hiếu chiến, đánh nhau bao nhiêu lần với Trung quốc, đưa quân sang Căm Bốt nhiều lần.
Ông sai lầm ở đây. Tổ tiên chúng ta đánh Tầu để được sống độc lập chứ không phải vì chúng ta ăn nhiều thịt. Những dân tộc ở phía tây của chúng ta, trừ nước Lào, không phải là các dân tộc bao giờ cũng sống yên lành, hòa bình. Người Thái được coi là hiếu hòa, nhưng các ngư dân Thái, một số, không hề hiền lành như các tầu hải tặc ở vịnh Thái Lan đã cho thấy suốt thời gian người Việt bỏ nước đi tị nạn. Người Khmer giết hơn 2 triệu người Khmer trong những năm Pol Pot cầm quyền bộ ông Brinkley không biết sao? Lại còn mấy ông tướng Miến Điện giết cả sáu bẩy ngàn sinh viên học sinh hồi thập niên 80 đấy thôi.
Đổ cho các chính sách của nhà cầm quyền thì đúng hơn là đổ cho chuyện ăn thịt. Mà thực ra, người Việt Nam cũng không đặc biệt ăn nhiều thịt hơn các dân tộc khác. Thế ăn nhiều cá, ăn ít thịt thì tại sao lại ác như người Nhật hồi đệ nhị thế chiến?
Có lẽ các độc giả bài báo của ông Brinkley bực ông về chuyện khác hơn là chuyện ông gán cho dân tộc Việt Nam hiếu chiến.
Đó là hình ảnh của chuyện ăn uống ở trong nước hiện nay. Mặc dù không phải người Việt Nam nào cũng ăn uống như thế. Mới đây, báo chí trong nước đã nói về những gia đình, những đứa bé chỉ mơ ước sao có được miếng thịt trong bữa ăn vốn đã rất đạm bạc của họ trong khi trò ăn uống ở thành phố của một số càng ngày càng kinh hoàng.
Báo chí tường thuật những vụ các lái chó sang tận Thái Lan mua chó ăn trộm về để phục vụ các quán thịt chó ở trong nước. Ở miền Tây, chuột đủ loại được đem bán đầy chợ. Trong một số tiệm ăn, món rắn sống được đem đến từng bàn cho thực khác. Máu rắn pha rượu được bán ngay lề đường. Cảnh làm thịt rắn cũng được thấy công khai ngoài phố. Rượu ngâm tắc kè, rắn đâu cũng thấy bán. Các loại thịt rừng được xẻ bán ngay trên những con đường vào chùa Hương, lối lên đền Hùng. Cảnh những tiệm bán thịt chó thì kinh hoàng hết chỗ nói. Những con chó thui vàng, răng lợi nhe ra, chở cả chục con trên xe gắn máy chạy đầy đường là những cảnh du khách đến Việt Nam đều đã được xem mãn nhãn.
Những cảnh như vậy, được coi là nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam như một vài tiếng nói đọc được trên báo trong nước thì lại là những hình ảnh ghê khiếp dưới mắt của những người như ông Brinkley.
Ở Đài Loan, Đại Hàn người ta cũng ăn thịt chó nhưng đâu có đến nỗi làm kinh hoàng những du khách ngoại quốc. Trong khi chuyện ăn uống của chúng ta, ngay chính chúng ta cũng nên nhìn lại một chút. Nhìn lại chính mình rồi hãy trách cứ những người như ông Brinkley.
Cách đây không lâu, một người Úc cũng có viết một bài báo nói về chuyện uống bia của người Việt. Bài báo nói rằng người Việt Nam thích ăn nhậu và lười biếng nên kinh tế cũng bị ảnh hưởng không tốt. Hình ảnh những quán nhậu đầy khắp các thành phố ở Việt Nam đã được dùng để minh họa cho bài báo. Một nữ phái viên của AFP cũng viết về những quán phở dơ dáy, chủ và nhân viên thô lỗ, tục tằn … ở ngay Hà Nội.
Nhưng không thấy ai phản đối cả.
Có một điều không thấy những bài báo đó nhắc đến, đó là sự xuống cấp và thoái hóa nghiêm trọng ở Việt Nam về tất cả mọi mặt, từ trên xuống dưới. Lãnh đạo ngu dốt, độc ác, tham nhũng càng ngày càng lôi đất nước xuống hố thẳm. Hệ thống giáo dục hoàn toàn phá sản, bằng cấp giả cũng như thật phổ biến khắp nơi trong khi trình độ thì hoàn toàn không có đến nỗi đã phải có đề nghị thu hồi một số bằng thạc sĩ (thật) vì những người có bằng nhưng không hề có kiến thức. Đọc báo lại càng hoảng hốt thêm: những vụ giết người, cướp của, tội ác bầy ra đầy trên tất cả những trang báo lớn nhỏ trong nước không biết bao nhiêu mà kể…
Đó, như thế mới là "xúc phạm văn hóa, văn minh, đạo đức của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" chứ vài nét ăn uống hơi khác thường được viết lại trên báo thì có gì đáng để nói.

Ngày 20 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Một người đàn ông ở thị trấn Cornwall đã làm được những chuyện chúng ta chỉ ao ước cả đời mà không làm được.
Ông làm tôi nhớ đến một ông cụ nay đã quá cố, thân sinh bạn của tôi. Cụ đi làm suốt hơn nửa thế kỷ, chỉ kẹt lắm mới nghỉ vài ba ngày trong suốt bằng ấy năm. Cuối cùng, cụ quyết định về hưu, và dự tính làm một số chuyện khi thời giờ không còn lệ thuộc vào công việc nữa.
Cụ về hưu được đúng một tuần thì qua đời.
Cũng như Phan Thanh Giản trong một bài thơ, "duy còn sinh tử tự ư Trời."
Phải chi mà biết trước được chuyện ra đi, chắc ông cụ không làm việc chăm chỉ như vậy. Cụ phải nghỉ hưu từ lâu, làm tất cả những chuyện muốn làm mà chưa làm được. Thí dụ đi tới những nơi mà một cuốn sách gợi ý là nên đi trước khi chết.
Tới Paris để xuôi xuống dòng Montparnasse, ngược lên dòng Sacré Coeur như trong thơ Vũ Hoàng Chương, đến La Mã, thành phố của một ngàn đêm trăng, trở lại Huế, đi kiếm rặng liễu nơi người cung phi Thị Bằng đã đứng ngồi...
Ít nhất cũng phải làm được vài ba chuyện như thế rồi thì có nhắm mắt thì cũng... đồng ý nhắm mắt.
Người đàn ông 62 tuổi tên là John Brandrich cách đây hai năm được cái tin không vui từ một y sĩ khám bệnh cho ông. Ông được thông báo là bị ung thư lá lách và chỉ còn sống được khoảng một năm là cùng.
Ông đón nhận cái tin khủng khiếp đó một cách bình thản. Ông nghỉ việc, bán và cho đi gần hết những đồ đạc, vật sở hữu, và đem hết tiền dành dụm ra đi ăn chơi thỏa thích.
Nhưng một năm sau, ông thấy vẫn chưa chết nên đi khám lại xem tại sao chưa chết thì được biết là cái bướu thực ra không phải là bướu ung thư mà là trường hợp lá lách bị sưng nhưng không đe doạ tới tính mạng.
Lúc ấy, ông chỉ còn một bộ quần áo trên người và trong ngân hàng thì không còn một đồng nào.
Ông kiện người y sĩ đã chẩn đoán bệnh sai cho ông. Ông nói rằng ông không chết thì cũng vui nhưng vì lời chẩn đoán không đúng, ông đã tiêu hết tiền để dành. Ông đòi được bồi hoàn số tiền ấy.
Ðọc bản tin viết về ông, tôi vừa muốn ông thắng kiện, vừa thấy ông thua kiện cũng chẳng sao.
Ông nên được nhà thương hay người thầy thuốc bồi thường cho ông một số tiền vì việc chẩn đoán sai đã khiến cho ông phải đau đớn, khổ sở không ít. Tưởng tượng có người nói sẽ chết trong vòng một năm thì còn điều gì đáng sợ, đáng lo lắng cho bằng. Bao nhiêu chuyện chưa làm, bao nhiêu người chưa gặp, bao nhiêu nơi chưa đến. Thần chết cầm cái lưỡi hái đứng chờ ngoài cửa, vừa chờ vừa bóc cuốn lịch. Ông nên được bồi thường một khoản tiền.
Còn chuyện trả lại cho ông số tiền ông đã tiêu để ăn chơi suốt một năm thì chưa chắc là đã cần thiết.
Ông tiêu tiền của ông cho cái xác của ông. Ông đi du lịch đây đó cả năm, không một chút bận tâm. Ông làm những việc mà nếu không có lời chẩn đoán sai đó liệu ông có dám làm không? Hay cứ gói bạc ôm khư khư như thằng ăn mày giữ cái bị, ăn tô phở cũng không dám ăn, gọi một cú điện thoại viễn liên cũng không dám gọi, thấy cái ca vát đẹp cũng không dám... chiều cái cổ một chút. Rồi một hôm lăn đùng ra chết thì... chết như vậy làm gì?
Ðằng này ông kiếm bà bạn đi một chuyến vòng quanh thế giới, ghé Paris mang chai champagne lên cầu sông Seine uống với nàng một ly, rồi quăng cả chai lẫn ly xuống sông, khoác vai tới ngồi bên cầu Mirabeau nhìn xuống giòng nước lặng lờ trôi, chuông reo, ngày đi, chúng ta ở lại như thơ Apollinaire mà không sướng ư...
Rồi hết tiền thì đã sao? Ông cho biết ông còn cái nhà chưa bán.
Thế thì lo làm cái gì? Ông đọc Nguyễn Công Trứ chưa? Chưa thì đọc cho ông hai câu thôi nhé:
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy
Không chơi đi, thiệt đấy ai bù
...
Ðáng lẽ ông phải cám ơn ông thầy thuốc đã cho ông hưởng lạc thú suốt một năm mà vẫn không... chết mới phải.

Ngày 21 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Hải Phòng trong mấy hôm Tết đã phải cuống cuồng đi tháo gỡ và dẹp bỏ những chiếc lồng đèn treo trên một số đường của thành phố cảng này.
Đó là những chiếc lồng đèn đỏ có in những chữ Hán, trông rất là … Tết. Thành phố bỏ tiền ra mua để treo ngoài đường cho đẹp. Nhiều người dân cũng ham rẻ mua về treo cho vui cửa vui nhà.
Rốt cuộc hố cả lũ.
Những chữ Hán in trên lồng đèn mà nhiều người không đọc được lại là những chữ rất phản động. Ai biết đọc chữ Hán thì thấy ngay đó là những chữ mang nội dung ngợi ca Mao Trạch Đông và kèm theo là những chữ Tam Sa, tên của Bắc kinh đặt cho các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm bất hợp pháp.
Cái hố của các con là để cho những cái đèn này lọt được vào Việt Nam và cho tiêu thụ những chiếc đèn này ở nhiều nơi trong nước.
Tại sao lại có thể xẩy ra chuyện đó?
Hãy nghe thử đoạn trao đổi của mấy tên Ba Tầu đem những của nợ ấy vào Việt Nam nói với nhau như sau nhưng nhớ phải đọc theo giọng Ba Tầu nói tiếng Việt mới được:
Lủ mẻ pi giờ làm sao lưa mấy thứ lày vào Việt Lam?
Lủ mẻ dể mà, mấy thằng ở Hà lội lâu có thắc mắc mấy chuyện này. Lủ mẻ, cứ lem mẻ ló vào, qua piêng giới là xong ngay lớ.
Pộ chúng ló không có xét sao?
Lủ mẻ xét con kẹc gì chớ. Mà xét thì củng lả sao? Lủ mẻ lưa chút tiền ra là qua cái một mà.
Lủ mẻ tụi chính quyền không có làm gì sao?
Lủ mẻ không có làm con kẹc gì hết lớ. Lứa lào lói Hoàng Sa của Việt Nam thì pắc liềng. Pắc pỏ tù, còn lấy chân lạp vào mặt luông chớ.
Có pỏ tù thật sao?
Lủ mẻ pỏ tù hết. Liếu Cầy, Tạ Phong Tần, Phương Uyên… là pỏ tù hết rồi lớ.
Phương Uyên là lứa lào, ngộ chưa nghe tên nó.
Nhỏ lày dử lắm à nghe. Ló kêu gọi tẩy chay hàng Trung quốc ló. Pắc nhốt dồi. Pi giờ hổng piếc ở lâu. Cứ lem hàng Trung quốc vào thoải mái lớ.
Còn mấy cái chân pò, chân trâu, chân gà, gà thải lày thối hoắc làm sao lem vào?
Lủ mẻ thì cứ chi tiền là xong lớ. Lủ mẻ tụi ló ngu lắm. Pỏ tiền ra là xong ngay à.
Pổ mấy thằng chó lẻ Hà lội không làm cái con kẹc gì sao chớ?
Lủ mẻ tụi ló ăng đồ sạch không à. Dân chúng ăng chết mẻ dân chúng chớ . Mắc mớ con kẹc gì mà ló làm khó Pa Tầu chúng ta lớ. Mà lủ mẻ làm con kẹc gì pây giờ? Mình ra vô thong thả mà. Lúi liềng lúi, sông liềng sông. Môi hở là răng … rụng thấy mẹ chúng ló chớ.
Mà mấy cái lồng lèng lày pán cho ai mua lây. Toàn là tung hô Mao sếnh sáng, ai dám treo?
Lủ mẻ mấy đứa ngu không piếc chử Háng ló. Mà Háng rộng thì lã sao? Pọn lãnh tụ mê … Háng(?) lắm. Háng càng thâm, Háng càng sâu chúng càng khoái lâm cái lầu vô… lả kể gì. Mà sao lị thắc mắc lôi thôi quá vậy?
Hay à. Lủ mẻ vẻ cái lưỡi pò thì cũng léo dám làm con kẹc gì. Lủ mẻ phen này các con chết hết với các Chú Pa. Lủ mẻ thằng Phạm Văn Lồn(g) ký cái công hàm zùi… mình cứ theo cái ló là mấy thằng chó lẻ hết nói, hết phản lối lớ…
Thế còn cái thằng cha viết bài Anh Là Ai? Việt Lam Tôi Lâu? Thì ló lâu zồi?
À pắc zồi. Pỏ tù zồi. Lừng có lo gì hết. Lứa lào chống Trung quốc, ngộ piểu mấy thằng chó lẻ là ló pỏ tù ngay lớ…Thằng Việt Khang lang ngồi tù zồi. Pây giờ chỉ có lước ngoài dám lói, dám hát Việt Khang. Ở ngoài về lước là củng im re luông mà.
Lủ mẻ páng hàng sang Việt Lam dồi mua cái gì về cho ló công pằng chúc chúc?
Thì lủ mẻ mua con gái về làm lỉ… gái Việt Lam ngon lắm, thằng Nguyễn Minh Triết quảng cáo hoài không thấy sao? Mà thôi, lo mang lồng lèng vào treo ở Hải Phòng cho vui li… Lủ mẻ cho tụi ló treo lồng lèng Tam Sa lầy lường cho mấy thằng lãnh tụ chết cha luông…Hề hề...
Ôi chao, mấy thằng gian thương Ba Tầu chơi trò khốn nạn như thế lại còn được bọn lãnh đạo ngu xuẩn ở Hà Nội yểm trợ tối đa thì mất mẹ nó nước là phải.

Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Khi bạn đọc thư này thì đoạn video trong youtube mà một người bạn chuyển cho tôi rất có thể đã bị lấy xuống rồi. Rất mong bạn cũng đã được người khác chuyển cho xem trước khi nó bị xóa mất.
Video này cũng đã được chương trình truyền hình của đài VOA sử dụng nhưng bị cắt đi rất nhiều, lý do là vì nó quá dài. Đó là những hình ảnh thu được tại một cuộc đối đầu ở gần hồ Hoàn Kiếm cách đây mấy hôm, chắc là trong ngày 17 tháng 2 vừa qua, khi một nhóm người mang vòng hoa đến đặt tại một đài kỷ niệm của quân đội Cộng sản Việt Nam.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày Trung quốc đưa mấy trăm ngàn quân vượt biên giới vào trong lãnh thổ Việt Nam, tàn phá mấy tỉnh ở khu vực giáp ranh với Trung quốc. Đặng Tiểu Bình tuyên bố là để dậy cho Việt Nam một bài học. Bài học đó được thực hiện qua hành động đốt phá tàn sát man rợ của binh sĩ Trung quốc. Thiệt hại của cả hai bên được ghi nhận là rất nặng.
Ngày 17 tháng 2 là ngày kỷ niệm cuộc chiến đó. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã không nhắc tới cái ngày kỷ niệm đó cùng với chuyện quân Trung quốc đã dã man chém giết, cưỡng hiếp phụ nữ, tàn sát trẻ em, phá tan nát nhiều vùng ở biên giới miền Bắc.

Trong khi đó, những ảnh chụp nơi chôn cất binh sĩ Trung quốc và binh sĩ Việt Nam mới nhất cho thấy mộ của lính Trung quốc được săn sóc, giữ gìn sạch sẽ trong khi nghĩa trang chôn các binh sĩ Việt Nam thì cỏ mọc lan đầy như những mồ vô chủ. Mộ bia của các binh sĩ Việt Nam chỉ ghi tên, ngày sinh, ngày chết, không hề có chi tiết họ đã hy sinh như thế nào, thí dụ đễ bảo vệ tổ quốc, chống lại quân xâm lược Trung quốc.
Đừng nói là những chuyện đó đã xa, không cần nhắc lại, nên giữ lập trường hiếu hòa. Hãy đọc lại những tờ báo trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay thì thấy ngay vụ oanh tạc Giáng Sinh năm 1972 của phi cơ Mỹ đã được đem ra nói ầm ỹ, gọi đó là trận Điện Biên Phủ trên không với những bài viết về bom đạn của Mỹ, thiệt hại của B-52, về thành tích "ngoan cường" của phòng không và máy bay "ta".
Nhưng về ngày 17 tháng 2 năm 1979 thì không.
Cuộc đối đầu diễn ra ở hồ Gươm diễn ra là vì thế. Một số người đem một vòng hoa trắng với một tấm băng đen có dòng chữ bầy tỏ làng thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại "Trung quốc xâm lược". Việc đem vòng hoa đến đài kỷ niệm ở hồ Gươm đã bị một số cản sát và an ninh đòi dẹp bỏ, lấy lý do là việc làm đó không được phép.
Lập tức toán người mang vòng hoa đã phản ứng mạnh. Một người đàn ông tóc bạc đã phẫn nộ nặng lời chửi đám cảnh sát và công an, nói rằng ông ta đã có những đồng đội bỏ mình trong cuộc chiến biên giới, và ông ta chỉ muốn tưởng nhớ những người đã chết nên không cần phải xin phép bất cứ ai hết. Phản ứng của phía công an là cố tỏ ra nhẫn nhịn. Chuyện diễn ra giữa lúc ban ngày, một số người tụ tập chung quanh có máy ảnh và máy video. Vung tay hành hung thì lập tức những hình ảnh thu được sẽ đi khắp thế giới lập tức.
Những hình ảnh và âm thanh thu được bằng máy video cho thấy người biểu tình không còn sợ cảnh sát công an nữa. Còn phe cảnh sát công an thì cũng chẳng dại gì làm lớn chuyện, làm Lê Lai cứu cho bọn đầu sỏ an toàn ở một nơi nào đó tại Hà Nội đang đứng ngó ra.
Tội nghiệp cho những người lính trẻ hy sinh ở biên giới. Cái chết của họ, những hy sinh lớn nhất, tối hậu của họ đã không hề được ghi nhận bởi bọn cầm quyền hèn nhát, khốn nạn vẫn tiếp tục những việc làm bán nước của chúng.

Cũng như cho đến ngày hôm nay, chúng cũng không dám mở miệng nhắc đến những hy sinh của một chiến hạm của Ngụy (thiếu tá hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà) và những người lính hải quân đã anh dũng chết vì đất nước, vùng biển mà thằng mặt chó Phạm Văn Đồng đã dâng mẹ nó cho Bắc Kinh bằng cái công hàm khốn nạn ký ngày 14 tháng 9 năm 1958.

February 14, 2013

February 15, 2013


Ngày 11 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Việc khám phá ra âm mưu giấu chất nổ vào trong điện thoại cầm tay, máy nghe CD, máy chụp ảnh, đèn flash … để thực hiện những hành động khủng bố của Al Qaeda sẽ gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dân vô tội.
Những chuyến đi bằng máy bay đã mất nhiều thì giờ, thì nay sẽ còn mất nhiều thì giờ ở phi trường hơn nữa. Ngoài trò giơ tay làm chim bay, cò bay, tháo giầy, móc hết các thứ trong túi ra để vào trong cái khay cho chạy qua máy quang tuyến, rồi lại còn phải mở tung tất cả điện thoại cầm tay, máy chụp ảnh cho nhân viên an ninh khám.
Bằng ấy chuyện cũng đã đủ để gây phiền nhiễu không ít, nhưng khi các thành viên Al Qaeda nghĩ ra việc giấu chất nổ, võ khí vào những thứ vừa kể, thì tổ chức khủng bố Hồi giáo này còn làm phiền không biết bao nhiêu là người vô tội khác. Mà điều đáng nói nhất là những người bị làm phiền đó nhiều khi cũng chẳng đi đâu bằng máy bay nữa.
Có đi máy bay mà bị làm phiền thì cũng phải chịu đi. Ðằng này, ở nhà cũng vẫn bị âm mưu khủng bố của Al Qaeda là phiền mới bực.
Ðể nguyên thì không có bao nhiêu người biết rằng những cái điện thoại cầm tay, những chiếc máy chụp hình, những cái CD players, những cái đèn flash cũng có thể dấu được nhiều thứ ở trong.
Sau khi những cái đáy ngăn kéo, những cái gáy tự điển, những cái thùng TV, những đáy chậu hoa, đằng sau những bức ảnh trên tường … không còn là những nơi ẩn náu an toàn của vài ba bức ảnh, dăm bức thư cũ mười mấy năm trước, mấy cái số nhà, số điện thoại (thỉnh thoảng cần đến) thì chúng được đem giấu trong những chiếc điện thoại cầm tay, đèn flash, máy chụp ảnh… Tưởng là ở những chỗ ấy, chúng được yên thân, thì nay, vì những âm mưu hiểm độc của Al Qaeda, những nơi cất giấu kín đáo ấy lại không an toàn nữa. Chúng sẽ phải có chỗ ở mới để khỏi bị lôi ra xé nát, hình thì bị chọc mắt, rồi bỏ vào chỗ cũ như kèm theo lời nhắn nhủ: "Bà biết hết rồi nghe chửa!".
Mà những chỗ an toàn thì nay không còn được bao nhiêu nữa. Hai tháng trước, Lexus trình làng một kiểu xe mới mà tờ Newsweek khen lấy khen để. Nhưng vì nhanh nhẩu đoảng, tờ Newsweek bầy ngay cái mặt thật thà hư ra. Chiếc Lexus, không nhớ là kiểu gì, vì không còn ai dại dột muốn mua nó nữa, có một chiếc ngăn bí mật để chủ xe khi cần giấu vài ba thứ còn có chỗ mà cất. Nhưng ngay trong bài báo đó của tờ Newsweek, tác giả khai tồng tộc ra hết. Vậy thì còn gì là bí mật nữa.
Không mua chiếc Lexus nữa là vì thế.
Và bây giờ, là những biện pháp an ninh mới ở phi trường để làm phiền những người vô tội, lương hảo.
Ðể cắt giảm bớt thì giờ khám xét ở phi trường, tại sao bộ trưởng bộ An Ninh Quốc Nội không đặc miễn việc khám xét cho những người nào xuất trình được một giấy chứng nhận của thẩm quyền nội an (?).
Thí dụ tờ giấy chứng nhận viết thế này:
Tôi là thẩm quyền nội an của XYZ chứng nhận đã khám xét rất kỹ va ly, cell phone, máy chụp ảnh, flash, máy CD player, laptop của đương sự và thấy tất cả các món kể trên không cấu giấu ở trong bất cứ một thứ võ khí, chất nổ, hình ảnh, số điện thoại, thư từ của bất cứ một tổ chức khủng bố hay một con đĩ ngựa nào. Ðương sự có thể cho lên máy bay ngay mà không cần phải khám xét kỹ nữa.
Va ly có hai con ruồi đực và một con ruồi cái tôi liếc mắt nhìn thấy có thể lẻn vào trước khi khóa va ly nhưng chúng vô hại nên tạm tha chết cho chúng.

Ngày 12 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Đọc báo trong nước hồi gần đây tôi mới nghe tên ông Dương Trung Quốc. Ông được biết đến là một đại biểu quốc hội và cũng là tổng thư ký hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam.
Trong một bài báo do chính ông viết, ở ngay đoạn đầu, ông cho biết ông có một lý lịch rất đơn giản nhưng lại tự nhận là học giỏi môn sử, tốt nghiệp đại học về môn sử, từng công tác với viện sử học và vẫn tiếp tục hoạt động trong ngành sử. Như vậy, ông lăn lộn hơi nhiều với sử. Ông là một sử gia.
Từ lâu, tôi vẫn rất khó chịu mỗi lần nghe mấy câu về môn sử. Thí dụ câu "Sử chép rằng…" Thực ra, không hề có cái "con" sử nào hết. Chỉ là người ta viết xuống. Viết trung thực và có ích cho kiến thức của người sau thì cũng có. Nhưng sử viết tầm bậy thì cũng không ít. Hay câu "Sử sẽ phê phán…" Sử nào đây, hay chỉ là những ngòi bút bị mấy ông vua, ông chúa bảo xuyên tạc theo ý của các ông chứ còn ai vào đây nữa.
Nói như vậy không hề có ý thiếu tôn trọng với các tên tuổi đáng kính đã viết những bộ sử Việt vô cùng giá trị.
Nhưng Dương Trung Quốc mà cũng nhận là sử gia thì không được. Cũng trong bài viết của ông, ông nói là bước chân vào lãnh vực sử nhờ có được một "cú hích" khi đọc một cuốn sách nhỏ mà người cho ông mượn có căn dặn đó không phải là một cuốn sử, nhưng "đọc được lắm".
Cuốn sách đó, theo ông, đã thay đổi con người của ông. Ông đi theo con đường sử học là nhờ cuốn sách đó. Ông gọi nó là "một cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại". Ở Việt Nam, nói đến một con người vĩ đại thì không thể là bất cứ một người nào khác hơn là Hồ Chí Minh.
Tôi chợt nhớ và thấy tội nghiệp cho mấy chú nhỏ trong một đoạn của cuốn phim tựa đề "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thủy. Đó là cảnh các thiếu niên này được hỏi thế nào là vĩ đại, thì một em nói rằng đã nghe chữ vĩ đại rất nhiều lần nhưng quả thật là chưa thấy cái gì vĩ đại cả. Chẳng bù cho ông Dương Trung Quốc mới chỉ đọc cuốn sách nhỏ mà đã tìm ngay ra được người "vĩ đại"!
Ông được cho mượn cuốn sách nhỏ mà người cho mượn đã nói rõ đó không phải là lịch sử. Nghĩa là cuốn sách không ghi lại những dữ kiện lịch sử, những chuyện đích thực đã xẩy ra. Cuốn sách gồm những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chi Minh do một người tên là Trần Dân Tiên ghi lại.
Trần Dân Tiên là một người chỉ viết có độc nhất một cuốn sách đó. Ông có là nhà báo không thì hình như không. Người ta không thấy tên ông xuất hiện trong các báo chí ở miền Bắc. Ông cũng không là một nhà văn, không có một tác phẩm văn chương nào. Trước khi viết cuốn sách "nhỏ" nhan đề "Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" và sau cuốn sách đó, Trần Dân Tiên không hề viết bất cứ một cuốn sách nào khác.
Lý do là vì Trần Dân Tiên chính là cái tên Hồ Chí Minh dùng để viết cuốn sách về chính ông ta. Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh chứ không phải là một con chó ỉa đường nào hết.
Điều này nhiều người đã biết và đã được khẳng định bởi các cây bút uy tín cóù thể tin cậy được. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, một người sống trong lòng chế độ có viết rõ rằng ông Hồ đã dùng tên Trần Dân Tiên để viết về các hoạt động của chính ông Hồ. Tờ Nhân Dân cũng đã từng xác nhận Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chí Minh. Ba nhà nghiên cứu của nước ngoài là William Duiker (Mỹ), Pierre Brocheux (Pháp) và Sophia Quinn Judge (Mỹ) cũng nói rằng Trần Dân Tiên chỉ là tên hiệu của Hồ Chí Minh dùng để viết cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc được cho mượn để đọc.
Trong cuốn này, chính tác giả Trần Dân Tiên tức là ông Hồ, đã cố tình bỏ đi một số chuyện, tô vẽ thêm những chi tiết khác để làm đẹp cho mình. Đã có văn nô viết về mình chưa đã, chưa đủ, bác Hồ của sử gia Dương Trung Quốc liền vén tay áo lên viết cha nó một cuốn sách về mình để thỏa mãn thú tính, cho bọn đàn em chó má hít hà cả từ mấy chục năm nay. Thử hỏi còn việc gì có thể nham nhở hơn nữa. Thế mà bây giờ còn có cái thứ vớ vẩn đần độn như Dương Trung Quốc vồ lấy mà ca nhặng lên rằng đó là cuốn sách giá trị nhất, sớm nhất và là nguồn tư liệu gốc để tham khảo về Hồ Chí Minh.
Sử gia chó gì mà không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là trò chơi nham nhở của bác dùng một cái tên bịa ra để ca cẩm mình. Tại sao không đi tìm hiểu một chút về cái nguồn "tư liệu" đó để biết Trần Dân Tiên là thằng chó đẻ nào, nó sinh hoạt ra sao, học hành thế nào, tác phẩm lưu lại còn gì khác nữa, những điều viết trong cuốn sách đó đối chiếu với các tài liệu khác ra sao…
Đọc bài báo của cậu sử gia này mà khiếp. Mẹ kiếp quăng cho cái gì đớp nguyên cái đó mà cũng đi học sử hay sao? Sử gia chó gì mà ăn nói láo toét như thế. Khoe là vào văn khố này, văn khố kia, trao đổi với tác giả Mỹ này, nhà nghiên cứu kia mà vẫn cứ nói rằng tác giả Trần Dân Tiên để lại một tài liệu giá trị trong khi lờ mẹ nó chuyện Hồ Chủ Tịch chỉ là Trần Dân Tiên.
Nực cười nhất là chàng khoe được Sophie Quinn Judge cho đọc trước một cuốn sách của bà. Vậy mà chàng vẫn cứ tiếp tục coi Trần Dân Tiên là một người khác hơn là Hồ Chí Minh trong khi chính Sophie Quinn Judge đã viết rõ trong cuốn "Ho Chi Minh, The Missing Years" rằng "Although the author’s name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography." (Tuy tác giả cuốn sách được cho biết là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra, cuốn sách là một cuốn tự thuật tiểu sử) nghĩa là "bác Hồ" viết chứ la con chó nào vào đây nữa.
Sử gia mà làm việc như vậy nên chi môn sử ở trong nước mới đổ đốn ra đến độ nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội ngày nay không thèm học sử nữa để không biết được thủ đô của nước ta là gì, và tên tuổi của các anh hùng trong sử cũng nói sai hết như tờ Tuổi Trẻ và Giáo Dục Việt Nam đã quá ngao ngán khi đưa ra những nhận định về chuyện học và dậy sử trong những bài viết hồi cuối năm ngoái?

Ngày 13 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Nó chết từ tháng 5 năm 2011 mà tôi không hề biết. Nhưng sự thực thì đã từ lâu người ta không còn trông thấy nó nữa. Những người biết nơi nó sống cũng không còn tìm thấy bất cứ dấu tích nào của nó. Ngay cả vài ba bãi cứt trước đây nó thường để lại cũng không còn ai trông thấy nữa. Người ta tưởng nó mắc cở, dấu đi không cho người khác thấy. Nhưng không phải.
Hơn một chục năm trước, người ta thỉnh thoảng tìm thấy hai loại cứt khác nhau nên nghi là nó có cô bạn thỉnh thoảng hai đứa đến thăm nhau, nhưng rồi sau đó, người ta lại chỉ thấy một thứ cứt nên người ta lại tin là bạn nó bỏ đi đâu biệt tích chỉ còn có nó sống cu ki một mình.
Nhưng rồi người ta tìm thấy bộ xương của nó. Thế là tin nói rằng nó chết là đúng. Nó chết cô đơn và âm thầm quá. Mãi tới khi xác thối rữa tan vào lòng đất, chỉ còn đống xương người ta mới biết là nó đã chết thật. Thế là dòng họ nó không còn ai trên đời này nữa.
Gia phả của gia đình nó cũng thất lạc nhưng người ta biết nó thuộc một gia đình rất xưa đã ở Việt Nam từ cả mấy ngàn năm. Tổ tiên nó có thời sống cả ở Thái, Lào và Căm bốt. Gia đình nó có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu khi có sử Việt. Một số thuộc giòng họ của nó cũng đã từng bị đưa sang Tầu để triều cống các vua Tầu cùng với những người thợ giỏi lành nghề nhất, những học sinh xuất sắc cùng với các sách quí, vàng bạc, châu báu, vật quí trên rừng, dưới biển… của Việt Nam.
TE GIAC VIETNAM 3TE GIAC VIETNAM 2
TE GIAC VIETNAM 1
TEGIAC VIETNAM 4
Vậy mà suốt bao nhiêu năm, gia đình nó vẫn có những thành viên thoát được nhờ sống kín đáo trong những khu ít người dám héo lánh tới. Ngay cả trong những năm chiến tranh khốc liệt nhất, bom đạn tàn phá khắp nơi, gia đình nó vẫn sống sót cho mãi tới đầu thế kỷ thứ 21. Ở vùng Cát Tiên, người ta vẫn thấy vài thành viên trong gia đình của nó. Người ta đặt máy chụp hình tự động đã chụp được nó. Trông nó thật tội nghiệp. Có một bức trông nó như đang ngửa cổ lên kêu khóc thống thiết.
Tội nghiệp nó. Chết mà cũng không ai biết. Bạn bè thân thuộc của nó chác phải có nhưng cũng không ai được thông báo để dành ra vài ba phút tưởng nhớ tới nó. Ít ra, nó cũng đã có thời sống chung ở những nơi trong cùng lãnh thổ Việt Nam. Cũng là đồng hương với nhau đấy chứ.
Tôi nghĩ phải đăng một cái cáo phó cho nó. Viết như thế nào bây giờ?
Hay là như thế này:
Cáo Phó
Chúng tôi đau đớn báo tin cùng thân bằng cố hữu một người bạn đồng hương là:
Rhinoceros Sondaicus Annamiticus
Ngày sinh không biết rõ, chính quán tại Tây Nguyên
Đã qua đời hôm tháng 5 năm 2011 hưởng thọ khoảng 50 tuổi.
Cầu mong Thượng Đế đón nhận linh hồn Rhinoceros Sondaicus Annamiticus, tê giác cuối cùng của Việt Nam về cõi vĩnh hằng.
Di cốt với sừng bị cưa mất đã được đem về bảo tàng viện để nghiên cứu.
Như vậy, sau khi những người thân trong dòng họ bị đưa sang Tầu triều cống thì nay, lại cũng mấy anh Tầu thèm khát mấy cái sừng để làm thuốc bổ dương khiến nó bị bắn chết để phục vụ cho thú vui dâm dục của các chú Ba.
Không biết các chú Ba còn những trò khốn nạn nào khác để phá tan cái đất nước của chúng ta nữa?
Tổ cha mấy thằng chó bán nước ở Hà Nội nhá!

Ngày 14 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Ông cụ tôi lúc còn sinh thời có mừng con một người bạn đôi câu đối này:
Có vợ, có con, rồi có cháu
Làm chồng, làm bố, sẽ làm ông
Bản đồ lộ trình (road map), như lối nói của ngôn ngữ chính trị bây giờ, ông vẽ ra là những chặng đường bình thường của một đời người. Ðôi câu đối có thể được hiểu như một lời chúc, chúc cho đôi trẻ sống lâu dài với nhau, con cháu đầy đàn, hạnh phúc cho đến đầu bạc, răng long.
Thứ tự của những con đường đi qua phải là như thế.
Nếu bây giờ mà cụ còn sống, lại được mời đi cái đám cưới mà bản tin Reuters (*) cho biết vừa diễn ra ở Oklahoma thì không biết lộ trình cụ vẽ sẽ phải như thế nào.
Cặp tân hôn này đi ngược hẳn con đường với những tiến trình không theo thứ tự cụ vẽ.
Tân lang Zyness O’Haver vừa quyết định lên xe hoa với tân giai nhân Sallie Warren.
Chàng 95 tuổi. Nàng 94 tuổi. Hai người ở với nhau 78 năm không giấy tờ gì hết mãi đến lúc bọn cháu nội ngoại thúc mãi mới chịu làm đám cưới.
Ai sờ được những cái chân của hai cụ chắc sẽ thấy chúng như vừa được rút ra khỏi freezer.
Lạnh cẳng như hai cụ là có … hai chứ không có ba được.
Tại quận, cụ ông cuống quít, quýnh quáng đến nỗi ông tòa chưa hỏi có chịu lấy cụ bà làm vợ không, cụ ông đã trả lời, không chỉ là “I do” như thế gian thường tình, mà còn thêm trạng từ “sure” ở giữa cho tình sâu, nghĩa nặng hơn: “I sure do”.
Cụ bà thì ông tòa chưa nhắc hai người hôn nhau, đã ôm lấy cụ ông hôn rồi.
Nhưng tại sao phải là cái giấy ấy trong khi không có cái giấy mà vẫn sống hạnh phúc lâu dài với nhau được như thế?
Những người Mỹ rất thực tế vẫn đặt câu hỏi là tại sao phải mua con bò trong khi vẫn có sữa để uống?
Không mua con bò mà vẫn có sữa để uống thì mua bò làm gì?
Nhưng khi con bò không còn cho sữa nữa, thì mua hay không mua cũng khác nhau chứ. Mua nó là để cảm ơn nó. Cảm ơn nó đã cho sữa suốt bao nhiêu năm qua.
Do đó, chuyện hai cụ đưa nhau ra quận làm cái giấy là điều rất đúng.
Bài thơ của Hoàng Cầm đặt ra một giả thuyết, một điều kiện:
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Như vậy, bây giờ anh già, anh là công dân cao niên đi ciné được bớt 2 đồng, làm gì cũng được hưởng giá đặc biệt thì anh bỏ em, không chịu đón em về hay sao? Anh gì mà dở quá vậy?
Bây giờ anh già rồi, nhưng càng già mới lại càng nên cưới chứ!
Tại sao không xin phép ông Hoàng Cầm sửa một hai ba chữ trong câu đầu để thành:
Biết không còn trẻ như năm cũ
Vẫn đón em về sống với anh…
Chỉ sợ em cũng sửa mấy chữ thành:
Nếu em còn trẻ như năm cũ
Sức mấy em về sống với anh
Thì mới là chán ơi là chán thôi…
(*) Wedding Bells Ring For U.S. Couple After 78 Years/ Reuters  
Ngày 15 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tin trong nước cho biết Hải Phòng đang tìm cách để dẹp những chiếc lồng đèn làm tại Trung quốc treo đầy đường của thành phố. Lý do không phải chỉ là vì những chiếc lồng đèn đó là sản phẩm của Trung quốc, mà là vì những dòng chữ Hán in trên những chiếc lồng đèn này.
Không phải người Việt ai đọc cũng hiểu những dòng chữ Hán in hay dán trên những lồng đèn này. Theo một nguồn tin trong nước thì những chữ Hán trên các lồng đèn này có nội dung đại khái nghĩa là Mao Trạch Đông Muôn Năm, Tam Sa là của Trung Quốc…
Chuyện Trung quốc tìm cách chuyển các lồng đèn này vào Việt Nam rõ ràng là một trò đểu của các sếnh sáng. Đường phố Việt Nam đầy những lồng đèn với những hàng chữ khẳng định chủ quyền cái mả mẹ mấy thằng Tầu khốn nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa thì người Việt Nam còn nói năng thế chó nào được nữa. Năm 2011, ở Lào Cai, nhà cầm quyền bắt dân chúng treo lồng đèn đỏ để mừng ngày tái thành lập thành phố và cũng để làm vui lòng các khách Trung quốc. Mới đây, những chiếc đèn lồng của Trung quốc cũng được treo đầy thành phố Vũng Tầu.
Sau những việc làm lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải rất khốn nạn của bọn Tầu, cùng với những lời lẽ hăm dọa của chúng, mà vẫn còn cảnh lồng đèn treo ngập thành phố Hải Phòng thì người ta không hiểu bọn bán nước ở Hà Nội còn dở thêm những trò gì khác nữa để tiếp tay cho bọn Tầu xâm chiếm quê hương của chúng ta nữa?
Hôm cuối năm, tôi lại nhà một người bạn ở đây và đã học được một bài học quí giá của một chú bé mới 7 tuổi, con của chủ nhà. Tôi thấy những tờ giấy đỏ mà tôi đoán là những tờ giấy có in những chữ Hán Phúc, Lộc, Thọ của chủ nhà dán trên tường bị xé vụn ném trên sàn nhà. Chủ nhà giải thích đó là việc làm của chú nhỏ 7 tuổi.
Tôi hơi tò mò hỏi tại sao Tết chưa qua mà đã vội dẹp những tấm giấy có viết những chữ nói lên niềm ao ước của gia đình như thế, thì ông nội của chú bé giải thích là chính chú đòi bố mẹ chú phải xé những tờ giấy viết mấy chữ Hán đó vứt đi. Khi thấy cha mẹ không làm điều đó, chú bắc ghế leo lên giật những tờ giấy ấy vứt xuống đất rồi còn xé nát ra ném trên sàn nhà để … răn đe cha mẹ. Chú bé nói với bố mẹ chú bằng tiếng Anh rằng "Hoang Sa belongs to Viet Nam…I hate everything Chinese!"
Cha mẹ chú giật mình, cứ nghĩ ngày Tết, theo truyền thống từ lâu, mang về vài ba chữ Phúc Lộc Thọ cho vui nhà, không ngờ những chữ Hán đó đã làm cho cậu con trai nổi giận. Người cha bỗng nhìn ra chuyện. Chú bé thật đúng. Chú không biết đọc nhưng chú biết đó là những chữ Hán. Với cái thứ chữ của những người chơi xấu Việt Nam, tàn độc với người dân Việt mà chú nghe người lớn thỉnh thoảng nhắc đến, chú nổi giận.
Tôi đưa tay bắt tay chú, và nói việc chú làm là đúng. Tôi cám ơn chú về việc chú làm.
Ông nội chú liền bổ túc câu chuyện về chú và kể rằng trong một chương trình phát hình Việt ngữ của một đài truyền hình nọ, một hai xướng ngôn viên đã chúc tết các khán giả trong những bộ áo Tầu. Chú bé cháu nội người bạn đã đổi sang đài khác ngay lập tức.
Hoan hô "The Angry Young Man"! Chú đã dậy cho một người lớn hơn chú hơn 60 tuổi (là tôi) một bài học quí giá, không thể quên được .
May cho ông xướng ngôn viên mặc áo Tầu nọ đã không gặp chú. Nếu không chắc đã bị chú chửi cho một trận nát mặt chứ không đùa đâu. Hậu sinh khả úy là thế. Người lớn sao mà lại có thứ ngu xuẩn, vô ý thức như vậy.
May mà nhờ tổ tiên chúng ta có những người nhất định không chịu cạo răng đen, tết tóc đuôi sam mà ngày nay mới còn con người và đất nước Việt Nam trong đó có cả chú bé tôi gặp hôm Tết. Người lớn chỉ đáng xách dép cho chú.

February 7, 2013

February 8, 2013


Ngày 4 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tờ Orange County Register cuối tuần trước, trong số đề ngày 1 tháng 2, ở trang địa phương (LOCAL) có một bài viết ngắn về một tấm bảng dựng ở sân trường UC Irvine, trên đó, các sinh viên có thể ngừng lại, viết một hàng chữ ngắn để cho mấy chữ viết sẵn trên bảng có đầy đủ ý nghĩa.
Mấy chữ viết sẵn ở trên bảng nguyên văn như thế này: "Before I die, I want to…" đại khái nghĩa là trước khi chết, tôi muốn… và bỏ lửng ở đó. Tôi nghĩ tấm bảng này lý thú hơn cuốn sách tôi trông thấy ở một tiệm sách cách đây đã lâu nhan đề "Ten Thousand Places to Visit Before I Die". Tôi lật qua rồi để xuống, không mua.
Tôi nghĩ tôi không còn đủ thì giờ để đi hết 10 ngàn chỗ mà cuốn sách đề nghị. Mà cũng không có tiền để làm nổi chuyện đó. Những dự tính bây giờ chỉ là ngắn hạn. Không còn như ở tuổi 20 nữa.
Nhưng nếu chỉ có một vài việc vẫn mơ ước mà chưa làm nổi, lại không tốn kém bao nhiêu thì giờ và tiền bạc thì tại sao lại không đứng lại viết vài chữ vào tấm bảng để cho câu "Trước khi tôi chết, tôi muốn…"
Vào Internet, tôi đọc được một số những câu được viết thêm vào trên bảng. Câu thì nói muốn đi hết các lục địa, câu thì muốn tìm được người mẹ không bao giờ biết mặt, câu thì muốn giải phóng Tây Tạng, tha thứ cho một người bạn cũ, làm một người cha tốt, mời ông thầy dậy ở tiểu học đi ăn tối, học đàn flamenco, leo núi Phú Sĩ, tắm ở sông Hằng, ngó mặt trời lặn ở sông Nile, ngủ trên bờ sông Seine, nói trôi chẩy tiếng Phạn, nhảy chung với vũ đoàn Bolshoi…
Trong số những điều viết xuống cũng có một vài điều tôi muốn làm nhưng không làm được hay không làm kịp. Thôi thì cứ để mặc cho trí tưởng tượng chắp thêm cánh mặc tình bay bổng có sao đâu.
Thí dụ trở lại căn nhà cũ ở Hà Nội, hỏi thăm xem cái scooter (mà chú em làm thất lạc từ năm 1975) còn sống hay đã thành đống sắt vụn, kiếm cái bàn học có viết tên của một cô bạn nhỏ ở gần nhà, ngồi lại trên cái ghế ở vườn Tao Đàn nơi đã bao nhiêu lần ngồi chơi với thằng con lớn, đi Hội An một chuyến, tìm mộ của người chú ở Đại Đồng, Bùi Chu, trở lại cái quán phở ở phố Cầu Gỗ mà ông bố đã chở đi ăn mấy lần, tìm cái hộp biscuit đựng son phấn và cái lược của bà mẹ, ngồi trên một chiếc xích lô trong một buổi chiều mưa ở Sài Gòn, leo lên đê Yên Phụ, nhìn dòng nước nơi hai bình tro được đem ra trải xuống năm nào, tìm lại hàng ghế của rạp ciné Vĩnh Lợi của những buổi trốn học với người bạn, ngửi lại cái mùi khai của chiếc giường hai đứa con trên căn gác ở Ngã Sáu Sài Gòn, kiếm lại mùi của những điếu thuốc hút lén ngoài cổng trường, ngồi trên bậc của ngôi giáo đường đã ngồi với K., tìm lại những giọt đầu mùa, mùi đất ẩm bốc lên sau trận mưa, mùi Tweed từ mái tóc bên cái lò sưởi ở Christchurch, không khí buổi sáng mùa thu ở Luân Đôn, con đường Tự Do bay đầy lá me, buổi tối hỏa châu vàng vọt, hồi hộp, ly cà phê thơm mùi của chiếc bánh croissant, buổi trưa trong lớp học, những cặp mắt trong sáng nhìn từ dưới lớp ngó lên, những trận tuyết mãn thiên hoa vũ của miền Đông, giọng hát theo trên lối về từ khi M. đi bỏ lại con đường…
Nhưng chỉ mới có bằng ấy điều muốn làm thì cách nào viết được hết trên mấy tấm bảng ở trường UC Irvine?

Ngày 5 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Hôm chủ nhật, ở Hà Nội vừa xẩy ra một vụ kẹt xe kinh hoàng. Khoảng mấy chục ngàn người dân thủ đô đã kéo nhau đi đón một toán quay phim của Hàn quốc. Tôi không biết tên của nhóm này, đọc qua rồi cũng không nhớ nổi. Nhưng chắc họ được ái mộ nhiều lắm.
Fan bám đuổi những chiếc xe nghi chở sao Hàn
Leo treo lên các phương tiện, cột điện, cây cối để ngóng cho rõ
Những sản phẩm đủ loại của Đại Hàn đang được rất ưa thích ở Việt Nam. Năm ngoái, một ca sĩ Hàn quốc sang Hà Nội đã diễn ra cảnh một số "fan" (như tiếng gọi của người trong nước hiện nay, dùng tiếng Anh rất thoải mái) đông đảo ra đón và tranh nhau hôn vào cái ghế mà người ca sĩ này vừa ngồi xuống.
Không biết toán quay phim và người diễn viên này đã làm thế nào mà được nhiều người ái mộ điên cuồng đến thế. Họ đã làm những gì, đã nói những gì, đã hát hỏng ra sao mà lại được một sự đón nhận như vậy? Họ ca ngợi chế độ ra sao, nói tốt về nhà cầm quyền thế nào để chiếm được tình cảm của người dân Hà Nội như thấy trong hình ảnh đăng trên báo.
Trong khi đó, báo chí trong nước cũng đúng thời gian này, đã cho biết một số ca sĩ ở hải ngọai sẽ bị cấm không cho về Việt Nam trình diễn nữa. Lý do là vì những người này đã hợp tác với một công ty sản xuất DVD nhạc không thân thiện với nhà cầm quyền. Tin từ phía chính quyền nói rằng những người này đã nói xấu Việt Nam.
Thực ra thì không có ai nói xấu Việt Nam cả. Chính phủ nào cầm quyền ở Việt Nam thì đất nước Việt Nam vẫn là quê hương, tổ quốc của cả những người Việt sống xa xứ. Không một người Việt Nam nào nói xấu quê hương tổ quốc của mình hết. Trong khi đó, chính phủ có cái gì tốt để nói đâu. Ngay cả những người cầm quyền cũng thấy những cái xấu của chính họ, người này nói xéo người kia, khinh bỉ không thèm nêu tên, chỉ gọi thằng ấy là Ếch, thằng kia là Nhái... Một lũ rận bươi móc nhau, nói xấu nhau không đủ hay sao mà còn phải chờ người ở ngoài về nước nói xấu. Có thể không nói tốt chính là nói xấu rồi chăng?
Những người ca sĩ bị đưa vào danh sách bị cấm về nước trình diễn có thể đã phạm phải cái tội ấy, nghĩa là cái tội không nói tốt cho nhà nước nên bị coi là nói xấu.
Họ phải làm những gì?
Phải tuyên bố nhặng xị lên rằng ở Mỹ … cúp điện lu bù, mở mắt thao láo ra mà suốt mấy chục năm chẳng trông thấy con mẹ gì hết trơn hết trọi. Về đến Tân Sơn Nhất mới có … điện, đèn đóm sáng quắc, mở mắt ra, trông cái gì cũng thấy ráo trọi. Điện ở trong nước thế chứ đâu có như điện ở Mỹ cúp lên cúp xuống làm cho lúc nào cũng phải làm hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, khổ thấy mẹ.
Hay là về đến Việt Nam là phải lăn xuống đất khóc như cha chết, mặt mũi méo xệch, nước mắt nước mũi một đống, chửi cha con vợ đã bịt mắt ngăn không cho về Việt Nam từ suốt mấy chục năm nay, mãi đến khi nghe đồng chí Nguyễn Minh Triết khoe con gái Việt Nam đẹp mới liều về để thấy đẹp thật, thế là khóc rống lên vì tiếc. Làm thế mới được nhà nước thương cho phép về nước ca hát kiếm tiền chăng?
Nhưng có thể làm đầy đủ những chuyện vừa kể cũng chưa đủ thì phải. Nhân đạo lắm thì nhà cầm quyền bảo cứ về đi là cùng. Đừng có mong chờ là được trải thảm đỏ ra rước ở phi trường nhá. Bọn chó má ấy không bao giờ tử tế với bất cứ một ai hết. Chúng nó chỉ ăn cánh với nhau chứ cũng chẳng bao giờ tử tế gì với nhau hết, nói chi đến những người khác.
Một người đàn ông nọ hết lời nịnh hót bọn chúng, lại còn quay lại nhục mạ những đồng ngũ để được cho về nước, vậy mà lúc chết chúng cũng lờ đi, không thèm nói được cho một câu tử tế.
Hình như chúng cũng lại đã làm như thế lúc một người đàn ông khác qua đời mấy hôm trước thì phải. Đã bảo chúng nó không tử tế với bất cứ ai mà. Nịnh nhắng chúng mấy câu cũng chẳng ăn thua quái gì là thế.

Ngày 6 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Lady Nancy Astor là một phụ nữ nổi tiếng ít người nói lại được.
Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu vào Thứ Dân Nghị Viện của nước Anh năm 1919. Tại cơ quan làm luật này, bà nhiều lần đụng độ với một người đàn ông cũng nổi tiếng về lời ăn tiếng nói là dân biểu Winston Churchill. Một hôm, hai người to tiếng với nhau, Lady Nancy Astor chỉ mặt thủ tướng tương lai của nước Anh và nói rằng nếu ông Churchill là chồng bà, thì bà đã bỏ thuốc độc vào cà phê cho ông uống.
Churchill đáp ngay rằng nếu ông là chồng của bà, ông sẽ cầm ly cà phê lên uống lập tức.
Từ đó, nhiều người đàn ông có vợ ở nhà tính tình như Lady Nancy Astor đã nghe lời của Winston Churchill và làm cho vợ của mình sống trong cảnh góa bụa.
Ðó là những trường hợp của những người còn được vợ pha cho ly cà phê.
Khi không có cà phê, thì có gì uống nấy vậy.
Như trường hợp người đàn ông còn tương đối trẻ ở Tanzania, một quốc gia ở đông Phi châu trong bản tin mấy hôm trước của Reuters (*) mà tôi đọc được hôm nay.
Tin Reuters cho biết cảnh sát tìm thấy xác người đàn ông Tanzania 32 tuổi này tại một con đường của thủ đô Dar es Salaam, cạnh đó là lá thư tuyệt mệnh và chiếc ly có dấu tích của một loại hóa chất dùng để giết sâu bọ.
Như thế, người đàn ông không được pha cho ly cà phê lần cuối.
Trong bức thư để lại, ông cho biết quyết định chấm dứt đời sống vì ông đã rất chán trò mè nheo không ngừng nghỉ của người vợ số một (I am fed up with the constant nagging of my first wife). Và không cần phải chờ có ly cà phê, ông kiếm thuốc trừ sâu bọ uống.
Ðọc lướt qua bản tin người ta cũng thấy đáng lẽ ông không phải chọn liều thuốc trừ sâu rầy. Ông có thể tìm một lối khác để trốn. Ông có một căn cứ số hai, tại sao phải dùng giải pháp cuối cùng? Căn cứ số một làm ông khó sống thì đã có căn cứ số hai, cứ qua đó tử thủ...
Mà mè nheo thì cũng lại chuyện... chủ quyền là nhiều chứ gì. Bất quá là... đuổi sang vùng mà phe địch đang tạm chiếm. Thế thì cứ cái da beo quấn vào người cho đẹp, đi tị nạn chính trị là xong chứ sao lại một ly DDT?
Trong khi ở những nơi khác của thế giới, người ta đâu có cần phải làm như thế!
Thí dụ khi người phụ nữ ở nhà không giỏi việc nấu nướng, bếp nước cho lắm, nồi hủ tiếu nàng nấu theo công thức nào, dùng loại bánh nào cũng thành hủ tiếu dai, lại cứ thế cho chàng ăn nguyên cả buổi, bất kể sáng sớm hay khuya khoắt, cứ dựng cổ chàng dậy cho ăn, bóp cổ bắt nuốt. Ăn xong, dọn ra tô canh rau đay cho ăn, lại còn thêm đĩa cà (?) nữa thì làm sao chịu nổi. Vậy mà vẫn sống mới là giỏi.
Tanzania quả là một nước chậm tiến. Ðàn ông ở xứ ấy dở khủng khiếp. Thua cả đàn ông Ăng Lê mới thảm!
Nhưng thế giới nhất định sẽ khá hơn nếu ngày nào người ta chế được cái nút "MUTE" dùng được cho cả đầu bếp nấu xuất sắc món hủ tiếu dai và canh rau đay.
Thế giới nhất định sẽ là nơi an toàn hơn cho nhân loại.
(*) Man Commits Suicide to Escape Nagging Wife / Reuters

Ngày 7 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Ở trang đầu của các sách do nhà xuất bản Larousse ấn hành bao giờ cũng có cái logo vẽ hình một người đang gieo hạt giống trên một cánh đồng, và ở dưới, là câu châm ngôn " Je sème à tout vent," ý nói sách vở của Larousse đem kiến thức đi khắp nơi trên thế giới.
Logo mới của Larousse
Larousse thì đem kiến thức, học thuật, văn chương đi gieo rắc khắp nơi. Nước Pháp bao giờ cũng có những tự hào như thế.
Một nước láng giềng nằm kế cận nước Pháp mới đây cũng muốn làm một công việc tương tự như nhà xuất bản Larousse. Ðan Mạch cũng muốn gieo những hạt giống đi khắp nơi.
Công việc gieo trồng ấy không thể làm như hình vẽ logo của Larousse. Trong logo Larousse, là hình vẽ một người tay đang vung lên, ném tung những hạt giống xuống cánh đồng. Việc gieo giống của Ðan Mạch không thể làm được theo cách gieo hạt của Larousse.
Việc gieo giống của Ðan Mạch được làm một cách kín đáo hơn, không dùng đến cái túi vải đeo phía trước như người gieo giống của Larousse, mà ở trong những phòng thí nghiệm.
Cryos International là tinh tử khố lớn nhất thế giới với trụ sở chính ở Aarhus, Ðan Mạch. Mới đây, Cryos đã mở một chi nhánh ở New York để xuất cảng sang Hoa kỳ vì ở Mỹ, giống Ðan Mạch đang rất được ưa chuộng.
Các trung tâm Cryos ở Ðan Mạch mỗi năm tiếp hàng ngàn người, mà đa số là các sinh viên đại học. Nhưng không phải bất cứ ai cũng được nhận. Cứ 10 người thì Cryos chỉ mua của một người. Những người này dùng những tên nghe rất Viking như Birk, Gorm, Olaf, Thor... trong catalog của Cryos. Những "cánh đồng" sẽ tha hồ chọn đủ mọi giống khác nhau như mắt xanh hay mắt nâu, tóc vàng hay tóc xám vân vân để đẻ ra những Viking con giỏi chèo thuyền đi tới các nước Âu châu... gieo rắc như tổ tiên Viking đi trên những chiếc thuyền rồng cả ngàn năm trước.
Thế là trong khi Larousse gieo rắc sách vở, kiến thức, Hoa kỳ tung quần jeans Coca Cola đi khắp nơi, Ý đem Gucci, Lamborghini đi bán cho thế giới làm đẹp, thì Ðan Mạch bán tinh trùng của đàn ông Ðan Mạch.
Mai mốt các nhà giáo viết sách giáo khoa, khi viết về địa lý Ðan Mạch, đến đoạn phải ghi lại các sản phẩm xuất cảng của Ðan Mạch thì ngoài bánh biscuit, sữa, phó mát... các tác giả phải viết thế nào cho trẻ học mà không khuyến khích chúng di cư sang Ðan Mạch để sống bằng nghề bán... thóc giống nuôi miệng?
Ðan Mạch hiện nay gieo các hạt (?) giống đi tới khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Trong khoảng một năm nữa, Cryos cũng sẽ nhận mua và phân phối các sản phẩm của đàn ông Ấn độ, Á châu và Phi châu để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Qua những chi tiết đọc được trong bản tin AFP, người ta thấy những người đàn ông ở New York, ở Calgary, Canada đi sang tận Úc để bán sản phẩm của mình không nên ghen tức hậm hực nữa, vì giá đương thời ngoài thị trường là trên dưới 50 đô la. Giá ở Ðan Mạch còn thấp hơn nữa: $40.50.
Ðọc đến đây thì lại thấy không được. Ai lại hạ giá xuống đến như thế. Trong khi giá ở New York là $50.00 đã bị phản đối lia chia, nay Ðan Mạch chơi trò xuống giá như thế thì làm sao đàn ông New York sống nổi?
Thà không bán ra để giữ giá chứ không thể phá giá như Ðan Mạch được.
Gieo khắp nơi nhưng vẫn phải giữ giá chứ.

Ngày 8 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tôi không thể hiểu được tại sao ở quốc gia của Shakespeare, của Keats, của Byron, của Shelley … người ta lại thiếu chữ thiếu nghĩa để đến nỗi phải đặt cho một con đường cái tên như thế.
Nhưng chính vì cái tên đường quái đản ở Conisbrough, một thị trấn ở miền bắc nước Anh, mà tôi thấy hết ấm ức về mấy cái tên đường gia đình tôi đã một thời dùng làm địa chỉ, những cái tên nghe không romantica một chút nào, nếu không muốn nói là rất không văn học nghệ thuật gì hết.
Thí dụ con đường ở gần Quốc Tử Giám mà gia đình tôi ở trước khi dọn về phố Sinh Từ. Không biết người ta đã ngưng sản xuất và bán bột từ bao giờ, nhưng con đường ấy vẫn mang tên là phố Hàng Bột.
Bột thì không văn học nghệ thuật gì hết.
Ăn vụng bột thì chỉ có chó mới làm. Làm xong, nuốt không trôi thì cứ lầm lầm, lì lì như … chó ăn vụng bột.
Làm công tử mà lại có tĩnh từ “bột” đi sau cũng không hay ho gì.
Tóm lại, phố Hàng Bột nghe nản vô cùng.
Cũng may, chúng tôi dọn khỏi phố Hàng Bột trước khi tôi đến tuổi phải khai địa chỉ của mình cho những quen biết phụ nữ. Tưởng tượng vừa đưa cái danh thiếp có địa chỉ cho nàng, thì nàng cười lăn ra đất vì đọc thấy cái tên đường thì còn gì chán cho bằng.
Ở phố Sinh Từ được ít lâu, thì chuyến di cư vào Sài Gòn đưa chúng tôi tới một địa chỉ mới nghe cũng kỳ lạ không kém. Con đường gia đình chúng tôi dọn đến có thời có một cây đa, mà tiếng Việt miền Nam gọi là cây da nên mới thành chuyện. Cây da được một phụ nữ cao niên (theo Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ trang 11, phụ lục nhân danh địa danh) tên là Bầu dựng lên một cái quán bán hàng. Tên của bà được dùng để đặt cho con đường ở Chợ Lớn: đường Da Bà Bầu để ghi nhớ công đức (?) của bà.
Tôi mất mấy năm đau buồn nhớ về đất bắc và con đường Sinh Từ ở Hà Nội, chỉ vì ở miền tự do mà lại phải mang cái địa chỉ mới có tên đường nghe kỳ cục vô cùng.
Nhưng nghĩ lại, thì phố Hàng Bột hay đường Da Bà Bầu cũng vẫn không ghê rợn bằng con đường ở Conisbrough, con đường với cái tên đã khiến cho một cặp vợ chồng chỉ ở được có 15 tháng trong căn nhà mua với giá 150 ngàn Bảng Anh. Vợ chồng Paul và Lisa Allott phải bỏ cái địa chỉ ghê khiếp đó chỉ vì cái tên đường.
Con đường hai người phải bỏ có tên là Butt Hole Road (*).
Butt trong tiếng Anh có nghĩa là phần cuối thí dụ the butt of a rifle là cái báng súng.
Butt còn có nghĩa là đoạn cuối của điếu thuốc hút gần hết như a cigar butt.
Butt còn có nghĩa là cái mông, cái đít.
Ði ngay đằng sau có chữ “hole” nghĩa là cái lỗ, thì “butt” không thể có nghĩa là cái báng súng hay đoạn cuối của điếu thuốc được nữa.
Tưởng tượng cho ai cái địa chỉ mà viết xuống cái tên đường thì còn ai dám ghé thăm … một chiều mưa nữa.
Không những thế, mà luôn cả các tài xế taxi, những tiệm pizza cũng không nhận đi tới. Nhưng khi thỉnh thoảng có những toán thanh niên nam nữ kéo nhau đến đứng dưới bảng tên đường kéo quần xuống để chụp hình thì hai người quyết định bán nhà dọn đi chỗ khác.
Như thế, mấy con đường ở Việt Nam đã đi đến đâu. Tôi lại bắt đầu yêu những cái địa chỉ cũ là nhờ cái tên Butt Hole Road.
Cứ nghĩ không phải cho ai cái địa chỉ ấy là đủ hạnh phúc.
(*) What is in a name? Everything when it is Butt / Reuters  

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 163)
PARTICIPLES AGAIN!
Bản ghi chép lại do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 163 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 3 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
Thưa anh, trước khi vào lớp, Trúc Giang và QA đã nói chuyện vơi nhau về bài học hôm nay và cả hai đều muốn anh nói thêm về hai phân từ, HIỆN TẠI PHÂN TỪ (PRESENT PARTICIPLES ) và QUÁ KHỨ PHÂN TỪ (PAST PARTICIPLES) vì QA thấy hai từ loại này có rất nhiều cách dùng mà Trúc Giang và QA mới chỉ biết được rất ít.
BBT
Hai cô nói đúng, biết dùng chúng một cách chính xác, chúng ta cũng gia tăng được kho ngữ vựng của chúng ta.
Trước hết, chúng ta phân biệt hai loại tiếng này. HIỆN TẠI PHÂN TỪ (PRESENT PARTICIPLES) thì dễ. Nó được tạo thành bằng cách cho thêm cái đuôi, TIẾP VĨ NGỮ (SUFFIX) ING vào động từ (VERB+ING), chúng ta có PRESENT PARTICIPLE. Do đó, cứ thấy cái đuôi ING thì chúng ta có thể tin chắc đó là một HIỆN TẠI PHÂN TỪ. Trúc Giang biết nó được dùng như thế nào và dùng để làm gì chứ?
TRÚC GIANG
Thưa chú, chúng ta dùng PRESENT PARTICIPLE với động từ TO BE để tạo thành các thì (TENSES) liên tiến, đó là PRESENT, PAST và FUTURE CONTINUOS.
BBT
Thế thì Giang cho nghe ba thí dụ về các thì vừa kể coi.
TRÚC GIANG
WE ARE GETTING READY FOR THE VIETNAMESE NEW YEAR.
SHE WAS TEACHING AT AN ELEMENTARY SCHOOL.
THEY WILL BE STUDYING SOCIOLOGY AT THIS COLLEGE.
BBT
Còn QA?
QA
I AM GOING TO THE GYM EVERY AFTERNOON NOW.
THEY WERE WAITING FOR HIM AT THE AIRPORT.
SHE WILL BE ROOMING WITH A FRENCH STUDENT NEXT YEAR.
BBT
Bây giờ nói qua QUÁ KHỨ PHÂN TỪ (PAST PARTICIPLE). Chúng ta dùng quá khứ phân từ với động từ gì đây QA?
QA
Chúng ta dùng PAST PARTICIPLE với TO HAVE để tạo thành các thì PERFECT, đó là PRESENT PERFECT như SHE HAS GONE HOME; PAST PERFECT như WE HAD MET HIM BEFORE, và FUTURE PERFECT như THEY WILL HAVE ARRIVED BY FRIDAY.
TRÚC GIANG
Ba thí dụ của cháu là I HAVE CLEANED THE ROOM NOW, đó là PRESENT PERFECT; WE HAD FINISHED THE BOOK, đó là PAST PERFECT và THEY WILL HAVE PAID THE HOUSE IN FULL.
BBT
PAST PARTICILPLE có thể được dùng chung với động từ TO BE không?
QA
Hình như có.
BBT
Chúng ta nên nói chắc hơn, không thể nói "hình như" được. Bây giờ nói chắc nhé. PAST PARTICIPLE có thể đi cùng với động từ TO BE để thành THỤ ĐỘNG CÁCH tức là PASSIVE VOICE. Chúng ta đã một lần nói về PASSIVE VOICE và sẽ trở lại với PASSIVE VOICE một lần nữa. Đây là ba thí dụ với PASSIVE VOICE:
HE IS TAUGHT THE GUITAR BY HIS BROTHER.
THE CAR WAS WASHED LAST WEEK.
WE WILL BE INTRODUCED TO HIM. Thí dụ của Trúc Giang đâu?
TRÚC GIANG
DINNER IS SERVED ON TIME.
THE HOUSE WAS SOLD LAST MONTH.
THEY WILL BE TAKEN TO THE AIRPORT.
QA
Đây là 3 câu của QA:
THE DISHES ARE WASHED.
THE BOOK WAS BOUGHT AT THE STATION.
YOU WILL BE ASKED TO PAY AT THE DOOR.
BBT
PRESENT PARTICIPLE có thể được dùng như một danh từ. Thí dụ I LOVE MY MOTHER’S COOKING. Trúc Giang thì sao?
TRÚC GIANG
SOMETIMES I CAN’T STAND THEIR TALKING.
HIS SPEAKING IS VERY GOOD.
WE DO NOT LIKE HER DRIVING.
QA
I HAVE TO THANK HIM FOR HIS HELPING WITH MY WORK.
WE LOVE HER SINGING.
HIS WRITING IS WONDERFUL.
BBT
Một vài PAST PARTICIPLE cũng có thể dùng như danh từ. Nhưng khi nó là danh từ, nó thường là số nhiều. Thí dụ THE WOUNDED ARE EVERYWHERE. WOUNDED là PAST PARTICIPLE được dùng như danh từ. THE WOUNDED là những người bị thương, số nhiều nhưng không cần phải thêm "S" ở cuối. THE INJURED cũng thế. THE VANQUISHED, THE DEFEATED, THE INSULTED vân vân.
QA
Thưa anh, PARTICIPLES, cả PRESENT lẫn PAST PARTICIPLES có thể được dùng làm tĩnh từ (ADJECTIVES) để phụ nghĩa, cho thêm ý nghĩa cho danh từ không?
BBT
Có chứ. Thí dụ COOKING OIL thì COOKING là PRESENT PARTICIPLE được dùng như tĩnh từ để phụ nghĩa cho OIL. Dầu gì? Dầu để nấu ăn. COOKING OIL. Còn COOKED MEAL thì COOKED là PAST PARTICIPLE được dùng như tĩnh từ (ADJECTIVE) , phụ nghiã cho danh từ MEAL.
TRÚC GIANG
Nhưng thưa chú, cả hai thứ PARTICIPLES đều có thể dùng như tĩnh từ, vậy thì khi nào dùng PRESENT PARTICIPLE và khi nào dùng PAST PARTICIPLE?
BBT
Cũng không khó lắm. Với những thứ đã hoàn tất, đã xong, chúng ta dùng PAST PARTICIPLE. Thí dụ ấn phẩm như sách, báo… những thứ mà chuyện in ấn đã xong thì chúng ta dùng PRINTING hay PRINTED? QA?
QA
Thưa anh, QA nghĩ là phải dùng PRINTED như hôm QA đi gửi báo xuân cho người bạn, thì bưu điện nói là gửi theo PRINTED MATTER thì rẻ hơn nhiều. Phải là PRINTED chứ không thể là PRINTING được.
BBT
Cô QA cho nghe thêm hai thí dụ khác với PAST PARTICIPLE dùng như tĩnh từ coi.
QA
GROUND COFFEE là cà phê đã xay. WRITTEN LAWS là luật thành văn, đã được viết xuống.
TRÚC GIANG
CONDENSED MILK là sữa đã được làm cho đặc lại. BREWED TEA là trà đã pha rồi. PAINTED hay FINISHED FURNITURE là đồ đạc đã sơn sẵn hay đã đánh véc ni.
BBT
Thế khi việc chưa hoàn tất, chưa làm xong, còn đang tiếp tục diễn ra, chúng ta dùng PRESENT PARTICIPLE. Thí dụ như A SEWING CLASS lớp dậy may. BUILDING MATERIAL là vật liệu xây cất. PROGRAMMING LANGUAGE là ngôn ngữ thảo chương điện toán. WALKING DISTANCE là khoảng cách có thể đi bộ được. RUNNING SHOES hay JOGGING SHOES là giầy để chạy JOGGING.
Hai cô cho nghe mấy thí dụ trước khi chúng ta chuyển qua vấn đề khác.
QA
FISHING BOATS là tầu đánh cá. DRIVING GLOVES là găng tay để lái xe. PAINTING BRUSH là bàn chải để sơn nhà.
TRÚC GIANG
FLYING TOYS là đồø chơi như diều hay máy bay kiểu nhỏ; TRANSLATING JOB là công việc thông dịch; READING GLASSES là kính đeo mắt để đọc sách.
TRÚC GIANG
DANCING MUSIC là nhạc để khiêu vũ; READING LAMP là đèn để đọc sách; TRAINING WHEELS là bánh xe gắn vào xe đạp để tập đi xe đạp.
QA
Thưa anh, anh cho QA hỏi sự khác biệt giữa USED TO và TO BE USED TO là gì? Khi nào dùng USED TO và khi nào dùng TO BE USED TO.
BBT
Hai nhóm chữ trên rất khác nhau. USED TO là một động từ. Nó luôn luôn ở thì quá khứ. Nó không có PRESENT, không có FUTURE cũng như các thì PERFECT. Các nhà văn phạm khuyên không nên dùng USED TO trong thể hỏi và thể phủ định.
USED TO được dùng để nói về một việc người ta hay làm, làm nhiều lần, thường xuyên làm TRONG QUÁ KHỨ. Thí dụ I USED TO WALK AROUND THIS PARK EVERY MORNING. HE USED TO COME TO THE LIBRARY ON SATURDAYS. THEY USED TO BE OUR FRIENDS. Nhưng những chuyện đó nay không còn xẩy ra, diễn ra nữa. Trúc Giang cho nghe thử mấy câu với USED TO của cô coi.
TRÚC GIANG
MY DAUGHTERS USED TO SPEAK TO THEIR COUSINS ON THE PHONE EVERY NIGHT.
MY HUSBAND USED TO DRIVE TO L.A. EACH DAY.
WE USED TO SHOP AT K-MART.
QA
MY SON USED TO WASH HIS SISTER’S CAR ON SUNDAYS.
WE USED TO LIVE NEXT DOOR TO THEM.
THEY USED TO CALL US IN THE EVENING.
BBT
Động từ USED TO cũng được dùng để nói về một sự thực trong quá khứ nhưng bây giờ không còn nữa. Thí dụ I USED TO LIVE IN SAIGON. OUR SOLDIERS USED TO STATION IN HOANG SA. VIETNAM USED TO BE A FREE REPUBLIC. Trúc Giang?
TRÚC GIANG
SHE USED TO GO TO THE SAME SCHOOL WITH ME.
WE USED TO HAVE THREE MEALS A DAY.
THEY USED TO EAT OUT EVERY WEEK-END.
QA
I USED TO KNOW A CAMBODIAN FAMILY IN LONG BEACH.
WE USED TO SPEAK ENGLISH TO OUR CHILDREN.
THEY USED TO VISIT VIETNAM ONCE A YEAR.
BBT
Còn TO BE USED TO thì được dùng để nói về một việc, một hành động mà chúng ta đã quen, đã chấp nhận như một thói quen, đã coi như một chuyện bình thường. Sau TO BE USED TO chúng ta dùng một danh từ (NOUN) hay một GERUND, tức là một DANH ĐỘNG TỪ tạo thành bởi VERB+ING.
Thí dụ: I AM USED TO GETTING THE NEWS ON THE RADIO EVERY MORNING.
WE ARE USED TO THE NOISE FROM THE AIRPORT.
SHE IS USED TO THE COLD WEATHER.
QA và Trúc Giang cho nghe mấy thí dụ của các cô đi.
QA
HE IS USED TO THE BARKINGS OF MY DOG.
THEY ARE NOT USED TO THE KOREAN FOODS.
I AM USED TO HIS TALL STORIES.
TRÚC GIANG
THE YOUNG MOTHER IS USED TO HER BABY’S CRYING AT NIGHT.
HE IS NOW USED TO HER NAGGING.
THEY ARE USED TO HER BEING LATE.
BBT
Còn một chi tiết này hai cô cũng nên biết: TO BE USED TO thì cũng giống hệt như TO GET USED TO. Nhưng TO GET USED TO thường được dùng ở Mỹ nhiều hơn là ở bên Anh. Thí dụ WE ARE USED TO FINISHING THE CLASS AROUND 6 thì cũng có thể nói như thế nào nữa, Trúc Giang?
TRÚC GIANG
WE GET USED TO FINISHING THE CLASS AROUND 6. Và bây giờ là 6 giờ rồi, thưa chú.
QUỲNH ANH
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.