October 30, 2014

October 31, 2014

TRƯỚC LẠ SAU …VẪN LẠ
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” thực ra không phải là một câu nói cầu kì gì lắm cho cam. Chúng ta ai chẳng đã nghe, đã sử dụng nó ít nhất một hai lần trong đời sống. Nhưng hình như câu tục ngữ khá quen thuộc này đã bị quên đi, không còn được dùng nữa, ít nhất là tại một số vùng ở Việt Nam.
Tiếng nói có đời sống của nó. Chữ nghĩa ra đời, sống rồi chết đi là chuyện thường. Không thế thì sao lại gọi là sinh ngữ. Cứ mở đọc lại truyện Kiều của Nguyễn Du mà coi. Tuy tác phẩm văn học này được đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, vậy mà vẫn xẩy ra nhiều trường hợp của những chữ biến mất hồi nào không hay:
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung…
Ngày nay còn ai dùng đại danh từ “nghỉ” này nữa, kể cả ở chính quê hương của tác giả cũng không còn ai nghe thấy, nói chi tới những nơi khác.
Hay chữ “rốn” và chữ “chỉn” cũng thế:
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn…
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” mãi gần đây tôi mới biết nó đã biến mất ở ngoài Bắc. Câu này tôi nhớ rất rõ là nó được những người di cư cẩn thận để trong tay nải, va ly, hay những cái túi hành lý, nhẩy lên tầu há mồm đem vào trong Nam. Nhưng ngay khi vào đến miền Nam thì người Việt miền Nam ra đón Bắc kỳ di cư cũng nhanh nhảu trấn an phe Bắc kỳ di cư bằng câu “trước lạ sau quen”. Thế là mọi người yên trí, không sợ câu tục ngữ đó biến mất, rơi vào quên lãng nữa. Ở miền Nam, ai cũng dùng câu tục ngữ "thân quen" đó một cách thoải mái nên người ta thấy không có lý do gì để tin là nó sẽ biến mất đi được.
Tưởng chuyện gìn giữ cho ngôn ngữ khỏi biến đi, khỏi mất đi thì người Việt miền nào cũng đều làm như thế cả. Nhưng không hiểu vì sao đặc biệt câu tục ngữ “trước lạ sau quen” lại bị để cho rơi rớt ở đâu rồi biến mất luôn.
Câu tục ngữ này không còn thấy được dùng nữa, ít nhất thì cũng là ở miền Bắc, và nay, có thể sự biến mất ấy cũng đang lan xuống cả miền Nam không biết chừng.
Nó biến mất nên cái gì bị coi là “lạ” thì bị coi là “lạ” luôn. Không cho trở thành quen được. Tất cả, người cũng như vật. Hễ lần đầu chưa quen biết, bị gọi là “lạ” thì mãi mãi, vĩnh viễn bị coi là lạ. Không thể có chuyện dần dần, từ từ chuyển từ lạ sang quen được. Dẫu cho chiều dài thời gian có là bao nhiêu đi chăng nữa.
Lạ thì cho lạ luôn. Một tuần, một tháng, một năm, nhiều năm cũng kệ. Cứ lạ tiếp. Không thể “trước lạ sau quen” như câu tục ngữ kia được.
Từ hơn một năm nay, người dân đánh cá Việt Nam ở những tỉnh miền Trung đã nhiều lần bị những chiêc tầu võ trang tấn công, làm đắm một số, gây hư hại nặng cho một số khác. Một số ngư dân thiệt mạng, một số mất tích, một số bị bắt giữ làm con tin đòi tiền chuộc mạng. Báo chí trong nước khi tường thật những việc làm ngang ngược, vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, bất chấp luật lệ quốc tế của những chiếc tầu võ trang trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng cận duyên của Việt Nam đều cho biết đó là những chiếc “tầu lạ”. Trong khi các hình ảnh chụp được tại hiện trường đều cho thấy rõ quốc tịch của những chiếc tầu đó qua quốc kỳ và những hàng chữ viết rõ trên tầu.
Thực ra những hành động ngang ngược của những chiếc tầu hải giám đó đã diễn ra từ lâu, từ mấy năm nay chứ đâu phải chỉ mới từ hơn một năm trở lại đây. Nhưng rõ ràng là sau một thời gian dài như thế, những chiếc tầu hải giám đó vẫn còn bị coi là tầu lạ. Vụ đụng chạm mới nhất chỉ vừa diễn ra hồi giữa tháng 10. Báo chí trong nước vẫn gọi chúng là tầu “lạ”.
Người ta không chờ đợi là những người có quyền ở Việt Nam thay đổi và bỗng nhiên nhớ lại câu tục ngữ “trước lạ sau quen” và nói lên sự “quen biết” với bọn hải tặc ấy.
Nhưng “lạ” cả mấy năm rồi mà vẫn chưa “quen” được nhau thì có hơi chậm.
Tán gái mà chậm như thế thì cả làng cười cho đấy! Bác Hồ được giới thiệu chị Nông thị Xuân chỉ vài tháng sau là có thằng cu Nguyễn Tất Trung ngay đó thôi. Hết “lạ” ngay lập tức đó thôi!
Thế rồi mấy cái tầu ngầm kilo mua của Nga cũng là đống sắt vụn như tầu Vinashin cả hay sao mà vẫn chỉ nằm chơi ở Cam Ranh vậy? Không dám rời bến chạy ra hỏi giấy mấy cái tầu lạ ăn hiếp tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì mua về làm quái gì?
Vì câu “trước lạ sau quen” đã biến mất từ hồi nào rồi nên những cái tầu ấy vẫn là tầu “lạ” là như vậy.
Bố khỉ!
ÁO DÀI
Thực ra thì cái áo dài chẳng phải là của riêng một ai cả. Nó từ cái áo tứ thân, ngũ thân cải tiến mà ra. Nó đã ở trong bài Lý Cây Đa từ cả môt trăm, hai trăm năm trước:
…vải nâu may áo kìa áo ối a năm tà
rằng tôi lý ối a viền năm tà
ai đem ối a ối tang tình rằng
cho cô nàng mặc xem hội cái đêm trăng rằm
rằng cho tôi lý ối a là sáng trăng…
Nhưng mãi tới khi có bàn tay của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Ngày Nay thì chiếc áo dài mới thoát ra khỏi những rườm rà cũ để trở nên thành thị và tân thời, mới mẻ hơn.
Sau năm 1954, những chiếc áo dài của phụ nữ Việt lại qua những đổi thay khác nữa ở cổ áo, tay, vai, eo và tà của áo. Trong những năm cuối 60 và đầu thập niên 70, phụ nữ Việt Nam đẹp hẳn lên cũng nhờ những chiếc áo dài. Cái cổ áo lúc cao, lúc thấp, lúc thành décolleté, cái tay được nối liền với với cổ theo kiểu raglan, cái eo lúc bó, lúc không…đổi thay không ngừng.
Nhưng rồi tất cả đều ngưng lại sau biến cố tháng 4 năm 1975 khi nón cối dép râu tiến vào Sài Gòn. Áo dài bị coi là kiểu thời trang “đồi trụy”, và mặc nhiên bị cấm. Dép râu nón cối chặn những người mặc áo dài ở ngoài đường lên lớp về cách ăn mặc, về thời trang, về vẻ đẹp cách mạng…Vạt trước, vạt sau bị cắt, mầu sắc tươi tắn không còn được cho phép ra đường nữa. Những chiếc áo dài của Sài Gòn bị dấu kín trong tủ áo. Nó chịu chung số phận với những chiếc “áo mầu tung gió chơi vơi” của Hướng Về Hà Nội trong ca khúc của Hoàng Dương, nó bị xếp lại, không bao giờ được đem ra mặc nữa.
Bọn dép râu nón cối đặt ra những tiêu chuẩn về đẹp mới: đẹp cách mạng, bưng biền. Phải nón tai bèo, khăn rằn, áo bá ba đen, dép râu…
Không phải áo bà ba không đẹp. Áo bà ba đẹp chứ. Rất đẹp là đằng khác nữa. Cứ nhìn Hồng Đào, Mỹ Huyền … mặc bà ba coi có đẹp điên người lên không nào.
Nhưng cái trò ghen ghét ấy chỉ mấy năm sau thì cũng hết. Chẳng lẽ mấy em du kích, chiến sĩ gái (như trong tiểu thuyết của Dương Thu Hương) sau bao nhiêu năm bưng biền, đường mòn Trường Sơn tiến vào Sài Gòn thấy phụ nữ Sài Gòn quần áo tối tân như thế rồi chán cách mạng thì sao. Nên phải dẹp những chiếc áo dài Sài Gòn cho chị em đỡ tủi. Một thời gian sau, nón cối dép râu bỗng thấy áo dài Sài Gòn coi cũng … ngộ. Thế là dẹp cha nó thời trang bưng biền lại. Kiếm cái sì líp mặc vào cho đít có …gân chơi. Kiếm thêm cái sú chiêng, đẩy cho giàn mướp cao lên một chút. Rồi cái áo dài đồi trụy khoác vào. Đôi giầy cao gót thay cho đôi dép Bình Trị Thiên. Et violà… coi đặng quá đi chớ.
Và từ đó, vô sản lôi áo dài ra diện lia chia, không còn thấy đồi trụy nữa. Hay là thấy đồi trụy cũng đẹp, mà lại còn đẹp hơn bưng biền nhiều.
Và mấy em nhà quê đua nhau mặc áo dài. Vợ Ba Ếch trong chuyến đi Ấn Độ mới đây cũng lôi áo dài ra mặc. Cũng tay raglan, cũng vẽ hoa hoét vạt trước, vạt sau. Lại còn đeo chuỗi hạt trai nữa mới đau lòng các chị du kích, dân công đường mòn Hồ Chí Minh thuở nào chứ.
Mẹ kiếp cong đít lên vác đạn mất cha nó tuổi trẻ để bây giờ con nạ dòng bầy đặt mốt miếc, kiểu cọ, quần quần, áo áo bắt chước hệt như bọn Ngụy ngày xưa thì có điên người lên không chứ!
Mấy chị thế nào chẳng nghe văng vẳng bên tai câu nói của tổng thống Ngụy: Đừng tin những gì bon chó dại nói, hãy nhìn kỹ những gì bọn chó dại làm.
Nhưng đến lúc nhìn được những điều chúng làm thì muộn bố nó rồi còn gì nữa.
Có khác gì đoạn cuối của cuốn Animal Farm của George Orwell khi lũ gia súc ngó vào phòng tiệc và không cách nào phân biệt được đâu là mấy con heo, đâu là bọn người độc ác từng bóc lột bọn gia súc từ bao nhiêu năm nay.
Vì bọn heo đã biến thành những con vật độc ác hệt như bọn trại chủ mà chúng đã đánh đổ trước kia mất rồi. Thằng mặt chó chích đít cũng thế.

October 23, 2014

October 24, 2014

THẰNG RANH CON NÀO ĐÂY?


Tôi rất muốn tin rằng bức ảnh đó có sử dụng kỹ thuật photoshop để ghép cái mặt nhâng nhâng nháo nháo ấy vào cái thân mình của một (thằng) người mặc T-shirt, quần ngắn, trên tay, trên cổ đeo đầy những vàng là vàng. Cũng có thể là kỹ thuật của photoshop ngày nay tinh xảo hơn cách ghép hình ngày xưa nên mặc dù xem rất kỹ tôi vẫn không tìm ra được những dấu vết của cái đầu thằng ranh con ấy được ghép vào cái cơ thể của một (thằng) người khác.

Trong bức hình, nó đeo hai sợi dây chuyền, một chiếc rất to và nặng như một sợi dây xích lại còn tòn ten một thỏi vàng lớn trước ngực. Hai cổ tay là hai chiếc vòng cũng bằng vàng có cẩn hai viên ngọc xanh lớn bằng hai quả chanh. Hai bàn tay mười ngón của nó thì đeo 8 chiếc nhẫn, cả ở hai ngón tay cái. Hai ngón út thì đeo hai chiếc móng như những cái móng sư tử dài khoảng hơn 10 cm, đều bằng vàng. Hết ngón tay để đeo thêm thì tay phải nó cầm một thoi vàng to gần bằng bàn tay.

Cái mặt thì chắc đúng là nó đấy. Đôi lông mày đậm, cái cười đầy vẻ tự mãn giống hệt như cái bản mặt của bố nó mà mỗi lần nhìn thấy là muốn phát ói.

Bức ảnh tôi nhận được qua internet đã mấy hôm nay nhưng không có cách nào kiểm chứng được để có thể nói chắc đó là hình giả hay hình thật.

Nếu là hình giả được kỹ thuật photoshop thực hiện thì … đẹp quá. 
Nhưng nếu là hình thật thì khốn nạn không để đâu cho hết.

Bức hình được ghi chú ở dưới là hình chụp Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Nguyễn Tấn Dũng. Nó đang giữ chức thứ trưởng bộ Xây Dựng đồng thời cũng còn là ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Gốc gác như thế, lại còn lận lưng hai chức vụ to … đùng thì có đeo vàng đầy tay chắc chắn không phải là chuyện không thể xẩy ra được. Nó lại còn có con em gái giữ vài ba chức vụ điều hành mấy cái ngân hàng vốn liếng cả trăm triệu Mỹ kim, rồi lại thằng em rể đem tiền ở đâu về mở hết McDonalds lại mua đội banh trăm triệu ở Mỹ thì nó có lăn lộn trong đống vàng là điều có thể hiểu được. Thằng bố thì tiền bạc tham nhũng kể gì, toàn hết bạc tỉ này đến bạc tỉ khác nữa nên người ta có thể tin bức hình chụp nó vàng đầy người là thật, chẳng phải đạo diễn, tuồng tích gì mới chụp được để làm gương cho hậu thế soi chung.

Bức ảnh đó chắc là ảnh chụp thật của nó. Nó chẳng phải sợ ai để phải dấu giếm. Cái mặt nó đang cười đầy vẻ kiêu hãnh, tự mãn. Chắc chắn đó phải là nó.

Nhưng tại sao tôi lại nghĩ có lẽ không phải là nó? Có thể là vì tôi nghĩ không ai lại nhà quê như thế. Cho dù người ta có tiền, vàng bạc đầy nhà thật đấy, nhưng chỉ là cái thứ nhà quê nhà mùa tận mạng thì mới khoe của một cách nhà quê như nó.

Những người có tiền có bạc thường không khoe của lộ liễu theo kiểu của nó. Ngay cả những tay chơi nức tiếng một thời ở miền Nam như Georges Lê văn Phước tức Bạch Công Tử, hay Trần Trinh Huy tức Hắc Công Tử mà các ông Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều có nhiều dịp kể lại. Thí dụ chuyện  ông Bạch Công Tử đốt mấy tờ giấy bạc để giật le tán các cô, hay ông kia, Hắc Công Tử nửa đêm lấy xe De La Haye chạy từ Sài Gòn đi Nam Vang ăn tô hủ tiếu cho đỡ cơn thèm chẳng hạn. Không thấy ông nào đeo đầy vàng chụp vài cái hình cho bõ những ngày cơ cực bao giờ. Đó là mấy tay chơi ở Việt Nam. Còn những tay nhà giầu như Paul Getty, Aristotle Onassis, Rockefeller, Bill Gates… thì không ai thèm chơi trội nhà quê “xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe”, đeo vàng đầy người như kiểu thằng ranh con kia.

…Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho đời biết tay…
(Nguyễn Công Trứ)


Lịch và đài các thì không thể là ngồi vắt chân chữ ngũ, đeo đầy vàng cười nham nhở như vậy.

Trong lúc ở cái đất nước Việt Nam khốn khổ vẫn còn cảnh những đứa bé chui vào bao nylon vượt sông đi học mỗi ngày, những đứa khác thì lao xuống dòng nước dữ để đến trường, những đứa khác lang thang lem luốc xin ăn trên những con đường ở giữa thủ đô…

Nhưng mà ô hay… tại sao tôi lại nghĩ là nó không đủ mức độ nham nhở và khốn nạn để đeo đầy vàng vào tay, vào cổ để chụp bức ảnh như vậy nhỉ.

Nó có thằng bố gốc sâu bọ lên làm thợ chích đít, lâu dần tự nhiên (?) nhận là có bằng cử nhân luật móc ra khoe chơi… thì nó phải nhà quê như vậy chứ!

Có gì lạ đâu?

ÔNG ĐIẾU CÀY CÓ … “CON TỰ DO”

Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Nguyễn văn Hải và hai nhà tranh đấu cho tự do và dân chủ cho Việt Nam là bà Tạ Phong Tần, và ông Phan Thanh Hải đã bị đưa ra tòa về tội “bóp méo sự thật về đảng và nhà nước, tạo bất an trong quần chúng và tiến hành các âm mưu lật đổ chính phủ”. Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày bị án nặng nhất, 12 năm tù; bà Tạ Phong Tần bị 10 năm và ông Phan Thanh Hải 4 năm.

Phái viên của tờ The Economist của Anh có mặt đã mô tả vụ xử như một phiên tòa thời Stalin. Các bị can kháng án và tòa giữ nguyên phán quyết ngày 28 tháng 12 năm 2012.

Tại phiên tòa hôm 24 tháng 9, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Hải và con trai của ông đã bị chặn ở ngoài tòa không cho vào xem tòa xử. Hai người mặc áo có in hàng chữ “Tự do cho những người yêu nước”. Tên Vũ Văn Hiển, đeo lon trung tá, phó công an phường 6 quận 3 đòi lột áo của bà Tân và cậu con trai Nguyễn Trí Dũng. Hiển còn văng tục, chửi thề rất vô giáo dục trước mặt hai người và cả đám đông vây quanh. Bản tin của đài BBC tường thuật rất kỹ cảnh diễn ra trước tòa án. Vũ Văn Hiển đòi “bẻ cổ “ bà Dương Thị Tân, lột áo của Nguyễn Trí Dũng và chỉ vào hàng chữ trên ngực áo, nói lớn: “ Tự do cái con cặc”.

Vũ Văn Hiển đã nói nguyên văn như thế, không viết tắt. vả lại, khi nói, lại đang lúc giận dữ thì hình như (?) không người Việt Nam nào lại văng “con … viết tắt” ra cả. Phải nói nguyên con ra.

Bà Dương Thị Tân cũng nhắc lại nguyên văn lời của tên trung tá Vũ Văn Hiển sau khi có nhẹ nhàng xin lỗi thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn tại chỗ. Bản tin của đài BBC cũng nhắc lại nguyên văn câu nói của Vũ Văn Hiển nên bài viết này cũng để nguyên, không viết tắt.

Viết tắt là rửa mồm, rửa miệng cho cái lỗ trồ của Vũ Văn Hiển, nơi nó phát ra những câu nói tục tĩu, khốn nạn và vô giáo dục đó.

Với tên trung tá này, tự do là như thế đấy. Là cái “con viết tắt” ấy. Nguyên nó là cái con ấy, chỉ được nói khác đi thành hai chữ “tự do” mà thôi. Nhân vụ tòa lôi ba nhà tranh đấu ra xử, trung tá công an Vũ Văn Hiển mới nói lại cho đúng, không viết tắt, không vòng vo gì hết. Phải chính danh. Khổng Tử nói rõ rằng cách gọi tên đồ vật cũng phải chính danh. Cái bình rượu ngày nay kiểu cọ đã khác, không thể gọi nó bằng cái tên cũ là cái “cô” được nữa.

Tự do mà bác Hồ nói là không gì quí bằng thì nay sao lại gọi nó là tự do? Ngày nay nó là cái con viết tắt (?) mà Vũ Văn Hiển đã nói lớn trước lối vào tòa án mà đài BBC cũng có ghi lại rất rõ ràng, nguyên văn.

Từ sau chuyện xẩy ra, cứ mỗi lần đọc những thứ thư từ, giấy má ở trong nước, kể cả những thứ đơn thưa kiện, khiếu nại nhăng nhít, tôi thấy rất khó chịu khi người viết chúng đều phải ghi đủ ở ngay dưới cái tên nước hàng chữ gồm đủ ba món: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc trong khi cả nước đều đã biết từ lâu rằng cái quốc gia khốn khổ của chúng ta dưới cái chế độ chó má ấy chẳng bao giờ có độc lập, tự do và hạnh phúc cả. Độc lập ở đâu khi có đứa nói một câu nham nhở rằng miền Bắc đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi chính câu nói ô nhục đó còn được khắc ghi ngoài cổng của cái đền thờ của nó? Tự do ở đâu khi trong nhà tù là nơi nhốt những người như Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Việt Khang, Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Phương Anh, Hồ thị Bích Khương, Mai Thị Dung, Trần Vũ Anh Bình, Tuấn Khanh, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Nghĩa …? Và hạnh phúc ở những chỗ nào, ở nơi phụ nữ bị bán đi làm đĩ, đàn ông bị đẩy đi làm nô lệ trên khắp thế giới, trẻ em nheo nhóc, thất học, con chị cõng con em lần hồi kiếm sống ngoài đường?

Đã đến lúc “call a spade a spade” như một câu tục ngữ của người Anh. Hãy gọi cái xẻng là cái xẻng. Hãy chính danh như Vũ Văn Hiển. Đừng gọi tự do là tự do nữa.

Hãy viết thật rõ: “Độc lập, con cặc, hạnh phúc” ở ngay dưới hàng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho danh chính ngôn thuận.



Vậy thì lại phải cám ơn tên công an Vũ Văn Hiển về câu phát biểu của nó ở trước tòa án Sài Gòn hôm 24 tháng 9 năm 2012.

Vì tự do ở Việt Nam, theo câu phát biểu của bọn chó, chỉ là con cặc mà thôi.

Xin mừng ông Nguyễn Văn Hải. Từ nay, sang tới nước Mỹ này, ông có tự do đích thực, không phải là cái thứ thằng trung tá Vũ Văn Hiển nói trước tòa nữa. Cái ấy để cho chúng nó đem về mà nấu nướng, ăn uống với nhau.

Tiếc ông trước khi rời Việt Nam không đủ thì giờ để chào lá cờ máu và hô to câu rất nổi tiếng của Phan Văn Khải: “Đù má… chào cờ…chào!” cho đủ thủ tục và lễ nghi cần thiết.

THẰNG VÀ CON

Có vài ba người không đồng ý khi tôi gọi một số người là “thằng” nọ, hay “con” kia. Theo họ, cho dù tôi có bực bội cách mấy đi chăng nữa, thì cũng nên nhẹ nhàng một chút. Có “bức xúc” thì cũng vẫn cứ nhắc tới chúng là “ông”, là “bà” cho lịch sự.

Chuyện dùng danh xưng “ông”, hay “bà”, hay “cụ” có những nguyên tắc không thấy có sách vở nào viết xuống rõ ràng và minh bạch. Nhưng chúng ta vẫn dùng rất đúng đấy chứ. Chúng ta gọi Nguyễn Khuyến là “cụ” vì khi qua đời, Nguyễn Khuyến đã ở tuổi bát tuần. Trần Tế Xương hình như không ai gọi bằng “cụ”, mà bao giờ cũng gọi bằng “ông”, lý do là khi mất, nhà thơ của non Côi, sông Vị chỉ mới ngoài bốn mươi. Hai nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương thì gọi là “bà” cho phải cách…

Và vì thế, chúng ta vẫn thoải mái khi thuật lại chuyện Lê Quí Đôn làm bài “Rắn đầu biếng học” khi “cụ” mới lên năm hay lên sáu. Không thấy một cuốn sách văn học nào gọi Cao Bá Quát là “cụ” nhưng với Nguyễn Công Trứ thì gọi là “cụ” hay “ông” đều được cả. Họ Cao bị chém khi ở tuổi ngoại tứ tuần trong khi Uy Viễn tướng công thì thọ ngoại bát tuần.

Với một số người thì gọi tên không, không “ông”, “cụ” hay “bà” cũng chẳng sao, không hề có ý bất kính ở trong. Cứ Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… không cần nhắc tới các vị này là “cụ” nhưng có ai bắt bẻ coi đó là thái độ bất kính đâu. Sự kính trọng và mến mộ vẫn có đấy chứ.

Còn không thấy ai nhắc Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc là “cụ” bao giờ. Nhưng sự khinh ghét thì ai cũng thấy ngầm trong cách gọi tên những người này.

Tôi rất khó chịu khi đọc thấy trên báo ở trong nước cũng như ở hải ngoại những bài viết, những bản tin gọi một con ranh nọ là “bà”. “Bà Nguyễn Thanh Phượng”. Tôi không gọi nó là “bà” được. Nó không bằng tuổi mấy đứa con của tôi. Còn tôi thì lại hơn tuổi cả Ba Ếch, bố (chúng) nó, thì tại sao phải gọi những đứa như nó là “bà”, là “ông”?

Báo chí trong nước muốn gọi thế nào thì mặc xác những tờ báo ấy. Nhưng tôi thì không thể gọi những đứa ấy là “bà Nguyễn Thanh Phượng” hay “ông Nguyễn Thanh Nghị” được.

Nelson Mandela, cố lãnh tụ của Nam Phi có lần nói rằng “respect must be earned, not given or demanded”, sự nể trọng là một thứ phải công khó xây dựng mới có được, không phải là một món quà tặng, hay lên tiếng đòi mà có. Những đứa tôi gọi là “thằng nọ, con kia” có làm được gì để “earned” những tiếng “ông”, tiếng “bà”? Nếu thằng Ba Ếch không ngồi ở cái chỗ hiện nay thì liệu hai cái đứa mà tôi vừa nhắc có được trao những công việc chúng nó đang làm (mà làm không ra gì) không? Chắc chắn là không rồi. Vậy thì tại sao tôi phải nhắc đến chúng nó bằng những cách nói đầy tôn trọng là “ông” nọ, “bà” kia?

Thế rồi còn thằng bố của hai đứa chúng nó. Ai bầu nó vào chức vụ nó đang nắm trong tay? Người dân Việt Nam không làm công việc đó. Tôi thì lại càng không. Vậy thì tại sao phải “ông” khi nói về nó, trong khi có đứa cùng một phường với nó cũng khinh bỉ nó và gọi nó là “X”.

Tại sao phải “ông” với đứa khoe nhắng lên là đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc? Hay cái đứa tự nhiên, tự địa ký cái công hàm bán nước gửi Chu Ân Lai? Hay cái thằng đi chào hàng phụ nữ Việt Nam cho những người ngoại quốc để mời họ đến Việt Nam thưởng thức các phụ nữ này?


Không, nhất định là không bao giờ “ông” hay “bà” với chúng nó. Hay đề cập đến một tên hiệu trưởng dụ dỗ nữ sinh vào vỏng dâm đãng là “vị” hiệu trưởng (Sầm Đức Xương ở Hà Giang) như bọn đười ươi nọ nhẩy đong đỏng lên bênh như đang ngồi phải cọc vậy?

October 16, 2014

October 17, 2014

HỌC THI

Bạn nhớ chứ, những lớp học tư chúng ta học thêm sau những giờ học ở trường thời ấy, những lớp dậy thêm tiếng Anh, tiếng Pháp, những lớp toán, lý hóa một thời ở Sài Gòn. Có một danh từ dùng để gọi những lớp học thêm như thế: cours particulier mà người ta gọi tắt là “cua pạc”. ‘ Cua pạc” không phải là những lớp học ở tiếng Pháp ở trung tâm văn hoá Pháp, hay những lớp tiếng Anh ở hội Việt Mỹ, tiếng Đức ở trung tâm Goethe… mà là những lớp dậy để sửa soạn cho những kỳ thi Trung Học Phổ Thông, Tú Tài I, Tú Tài II.

Học sinh học thêm các môn hệ số cao, để hy vọng kiếm được nhiều điểm, giúp có thêm cơ hội dễ dàng vượt qua các cuộc thi, kiếm những cái “râu ria” bình thứ hay bình để còn kiếm học bổng đi du học.

Các “cua pạc” như thế lúc nào cũng đông học sinh, và các ông thầy dậy các môn toán lý hóa, Pháp và Anh ngữ kiếm được rất nhiều tiền.

Ở sân trường trong những giờ ra chơi, những bài toán khó được đem ra giải ở ngay những gốc cây, những khuôn mặt tự mãn càng thêm tự mãn nhờ giải được những bài toán khó trong “lơ bốt xê”. Bọn dốt toán như tôi chỉ đứng nghệt mặt ra mà xem, nghiêm và buồn suốt cả buổi.

Bây giờ, những cảnh làm buồn lòng bọn dốt toán như tôi không còn diễn ra nữa. Những thứ “cua pạc” như thế không còn nữa. Nhưng thay vào đó, là những thứ “cua pạc” khác. Những “cua pạc” ngày nay cũng nhan nhản thấy ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn… Thành phần đi học tại các lớp học này học những thứ không thấy tại các “cua pạc” trước đây. Họ đến để học làm sao được tuyển làm vợ của những người đàn ông ở Hoa lục, Đài Loan, Hàn quốc, tìm cơ hội thoát ra khỏi cái đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc mà nhà cầm quyền bắt phải khoe ở trên đầu bất cứ một thứ đơn từ, giấy má nào mà người dân viết xuống, cho dù đó là những lá đơn trình báo mất chó, bị cướp, bị hiếp dâm, bị xã hội đen trấn áp vân vân.

Đọc bản tin viết về những lớp “luyện thi lấy chồng ngoại” trên một tờ báo trong nước hồi tuần qua tôi mới biết được rằng các phụ nữ trẻ bị bọn buôn người dụ dỗ lên thành phố để được giới thiệu lấy chồng nước ngoài, sau khi phải cởi quần áo cho những người đàn ông ngoại quốc xem hàng, lại còn phải qua một cửa ải khác nữa mới có thể được những người đàn ông đến Việt Nam kiếm vợ chịu đưa về nước. Họ còn phải học qua một lớp dậy làm vợ của những người đàn ông mà đa số là những thứ đui què mẻ sứt nhưng có tí tiền mua về (nói là để làm vợ).

Thế là phát sinh ra những thứ “cua pạc” mới.

Những “cua pạc” đó dậy những phụ nữ này những gì? Các thầy (ma) cô có bắt đầu khóa học bằng câu này không? “Này con học lấy làm đầu…”

Có đứa nào trông mặt “lờn lợt mầu da, ăn gì to lớn đẫy đà” … không?

Chao ơi, chúng nó, bọn Tú Bà và Mã Giám Sinh này dậy những người phụ nữ khốn khổ ấy những gì? Chúng nó lôi những chữ nghĩa, những ngón nghề gì? Vành ngoài, vành trong … bao nhiêu thứ?

Trò mua bán nô lệ tưởng là không còn trên mặt đất này từ cả hai thế kỷ trước thì nay vẫn còn thấy ở cái nước độc lập, tự do, hạnh phúc ấy chứ có biến mất hồi nào đâu!

Những người phụ nữ từng được cha mẹ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa đó bị lôi ra dậy “vỡ lòng (học lấy) toàn những nghề nghiệp hay” đó. Những câu căn dặn Nguyễn Trãi viết xuống trong Gia Huấn Ca chắc không có trong các bài giảng…

Không lẽ cứ ra rả: “phận con gái ở nhà thi lễ, lắng mà nghe kể truyện tam cương… tấm lòng trời đất chứng tri, dâu hiền có hiếu tiếng ghi để đời… ở trên đời gái ở nết na… con hiền đẹp mặt mẹ cha, chồng hòa yêu chuộng, họ hòa kính chung…”

Thôi thì dậy những chuyện khác, vài ba câu tiếng Anh, hay tiếng Hàn, bơm hút căng kéo cho bắt mắt, khâu vá, mượn mầu chiêu tập sao cho như còn nguyên... Không biết có dậy cho những người phụ nữ này cách chạy đến sứ quán cầu cứu (dẫu là vô ích), hay chỉ cho vài ba thế võ để tự vệ không. Hay thủ tục đưa xác về Việt Nam như đã nhiều người (tình đã dở dang mà không đón được đò ngang để về) phải về nước bằng những chiếc hũ đựng tro cốt?

Bọn Tú Bà và Mã Giám Sinh thì chỉ cốt ăn chặn trước tiền, quăng cho gia đình những cô dâu một số tiền nhỏ là phủi tay. Cha mẹ của các cô cầm được trong tay những đồng tiền đầy máu huyết của con thì đã quá muộn.

Trời ơi nghĩ chỉ muốn chửi thề tục tĩu là vậy.

VŨ CHẤT LÀ ĐỨA NÀO?

Một cuốn từ điển tiếng Việt ghi ngoài bìa “dành cho học sinh” do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2001, và được in lại với hai, ba cái tên (tác giả) khác nhau đang được đem ra nói khá nhiều trong những ngày qua trên mấy tờ báo trong nước.

Nó được nhắc tới không phải vì hay, mà vì nó quá dở, quá bậy bạ, láo toét. Một số (khá nhiều) những định nghĩa đọc lên rất buồn cười (tức là buồn mà cười, như theo cách định nghĩa ở trang 75 của cuốn tự điển này).

Hãy đọc thử vài ba định nghĩa của nhà làm từ điển Vũ Chất:

Buông xuôi: chết, thả duỗi hai tay ra,
Buồn thiu: buồn trong quạnh hiu.
Buồn chán: buồn, chán không muốn làm gì.
Tù trưởng: người đứng đầu trong nhà tù.
Cào cấu: cào và cấu.
Khai quật: đào mồ lên.
Đạo sỹ: người theo tôn giáo.
Bồ bịch: bạn bè than thích.
Bia: tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả.
Ngồi: đặt đít xuống chỗ nào.
Bản sắc: mầu tự nhiên.
Bế mạc: hết dứt buổi hát.
Thơ ngây: ngây thơ.
Lâu đài: lầu và đền đài.
Đồn trưởng: trưởng đồn.
Nắn bóp: nắn và bóp.
Bóp: dùng bằng tay bóp.
Bố ráp: làm cho khiếp sợ và vây bắt ai.
Bồ liễu: loại cây có lá liễu để ví người con gái.

Vũ Chất, người làm cuốn từ điển này là một nhân vật rất bí mật. Cho đến nay người ta không biết ông ta là ai. Ngoài cuốn từ điển, ông ta không có một tác phẩm nào khác, một bài viết dài hay ngắn nào. Ngay cả những người biết nhiều về các sinh hoạt sách vở cũng không biết mặc dù đã mất nhiều công tìm hiểu. Mọi cố gắng đều không trả lời được thắc mắc Vũ Chất là ai.

Ở một nơi mà bất cứ một cuốn sách, một tài liệu in ấn, bất cứ một bài viết nào cũng phải duyệt xét kỹ lưỡng ( kể cả những tập nhạc, như tập nhạc của Trịnh Công Sơn) để loại bỏ mọi sai sót hay bất cứ một chi tiết nào bất lợi cho nhà cầm quyền, thì cuốn từ điển này có mặt từ năm 2001, lại còn được in lại dưới nhiều tên khác vẫn còn nguyên những định nghĩa ngu xuẩn nhiều không thể kể ra cho hết được thì không hiểu được.

Như tất cả những ấn phẩm in ở Việt Nam, ở trang cuối bao giờ cũng ghi tên người chịu trách nhiệm xuất bản. Tưởng như thế là bản thảo đã được đọc kỹ, mọi sai sót đều được sửa chữa trước khi đem in. Vậy thì tại sao cuốn từ điển của Vũ Chất lại có những định nghĩa láo toét như thế?

Người ta chỉ có thể hiểu những sai sót đó được để nguyên, giữ nguyên  như vậy là vì người chịu trách nhiệm xuất bản là người quá dốt. Phải quá dốt nên mới để nguyên những định nghĩa ngây ngô và ngu xuẩn như đế quốc là nước có vua! Mà những định nghĩa láo lếu như thế thì hầu như trang nào cũng thấy, đầy trong sách.

Thế còn những người khác làm việc trong nhà xuất bản bộ cũng ngu cả hay sao? Người ta có lý do để tin như thế. Không lẽ bản thảo chỉ giao cho một người duy nhất đọc. 
Chắc chắn phải có một người thứ hai liếc mắt nhìn qua, mà chỉ cần liếc nhìn qua thì cũng phải nhìn thấy (không nhiều thì cũng) phải hai ba sai sót của cuốn sách chứ. Vậy thì đúng là cả lũ dốt như nhau thì mới để cho cuốn từ điển thối tha đó ra đời.

Hay Vũ Chất chỉ là cái tên hiệu của một anh to đầu nào đó nên không một đứa nào dám đụng tới những cơ bút thần thánh đó và vì thế mới ra nông nỗi. Biết đâu Vũ Chất lại là một cái tên khác của Trần Dân Tiên, của Sông Hồng, của Sáu Búa … nên không một đứa nào dám liều mạng đụng tới.
Nhưng rồi còn những người đọc thì sao?

Những sai sót tầy đình mà người ta tìm thấy gần như ở mỗi trang, vậy mà trong suốt mười ba năm vẫn không có một tiếng nói nào lên tiếng về những sai lầm thảm hại đó. Tại sao laị như vậy? Naò phải đó là những từ ngữ quá chuyên môn nên những người dùng từ điển không thấy. Trái lại, nó là những chữ hết sức tầm thường và hay gặp. Bảo là cuốn từ điển dành cho học sinh nên những sai sót đó không được nêu lên. Nhưng nó lú thì chú nó phải khôn chứ!

Có phải vì thế, vì dùng cái từ điển tầm bậy như vậy nên tiếng Việt trong nước mới nhảm nhí như vậy hay không? Người ta có thể tin chắc là như thế.


Nhưng câu hỏi vẫn còn nguyên: Vũ Chất là đứa nào mà dốt quá vậy? 

October 9, 2014

October 10, 2014

ĐỚP PHẢI BẢ CHÓ!
Để mô tả một người bắt chước một người khác từ hành động, cho đến ngôn từ một cách ngu xuẩn và dại dột, tiếng Việt có thành ngữ “ăn phải đũa” (người nọ hay người kia). Đôi đũa ấy chắc không được chùi rửa sạch nên vẫn còn dính giãi rớt, nước miếng của (những) người dùng nó trước đó nên khi một người khác dùng nó để ăn uống, gắp thức ăn cho vào mồm, nuốt vào bụng thì cũng lây nhiễm những điều (thường là) xấu xa để rồi cũng có những cách ăn nói cư xử giống người ấy.
Tuy nhiên, việc ăn phải đũa người khác vẫn còn có thể có được một sự lựa chọn, hoặc dùng đôi đũa ấy (có dính nước miếng của những người trước) để ăn uống, hoặc không cầm nó lên, hoặc kiếm một đôi đũa khác.
Trong khi đó có một hành động khác thì lại thường không đi sau quyết định lựa chọn.
Gần đây ở trong nước có một thành phần bất lương chuyên kiếm sống bằng trò trộm chó mà tiếng Việt đã phải chế ra một danh từ mới để gọi những người này: cẩu tặc. Bọn cẩu tặc dùng thuốc độc tẩm hay trộn vào những thứ mà những con chó trông thấy, hay được ném cho là vồ lấy, đớp ăn liền, và ăn xong thì lăn ra chết gần như ngay lập tức. Bọn cẩu tặc chỉ việc lôi đi đem bán cho các tiệm thịt chó.
Những con chó tội nghiệp cứ khi được quăng cho cái gì thì đớp ngay chứ không hề biết phân biệt đó là bả hay không phải bả nên mới chết thảm. Chó bị bả thì không cách gì thoát khỏi tay bọn ăn trộm hay cẩu tặc.
Mới đây, trên diễn đàn gocnhin online, người ta đọc được một bài viết khá dài của một người chắc chắn là đã ăn phải bả chó. Chỉ có bị bả chó mới viết lách như thế.
Người này dùng nguyên bài viết để nói về Võ Phiến, đả kích ông thậm tệ, nói là mục đích của bài viết là để ngăn chặn những chuyện tai hại cho đất nước mà văn chương của nhà văn Võ Phiến có thể tạo ra. Tác giả bài viết muốn làm cho thật rõ những sai lầm (chính trị) trong văn nghiệp của Võ Phiến để tránh cho nước Việt Nam những tai hại vì những sai lầm trong văn chương của Võ Phiến.
Thế nhưng bài viết ấy đã không đủ thuyết phục người đọc. Độc giả đọc tiếp những dòng chữ sau lời khẳng định của tác giả chỉ là để xem nốt trò tố khổ mới này có giống cảnh những người cha bị trói trước sân đình, cúi đầu nghe những lời nhục mạ của chính những đứa con ruột đẻ ra quay lại tố gian, nhục mạ cha mẹ thậm từ bằng những lập luận buộc tội vô giá trị và xuẩn động như thế nào.
Tác giả bài viết khá dài đăng trên tờ tuần báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh là Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến.
Đoàn Thế Phúc đã xác định ngay ở đầu về liên hệ của ông với Võ Phiến và nói rõ là “vô cùng bất đắc dĩ” nên mới phải lên tiếng về thân phụ. Đoàn Thế Phúc tự cho mình trách nhiệm để phải lên tiếng. Ông khẳng định phải nêu ra những sai lầm (trong văn nghiệp) của Võ Phiến ngõ hầu không để cho văn nghiệp của cha mình “gây hại cho nước”. Mặc dù trước đó, Đoàn Thế Phúc đã kiểm duyệt rất kỹ hai cuốn sách của thân phụ trước khi cho một nhà xuất bản trong nước in lại. Ông Phúc đã loại bỏ hết những nội dung chính trị, những đoạn có dính dáng đến chính trị trong hai cuốn sách của Võ Phiến được xuất bản lần đầu tại Việt Nam sau năm 1975.
Đoàn Thế Phúc cho là vì có liên hệ cha con với Võ Phiến, lại sống gần gũi với thân phụ, hơn nữa còn nhờ đọc Võ Phiến rất kỹ nên ông hiểu lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến hơn bất cứ ai. Và vì thấy là lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến mà ông Phúc mô tả là “bất ổn” có thể tạo ra những tai hại cho đất nước nên ông đã phải “bất chấp” cái quan hệ tối thân thiết cha con để lên tiếng chỉ ra những sai lầm của cha mình.
Đoàn Thế Phúc cho biết, trước những chuyến về Việt Nam, ông không có gì bất đồng về quan điểm và lối suy nghĩ của thân phụ. Chỉ sau nhiều chuyến đi Việt Nam, hầu hết là những chuyến về thăm miền Bắc (sau năm 1991), ông mới bắt đầu “hoang mang”, và từ hoang mang, những cái nhìn của ông về Việt Nam thay đổi. Cái nhìn cũ mà ông đọc được trong các tác phẩm của chính người sinh ra mình hoàn toàn sai, vi nó chỉ là kết quả của những kinh nghiệm hạn hẹp đầy giới hạn về không gian và thời gian, suy diễn bằng một tâm lý bi quan của Võ Phiến.
Đoàn Thế Phúc cho biết nhờ chuyến về Việt Nam đầu tiên đó, ông  biết thêm được bao nhiêu chuyện lạ và “rất to” như bản Tuyên Ngôn Độc Lập, kháng chiến Hà Nội, chiến dịch biên giới, Điện Biên Phủ... Nhưng theo chính những lời thú nhận như vậy, người ta mới thấy những hiểu biết về Việt Nam của Đoàn Thế Phúc tội nghiệp biết là chừng nào. Một người từng du học tại Úc, lại sang Mỹ tị nạn nhiều năm mà phải đợi đến sau những chuyến đi “bụi” quanh Hà Nội (nhiều lần đến độ bị lầm là người Hà Nội) mới biết được dăm ba chuyện về đất Bắc như người Bắc vui vẻ, bình thản, giữ được nếp cũ, lại có thêm phong cách “cách mạng”. mọi người bình đẳng… cùng những điều “rất hay” khác về Việt Nam.
Đọc đoạn này, người ta không biết những nơi mà Đoàn Thế Phúc đi thăm là những nơi nào ở miền Bắc mà ông lại may mắn nhìn thấy được những điều tốt đẹp như thế?
Trong khi ngay vào lúc này, mở những trang báo trong nước ra, (không phải là những bài viết, những tác phẩm của Võ Phiến, những thứ văn chương phản động của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, hay tin tức của vài ba cán bộ Cộng Sản hồi chánh), mà của những tờ báo mới ra trong tuần qua, tháng trước, ngày hôm nay, người ta không thấy được những thứ tốt đẹp, nếp cũ, bình thản, phong cách cách mạng… mà Đoàn Thế Phúc kể.
Người ta chỉ thấy những thứ tin tức như tại một ngôi trường nọ ở Hà Nội, ban giám hiệu phải dựng một tấm bảng lớn nhắc các học sinh không được đánh nhau, tụt quần của nhau ra giữa sân trường. Rồi cảnh các nữ sinh đánh nhau ngoài đường trong khi đám đông vây quanh hò reo, bạn  bè dùng điện thoại thu video để đưa lên facebook coi cho vui. Mà những cảnh như thế không phải là hiếm thấy, hay chỉ diễn ra ở một vài địa phương xa xôi hẻo lánh. Người ta cũng phải nói về những bún mắng, phở chửi, cháo quát, ốc lắm mồm mà ngay cả các bản tin của AFP và BBC cũng phải nhắc tới như một nét đặc biệt cuả “nền nếp”, “phong cách cách mạng” của miền Bắc. Chắc ông Phúc cũng không đi qua những cảnh vượt sông đi học bằng túi ni lông, các em bé mỗi ngày hai buổi bơi ngang qua sông để đi học, cảnh phụ nữ cởi truồng cho Đài Loan, Đại Hàn xem hàng họ trước khi mua họ về làm nô lệ tình dục. Mà ông cũng không đọc được những lời rao bán các cô dâu Việt trên báo Tầu với cam kết không hài lòng sẵn sàng đổi người khác. Sao ông không đọc thấy những bản tin giết chóc nhau chỉ vì tranh nhau hát karaoke, cướp cái điện thoại, nhẫn tâm giết ngay một mạng người chỉ vì mất con chó? Hay những vụ lừa bạn bè, người thân bán sang những ổ điếm ở Trung quốc. Hay chuyện dụ dỗ các học sinh vào đường dâm đãng của những người làm công việc giáo dục. Tại sao trong những chuyến về Việt Nam ấy ông không bao giờ biết nền giáo dục của Việt Nam đã suy đồi như thế nào để ai cũng có bằng giả, muốn có bằng gì cũng có? Đó là đạo đức cách mạng đó sao?
Ông khoe là đọc nhiều sách mà mãi đến gần đây mới biết về bản tuyên ngôn độc lập đọc ở Ba Đình nhưng lại không biết là nó được một người Mỹ gà cho mới viết được. Ông về Việt Nam mấy lần mới nghe nói về cuộc chiến biên giới nhưng ông có biết là mới đây, tại một cuộc lễ kỷ niệm cuộc chiến đó, buổi lễ đã bị một đám người ngợm vô giáo dục kéo nhau tới ngay địa điểm kỷ niệm để múa đôi, lăng mạ những người chết trong cuộc chiến đó không? Đó mà là giữ được nền nếp cũ sao?
Trong đoạn kế tiếp của bài viết, Đoàn Thế Phúc khẳng định rằng Võ Phiến không có nhu cầu giải phóng dân tộc. Nhưng thực ra, Võ Phiến không bao giờ viết xuống câu đó. Ông chỉ nói sớm muộn ngưới Pháp cũng phải rút khỏi Việt Nam, trả lại độc lập cho Việt Nam. Điều đó rất đúng. Trào lưu thế giới chắc chắn rồi đưa tới việc các quốc gia có thuộc địa phải từ bỏ các thuộc địa của họ. Nói như vậy không có nghĩa là cứ khoanh tay ngồi chờ, hay tiếp tục phục vụ cho mẫu quốc. Việc nổi lên đánh đuổi đế quốc là việc đúng và cần phải làm. Nhưng không phải lúc nào cũng cần phải chiến tranh võ trang. Thánh Cam Địa tranh đấu đòi độc lập cho Ấn Độ đâu có cần phải hy sinh hàng triệu người Ấn, nhưng nhờ đó, tiểu lục địa Ấn Độ vẫn được người Anh trao trả độc lập đấy chứ. Người Ấn có phải hy sinh mạng sống nhiều như người Việt đâu?
Đoàn Thế Phúc viết rằng suy nghĩ “không cần kháng chiến” hoàn toàn vô giá trị chỉ để nói rằng lập luận đó (của chính thân phụ ông) là nhắm mục đích “bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và phủ nhận công lao to lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam”.
Võ Phiến thực ra, có theo kháng chiến nhưng sớm nhìn ra bộ mặt của Công Sản nên ông đã từ bỏ nó và suýt mất mạng vì bỏ kháng chiến.
Vua Salomon trong một lần phải xử một vụ tranh chấp hết sức khó khăn khi hai người phụ nữ đều nhận là mẹ của một đứa bé và nhờ ông phân xử. Nhà vua đưa ra gợi ý là sẽ dùng kiếm chặt đứa bé làm hai, chia cho mỗi người phụ nữ một nửa. Một trong hai người đàn bà liền xin nhà vua đừng làm thế, bà sẵn sàng để cho người phụ nữ kia giữ đứa bé. Vua Salomon nghe xong thì quyết định trao đứa bé cho người đàn bà không chịu chặt đứa bé làm đôi vì chỉ có người mẹ thật mới yêu con và không muốn con chết dẫu cho là phải mất con.
Võ Phiến cũng nghĩ như thế. Độc lập thì rồi thế nào cũng có. Thế giới rồi sẽ phải đi những bước như thế. Nhưng không cần phải đẩy dân tộc vào một cuộc thảm sát điên cuồng như cuộc chiến Đông Dương.
Đoàn Thế Phúc sau đó khẳng định rằng cha ông đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.
Nói cho ông Phúc nghe: ông có biết rằng chuyện đánh miền Nam không bao giờ là nhắm mục tiêu thống nhất đất nước như ông nghĩ đâu. Ông không tin ư? Lần tới về Việt Nam, ông nhớ đến thăm cái đền thờ Lê Duẩn ở hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết. Cái đền ấy mới khánh thành ngày 18 tháng 1 năm nay, năm 2014 nên đến nay vẫn còn. Ông đến cổng và đọc cho tôi hàng chữ trên cái cổng: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc”, câu nói ô nhục để đời của Lê Duẩn đấy!
Nướng hàng triệu thanh niên vào chiến trường miền Nam là để cho Liên Xô và Trung quốc chứ có vì miền Nam, vì đất nước, quê hương, vì thống nhất Việt Nam bao giờ đâu?
Thế thì tại sao phải làm theo lời tuyên bố ô nhục của Lê Duẩn? Ông Phúc làm ơn soi sáng cho thân phụ của ông, và cho tôi tại sao cần phải hy sinh hàng triệu người Việt cho Liên Xô và Trung quốc để chẳng … làm được cái gì hết vậy. Ông giải thích cho tôi nghe lọt tai câu nói của Lê Duẩn viết trên cái cổng vào đền thờ thằng chó đẻ này  rồi tôi sẽ tin tiếp những điều ông viết trong bài báo hỗn sược đó.
Ông cũng nên giải thích cho tôi hiểu tại sao ông Hồ Chí Minh viết trong di chúc rằng ông ta sắp đi gặp các ông Các Mác mà không đi gặp các vua Hùng để tôi còn tin ông Hồ là người vì đã thực sự vì dân vì nước một lần coi.
Ông viết rằng cha ông, nhà văn Võ Phiến nói rằng chủ nghĩa Cộng Sản là xấu nhưng theo ông, trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó “chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!”
Thưa ông Đoàn Thế Phúc, tôi xin hỏi lại ông rằng đảng Cộng Sản tốt ở chỗ nào?
Nó tốt ở chỗ đất nước chúng ta đang càng ngày càng mất thêm diện tích đất đai, biển đảo, người Trung quốc được đưa vào làm việc không giấy phép như ở Vũng Áng, lập nên những Đông Đô Đại Phố, ở chỗ tầu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu “lạ” tấn công, ngư dân bị bắt cóc đói tiền chuộc? Nó tốt ở trò đấu tố đưa tới cái chết của bao nhiêu người vô tội qua trò cố vấn tận tình của Trung quốc mà ông chỉ nhắc phớt qua trong một câu? Nó tốt ở hành động trả thù đê hèn và độc ác trong các trại cải tạo sau ngày “giải phóng”? Nó tốt ở những cái chết đau đớn của hàng ngàn người dân vô tội trong trận Mậu Thân? Nó tốt với trò đổi tiền ăn cướp sau tháng 4 năm 1975? Nó tốt trong những vụ tham nhũng vô tiền khoáng hậu hàng tỉ bạc của bọn lãnh đạo vẫn còn sờ sờ trong nước? Nó tốt ở chỗ biến người dân của một đất nước từng có thời kiêu hãnh sống thành những nô lệ mới phải sống đời tha phương cầu thực ở nhiều nước trên thế giới kể cả ở những xứ không bao giờ đáng làm chủ, ngồi lên đầu lên cổ những người dân Việt Nam tội nghiệp hết ở Li Băng, lại Ghana, và hàng chục nước chậm tiến khác? Nó làm người Việt mang tiếng là trộm cắp ở nhiều nơi trên thế giới hết Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản rồi lại Thái Lan? Nó tốt ở chỗ tạo ra một đống quái thai như lũ con cháu của bọn lãnh tụ ngu dốt sửa soạn tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ người dân Việt thêm bao nhiêu năm nữa?
Nó có tốt ở cái công hàm bán nước khốn nạn mà Phạm Văn Đông gửi cho Chu Ân Lai chăng? Nó có tốt ở những ngôi mộ tập thể ở Huế không? Nó có tốt khi vừa nghe Cộng Sản về là một triệu người miền Bắc chạy vào Nam và rồi năm 1975, trên một triệu người liều chết chạy ra biển đi tìm tự do không?
Ông viết rằng Cộng Sản chẳng hề xấu cho quê hương Việt Nam. Không xấu mà như thế sao? Ông kể ra được cái nào hay, cái nào đẹp mà Cộng Sản đem lại cho Việt Nam coi.
Ông Đoàn Thế Phúc, ông viết bài này dở quá. Hãy nói là ông bị bọn cẩu tặc quăng cho miếng bả chó rồi đớp lấy đớp để đi. Vừa dở vừa hỗn.

Chỉ có cái thứ ăn phải bả chó thì mới hành xử như thế!

October 2, 2014

October 3, 2014

BÁC HÊN DỄ SỢ!
Báo Hà Nội Mới  cho biết tòa án nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn  đã quyết định truy tố Kèo Sòn Thúy ra tòa về tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những “hành động dâm ô” với những “biểu hiện ngoại hình khiêu dâm  đồi trụy”.
Đây không phải lần đầu tiên bị cáo có những hành động như thế, mà 2 năm trước  đó, theo bí thư ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc là  Hoàng Chánh Tân, đương sự cũng đã có những việc làm tương tự.  Kèo Sòn Thúy  đã nhiều lần xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và những việc làm đó đã khiến  nhân dân   huyện Cao Lộc hết sức “bức xúc”. Tuy nhiên, vì  cha của đương sự,  Kèo Sòn Minh,  là người có công lớn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nên  huyện  chỉ cảnh cáo và giao đương sự lại cho gia đình giáo dục uốn nắn. Nhưng  Kèo Sòn Thúy vẫn  ngoan cố tiếp tục xúc phạm Hồ chủ tịch nên huyện phải đưa đương sự ra toà.
Theo tòa án nhân dân thì Kèo Sòn Thúy đã có những việc làm đồi trụy như mang hình Hồ Chí Minh ra hôn hít, để hình ảnh  của bác  Hồ vào chỗ kín tự kích dục (bác hên dễ sợ!) , cho người khác vẽ lên mình của bị cáo những hình ảnh hở hang bộ phận sinh dục của chủ tịch Hồ Chí Minh v...v…  Kèo Sòn Thúy đã làm những chuyện vừa kể có khi công khai ngay ở trong lớp học khiến bạn bè trong lớp phải trình báo với ban giám hiệu để có biện pháp. Ở nhà thì Kèo Sòn Thúy đem những hình chụp Hồ Chủ tịch vào giường ngủ, dấu trong chăn ngủ chung , ép những tấm ảnh này vào chỗ kín để  kích dục (bác hên dễ sợ!).
Nhưng có một chi tiết đáng nói ra ở  đây là lúc bị đưa ra tòa, bị cáo Kèo Sòn Thúy chỉ  là một học sinh mới 8 (tám) tuổi. Lần đầu tiên Kèo Sòn Thúy bị nhà trường cảnh cáo, đương sự mới có 6 (sáu) tuổi.
Ô hay lúc thì người ta kêu gọi các nhi đồng phải yêu bác Hồ, rồi lại hát nhắng lên rằng “không ai yêu bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng”, rồi lại “đêm qua em mơ thấy bác Hồ”, rồi lại “đêm qua trên bến Ô Lâu, cháu ngồi cháu nhớ chòm  râu bác Hồ”… và một đoạn dưới của bài thơ của thợ thơ Thanh Hải thì viết nguyên văn như thế này:
“…Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh bác mà ngờ bác hôn.”
Thế thì có lôi bác ra hôn thì đã sao mà tại sao phải đổ cho Kèo Sòn Thúy  là xúc phạm bác? Trong lúc bác hôn các cháu thả cửa khi các cháu đến thăm bác ở phủ chủ tịch (bác hên dễ sợ!). Có  cháu từ miền Nam ra thăm bác, bác hôn cho một trận tới… mất trinh luôn thì sao?
Kèo Sòn Thúy làm đúng những trò bác rất thích, lại được hô hào khuyến khích bằng thơ bằng nhạc thế thì tại sao lại lôi em ra tòa?
Kèo Sòn Thúy là người thiểu số Vân Kiều. Cháu yêu bác Hồ có hơi sớm  một chút thôi chứ có gì là sai quấy đâu mà huyện làm nhắng lên như  vậy. Đây nhé, cháu biết “gu” của bác lắm đấy chứ. Bác đã từng vồ một chị người thiểu số Tày đẻ ra Nông Đức Mạnh. Rồi bác lại được tặng chị Nông Thị Xuân cho bác  vui (bác hên dễ sợ!), chị lại đẻ được cho bác  thằng cu Nguyễn Tất Trung mà bác cho đi trước khi cho đàn em Trần Quốc Hoàn hưởng sái nhị, sau đó giết chị quăng xác ra dốc Cổ Ngư.  Kèo Sòn Thúy  chỉ không biết bác đã chết từ năm 1969 nên mới đây vẫn còn tơ tưởng bác. Đó là sai lầm duy nhất của em mà thôi. Còn những việc khác em làm là đều đúng bài bản cả đấy chứ.
Kèo Sòn Thúy nuôi (?) bác đúng câu ‘bác sống mãi trong quần chúng’ thì bỏ bác vào quần mỗi tối đi ngủ cho bác … ấm thì sai quấy ở đâu (bác hên dễ sợ!)? Rồi Kèo Sòn Thúy vạch quần ra nhờ người vẽ  chân dung bác vào cho đỡ nhớ thì sao? Không sẵn râu thì nhờ vẽ thêm cho … giống, chờ thêm vài năm nữa …lớn lên (?) khỏi phải nhờ vẽ râu, đỡ phải “bức xúc” như nhà thơ  Thanh Hải (đêm qua trên bến Ô Lâu / Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ…) Kèo Sòn Thúy kẹp bác  vào giữa hai ngón chân cái (?) để hôn bác và …ngờ bác hôn đó mà (bác hên dễ sợ!).
Có điều bọn đàn em ngu dốt nhìn vấn đề hoàn toàn sai. Đáng lý ra thì phải dùng Kèo Sòn Thúy như một  anh hùng thiếu nhi thay thế cho Lê Văn Tám, một nhân vật ngụy tạo bịa đặt hoàn toàn không có thật do Trần Huy Liệu dựng lên và nhà sử học Phan Huy Lê đã nói rất rõ, thì chúng nó đưa Kèo Sòn Thúy ra tòa. Lẽ ra, bọn chúng phải túm lấy chuyện này và hô hoán ầm lên rằng bác Hồ là một thần nhục thể khiến cho ngay cả một cháu thiếu nhi 6 tuổi cũng cầm lòng không đậu, “bức xúc” lia chia, tối tối phải nhét bác vào chỗ kín cho bõ những ngày cơ cực thì mới vẻ vang lãnh tụ chứ (bác hên dễ sợ!). Ai lại lôi Kèo Sòn Thúy ra tòa làm mất mặt bầu cua hết trơn.  
Kèo Sòn Thúy bị qui lỗi là đem hình bác Hồ ra hôn hít một cách “đồi trụy” thì từ nay ai còn dám lôi bác ra mà hôn hít và cho bác hôn nữa?
Sau này không còn con chó dại nào hôn bác thì đừng có trách à nghe! 

 Có điều không rõ Kèo Sòn Thúy bị trừng phạt thế nào. Phải chi mà còn  bác thì biết đâu bác lại sai trùm ma cô Trần Quốc Hoàn lên Lạng Sơn đón Kèo Sòn Thúy về Hà Nội với bác không chừng.