August 28, 2014

August 29, 2014

KHÁCH ĐẾN CHO TA …MỘT TẤM HÌNH

Phạm Quang Nghị, một cán bộ cao cấp của Việt Nam (bí thư thành ủy Hà Nội) trong chuyến viếng thăm Mỹ mới đây (úp mở là một chuyến đi ngoại giao thay cho Phạm Bình Minh vì một lý do nào đó Minh không đi Mỹ được) đã giở ra một trò hết sức trẻ con và mất dậy. Việc làm của y là một việc làm vô giáo dục, bất chấp mọi nghi lễ thủ tục ngoại giao cơ bản đồng thời lại cho thấy rõ cái bản chất vô giáo dục và trẻ con của y và những … con tương cận.
Về nước thế nào Nghị chẳng khoe nhắng lên rằng nó đã cho tên giặc lái John Sney Ma Can (sic) một đòn đau mà tên thiếu tá không quân Mỹ này chỉ biết cười nhận món quà của nó.
Nghị mang tặng thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh chụp tấm bia dựng ở bờ hồ Trúc Bạch, nơi ông McCain bị bắn rơi trong một phi vụ oanh tạc nhắm vào Hà Nội hôm 26 tháng 10 năm 1967.
Chuyện ông McCain bị bắn rơi, rồi sau đó bị giam ở Hỏa Lò chắc không phải là kỷ niệm vui trong đời binh nghiệp của ông. Máy bay bị bắn rơi xuống hồ, một đám đông vớt ông lên và đánh ông trọng thương. Tại nhà giam, ông bị hành hạ rất dã man, mãi sau hơn 5 năm ông mới được thả.
Về nước, ông không đem lòng thù oán gì kẻ thù cũ. Chính ông hồi thập niên 90 là người đã vận động hết mình ở thượng viện để Hoa kỳ bang giao với Việt Nam.
Hà Nội đáng lẽ phải ghi nhớ điều đó để biết ơn ông McCain. Đi thăm Hoa kỳ thì phải tìm gặp ông mà thăm hỏi ân cần cho phải lẽ.
Phạm Quang Nghị đến thăm thượng nghị sĩ McCain và tặng ông một bức ảnh chụp tấm bia đắp bằng xi măng ở chỗ chiếc máy bay chiến đấu phản lực A-4 Skyhawk của ông McCain bị bắn hạ. Bức ảnh không có được cái khung cho tử tế. Nhưng thôi, chỉ riêng chuyện mang tặng tấm ảnh ấy cũng đã là một việc làm đủ mất dậy rồi. Moi lại chuyện máy bay của ông McCain bị bắn hạ là một việc làm hoàn toàn không cần thiết trong một chuyến đi không mang tính khiêu khích, mà trái lại, lẽ ra phải là một chuyến viếng thăm thân hữu trong lúc chỉ có thượng viện Mỹ ra nghị quyết bênh Việt Nam khi Bắc kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới hải phận Việt Nam.
Đó là một trò vừa tiểu nhân vừa mất dậy.
Hãy đọc nguyên văn tấm bia có những hàng chữ nổi này: “NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN HÀ NỘI ĐÃ BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A 4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY”.
Ngoài chi tiết vô học không biết chấm câu cho gẫy gọn, văn phạm lem nhem, những chữ trên tấm bia còn để lại không ít những sai sót láo lếu.
Trước hết là những lỗi khi viết tên của ông McCain. Tên lót của ông là SIDNEY chứ không bao giờ là SNEY. Họ của ông là McCAIN (McCain) không bao giờ là MA CAN.
Kế đó là những chi tiết về chức vụ của ông. John McCain là trung tá hải quân thì bia lại ghi là thiếu tá không quân Mỹ. Máy bay của ông cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Oriskany thì ông là không quân bao giờ?
Tấm bia có vỏn vẹn 11 dòng mà để lại bằng ấy lỗi rồi chụp ảnh mang tặng một người rất tử tế với Việt Nam thì chỉ có cái thứ mất dậy, vô giáo dục mới dám làm.
Mà ấy là chưa nói thêm chi tiết chiếc A-4 do ông McCain lái cũng không do “quân và dân Hà Nội” bắn hạ như đã ghi trên tấm bia. Việc bắn rơi chiếc A-4 Skyhawk là công của một người Nga tên là Yuri Trushyekin, một huấn luyện viên về phi đạn địa không mà Nga gửi sang giúp Hà Nội. Năm 2008 Yuri Trushyekin nói trên một đài truyền hình và trên mấy tờ báo Nga rằng chính ông đã bắn chiếc phi đạn phòng không cuối cùng sau khi “quân và dân Hà Nội” bắn hết 12 chiếc toàn trượt ra ngoài mục tiêu. Ông Trushyekin hiện đang sống trong một khu nhà nghèo ở St Petersburg.
Đúng là chơi trò mất dậy mà cũng không nên thân, chỉ lòi thêm một đống dốt nát và vô học là như vậy.
Thế nào ở Hà Nội bây giờ lại chẳng đang có thằng huyênh hoang nổ bậy như thế này: “Tớ chơi đểu cho thằng giặc lái Ma Can tấm ảnh chụp tấm bia ở hồ Trúc Bạch mà nó chỉ biết cười… đéo biết mình chửi nó mới là ngu chứ… Ấy Mỹ nó ngu vậy đấy!”

BÁC SỐNG MÃI TRONG QUẦN

To screw là một động từ khá ly thú trong tiếng Anh. Động từ này gốc từ danh từ screw là con ốc xoáy. Vặn nó theo chiều kim đồng hồ thì nó đóng, nó tiến vào, nó kẹp dính liền hai vật lại với nhau. Vặn ngược thì nó mở ra…
Từ những nghĩa căn bản đó, động từ screw được cho mang thêm một nghĩa khác, là hành động giao hợp giữa nam và nữ. Rồi từ nghĩa đó, động từ screw còn có nghĩa là làm hư hỏng, gây thiệt hại, tạo ra những điều xấu xa, hậu quả không tốt đẹp …
Khi tổng thống Nixon dính vào vụ Watergate để cuối cùng phải từ chức, phe Dân Chủ liền đem chuyện bê bối đó ra để tấn công tiếp vào phe Cộng Hoà, đồng thời cũng bào chữa cho tổng thống Kennedy trong những vụ tình ái lăng nhăng bằng câu chơi chữ rất hay: We would rather him not do it to the country.
Đại để nghĩa là người của chúng tôi (Kennedy) quả là có làm những chuyện ấy với một vài phụ nữ, nhưng thà ông ấy làm (screw) với phụ nữ còn hơn là làm chuyện đó (screw) với nước Mỹ. 
Ông Kennedy hết với Marilyn Monroe, rồi Jayne Mansfield, Angie Dickinson và hàng chục phụ nữ khác. Nhưng theo phe Dân Chủ thì những chuyện đó có … chết ai đâu. Gần đây hơn, ông Clinton cũng mắt trước mắt sau, Hillary cứ vắng nhà một lúc là có chuyện ngay. Hết Paula Jones, tới Gennifer Flowers, rồi Monica Lewinsky…
Trong khi đó, mấy ông Cộng Hoà thì không biết làm ăn gì cả. Từ Eisenhower tới Nixon, rồi tới ông Reagan, qua ông Bush cha tới Bush con chẳng làm được gì đáng kể cả. Chỉ có ông Nixon là dính nặng vào vụ Watergate đến nỗi phải rời chức vụ trong nhục nhã.
Thế mới biết bác Hồ bảnh thật. (người viết nhất định cố tình không viết hoa chữ “bác”)
Một người rất thân cận với bác, người từng viết tiểu sử cho bác, hay hơn là cuốn chính bác nham nhở viết về bác, dùng tên của Trần Dân Tiên (chính là bác chứ còn thằng chó dại nào nữa) là ông Trần Đĩnh vừa tiết lộ nhiều chi tiết ít người biết về bác trong cuốn tự truyện của ông nhan đề “Đèn Cù”.
Một trong những chi tiết đó xin được kể ra ở đây.
Ông Trần Đĩnh cho biết để sửa soạn cho chiến dịch cải cách ruộng đất, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1953. Hồ Chí Minh có đến thăm những buổi học tập và liên hoan này, và trong một buổi tối, khi mọi người hô to “Bác Hồ muôn năm” thì ông ta sửa lại là “Bác Hồ muốn nằm”, và lấy tay chỉ vào đầu rồi nói: “Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”
À như vậy là đồ đạc của bác còn tốt chán. Bác cũng đem đồ nghề ra dùng đều đều chứ nào phải bác vì nước vì dân quên những trò … vui đó như bọn đàn em vẫn lôi ra để bịp cả nước đâu.
Này nhé ở bên Tây, bác rửa bát về thì có một chị đầm cho bác ấm bụng. Sang Liên Xô thì bác có vợ của Lê Hồng Phong là chị Minh Khai xài đỡ. Chạy sang Trung quốc thì bác cưới Tăng Tuyết Minh. Về nước thì có mẹ của Nông Đức Mạnh, rồi hết chị Tày này tới chị Tày khác, rồi lại chị Nông Thị Xuân đẻ cho bác thằng cu rồi bác để cho Trần Quốc Hoàn sái nhị mấy cái trước khi dàn cảnh cho xe cán chết quăng xác ra đê Yên Phụ…
Còn những vụ lẻ tẻ khác thì kể ra không hết. Trẻ không tha, già không thương, bác làm tuốt luốt. Các cháu nhi đồng gặp bác là bác “bú mồm” đến nơi đến chốn. Quen thói, bác đi Indonesia, bác giở trò nỡm của mấy anh Cộng sản ra ôm hôn các thiếu nữ Indonesia khiến chủ nhà phải nói thẳng với bác là đừng làm như thế nữa vì việc đó là hành động vi phạm luật Hồi giáo (nhật báo The Strait Times số đề ngày 8 tháng 3 năm 1959). Một tờ báo khác, tờ Harian Habadi thì viết rằng giám đốc nghi lễ của bộ ngoại giao đáng lẽ đã phải nói nhỏ vào tai bác rằng bác nên tôn trọng tục lệ của người Hồi giáo. Cũng may mà Sukarno tổng thống Indonesia cũng là một anh dê không kém chứ nếu không thì đã xẩy ra một vụ incident diplomatique rồi chứ không đùa.
Như vậy, bác screw đủ thứ người, không tha bất cứ ai. Và bác screw cả đất nước của chúng ta chứ bác có tha ai đâu.
Bác làm như đứa nào cũng ngỏn ngoẻn rít lên với bác rằng “Đừng tha em đêm nay… đừng tha em đêm nay” không bằng!

Mấy ông tổng thống Mỹ thì đã ăn thua gì!

August 24, 2014

August 22, 2014

HAPPY BIRTHDAY HAI BÀ

 
Sang năm, năm 2015, con cháu Hai Bà ở Việt Nam sẽ phải đi kiếm cho được những tấm thiệp mừng sinh nhật gửi cho Hai Bà, xin lỗi về việc  năm nay bọn đười ươi ở Hà Nội quyết định không tổ chức sinh nhật cho Hai Bà. Phải kiếm mua bằng được  để gửi về tận đền Hai Bà ở huyện Mê Linh, Hà Nội những tấm thiệp chúc Hai Bà một cái sinh nhật muộn (Belated Birthday). Lý do là  bọn đười ươi ở Hà Nội nói là có chuyện “đột xuất” nên năm nay chúng không tổ chức sinh nhật cho Hai Bà.
Đột xuất là bất ngờ, nghĩa là không dự định trước.
Một đười ươi tên là Trương Minh Tiến, phó giám đốc  sở Văn Hoá Thông Tin  Hà Nội nêu lý do hiện nay người ta không thể xác quyết được ngày sinh của Hai Bà nên không thể làm sinh nhật được. Đười ươi Tiến quyết định hoãn cử hành sinh nhật của Hai Bà đến năm tới, năm 2015, để gộp ngày sinh của Hai Bà  vào với kỷ niệm ngày Hai Bà dấy binh khởi nghĩa cho đỡ tốn được một số tiền.
Và đó là “đột xuất”. Đười ươi Trương Minh Tiến, như vậy, muốn có cái giấy khai sinh của Hai Bà  để biết chắc ngày sinh của Hai Bà rồi mới tổ chức sinh nhật cho Hai Bà được.
Đúng là  bố lếu bố láo. Hai ngàn năm trước, nếu quan Lạc Tướng thân sinh ra Hai Bà có đi khai sinh cho Hai Bà thì hỏi từ đó đến nay, bao nhiêu vật đổi sao dời liệu cái giấy khai sinh ấy có còn không? Ấy là nếu thời ấy người ta biết làm giấy khai sinh. Nhưng thời của Hai Bà thì làm quái gì có hôn thư, giá thú, khai sinh, hộ tịch. Bao nhiêu năm qua, kỷ niệm ngày sinh của Hai Bà vẫn được cử hành vào ngày 1 tháng 8 mỗi năm. Tự nhiên tự địa năm nay đòi xem khai sinh của Hai Bà mới cử hành sinh nhật cho Hai Bà thì  chỉ có cái thứ vừa ngu, vừa hỗn như đười ươi Trương Minh Tiến  mới dám làm.
Lại còn lôi lý do tiết kiệm tiền bạc để “lấy giỗ làm chạp” như thể lo cho người dân khỏi phải chi tiêu thêm cho một ngày lễ khác.
Nhưng người ta không tin đó là lý do đích thực của việc hoãn cử hành sinh nhật của Hai Bà.
Có vài ba chuyện nên nói ra ở đây:
Tháng 8 năm 2013, đền thờ Hai Bà ở Lâm Đồng bị đốt phá gây hư hại nặng nề đến nay vẫn chưa biết được thủ phạm là những thằng chó điên nào.
Từ vài năm nay, nói rõ hơn là từ năm 2008 đến nay, năm nào Hà Nội cũng đưa một phái đoàn văn công  đóng giả làm Hai Bà sang thị trấn Đông Hưng, một thành phố nằm giáp Móng Cái, để dự lệ giỗ Mã Viện.  Nhật báo Đông Hưng trong số ra ngày 7 tháng 2 năm 2008 đã tường thuật chi tiết buổi lễ với rất nhiều hình ảnh của  bọn trâu ngựa đến  dự Miếu Hội Phục Ba Tướng Quân. Cả bọn cúi đầu  tiến vào cái miếu dưới hàng chữ “Vệ Quốc Anh Hùng, Vạn Dân Kính Ngưỡng” rồi ca hát, nhẩy múa, khấn vái đánh dấu  “Kỷ Niệm Dân Tộc Anh Hùng, Quảng Dương Phục Ba Văn Hoá.” Mấy con khỉ đột cái làm bẩn những tà áo dài, những chiếc khăn vành dây truyền thống của Việt Nam  khi chúng ưỡn ẹo múa may quay cuồng  để dâng hương cho tên giặc họ Mã.
Mới đây, một học sinh lớp 3 có viết thư cho tờ Thanh Niên hỏi tòa báo rằng em đọc hết mấy cuốn sách mà vẫn không biết Hai Bà đánh quân giặc nào.
Thảm biết là chừng nào. Trong khi tờ Metroplolitan trong một bài báo cách đây mấy năm có ghi rõ The Trung Sisters là những người được mến mộ nhất lịch sử nhân loại  thì  bọn  súc vật nô dịch đang làm tất cả những gì chúng có thể làm được để đẩy Hai Bà  vào quên lãng.  Sách vở thì ghi về Hai Bà rất lờ mờ vì không dám nói Hai Bà đánh giặc Hán. Sinh nhật Hai Bà thì dẹp cho đỡ tốn tiền. Giỗ thằng ngựa quỉ Mã Viện thì kéo nhau sang Tầu tế lễ cho tròn chữ hiếu.
Tội nghiệp các em bé Việt Nam. Các em không được dậy bài học thuộc lòng này (trích trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca) mà đến tận ngày hôm nay  chúng tôi vẫn còn nhớ:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận gười tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
 Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
… Uy danh động đến Bắc phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công …
Biết đâu “đột xuất”  lại là vì một tên thái thú từ Bắc Kinh phái sang,  ra lệnh cho không được làm sinh nhật cho Hai Bà  để khỏi làm phiền lòng bọn chó dại đang ủng oẳng cắn càn ở biển Đông?

Mả cha bọn chó má ở Hà Nội! Nghĩ tới chúng nó là chỉ muốn văng tục ra là vậy. 

August 14, 2014

August 15, 2014

DÁNG KIỀU THƠM
Đọc nhiều lần bài Tây Tiến của Quang Dũng rất  nhiều lần mà rốt cuộc tôi chỉ nhớ được câu “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Nhưng thực ra, hình ảnh những người đẹp Hà Nội của ông không bao giờ  xa hẳn ông, xa hẳn những câu thơ của ông. Lúc nào cũng thấy họ  thấp thoáng. Lúc  “trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ” , lúc “áo mỏng buông hờn tủi”, lúc “rạt rào” những “dòng lệ thơ ngây”…
Tôi ở Hà Nội trong những năm còn rất bé. Ký ức về thành phố này không có được bao nhiêu. Hồi ấy tôi còn quá nhỏ. Nhớ được mấy con đường gần nhà đã là nhiều lắm. Thỉnh thoảng theo người lớn đến vài ba nơi mà  tôi cũng chỉ nhớ được một hai cái tên đường. Chưa có được cả một mối tình. Nhưng tôi vẫn còn nhớ được  vài ba khuôn mặt mà nếu có liều lĩnh gọi đó là những dáng kiều thơm thì cũng có thể tạm coi là được.
Cạnh nhà tôi là gia đình một ông giáo. Ông có một cô con gái mà tôi nghĩ là đẹp lắm. Cô tên là Th. Chắc cô phải hơn tôi  sáu tuổi là ít. Gia đình ông sống kín đáo, không bao giờ nghe thấy bất cứ một thứ tiếng động hay tiếng người  nào từ nhà ông bay vọng  ra. Ngay cả mấy ông chú của tôi cũng không biết được bao nhiêu về cô. Có thể tôi lại còn biết cô hơn cả mấy ông chú rất tinh nghịch của tôi là đàng khác. Trong lớp nhạc ở phố Cửa Nam, một hôm tôi thấy cô đến để nhờ ông nhạc sĩ dậy đàn cho tôi tập cho cô hát bài Tình Thắm của Vũ Nhân. Mấy câu đầu của bài hát ở lại với tôi từ đó…
Tôi nhớ một chiều xa xôi chớm thu. Em đến thăm tôi một chiều khi nắng  vàng. Cỏ cây dường như khoe sắc thắm, nghiêng nghiêng đón gót người đi yêu đương  dâng sóng tình mến…
Mấy tháng sau, gia đình tôi di cư vào Nam, nhưng bài hát ấy thì vẫn còn trong ký ức của tôi, và  cô vẫn đến “thăm” tôi những chiều khi nắng vàng, có hoa cỏ dâng sóng tình mến…
Tôi  tiếc  không có thêm được mười tuổi  để chuyến đến thăm như trong ca khúc của Vũ Nhân  có thể diễn ra trong những tháng ngày ở Hà Nội. 
Gia đình cô có đi Nam không thì tôi không cách nào biết được. Cuộc sống đưa đẩy, tôi quên hẳn cô Th. Cô có vào Sài Gòn, có sống ngay cùng ở cái thành phố ây có khi tôi cũng không biết. Tới tuổi biết đi tìm cô (nếu gia đình cô  ở Sài  Gòn) thì tôi lại không ở thành phố đó mấy năm. Rồi những quen biết mới, những  nơi sống mới lại càng đưa tôi đi xa thêm nữa.
Th. không còn ở trong  đầu óc của tôi nữa.  Chỉ thỉnh thoảng lắm, khi nhớ lại vài ba câu trong bài hát cũ, Th. mới xuất hiện. Th. của tuổi 16 hay 17, chiếc áo dài trắng, đôi guốc cô để dưới chân cầu thang khi leo lên căn gác có lớp dậy nhạc ở phố Cửa Nam, mùi mái tóc  bay nhẹ khi cô cúi xuống tìm bản nhạc  trên cái pupitre của tôi.
Chắc dáng kiều thơm thì phải như thế.
Bây giờ, chắc cô đã phải 75 hay  76 tuổi. Cô chắc phải làm bà nội, bà ngoại vài ba lần. Cô ở đâu sau những dâu biển tang thương của đất nước? Cô ở lại Hà Nội hay cô cùng gia đình đi Nam, vào Sài Gòn, Đà Lạt hay Huế? Hay cô cũng di tản ra nước ngoài?
Nếu ở lại Hà Nội, cô có còn ở lại khu nhà cũ ở gần Văn Miếu không? Cô có  trở thành cán bộ, lấy một anh chồng răng đen mã tấu nhà quê nhà mùa không? Cô có dọn về một căn “hộ” trong một khu tập thể nào không, ngày ngày lo cho anh răng đen mã tấu  để cho chàng  chiều chiều co cẳng hút thuốc lào vặt nói phét ông ổng khắp khu nhà không?
Và lũ con, cháu nội ngoại của cô có đứa nào chửi thề luôn miệng, động một chút là lôi nhau ra đường đánh nhau xong còn xé quần áo của nhau ra cho  lũ bạn mất dậy thu video clip tung lên mạng  mà báo chí đã thuật lại hàng trăm vụ hay không?  
Tôi chưa về Việt Nam bao giờ, mà có về thì cũng chẳng dám lần về khu nhà cũ để hỏi thăm kiếm cô đâu.
Vô phúc gặp ngay một con mụ cán bộ mặt mũi đanh ác chửi cho môt trận, lại hắt cho một chậu nước bẩn vào mặt  kèm theo một cái bĩu môi trông như ông Phạm văn Đồng lúc xấu trai nhất thì đau đớn cho đời khỉ già lưu vong biết là bao.
Không dám đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm nữa đâu. Bố bảo cũng chịu thua.     
NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ
Trong những năm gần đây, có lúc tôi đã đi tới một sự suy nghĩ rằng ở Việt Nam không còn có được bất cứ một cái gì tử tế, tốt đẹp sót lại trong cái đất nước này nữa. Bản tính, đạo đức, lối sống, con người, tình cảm, luân lý… tất cả đều đã phá sản hoàn toàn từ sau năm 1954 ở miền bắc và sau năm 1975 ở khắp cả hai miền bắc và miền nam. Người Cộng sản, như Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc không Cộng sản đã nói, có một cái tài đặc biệt là có thể làm xấu đi tất cả những gì tốt đẹp của con người. Ông đã nói như thế khi dẫn một người  bạn đi thăm một vài nơi ở thủ đô Praha. Những cái xấu xa đó không phải chỉ ở mặt ngoài của đất nước, mà  còn luôn cả những cái ở bên trong con người Tiệp Khắc. Ông Havel cho là phải mất rất nhiều năm mới gột bỏ được những cái xấu xa đó mà Cộng sản tạo ra cho đất nước của ông. Tôi thấy ông nói rất đúng khi nhìn về đất nước của mình.
Nhưng có thể tôi đã lầm. Vẫn còn một Việt Nam rất đẹp, rất tử tế, rất nhiều tình của người đối với người. Những thứ mà ngay cả ở nước Mỹ, ở một vài nước tôi đã có dịp  đi học, đi làm, sinh sống, và luôn cả ở miền Nam thời trước năm 1975 cũng không được tốt đẹp như  Việt Nam bây giờ.
Người Việt, tôi thấy, chưa bao giờ đối xử với nhau được như cách người ta đối xử với nhau như ở Việt Nam ngày nay.
Trước năm 1975, anh em ruột thịt trong nhà, bạn bè thân cũng như sơ, họ hàng thân thuộc gần xa … chưa bao giờ tôi thấy ai đối xử với nhau đẹp như một vài trường hợp như ở Việt Nam ngày nay.
Báo chí trong nước mới đây có viết mấy bài về một  người    đàn ông ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên thanh tra chính phủ nay đã về hưu.  Ông lui về nghỉ tại một căn biệt thự xây trên một khu đất rộng trên một ngàn mét vuông làm toàn bằng vật liệu như gỗ quí, đồ đạc trong nhà toàn những thứ đắt tiền trong một kiến trúc  rất đẹp chung quanh có tường cao, trang trí bằng những mặt trống đồng lịch sử và cổ điển.
Ngoài ra, ông Truyền và gia đình cũng còn làm chủ một số bất động sản, biệt thự rất lớn và đắt tiền ở Sài Gòn, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và phường Thảo Điền thuộc quận 2…
Khi thấy một giới chức chính phủ về hưu mà nhà cửa kinh khủng như vậy thì nhiều người cũng đâm ra thắc mắc. Làm sao lương lậu chính phủ phát mà có được nhiều tiền để (nhiều) nhà cao cửa rộng như thế thì ông Truyền cho biết đất đai là ông thừa hưởng của mẹ để lại, con trai mua thêm khu đất hoang  nằm sát cạnh biếu ông để ông làm nhà. Đó là một chuyện tốt đẹp thứ nhất. Gia tài mẹ để lại thì anh em cho ông hết, không thèm tranh chấp đánh nhau vỡ đầu, kiện lên kiện xuống. Con trai chí hiếu thì mua miếng đất bên cạnh biếu bố cho bố xây nhà, không hề có chuyện  cướp đất hương hỏa của bố, đuổi hai con khỉ già ra chợ Bến Tre bán vé số độ nhật.
Có đất rồi nhưng làm thế nào có nhà ở cho bõ những ngày cơ cực? Dễ thôi. Ông có một cô em gái nuôi thấy vậy bèn tặng ông một số tiền để xây lên mấy tầng, có mái vòm, ao cá, vườn cây, lối xe ra vào thoải mái không phải tránh nhau, gắn camera khắp nơi cho an toàn…
Đó là chuyện tốt đẹp và tử tế thứ hai. Em gái nuôi ở cái lỗ nào chui ra  mà sao tốt như thế? Ông chỉ cho tôi chỗ để kiếm một hai đứa đem về cung phụng vài năm coi chúng nó có tặng cái nhà nào không , hay giúp xây cho cái hộ (?)  nào chăng.
Tuần qua, báo trong nước  đăng tin giám đốc sở tài nguyên Đào Anh Kiệt khai với công an là bị mất trộm ngay tại sở làm (ở Sài Gòn) một món tiền lên tới 1 tỉ đồng và 30 ngàn đô la Mỹ. Ông cho biết định mang số tiền đó đi mua nhà cho con trai. Ôi đúng là một người cha tử tế. Ông khai với cảnh sát và cũng nói với báo chí rằng sối tiền đó là tiền mồ hôi nước mắt ông dành dụm từ nhiều năm nay mới có được chứ không hề là tiền tham nhũng mà có.
Đất nước chúng ta  vậy ra càng ngày càng khá ra. Mồ hôi và nước mắt bây giờ rất có giá  là như thế. Cứ đem hai thứ ấy ra đổi là khối tiền, mà tiến tỉ chứ bộ cứt sao!
Tội nghiệp Robin Williams sao ra đi sớm vậy? Chứ nếu ở tới hôm nay, nghe hai chuyện này  cũng được một trận cười thỏa thích, cam đoan hết trầm cảm ngay, khỏi phải đi tìm cái chết quá sớm như thế. Hay  cũng có khi nghe xong, cười quá cũng lại chết thì sao!     

Rõ khổ.

August 7, 2014

August 8, 2014

USEFUL IDIOTS
Ít lâu sau khi cuộc cách mạng Bolshevik thành công đưa Cộng sản  lên nắm quyền ở Nga, Lenin đã nghĩ ra được một danh từ hay tuyệt để gọi bọn trí thức Tây phương chạy theo bám lấy đít  Cộng Sản mà hít hà. Lenin gọi  bọn này là polezniye duraki, tiếng Anh gọi là useful idiots, những thứ xuẩn động nhưng  có ích (cho Cộng sản), là bọn thấy cái gì của Cộng sản cũng khen lấy khen để, rồi quay ra chống lại tất cả những cái tử tế của những xã hội đã cưu mang chúng.
Bọn xuẩn động ấy không phải chỉ xuất hiện ngay sau cách mạng tháng 10 rồi nhanh chóng nhìn ra những sai quấy của Cộng sản để tỉnh ngộ, mà chúng còn tiếp tục ngu muội, xuẩn động trong nhiều năm sau nữa. Có những thứ không nhìn thấy được những lầm lẫn của  bon xuẩn động đi trước để tránh những vết xe đổ mà không đi theo những con đường ngu dại của bọn đi trước. Chúng vẫn nhắm mắt lao đầu vào những lối đi đầy những sai lầm đó nhiều năm sau, cả  sau khi Cộng sản làm rơi những chiếc mặt nạ chúng dùng để che cái mặt thật  xấu xa của chúng.
Đó là những George Bernard Shaw, Langston Hughes, Jean Paul Sartre, H.G. Wells, Doris Lessing, Walter Duranty, Paul Robeson… Một  vài người  trong số đó, sau ít năm cũng phản tỉnh, nhìn ra được những  sai lầm của mình. Nhưng một số vẫn tiếp tục ngu muội cho đến chết.
Ở Việt Nam cũng có những thứ cơm không ăn, cứ cứt mà đớp mới chịu. Nếu chỉ  lôi cứt ăn với nhau không thì kệ xác nhà chúng nó. Nhưng chúng nó ăn cứt xong rối còn kéo cả miền Nam xuống cái lỗ trồ bằng những việc làm ngu xuẩn đó của chúng. Kéo cả nước xuống cái hầm cứt rồi chúng được đền bù, ban phát cho một vài ơn huệ. Những thứ như Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Ngọc Lan…
Gặp phải vài ba điều bất mãn, có đứa tuyên bố vài ba câu rồi tiếp tục làm con hến, câm luôn. Có đứa viết nguệch ngoạc vài dòng chữ xin bỏ đảng nêu lý do đảng không còn đi theo con đường tốt đẹp trước nữa. Mất hơn bốn mươi năm nằm trong chăn mới thấy được mấy con rận hay sao? Trí thức, có học, có bằng cấp mà phải mất hơn bốn mươi năm mới lơ mơ thấy như vậy ư?
Một trong những tên đó là Lê Hiếu Đằng. Đằng học luật ở Sài  Gòn rồi đi theo Cộng sản trong những năm 60 và 70. Sau năm 75, Đằng về thành được trao cho những chức vụ đáng kể. Gần chết thì tuyên bố bỏ đảng, muốn đảng thay đổi mà đảng không thay đổi. Viết xong mấy câu bỏ đảng thì lăn ra chết.
Đúng là một  useful idiot.
Tuần trước thì một tên useful idiot khác  bị đảng đạp ra ngoài. Tên này bị đảng khai trừ chứ không  xin ra khỏi đảng. Nguyễn Đăng Trừng học luật, từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn nhiệm kỳ 67-68. Sau vụ Mậu Thân, Nguyễn Đăng Trừng vào bưng, được kết nạp vào đảng năm 1971. Sau năm 1975, Trừng được trao giữ nhiều chức vụ quan trong khác trong  các lãnh vực an ninh, chính trị, tư pháp. Chức vụ cuối cùng của Trừng là  chủ nhiệm luật sư đoàn TPHCM.
Như vậy, Nguyễn Đăng Trừng là người biết rất rõ bên trong đảng Cộng sản Việt Nam, biết rất rõ những sai lầm, xấu xa, tồi tệ của bọn cầm quyền, của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng trong suốt hơn bốn chục năm sống với bọn chó má  ấy, Trừng  câm như hến, không một lần dám mở miệng. Trừng vẫn muốn bám vào đảng Cộng sản  để sống cho đến khi đảng không  còn thấy Trừng có ích cho chúng nữa thì Trừng mới bị đá ra ngoài.
Đúng là một thứ useful idiot. Khi không còn useful nữa thì tên idiot bị đá không thương tiếc.
Trừng là trí thức, lại theo đảng từ gần nửa thế kỷ mà còn không  sống được với đảng chứ những cái thứ như vài ba tên hề diễu dở từ Mỹ về Việt Nam êu ếu diễn xuất vài ba giọt nước mắt cá sấu vô duyên mà ngay mấy tên cán bộ hạng bét còn ngó một cách khinh bỉ  thì ăn thua gì. Thật đúng là:
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Huống chi mảnh chĩnh, mảnh chai đầu hè
CHÙA
Tại sao Việt Nam không nhiều chùa như ở Miến Điện, Tây Tạng hay Sri Lanka thì  hơi lạ. Người Việt Nam  ai cũng thích chùa cả vậy mà lại … ít chùa hơn các nước Phật giáo vừa kể thì quả là có kỳ cục thật.
Nhưng vài ba chuyện mới xẩy ra  gần đây lại khiến cho người ta tin  là chuyện chùa miếu của người Việt Nam   sẽ lại càng ít thấy hơn nữa.
Chả là vì các nhạc sĩ viết nhạc không thích chùa nữa. Ôm cây đàn đau khổ  bao nhiêu đêm ngày, có người ho hen bệnh hoạn chết yểu như Nguyễn Mỹ Ca, có người sống trong nghèo túng đến khi chết như Canh Thân, Lê Thương… có người chết đau đớn theo tình yêu, cảm hứng cho những tác phẩm của mình như Đỗ Lễ…mới viết xong được bản nhạc. Tác phẩm của họ viết xong được các giọng hát  cất lên nhưng họ thì không bao giờ nhận đươc một sự đãi ngộ, bù đắp nào. Nếu có thì cũng chỉ là tượng trưng, rất ít. Ngoại trừ một số rất nhỏ dám đứng lên đặt vấn đề tác quyền, đa số thì chỉ thấy tác phẩm tim óc, gan ruột của mình bị lôi ra chùa hết. Cứ nghe tác phẩm của mình là lại thấy mùi hương ngào ngạt như các văn nhân ngày xưa trước khi đọc thơ thì lại đốt trầm lên cho thơm ngát chốn thư phòng.
Trịnh Công Sơn trươc khi chết có dặn dò gia đình phải  đòi tác  quyền những ca khúc ông viết mà các giọng hát đem ra hát đầy mùi nhang suốt mấy chục năm nay, và gia đình của ông đã làm đúng theo lời ông dặn dò. Vì thế, chuyện hát nhạc của ông không còn chùa miếu nữa. Hát nhạc của ông để kiếm tiền thì phải trả tác quyền. Ca sĩ không thể nói có quen biết thân tình với tác giả nên … chùa các ca khúc của ông.
Một buổi trình diễn nhạc ở trong nước mới đây đã làm đúng câu “đầu tiên là tiền đâu” cái đã. Thế là hết chùa.
Một số ý kiến cho rằng làm vậy, đòi tiền, là không văn học nghệ thuật chút nào. Nhưng thử  hỏi những ý kiến ấy là  nếu họ có tác phẩm thì họ có muốn chùa miễu cho có nét văn học không nào?
Không thì tại sao lại chỉ muốn người khác chùa còn mình thì không?
Tại sao lại “của người bồ tát, của mình lạt buộc”?
Nói đến đây tôi lại nhớ có một  anh ca sĩ nọ. Anh làm mấy cái CD thu giọng của anh. Ở bìa lưng của đĩa CD, có in danh sách những ca khúc anh hát. Người ta chỉ thấy tên của bài hát và bên cạnh tên bài hát là tên của anh. Tên của các nhạc sĩ viết các ca khúc ấy không hề được ghi xuống.
Như vậy, tên nhạc sĩ sáng tác còn không được ghi xuống thì làm gì có chuyện anh ta đi tìm tác giả để trả tác quyền.
Nhưng tệ hơn nữa là anh ca sĩ này lúc ấy có một  bạn gái luật sư nên anh ta nhờ cô ta viết một thông cáo giọng đầy hăm dọa  nói rằng bất cứ ai dùng tiếng hát của anh ta, hình ảnh của anh ta thì phải xin phép anh ta, nếu không anh sẽ nhờ pháp luật can thiệp. Như vậy, của người khác thì chùa thoải mái, còn của  mình thì đừng có mà ai đụng vào!
Trở lại chuyện ca hát nói là để gặp gỡ khán thính giả cho đỡ nhớ thì người ta lại nhớ đến chuyện một ông nhạc sĩ nọ cũng than là nhớ khán giả muốn gặp khán giả để cám ơn. Trước đó, ông than nghèo kể khổ ốm đau sầu não rất Việt Nam bi thảm Đông Dương nhưng nay khoẻ  lại nên muốn gặp những khán giả ái mộ ông.

Chuyện đó nghe hay lắm nếu ông đến một  chỗ nào đó, hát một buổi cho khán giả vào cửa tự do cho cả hai bên đỡ nhớ  nhau. Chuyện ấy quá dễ. Ở  California thiếu gì mấy phòng sinh hoạt của các tòa báo lấy giá nhẹ nhàng, nhiều người đã làm như thế. Nhưng ông nhờ người tổ chức ở một hý  viện sang trong, giá vé cao gấp năm lần giá vé đi nghe Tony Bennett ($75/vé hạng nhất) cũng hát trong dịp ấy. Kiếm tiền thì cứ kiếm nhưng … vừa phải thôi chứ. Nhớ khán thính thì nhẹ tay một chút.