July 30, 2015

July 31, 2015

 MA CÔ CHÀO HÀNG
“Ma cô” không phải là một danh từ Việt ngữ. Lý do có thể là vì người Việt (trước đây) không có ai làm cái thứ công việc xấu xa, tồi tệ và khốn nạn đó. Thế nên Việt ngữ không có tiếng để gọi bọn dẫn khách cho những phụ nữ tội nghiệp và bất hạnh, những người phải đem chính ngay thân thể thể của mình ra bán để kiếm sống. Thời Nguyễn Du, tiếng Việt không có danh từ để gọi bọn thú vật ấy nên nhà thơ họ Nguyễn phải dùng ngay tên của tên đàn ông khốn kiếp Mã Giám Sinh, để gọi cái thằng đàn ông chó má chuyên đi kiếm những phụ nữ khốn khổ mang về bán cho bọn chứa điếm.
Mãi đến khi tiếng Pháp du nhập vào Việt Nam, người Việt mới quơ đại danh từ “maquereau” và giản lược nó đi thành “ma cô”, thì tiếng Việt mới có chữ mà nhà làm tự điển Đào Duy Anh phải định nghĩa là “người dẫn mối cho đĩ” cho dễ hiểu. Từ đó tiếng Việt mới có danh từ ma cô để khỏi phải dài dòng khi gọi những đứa sống nhờ cái vốn Trời cho có sẵn của những người phụ nữ khốn khổ trong những địa ngục kinh hoàng nhất trên trái đất này.
Trong khi các nghề nghiệp khác đều có những thay đổi thì nghề ma cô gần như không có những đổi thay nào đáng kể. Bọn ma cô vẫn dùng một giọng điệu cũ xưa để quảng cáo cho món hàng mà chúng muốn bán, vẫn lọc lừa thủ đoạn dối gạt cốt sao kiếm thứ đút vào lỗ miệng.
Đọc những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long là thấy đầy những cảnh như thế. Tác giả Kinh Nước Đen viết về những ma cô tí hon chạy theo xe của những người đàn ông đi tìm hoa ở những xóm điếm, chào hàng bằng những câu nói không thường thấy ở những cái miệng mà tuổi tác chỉ mới lên chin, lên mười. Nào là có em là nữ sinh, nào là em vừa cắt chỉ, nào là em còn mới, không có bệnh tật gì …
Lối chào hàng như thế của bọn ma cô thì vẫn còn nguyên như từ bao nhiêu năm nay. Khung cảnh có thể khác, nhưng mục đích thì vẫn còn y nguyên, để quảng cáo cho món hàng mà chúng muốn bán.
Một tên ma cô ma cạo mới đây đã có lần sang tận nước Mỹ để làm công việc đó. Nó nói là để quảng cáo cho việc đầu tư ở Việt Nam. Nhưng điều nó nói ra thì cũng chẳng khác gì lời lẽ của những tên ma cô chào hàng, kiếm khách cho những người phụ nữ sống bằng nghề bán trôn nuôi miệng. Thay vì nói rằng Việt Nam là một môi trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư vì kỹ năng của người công nhân Việt Nam rất cao, lương hướng hợp lý, lại không có nghiệp đoàn để gây khó dễ cho chủ, Việt Nam có thể cạnh tranh dễ dàng với Trung quốc, hơn hẳn Philippines, Indonesia, Thái Lan… vân vân. Thay vào những chi tiết dùng để chào hàng, để hấp dẫn, lôi cuốn khách đầu tư đến Việt Nam thì miệng lưỡi của tên ma cô nói rằng hãy đến Việt Nam, vì “con gái Việt Nam đẹp lắm”.
Tình hình đầu tư thuận tiện ở Việt Nam được tô vẽ cho hấp dẫn bằng nét đẹp của phụ nữ Việt Nam. Những phụ nữ này không được làm cho hấp dẫn các nhà đầu tư bằng những khả năng của những tấm bằng MBA, của tài khéo trong các sinh hoạt thương trường, tại thị trường chứng khoán … Tên ma cô nói tới chi tiết không dính dáng gì tới chuyện đầu tư mà chỉ nêu ra nét đẹp của phụ nữ Việt Nam.
Không nói ra, nhưng chắc chắn nó muốn nói về những “vành ngoài, vành trong” , những “bẩy chữ”, những “tám nghề” như những bài học mà người đàn bà “lờn lợt mầu da”, “to lớn đẫy đà” đã hết mình dậy cho người con gái họ Vương để làm việc cho mụ.
Chi tiết về câu chào hàng khốn nạn đó được ghi lại đầy đủ trong một bài phỏng vấn mà nó dành cho một tờ báo nhà nước. Thằng ma cô ấy tên là Nguyễn Minh Triết. Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay trong dinh chủ tịch sau chuyến đi Mỹ của nó. Cuộc phỏng vấn được thu hình và thu thanh đầy đủ và được lưu trữ trong kho tài liệu của đảng. Chính những lời rao hàng ô nhục đó đã khuyến khích và mở đường cho hàng ngàn phụ nữ Việt đem “hàng trắng” đi bán đi bán ở khắp nơi. Dịch vụ nở rộ đến độ mới đây, Singapore đã phải từ chối cho nhập cảnh một số phụ nữ Việt Nam khi những người này tìm cách đến Singapore để cho những người dân Singapore… đầu tư mà không cần phải mất công lặn lội đến tận Việt Nam cho tốn kém.

Đau và nhục nhã cho người Việt Nam biết là bao nhiêu vì bọn ma cô khốn kiếp đó.

July 26, 2015

July 24, 2015

 TÌM NGƯỜI ĐI LẠC
Đây là một đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đọc được trên một tờ báo trong nước hồi tuần trước. Những dòng chữ này làm người ta nhớ ngay tới những đoạn nhắn tin tìm trẻ lạc trên báo chí Sài Gòn hồi trước năm 1975. Đại khái là sau mấy dòng mô tả người muốn tìm như vóc dáng, dung mạo với những nét đặc biệt, tuổi tác, quần áo mặc lúc ra đi, đoạn cuối bao giờ cũng là một hai lời hứa là muốn gì, gia đình cũng chiều theo, ai gặp, xin dẫn về địa chỉ nhà đương sự sẽ được hậu tạ, cam đoan không làm khó dễ, hệt như chủ của những con chó bị trộm sẵn sàng trả tiền chuộc “no question asked”.
Đoạn nhắn tin tìm người đi lạc đó nguyên văn như thế này:
Đàn ông, dáng người hơi lùn, mặt giống mặt lợn, 66 tuổi. Bị bệnh tâm thần, nên tin chắc mình là Chệt, xưng tên là FENG GUANG SHENG, chỉ nói tiếng Tầu tuy là người Việt 100%, luôn luôn nhận cha là Mao Ze Tung
Khi đi lạc mặc quần áo kiểu hát bộ Hồ Quảng, trong túi có một số tiền nhân dân tệ nhờ bán được một ít nước. Lạc ở Paris, thủ đô Pháp từ hơn một tháng nay không tin tức gì, có tin nói là đã chết.
Anh FENG GUANG SHENG ơi, anh ở đâu về ngay, cả nhà rất tâm tư (chữ của anh đấy). Gia đình rất cần anh. Thằng Hải (Feng Guang Hai) con chúng ta đớp chưa đủ no. Anh không về, tài sản tham nhũng mà nó vồ được chắc khó mà giữ được. Chắc em phải đi bán bánh bò bánh tiêu để sống quá. Thà trốn sang Trung quốc làm ăn mày chó còn đỡ khổ hơn.
Anh sống khôn thì tìm đường về nhà còn nếu chết thiêng thì cũng báo mộng cho em và con.
Ông bà ai thấy chồng cha, anh của chúng tôi ở đâu thì đưa giúp về nhà, chúng tôi xin đền ơn một bữa cơm lạ (cơm Tầu). Xin đừng giết, để lò heo Chánh Hưng giết đẹp hơn.
Anh FENG GUANG SHENG, anh về nhà ngay, anh muốn gì cũng được. Muốn là Chệt cũng được, cụ Xi Jiinping (Tập Cận Bình) sắp sang chơi, anh nên về đón cụ cho phải phép lại thuận lợi cho việc bán nước của anh.
Vợ anh: Roan Si Lu (Nguyễn Thị Lộc)
Con trai: Feng Guang Hai (Phùng Quang Hải) đại tá, bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐTV Tổng Công Ty 319 bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Em gái: Fen Shui Lian (Phùng Thùy Liên) Phó Tổng Biên Tập báo Công An Nhân Dân

Tôi đọc đi đọc lại mấy lần mà không sao đoán ra tên Việt Nam của đương sự là thằng chó gì. Chán thật.

July 18, 2015

July 17, 2015

 ĐẸP SAO LÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
Phải nói ngay người vẽ cái poster đó vẽ rất khéo. Những ai không phải là người Nhật hay người Việt, không đọc được chữ Nhật và chữ Việt mà nhìn tấm poster ấy thì chỉ thấy lá cờ đỏ sao vàng quang vinh (?) của nước ta để rồi nghĩ ngay rằng (nội dung của tấm poster là) nước ta đang oai hùng tiến lên cùng năm châu thế giới.


Manbiki wa hanzai desu 万引き わ 犯罪 です
"ăn cắp là phạm tội"
Tấm poster này được một sinh viên Việt Nam học tại đại học Matsuyama Matsudo, Chiba tìm thấy ở trong khuôn viên của đại học. Nửa trên của poster là lá cờ đỏ sao vàng với ngôi sao phinh phính beo béo của nước ta, không thể lầm với bất cứ một ngôi sao nào trong các lá cờ của thế giới. Thực ra trong tấm poster đó cũng không hẳn là một lá cờ, mà là một khoảng mầu đỏ chẩy loang xuống nửa dưới của tấm poster. Khoảng mầu đỏ loang che gần hết hai chữ “Trộm cắp”. Một hình vẽ bàn tay, biểu tượng quốc tế cho chữ “STOP!”. Ngay phía dưới là hàng chữ Nhật mà kiến thức rất hạn hẹp về chữ Hán của tôi chỉ đọc được lõm bõm ba bốn chữ, nhưng chắc ý nghĩa của hàng chữ Nhật ấy chắc cũng không ngoài một lời nhắn là đừng ăn cắp. Ở cuối của tấm poster là hàng chữ Việt nguyên văn: “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG”.
Chuyện ăn cắp thì ở đâu mà lại không có. Ăn cắp không chỉ thấy ở những người thuộc riêng một quốc tịch nào nghĩa là những người ăn cắp thì nước nào cũng có. Nhưng theo một bản tin của đài BBC mới đây, thì người Việt ở Nhật dính vào hơn 40% những vụ ăn cắp vặt. Các vụ này thường diễn ra tại các siêu thị, luôn cả các cửa tiệm bán quần áo, mỹ phẩm sang trọng. Thủ phạm là những thành phần lao động, du sinh, và luôn cả các phi công và tiếp viên hàng không. Tình trạng này diễn ra nhiều đến nỗi cảnh sát của một thành phố (Nhật) nọ phải đưa người sang Việt Nam để học tiếng Việt ngõ hầu giải quyết những trường hợp ngôn ngữ bất đồng giữa cảnh sát và những người Việt phạm tội ăn cắp. Ở một số nơi đã xuất hiện những poster có nội dung cảnh cáo những người trộm cắp viết bằng tiếng Việt hăm là hình phạt sẽ rất nặng. Điều an ủi duy nhất là, vẫn theo bản tin của đài BBC, thành tích ăn cắp của người Việt ở Nhật vẫn còn thua Trung quốc.
Nhưng người ta phải đồng ý là không có một tấm poster cảnh cáo nào có nội dung độc địa (nhắm vào Việt Nam) như tấm ở đại học Matsuyama. Có thể nó cũng xuất hiện ở những nơi khác nữa chứ chẳng lẽ chỉ in ra vài tấm treo trong khuôn viên đại học thôi.
Người designer vẽ tấm poster đó rất khéo nhưng cũng rất đểu. Thay vì chỉ là mấy dòng chữ Việt cũng đủ để răn đe những người có toan tính bất lương, phạm pháp thì designer dùng ngay lá cờ và những hàng chữ Việt để đích danh nói thẳng với các công dân của  nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không hề nhắm vào các lao động đến từ Philippines, Indonesia, Hàn quốc…
Lá cờ được ghép vào tấm poster nhưng không phải là môt lá cờ tung bay ngạo nghễ trong gió, mà là một khoảng mầu đỏ loang lổ.
Sau hết, cái đểu của người vẽ tấm poster đó ghép vào tấm poster đó là câu mà nhà nước vẫn đem ra để bảo ban, dậy dỗ những người dân cùng khổ của Việt Nam: “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG”.
Người design tấm poster rất đểu khi đem câu này ra để mỉa mai, rỉa rói, xỏ xiên nhà nước Việt Nam… Này mấy anh kia, cứ hô hào, cổ vũ cho chuyện lao động là vinh quang thì hãy cứ nhìn lại coi người dân của các anh có làm đúng theo lời cổ vũ của mấy anh không. Họ có thực tâm tin rằng lao động là vinh quang không? Hay những công dân khốn khổ của nước Việt Nam mà các anh xuất cảng đi làm nô lệ ở khắp mọi nơi (nhưng không thấm nhuần đạo đức Hồ chí Minh và những lời kêu gọi của các anh) chỉ là thứ hàng xuất cảng trây lười, chỉ biết trộm cắp sang nước Nhật của chúng tôi và làm bẩn, làm ô nhiễm đất nước của chúng tôi.
Tấm poster xuất hiện từ hồi cuối năm 2014 nhưng tới nay, đại sứ quán của nước ta vẫn chưa có bất cứ một phản ứng nào. Không có một công hàm phản đối gửi cho chính phủ Nhật đòi tháo gỡ những tấm biểu ngữ có nội dung lăng mạ người dân và đất nước Việt Nam.
Hay là chúng nó cũng đồng tình với những lời chửi cha chúng nó lên như vậy?
Đáng lẽ ra bộ ngoại giao phải gọi đại sứ Nhật tới than phiền, đòi chính phủ Nhật phải ra lệnh cho thành phố Chiba dẹp bỏ, thu hồi những tấm poster đó và xin lỗi người Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Nhưng bộ ngoại giao, sứ quán Việt Nam ở Tokyo không hề mở mồm, mặc cho người Việt và lá cờ (dơ dáy ấy) bị mặc tình bôi bẩn thêm.
Nhưng làm thế nào được, khi mà cả nước chúng nó toàn là một bầy trộm cướp, đạo tặc với nhau. Cứ tìm chữ kleptocracy (chế độ ăn cắp) trong internet là lại thấy có tên Việt Nam ngay lập tức.

Cái danh dự của Việt Nam sau năm 1975 bị bọn chó dại ném xuống đất đen biết đến bao giờ mới gột rửa cho sạch đây!

July 12, 2015

July 10, 2015

 CÁI NÒN
Vào internet đọc báo ở trong nước tôi ghét nhất là những bức hình trên báo chụp những người đàn ông đội những cái nón cối mầu cứt ngựa. Nhưng có vẻ càng ngày càng bớt thấy những cái nón đó. Chỉ có lính tráng bộ đội là còn đội chúng. Người thường không còn bao nhiêu đi ra đường với những cái nón cối nữa.
Tôi nghĩ là có mấy lý do để chúng ít còn thấy xuất hiện.
Nhìn những đoàn người di chuyển trên đường phố trong nước bằng các loại xe hai bánh, thì người ta thấy ngay là tất cả đều phải đội nón an toàn mà trong nước gọi là mũ bảo hiểm. Không đội thì bị cảnh sát giao thông chặn lại làm tiền lập tức. Đội những cái nón rẻ tiền sẽ bị coi là không đúng tiêu chuẩn cũng có thể bị làm khó dễ. Nón cối dĩ nhiên không thấy trên đầu những người đi xe gắn máy. Có một số người tìm được những chiếc mũ sắt của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng lôi ra đội cho đến khi bị bắt dẹp bỏ. Bớt đi một số khá lớn những cái nón cối đó. Xem lại những bức ảnh chụp trong thời bao cấp là thấy ngay. Những người đàn ông đủ mọi hạng tuổi đều đội những cái nón đó. Đạp xe một mình hay chở vợ, bạn gái là thế nào trên đầu cũng có cái nón cối. Một nhà báo ngoại quốc có chụp cảnh một người ngồi sửa mũ cối thuê ở trước một căn nhà tại Hà Nội quanh chỗ ông ta ngồi là ba bốn cái mũ cối. Hồi ấy, có được cái mũ là quí lắm. Hỏng hay rách thì sửa lại đội tiếp. Thành phố đầy những nón cối áo quần một kiểu trông buồn nản, thê lương hết sức. Những cái mũ cối thì ở Việt Nam cũng như những cái mũ lưỡi trai kiểu Mao và những cái nón dúm dó kiểu Khmer Đỏ đều có một nét chung: chúng rất xấu. Ngày nay ở Hoa Lục và luôn cả ở Campuchea, những kiểu mũ đó đều biến mất gần hết. Ở cả những vùng nông thôn cũng hiếm thấy. Thỉnh thoảng lắm mới thấy vài ba người già còn đội chúng. Rõ ràng là không hề có một nỗ lực làm đẹp nào khi đặt chúng lên đầu.
Chúng được thay bằng những chiếc nón bảo hiểm nhập cảng từ Trung Quốc để cho một số lãnh đạo được chấm mút. Khi không ngồi xe chạy (rất ẩu) ngoài đường thì người ta để đầu trần nếu không kiếm được cái baseball cap kiểu Mỹ, rồi đội ngược lại, xoay cái vành mũ ra đằng sau cho đúng kiểu cọ.
Như vậy, cuối cùng, những cái đẹp đã được nhận ra. Cái gọi là cái đẹp cách mạng, bưng biền làm gì có. Những thứ đó chỉ được nại ra để an ủi cho những cái xấu, những thứ đi ngược lại thẩm mỹ, để bào chữa qua quít cho trò lợi dụng những thành phần ngây thơ bị phỉnh phờ, lừa bịp suốt bao nhiêu năm để cuối cùng, sau khi đạt được cứu cánh thì bị quăng ra ngoài không thương tiếc. Bọn kia thì giành lấy chính những gì chính chúng đã hết lời miệt thị nào là đồi trụy, nào là đế quốc, nào là phản cách mạng … để sau đó chúng độc quyền ôm lấy hít hà không bao giờ chịu buông ra nữa. Mấy con vợ trông rất nhà quê của bọn lãnh đạo cũng lôi áo dài ra mặc cho bõ những ngày bưng biền cơ cực.
Nhưng cái nón cối đã có được một đời sống khá dài. Trong khi những chiếc áo trấn thủ của những ngày đầu kháng chiến sống không được bao nhiêu lâu thì những chiếc nón cối vẫn còn thỉnh thoảng được trông thấy cho đến tận ngày hôm nay, tuy nhìn chung thì cũng đã dần dần hiếm đi.
Những chiếc mũ cối ấy lại có nguồn gốc rất thực dân. Chính người Pháp đã đem nó vào Việt Nam. Nó được làm bằng bấc nên nó còn được gọi là mũ liège. Nó nhẹ, không giữ nóng nên rất thích hợp cho các vùng nhiệt đới. Ở Ấn Độ, ở Phi châu, ở Đông Nam Á nó đều có mặt. Kiểu có thể hơi khác nhau nhưng chung chung thì nó vẫn giống nhau. Bác sĩ Schweitzer đội nó ở rừng già Phi châu, toàn quyền Doumer đội nó trong bức ảnh chụp chung với vua Khải Định, phó vương Mountbatten ở Ấn Độ… và tôi cũng bị bắt đội nó trong mấy năm tiểu học. Có thể vì thế mà tôi thù ghét nó suốt bao nhiêu năm nay. Rồi những chiếc mũ đó thình lình xuất hiện tại đường phố Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại làm cho chuyện tôi thù ghét nó càng gia tăng thêm.
Chắc chỉ có bác Hồ là yêu nó. Người ta kể là bác yêu nó kể từ một hôm trời mưa nặng hạt, bác được các em cán bộ đứng đón, trong đó có cả (Dáng Đứng Bến Tre) Nguyễn thị Định mà hai câu thơ của Bút Tre còn ghi lại tất đậm nét:
Chị Định đón bác dưới mưa
Chị sợ bác ướt, chị đưa cái nòn…

Cái nòn (?) được bác và con cháu bác thích dùng (?) là vì thế.

July 10, 2015

July 3, 2015

NHỮNG NHÁT KÉO KHỐN NẠN

  Trò chặn đường các thanh niên có mái tóc hơi dài hơn những mái tóc vừa ở trong rừng ra và thẳng tay cắt nghiến đi chỉ là một trong những việc làm không do bất cứ một thứ luật nào hay một chỉ thị nào từ “trên” truyền xuống cả.
Trò này được thấy trong những ngày đầu tháng 5 năm 1975, lúc không khí còn rất bàng hoàng khi những chiếc T-54, những đôi dép Bình Trị Thiên lần đầu tiên tiến vào Sài Gòn. Bức ảnh đen trắng tìm thấy trong một trang báo cũ ghi lại khá rõ cảnh một người lính Bắc Việt đầu đội mũ cối đang dùng kéo để cắt mái tóc một thanh niên trên một con đường nào đó ở Sài Gòn. Vài ba thiếu niên gần đó đứng ngó với những khuôn mặt đầy vẻ kinh ngạc, lo lắng.
Người thanh niên có mái tóc không dài lắm được giữ một cách tươm tất. Anh có vẻ là một người còn đi học, có thể là đang học lớp cuối của một trường trung học nào đó hoặc cũng có thể là một sinh viên đại học. Có khó lắm, khắt khe lắm thì cũng không thể nói mái tóc với khuôn mặt, cách phục sức đó là “đồi trụy”. Người ấy có thể có việc phải ra đường, đang đi thì bị chặn lại để bị “lên lớp” bởi một tên lính Bắc Việt ngu ngơ vừa vào thành phố. Dĩ nhiên bàn tay cầm cái kéo cắt tóc có thể cũng là lần đầu tiên sử dụng cái kéo đó.
Nhưng chi tiết đó có đáng gì quan trọng. Những đường kéo đó không nhắm làm đẹp cho người thanh niên nọ. Nạn nhân của đường kéo có một vẻ nhẫn nại, chịu đựng. Với vài ba khẩu AK ở cái nút chặn ấy thì có nhẫn nại và chịu đựng cũng là điều dễ hiểu.
Mái tóc của người thanh niên được cắt một cách nhanh chóng. Sau đó chắc anh được để cho đi tiếp. Mái tóc được anh o bế bỗng nhiên bị cắt bằng những nhát kéo nham nhở, thù hận, rồi thả cho đi.
Những câu chửi thề tục tĩu nhất ngầm vang lên trong đầu của người thanh niên trong chuyến đi trở về nhà với mái tóc mới, món quà ra mắt của cuộc đổi đời vừa bắt đầu. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng ở góc phố, không kéo dài trong bao nhiêu lâu, nhưng cũng đủ để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp cho người thanh niên Sài Gòn trong bức ảnh.
Nhưng có thể anh sẽ thấy được an ủi phần nào khi biết rằng việc làm ấy mà anh phải gánh chịu không phải là chuyện khốn nạn duy nhất xẩy ra cho một mình anh. Nhiều thanh niên bị chặn lại chỉ vì ống quần hẹp, chiếc áo nhiều mầu. Một cái chai được đẩy vào ống quần, nếu không lọt thì lấy kéo cắt cho ống quần rộng thêm để hết … Mỹ Ngụy. Những chiếc chiếc áo nhiều mầu bị lột ngay ở giữa đường, lý do chỉ vì nó đế quốc quá, nó Ngụy quá, nó đồi trụy quá.
Tiên sư bố cái kéo khốn nạn và chó má đó!
Mà cũng không chỉ có thế. Những chiếc áo dài cũng bị làm khó. Khởi đi từ những chiếc áo tứ thân, qua tay của Lemur Nguyễn Cát Tường với vài thay đổi, rồi với bàn tay của phụ nữ Sài Gòn những năm sau đó đã cho những chiếc áo dài một vẻ đẹp, một nét duyên dáng để hai chữ “áo dài” đi thẳng vào tự điển Anh ngữ như Oxford (British & World English) và Webster (Third New International Dictionary). Những chiếc áo ấy cũng bị bọn mọi rợ bức tử ngay trong những ngày đầu sau khi chúng tiến vào Sài Gòn. Chúng bị chủ của chúng đem cất đi, dấu kín trong góc tủ áo, cũng có thể hai tà áo trước sau bị cắt đi, hay không được đem ra mặc nữa, chấm dứt một thời hạnh phúc… tà áo mỏng không còn buông hờn tủi, dòng lệ thơ ngây của Quang Dũng hết dạt dào và tâm tư khép mở hai tà áo của Đinh Hùng cũng không còn nữa.
Nhưng rồi tất cả những chuyện bức tử ấy vẫn không giết chết được cái đẹp của cái thành phố tôi đã sống, đã yêu, đã trung thành với nó từ hơn nửa thế kỷ nay.
Mấy em nhà quê Hà Nội lúc đầu thì kín đáo, sau thì cũng thấy phụ nữ Nam Kỳ đẹp. Những cái đít không có gân (?) như chúng đã ngỡ trong cơn hốt hoảng. Những cái gân chỉ là những cái quần lót, và những cái soutien quả là đã giúp chặn đúng được cuộc nam tiến (?) của hai cái zú (viết theo kiểu bác Hồ). Các chị ra chợ trời mua về mặc cho bõ những ngày bưng biền cơ cực. Rồi áo dài vai raglan, tà búp bâu tươi không có eo (áo) vẫn có eo (?) được đặt may và mặc với nhau làm như cả đời lúc nào cũng lịch sự lịch sàng như Nam Bộ, Nam Kỳ chúng tôi không bằng.
Thế là mấy con đười ươi cái vợ của những đười ươi đực Ba Ếch, Trọng Lú… mỗi khi đi đây đi đó đều lôi áo dài ra diện, thứ áo mà chúng đã có một thời căm thù đến tận gan tận tủy.
Sao không khăn giữ những nét đẹp cách mạng bưng biền với nhau nữa ?
Cứ xem mấy em bần cố… lông xúng xính quần là áo lượt là lại lộn ruột. Nhưng nghĩ lại thì cũng tội nghiệp chúng nó. Cuối cùng thì chúng nó cũng nhìn ra đâu là đẹp, đâu là xấu…
Những chiếc áo dài, những mái tóc, những tà áo, những vạt áo ấy mới đích thực là cái đẹp. Tội nghiệp có thể là người bộ đội chặn người thanh niên cắt mái tóc của anh.
Bây giờ, ở một ngôi làng nào đó anh bộ đội đang sống, sau khi phục viên, chắc chắn thế nào anh cũng nhớ lại cái buổi sáng hôm ấy ở Sài Gòn khi anh chặn người thanh niên ở góc phố và dùng kéo cắt mái tóc của anh. Người thanh niên ấy đang ở đâu? Mái tóc của anh có còn dài không? Liệu người ấy có tha thứ cho những nhát kéo của anh không, bây giờ những mái tóc không những đã dài mà cỏn là kiểu mẫu cho những mái tóc mà anh cho là phản động và đồi trụy trước đây nữa.
Cũng may mà anh đã không cắt những cái ống quần, những cái vạt áo dài hồi đó.
Chứ nếu anh đã làm những việc đó, thì anh còn ân hận biết là chừng nào nữa. Mấy con đười ươi cái lôi ra để làm đẹp trong khi vợ con anh thì vẫn lem luốc nhà quê nhà quáo như hồi bưng biền vậy.
Nhưng anh cũng thấy an ủi được một điều là mấy con chó cái đười ươi đó mặc cái gì thì cũng xấu như Trời có chửa hoang vậy!