THƠ TỤC (?) TRONG CHÙA
Ở Quảng Ninh có một
ngôi chùa tên là Vân Tiêu. Chùa Vân Tiêu là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vị
vua đời Trần có rất nhiều công với Phật giáo Việt Nam, từng trải qua những thời
gian dài đến đó tu luyện.
Gần đây, chùa được
xây dựng lại qua những trợ giúp tài chính của UNESCO và của Phật tử. Ngoài những
đóng góp tiền bạc để trùng tu chùa, các Phật tử còn tặng chùa một số tặng phẩm
để bầy trong chùa. Trong số những tặng vật này có một cặp lục bình được bầy ngay
nơi chánh điện, nơi thờ vua Trần Nhân Tông. Xem kỹ những hình chụp hai chiếc lục
bình này, người ta thấy ngay chúng không phải là đồ cổ loại đắt tiền mà chỉ là
những thứ rẻ tiền bán đầy trong những tiệm Tầu ở San Francisco hay New York. Giá
trị nghệ thuật hoàn toàn không có được bao nhiêu. Tuần qua, báo chí trong nước
cho biết ban quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã quyết định dẹp cặp
lục bình này, không cho bầy ở chánh điện, có thể được đưa vào hậu liêu, vì lý do
cặp lục bình có hai câu thơ chữ Hán “tục tĩu” đề cập tới chuyện “sex”, không
thích hợp với nơi thờ phượng trang nghiêm.
Nếu cặp lục bình này
được trang trí bằng những họa tiết diễn tả cảnh Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh hay
hình ảnh Bồ Đề đạo tràng … thì cũng có thể hiểu được, nhưng những hàng chữ Hán
viết trên hai chiếc bình thì lại không dính dáng gì đến Phật giáo nên nếu bị dẹp
cũng là phải.
Hai câu chữ Hán
nguyên văn thế này:
Nhất chi hồng diệm lộ ngưng hương
Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường
Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường
Hai câu trên bị gọi
là “thơ tục” chắc vì hai chữ Vu sơn nhắc lại điển vua Sở mây mưa trên đỉnh núi,
rồi về sau Vu sơn lại còn được hiểu là nơi trai gái hẹn hò nhau để làm chuyện
trên bộc trong dâu. Câu thứ nhì đáng lẽ phải được viết là “Vân vũ Vu sơn uổng
đoạn trường” nhưng mấy anh Tầu thất học đã viết sai thành “Vu sơn vân vũ
uổng đoạn trường”.
Hai câu viết trên cặp
lục bình không thể bị coi là tục tĩu. Chúng chỉ có nghĩa là một cành hoa (thược
dược) thắm đẹp đọng lại hương thơm/ cảnh mây mưa (vân vũ) ở Vu sơn khiến nàng
buồn đứt ruột…
Hai câu ấy được trích
từ ba bài thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch viết để ca ngợi vẻ đẹp của Dương Quí
Phi theo ý của Đường Minh Hoàng. Đây là nguyên văn bài thơ của Lý Bạch:
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoa
Thường đắc quân vương đái tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can
Thường đắc quân vương đái tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can
Theo những truyền
thuyết còn lưu lại thì một hôm Đường Minh Hoàng cùng Dương Quí Phi thưởng hoa
trong vườn thượng uyển, nhà vua nhìn những bông thược dược thì muốn có một bài
hát ngợi ca vẻ đẹp của ái phi. Đường Minh Hoàng sai người đi kiếm Lý Bạch nhờ
viết bài ca ấy. Lý Bạch đang say khướt được đưa vào cung để làm thơ theo lệnh
của vua. Họ Lý bắt Cao Lực Sĩ cởi giầy và mài mực cho ông và phóng bút viết 3
bài tứ tuyệt (đệ Nhất, đệ Nhị và đệ Tam thủ). Lý Quý Niên phổ ngay thành nhạc
đặt tên là Thanh Bình Điệu:
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm hương đình bắc ỷ lan can
Trường đắc quân vương đới tiếu khan
Giải thích xuân phong vô hạn hận
Trầm hương đình bắc ỷ lan can
Ý nghĩa của ba bài
thơ Lý Bạch viết như sau:
Nhìn mây thì ngỡ là
áo, nhìn hoa lại tưởng đến sắc đẹp (của Dương Quí Phi). Gió xuân thổi, sương móc
còn nồng đượm. Nếu không gặp được (người đẹp) trên đỉnh Quần Ngọc sơn thì sẽ gặp
nàng dưới ánh trăng của Dao đài vậy. Một cành hoa thắm sương đọng hương thơm.
Cảnh mây mưa càng làm cho nàng buồn đứt ruột. Thử hỏi trong cung nhà Hán có ai
được như nàng? Ngay Triệu Phi Yến cũng phải trang điểm vào mới (tạm) được. Cành
hoa đẹp cùng với sắc đẹp nghiêng nước cả hai đều là những vẻ yêu kiều nên thường
được nhà vua sủng ái tươi cười. Muốn dẹp bỏ nỗi buồn vô hạn của gió xuân thổi
lại nên cùng nàng tựa lan can đình Trầm hương để ngắm cảnh sắc trong vườn.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoảng bóng mây hoa nhớ bóng hồng
Gió xuân dìu dặt hạt sương trong
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông
Gió xuân dìu dặt hạt sương trong
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông
Hương đông móc đọng một cành hồng
Non Giáp mây mưa những cực lòng
Ướm hỏi Hán cung ai dám đọ
Uổng công Phi Yến mất bao công
Non Giáp mây mưa những cực lòng
Ướm hỏi Hán cung ai dám đọ
Uổng công Phi Yến mất bao công
Sắc nước hương trời khéo sánh đôi
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười
Sầu xuân man mác lan đầu gió
Đỉnh bắc đình trầm đứng lẻ loi
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười
Sầu xuân man mác lan đầu gió
Đỉnh bắc đình trầm đứng lẻ loi
Và đây là bản dịch
của Trần Trong San:
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây
Hiên sương phơ phất áo xuân bay
Nếu không gặp gỡ nơi Quần ngọc
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai
Hiên sương phơ phất áo xuân bay
Nếu không gặp gỡ nơi Quần ngọc
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai
Một nhánh hồng tươi móc đọng sương
Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương
Hỏi nơi cung Hán ai người giống
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang
Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương
Hỏi nơi cung Hán ai người giống
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang
Hoa trời sắc nước thẩy đều vui
Luôn được vua trông với nụ cười
Mối hận gió xuân bay thoảng hết
Bên đình thơ thẩn tựa hiên chơi
Luôn được vua trông với nụ cười
Mối hận gió xuân bay thoảng hết
Bên đình thơ thẩn tựa hiên chơi
Cả hai bản dịch đều
không hay lắm. Nhưng cả hai đều không thấy ý nghĩa tục tĩu nào ở trong. Cũng
không thấy nét tình dục nào trong hai câu.
Trong các bản tin đề
cập tới chuyện này, không có ai nêu ra điểm bài thơ nguyên tác là của Lý Bạch
với nhan đề Thanh Bình Điệu mà bất cứ ai biết chút ít về thơ Đường cũng đều nhìn
ra ngay. Luôn cả mấy ông trong viện Hán Nôm cũng chưa thấy nói gì là thế nào?
Việc dẹp hai chiếc
lục bình là phải. Nhưng nói hai câu thơ trên cặp lục bình là tục tĩu thì không
đúng.
Tục tĩu và cần phải
dẹp là những bức tượng Hồ Chí Minh bầy tại những ngôi chùa Phật giáo ở nhiều nơi
trong nước chứ!
Quẳng cha nó đi cho
được việc.