March 29, 2021

Bùi Bảo Trúc trên Diễn Đàn KSCN-Thân Hữu


Diễn Đàn KSCN-Thân Hữu

Thư Gửi Bạn Ta - Bùi Bảo Trúc

Post

April 18, 2014
LŨ LỢN XỔNG CHUỒNG: BỌN DU KHÁCH TẦU

Chiang Mai là một thị trấn ở miền bắc Thái Lan. Đây là một thành phố đẹp và cổ kính, từng là thủ đô của Thái trước khi thủ đô chuyển về Krungthep tức là Bangkok . Chiang Mai được nhắc tới nhiều trong thời chiến tranh Việt Nam khi các quân nhân Mỹ đến thị trấn này để nghỉ phép. Những người lính chiến này không phải lúc nào cũng là những nhà ngoại giao lịch sự văn minh, nhất là trong thời chiến khi áp lực của chiến tranh và cái chết lúc nào cũng cận kề. Chuyện họ phá phách, say sưa, đập phá đã xẩy ra không ít. Nhưng chưa bao giờ Chiang Mai có một thái độ kinh tởm, thù ghét nhắm vào những người lính đó như Chiang Mai đang ghê khiếp đám du khách người Hoa nườm nượp kéo đến Chiang Mai vào lúc này.
Những chuyến du lịch của những bọn du khách tới từ Hoa lục đã làm cho khoảng 80 phần trăm dân chúng Chiang Mai không muốn nhìn thấy những thành phần này kéo đến thành phố của họ nữa.

Image

Theo một cuộc thăm dò ý kiến của khoảng hơn 2 ngàn người dân Chiang Mai hồi tháng trước, thì hơn 80% dân Chiang Mai coi đám du khách Tầu này là những phiền nhiễu cho thành phố. Người Chiang Mai rất ghét những cách hành xử của những toán du khách người Hoa như lối ăn nói ồn ào, lỗ mãng, không chịu xếp hàng chờ đến phiên mình, xô đẩy nhau, hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc, khạc nhổ xuống đất, xuống sàn nhà, mặt đường, vi phạm tất cả những luật lệ của thành phố, ngay cả trong những chuyến họ đi thăm chùa chiền, đại học. Người Hoa còn bị than phiền là hồn nhiên cởi quần áo tắm rửa ở ngay tại các giếng phun, tiểu tiện ở các góc phố, đại tiện xuống hồ bơi, xuống những khúc rạch hào chạy quanh thành phố. Nhiều du khách người Hoa đến ăn ở các tiệm buffet thì mang theo bao giấy, lấy đồ ăn mang về khách sạn ăn với nhau. Đi ngoài đường thì thoải mái ngoáy mũi, xỉa răng, ăn uống xì xụp, nhai ồn ào, lớn tiếng gây gổ với nhau bất cứ ở đâu kể cả tại các nơi tôn nghiêm của thành phố.
Con số du khách Hoa lục kéo tới Chiang Mai hiện nay là khoảng 50 ngàn người mỗi tháng và con số này chắc chắn sẽ còn tăng thêm nữa. Các cơ quan du lịch của thành phố kêu gọi phải giáo dục những du khách này trước khi đến Thái Lan.

Những hành động thô bỉ của người Hoa trong những chuyến đi ra nước ngoài của họ được ghi nhận ở tất cả những nơi họ ghé qua chứ chẳng riêng gì tại Chiang Mai, mà còn ở các địa điểm du lịch thuộc các nước Âu châu, Mỹ châu. Họ hồn nhiên xả rác phóng uế ở tất cả các địa điểm du lịch khiến một vài khách sạn ở Paris và Luân Đôn đã phải treo biển không tiếp các đoàn du khách người Hoa. Một giới chức cao cấp của Bắc kinh, phó thủ tướng, cũng phải lên tiếng khuyên các đồng bào của ông ta phải hành xử một cách văn minh khi ra nước ngoài.

Người ta cũng đã nhiều lần phàn nàn, than phiền và nặng lời với những đám du khách Tầu này trong khi chưa thấy ai phải lớn tiếng bực bội về các du khách từ các nước khác.

Một cuốn sách mới đây của Wang Yunmei nhan đề Pigs On the Loose: Chinese Tour Groups tạm dịch là Lũ Lợn Xổng Chuồng: Bọn Du Khách Tầu đã chi tiết ghi lại những kinh nghiệm của cô sau 6 năm đi tới khoảng 40 quốc gia, với những lần gặp gỡ các toán du khách người Hoa. Tác giả nói rằng rất nhiều trong số những du khách này là những thành phần nông dân thất học, có một ít tiền sau khi bán được đất đai cho chính phủ và quyết định làm vài ba chuyến du lịch ngoại quốc. Kinh nghiệm sống văn minh của họ gần như không có. Ở làng quê của họ, họ có thể ra đồng, ra sông, ra hồ để giải quyết một vài nhu cầu của cơ thể thì ra nước ngoài họ cứ làm như thể còn đang ở trong nước.Tác giả cho rằng giáo dục đã không bắt kịp được với sự gia tăng nhanh chóng của giai cấp trung lưu và tiền bạc mới kiếm được của họ.

Người Thái, khi lịch sự thì nói là đã xẩy ra nhiều trường hợp va chạm văn hoá (cultural clashes). Những người khác thì nói thẳng các du khách người Hoa rất thô bỉ bất lịch sự, thiếu văn minh, kém văn hoá và làm dân chúng rất bất bình. Tờ The Nation viết bằng Anh ngữ thì than phiền người Hoa lái xe ẩu tả, không tôn trọng luật đi đường, tự nhiên dừng xe giữa đường, cãi nhau, các khách sạn cho biết nhiều khách thuê phòng khai là có hai người thì bốn năm người lén vào ở. Nhiều người xả rác bừa bãi, giặt quần áo phơi trên ban công khách sạn. Một số không biết giật nước cầu tiêu, khạc nhổ, to tiếng, tùy tiện phóng uế trong các bể bơi. Ngay cả những người Hoa sống tại Chiang Mai cũng xấu hổ vì cách hành xử của đám du khách Tầu này. Một vài người nói rằng họ rất xấu hổ vì là người Hoa. Trong bức thư gửi cho báo The Nation, một người phải năn nỉ là bọn du khách người Hoa không nên làm nhục người Hoa nữa. Trong năm nay, 2014, theo một ngồn tin của chính phủ Thái, sẽ có khoảng 1 triệu 500 ngàn con heo xổng chuồng kéo nhau đến làm bẩn xứ Thái.

Đọc xong những điều mà người Hoa làm tại Chiang Mai, người ta thấy bọn heo xổng chuồng chạy sang Việt Nam còn kinh hồn hơn đám du khách đến Chiang Mai rất nhiều. Chúng làm tất cả những gì tàn độc nhất cho nước Việt Nam. Ỉa bậy đái bậy mà đã nhằm nhò gì! Chúng nó đang đầu độc cả dân tộc Việt, tàn phá nền kinh tế, nông nghiệp của người Việt, đưa người vào chiếm đất của nước Việt, chiếm đảo của chúng ta, đối xử tàn ác, khốn nạn, chó má với người Việt, mua người đem về nước chúng bắt làm nô lệ, bắt nạt những người dân đánh cá khốn khổ...

Chứ ngoáy mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, đại tiện thì đã ăn thua gì.

Hỡi những người bạn Thái Lan, bọn lợn xổng chuồng quậy phá đất nước của các bạn mà đã ăn thua gì. Hãy nhìn sang nước chúng tôi thì thấy ngay.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 31 tháng 3 năm 2014

Bạn ta,

Vô tư, theo các từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Khôn, là không tư vị, không thiên lệch, là công bình, là đối xử ngang bằng với tất cả mọi bên, mọi phe, là không vì lợi ích riêng.

Như vậy thì ngày nay, ở trong nước, hai chữ này đã bị đem ra hiểu hoàn toàn khác với các định nghĩa trước đây. Hay cũng có thể nói rõ hơn là cách hiểu mới này không thấy tại miền Nam trước năm 1975.

Ở hải ngoại, cách hiểu hai chữ vô tư theo lối mới cũng thấy xuất hiện khoảng trên dưới 10 năm trở lại đây. Lối nói ấy được những người từ trong nước mang ra hải ngoại dùng một cách rất vô tư. Mua cái thẻ điện thoại để gọi viễn liên với phí tổn rất nhẹ thì khi dùng cứ "vô tư", cứ gọi "vô tư". Gọi vô tư thì chắc chắn không có nghĩa là gọi không thiên lệch, gọi công bằng, gọi không vì lợi ích riêng.

Mua cái xe mới xong thì lái vô tư về nhà. Vào nhà hàng gọi vài chai bia uống vô tư...

Dần dần thì cái nghĩa mới của hai chữ vô tư cũng rõ ra, và cách dùng hai chữ này đang từ từ mất đi sự kinh ngạc nó tạo ra trong lúc ban đầu. Nó được đem dùng rất rộng rãi. Đâu cũng thấy ... vô tư. Hai chữ đó được dùng một cách thoải mái. Đó là về mặt tiếng nói. Cái gì cũng vô tư cả.

Cách đây mấy hôm, một tờ báo điện tử trong nước có phổ biến một video clip khá dài với những tai nạn giao thông kinh hoàng ở Việt Nam. Có những tai nạn xe hơi đụng nhau, xe vận tải đụng xe nhỏ, xe lớn đụng xe hai bánh, xe đạp đụng người đi bộ gây thiệt hại vật chất không nhỏ cho các xe bị tai nạn và luôn cả cho người đi đường. Nhưng có một chi tiết gây kinh ngạc cho người xem là thái độ vô tư (lại vô tư) của những người đi đường. Lái xe đụng xe người khác, cứ vô tư lách sang một bên, chạy tiếp. Xe nhỏ đụng xe lớn cũng vô tư bỏ đi ngay, nếu còn đi được. Xe lớn đụng xe nhỏ cũng bỏ đi, vô tư không thèm ngó lại. Không cả một cái nhún vai. Nạn nhân đứng dậy, dắt xe vào lề, rồi leo lên xe đi tiếp rất vô tư.

Mấy hôm trước, mụ bộ trưởng y tế bị chất vấn về những vụ tiêm chủng làm chết trẻ em thì trả lời thật khó là tránh được, và rất khó mà ngăn chặn được những chuyện như thế. Lại cũng vô tư.

Rất nhiều vụ học sinh đánh nhau lột áo của bạn học thì các bạn cùng lớp, bạn trai cũng như bạn gái đứng chung quanh cổ võ, lấy điện thoại cầm tay ra thu hình đưa lên internet rất vô tư.

Học sinh đi thi thì ngang nhiên quay cóp, dùng "phao" để... tham khảo rất vô tư. Thầy cô giáo làm giám thị trong phòng thi cũng đi lại ung dung trong lớp, thỉnh thoảng ghé lại bàn cố vấn cho các học sinh chép bài một cách rất vô tư như một vài video clip cho thấy.

Mở báo ra đọc, mỗi ngày, không báo nào có dưới 10 tin giết người, cha giết con, cháu giết bà lấy tiền đi chơi game, chồng giết vợ, hàng xóm giết nhau rồi ... đi nhậu vô tư như không có chuyện gì xẩy ra.

Giải phẫu thẩm mỹ không xong gây tử vong thì đem xác ném xuống sống rồi vô tư về nhà. Thanh niên lừa bạn gái đem bán cho các ổ điếm ở Trung quốc. Hàng xóm bán hàng xóm sang Trung quốc, dụ người đưa sang các nước bên cạnh để bán thân cũng một cách vô tư. Hàng hóa, thực phẩm nhập cảng từ Trung quốc vào chứa toàn hóa chất độc hại vẫn bầy bán vô tư trước mắt công an. Người dân vô tư mua những thứ ấy về ăn uống với nhau một cách vô tư. Cầu cống đường xá xây cất cẩu thả, vừa xây vừa chấm mút với nhau khiến cầu sập, đường đầy ổ gà, xa lộ hầm hố trong lúc quan chức (chữ của bọn huênh hoang là bài trừ phong kiến) vẫn vô tư làm như không có chuyện gì xẩy ra.

Ăn cắp từ trên xuống dưới, hở ra là ăn cắp trong cũng như ngoài nước. Lộ chuyện thì tuyên bố vài ba câu huề vốn rằng sẽ xử lý nghiêm túc rồi lại vô tư ăn cắp tiếp. Bằng giả đầy đường, bằng lớn bằng nhỏ đều giả cả, muốn gì có nấy mua về đem dùng vô tư. Chính quyền cũng vô tư nói là bằng giả chỉ có thể kiếm việc với nhà nước. Có đứa không học luật bao giờ, vẫn khai là có bằng luật rồi nhơn nhơn cái mặt và vô tư làm tới thủ tướng. Một con ranh tên là Kiều Trinh cứ xuất ngoại là giở trò ăn cắp, vậy mà vẫn tiếp tục được trao việc dẫn chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên truyền hình một cách rất vô tư vì bố nó làm tới ủy viên trung ương đảng. Sao mà không vô tư cho được. Rồi con ranh con lại còn vô tư nhận là bệnh tâm thần để khỏi bị Thụy Điển và Anh quốc tha tội ăn cắp vật. Rất vô tư.

Bọn chó dại mở hết công ty này, công ty nọ để làm ăn nhưng chính ra là chỉ để ăn cắp với nhau cho các cơ sở ấy lỗ chỏng gọng rồi phủi tay. Lại cũng vô tư.

Ngày kỷ niệm giặc Tầu đánh phá mấy tỉnh miền Bắc thì bọn ngợm lôi nhau ra múa đôi ăn mừng rất vô tư. Ngư dân bị bọn khốn nạn Tầu ô bắt nạt, cướp tầu, bắn giết thì vô tư gọi đó là những tầu ... lạ. Bỏ bạc tỉ ra mua mấy cái tầu ngầm mang về Cam Ranh chưng chơi rồi để đó lại cũng rất vô tư.

Thành ra Việt Nam bây giờ đã trở thành một quốc gia vô tư nhất thế giới. Cho nên cái gì cũng vô tư là vậy.

Người ta thấy là chỉ cần thay vài ba chữ trong một bài viết của cụ Nguyễn Văn Vĩnh đăng trong Đông Dương Tạp Chí số 23 là đúng ngay: "Việt Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng ... vô tư. Người ta khen cũng vô tư, người ta chê cũng vô tư. Hay cũng vô tư, mà dở cũng vô tư; quấy cũng vô tư. Nhăn răng vô tư một tiếng mọi việc hết nghiêm trang."

Thật là khốn nạn cho cái nước ta.

Ngày 2 tháng 4 năm 2014

Bạn ta,

Đáng lẽ ra, việc này phải làm cho các cụ Tản Đà, Phạm Quỳnh vui lắm mới phải.

Cụ Tản Đà thì cho rằng "Chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học..." Cụ Phạm Quỳnh thì yêu truyện Kiều đến nỗi quả quyết chừng nào còn truyện Kiều thì tiếng Việt của chúng ta sẽ còn và đất nước của chúng ta cũng còn theo...

Việc đem tiếng Việt dậy cho người nước ngoài đã được thực hiện từ mấy chục năm trước. Nhờ đó, một số người đã học được tiếng Việt để nghiên cứu các vấn đề Việt Nam trong nhiều lãnh vực như văn chương, chính trị lịch sử và văn hóa. Giáo sư Patrick Honey, giáo sư Douglas Pike ... là những trường hợp như thế.

Mới đây, theo một nguồn tin từ Nhật Bản, tiếng Việt cũng được cấp tốc đem dậy ở Nhật. Và những người được dậy tiếng Việt thì lại không phải là những thành phần như các giáo sư Honey và Pike, mà là một số cảnh sát Nhật. Tiếng Việt mà họ học cũng không phải là thứ tiếng Việt academic, kiểu trường ốc như thứ tiếng Việt mà các giáo sư Nguyễn Đình Hòa của đại học Southern Illinois University, và khách viên giáo thụ Nguyễn Khắc Kham của đại học Ngoại Ngữ Đông Kinh dậy cho các sinh viên của các ông.

Cảnh sát Nhật được cho học tiếng Việt để giải quyết những vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở Nhật mà cảnh sát Nhật đang càng ngày càng gặp phải nhiều hơn.

Như vậy, rõ ràng là những tấm bảng cảnh cáo tệ nạn ăn cắp viết bằng tiếng Việt ở một số siêu thị ở Nhật đã không làm được việc, tức là đã không ngăn chặn được những vụ ăn cắp vặt của người Việt tại các cửa hàng của người Nhật. Không lẽ mỗi khi có chuyện thì lại phải lôi tấm bảng viết bằng tiếng Việt ra dí vào mặt các đồng bào của chúng ta. Vậy nên người ta phải huấn luyện cho cảnh sát ở những nơi có nhiều người Việt một ít câu tiếng Việt để dùng khi hữu sự. Một cơ quan ngôn luận của Nhật, Jiji Press, cho biết người Việt đứng đầu danh sách các vụ trộm cắp ở các cơ sở thương mại của Nhật. Trong năm qua , năm 2013, con số những vụ trộm cắp của người Việt ở Nhật đã tăng khoảng 60%. Con số chính xác là 1.118 vụ.

Thế nên, nhu cầu biết dăm ba "câu tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi" là một nhu cầu của cảnh sát Nhật. Không lẽ khi bị bắt, lại cứ ú ớ nói là không biết nói tiếng của quốc gia sở tại như Lê Văn Bàng, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khi bị bắt quả tang đang mò sò bất hợp pháp tại New Jersey dạo nào.

Vừa mới tuần trước, một cô tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đã bị bắt về tội mang đồ ăn cắp về Việt Nam tiêu thụ và báo chí Nhật đang làm ầm lên về vụ này khiến nhu cầu biết tiếng Việt của cảnh sát Nhật lại càng cấp bách hơn. Thứ tiếng Việt này đâu phải thứ được dậy ở Tokyo Gaigo Daigaku hay Osaka Gaigo Daigaku... mà chỉ là thứ tiếng Việt đầu đường xó chợ dậy đại cho cảnh sát Nhật.

Tưởng tượng những đoạn đối thoại được dậy cho cảnh sát Nhật để thẩm vấn các nghi can người Việt sẽ có những câu ngô nghê như thế này và mong tiếng Việt của các cảnh sát viên Nhật sẽ không là thứ tiếng Việt quái đản như vậy:

Mày là người Việt Nam phải không?

Tao là cảnh sát Nhật đây.

Tại sao người Việt chúng mày hay ăn cắp thế?

Hồi xưa bọn sinh viên đi sang đây du học đâu có như chúng mày.

Mày mà cũng nhận là con cháu cụ Phan Bội Châu à? Hồi ấy các ông Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) , Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) của chúng tao kể lại là người Việt đâu có thứ ăn cắp vặt như chúng mày bây giờ.

Hồi ấy, các cụ Đông Du Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính ... là những ngươi đàng hoàng lắm chứ.

Nói thật đi, mày ăn cắp bao nhiêu lần rồi?

Mày lấy những thứ mỹ phẩm này đem đi đâu? Đem gửi cho con mẹ ở Tokyo rồi chuyển về Hà Nội phải không?

Luật nước tao sẽ xử nặng những vụ như mày.
Tao cũng muốn biết tại sao "bệt tơ nam sàn" hay xả rác như vậy? Sao chúng mày ở dơ thế. Tokyo đâu có phải như cái nhà mồ của thằng già chết khô ở Ba Đình đâu mà phóng uế bừa bãi?

Chúng tao sẽ đuổi cổ mày về nước nghe chửa...


Chỉ tưởng tượng ra mấy câu như trên là đã thấy uất lên rồi. Nếu được có ý kiến về tài liệu dậy Việt ngữ cho cảnh sát Nhật, tôi nghĩ tôi chỉ xin bỏ những chữ xưng hô "mày tao" như trong bài học mà thôi. Còn tất cả cứ để nguyên mà dậy cũng được.

Cũng may, người Nhật sau thời Minh Trị không biết ăn nói thô tục, chi dùng toàn kính ngữ với nhau nên mới còn được như thế.

Nhưng mà vẫn đau cho tiếng Việt của chúng ta biết là chừng nào!


Ngày 21 tháng 4 năm 2014
Bạn ta,
Gửi bạn mấy bài thơ viết trong những năm ở ngoài Việt Nam...

XA NHÀ ĐỌC THƠ HẠ TRI CHƯƠNG

Tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu
Chiều ra đầu ngõ đứng trông xe
Có người quen hỏi : "Lâu không gặp?"
Đáp khẽ: "Đi xa mới trở về."
Cũng hệt như Hồi Hương Ngẫu Thư (*)
Tóc xanh giờ đã bạc như tơ
Tiếng quê nghe vẫn đầy âm cũ
Mà cũng lạ tai câu trẻ thơ
Ô hay, tiền bối Hạ Tri Chương
Tiền bối xa quê thuở Thịnh Đường
Sao thơ hệt chuyện bây giờ nhỉ
Thuở ấy mà sao cũng não lòng
Tôi cũng như ông, đời biệt xứ
Trẻ ra đi, già vẫn tha hương
Mấy chục năm buồn trên xứ lạ
Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.

(*)Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương:

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao thôi
Nhi đồng tương kiến bất thương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?

Tuổi trẻ đi xa, già mới trở về
Tiếng quê hương không có gì thay đổi chỉ có tóc là bạc
Bọn trẻ trông thấy ta không biết ta là ai
Nên cười và hỏi ta từ đâu đến

TRỞ VỀ CĂN NHÀ CŨ Ở SÀI GÒN
gửi các con

Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ
Của những chiều mưa buồn gõ xuống mái tôn
Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa
Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng
Hãy ngỏ cửa, đêm nay ta trở lại
Cánh cửa ơi có còn nhớ nhau không?
Chiếc chìa khóa năm xưa ta làm gẫy
Mấy chục năm trời trên cổ vẫn tòn ten
Này buổi tối, cứ nằm yên ở đó
Đèn ơi đèn, đừng trở dậy đêm nay
Ta nhớ kỹ ở đây là chiếc ghế
Tủ sách ngày xưa đứng ở chỗ này
Chiếc bàn viết chắc còn nguyên trong góc
Những đêm buồn ngồi dậy viết lăng nhăng
Giấy mực ơi, biết có còn trong hộc
Hãy ra đây, nói tiếp chuyện văn chương
Ở dưới bếp vẫn những đồ thân thiết
Bể nước mưa ngày đó phải nằm đây
Chiếc ống máng vẫn lạnh tanh mùi thiếc
Từ bếp này xưa khói ấm xa bay
Vòng trở lại là chiếc cầu thang gỗ
Ta vẫn thường rón rén tối về khuya
Ở trên gác, nơi các con ta ngủ
Mấy chục năm rồi, mùi chúng vẫn đâu đây
Phòng bên cạnh ta đã nằm đêm cuối
Ngó trần nhà mà nước mắt rưng rưng
Ngoài cửa sổ lao xao dàn bông giấy
Cỏ cây ơi, phút chốc đã như sương
Đêm còn tối trên tàng cây trứng cá
Ta phải đi, buổi sáng sắp lên
Căn nhà cũ sẽ bỗng đầy người lạ
Đường xá xác xơ, thành phố cũng thay tên.


GỬI CĂN NHÀ CŨ

Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Mấy bức thư đọng lại những năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa
Hãy tưởng tượng trong khu vườn thuở trước
Cây ngọc lan ngày đó đã ra hoa
Mấy bụi trúc và một hàng thược dược
Mùi đất thơm cơn mưa nhỏ đầu mùa
Hãy tưởng tượng khi bước chân lên gác
Bàn ghế còn nguyên, sách vở còn bầy
Bỗng nghe thoáng tiếng mưa khuya dìu dặt
Những giọt buồn rơi mãi xuống đêm nay
Hãy tưởng tượng đêm sẽ nằm nghe gió
Trên chiếc giường thân thiết mấy năm xưa
Mấy con muỗi nhận ra người bạn cũ
Chú thạch sùng trong vách cũng bò ra
Hãy tưởng tượng trở về nơi hẹn cũ
Thăm hàng sao và bể nước đầy mây
Trên ghế đá vọng âm lời tình tự
Nét chữ mờ quấn quýt vẫn còn đây
Hãy tưởng tượng buổi chiều ra ngồi quán
Bạn cũ tới đầy, đủ mặt cố tri
Dăm ba đứa biệt tăm trong thời loạn
Đã trở về cùng khật khưỡng vài ly
Hãy tưởng tượng lại đi trên đường cũ
Những lề đường đá lát lá me non
Thời trốn học lang thang trên vỉa phố
Sách trong tay, mộng ước chất đầy hồn
Hãy tưởng tượng ghé vào thăm tên bạn
Bắc ghế ra ngồi đọc lại Đường thi
Trên căn gác năm xưa trăng vẫn sáng
Nhớ Hạc Vàng từ thuở mới bay đi
Và tưởng tượng vừa tan cơn mộng dữ
Bạn bè xưa, người tình cũ về đây
Căn gác nhỏ của một thời sách vở
Vẫn còn nguyên, cơn ác mộng xa bay.


GỬI NGƯỜI SẮP RỜI SÀI GÒN

Em Sài Gòn, bao giờ em đi
nhớ mang theo chút trời và chút đất
tẩm trong mái tóc
nhớ mang theo chút gió, chút mưa
chút nắng mùa hạ
gói trong vạt áo
nhớ mang theo tiếng guốc trên đường về học
những chiều tan trường
những bàn tay thơm
và những trang sách
cất trong ngăn kéo bàn học từ mấy chục năm nay
Em Sài Gòn, bao giờ em đi
nhớ mang cho anh miếng môi
miếng mắt
miếng tóc
miếng đồng tiền
miếng cằm chẻ, miếng nốt ruồi duyên
miếng chanh chua, miếng hay hờn, miếng làm cao, miếng điệu
miếng ngúng và miếng nguẩy, miếng mắc cở, miếng bầy đặt
miếng nguýt, miếng lườm, miếng làm lành, miếng nói mát...
Em Sài Gòn bao giờ em qua đây
làm ơn mang theo chút bụi đường tội nghiệp
chút thổ mộ khốn khổ
chút xích lô nhọc nhằn
chút xe lam chật chội khói mù
và chút xe buýt ngột thở buổi chiều
chút xe lô mệt mỏi qua cầu
Em yêu dấu bao giờ em đi
mang cho anh miếng nước mía Viễn Đông
mang cho anh miếng đậu đỏ bánh lọc
mang cho anh miếng bò khô, miếng bò bía, miếng bia 33
miếng chanh muối, miếng bánh cuốn Phan đình Phùng
miếng bia ôm, miếng quán cóc, miếng phở đêm, miếng mì thất nghiệp...
Em Sài Gòn bao giờ em lên đường
nhớ mang cho anh
thật nhiều Việt Nam
thật nhiều Sài Gòn, thật nhiều Chợ Lớn, thật nhiều Phú Nhuận, Đa Kao
nhớ mang cho anh thật nhiều Thủ Đức và Gia Định
thật nhiều ngã năm, ngã bẩy
thật nhiều ngoại ô, thật nhiều ngõ tối
thật nhiều ổ gà, thật nhiều mái tôn, thật nhiều ngõ lội
thật nhiều bùn lầy đêm mưa
và thật nhiều số nhà năm bẩy lần chồng chất lên chúng ta
Em Sài Gòn, bao giờ em đi
nhớ thăm hộ anh những hàng cây trong sở thú
đọc hộ anh những hàng chữ viết trên tường
thăm hộ anh những chiều mưa
những đêm cúp điện
những đầu ngày nóng hổi mệt nhoài trước mặt
những rạp ciné thường trực
những quán nước, những hàng hiên đã giữ chúng ta trong cơn mưa hạnh phúc
nhớ mang câu vọng cổ trưa buồn não nuột xuyên qua vách ván
nhớ mang truyện tình kết rất đẹp đêm cải lương thứ bẩy
và nhớ mang cho anh một chút dịu dàng mà ở đây anh rất thiếu
Em Sài Gòn, bao giờ em đi....


Ngày 22 tháng 4 năm 2014

Bạn ta,

Đáng lẽ tôi không mất thì giờ để đề cập tới người này, và những điều ông ta viết xuống không đáng để nhắc lại ở đây và cũng không đáng được một đôi câu trả lời.

Ông ta đọc bài viết của tôi (12 tháng 3 năm 2014) về mấy phụ nữ Việt bị những tên ma cô ma cạo người Hoa đưa sang Ghana ép làm điếm rồi "nổi sùng như hỏa diệm sơn vừa mới bộc phát". Ông nói là đã muốn "lặng" nhưng "gió chẳng muốn ngừng" vì ông nhận được bạn bè của ông gửi bài viết của tôi cho ông tới hai lần khiến ông ta "nổi giận, hơi nóng tỏa ra xì xèo trên đầu". Ông cho là tôi, khi viết về những việc làm của những người Hoa đó, đã "dùng từ ngữ xấu xa không tốt xỉ vả cả dân tộc Trung quốc". Ông cho biết ông "ngứa tai vì chữ dùng khinh miệt gọi người Trung quốc" trong bài viết của tôi và vì tôi đã "xúc phạm" khi dùng những chữ mô tả những người Hoa ma cô ma cạo đó. Ông ta còn viết thêm là nếu "chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình là người nóng tính, đọc được tiếng Việt" có thể "xua quân đánh Việt Nam" thì mọi chuyện sẽ ra sao.

Xin nói với bạn ngay là trong vài viết tôi không hề "vơ đũa cả nắm" như ông ta đề quyết. Trong bài, tôi đề cập rõ ràng tới "hai người Hoa", tới "bọn Tầu bất lương sang tận Việt Nam dụ dỗ (người) đem sang Ghana bắt làm điếm", tới "mấy thằng Tầu khốn nạn (ở Ghana)", rồi "mấy thằng Tầu khốn kiếp đó", và "bọn Tầu khốn nạn vẫn được tự do ra vào đất nước Việt Nam". Những cách đề cập đó không hề mang ý nghĩa miệt thị toàn thể dân tộc Trung Hoa mặc dầu trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, cái quốc gia phương Bắc đó không bao giờ để nước của chúng ta yên. Cách đối xử của họ dành cho các triều đại và người dân Việt Nam không bao giờ là cách đối xử tử tế.

Trong lịch sử hiện đại, Tầu Tưởng (Giới Thạch) cũng như Tầu Mao (Trạch Đông) đều có tham vọng đất đai nhắm vào biển đảo của chúng ta. Tầu quốc (gia) cũng như Tầu Cộng đều không bao giờ tử tế gì với chúng ta hết.

Tôi nghĩ bài viết của tôi, bạn đọc lại sẽ thấy, không có một đoạn nào mảy may "xúc phạm" tới dân tộc Trung Hoa mặc dù là nếu có, thì cũng chẳng sao khi nhớ lại cái thái độ không tốt của nước Trung Hoa dành cho chúng ta suốt chiều dài lịch sử. Ông ta đòi tôi nên viết rõ thêm chữ "này" khi đề cập tới những người Hoa trong vụ Ghana để thành "bọn Tầu bất lương NÀY", "bọn Tầu khốn nạn NÀY" "mấy thằng Tầu khốn kiếp NÀY". Ông ta coi tôi vì giận quá nên đã mất khôn và viết ra những điều mà ông cho là "xúc phạm" tới cả một tỉ người Hoa.

Rõ ràng là ông ta đọc bài viết của tôi mà không hiểu, rồi cố tình xuyên tạc những điều tôi viết xuống. Vậy nên chính ông ta mới là "giận quá mất khôn" như ông đã thú nhận là "nổi giận, hơi nóng tỏa ra xì xèo" ngay trong mấy dòng đầu.

Bạn xem Nguyễn Trãi viết ở đầu bài Bình Ngô Đại Cáo có cần phải viết "mấy thằng giặc Minh NÀY đang xâm lấn Việt Nam" đâu. Cứ viết thẳng thừng: "Cường Minh tứ khích"... bọn cường Minh thừa cơ tứ ngược ... nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ..."
Đâu có cần viết phải "bọn quân Minh NÀY" bao giờ.

Người đàn ông đó đọc bài viết của tôi, rồi hoặc vì không hiểu hết, hoặc cố tình bẻ cong để chỉ trích và méc bu Tập Cận Bình dọa Tập Cận Bình sẽ nổi giận đem quân sang đánh Việt Nam.
Tôi không nghĩ bài viết của tôi lọt vào mắt của Tầu phệ Tập Cận Bình và tôi cũng không bao giờ cho rằng thằng híp đó đọc bài của tôi rồi đem quân sang đánh Việt Nam. Tôi không hề hoang tưởng đến mức đó.
Bài ông ta viết được chuyển đi nhiều nơi cùng với câu hỏi của ông: "Nên hay không nên viết". Ý nói (tôi) có nên viết xuống những điều không tử tế về những người Hoa ở Ghana, ở Việt Nam, ở vùng biển của Việt Nam, và về những chuyện không tốt họ đang làm ở đất nước chúng ta không.
Chắc chắn ông ta nghĩ là không.

Tôi thì nghĩ là phải viết nữa, tiếp tục viết mãi về bọn Tầu khốn nạn ấy.

Còn ông ta, cái người viết lá thư ấy, nếu còn ở Việt Nam chắc chắn phải là một trong đám ngợm hóa dại kéo nhau ra nhẩy đầm ở vườn hoa Hà Nội để phá thối khi có những người tụ họp tưởng niệm các nạn nhân của bọn Tầu trong cuộc chiến biên giới. Ông ta cũng có thể là thứ chỉ điểm để công an bắt Điếu Cầy, Phương Uyên, Mẹ Nấm và những người can đảm xuống đường đòi Tầu khựa cút khỏi biển Đông ... hay cái thứ động một chút là lôi thằng mặt chó Tập Cận Bình ra dọa sẽ đem quân sang đánh Việt Nam lần nữa.

Câu hỏi "nên hay không nên viết" thì trả lại cho ông mang về ... luộc lên mà ăn. Làm cứ như những bài viết đụng nhẹ tới mấy thằng Tầu chó má đó là động mồ động mả cha mả bố nhà ông ta.
Khốn khổ cho cái thân vừa nô dịch vừa hèn hạ.

Hệt như suốt mấy chục năm qua, cứ vừa nhắc tới Hoàng Sa là như phạm húy ba đời bọn chó dại lên không bằng.

May 03

Thằng bán tơ kia giở giói ra
Bùi Bảo Trúc

Cách đây mấy năm, trong cuộc thi Ai Là Triệu Phú của đài truyền hình VTV3 Hà Nội, một giảng viên trường Ðại Học Sư Phạm, cô Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến văn học Việt Nam, đã cho biết cô chưa hề nghe nói tới Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ và nói rằng theo cô, có thể đó là tên một gánh cải lương mặc dù có hai chữ văn đoàn ở cuối. Rồi cô giảng viên đại học này khẳng định Nhất Linh là một nghệ sĩ cải lương, còn các ông Hoàng Ðạo, Thạch Lam và Khái Hưng thì cô không rõ có phải là nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh hay không.

Giám khảo cuộc thi cho cô được dùng điện thoại cầu cứu một đồng nghiệp mà cô nói là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng để giúp cô trả lời câu hỏi. Nhưng người đồng nghiệp này (cùng dạy ở đại học với cô) cũng đáp sai tất cả các câu hỏi về Tự Lực Văn Ðoàn và nói Hoàng Ðạo không phải là anh em với Nhất Linh và Thạch Lam.

Năm ngoái, một cô giáo tên là Hà Thị Thu Thủy dậy ở trung học Lômônôxốp thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội thì đã cùng sai lầm với học sinh khi học sinh của cô viết trong bài luận văn rằng “canh gà Thọ Xương” trong một bài ca dao rằng “canh gà” là một món ăn mà em rất muốn được cha cho đi ăn thử một lần. Cô giáo Thủy cho em học sinh 8 điểm và không sửa một chữ nào của bài luận văn. Như thế là cô hoàn toàn đồng ý với chi tiết em học sinh viết trong bài luận. Hồ sơ cho biết cô tốt nghiệp khoa văn của trường Ðại Học Sư Phạm Hà Nội và vừa hoàn tất luận văn thạc sĩ với số điểm 10/10. Sau khi bài luận của em học sinh được cô cho điểm cao được đưa lên báo, cô đã xin nghỉ việc và vào một bệnh viện tâm trí để nghỉ ngơi.

Chi tiết đáng nói nhất trong hai vụ này là cô giáo Thủy đã xin nghỉ dậy còn cô Nguyễn thị Tâm tại cuộc thi của đài truyền hình với những câu trả lời về Tự Lực Văn Ðoàn chỉ bị loại khỏi cuộc thi.

Ông Tú Vị Xuyên mà còn sống thế nào ông chẳng hét ầm lên rằng “... học trò chúng nói tội gì thế / lỡ để hai cô túm được đầu...”

Hai cô giáo dậy văn mà kiến thức về văn học Việt Nam như thế thì dốt thật. Nói câu này thế nào chẳng có người trách rằng lại đem trình độ của các nhà giáo thời Việt Nam Cộng Hòa ra để chê các nhà giáo của cái nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc ngày nay.

Nhưng không nói như thế không được, vì những thứ nhà giáo ngu dốt như vậy thì không hề thiếu ở Việt Nam ngày nay. Dẫu có khiêm tốn cách mấy đi chăng nữa thì cũng phải nói ngay rằng chúng tôi hồi còn đi học ở trung học không thể dốt tàn dốt tệ như thế được. Trong giờ kim văn lớp đầu tiên của bậc trung học, lớp đệ thất, chúng tôi đã đọc Anh Phải Sống của Khái Hưng, núi Văn Dú của Thế Lữ, mấy đoạn trích trong Ðoạn Tuyệt của Nhất Linh, một hai bài viết trong Bùn Lầy Nước Ðọng, Con Ðường Sáng của Hoàng Ðạo, và Cô Hàng Xén, Nhà Mẹ Lê của Thạch Lam nên nếu bị hỏi về Tự Lực Văn Ðoàn, chúng tôi ... giỏi hơn cô Nguyễn Thị Tâm đang dạy ở Ðại Học Sư Phạm rất nhiều nhiều.

Mới đây ở Việt Nam người ta đã nói về những thay đổi cần có cho chương trình giáo dục Việt Nam. Tôi không biết những đổi thay đó sẽ như thế nào nhưng biết là trong đó có những thay đổi trong lãnh vực sách giáo khoa.

Những thay đổi, sửa sang đó sẽ như thế nào? Thí dụ trong lãnh vực văn học như kim văn và cổ văn ? Thay đổi ra sao để cải tiến trình độ của các nhà giáo để tránh xảy ra những chuyện ngu dốt như người ta đã thấy?

Câu hỏi này làm nhiều người nhớ tới một cuốn sách nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin in năm 2012. Cuốn sách được nói là của Ðỗ Minh Xuân, một kỹ sư không rõ trong lãnh vực gì. Một người giới thiệu cho biết ông kỹ sư này đã nghiên cứu rất kỹ Truyện Kiều và các tài liệu liên quan đến tác phẩm của Nguyễn Du để đưa ra khoảng một ngàn sửa chữa, dẹp bỏ hẳn những từ ngữ khó hiểu lấy từ chữ Hán và thay thế bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều.

Ðỗ Minh Xuân cho rằng những thay đổi của ông sẽ giúp cho Truyện Kiều của Nguyễn Du hay hơn, dễ hiểu hơn. Ðể làm được việc đó, Ðỗ Minh Xuân đã sửa và thay thế hơn một ngàn chữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng những chữ mà ông cho là dễ hiểu hơn, thuần Việt hơn là nguyên tác của Nguyễn Du.

Truyện Kiều có 3.524 câu thì Ðỗ Minh Xuân lôi hơn một ngàn câu ra sửa. Như vậy, người đàn ông này đã can thiệp vào 1/3 tác phẩm của Nguyễn Du.

Về giá trị của Truyện Kiều thì không cần phải nói ở đây. Những người không ưa Nguyễn Du đả kích ông về thái độ hàng thần lơ láo của ông khi ra làm việc với nhà Nguyễn, nhưng không thấy có một ai chê Truyện Kiều. Cốt truyện có thể là thường thôi. Nhưng khía cạnh văn chương mới là viên ngọc quí của văn học Việt Nam. Văn chương của Truyện Kiều đã được coi là lý do tồn tại của tiếng Việt và nước Việt như một câu nói của Phạm Quỳnh.

Văn chương như thế mà nay bị một người chê là thua chữ nghĩa của ông ta, rồi lại được một người cũng có vai, có vế ở Việt Nam hết lòng xưng tụng, coi cuốn sách của Ðỗ Minh Xuân là “một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều.” Ông này còn nói rằng Ðỗ Minh Xuân có “một tinh thần khoa học nghiêm túc,” rồi “hoan nghênh công phu nghiên cứu” của ông ta.

Tôi muốn nói thêm một điều ở đây rằng đây là lần cuối cùng tôi nhắc đến người đàn ông tên là Ðỗ Minh Xuân bằng chữ “ông” vì sau lần này, cách đề cập tới Ðỗ Minh Xuân sẽ không bao giờ được dùng với chữ “ông” nữa.

Nó hoàn toàn không xứng đáng. Nó chỉ là một thằng dốt, ngu xuẩn, hỗn hào và mất dạy.

Nó tự coi nó là đứa tài giỏi hơn Nguyễn Du, chữ nghĩa hơn nhà thơ Tiên Ðiền, vượt lên trên mọi nỗ lực, mọi việc làm của người đi săn núi Hồng Lĩnh. Nên nó mới đòi sửa lại hơn một ngàn câu trong Truyện Kiều.

Ðể coi nói sửa như thế nào mà nó dám nói rằng nó sửa để làm cho Truyện Kiều hay hơn.

Ở ngay những đoạn đầu của Truyện Kiều nó đã thay thế hẳn câu “Lạ gì bỉ sắc tư phong,” câu tóm gọn được ý chính của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều để đẩy vào câu, “Mỗi người thứ có thứ không” rồi kéo câu kế tiếp lên để thành:

Mỗi người thứ có, thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen


Lập tức ý niệm tài mệnh tương đố, con Tạo đánh ghen với má hồng biến mất không sao tìm lại được nữa.

Ở câu “Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung” thì đại danh từ “nghỉ” được thay bằng đại danh từ “ông” cho dễ hiểu và mới hơn, hay hơn Nguyễn Du!

Hai chữ “mạch tương” mà Nguyễn Du dùng để đưa một điển cũ vào hoàn cảnh của Kiều thì bị bỏ hẳn

Vâng lời khuyên nhủ thấp cao
Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch tương,


để trở thành:

Chưa xong điều nghĩ đã chào vừng dương

nghĩa là đang suy nghĩ thì trời đã... sáng. Không còn thấy nước mắt của Kiều đâu nữa.

Ðoạn mô tả nấm mồ của Ðạm Tiên nguyên là “sè sè nắm đất bên đường” với hai chữ “sè sè” được dùng để tả ngôi mộ thấp, không được đắp cao lên, nói lên cảnh đìu hiu, không ai chăm sóc của ngôi mộ vô chủ thì bị đổi thành”se se” và giải thích đó là nấm mồ mới đắp, đất hơi se se, chưa hồi phục hẳn.

Trong khi đó, Ðạm Tiên chết đã lâu như lời dẫn của Vương Quan: “Ðạm Tiên nàng ấy XƯA là ca nhi.” Nấm mồ ấy đã “trải bao thỏ lặn ác tà” thì mộ mới đắp lúc nào? Kiều làm thơ tặng Ðạm Tiên thì bị Thúy Vân chê là “khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.”

Hiểu bố lếu bố láo như thế rồi sửa thơ của Tiên Ðiền.

Câu 280 hai chữ “Lãm Thúy” rất đẹp bị đổi thành “kiểu dáng.” Ðiển Lam Kiều trong câu 266 bị bỏ hẳn không nhắc tới và thay bằng “đánh liều” nên từ nguyên bản “Xăm xăm tìm nẻo Lam Kiều lần sang” thành “xăm xăm tìm nẻo đánh liều lần sang.”

Hai chữ Hợp Phố trong điển châu về Hợp Phố bị bỏ và thay bằng “chủ cũ.”

Câu “Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này” bị sửa thành “Xưa nay hiếm thấy tài đâu thế này.”

Câu “Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi, Trương” là để nhắc tới Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy thì bị đổi thành “Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang.” Nét bác học điển cố của câu thơ bị loại hẳn.

Câu “Ấy là Hồ Ðiệp hay là Trang Sinh” bị đổi thành “Ấy là trong mộng hay là thực sinh.” Thực sinh là sinh cái gì đây?

Ðiển “trên Bộc trong dâu” bị đổi thành “trên cỏ dưới dâu.”

Câu “nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” trở thành “nước non luống những lắng tai ngưỡng vì.” Bá Nha và Tử Kỳ bị đuổi khỏi đoạn dạo khúc cho tiếng đàn rất đẹp của Kiều.

Câu “Thời trân thức thức sẵn bày” bị sửa thành “Quả ngon thức thức xách tay” để thành món ... “to go” cho tiện...

Hai câu: “Trộm nghe thơm nức hương lân / Một nền Ðồng Tước khóa xuân hai Kiều” bị sửa cho dễ hiểu (?) hơn để thành “Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai Kiều” cho hai Kiều ngủ bót công an chơi.

Mấy chữ rất đắt của Nguyễn Du cũng bị mang ra dung tục hóa đi rất nhiều như trong câu “Người về chiếc bóng năm canh” bị đổi thành “Người về đơn bóng năm canh.” Rồi hễ cứ chỗ nào có chữ “chiếc” để nói về sự đơn lẻ, cô quạnh là nó thay ngay chữ “chiếc” bằng một chữ khác ngay.

Câu “Trải qua một cuộc bể dâu” là một tóm gọn cả cuộc đời lưu lạc bất hạnh của Kiều thì bị sửa thành “Trải qua MỖI cuộc bể dâu” vì nó lý luận rằng có nhiều cuộc bể dâu nên nói “một” là không đúng. Phải sửa như nó, Ðỗ Minh Xuân, mới hay và đúng.

Thế nên, có mới hơn, có hay hơn, có dễ hiểu hơn thì người ta có thể thấy ngay khi đọc những chữ mà Ðỗ Minh Xuân đã dùng để thay cho những chữ trong nguyên bản của Nguyễn Du.

Khốn khổ là một thằng dốt dám hỗn hào sửa chữ của nhà thơ lớn nhất của văn học Việt Nam rồi lại được một đứa dốt và ngu không kém lôi ra hít hà, khen lấy khen để.

Chuyện học hành của thế hệ học sinh sắp tới sẽ như thế nào với cuốn sách được coi là đóng góp “đáng kể vào việc nghiên cưu Truyện Kiều.”

Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh là thế.

Bố khỉ! Ðúng như Nguyễn Khuyến đã viết trong một bài thơ vịnh Kiều:

Thằng bán tơ kia giở giói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già...


Chỉ khác thằng bán tơ là một thằng ranh con dốt nát và mất dạy. Cụ Viên thì là nhà thơ Tiên Ðiền mà thôi.

Bùi Bảo Trúc
Ngày 8 tháng 5 năm 2014
Bạn ta,
Tờ Tuổi Trẻ, một tờ báo trong nước vừa đăng một bài báo với tựa đề là câu hỏi nguyên văn: “Tại sao Trung Quốc đưa “tầu sân bay” khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam?” Bài báo xuất hiện ngày 6 tháng 5, sau khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được đưa tới lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc kinh nói rằng khu vực mà họ đặt giàn khoan là thuộc chủ quyền của họ và giàn khoan này sẽ hoạt động đến ngày 15 tháng 8.

Sau ngày 15 tháng 8, giàn khoan này sẽ được dời đi hay sẽ ở lại nguyên vị trí hiện nay và tiếp tục hoạt động thì chưa rõ. Bộ Ngoại giao Hà Nội đã yêu cầu Trung quốc đưa giàn khoan này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng Bắc kinh lập tức bác bỏ lời phản đối và lời yêu cầu của Hà Nội.
Đất nước bị xâm phạm, biển bị lấn, đảo bị chiếm mà cũng chỉ dám “yêu cầu” yếu xìu thì ăn thua gì. Chệt nó cười cho là phải.

Rồi báo nhà nước lúc ấy mới nêu thắc mắc tại sao Trung quốc lại làm như thế. Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn.

Bắc kinh đưa giàn khoan vào vùng lãnh hải của Việt Nam vì sao có biết không?
Vì nhà nước không hề chống đối việc làm lấn đất, lấn biển của họ chứ còn gì nữa. Cứ nhìn lại những chuyện ở Việt Nam hồi gần đây là thấy ngay. Kìa ông Điếu Cầy chỉ đến biểu tình cạnh tấm pa nô với mấy câu khẳng định về chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì lập tức bị bắt lôi đi giam ở đâu cho đến bây giờ vẫn chưa biết. Cô sinh viên Phương Uyên đòi đuổi Tầu ra khỏi biển Đông, hô hào tẩy chay hàng hóa của Tầu thì bị còng tay đưa ra tòa. Nhiều người chỉ cần mặc những tấm áo T-shirt có in hình cái lưỡi bò bị gạch chéo là bị công an hành hung ngay giữa đường. Bất cứ ai biểu tình chống Tầu, đòi tôn trọng chủ quyền đất biển của Việt Nam thì bị bọn côn đồ lôi lên xe mang nhốt cho bằng hết.

Nhìn những chuyện ấy xẩy ra giữa thanh thiên bạch nhật hết ở Sài Gòn rồi lại ở Hà Nội thì ngay cả mấy con chó cũng hiểu ngay “thông điệp” của chính phủ ta gửi đi là các đồng chí Trung quốc cứ tự do phơi phới chiếm đất của chúng tôi đi. Sông liền sông, núi liền núi… cứ tự nhiên ạ.
Vụ Hoàng Sa bị Tầu chiếm thì cả bọn lãnh đạo biến thành lũ hến, im thin thít, không dám mở mồm nói ra một câu. Cho đến tận ngày hôm nay, chúng nó vẫn chưa một lần chính thức nói về hành động bảo vệ đất nước của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Như thế có phải là đồng lõa với bọn xâm lược miền Bắc không nào? Và như thế thì có khác nào nói thẳng với bọn ở Trung Nam Hải rằng các anh cứ thích cái gì thì tha hồ lấy đem về dùng hay chăng?

Nhưng tệ lậu và hèn hạ nhất là cái quai cả bọn tự động quàng vào cái mồm của chúng nó qua hình thức bức công hàm ô nhục mà Phạm Văn Đồng đã tự động gửi cho Chu Ân Lai nói rõ Hà Nội tôn trọng những tuyên bố đơn phương của Trung quốc (ngày 4 tháng 9 năm 1958) về hải phận của họ kể cả những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam và ra lệnh cho các cơ quan có trách nhiệm tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc kể cả tại những vùng biển của Việt Nam.

Há cái miệng ra thì mắc cha nó cái quai thì còn làm được cái củ gì nữa. Ai đặt vấn đề chủ quyền của Việt Nam thì bị bọn cầm quyền làm mọi cách để buộc im tiếng thì đó không phải là những khuyến khích cho bọn xâm lược sao?

Vậy thì còn kêu than yêu cầu, xin xỏ cái gì nữa.

Mấy cái tầu chiến mang về đến nay vẫn chẳng thấy động đậy gì hết.

Đúng là tầu lặn rồi còn chó gì nữa.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 17 tháng 5 năm 2014

Ba Khoan
Bùi Bảo Trúc


Trong những năm “chống Mỹ cứu nước,” đảng đề ra chính sách ba khoan, đó là chưa yêu thì khoan yêu; lỡ yêu thì khoan cưới; lỡ cưới thì khoan đẻ.

Nhà nước lý luận những việc như vướng vào tình yêu, rồi hôn nhân và sinh con đẻ cái đều không thuận tiện cho nỗ lực chiến tranh ở miền Nam. Mọi chuyện nên để giải quyết sau. Chuyện “đánh Mỹ, đánh Ngụy” là những chuyện cần phải làm trước. Yêu nhau, cưới nhau, đẻ con có thể chờ

Khoan là hoãn lại, không làm ngay cũng được. Chuyện “đánh Mỹ, đánh Ngụy, đánh miền Nam” thì không thể trì hoãn được.

Khoan cũng có nghĩa là chậm, không “dục tốc.” Trái với khoan là nhặt, là nhanh. Tiếng đàn có lúc khoan, lúc nhặt.

Nhưng tình thế đổi thay, không chỉ còn ba khoan như trong những năm chiến tranh. Bây giờ có thêm một cái khoan nữa. Không chỉ là ba khoan nữa.

Hồi chiến tranh ở miền Nam thì khoan ba thứ để dồn mọi nỗ lực cho chiến trường B. Mọi cố gắng phải dành cho miền Nam, phải “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” tức khắc. Tại sao lại phải làm ngay như thế?

Tại vì đồng chí Lê Duẩn đã nói thế. Ðồng chí nói rằng “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.” Câu nói ô nhục và khốn nạn đó được ghi ngay trên cổng dẫn vào đền thờ của Lê Duẩn vừa được khánh thành hồi đầu năm nay (19 tháng 1, 2014) tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh , nói là để tri ân công lao của thằng mặt chó họ Lê.

Chuyện tri ân thằng mặt chó Lê Duẩn tại sao không để cho Trung Quốc và Liên Xô làm mà người dân Việt Nam phải ghi ơn nó? Trong khi việc nó làm là để đem chiến thắng cho Trung Quốc và Liên Xô bằng tổn thất sinh mạng của hơn 2 triệu người Việt trong cuộc chiến tại miền Nam.

Ba khoan đảng đề ra ngày nay không còn nữa nhưng nay vừa có cái khoan thứ tư. Ðó là cái khoan HD-981 vừa được kéo tới một nơi nằm sát bờ biển Việt Nam cách đây ít ngày.

Ðây là giàn khoan thăm dò dầu khí, để tìm những túi dầu và hơi đốt ở thềm lục địa Việt Nam. Việc kéo giàn khoan HD-981 đang gây ra những căng thẳng ở biển Ðông. Nhưng đe dọa mạnh nhất vẫn là cho Việt Nam vì nó được đưa tới sát Việt Nam, ở ngay trong vùng hải phận của Việt Nam. Những đe dọa của giàn khoan này đối với Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia kể như không có. Chuyện Trung Quốc rút giàn khoan này đưa đi tới một nơi khác là chuyện khó xảy ra vào lúc này. Một khi giàn khoan được đưa tới lãnh hải Việt Nam thì sẽ không có chuyện dời nó đi chỗ khác.

Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng dùng võ lực nếu cần.

Vậy thì bây giờ phải khoan gì? Khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ đã làm hết rồi thì còn gì khoan nấy vậy.

Thế thì chỉ còn mấy cái mả mẹ của bọn mặt chó ở Trung Nam Hải, ở Bắc Bộ phủ là chưa khoan thì nay mang ra mà khoan với nhau chứ còn ... khoan cái gì nữa!

Khoan cái tiên sư cha nhà chúng nó vậy.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 24 tháng 5 năm 2014

Chuyện kiêng cữ

Khoảng hai tháng trước, sau khi đọc một bài báo nói về vụ 6 phụ nữ Việt bị mấy người Hoa lừa bán sang Ghana, một quốc gia thuộc tây Phi châu, để rồi sau đó bị ép làm công việc bán thân lấy tiền bỏ vào mồm của mấy người Hoa này, tôi có viết một bài về thân phận bất hạnh của các phụ nữ tội nghiệp đó. Trong bài viết, tôi cũng nêu ra một số những việc làm tàn độc, dã man của những người Hoa đã làm tại nước Việt Nam của chúng ta, và tôi đã không giấu được sự tức giận khi nói tới họ, và gọi họ là những “thằng Tầu khốn kiếp, khốn nạn, bất lương”.

Và bây giờ, nếu có nhắc tới chúng lần nữa, tôi sẽ vẫn gọi chúng là “những thằng Tầu khốn nạn và bất lương”, những danh từ tôi đã viết trong bài viết hơn hai tháng trước.

Chuyện tức giận, phẫn nộ trước những việc làm độc ác, hiểm độc của mấy thằng Tầu đó là chuyện dễ hiểu và tôi thấy tôi hoàn toàn có lý khi nổi giận trước những việc làm đê tiện và chó má của chúng.

Mấy ngày sau đó, có một người mà tôi không biết ở trong hay ngoài nước, đã nhẩy dựng lên làm như ngôi sinh phần của song thân ông ta bị xúc phạm không bằng. Ông ta viết trong internet cho biết rất bất bình về bài viết của tôi, vì theo ông ta, tôi đã dùng những chữ đầy khinh miệt để gọi người Trung quốc. Ông coi đó là những chữ xúc phạm tới dân tộc Trung quốc. Ông sợ là những người Hoa khi đọc bài viết của tôi sẽ thấy cả dân tộc họ bị xúc phạm, họ sẽ quay ra thù ghét người Việt để rồi sẵn sàng dậy cho người Việt một bài học khi có dịp. Rồi ông ta lo sợ Tập Cận Bình là người nóng tính có thể sẽ xua quân sang đánh Việt Nam thì sao. Dân lành của hai bên sẽ chết một cách vô lý.

Chao ôi, tôi không ngờ những điều mình vết xuống lại có thể đưa tới những thảm họa to lớn như thế cho dân tộc của cả hai nước.

Tôi không bao giờ có cái ảo tưởng như thế. Ảo tưởng cho rằng bài viết của mình được bọn chó má ở Trung Nam Hải lôi ra đọc, nghiền ngẫm với nhau rồi lôi giàn khoan dầu tới hải phận Việt Nam khoan vài mũi chơi, và đánh cho bọn Việt Nam một trận cho bõ ghét.

Thật là chán cho trò viết lách của ông ta.

Trước hết là việc ông cho rằng bài viết của tôi đã xúc phạm tới nước Trung Hoa. Hai chữ “xúc phạm” là của ông ta dùng. Xúc phạm là đụng chạm, làm tổn thương đến một cái gì cao quí, ở trên chúng ta. Tôi không hề xúc phạm tới Trung quốc bằng những chữ dùng trong bài báo mà ông ta có dẫn ra đầy đủ. Giản dị là tôi không hề nghĩ những chữ ấy (bọn Tầu khốn nạn, bọn Tầu bất lương) là những chữ xúc phạm Trung quốc. Xúc phạm là việc kẻ dưới đụng tới người trên bằng ngôn từ hay hành động mang tính vô phép, bất kính. Tôi không là kẻ dưới đối với Trung quốc và cũng không bao giờ coi Trung quốc là bề trên của tôi.

Một bọn suốt mấy ngàn năm qua trong lịch sử lúc nào cũng tìm đủ mọi cách khống chế, bắt nạt, đàn áp, xâm phạm dã man nhắm vào dân tộc và đất nước chúng ta. Lịch sử cho thấy không có một triều đại nào ở phương Bắc lại tử tế đối với Việt Nam. Chúng luôn tìm mọi cách để bắt nạt, hãm hại, xâm lấn Việt Nam. Với một quốc gia như thế, chúng ta có cần phải dành cho cái nước ấy những sự tôn trọng, kính nể hay không?

Do đó, chuyện bài viết của tôi xúc phạm tới Trung quốc là chuyện không có. Không tôn trọng, không kính nể gì, lôi ra chửi vài quả cho hả giận thì xúc phạm ở đâu? Rõ là suy nghĩ của một người điên.

Người điên này còn chơi trò hèn hạ là méc bu, nghĩ là tâng công với thằng mặt chó Tập Cận Bình là Tập Cận Bình lôi quân đến dậy cho Việt Nam một bài học ngay lập tức không bằng.

Nhưng ông ta không cần phải làm trò méc bu đó. Thằng mặt chó Tập Cận Bình đã lôi vài chục cái tầu chiến đến vùng biển sát Việt Nam rồi đó. Chúng nó có cần ông méc bu, lôi bài viết của tôi ra cho mấy thằng Tà…o lao đó xem đâu. Vậy mà cũng mất công kiêng với chả cữ.

Bây giờ đã nghe tiếng loảng xoảng của gươm giáo ở ngoài khơi Việt Nam chắc người đàn ông này mừng lắm chứ chẳng phải không. Bố nó, thằng Tầu mặt chó Tập Cận Bình vừa kéo cha nó cái mả tổ đến tận sát bờ biển Việt Nam, lại mang bọn du côn lôi súng phun nước xịt vào tầu của Việt Nam rồi đấy. Ông ta đã vui chưa?

Méc bu, thì… bu đã ầm ầm binh mã kéo tới gần Việt Nam rồi đó. Còn chờ gì nữa mà không kéo nhau ra vườn hoa nhẩy đầm, vui mừng vặn nhạc cho át tiếng những người biểu tình chống Trung quốc?

Trong không khí sôi sục hiện nay mà giở trò Lục Sở ra như bọn đười ươi chó má ôm nhau nhẩy đầm ở gần tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội hôm 17 tháng 2 năm 2014 thì khó mà có thể toàn thây vì cái trò kệch cỡm của chúng lắm. Lúc ấy, thằng mặt chó Tập Cận Bình có bênh cũng chẳng ăn thua gì đâu. Thử tạt qua Bình Dương mà thử thời vận một cái coi!

Bùi Bảo Trúc

* * *
Business as usual

“Business as usual” là… Vũ Như Cẩn, là vẫn như… củ. Câu này ra đời chắc phải đã lâu lắm. Tuổi tác chắc phải lớn hơn người đàn ông họ Vũ của chúng ta nhiều. Business as usual là không có gì thay đổi, mọi chuyện vẫn diễn tiến như thường lệ, không để cho đôi ba chuyện lấn cấn đang diễn ra làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác.

Thí dụ chân gà thối, nội tạng thối, gà thải vẫn tiếp tục được đưa vào để phục vụ các bữa tiệc của người Việt về thăm quê hương.

Tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn bị tầu hải giám Trung quốc phun nước, tấn công, ngăn không cho đánh cá ngay ở trong hải phận của Việt Nam, chưa nói tới những vùng thuộc hải phận quốc tế.

Các thứ hàng độc hại chế tạo bằng các hóa chất nguy hiểm vẫn được bán sang Việt Nam, từ đồ chơi trẻ em, quần áo lót của phụ nữ để đầu độc cả nước.

Các du khách Trung quốc vẫn được tự do ra vào Việt Nam như chốn không người. Vào rồi ở lại, sống bất hợp pháp, lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái tại chỗ để chờ một ngày nào đó đòi trưng cầu dân ý như đã diễn ra tại Crimea thuộc Ukraine trước đây.

Ở Bình Dương, Đông Đô Đại Phố vẫn tấp nập người ra vào, các bảng hiệu vẫn chình ình viết bằng chữ Hán để người Việt lạc vào như vừa xuất ngoại sang… Tầu.

Các chuyến du lịch Trung quốc vẫn được chiếu cố tận tình cho các du khách trong và ngoài nước Việt.

Người Việt vẫn rủ nhau đi ăn cơm… lạ (trước kia gọi là cơm Tầu).

Các cuộc đấu thầu xây cất ở Việt Nam vẫn vào tay các công ty Trung quốc để các công nhân người Hoa có lý do để được đưa vào Việt Nam, lấy đi công việc của người Việt ngay trên chính quê hương của người Việt.

Các công trường xây cất vẫn áp dụng các luật lệ không phải của Việt Nam, ngay cả đối với những người Việt tại địa phương. Các khu này càng ngày càng giống như những khu tô giới đời nhà Thanh trước đây ở những nơi như Thượng Hải và luôn cả Bắc Kinh.

Công an Việt Nam vẫn tiếp tục thẳng tay với các thành phần yêu nước hay những tiếng nói cảnh báo việc mất nước. Ai dám nói lên lòng yêu nước thì bị đạp vào mặt, bắt đưa đi biệt tích. Cảnh sát vẫn bảo vệ các Hoa kiều, không cần phải có một công hàm ngoại giao đòi Việt Nam không được để cho an ninh của người Hoa bị đe dọa. Trong khi các ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục bị bắt đi mất tích, tài sản bị phá hỏng không bao giờ nghe nói chuyện bồi thường thiệt hại.

Các phụ nữ Việt tiếp tục bị lừa bán sang bên kia biên giới vào các ổ điếm hay làm vợ của bọn đàn ông già trẻ đui què mẻ sứt.

Các nông dân của Việt Nam từ Bắc chí Nam vẫn tiếp tục bị bọn thương lái người Hoa lừa suốt cả bao nhiêu năm nay, hết đi bắt đỉa, lại chặt chân trâu chân bò đem bán để không còn con trâu, con bò làm kế sinh nhai vì các trò hiểm độc của bọn Hoa thương khốn nạn.

Chiếc giàn khoan tổ chảng đã khởi sự hoạt động sau khi được kéo đến sát bờ biển Việt Nam bất chấp các hiệp ước, các tài liệu lịch sử, các bộ luật của công pháp quốc tế.

Và đó là business as usual ở biển Đông trong thời gian qua.

Trong khi ít ra thì cũng phải bớt những trò khốn nạn như tuồn thực phẩm nhiễm độc, thịt thối, hoa trái tẩm hóa chất độc hại vào Việt Nam đi chứ!

Hay cũng nên ngưng trò lừa đảo, mua bán phụ nữ Việt Nam một cách công khai, bêu diếu trên báo như vẫn thấy chứ.

Ít ra thì cũng tạm ngưng những chuyến đi Việt Nam kiếm phụ nữ Việt mang về làm con ở, làm nô lệ tình dục, làm điếm để phát triển đất nước tiến lên trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới chứ.

Ít nhất cũng đem xét lại cái công hàm bán nước mà thằng mặt chó đơn phương, tự động gửi cho Chu Ân Lai hôm 14 tháng 9 năm 1958 chứ!

Nhưng mọi chuyện lại vẫn như cũ.

Chỉ vì mấy cái tầu ngầm mua về vẫn tiếp tục nằm phơi nắng, đâu có gì khác gì mấy cái đống sắt vụ của Vinashin.

Cũng vì chỉ khoe nhắng lên là tầu ngầm kilo mới tiếp nhận chạy hay nhất, tối tân nhất, mạnh nhất… rồi yếu xìu nằm một chỗ.

Có biết là chiếc Nhật Tảo HQ10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị hư máy, giàn hải pháo không hoạt động mà vẫn lao tới, nổ súng vào tầu của bọn Tầu để bảo vệ Hoàng Sa không?

Trong khi mấy cái tầu mua về còn không dám đặt cho những cái tên phạm húy, nhắc tới các danh tướng, các trận đánh của hải quân Việt Nam thì hỏi đánh đấm cái nỗi gì?

Cho nên không thể busines as usual như thế này được nữa.

Nhưng có một điều đang hiện rõ ra. Đó là bọn mặt chó ở Hà Nội sợ Điếu Cầy, Nguyễn Phương Uyên, Việt Khang, Bùi Minh Hằng, Mẹ Nấm, Anh Ba Sàm… hơn là những đe dọa ở ngoài khơi Trung Việt và khu biên giới miền Bắc rất nhiều.

Những đe dọa ấy không làm mất những chỗ ngồi béo bở của chúng.

Nhưng những người yêu nước không một tấc sắt trong tay thì có thể bứng chúng đi cho dân tộc nhờ bất cứ lúc nào.

Thôi thì hay là tổ chức hát hò cho mấy anh chị ca sĩ về hát hò, tuyên bố vung vít lảm nhảm hay vài ba ông bà Việt kiều giả bộ khóc mếu diễn văn, diễn viếc cho vui cảnh mất nước chăng?


Bùi Bảo Trúc

Cầm ... cờ (?) cho chó đái

Có một người đàn ông nọ vì chuyện nước nôi phải vào một nhà vệ sinh công cộng để giải quyết. Xong việc, ông định đi ra thì thấy một người đứng gần cửa, mặt mũi sầu bi đầy vẻ đau khổ. Ông hỏi người ấy cần gì ông sẵn sàng giúp thì người ấy nhờ ông kéo hộ cái zipper quần của ông ta xuống. Kéo xong, ông lại hỏi người ấy cần gì nữa không thì ông lại được nhờ lôi ... nó ra và dùng tay cầm lấy, hướng dẫn để nó xả nước trúng vào cái bồn tiểu, tránh vương vãi ra ngoài. Kế đến, ông lại được nhờ giúp vẩy cho nó ráo nước và đưa nó về nguyên quán, kéo lại cái zipper lên. Người đàn ông kia lúc ấy mới thoải mái, hiên ngang bước ra khỏi nhà vệ sinh.

Thấy ông ta đi đứng nhanh nhẹn, tay chân lành lặn, người đàn ông tử tế hay giúp đỡ người liền thắc mắc hỏi rằng trông ông ta khỏe mạnh, bình thường cớ gì lại phải nhờ người khác giúp giải quyết chuyện thủy lợi thì người ấy trả lời rằng ông ta thấy việc ấy ... dơ quá, ông không thích tự tay làm lấy vì sợ bẩn tay.
Người đàn ông tốt bụng nghe vậy thì bực lắm, tuy vậy đã lỡ rồi nên không dám kể lại cho ai nghe việc lòng tốt của ông ta bị người đàn ông kia lợi dụng, thế nên ít người biết. Dù cho có đem kể lại, người ta sẽ đổi khác một vài chi tiết cho nhẹ đi. Tục ngữ Việt Nam ghi lại chuyện đó bằng câu mô tả cầm cái ấy cho chó đái. Có khi nói một cách lịch sự, văn học nghệ thuật thành “cầm cờ (c) cho chó đái.”

Chao ơi là hay.

Chó là giống vật không được bao nhiêu sự tôn trọng của người. Chúng ta cứ thấy chuyện gì không hay là đổ hết cho nó. Chó ỉa đường. Ngu như chó. Hỗn như chó...

Thế nên là người mà lại cầm bộ phận bài tiết cho con chó để nó thoát nước thì còn gì ngu cho bằng. Ngay chính con chó khi làm việc ấy cũng có thèm tự ... tay (?) làm lấy đâu. Nó chỉ chạy đến gốc cây, hay cột đèn điện, giơ cẳng sau lên rồi xả. Xong chuyện thì lại tung tăng chạy cà rỡn tiếp. Như vậy mà lại có người dùng tay cầm “cái ấy” hay là cầm “cờ” cho nó đái thì nhục thật.

Bởi thế, dẫu có thực sự nâng bi con chó mà làm công việc cầm bộ phận bài tiết cho chó đái thì cũng chẳng ai dám nhận bao giờ.

Vậy mà vẫn có những cái thứ ngu xuẩn hô hoán, khoe nhắng lên là đã làm công việc ấy cho con chó khỏi bị bẩn chân mới là lạ.

Hôm 19 tháng 1 năm 2014, nước ta vừa làm công việc ấy. Ngay tại cổng của ngôi đền thờ Lê Duẩn mới xây ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một tấm bảng lớn trang trọng ghi lại một câu nói của cậu Lê Duẩn. Hàng chữ rất lớn được đặt giữa ngoặc kép, tức là nguyên văn câu nói của Lê Duẩn, không thêm, không bớt như thế này: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.” Rõ ràng đó là một câu nói quan trọng nhất trong sự nghiệp của Lê Duẩn cần được ghi nhớ. Cần được ghi nhớ mới được ghi khắc ngay trên cổng vào đền thờ của nó.

Vậy thì, theo chính Lê Duẩn tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc chiến ở miền Nam làm chết hơn hai triệu người Việt của cả hai miền, chỉ là việc làm của Hà Nội theo lệnh của Liên Xô và Trung Quốc chứ không hề là để giải phóng miền Nam như Hà Nội đã tuyên truyền láo khoét từ bao nhiêu năm nay. Hà Nội chỉ làm công việc đánh thuê, theo lệnh, theo chỉ thị của Liên Xô và Trung Quốc chứ chẳng vì độc lập của đất nước, giải phóng dân tộc cái quái gì hết.

Nếu câu nói trên của Lê Duẩn không được ghi rõ trên tấm bảng mà nhà nước cho dựng lên ở cái đền xây tại hồ Kẻ Gỗ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thì bọn đàn em của lũ đười ươi trong nước lại gân cổ lên chối bay chối biến, đề quyết rằng dòng chữ ấy là do bọn xấu tàn dư ngụy bịa đặt ra để bêu xấu đồng chí Lê Duẩn. Nay chúng không thể làm chuyện đó được. Muốn biết thực hư, cứ đến tận nơi mà xem, câu nói ô nhục ấy vẫn còn nguyên ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Ðánh thuê, chém mướn không bao giờ là hành động đáng tôn vinh cho bất cứ một lực lượng nào trên thế giới.

Nhưng chuyện tự nhận đánh thuê, đánh theo lệnh lại được ghi rõ ngay tại cái đền thờ mới xây, do Trương Tấn Sang, chủ tịch nước cùng phái đoàn đến cắt băng khánh thành. Bọn chó bọ đã công khai ghi rõ việc chúng làm chỉ là theo lệnh của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ chẳng có cái chính nghĩa quái gì hết như bọn chúng đã rêu rao từ mấy chục năm nay.


Bọn chúng đã nhâng nháo công nhận, qua chính câu nói của Lê Duẩn rằng Hà Nội đưa quân vào đánh miền Nam là để tuân hành lệnh của Liên Xô và Trung Quốc.

Chao ôi, cuộc chiến cốt nhục tương tàn gây chết chóc cho bao nhiêu thanh niên của hai miền lại chỉ là theo mệnh lệnh của hai nước cộng sản đàn anh. Và chính Trung Quốc còn đã từng nói rất rõ là họ sẵn sàng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.

Việc làm đó, việc đánh thuê theo lệnh của Liên Xô và Trung Quốc mà bọn lãnh đạo Hà Nội, từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn ... tiến hành chẳng bao giờ là giải phóng, giải phiếc quái gì hết.

Cảnh cầm cờ đỏ sao vàng chạy văng mạng về phía trước để hai thằng to đầu ... đái đã diễn ra trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975, do đó, đơn thuần việc chúng làm chỉ là “cầm cặc cho chó đái,” như nguyên văn một câu nói hay tuyệt của dân gian mà thôi. Có nói trại đi thì cầm cờ cho Liên Xô và Trung Quốc thì cũng vẫn chỉ là cầm cái ấy cho hai con chó tiểu tiện.

Làm chó mà được nguyên một bọn khốn nạn cầm cặc cho đái như thế thì cũng vinh dự biết là chừng nào. Không tin thì cứ đến cái đền Lê Duẩn ở Hà Tĩnh là thấy liền à.

Ðọc xong câu nói ô nhục của thằng khốn nạn thì chỉ muốn chửi cha tiên nhân bố cả cái bọn chuyên cầm cặc cho chó đái.

Nếu có người trách sao viết lách không kiêng cữ gì thì người viết vẫn nhắc lại nguyên câu nói quá hay của dân gian rằng cả lũ ở Hà Nội chỉ làm công việc “cầm cặc cho chó đái” mà thôi.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 30 tháng 5 năm 2014

NGỌN LỬA SỚM MAI

Image

Sáng sớm hôm 23 tháng 5, một phụ nữ tên là Lê thị Tuyết Mai 67 tuổi nhà ở quận Bình Thạnh thuộc ngoại ô Sài Gòn đã tới trước dinh Độc Lập cũ mang theo 6 tấm biểu ngữ viết tay và một thùng xăng, rồi bình tĩnh ngồi xuống tự tưới xăng lên người, châm lửa tự thiêu để phản đối việc làm của Trung quốc tại các vùng biển của Việt Nam.

Những tấm biểu ngữ do chính tay bà viết đã nói rất rõ mục đích việc tự thiêu của bà, đó là bà muốn làm ngọn lửa để tăng thêm sức mạnh cho cảnh sát biển và các ngư dân đánh cá trong vùng biển của Việt Nam đang bị Trung quốc ngang nhiên xâm phạm. Bà đòi nhà cầm quyền Trung quốc rút ra khỏi các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc đã cưỡng chiếm và bỏ ngay các toan tính xâm lược nhắm vào lãnh thổ của Việt Nam.

Những điều đó đã do chính bà viết tay trên 6 trang giấy mà công an thu được tại hiện trường. Lý do bà đem mạng sống của mình ra làm ngọn đuốc chống lại những việc làm của Trung quốc như vậy đã quá rõ.

Nhưng ngay lập tức đã có một số ý kiến muốn làm nhẹ thái độ chống lại việc làm của Trung quốc, việc làm đưa tới quyết định hy sinh thân xác của người phụ nữ 67 tuổi này.

Một bài tường thuật của tờ Tuổi Trẻ thì nói rằng bà Lê Thị Tuyết Mai đang có những chuyện buồn trong gia đình. Ý nói bà tự thiêu là vì một phần cũng là chuyện cá nhân và vì thế, chuyện phản đối Trung quốc cũng chỉ là một phần đưa tới việc tự thiêu của bà. Nêu chi tiết chuyện buồn gia đình (nếu có thật) là tờ báo muốn cho việc phản đối Trung quốc của bà nhẹ đi một phần. Nhưng trên những biểu ngữ có bút tích của bà, người ta chỉ thấy những lời tâm nguyện cho đất nươc hòa bình an lạc và đòi Trung quốc trả lại bình yên cho biển đảo của Việt Nam. Những tấm biểu ngữ cũng kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam bảo vệ quyền lãnh thổ hải phận Việt Nam. Người ta không hề thấy một tấm nào ghi những chuyện buồn đau riêng tư trong gia đình của bà.

Tờ báo, khi nói rằng bà Lê thị Tuyết Mai có chuyện buồn trong gia đình trước khi tự thiêu rõ ràng muốn người đọc coi nhẹ sự chống đối nhắm vào Trung quốc của bà Lê thị Tuyết Mai. Việc tự hủy thân xác mình bằng ngọn lửa phải nói là một hành động rất can đảm. Phải có một quyết tâm, một tâm nguyện hết sức lớn mới dám làm công việc đó. Những phản ứng tự nhiên của cơ thể với ngọn lửa, với sự đau đớn chắc là rất lớn, bản năng sinh tồn của con người tự động làm chùn tay lại và quay sang lựa chọn một giải pháp khác. Đối diện với một cái chết hết sức đau đớn là việc không phải ai cũng làm được. Chính ngọn lửa thiêu nhục thể của Hòa Thượng Quảng Đức đã gây kinh hoàng cho cả thế giới và đưa tới sự sụp đổ của một chế độ.

Sự lựa chọn cái chết can đảm đó đã bị làm cho nhẹ bớt đi qua ý kiến nói ràng bà buồn chuyện gia đình và việc phản đối Trung quốc chỉ là một phần đưa tới quyết định tự hủy mình mà thôi.

Cũng còn thêm một chuyện khác mà người ta ghi nhận qua bản tin của tờ báo điện tử VNExpress, đó là lời tuyên bố của Lê Trương Hải Hiếu, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 1 về gia đình bà Mai. Người đàn ông này nói rằng, nguyên văn, "Qua xác minh, gia đình bà Mai luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Từ trước đến nay chưa có vấn đề gì bức xúc với chính quyền địa phương."

Nhận xét này có cần không? Chắc không. Câu nói vớ vẩn đó được đưa ra chỉ nhắm mục đích ca ngợi đảng và nhà nước một phát. Nó không hề dính dáng gì tới việc hy sinh cao cả thân xác của một phụ nữ yêu nước dâng hiến cho quê hương biển đảo. Nó chỉ là một câu nói với ý nghĩa và ngu dốt của một đứa không dám bình luận gì thêm, không biết nói được một câu gì trước cái chết anh hùng của bà Lê thị Tuyết Mai cho tổ quốc.

Cái chết đó đã không được nhắc đến thêm một lần nào nữa. Và đám tang của bà Mai đã bị bọn công an gây đủ mọi chuyện khó dễ. Những vòng hoa phân ưu bị tháo gỡ mang đi lập tức để khỏi làm phiền lòng bọn cướp đất cướp biển đang tiếp tục những trò khốn nạn ngang ngược ở biển Đông.

Hèn với giặc là thế đó.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 13 tháng 6 năm 2014

KHÔNG NÓI TỤC KHÔNG CHỬI BẬY

Chuyện ăn nói tục tĩu, hành vi thô lỗ của các cán bộ và công chức nhà nước đã trở thành một "đặc sản" của bọn Việt Cộng từ nhiều năm nay. Không ăn nói mất dậy không phải là cán bộ và công chức nhà nước.
Mấy năm trước, năm 2007 Nguyễn Tấn Dũng đã phải đưa ra khuyến cáo về chuyện này, cấm sử dụng những thứ ngôn ngữ bưng biền cách mạng trong các giao tiếp với người dân. Chính Hồ Chí Minh cũng đã phải đề cập tới tệ nạn này khi nói rằng cán bộ, công chức phải là công bộc, là đầy tớ phục vụ nhân dân, phải lễ độ với dân chúng. Nhưng rõ ràng là điều ngược lại mới là thực tế mà người dân phải đối mặt.
Một cuộc điều tra mới đây cho thấy 88% dân Hà Nội cho rằng cán bộ lãnh đạo có những hành vi "ứng xử" không phù hợp. Nói rõ hơn là cán bộ công chức luôn luôn có lối ăn nói hành xử rất mất dậy trong những giao tiếp với người dân.

Mà đó là ở thủ đô, và đó cũng lại là những nhận định của người dân đối với các thành phần cán bộ lãnh đạo. Ở những cấp dưới và ở những nơi khác ngoài thủ đô thì tệ nạn này còn khiếp đảm đến mức độ nào nữa thì khỏi cần phải nói ra, ai cũng biết.

Và đây là một vụ.

Chuyện xẩy ra ngay tại tòa án ở Sài Gòn hồi cuối tháng 9 năm 2012, hôm xử ba bloggers được đài BBC tường thuật lại. Bà Dương thị Tân, vợ cũ của ông Điếu Cầy cho biết khi thấy bà và con trai mặc áo có hàng chữ "Tự Do Cho Những Người Yêu Nước", thì một sĩ quan công an thuộc phường 6, quận 3 đã đòi bẻ cổ bà và bình luận về hàng chữ trên áo của bà bằng câu nguyên văn: "Tự do cái con cặc".
Người đàn ông này mang lon trung tá tên là Vũ Văn Hiển, chỉ huy phó công an phường. Như vậy, Vũ Văn Hiển là một cán bộ cao cấp, không phải là thứ tép riu đứng đường thổi còi xin tiền mãi lộ. Chuyện anh ta công khai đòi bẻ cổ một công dân vô tội là chuyện không thể chấp nhận được. Trong một đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc thì không ai được phép hăm dọa tính mạng của người dân như thế. Đòi bẻ cổ một người phụ nữ không hề đe dọa chế độ như vậy là không được, là đi ngược lại tinh thần ý nghĩa của mấy chữ ở đâu cũng thấy nhắc. May ra trên mấy tờ giấy chùi đít là không thấy ghi mặc dù có ghi thì cái đít chắc cũng hạnh phúc hơn được một chút.

Kế đó là câu chửi bố câu nói của bác Hồ. Bác nói rằng không gì quí hơn là độc lập và tự do. Thế nhưng độc lập thì không có. Tập Cận Bình nắm cả nước trong tay nó rồi chỉ còn hy vọng còn chút tự do cho đúng với lời bác dậy, thì trung tá công an Vũ Văn Hiển đem cái món đó dìm xuống ngang hàng với cái bộ phận ở dưới thắt lưng của nó: "Tự do cái con cặc".

Trung tá Hiển đưa tự do vào vị trí cái háng của y. Hay vì vậy mà bọn Hán gian đã nhốt cái tự do vào cái háng của chúng. Hán này háng nọ, háng nọ ngó Hán kia, nhìn một hồi hoa (?) mắt thì tự do thành ra cái con cặc hay sao!

Chắc là vậy nên sau vụ này, nhà nước không thấy cho áp dụng một biện pháp trừng phạt nào nhắm vào tên trung tá này hết. Từ đó đến nay.

Chưa hết.

Một người khác cũng hay văng tục và chửi thề thuộc hàng cao thủ là Phan Văn Khải, nguyên là thủ tướng trước cả Nguyễn Tấn Dũng. Khải có biệt danh là Khải Đờ Mờ vì hễ mở mồm ra là lại nhắc tên viết tắt của Đỗ Mười. Phan Văn Khải, theo Lê Nhân, một người cùng lớp, cùng tuổi với Khải trong lớp học về chính trị Mác xít do ông Hoàng Minh Chính phụ trách, là một người mở miệng ra là phải chửi thề như thể không chửi thề thì không ăn nói nên lời được. Theo Lê Nhân, có lúc Khải tưởng như đã bỏ được cái trò chửi thề văng Đê Em đó nên đã được nhà trường cấp cho một bằng khen vì đã làm sạch được cái mồm, bỏ được thói đem thân mẫu ra làm chuyện mây mưa. Nhưng sau đó, chứng nào vẫn tật ấy. Lê Nhân kể là tại một buổi lễ khai mạc khóa chính trị Mác Lê cao cấp, Khải được giao trách nhiệm hô chào cờ cho quan khách tham dự buổi lễ. Trong số khách có măt, có cả Sáu Búa Lê Đức Thọ. Khải có thể xúc động quá nên trước chân dung của Mác, Lê Nin, Stalin, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông, nên Phan Văn Khải đã dõng dạc, bằng giọng Củ Chi Nam Bộ hô lớn, nguyên văn : "Đù má nghiêm! Chào cờ, chào!"
Sau đó cũng không thấy Khải bị bất cứ một biện pháp chế tài hay kỷ luật nào.
Hay là cứ nhìn thấy cái cờ đó, phải chào nó thì Khải lại ba chân bốn cẳng chạy về nhà để mây mưa với thân mẫu của mình và thân mẫu của hết cả bọn trong bộ chính trị nên đảng và chính phủ cũng không làm gì chàng cả, mà lại còn thăng chức nữa đấy chứ.

Vậy thì sức mấy mà cán bộ, công chức nhà nước ăn nói tử tế cho được.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 20 tháng 6 năm 2014

BẠN BÈ CÁI CON ... CỦ GÌ ?

Cuối tháng 5 đầu tháng 6, tại Diễn Đàn Shangri-La ở Singapore, đại diện Hoa kỳ, bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, đã lên tiếng cáo buộc Bắc kinh là phía đã tạo ra những bất ổn hiện nay tại biển Đông bằng việc đưa một giàn khoan (Hải Dương 981) tới vùng biển sát cạnh Việt Nam đồng thời hăm dọa cả Philippines và Việt Nam khi hai nước này phản đối Trung quốc về những hoạt động trái phép trong các vùng lãnh hải của hai nước.

Trước đó, đại diện Nhật, thủ tướng Shinzo Abe cũng nói rõ là Nhật sẽ yểm trợ cho các quốc gia trong khối ASEAN khi các nước này tìm cách bảo đảm an ninh trên biển và trên không, duy trì tự do di chuyển của tầu bè và máy bay của quốc tế trong vùng này. Cả hai tiếng nói vừa kể đều nêu đích danh Trung quốc là phía đang tạo sóng gió cho toàn vùng đông Á.

Ngay sau đó, phái đoàn Việt Nam đã lên phát biểu với Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng và khẳng định trước các phái đoàn tham dự diễn đàn Shangri-La rằng bang giao giữa Việt Nam và Trung quốc, theo nguyên văn, 
"vẫn đang phát triển tốt đẹp" ngoại trừ vấn đề tranh chấp tại biển đông, đôi khi cũng có những lúc "va chạm căng thẳng." Phùng Quang Thanh nói tiếp rằng ngay cả các thành viên trong "cùng một gia đình cũng còn có những mâu thuẫn huống chi là giữa các nước như Trung quốc và Việt Nam." Phùng Quang Thanh gọi Trung quốc là "nước bạn láng giềng".

Nhưng lời ăn tiếng nói của Phùng Quang Thanh hoàn toàn đi ngược lại với phát biểu của hai đại diện của Nhật và Mỹ, hai nước đang rất quan tâm và lo ngại về tình hình biển Đông và đang có những kề hoạch nhắm đối phó với các hoạt động đi ngược lại công pháp quốc tế của Trung quốc. Theo bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam, quốc gia đang trực tiếp phải đương đầu với Trung quốc, thì những việc làm của Trung quốc không đáng quan ngại, bang giao giữa Việt Nam và Trung quốc vẫn đang phát triển tốt đẹp, hai nước vẫn là hai nước 
"bạn láng giềng".

Đáng lẽ Phùng Quang Thanh phải đưa ra trước diễn đàn những định nghĩa mới của danh từ 
"bạn" mà ông ta dùng để gọi Trung quốc. Chắc chắn người đàn ông này đã có những cách hiểu chữ "bạn" rất khác với lối hiểu thông thường của mọi người.

Bạn đích thực thì không đối xử với nhau như thế. Bạn thì không hơi một chút là nạt nộ đòi dậy cho Việt Nam một trận nữa. Bạn thì không ầm ầm kéo tầu chiến đến uy hiếp, lao vào tầu của bạn, húc tầu của bạn, gây hư hại, làm đắm tầu của bạn, bắt ngư dân của bạn đòi tiền chuộc như bọn cướp biển. Đã là bạn thì cũng không ném chai lọ, rác rến vào tầu đánh cá của bạn, dùng vòi rồng xịt nước vào tầu của bạn. Bạn thì không điều động máy bay chiến đấu tới hải phận của bạn để uy hiếp tinh thần bạn, không ăn nói xấc xược, hỗn hào, trịch thượng, hăm dọa bạn. Bạn thì cũng không bao giờ ngang nhiên kéo cái giàn khoan đến ngay trong vùng lãnh hải của bạn để khoan dầu một cách bất chấp pháp luật, xem thường chủ quyền lãnh hải của bạn. Bạn của nhau thì không vu vạ đặt chuyện đổ cho tầu thuyền của bạn lao vào tầu của mình, khiêu khích áp đảo tầu của mình một cách ngoa ngoắt như trò cào đầu ăn vạ của bọn côn quang không xứng đáng với tư cách của một nước lớn.

Bạn mà như thế sao?

Một nguời đeo lon đại tướng, lại giữ chức bộ trưởng quốc phòng, còn có thời ngồi ở Bộ Chính Trị mà ăn nói ngu như lợn là thế nào? Hay cách hành xử như bọn Tầu ngang ngược mới là bạn của cái nước Việt Nam khốn khổ ngày nay.

Người Anh có một câu tục ngữ truyền tụng đã từ lâu: 
With friends like these, who needs enemies. Với những bạn bè như thế thì ai còn cần phải có kẻ thù nữa.

Càng nghĩ càng thấy đúng.

Bạn bè gì mà lại khốn nạn như thế. Ngay vào lúc Phùng Quang Thanh lên diễn đàn nói những câu nhăng nhít đó ở Singapore, thì Trung quốc lại điều thêm tầu chiến tới khu đặt giàn khoan và tin cho hay lại thêm một chiếc tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu của Ba Tầu đụng chìm.

Tin tức mới nhất cho biết Trung quốc lại đang kéo một giàn khoan thứ hai, chiếc Nan Hai Jiu Hao (Nam Hải số 9) ngay sau chuyến đến Hà Nội của Dương Khiết Trì để gặp bọn đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Bình Minh gọi là để thảo luận về những tranh chấp ở biển Đông.
Đó, thương thuyết để kéo thêm cái giàn khoan thứ hai tới biển Việt Nam. Và cũng để chứng tỏ tình bạn thắm thiết giữa hai nước mà Phùng Quang Thanh vừa khoe nhắng lên ở Singapore.
Rốt cuộc là chỉ có người dân là không bán nước như mấy gánh nước ở Sài Gòn mang tặng không cho người qua lại. Nhưng chính việc không bán nước của họ đã suýt đưa họ vào vòng tù tội như những cảnh vừa được ghi nhận ở Sài Gòn.

Vì chỉ có bọn bán nước thật mới được tự do độc quyền hành nghề mà thôi.


Cứ nghĩ tới bọn mặt chó là lại muốn văng tục ra.

Bùi Bảo Trúc

Ngày 23 tháng 6 năm 2014

Sách Sử Của Giặc Hồ

Học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế cho nào được

Bạn ta,

Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.

Ở trang 5 của cuốn sách vừa kể có một bài viết tay với tuồng chữ rất chân phương và rất đẹp. Nhưng nội dung của đoạn viết tay đó đã để lại những sai sót tầy đình. Đây là nguyên văn đoạn viết tay ấy:

“Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng . Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”

Cuốn sách này được hình thành bởi 5 người, trong đó có một chủ biên, 4 người kia không biết giữ những công việc và trách nhiệm gì.

Nhưng với 5 người như thế mà vẫn để lại những sai sót vô cùng tệ hại thì quả là bọn biên soạn cuốn sách ngu thật.

Bài viết được giao cho một người có chữ viết rất đẹp để viết làm mẫu cho các học sinh tập viết. Phải nói người viết có nét chữ rất đẹp. Nhưng cũng chính vì đó là chữ viết tay, không phải là được sắp chữ, hay đánh bằng máy điện toán nên không thể nói đó là lỗi typo. Người viết chỉ có nhiệm vụ viết, nhưng ít nhất cũng phải có một chút kiến thức về sử để nhìn ra chi tiết lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt. Nhưng người này đã không thấy được sai sót đó. Viết xong chắc chắn bài viết phải được đọc lại để sửa chữa nếu có chi tiết, chữ nào bị viết sai, thiếu nét, đánh dấu lầm… Nhưng rõ ràng là (những) người đọc lại bản viết cũng không nhìn ra được sai sót nên Lý Thường Kiệt mới được trao cho một công việc khác là đánh quân Nam Hán, để cho Ngô Quyền ở không, ngồi chơi sơi nước.

Trong đoạn văn, quân Nam Hán được nhắc tới hai lần. Lý Thường Kiệt được nhắc tên ba lần. Lý Thường Kiệt cũng được trao cho công việc đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng, để đánh đoàn chiến thuyền Nam Hán. Việc đó, ai học sử Việt cũng phải biết là việc làm của Ngô Quyền, và sau đó, năm 1288 Hưng Đạo Vương cũng dùng kế đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng để đánh quân Nguyên.

Lầm Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt mới chỉ là một cái lỗi mà người ta nhìn thấy trong bài viết.

Nhưng thực ra, còn có những lỗi khác nữa thì lại không thấy những độc giả góp ý với tờ Dân Trí nêu ra.

Đó là ở cuối của bài viết, người ta đọc thấy nguyên văn câu này: “Năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua.”

Thực ra thì Ngô Quyền mới là người lên ngôi vua năm 939 tức là năm Kỷ Hợi, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Ngô Quyền chết năm Giáp Thân (944), thọ 47 tuổi.

Lý Thường Kiệt thì không bao giờ đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt là người đánh quân Tống và Chiêm Thành (Phá Tống, Bình Chiêm). Ông đánh Chiêm Thành năm 1075 để trừng phạt việc Chiêm Thành đem quân sang quấy phá Việt Nam. Sau khi đánh Chiêm Thành xong, Lý Thường Kiệt mới quay sang đánh quân Tống.

Đến năm Quí Mùi (1103) ở Diễn Châu có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Lý Giác. Lý Giác chạy sang Chiêm Thành, đem vua Chiêm là Chế Ma Na đánh lấy ba châu của Việt Nam. Năm 1104, Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na thua chạy, xin trả lại đất cho Việt Nam.

Lúc ấy, Lý Thường Kiệt đã 70 tuổi. Một năm sau khi đánh Chiêm Thành (năm 1105), Lý Thường Kiệt mất, hưởng thọ 71 tuổi. Đó là dưới triều vua Lý Nhân Tông. Lý Thường Kiệt là tướng tài, không lên ngôi vua ngày nào.

Lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt là một chuyện. Lộn quân Tống thành quân Nam Hán là chuyện thứ hai. Kế hoạch đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thì trao cho Lý Thường Kiệt là sai lầm thứ ba.

Lý Thường Kiệt sinh năm 1034, chết năm 1105 thì viết khơi khơi là năm 939, tức là trước khi Lý Thường Kiệt ra đời tới 95 năm, Lý Thường Kiệt đã lên ngôi vua.

Than ôi, một đoạn viết ngắn có 13 dòng viết tay mà để lại một đống lỗi như thế thì dậy dỗ cái con chó gì.

Mẹ kiếp viết lịch sử láo toét như thế, lại bao nhiêu người không nhìn ra những sai sót đó cho nên học sinh mới quá chán học môn sử (như tờ Giáo Dục Việt Nam đã viết hồi tháng trước) là như vậy.

Học sinh học tới lớp 5, sống lù lù ngay ở Hà Nội, mà không biết thủ đô của Việt Nam là gì thì cũng là do mấy thứ ngu dốt đó dậy dỗ.

Đã dốt như thế, lại còn dở trò bóp méo, xuyên tạc lịch sử thì mới có cái thứ chó cái như con nhãi Lê Phong Lan làm loạt phim về Mậu Thân và đổ hết tội cho Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã giết mấy ngàn người ở Huế.

Mẹ kiếp con nhãi con xuyên tạc lịch sử để tẩy rửa cho các tội ác của Việt Cộng thì cũng hiểu được. Nhưng cướp công của Lý Thường Kiệt từ tay Ngô Quyền và cho Lý Thường Kiệt lên ngôi vua để … nói xấu tổng thống Ngô Đình Diệm (?) vì cùng họ với Ngô Quyền hay sao?

Mà rồi cả đống trong nước cũng không thấy được những sai lầm láo toét như thế nên đất nước mới là không khá được.

Giá chịu khó đọc vài trang trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim từ trang 68 đến trang 107 cũng thấy ngay là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, không phải Lý Thường Kiệt chư sao mà lại nhắm mắt nhắm mũi viết bậy như thế! Nhà nước thì mấy tháng sau mới quyết định thu hồi lệnh thu hồi cũng nói là “tạm”. Tại sao lại “tạm thu hồi” mà không đốt cha nó cái đống sách mả mẹ ấy đi cho sạch cái … mình?

Tôi chắc giờ học sử của các em không bao giờ có cảnh như thế này:

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :”Các em nên nhó rõ,”
“Nước chúng ta là một nước vinh quang,”
“Bao anh hùng thuở trước của giang san,”
“Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.”


…(Đoàn Văn Cừ)

Chứ học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế chó nào được.

Ngày 27 tháng 6 năm 2014

QUẢ ĐẠI PHÁO CUỐI CÙNG
Bùi Bảo Trúc

Ông là một cựu quân nhân thuộc pháo binh biệt động quân (liên đoàn 9) quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong bức hình chụp gia đình còn giữ, ông mặc một chiếc jacket da mầu nâu, không phải là quân phục biệt động quân nên không rõ ông cấp bậc ra sao. Nhưng theo bản cáo phó, thì ông là một hạ sĩ quan pháo binh. Ông ra đời tại Huế năm 1942. Như vậy, khi ra đi, ông đã qua được cái tuổi cổ lai hy được một năm.

Ông quyết định cho sự ra đi ấy sau khi dặn dò bà ngoại của mấy đứa cháu coi chừng mấy đứa cháu còn bé. Ông nói với bà câu cuối rằng "Tôi đi nghe."

Rồi ông đi sáng thứ sáu 20 tháng 6. Ông cầm theo một chiếc thùng nhựa mầu đỏ đựng mấy lít xăng. Ông đến trước một bức tường ở lối vào khu chúng cư Silver Lake, tự tưới xăng lên người rồi châm lửa. Lúc ấy là đúng 11 giờ 15 sáng. Hai người Mỹ tình cờ đi qua trông thấy đã chạy lại tìm cách dập tắt ngọn lửa đang bốc cháy dữ dội. Ông nói bằng tiếng Anh với họ: "I want to die. Let me die". Hai người dùng nước đổ lên người ông và dùng một tấm vải cố dập ngọn lửa. Nhưng ông đã bị phỏng rất nặng. Trực thăng đưa ông vào bệnh viện Tampa, ba ngày sau thì ông qua đời lúc 6 giờ sáng thứ hai 23 tháng 6.


Image

Một tấm bìa có bút tự của ông nguyên văn "Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử." Ông ký tên ở dưới: Thu Hoàng.

Hai Yang 981 là dàn khoan Hải Dương số 981 mà Bắc kinh đã ngang ngược kéo tới vùng biển của Việt Nam hôm 1 tháng 5. Ông Hoàng Thu đã đi như lời cuối ông dặn dò bà ngoại các cháu.
Câu từ biệt mà ông đã nói nhiều lần với bà khi còn là người lính pháo binh biệt động quân trước những chuyến hành quân thời còn trẻ, thì lần này, sáng thứ sáu 20 tháng 6, lại là lời chào vĩnh biệt ông gửi bà.
Ông biết ông không làm gì hơn được trong vụ dàn khoan Hải Dương.

Người lính già ấy không còn khẩu 150 ly, hay khẩu 155 ly, hay khẩu 175 ly mà ông đã từng có thời vào sinh ra tử với chúng ngoài chiến trường. Ông đã phải giã từ những cỗ đại pháo yêu quí ấy từ tháng 5 năm 1975. Ông đem gia đình chạy từ Huế vào Sài Gòn, rồi bị đưa đi kinh tế mới ở Đồng Xoài, một địa danh mà những năm trong quân ngũ cũng đã có lần ông đi qua. Nguời lính già ấy đã phải làm tất cả những gì có thể làm được bằng sức chân tay để sống, cho tới năm 2008, tức là 33 năm sau ông mới đến nước Mỹ để bắt đầu một đời sống mới. Ông và bà đến sống với gia đình con gái ở Tampa, Florida.
Nhưng không một ngày nào ông không nghĩ tới miền Nam mà ông đã phải bỏ đi vì không thể tiếp tục ở lại trên chính đất nước của mình nữa. Ông rời đất nước nhưng đất nước vẫn là đất nước, vẫn là quê hương của ông. Đất nước ấy không thể để mất vào tay bọn giặc phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua không một lúc nào ngưng dòm ngó đất nước Việt Nam.

Ông không còn trong tay những khẩu đại pháo của những năm chinh chiến nữa. Ông cũng không còn có thể có mặt trên chiếc HQ 10 bên dàn đại pháo để bắn đi những quả đạn cuối cùng trước khi cùng ở lại tầu chết cùng với thiếu tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ hải quân khác hôm 17 tháng 1 năm 1975.
Người lính già Hoàng Thu đã chết ở Florida. Nhưng thực ra, ông đã chết ở Hoàng Sa cùng với những người lính hải quân trên hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10.

Tuy thế, ông lại không chết trong lòng của những người Việt.

Ông đã bắn được quả đạn cuối cùng từ khẩu đại pháo mà ông vẫn có bên mình từ khi nó im tiếng sau tháng 4 năm 1975. Quả đạn đại pháo đã bắn trực xạ vào bọn cướp biển Bắc kinh.
Cái dàn khoan Hải Dương 981 vẫn còn ở nguyên chỗ cũ. Lại mới có thêm một cái khác đang được kéo vào vùng biển Việt Nam. Có thể hai cái khác cũng sắp được đưa tới gần đó. Việc ông làm không ngăn được những chuyện ngang ngược bất hợp pháp của bọn hải tặc phương Bắc. Ông cũng biết rất rõ điều đó. Nhưng không phải vì thế mà ông không chọn lấy cho ông cách ra đi như ông đã làm. Việc ông làm có thể là nhỏ, nhỏ vì không đuổi được nhưng chiếc tầu của cướp biển, nhưng không vì việc đó nhỏ mà không làm cũng như không phải thấy việc ác nhỏ mà không tránh.

Quả đạn được bắn đi làm bùng lên ngọn lửa được xác thân của ông làm cháy lên rừng rực.


Vĩnh biệt ông. Ông đã ra đi như một người lính anh dũng bảo vệ quê hương Việt Nam.

Ngày 5 tháng 7 năm 2014

Ðộng lòng

Gió bên Ðông động bên Tây
Ðấy nói bên ấy bên đây động lòng.


Ðầu Tháng Sáu, một người đàn ông gánh hai thùng nước đến một nơi đông người qua lại tại công viên Tao Ðàn, và đặt gánh nước xuống mời mọi người dùng nước. Giữa cơn nóng nực, những ly nước của ông đã được chiếu cố tận tình. Nhưng chi tiết đáng nói nhất về những ly nước của ông là ông không nhận tiền của khách. Ông mời mọi người dùng nước miễn phí. Ông nhất định từ chối không lấy một đồng tiền nào của những người nhận những ly nước của ông. Khách uống nước lúc đầu không biết nguyên do vì đâu lại có người tử tế như thế giữa cái xã hội đã bị những người cộng sản làm bẩn đi không ít từ mấy chục năm qua, nhưng sau khi nhìn thấy hai tấm bảng người chủ gánh nước treo bên hai thùng nước thì mọi người liền hiểu ngay. Hai tấm bảng có những hàng chữ nguyên văn: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết.”

Thì ra là như thế. Chuyện nước mới là chuyện chính. Ông chỉ mời mọi người uống nước. Ông không bán nước.

Ai hiểu mấy câu ông viết như thế nào cũng được. Nhưng chính vì hiểu thế nào cũng được mà những người uống nước của ông lại hiểu rất đúng điều ông muốn nhắn nhủ.

Ông đã khéo léo lợi dụng cái lắt léo, uyển chuyển của ngôn ngữ Việt để nói ra đề ông muốn nói mà không cần phải huỵch toẹt ra.

Ông bình tĩnh, không nói gì. Chỉ mời mọi người uống nước giữa cơn nóng bức, rồi nhẹ nhàng nói với những người đang mang cơn quốc bệnh trong người cái nguy của căn bệnh. Mất nước (dehydration) là chết.

Ông không làm như người phụ nữ mất con gà đứng trong sân chửi vọng ra bên ngoài, đứa nào ăn cắp con gà của bà nghe chửi rồi thấy động mồ động mả tổ tiên phải trả lại con gà.

Ông không nói gì vậy mà có khối đứa giật mình. Giật mình vì có tật. Khi không tại sao lại mang nước ra mời người qua đường uống miễn phí? Khi không tại sao lại khuyên mọi người phải lo chuyện nước nôi?

Việc làm của ông liền có nhiều người làm theo. Ở Hà Nội, nhiều người trẻ cũng mang nước ra đường mời người qua đường miễn phí. Cũng những ly nước bên lề đường không lấy tiền, chỉ mời không mọi người. Và cũng kèm theo những tấm bảng có những dòng chữ nói rõ nước của họ chỉ để mời không phải trả tiền.

Không phải trả tiền vì nước không để bán.

Nước nhà không bán. Mất nước là chết. Muốn hiểu thế nào cũng được. Nghĩa đen cũng được mà nghĩa bóng lại càng hay hơn.

Ðến đây thì có ngu nhất, có mặt dầy nhất, có vô liêm sỉ nhất thì cũng phải hiểu.

Câu chửi ngầm của ông đã được nghe thấy và ý nghĩa đã khá rõ. Lập tức ông bị bắt giữ nhưng sau đó ông đã được thả. Lý do có thể là nếu giam ông, đưa ông ra tòa, đem ông đi mất tích thì lại là một sự tự thú là có... bán nước hay sao?

Thôi thì đành câm cái mồm lại và tiếp tục độc quyền bán nước vậy. Ai không bán nước thì cứ việc mang nước ra đường mời mọi người uống miễn phí.

Ngày 15 tháng 8 năm 2014

DÁNG KIỀU THƠM

Đọc nhiều lần bài Tây Tiến của Quang Dũng rất nhiều lần mà rốt cuộc tôi chỉ nhớ được câu “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Nhưng thực ra, hình ảnh những người đẹp Hà Nội của ông không bao giờ xa hẳn ông, xa hẳn những câu thơ của ông. Lúc nào cũng thấy họ thấp thoáng. Lúc “trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ” , lúc “áo mỏng buông hờn tủi”, lúc “rạt rào” những “dòng lệ thơ ngây”
Tôi ở Hà Nội trong những năm còn rất bé. Ký ức về thành phố này không có được bao nhiêu. Hồi ấy tôi còn quá nhỏ. Nhớ được mấy con đường gần nhà đã là nhiều lắm. Thỉnh thoảng theo người lớn đến vài ba nơi mà tôi cũng chỉ nhớ được một hai cái tên đường. Chưa có được cả một mối tình. Nhưng tôi vẫn còn nhớ được vài ba khuôn mặt mà nếu có liều lĩnh gọi đó là những dáng kiều thơm thì cũng có thể tạm coi là được.

Cạnh nhà tôi là gia đình một ông giáo. Ông có một cô con gái mà tôi nghĩ là đẹp lắm. Cô tên là Th. Chắc cô phải hơn tôi sáu tuổi là ít. Gia đình ông sống kín đáo, không bao giờ nghe thấy bất cứ một thứ tiếng động hay tiếng người nào từ nhà ông bay vọng ra. Ngay cả mấy ông chú của tôi cũng không biết được bao nhiêu về cô. Có thể tôi lại còn biết cô hơn cả mấy ông chú rất tinh nghịch của tôi là đàng khác. Trong lớp nhạc ở phố Cửa Nam, một hôm tôi thấy cô đến để nhờ ông nhạc sĩ dậy đàn cho tôi tập cho cô hát bài Tình Thắm của Vũ Nhân. Mấy câu đầu của bài hát ở lại với tôi từ đó…

Tôi nhớ một chiều xa xôi chớm thu. Em đến thăm tôi một chiều khi nắng vàng. Cỏ cây dường như khoe sắc thắm, nghiêng nghiêng đón gót người đi yêu đương dâng sóng tình mến…
Mấy tháng sau, gia đình tôi di cư vào Nam, nhưng bài hát ấy thì vẫn còn trong ký ức của tôi, và cô vẫn đến “thăm” tôi những chiều khi nắng vàng, có hoa cỏ dâng sóng tình mến…
Tôi tiếc không có thêm được mười tuổi để chuyến đến thăm như trong ca khúc của Vũ Nhân có thể diễn ra trong những tháng ngày ở Hà Nội.

Gia đình cô có đi Nam không thì tôi không cách nào biết được. Cuộc sống đưa đẩy, tôi quên hẳn cô Th. Cô có vào Sài Gòn, có sống ngay cùng ở cái thành phố ây có khi tôi cũng không biết. Tới tuổi biết đi tìm cô (nếu gia đình cô ở Sài Gòn) thì tôi lại không ở thành phố đó mấy năm. Rồi những quen biết mới, những nơi sống mới lại càng đưa tôi đi xa thêm nữa.

Th. không còn ở trong đầu óc của tôi nữa. Chỉ thỉnh thoảng lắm, khi nhớ lại vài ba câu trong bài hát cũ, Th. mới xuất hiện. Th. của tuổi 16 hay 17, chiếc áo dài trắng, đôi guốc cô để dưới chân cầu thang khi leo lên căn gác có lớp dậy nhạc ở phố Cửa Nam, mùi mái tóc bay nhẹ khi cô cúi xuống tìm bản nhạc trên cái pupitre của tôi.

Chắc dáng kiều thơm thì phải như thế.

Bây giờ, chắc cô đã phải 75 hay 76 tuổi. Cô chắc phải làm bà nội, bà ngoại vài ba lần. Cô ở đâu sau những dâu biển tang thương của đất nước? Cô ở lại Hà Nội hay cô cùng gia đình đi Nam, vào Sài Gòn, Đà Lạt hay Huế? Hay cô cũng di tản ra nước ngoài?

Nếu ở lại Hà Nội, cô có còn ở lại khu nhà cũ ở gần Văn Miếu không? Cô có trở thành cán bộ, lấy một anh chồng răng đen mã tấu nhà quê nhà mùa không? Cô có dọn về một căn “hộ” trong một khu tập thể nào không, ngày ngày lo cho anh răng đen mã tấu để cho chàng chiều chiều co cẳng hút thuốc lào vặt nói phét ông ổng khắp khu nhà không?

Và lũ con, cháu nội ngoại của cô có đứa nào chửi thề luôn miệng, động một chút là lôi nhau ra đường đánh nhau xong còn xé quần áo của nhau ra cho lũ bạn mất dậy thu video clip tung lên mạng mà báo chí đã thuật lại hàng trăm vụ hay không?

Tôi chưa về Việt Nam bao giờ, mà có về thì cũng chẳng dám lần về khu nhà cũ để hỏi thăm kiếm cô đâu.

Vô phúc gặp ngay một con mụ cán bộ mặt mũi đanh ác chửi cho môt trận, lại hắt cho một chậu nước bẩn vào mặt kèm theo một cái bĩu môi trông như ông Phạm văn Đồng lúc xấu trai nhất thì đau đớn cho đời khỉ già lưu vong biết là bao.

Không dám đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm nữa đâu. Bố bảo cũng chịu thua.


NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ

Trong những năm gần đây, có lúc tôi đã đi tới một sự suy nghĩ rằng ở Việt Nam không còn có được bất cứ một cái gì tử tế, tốt đẹp sót lại trong cái đất nước này nữa. Bản tính, đạo đức, lối sống, con người, tình cảm, luân lý… tất cả đều đã phá sản hoàn toàn từ sau năm 1954 ở miền bắc và sau năm 1975 ở khắp cả hai miền bắc và miền nam. Người Cộng sản, như Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc không Cộng sản đã nói, có một cái tài đặc biệt là có thể làm xấu đi tất cả những gì tốt đẹp của con người. Ông đã nói như thế khi dẫn một người bạn đi thăm một vài nơi ở thủ đô Praha. Những cái xấu xa đó không phải chỉ ở mặt ngoài của đất nước, mà còn luôn cả những cái ở bên trong con người Tiệp Khắc. Ông Havel cho là phải mất rất nhiều năm mới gột bỏ được những cái xấu xa đó mà Cộng sản tạo ra cho đất nước của ông. Tôi thấy ông nói rất đúng khi nhìn về đất nước của mình.

Nhưng có thể tôi đã lầm. Vẫn còn một Việt Nam rất đẹp, rất tử tế, rất nhiều tình của người đối với người. Những thứ mà ngay cả ở nước Mỹ, ở một vài nước tôi đã có dịp đi học, đi làm, sinh sống, và luôn cả ở miền Nam thời trước năm 1975 cũng không được tốt đẹp như Việt Nam bây giờ.

Người Việt, tôi thấy, chưa bao giờ đối xử với nhau được như cách người ta đối xử với nhau như ở Việt Nam ngày nay.

Trước năm 1975, anh em ruột thịt trong nhà, bạn bè thân cũng như sơ, họ hàng thân thuộc gần xa … chưa bao giờ tôi thấy ai đối xử với nhau đẹp như một vài trường hợp như ở Việt Nam ngày nay.

Báo chí trong nước mới đây có viết mấy bài về một người đàn ông ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên thanh tra chính phủ nay đã về hưu. Ông lui về nghỉ tại một căn biệt thự xây trên một khu đất rộng trên một ngàn mét vuông làm toàn bằng vật liệu như gỗ quí, đồ đạc trong nhà toàn những thứ đắt tiền trong một kiến trúc rất đẹp chung quanh có tường cao, trang trí bằng những mặt trống đồng lịch sử và cổ điển.

Ngoài ra, ông Truyền và gia đình cũng còn làm chủ một số bất động sản, biệt thự rất lớn và đắt tiền ở Sài Gòn, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và phường Thảo Điền thuộc quận 2…

Khi thấy một giới chức chính phủ về hưu mà nhà cửa kinh khủng như vậy thì nhiều người cũng đâm ra thắc mắc. Làm sao lương lậu chính phủ phát mà có được nhiều tiền để (nhiều) nhà cao cửa rộng như thế thì ông Truyền cho biết đất đai là ông thừa hưởng của mẹ để lại, con trai mua thêm khu đất hoang nằm sát cạnh biếu ông để ông làm nhà. Đó là một chuyện tốt đẹp thứ nhất. Gia tài mẹ để lại thì anh em cho ông hết, không thèm tranh chấp đánh nhau vỡ đầu, kiện lên kiện xuống. Con trai chí hiếu thì mua miếng đất bên cạnh biếu bố cho bố xây nhà, không hề có chuyện cướp đất hương hỏa của bố, đuổi hai con khỉ già ra chợ Bến Tre bán vé số độ nhật.

Có đất rồi nhưng làm thế nào có nhà ở cho bõ những ngày cơ cực? Dễ thôi. Ông có một cô em gái nuôi thấy vậy bèn tặng ông một số tiền để xây lên mấy tầng, có mái vòm, ao cá, vườn cây, lối xe ra vào thoải mái không phải tránh nhau, gắn camera khắp nơi cho an toàn…

Đó là chuyện tốt đẹp và tử tế thứ hai. Em gái nuôi ở cái lỗ nào chui ra mà sao tốt như thế? Ông chỉ cho tôi chỗ để kiếm một hai đứa đem về cung phụng vài năm coi chúng nó có tặng cái nhà nào không , hay giúp xây cho cái hộ (?) nào chăng.

Tuần qua, báo trong nước đăng tin giám đốc sở tài nguyên Đào Anh Kiệt khai với công an là bị mất trộm ngay tại sở làm (ở Sài Gòn) một món tiền lên tới 1 tỉ đồng và 30 ngàn đô la Mỹ. Ông cho biết định mang số tiền đó đi mua nhà cho con trai. Ôi đúng là một người cha tử tế. Ông khai với cảnh sát và cũng nói với báo chí rằng sối tiền đó là tiền mồ hôi nước mắt ông dành dụm từ nhiều năm nay mới có được chứ không hề là tiền tham nhũng mà có.

Đất nước chúng ta vậy ra càng ngày càng khá ra. Mồ hôi và nước mắt bây giờ rất có giá là như thế. Cứ đem hai thứ ấy ra đổi là khối tiền, mà tiến tỉ chứ bộ cứt sao!

Tội nghiệp Robin Williams sao ra đi sớm vậy? Chứ nếu ở tới hôm nay, nghe hai chuyện này cũng được một trận cười thỏa thích, cam đoan hết trầm cảm ngay, khỏi phải đi tìm cái chết quá sớm như thế. Hay cũng có khi nghe xong, cười quá cũng lại chết thì sao!

Rõ khổ.

Ngày 29 tháng 8 năm 2014

KHÁCH ĐẾN CHO TA …MỘT TẤM HÌNH

Phạm Quang Nghị, một cán bộ cao cấp của Việt Nam (bí thư thành ủy Hà Nội) trong chuyến viếng thăm Mỹ mới đây (úp mở là một chuyến đi ngoại giao thay cho Phạm Bình Minh vì một lý do nào đó Minh không đi Mỹ được) đã giở ra một trò hết sức trẻ con và mất dậy. Việc làm của y là một việc làm vô giáo dục, bất chấp mọi nghi lễ thủ tục ngoại giao cơ bản đồng thời lại cho thấy rõ cái bản chất vô giáo dục và trẻ con của y và những … con tương cận.

Về nước thế nào Nghị chẳng khoe nhắng lên rằng nó đã cho tên giặc lái John Sney Ma Can (sic) một đòn đau mà tên thiếu tá không quân Mỹ này chỉ biết cười nhận món quà của nó.

Nghị mang tặng thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh chụp tấm bia dựng ở bờ hồ Trúc Bạch, nơi ông McCain bị bắn rơi trong một phi vụ oanh tạc nhắm vào Hà Nội hôm 26 tháng 10 năm 1967.
Chuyện ông McCain bị bắn rơi, rồi sau đó bị giam ở Hỏa Lò chắc không phải là kỷ niệm vui trong đời binh nghiệp của ông. Máy bay bị bắn rơi xuống hồ, một đám đông vớt ông lên và đánh ông trọng thương. Tại nhà giam, ông bị hành hạ rất dã man, mãi sau hơn 5 năm ông mới được thả.

Về nước, ông không đem lòng thù oán gì kẻ thù cũ. Chính ông hồi thập niên 90 là người đã vận động hết mình ở thượng viện để Hoa kỳ bang giao với Việt Nam.

Hà Nội đáng lẽ phải ghi nhớ điều đó để biết ơn ông McCain. Đi thăm Hoa kỳ thì phải tìm gặp ông mà thăm hỏi ân cần cho phải lẽ.

Phạm Quang Nghị đến thăm thượng nghị sĩ McCain và tặng ông một bức ảnh chụp tấm bia đắp bằng xi măng ở chỗ chiếc máy bay chiến đấu phản lực A-4 Skyhawk của ông McCain bị bắn hạ. Bức ảnh không có được cái khung cho tử tế. Nhưng thôi, chỉ riêng chuyện mang tặng tấm ảnh ấy cũng đã là một việc làm đủ mất dậy rồi. Moi lại chuyện máy bay của ông McCain bị bắn hạ là một việc làm hoàn toàn không cần thiết trong một chuyến đi không mang tính khiêu khích, mà trái lại, lẽ ra phải là một chuyến viếng thăm thân hữu trong lúc chỉ có thượng viện Mỹ ra nghị quyết bênh Việt Nam khi Bắc kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới hải phận Việt Nam.

Đó là một trò vừa tiểu nhân vừa mất dậy.

Hãy đọc nguyên văn tấm bia có những hàng chữ nổi này: “NGÀY 26-10-1967 TẠI HỒ TRÚC BẠCH QUÂN VÀ DÂN HÀ NỘI ĐÃ BẮT SỐNG TÊN JOHN SNEY MA CAN THIẾU TÁ KHÔNG QUÂN MỸ LÁI CHIẾC MÁY BAY A 4 BỊ BẮN RƠI TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN YÊN PHÚ ĐÂY LÀ MỘT TRONG 10 CHIẾC MÁY BAY BỊ BẮN RƠI CÙNG NGÀY”.

Ngoài chi tiết vô học không biết chấm câu cho gẫy gọn, văn phạm lem nhem, những chữ trên tấm bia còn để lại không ít những sai sót láo lếu.

Trước hết là những lỗi khi viết tên của ông McCain. Tên lót của ông là SIDNEY chứ không bao giờ là SNEY. Họ của ông là McCAIN (McCain) không bao giờ là MA CAN.

Kế đó là những chi tiết về chức vụ của ông. John McCain là trung tá hải quân thì bia lại ghi là thiếu tá không quân Mỹ. Máy bay của ông cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Oriskany thì ông là không quân bao giờ?

Tấm bia có vỏn vẹn 11 dòng mà để lại bằng ấy lỗi rồi chụp ảnh mang tặng một người rất tử tế với Việt Nam thì chỉ có cái thứ mất dậy, vô giáo dục mới dám làm.

Mà ấy là chưa nói thêm chi tiết chiếc A-4 do ông McCain lái cũng không do “quân và dân Hà Nội” bắn hạ như đã ghi trên tấm bia. Việc bắn rơi chiếc A-4 Skyhawk là công của một người Nga tên là Yuri Trushyekin, một huấn luyện viên về phi đạn địa không mà Nga gửi sang giúp Hà Nội. Năm 2008 Yuri Trushyekin nói trên một đài truyền hình và trên mấy tờ báo Nga rằng chính ông đã bắn chiếc phi đạn phòng không cuối cùng sau khi “quân và dân Hà Nội” bắn hết 12 chiếc toàn trượt ra ngoài mục tiêu. Ông Trushyekin hiện đang sống trong một khu nhà nghèo ở St Petersburg.

Đúng là chơi trò mất dậy mà cũng không nên thân, chỉ lòi thêm một đống dốt nát và vô học là như vậy.

Thế nào ở Hà Nội bây giờ lại chẳng đang có thằng huyênh hoang nổ bậy như thế này: “Tớ chơi đểu cho thằng giặc lái Ma Can tấm ảnh chụp tấm bia ở hồ Trúc Bạch mà nó chỉ biết cười… đéo biết mình chửi nó mới là ngu chứ… Ấy Mỹ nó ngu vậy đấy!”

BÁC SỐNG MÃI TRONG QUẦN

To screw là một động từ khá ly thú trong tiếng Anh. Động từ này gốc từ danh từ screw là con ốc xoáy. Vặn nó theo chiều kim đồng hồ thì nó đóng, nó tiến vào, nó kẹp dính liền hai vật lại với nhau. Vặn ngược thì nó mở ra…

Từ những nghĩa căn bản đó, động từ screw được cho mang thêm một nghĩa khác, là hành động giao hợp giữa nam và nữ. Rồi từ nghĩa đó, động từ screw còn có nghĩa là làm hư hỏng, gây thiệt hại, tạo ra những điều xấu xa, hậu quả không tốt đẹp …

Khi tổng thống Nixon dính vào vụ Watergate để cuối cùng phải từ chức, phe Dân Chủ liền đem chuyện bê bối đó ra để tấn công tiếp vào phe Cộng Hoà, đồng thời cũng bào chữa cho tổng thống Kennedy trong những vụ tình ái lăng nhăng bằng câu chơi chữ rất hay: 
We would rather him not do it to the country.
Đại để nghĩa là người của chúng tôi (Kennedy) quả là có làm những chuyện ấy với một vài phụ nữ, nhưng thà ông ấy làm (screw) với phụ nữ còn hơn là làm chuyện đó (screw) với nước Mỹ.
Ông Kennedy hết với Marilyn Monroe, rồi Jayne Mansfield, Angie Dickinson và hàng chục phụ nữ khác. Nhưng theo phe Dân Chủ thì những chuyện đó có … chết ai đâu. Gần đây hơn, ông Clinton cũng mắt trước mắt sau, Hillary cứ vắng nhà một lúc là có chuyện ngay. Hết Paula Jones, tới Gennifer Flowers, rồi Monica Lewinsky…

Trong khi đó, mấy ông Cộng Hoà thì không biết làm ăn gì cả. Từ Eisenhower tới Nixon, rồi tới ông Reagan, qua ông Bush cha tới Bush con chẳng làm được gì đáng kể cả. Chỉ có ông Nixon là dính nặng vào vụ Watergate đến nỗi phải rời chức vụ trong nhục nhã.

Thế mới biết bác Hồ bảnh thật. (người viết nhất định cố tình không viết hoa chữ “bác”)

Một người rất thân cận với bác, người từng viết tiểu sử cho bác, hay hơn là cuốn chính bác nham nhở viết về bác, dùng tên của Trần Dân Tiên (chính là bác chứ còn thằng chó dại nào nữa) là ông Trần Đĩnh vừa tiết lộ nhiều chi tiết ít người biết về bác trong cuốn tự truyện của ông nhan đề “Đèn Cù”.
Một trong những chi tiết đó xin được kể ra ở đây.

Ông Trần Đĩnh cho biết để sửa soạn cho chiến dịch cải cách ruộng đất, trung ương mở một lớp chính huấn cho các trí thức trong cũng như ngoài đảng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1953. Hồ Chí Minh có đến thăm những buổi học tập và liên hoan này, và trong một buổi tối, khi mọi người hô to “Bác Hồ muôn năm” thì ông ta sửa lại là “Bác Hồ muốn nằm”, và lấy tay chỉ vào đầu rồi nói: 
“Từ đây thì Bác già, nhưng từ đây (tay chỉ vào bụng) thì Bác trẻ.”

À như vậy là đồ đạc của bác còn tốt chán. Bác cũng đem đồ nghề ra dùng đều đều chứ nào phải bác vì nước vì dân quên những trò … vui đó như bọn đàn em vẫn lôi ra để bịp cả nước đâu.

Này nhé ở bên Tây, bác rửa bát về thì có một chị đầm cho bác ấm bụng. Sang Liên Xô thì bác có vợ của Lê Hồng Phong là chị Minh Khai xài đỡ. Chạy sang Trung quốc thì bác cưới Tăng Tuyết Minh. Về nước thì có mẹ của Nông Đức Mạnh, rồi hết chị Tày này tới chị Tày khác, rồi lại chị Nông Thị Xuân đẻ cho bác thằng cu rồi bác để cho Trần Quốc Hoàn sái nhị mấy cái trước khi dàn cảnh cho xe cán chết quăng xác ra đê Yên Phụ…

Còn những vụ lẻ tẻ khác thì kể ra không hết. Trẻ không tha, già không thương, bác làm tuốt luốt. Các cháu nhi đồng gặp bác là bác “bú mồm” đến nơi đến chốn. Quen thói, bác đi Indonesia, bác giở trò nỡm của mấy anh Cộng sản ra ôm hôn các thiếu nữ Indonesia khiến chủ nhà phải nói thẳng với bác là đừng làm như thế nữa vì việc đó là hành động vi phạm luật Hồi giáo (nhật báo The Strait Times số đề ngày 8 tháng 3 năm 1959). Một tờ báo khác, tờ Harian Habadi thì viết rằng giám đốc nghi lễ của bộ ngoại giao đáng lẽ đã phải nói nhỏ vào tai bác rằng bác nên tôn trọng tục lệ của người Hồi giáo. Cũng may mà Sukarno tổng thống Indonesia cũng là một anh dê không kém chứ nếu không thì đã xẩy ra một vụ 
incident diplomatique rồi chứ không đùa.

Như vậy, bác screw đủ thứ người, không tha bất cứ ai. Và bác screw cả đất nước của chúng ta chứ bác có tha ai đâu.

Bác làm như đứa nào cũng ngỏn ngoẻn rít lên với bác rằng 
“Đừng tha em đêm nay… đừng tha em đêm nay” không bằng!

Mấy ông tổng thống Mỹ thì đã ăn thua gì!


Ngày 4 tháng 9 năm 2014

BỌN MÓC ĐỐNG RÁC

Người đàn ông đứng cạnh một chiếc thùng rác. Ông ta đang dùng tay móc cái thùng rác không biết để tìm kiếm cái gì. Nhưng nhìn kỹ một chút thì người ta thấy ngay: cái thùng rác có hàng chữ Soviet Union, chứa những thứ phế thải chưa kịp đem đi đổ.

Lúc ấy Liên Bang Xô Viết vừa tan rã. Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động ở ngay cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản. Cái thùng rác là nơi an nghỉ cuối cùng của những thứ rác rưởi người ta vừa thải ra. Trong bức hí hoạ, người đàn ông là Nelson Mandela. Ông vừa được thả sau gần ba chục năm ngồi trong những nhà tù khủng khiếp nhất của nhân loại. Nên nếu ông có lúi húi móc cái thùng rác mong kiếm được cái gì mang về xài đỡ thì việc làm ấy của ông cũng có thể hiểu nổi. Trong suốt thời gian gần ba chục năm dài ngồi trong những nhà tù apartheid của người da trắng, ông đã bị đối xử bằng những cách đối xử còn thua cả cách đối xử dành cho những con vật. Mà cách đối xử ấy cũng chẳng chỉ dành cho riêng mình ông, mà còn cho luôn cả những người Phi châu khác cùng mầu da, cùng quê hương với ông nữa. Ông có lý do để đi tìm sự cứu rỗi mà ông nghĩ là có ở những thứ bị quăng không một chút tiếc thương vào trong cái thùng rác ấy.

Nelson Mandela, dĩ nhiên, sau đó, đã nhìn ra được sự thật. Ông bỏ ý định ôm lấy cái đống rác dơ bẩn đó và chọn đi một con đường khác để dẫn dắt đất nước Nam Phi của ông.


Bức hý họa tôi không nhớ xuất hiện trên tờ báo Tây phương nào. Nhưng thời gian nó xuất hiện chắc phải là khoảng năm 1992, tức là sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nelson Mandela lãnh đạo “quê hương yêu dấu” của ông (Cry My Beloved Country / Alan Paton) qua đời năm ngoái (5/12/2013) và được cả thế giới thương tiếc.

May mà ông nhận ra được cái thùng ấy chỉ chứa toàn rác rưởi để chọn đi con đường tử tế hơn cho dân tộc và đất nước Nam Phi của ông.

Vậy mà từ ngày Liên Bang Xô Viết lăn đùng ra chết (26/12/1991) đến nay đã được gần ¼ thế kỷ, vẫn còn một bọn xuẩn động ôm lấy cái thùng rác ấy để moi ra ăn với nhau. Lẽ ra chẳng ai thèm nhắc đến trò chơi ngu dốt của chúng nhưng vì trò xuẩn động này của mấy thằng ranh con lại được tờ Tuổi Trẻ nhắc đến trong một bài báo có cái tựa nguyên văn “Những Chàng ‘Bônsêvích’”. Bài báo cho biết mấy ranh con này là sinh viên của đại học Quốc Gia Hà Nội trong một tiết mục của Festival hôm 2 tháng 9 vừa qua . Mấy thằng ranh con này, khoảng hơn 20 đứa ở khắp nước (ở Hà Nội có được 5 mống) đã liên lạc với nhau để “trao đổi” những kỷ niệm và kiến thức về Liên Xô. Bọn này thỉnh thoảng gặp nhau ở một quán cà phê CCCP (Liên Xô) ở Kim Mã, Hà Nội. Chúng tìm mua vài ba thứ quân phục của Hồng quân, sách vở tài liệu liên quan đến Liên Xô trước đây để cho … đỡ nhớ. Chúng gọi nhau là “thanh niên cơm sườn” thay cho hai chữ Cộng sản.

Tội nghiệp cho những thằng ranh con ngu dốt này. Đến bây giờ mà còn moi thùng rác ra mà ăn với nhau. Nhưng mà chúng nó cũng còn khôn chán. Gọi nhau là “cơm sườn” thay vì Cộng sản vì theo Cộng sản thì chỉ có đói rã họng ra mà chết cả lũ hay sao !

Bài báo có một bức ảnh đi kèm chụp năm thằng ranh con quỳ và đứng như tư thế của những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đang dựng lá cờ Mỹ ở Iwo Jima trong bức tượng ở đài tưởng niệm thủy quân lục chiến Mỹ bên ngoài nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia. Những chi tiết khác cũng làm không nên thân. Lính Hồng quân nào lại mặc áo trấn thủ, nón sắt nguỵ trang bằng lá cây, đi giầy jogging. Có được mỗi một cái mũ calot là chính xác.

Học đòi có thế mà cũng láo toét hệt như thằng cha gốc gác mù mờ đem mấy cuốn sách về Tân Trào, về Pác Bó dịch ra tiếng Việt để bịp cả nước như nó đã làm bên con suối mà nó đặt tên lại là Lê Nin…trong nhưng lúc tạm gác chuyện đi vào bản vồ vài ba chị đàn bà Tày cho vui đời cách mạng.

Tháng 7 năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng ký một sắc lệnh miễn học phí cho các sinh viên ghi tên học chương trình 4 năm về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không có con chó nào chịu học. Đài BBC cho biết cả nước không có được n ô ổ i 100 sinh viên ghi tên.

Lý do không phải là vì tốt nghiệp khó kiếm ra việc, mà là vì không thể kiếm ra việc.

Đành làm “thanh niên cơm sườn” vậy.

Lý do là vì hồi này đất khó kiếm, không còn cạp ra mà ăn được nữa.

ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN

Đặc sản, hai chữ này chỉ thấy xuất hiện và được dùng nhiều từ sau năm 1975 mặc dù trước đó thì cũng đã có người dùng, kiếm trong tự điển nào cũng có.

Đặc sản là những thứ chỉ có ở một vùng nào đó. Hoặc là có nhiều, hoặc là hay hơn, tốt hơn, ngon hơn… nên nổi tiếng hơn những nơi khác. Ở Việt Nam, mỗi vùng thường nổi tiếng vài ba thứ. Cá rô thì đầm Sét, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, mận Đà Lạt, bưởi Biên Hòa, bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Mỹ Tho, trà Thái Nguyên… Ông Tản Đà đã viết nguyên một bài lục bát 
(Thú Ăn Chơi) dài 36 câu để nói về những chuyến đi khắp ba Kỳ của ông. Ông kể về hà tươi Tourane, mắm Long Xuyên, cà Nghệ An, cá cha (sic) Sài gòn, con mắt (đa tình) Phú Yên, rau bí Thuận An, con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh, sơn dương, sò huyết Hòn Gai…toàn là những đặc sản nổi tiếng một thời ông đã có lần thưởng thức trong những chuyến đi giang hồ của một người “quê hương thì có, cửa nhà thì không”.

Nhưng đất nước quê hương của nhà thơ núi Tản sông Đà nay đã đổi khác quá nhiều. Ông không còn sống để thưởng thức những món đặc sản mới của “bức dư đồ rách” nữa. Tội nghiệp ông. Thời Việt Nam Cộng Hoà, người ta vẫn còn quí ông lắm. Tên ông được dùng để đặt cho một con đường toàn những tiệm ăn nhậu trong Chợ Lớn. Tôi tưởng tượng tuy ông không còn ở với chúng ta nữa nhưng hẳn ông cũng đã nhiều lần ghé qua đó, trong những lần ông (từ cõi trên) trở lại thăm Chợ Lớn.

Nhưng có mấy món tôi tin chắc ông chưa bao giờ được thưởng thức. Hà Nội 36 phố phường xưa kia ông đã từng một thời sống ở đó lúc ấy chưa có những đặc sản như bún mắng, cháo quát, ốc lắm mồm, phở chửi… Đó là những đặc sản mới của Hà Nội mà thời của ông không có ở những con đường Lý Quốc Sư, Bát Đàn, Ngô Sĩ Liên… Nếu ở Hà Nội chắc nhiều người cũng không dám mời ông ăn thử. Ông Tản Đà, một người khó tính về chuyện ăn uống mà đến những quán ăn như thế chắc ông sẽ nổi giận, thế nào ông cũng sẽ cho một câu như ông đã từng hạ ở cuối bài “Hịch Đuổi Kẻ Ăn Mày” rằng: “…con cặc ông”.

Bèn không dám nghĩ đến chuyện mời ông mấy món đặc sản đó nữa.

Nhưng có thể tôi sẽ mời ông ghé Thái Nguyên một chuyến. Ông là tay biết uống trà. Trà Thái Nguyên nổi tiếng là ngon. Nay Thái Nguyên lại là nơi … bỗng nhiên văn học, bằng cấp chắc hợp với con người văn nhân của ông.

Tháng trước, một giáo sư trường đại học y khoa Thái Nguyên (Đàm Khải Hoàn) cho biết là với 200 triệu đồng, người ta có thể có ngay được văn bằng tiến sĩ y khoa của trường cấp. Báo trong nước cho biết một anh lái gỗ đã chi số tiền đó để có bằng tiến sĩ y khoa của đại học Thái Nguyên. Việc này đã giúp cho câu nói đùa từ lâu nay rằng đi học … đại ở đại học trở thành có ý nghĩa hơn. Cứ đi học … đại một cái, chi 200 triệu là thành bác sĩ ngay, không cần phải học qua bất cứ một giờ cơ thể học nào, cũng chẳng cần mấy lớp lý hóa sinh, những giờ trong phòng thí nghiệm bao giờ... Có cái bằng, mang về mở cái phòng mạch chơi…


Ông Tản Đà có thắc mắc, cứ cầm tay ông chỉ cho ông coi thằng mặt chó nguyên là y tá chích đít hạng bét ở trong rừng chẳng một ngày nào ngồi trong giảng đường trường Luật bỗng nhiên khơi khơi xưng là có cử nhân luật rồi thoắt một cái lên làm thủ tướng.

Chỉ sợ ông Tản Đà lại khóc ầm lên, lôi mấy câu trong bài cảm đề “Tờ Chúc Thư” mà ngậm ngùi rằng :

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan…


Tội nghiệp ông Tản Đà!

Ngày 19 tháng 9 năm 2014

CON THẨM PHÁN …

Báo Lao Động trong số đề ngày 17 tháng 9 có đăng một bản tin về vụ một người bị một lũ 3 đứa gọi là lãnh đạo của tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa dở trò làm tiền trắng trợn ngay tại tòa án bằng cách dọa nạt, xúi bị can đừng thuê luật sư biện hộ để cả bọn còn ăn tiền chạy án cho bị can.

Tất cả những đoạn đối thoại đều được thu băng khiến cho cả 3 đứa bị phạt đình chỉ công tác trong 3 tháng. Đây là biện pháp trừng phạt, nếu gọi đó là trừng phạt, được coi là quá nhẹ. Tội lỗi rành rành ra đó, đáng lẽ phải đuổi cổ cả bọn thì cả 3 đứa chỉ bị cho nghỉ việc tạm 3 tháng. Sau 3 tháng chắc cả bọn sẽ lại được cho trở lại với công việc cũ.

Theo bài báo thì bị can Nguyễn Bá Quý bị truy tố ra tòa về tội cưỡng đoạt tài sản. Đương sự kêu oan, nói là bị gài bẫy nên phải nhờ luật sư biện hộ. Nhưng trước ngày ra tòa, đương sự nhờ người chạy án, nói rõ ra là tìm cách hối lộ cho nhẹ tội. Nguyễn Bá Quý nhờ một kiểm sát viên tên là Nguyễn Thị Niên giúp giàn xếp bằng cách đưa tiền cho chánh án để giảm nhẹ hình phạt. Chánh án tên Lê Ngọc Hiệp chê 10 triệu là quá ít, nói thẳng với Nguyễn Bá Quý là cứ tạm đưa tiền cho một thẩm phán ở phòng thẩm phán số 2 kế bên tên là Lê Thị Thu rồi trở lại sẽ nói tiếp. Thẩm phán Lê Thị Thu nói rõ là vì chỗ quen biết nên mới làm chứ nếu là dân thì sẽ xử theo … luật pháp (?) Lê Thị Thu chỉ bị can qua gặp thư ký tòa là Lê Sĩ Thuần. Hai bên thương lượng giá cả với nhau và Lê Sĩ Thuần nói với bị can là đã có tiền như thế sao không đến thẳng với bọn chúng, 
“tại sao lại đi kiếm luật sư cho khổ ra”. Thuần đòi phải đưa cho cả bọn 30 triệu mới giúp. Quý xin hạ xuống 20 triệu nhưng không được.

Vụ kiện này vẫn chưa có ngày xử.

Những chi tiết ghi lại ở trên thực ra không quan trọng là bao nhiêu. Nguyễn Bá Quý có thực sự có tội không hay bị gài bẫy thì không rõ. Nhưng nếu có tội mà chạy chọt để được nhẹ hay trắng án thì luật pháp ở Việt Nam còn đâu là giá trị. Cứ có tiền là xong hết. Cụ Nguyễn Khuyến còn sống thế nào chẳng sửa lại mấy câu vịnh Kiều của chính cụ mà ngán ngẩm: 
“Có ba mươi triệu mà xong nhỉ / Luật pháp bây giờ cũng thế a?”

Chi tiết đáng để ý trong bài tường thuật của tờ Lao Động là lối ăn nói của chánh án Lê Ngọc Hiệp và thư ký tòa Lê Sĩ Thuần mà cuộn băng thu được. Đó là lối ăn nói của phường du côn, khốn nạn, vô giáo dục, du thủ du thực, đầu đường xó chợ không ai có thể tưởng tượng ra nổi. Chúng nó gọi nhau bằng những chữ không một người nào làm việc ở tòa án có thể dùng để gọi nhau. Khi chánh án Lê Ngọc Hiệp bảo Nguyễn Bá Quý đem tiền đưa cho thẩm phán Lê Thị Thu rồi trở lại nói chuyện tiếp thì câu nói đó được thu thanh nguyên văn như thế này: 
“Cứ cầm sang chỗ con Thu đi. Tao sẽ điện cho nó. Tao điện luôn này. Con Thu ở phòng số 2.”

Chánh án gọi thẩm phán là con này con nọ (con Thu) tới hai lần. Nhắc tới thì bằng đại danh từ “nó”.

Chúng nó mất dậy như thế đấy. Trong đời tôi chưa bao giờ nghe cái kiểu ăn nói, nhắc tới đồng nghiệp bằng thứ ngôn ngữ như thế. Tôn ti trật tự đã hoàn toàn biến mất. Đạo đức nghề nghiệp không còn chỗ ở trong cái xã hội đốn mạt đó nữa.

Đó là cách ăn nói của chánh án Lê Ngọc Hiệp khi nhắc tới thẩm phán Lê Thị Thu.

Còn thư ký tòa Lê Sĩ Thuần thì nói với bị can Nguyễn Bá Quý rằng tội của Quý lớn lắm (khoản 2 trong tội cưỡng đoạt) thì “đ.. ai lo được đâu”. Bài báo của tờ Lao Động chỉ viết tắt chữ “đ…” Cuộn băng thu thanh thì ghi lại rõ ràng, không viết tắt chi cả.

Đấy, luật pháp ở Việt Nam là như thế. Có tội thì chạy tiền là hết tội. Không đủ tiền thì 
“đéo ai lo được đâu”. Còn chánh án gọi thẩm phán là “con” thì không biết tòa án có còn những biện pháp trừng phạt những vụ khinh mạn pháp đình, nhục mạ thẩm phán (contempt of court) nữa hay không?
Ôi cái đất nước từng có một thời trên dưới tôn ti trật tự thượng tôn pháp luật bây giờ là một đống phóng uế như thế đấy. Một bọn chó má ở rừng về đã làm bẩn cả pháp đình từ khi thằng mặt chó chích đít ở rừng về nhâng nháo xưng là có cử nhân luật leo lên làm thủ tướng mới ra nông nỗi này vậy.

Tổ cha nhà chúng nó!

Ngày 10 tháng 10 năm 2014

ĐỚP PHẢI BẢ CHÓ!

Để mô tả một người bắt chước một người khác từ hành động, cho đến ngôn từ một cách ngu xuẩn và dại dột, tiếng Việt có thành ngữ “ăn phải đũa” (người nọ hay người kia). Đôi đũa ấy chắc không được chùi rửa sạch nên vẫn còn dính giãi rớt, nước miếng của (những) người dùng nó trước đó nên khi một người khác dùng nó để ăn uống, gắp thức ăn cho vào mồm, nuốt vào bụng thì cũng lây nhiễm những điều (thường là) xấu xa để rồi cũng có những cách ăn nói cư xử giống người ấy.

Tuy nhiên, việc ăn phải đũa người khác vẫn còn có thể có được một sự lựa chọn, hoặc dùng đôi đũa ấy (có dính nước miếng của những người trước) để ăn uống, hoặc không cầm nó lên, hoặc kiếm một đôi đũa khác.

Trong khi đó có một hành động khác thì lại thường không đi sau quyết định lựa chọn.

Gần đây ở trong nước có một thành phần bất lương chuyên kiếm sống bằng trò trộm chó mà tiếng Việt đã phải chế ra một danh từ mới để gọi những người này: cẩu tặc. Bọn cẩu tặc dùng thuốc độc tẩm hay trộn vào những thứ mà những con chó trông thấy, hay được ném cho là vồ lấy, đớp ăn liền, và ăn xong thì lăn ra chết gần như ngay lập tức. Bọn cẩu tặc chỉ việc lôi đi đem bán cho các tiệm thịt chó.
Những con chó tội nghiệp cứ khi được quăng cho cái gì thì đớp ngay chứ không hề biết phân biệt đó là bả hay không phải bả nên mới chết thảm. Chó bị bả thì không cách gì thoát khỏi tay bọn ăn trộm hay cẩu tặc.

Mới đây, trên diễn đàn 
gocnhin online, người ta đọc được một bài viết khá dài của một người chắc chắn là đã ăn phải bả chó. Chỉ có bị bả chó mới viết lách như thế.

Người này dùng nguyên bài viết để nói về Võ Phiến, đả kích ông thậm tệ, nói là mục đích của bài viết là để ngăn chặn những chuyện tai hại cho đất nước mà văn chương của nhà văn Võ Phiến có thể tạo ra. Tác giả bài viết muốn làm cho thật rõ những sai lầm (chính trị) trong văn nghiệp của Võ Phiến để tránh cho nước Việt Nam những tai hại vì những sai lầm trong văn chương của Võ Phiến.

Thế nhưng bài viết ấy đã không đủ thuyết phục người đọc. Độc giả đọc tiếp những dòng chữ sau lời khẳng định của tác giả chỉ là để xem nốt trò tố khổ mới này có giống cảnh những người cha bị trói trước sân đình, cúi đầu nghe những lời nhục mạ của chính những đứa con ruột đẻ ra quay lại tố gian, nhục mạ cha mẹ thậm từ bằng những lập luận buộc tội vô giá trị và xuẩn động như thế nào.
Tác giả bài viết khá dài đăng trên tờ tuần báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh là Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến.

Đoàn Thế Phúc đã xác định ngay ở đầu về liên hệ của ông với Võ Phiến và nói rõ là “vô cùng bất đắc dĩ” nên mới phải lên tiếng về thân phụ. Đoàn Thế Phúc tự cho mình trách nhiệm để phải lên tiếng. Ông khẳng định phải nêu ra những sai lầm (trong văn nghiệp) của Võ Phiến ngõ hầu không để cho văn nghiệp của cha mình “gây hại cho nước”. Mặc dù trước đó, Đoàn Thế Phúc đã kiểm duyệt rất kỹ hai cuốn sách của thân phụ trước khi cho một nhà xuất bản trong nước in lại. Ông Phúc đã loại bỏ hết những nội dung chính trị, những đoạn có dính dáng đến chính trị trong hai cuốn sách của Võ Phiến được xuất bản lần đầu tại Việt Nam sau năm 1975.

Đoàn Thế Phúc cho là vì có liên hệ cha con với Võ Phiến, lại sống gần gũi với thân phụ, hơn nữa còn nhờ đọc Võ Phiến rất kỹ nên ông hiểu lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến hơn bất cứ ai. Và vì thấy là lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của Võ Phiến mà ông Phúc mô tả là “bất ổn” có thể tạo ra những tai hại cho đất nước nên ông đã phải “bất chấp” cái quan hệ tối thân thiết cha con để lên tiếng chỉ ra những sai lầm của cha mình.

Đoàn Thế Phúc cho biết, trước những chuyến về Việt Nam, ông không có gì bất đồng về quan điểm và lối suy nghĩ của thân phụ. Chỉ sau nhiều chuyến đi Việt Nam, hầu hết là những chuyến về thăm miền Bắc (sau năm 1991), ông mới bắt đầu “hoang mang”, và từ hoang mang, những cái nhìn của ông về Việt Nam thay đổi. Cái nhìn cũ mà ông đọc được trong các tác phẩm của chính người sinh ra mình hoàn toàn sai, vi nó chỉ là kết quả của những kinh nghiệm hạn hẹp đầy giới hạn về không gian và thời gian, suy diễn bằng một tâm lý bi quan của Võ Phiến.

Đoàn Thế Phúc cho biết nhờ chuyến về Việt Nam đầu tiên đó, ông biết thêm được bao nhiêu chuyện lạ và “rất to” như bản Tuyên Ngôn Độc Lập, kháng chiến Hà Nội, chiến dịch biên giới, Điện Biên Phủ... Nhưng theo chính những lời thú nhận như vậy, người ta mới thấy những hiểu biết về Việt Nam của Đoàn Thế Phúc tội nghiệp biết là chừng nào. Một người từng du học tại Úc, lại sang Mỹ tị nạn nhiều năm mà phải đợi đến sau những chuyến đi “bụi” quanh Hà Nội (nhiều lần đến độ bị lầm là người Hà Nội) mới biết được dăm ba chuyện về đất Bắc như người Bắc vui vẻ, bình thản, giữ được nếp cũ, lại có thêm phong cách “cách mạng”. mọi người bình đẳng… cùng những điều “rất hay” khác về Việt Nam.

Đọc đoạn này, người ta không biết những nơi mà Đoàn Thế Phúc đi thăm là những nơi nào ở miền Bắc mà ông lại may mắn nhìn thấy được những điều tốt đẹp như thế?

Trong khi ngay vào lúc này, mở những trang báo trong nước ra, (không phải là những bài viết, những tác phẩm của Võ Phiến, những thứ văn chương phản động của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, hay tin tức của vài ba cán bộ Cộng Sản hồi chánh), mà của những tờ báo mới ra trong tuần qua, tháng trước, ngày hôm nay, người ta không thấy được những thứ tốt đẹp, nếp cũ, bình thản, phong cách cách mạng… mà Đoàn Thế Phúc kể.

Người ta chỉ thấy những thứ tin tức như tại một ngôi trường nọ ở Hà Nội, ban giám hiệu phải dựng một tấm bảng lớn nhắc các học sinh không được đánh nhau, tụt quần của nhau ra giữa sân trường. Rồi cảnh các nữ sinh đánh nhau ngoài đường trong khi đám đông vây quanh hò reo, bạn bè dùng điện thoại thu 
video để đưa lên facebook coi cho vui. Mà những cảnh như thế không phải là hiếm thấy, hay chỉ diễn ra ở một vài địa phương xa xôi hẻo lánh. Người ta cũng phải nói về những bún mắng, phở chửi, cháo quát, ốc lắm mồm mà ngay cả các bản tin của AFP và BBC cũng phải nhắc tới như một nét đặc biệt cuả “nền nếp”, “phong cách cách mạng” của miền Bắc. Chắc ông Phúc cũng không đi qua những cảnh vượt sông đi học bằng túi ni lông, các em bé mỗi ngày hai buổi bơi ngang qua sông để đi học, cảnh phụ nữ cởi truồng cho Đài Loan, Đại Hàn xem hàng họ trước khi mua họ về làm nô lệ tình dục. Mà ông cũng không đọc được những lời rao bán các cô dâu Việt trên báo Tầu với cam kết không hài lòng sẵn sàng đổi người khác. Sao ông không đọc thấy những bản tin giết chóc nhau chỉ vì tranh nhau hát karaoke, cướp cái điện thoại, nhẫn tâm giết ngay một mạng người chỉ vì mất con chó? Hay những vụ lừa bạn bè, người thân bán sang những ổ điếm ở Trung quốc. Hay chuyện dụ dỗ các học sinh vào đường dâm đãng của những người làm công việc giáo dục. Tại sao trong những chuyến về Việt Nam ấy ông không bao giờ biết nền giáo dục của Việt Nam đã suy đồi như thế nào để ai cũng có bằng giả, muốn có bằng gì cũng có? Đó là đạo đức cách mạng đó sao?

Ông khoe là đọc nhiều sách mà mãi đến gần đây mới biết về bản tuyên ngôn độc lập đọc ở Ba Đình nhưng lại không biết là nó được một người Mỹ gà cho mới viết được. Ông về Việt Nam mấy lần mới nghe nói về cuộc chiến biên giới nhưng ông có biết là mới đây, tại một cuộc lễ kỷ niệm cuộc chiến đó, buổi lễ đã bị một đám người ngợm vô giáo dục kéo nhau tới ngay địa điểm kỷ niệm để múa đôi, lăng mạ những người chết trong cuộc chiến đó không? Đó mà là giữ được nền nếp cũ sao?

Trong đoạn kế tiếp của bài viết, Đoàn Thế Phúc khẳng định rằng Võ Phiến không có nhu cầu giải phóng dân tộc. Nhưng thực ra, Võ Phiến không bao giờ viết xuống câu đó. Ông chỉ nói sớm muộn ngưới Pháp cũng phải rút khỏi Việt Nam, trả lại độc lập cho Việt Nam. Điều đó rất đúng. Trào lưu thế giới chắc chắn rồi đưa tới việc các quốc gia có thuộc địa phải từ bỏ các thuộc địa của họ. Nói như vậy không có nghĩa là cứ khoanh tay ngồi chờ, hay tiếp tục phục vụ cho mẫu quốc. Việc nổi lên đánh đuổi đế quốc là việc đúng và cần phải làm. Nhưng không phải lúc nào cũng cần phải chiến tranh võ trang. Thánh Cam Địa tranh đấu đòi độc lập cho Ấn Độ đâu có cần phải hy sinh hàng triệu người Ấn, nhưng nhờ đó, tiểu lục địa Ấn Độ vẫn được người Anh trao trả độc lập đấy chứ. Người Ấn có phải hy sinh mạng sống nhiều như người Việt đâu?

Đoàn Thế Phúc viết rằng suy nghĩ 
“không cần kháng chiến” hoàn toàn vô giá trị chỉ để nói rằng lập luận đó (của chính thân phụ ông) là nhắm mục đích “bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và phủ nhận công lao to lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam”.

Võ Phiến thực ra, có theo kháng chiến nhưng sớm nhìn ra bộ mặt của Công Sản nên ông đã từ bỏ nó và suýt mất mạng vì bỏ kháng chiến.

Vua Salomon trong một lần phải xử một vụ tranh chấp hết sức khó khăn khi hai người phụ nữ đều nhận là mẹ của một đứa bé và nhờ ông phân xử. Nhà vua đưa ra gợi ý là sẽ dùng kiếm chặt đứa bé làm hai, chia cho mỗi người phụ nữ một nửa. Một trong hai người đàn bà liền xin nhà vua đừng làm thế, bà sẵn sàng để cho người phụ nữ kia giữ đứa bé. Vua Salomon nghe xong thì quyết định trao đứa bé cho người đàn bà không chịu chặt đứa bé làm đôi vì chỉ có người mẹ thật mới yêu con và không muốn con chết dẫu cho là phải mất con.

Võ Phiến cũng nghĩ như thế. Độc lập thì rồi thế nào cũng có. Thế giới rồi sẽ phải đi những bước như thế. Nhưng không cần phải đẩy dân tộc vào một cuộc thảm sát điên cuồng như cuộc chiến Đông Dương.

Đoàn Thế Phúc sau đó khẳng định rằng cha ông đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.
Nói cho ông Phúc nghe: ông có biết rằng chuyện đánh miền Nam không bao giờ là nhắm mục tiêu thống nhất đất nước như ông nghĩ đâu. Ông không tin ư? Lần tới về Việt Nam, ông nhớ đến thăm cái đền thờ Lê Duẩn ở hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết. Cái đền ấy mới khánh thành ngày 18 tháng 1 năm nay, năm 2014 nên đến nay vẫn còn. Ông đến cổng và đọc cho tôi hàng chữ trên cái cổng: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc”, câu nói ô nhục để đời của Lê Duẩn đấy!
Nướng hàng triệu thanh niên vào chiến trường miền Nam là để cho Liên Xô và Trung quốc chứ có vì miền Nam, vì đất nước, quê hương, vì thống nhất Việt Nam bao giờ đâu?

Thế thì tại sao phải làm theo lời tuyên bố ô nhục của Lê Duẩn? Ông Phúc làm ơn soi sáng cho thân phụ của ông, và cho tôi tại sao cần phải hy sinh hàng triệu người Việt cho Liên Xô và Trung quốc để chẳng … làm được cái gì hết vậy. Ông giải thích cho tôi nghe lọt tai câu nói của Lê Duẩn viết trên cái cổng vào đền thờ thằng chó đẻ này rồi tôi sẽ tin tiếp những điều ông viết trong bài báo hỗn sược đó.

Ông cũng nên giải thích cho tôi hiểu tại sao ông Hồ Chí Minh viết trong di chúc rằng ông ta sắp đi gặp các ông Các Mác mà không đi gặp các vua Hùng để tôi còn tin ông Hồ là người vì đã thực sự vì dân vì nước một lần coi.

Ông viết rằng cha ông, nhà văn Võ Phiến nói rằng chủ nghĩa Cộng Sản là xấu nhưng theo ông, trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó 
“chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!”
Thưa ông Đoàn Thế Phúc, tôi xin hỏi lại ông rằng đảng Cộng Sản tốt ở chỗ nào?
Nó tốt ở chỗ đất nước chúng ta đang càng ngày càng mất thêm diện tích đất đai, biển đảo, người Trung quốc được đưa vào làm việc không giấy phép như ở Vũng Áng, lập nên những Đông Đô Đại Phố, ở chỗ tầu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu “lạ” tấn công, ngư dân bị bắt cóc đói tiền chuộc? Nó tốt ở trò đấu tố đưa tới cái chết của bao nhiêu người vô tội qua trò cố vấn tận tình của Trung quốc mà ông chỉ nhắc phớt qua trong một câu? Nó tốt ở hành động trả thù đê hèn và độc ác trong các trại cải tạo sau ngày “giải phóng”? Nó tốt ở những cái chết đau đớn của hàng ngàn người dân vô tội trong trận Mậu Thân? Nó tốt với trò đổi tiền ăn cướp sau tháng 4 năm 1975? Nó tốt trong những vụ tham nhũng vô tiền khoáng hậu hàng tỉ bạc của bọn lãnh đạo vẫn còn sờ sờ trong nước? Nó tốt ở chỗ biến người dân của một đất nước từng có thời kiêu hãnh sống thành những nô lệ mới phải sống đời tha phương cầu thực ở nhiều nước trên thế giới kể cả ở những xứ không bao giờ đáng làm chủ, ngồi lên đầu lên cổ những người dân Việt Nam tội nghiệp hết ở Li Băng, lại Ghana, và hàng chục nước chậm tiến khác? Nó làm người Việt mang tiếng là trộm cắp ở nhiều nơi trên thế giới hết Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản rồi lại Thái Lan? Nó tốt ở chỗ tạo ra một đống quái thai như lũ con cháu của bọn lãnh tụ ngu dốt sửa soạn tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ người dân Việt thêm bao nhiêu năm nữa?

Nó có tốt ở cái công hàm bán nước khốn nạn mà Phạm Văn Đông gửi cho Chu Ân Lai chăng? Nó có tốt ở những ngôi mộ tập thể ở Huế không? Nó có tốt khi vừa nghe Cộng Sản về là một triệu người miền Bắc chạy vào Nam và rồi năm 1975, trên một triệu người liều chết chạy ra biển đi tìm tự do không?

Ông viết rằng Cộng Sản chẳng hề xấu cho quê hương Việt Nam. Không xấu mà như thế sao? Ông kể ra được cái nào hay, cái nào đẹp mà Cộng Sản đem lại cho Việt Nam coi.

Ông Đoàn Thế Phúc, ông viết bài này dở quá. Hãy nói là ông bị bọn cẩu tặc quăng cho miếng bả chó rồi đớp lấy đớp để đi. Vừa dở vừa hỗn.


Chỉ có cái thứ ăn phải bả chó thì mới hành xử như thế!


December 12, 2014
KIÊNG TÊN

Tin mới đây từ Bình Nhưỡng cho biết nhà cầm quyền nước này đã ban hành lệnh cấm dân chúng Bắc Triều Tiên dùng tên của Kim Chính Ân, lãnh tụ tối cao, đồng thời cũng còn là đương kim bí thư thứ nhất đảng Lao Động, chủ tịch thứ nhất Hội Đồng Quốc Phòng, chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương, nguyên soái Bắc Triều Tiên, đặt cho con cái.

Như thế, trò kiêng tên lãnh tụ tưởng như không một quốc gia văn minh, dân chủ nào trên thế giới ngày nay còn làm nữa thì ở cái nước nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38 và phía nam sông Áp Lục vẫn có đứa làm.

Dưới thời Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Chính Ân và dưới thời Kim Chính Nhật, cha của Ân, người ta cũng không thấy có cái luật lạc hậu đó. Theo luật này thì những người dân Bắc Triều Tiên nào lỡ có tên là Chính Ân thì phải đổi tên, khai sinh lại, không được dùng tên Chính Ân nữa. Và từ nay, các trẻ mới sinh sẽ không được mang tên là Chính Ân. Không biết những biện pháp trừng phạt nào sẽ được áp dụng cho các vụ vi phạm. Nhưng chắc luật kiêng tên sẽ không ảnh hưởng tới những người dân Bắc Triều Tiên xưa nay vẫn khinh bỉ ông cháu nhà thằng ranh con Kim Chính Ân. Thử hỏi những người cha và những người mẹ tỉnh táo và biết suy nghĩ nào lại muốn cho con cái của mình đeo cái tên ấy vào đầu để cả đời bị khinh ghét và nguyền rủa, dẫu cho sự khinh ghét và nguyền rủa đó phải được làm một cách kín đáo nếu không muốn có cái nơi cư trú mãn đời tại một trong hàng trăm cái trại tù gulaq kiểu Stalin mà cái chế độ khốn nạn của thằng ranh con Kim Chính Ân vẫn còn tiếp tục duy trì ở Bắc Triều Tiên.

Luật kiêng húy đó chắc chỉ ảnh hưởng tới những đứa tay đầy mùi bi, mũi mầu nâu (brown nosers) suốt đời nịnh bợ ông cháu nhà thằng ranh con, trót dại dùng cái tên lãnh tụ đặt cho con cháu để thỏa mãn thú tính, cho bõ những ngày cơ cực, thì nay bị cấm làm chuyện nâng bi, dụi, cạ (?) mũi vào những khu vực nhậy cảm (?) của lãnh tụ mới là đau. Muốn nịnh lãnh tụ thân thương (?) một tí tẹo cũng không được thì có chán không cơ chứ!

Tưởng tượng mang cái tên đó, ra đường được tung hô, kính mến chưa chắc đã thấy, thay vào đó, lại là những lời nguyền rủa tục tĩu kinh hoàng nhất thì độc lập tự do hạnh phúc (?) cái chỗ nào. Thế nên chỉ có những thứ chó dại ấy là đau hơn cả.

Nhưng nhìn lại thì thấy coi vậy mà Việt Nam vẫn còn khá hơn Bắc Triều Tiên rất nhiều. Dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, người Việt thoải mái trong chuyện đặt tên con cái, chẳng phải kiêng tên lãnh tụ nào hết. Muốn Diệm là có Diệm, muốn Thiệu là có Thiệu. Cũng may hai ông tổng thống này tên tuổi đều đẹp cả. Có đặt cho con cái những cái tên ấy thì chúng cũng không đến nỗi xấu hổ.

Tuần này đọc báo trong nước, không ít người đã ngỡ ngàng khi đọc thấy một cái tên mới nổi lên ở Việt Nam. Một phụ nữ trẻ vừa được bầu làm hoa hậu. Cô có một cái tên rất đặc biệt, trùng tên với một phụ nữ rất nổi tiếng ở cả trong nước lẫn ở hải ngoại. Cô trùng họ đã đành. Họ Nguyễn thì rất nhiều người có. Họ Nguyễn là họ đông nhất Việt Nam. Cô lại có tới hai cái tên lót rất kỳ cục (?) cũng trùng với người phụ nữ nổi tiếng ở hải ngoại. Và tên của cô cũng trùng luôn để tất cả tên họ của cô, bốn chữ, giống hệt như tên người phụ nữ kia.

Nhiều người đã phải đọc bản tin về tân hoa hậu Việt Nam đến cả mấy lần mới tin đó là tên thật của cô. Tôi phải xem đi xem lại mấy bức ảnh trong báo mới tin hoa hậu mới của Việt Nam có cái tên ít người có ấy.

Chuyện cô hoa hậu mới của Việt Nam mang cái tên khai sinh ấy khiến tôi nghĩ tới hai chuyện.

Thứ nhất là cái tên ấy, nhất là hai cái tên lót luôn luôn làm phát sinh ra những tình cảm khinh ghét cũng có, thù hận cũng có ở nhiều người Việt Nam. Trên dưới hai chục năm trước mà đem cái tên ấy đặt cho con mình thì người cha, người mẹ ấy quả là liều mạng.

Trong khung cảnh cái tên ấy còn bị khinh bỉ và thù ghét mà cho con gái của mình mang cái tên ấy thì nếu không phải là người điên cũng phải là ngu lắm.

Ngu là vì người cố tình dùng một cái tên đã nổi tiếng đó đặt cho con vì muốn con mình giống người phụ nữ kia. Người cha đó có còn cá tính không? Tôi nghĩ là không. Người có cá tính thì không muốn giống hay bắt chước một người nào khác. Tôi nghĩ có thể cảm thông nếu chuyện đặt tên đó mang kỳ vọng đứa con sau này sẽ thành một người tốt đẹp như người có cái tên được đặt cho đứa bé. Thiếu gì người được đặt tên là Hưng Đạo, Khánh Dư, Quốc Toản… Nhưng có ai được cho mang tên Long Đĩnh, Chiêu Thống, Ích Tắc… đâu.

Thứ hai là thái độ của những người trong nước khi nghe cái tên ấy mà không làm gì thì cũng lạ. Có phải là Việt Nam ngày nay đã cởi mở hơn một chút nên người phụ nữ trẻ kia ở trong nước mới giữ được cái tên gốc gác rất phản động mà cũng chẳng hay ho gì mà lại còn trở thành hoa hậu Việt Nam.

Hay có phải đó chỉ là phần thưởng cho một người đã trở về với bọn khốn nạn ở Hà Nội?

DUYÊN DÁNG VIỆT NAM

Vài ba chương trình mà người ta xem được do Việt Nam sản xuất và đưa ra hải ngoại có cái tên nghe rất đẹp: Duyên Dáng Việt Nam.
Tôi tin là bao giờ thì rồi sẽ vẫn có một Việt Nam rất đẹp. Bao giờ cũng sẽ vẫn có một Việt Nam duyên dáng và tươi đẹp của quan họ Bắc Ninh, của hò mái đầy trên sông Hương, của bài ca nghe tiếng trống nhớ chồng, mà ông già Cao Văn Lầu viết trong một đêm canh lúa ngoài đồng Nam bộ.

Nhưng cũng có những người không thấy được những cái đẹp, những cái duyên dáng đó… em chưa hát ca dao một lần, em chỉ thấy quê hương căm hờn… (Trịnh Công Sơn).

Một cuốn phim nhan đề Nông Dân Hiện Đại của Đại Hàn cũng có nhắc tới Việt Nam. Những đoạn đối thoại đề cập tới Việt Nam này, theo nhiều người, chỉ nghe qua cũng thấy hình ảnh Việt Nam không được tốt đẹp lắm dưới mắt của người Hàn. Tôi chưa xem nguyên cuốn phim đó nhưng theo những người đã xem và kể lại thì một nhân vật trong cuốn phim, vì có một đời sống không mấy gương mẫu, đã bị mẹ quở trách bằng một câu có đề cập tới người Việt Nam.

Câu đối thoại ấy thực ra cũng không phải là một câu nói nặng, lời nói thậm từ mang tính cách nhục mạ phụ nữ Việt. Mẹ người thanh niên trong cuốn phim nói với con rằng nếu anh ta cứ rượu chè tối ngày như thế thì dù có sang Việt Nam cũng không tìm được vợ đâu.
Câu nói chỉ có thế. Không biết trong phim còn có những câu nào khác nặng nề hơn hay không. Chắc là không vì mấy tờ báo khác cũng chỉ trích dẫn có một câu ấy. Tôi không nghĩ đó là một câu nói quá nặng. Nặng đến nỗi theo tờ Tuổi Trẻ, cả ngàn người đã thấy “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã khi thấy cuốn phim Hàn quốc đánh giá cô dâu Việt Nam rẻ như bèo”.

Nếu tỉnh táo một chút thì người ta không nghĩ như thế. Câu nói của bà mẹ khuyên răn con chỉ muốn nói rằng sống bê tha rượu chè như vậy thì có đi Việt Nam cũng không tìm được vợ mà lấy mặc dù ở Việt Nam, kiếm được vợ không phải là chuyện quá khó khăn. Người đàn bà trong phim chắc đã nhìn thấy cả những người già, đui què mẻ sứt qua Việt Nam vẫn kiếm được vợ. Đó là chuyện thật. Người mẹ của người thanh niên không hề nói sai. Vậy thì tại sao lại cả ngàn người nghe câu nói ấy rồi thấy “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã”?

Nghe lại câu nói ấy thì người ta có thể hiểu là phụ nữ Việt Nam cũng không thèm lấy cái thứ đàn ông say sỉn tối ngày đâu.
Vậy thì không nên “buồn, đau xót, xấu hổ, nhục nhã” .

Nếu thấy buồn, xấu hổ và nhục nhã thì vì nhiều chuyện khác chứ không phải chỉ vì câu nói của người mẹ nói với người con trai để khuyên răn anh ta.

Tôi nghĩ nếu nói là xúc phạm thì phải là những tấm bảng cảnh cáo những người ăn cắp trong các siêu thị, các cửa hàng ở Nhật, ở Đại Hàn, ở Đài Loan… viết bằng tiếng Việt.

Ở Mỹ cũng có những tấm bảng nói rõ các shoplifters sẽ bị truy tố tối đa (prosecuted to the fullest extent of the law). Nhưng tôi chưa thấy những tấm bảng ấy được viết bằng tiếng Việt một cách thoải mái như ở Nhật, Đại Hàn, Đài Loan và Thái Lan. Mấy tháng trước, cảnh sát Nhật đã tới khám xét văn phòng của Hàng Không Việt Nam để tìm hàng hóa ăn cắp. Tại một thị trấn gần Tokyo, một số cảnh sát Nhật đã ghi tên học tiếng Việt, không phải để tìm hiểu văn chương bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du… mà để điều tra những vụ phạm pháp của người Việt ở Nhật.

Nhục nhã, xấu hổ là ở những chuyện như thế chứ một câu nói của một nhân vật trong phim thì nhằm nhò gì!

Coi cô dâu Việt Nam rẻ như bèo là những bài báo, những quảng cáo những chuyến đi mua vợ ở Việt Nam, cô dâu Việt Nam rẻ mà lại còn trinh, về nhà chồng mà bỏ trốn thì được đền ngay cô khác, là cảnh phụ nữ Việt bầy hàng khỏa thân cho bọn khách mua vợ ngay ở Sài Gòn chứ cần gì phải tìm trong phim ảnh Hàn quốc!

Nói gì được khi mà chính lãnh tụ Việt Nam trong một chuyến xuất ngoại còn ăn nói như ma cô chào hàng rằng phụ nữ Việt Nam đẹp lắm, đi Việt Nam chơi đi!

Như vậy thì hãy nên thấy xấu hổ và nhục nhã.

June 6, 2015
TÍNH ĐỘC ÁC CỦA … TÔI

Nếu có ai nói tôi là người không độ lượng, không khoan dung, nhỏ nhen, thích trả thù, hay nghĩ ác, chúc ác cho (một số) người (khác)… thì tôi cũng nhận hết. Tôi nhận tôi là người có đầy đủ những cái tính không tốt như vừa kể ở trên. Nhất là sau những chuyện tôi xin kể ra sau đây.

Một đoạn video mà tôi nghĩ là thu được ở Hà Nội xem được cách đây hai hôm, trong đó có cảnh mà nếu có là Đức Đạt Lai Lạt Ma thì cũng không có thể dằn cơn tức giận được. Ở một con đường đông đúc người qua lại, một phụ nữ quần áo lôi thôi, nhếch nhác đẩy một chiếc xe đạp phía trước có một cái giỏ đựng vài ba thứ không biết là gì, có thể vài ba cái bánh, kẹo. Phía sau là hai cái giỏ khác đựng khoảng hơn chục quả soài. Người phụ nữ mặt mũi méo xệch đang hết lời năn nỉ van xin năm công an vây quanh xin được tha cho về nhà. Người phụ nữ xưng là “cháu” và gọi đám công an là “chú”. Người phụ nữ vừa van xin, vừa giữ chặt lấy ghi đông chiếc xe đạp, bất chấp lệnh của đám công an. Người ta nghe thấy rõ lệnh được nhắc đi nhắc lại mấy lần “Có chấp hành không? Có chấp hành không?” Chấp hành thế nào được! Gia tài có cái xe, mấy giỏ soài, chấp hành thì xe bị cảnh sát đem đi, mấy giỏ soài sẽ mất toi. Lời hứa chờ mẹ về mẹ mua gạo thổi cơm sẽ trôi xuống lỗ chuột, mấy đứa con sẽ mất bữa ăn chiều, ngày mai lấy tiền đâu nộp phạt lấy lại cái xe đạp thổ tả nhưng vẫn nuôi được mấy đứa con. Mặc cho những lời van xin thảm thiết, hứa sẽ về nhà, không bán buôn gì nữa trong khi con ốm đau đang nằm ở nhà, một công an viên giật tay người phụ nữ này ra khỏi chiếc ghi đông xe mà bà vẫn cố ghì lấy không chịu buông ra để đưa cả người lẫn xe đi.

Thế thì tôi phải là người độ lượng, khoan dung với các anh công an nhé?

Tôi xin phép để nghĩ ác về các anh một chút. Tôi thành thực cầu mong sao cho vợ con của anh ra đường cũng gặp toàn những người tử tế như các anh. Hay cầu xin làm sao con gái của thằng Ba X lọt vào cái ổ điếm kinh hoàng nhất ở bên Tầu, cháu ngoại nó bị bán sang Cam pu chia, vợ nó phải hút cầu tiêu cho Ba Tầu mãn đời nhé…

Chuyện thứ hai là vụ cái tầu đắm trên sông Dương Tử chết gần hết số người trên tầu. Kỳ lạ là tôi chẳng thấy xúc động gì về vụ tai nạn chìm tầu này cả. Có thể khi nghe cái tên ấy, tôi nghĩ biết đâu trong số người chết ấy lại chẳng có vài ba đứa đi chơi lần cuối trước khi lên đường ra Trường Sa, Hoàng Sa, lên tầu hải giám để xịt nước, húc vào những cái tầu đánh cá của các ngư dân Việt Nam từ Quảng Nam ra bắt cá… Cũng có thể trong đám hành khách ấy lại có cả những đứa từng đánh sang Lào Cai, Cao Bằng, Lạng sơn… hồi năm 1979, thẳng tay bắn giết, cướp phá, hãm hiếp… và nay lên tầu đi du lịch trên sông Dương Tử.

Vậy thì cứ việc du lịch trên sông rồi đắm tầu cho mát nhé. Và tôi thì có ai nói rằng tôi độc ác vì có trong đầu những ý tưởng, ước muốn dã man, vô nhân đạo đó, thì tôi vui vẻ nhận ngay.

Tôi chợt nhớ Kim Thánh Thán, một nhà phê bình văn học Trung Hoa sống hồi thế kỷ XVII trong một chiều mưa buồn ngồi một mình trong ngôi miếu cổ có ghi lại những phút mà ông cho là lạc thú của đời ông. Ông nhớ lại được gần bốn chục những lúc vui như thế, trong đó có một chuyện làm ông vui sướng mà tôi thấy cũng lạc thú như ông vậy. Ông kể là buổi sáng thức dậy thấy trong nhà gia nhân xôn xao không biết vì lý do gì, ông xuống nhà hỏi thì được cho biết đêm qua, có một kẻ quỉ quyệt, độc ác nhất, bị nhiều người ghét nhất trong thành vừa lăn cổ ra chết. À ra là thế. Mọi người vui là vì thế. Nghe xong, họ Kim cũng thốt lên rằng “Chẳng cũng khoái ư?”

Không biết Lâm Ngữ Đường diễn câu nói đó của Kim Thánh Thán bằng tiếng Anh trong cuốn 
The Importance Of Living như thế nào, nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê dịch sang tiếng Việt thì không ai có thể dịch hay hơn được. Kim Thánh Thán bằng câu “Chẳng cũng khoái ư?” lập tức xóa bỏ đi bao nhiêu điều lấn cấn trong đầu óc của tôi trong suốt bao nhiêu năm nay. Đó là nghĩ xấu, chúc ác cho người khác có… xấu không? Mong những chuyện không ra gì đến với người khác có nên làm không? Nghe tin một người chết, gặp phải những điều bất hạnh có nên vui không…?

Đọc câu “Chẳng cũng khoái ư?” của Kim Thánh Thán xong tôi thấy là được. Nên lắm. Tại sao cứ “nghĩa tử là nghĩa tận”, người ta chết rồi, thôi tha cho người ta, không nên nhắc lại những chuyện cũ không có gì hay ho cả… lôi những chuyện ấy ra làm chi… hãy tha cho họ, hãy xả hết đi… tội nghiệp người ta mà…sao lại vui trên bất hạnh của người khác vân vân. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống bề gì cũng không còn trên cõi đời này nữa…

Nhưng những người đó bộ ra đi rồi là thành thánh cả hay sao? Không. Không bao giờ. Nên nếu có chết đi thì những chuyện khốn nạn mà họ làm thì vẫn còn nguyên. Ghét họ, thù họ, mong chuyện không hay xẩy ra cho họ, cho gia đình họ, cầu mong họ chết không yên là 
“okay” đừng có “dư nước mắt khóc người đời xưa” huống chi là đời nay.

It is okay để nghĩ ác về chúng, cầu mong toàn những chuyện khốn nạn xẩy ra cho chúng, cho con cháu nhà chúng nó.


Do đó, ai bảo tôi ác thì tôi… nhận luôn.

Xem đoạn vidéo:

https://youtu.be/CHQtpvYcJGc

June 19, 2015
CÒN CÁI ẤY THÌ CÒN … CÁI NÀY

Thỉnh thoảng tôi tìm ra được một hai thứ chân lỳ vững như đinh đóng cột, thứ chân lý không sao lay chuyển, kéo sang bên này, lôi sang bên kia được.

Phổ Chiêu thiền sư, một tay nhậu có hạng, thất tình Trương Quỳnh Như đã giải thích chuyện đi đâu cũng cặp cái be rượu của mình rằng 
“Còn trời còn nước còn non, còn cô bán rượu, anh còn say sưa”. Ngay cả lúc xuống âm phủ gặp Diêm Vương mà cái be cũng không rời chàng (*) . Lập luận của Tiêu Sơn tráng sĩ tức Chiêu Lỳ Phạm Thái là trời còn, đất còn, cô bán rượu vẫn còn thì không thể bỏ nhậu được. Chàng tráng sĩ với mối tình quá đẹp ấy chỉ với hai câu lục bát đã khiến cho bao nhiêu bàn tay ngần ngừ phân vân cầm cái tire-bouchon có thêm được can đảm rút những cái nút liège ra khỏi những cái chai đỏ để … uống tiếp.

Còn ba thứ trời, đất, núi non, lại còn cô bán rượu thì cứ rót. Cứ như trong 
“hồ trường” Nguyễn Bá Trác. Cứ “tương tiến tửu” như Lý Bạch, cứ “tuý hậu cuồng ngâm” như Vũ Hoàng Chương …
Những biện minh cho chuyện khui chai rượu đỏ nghe cũng được.

Bây giờ quay sang một chuyện văn học nghệ thuật hơn. Ông Phạm Quỳnh, một nhân vật mà tới nay vẫn chưa có bao nhiêu người hiểu hết những việc làm của ông trong cương vị một nhà văn, một vị thượng thư của triều Nguyễn đã nói một câu mà nhiều người nghĩ là sẽ còn ở với cùng ta ít ra cũng phải thêm vài ba thế kỷ nữa. Đó là câu

“Truyện Kiều còn tiếng ta còn.
Tiếng ta còn, nước ta còn”.

Tiền đề, trung đề và kết luận chắc nình nịch, không ai có thể bẻ gẫy được. Câu nói đó có từ gần một trăm năm nay, nhưng vẫn chưa có một phản bác nào đủ sức thuyết phục ngược lại. Tố Như không cần một giọt lệ nào để khóc ông nữa, vì câu của Phạm Quỳnh. Và Phạm Quỳnh cũng chỉ cần một câu nói đó cũng đủ để giữ một chỗ cho ông trong tâm thức và văn học người Việt.

Theo Phạm Quỳnh, truyện Kiều gắn liền với tiếng Việt. Mà theo ông, nếu tiếng nói của chúng ta còn, thì sẽ vẫn mãi còn nước Việt. Lập luận của ông vừa là một tiên đoán, vừa là một xác định, một quyết đoán có tính cách bất di bất dịch không thể tranh cãi được. Câu nói khẳng định rõ ràng những liên quan khắng khít, vững chắc dính liền không thể tách rời.

Xin tạm hết chuyện văn học ở đây.


Image

Mới đây, tôi được xem hình chụp một tấm bảng dựng ở trước trụ sở của bộ Công An số 44 phố Yết Kiêu Hà Nội. Trong tấm bảng, có hình của hai viên công an cầm súng, bên cạnh có hàng chữ CÔNG AN NHÂN DÂN CHỈ BIÊT CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH. Tấm bảng được dựng lên nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (3 tháng 2 năm 1930 / 3 tháng 2 năm 2010). Phía trên cùng của tấm bảng là hàng chữ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM. Dưới là hình búa liềm.

Bức ảnh chụp đã có từ mấy năm chắc nay không còn nữa nhưng những hàng chữ trên tấm biển thì vẫn còn. Đó là một câu nói của Lê Duẩn trong lần phát biểu nhân đại hội công an toàn quốc lần thứ 13 năm 1959. Đoạn phát biểu đó có một câu nguyên văn : “Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với đảng, những người chỉ biết sống chết với đảng, chỉ biết còn đảng thì còn mình.”

À thì ra là như thế. Tưởng công an nhân dân là vì dân, vì nước, vì tổ quốc trên hết, bảo vệ quốc gia hết lòng, vì an nguy của dân tộc chứ có ai ngờ là công an chỉ biết có đảng, vì đảng, bảo vệ đảng hết mình, còn đảng thì còn mình mà thôi.

Mà đảng thì không bao giờ là tổ quốc, đất nước cả. Quốc gia có bao giờ cần phải có đảng đâu. Các đời Đinh, Lê, Lý, Trần … có bao giờ có cái… con đảng nào đâu. Con vật gọi là đảng đó chỉ mới có khoảng hơn 80 năm nay. Trước đây không có nó, dân tộc, đất nước của chúng ta vẫn sống, vẫn tươi đẹp biết là bao nhiêu đó chứ. Và nhất là có bao giờ đất nước lại đã rơi vào cảnh khốn khổ khốn nạn như ngày nay đâu. Thời Quang Trung, thời Lê Thánh Tôn, thời Trân Nhân Tông, thời Trưng Triệu, thời nhà Đinh, nhà Lý có bao giờ cần tới một thứ đảng, một lũ công an mới dựng được nước hay giữ được nước đâu.

Bây giờ có đảng thì có được cái gì? Hình như ngày nay không còn câu này ở cửa miệng của người dân như trong những năm 50 hay 60 nữa, câu “nhờ ơn bác và đảng…”

Nói của đáng tội, thí dụ tối đến, lên giường muốn một cái (?) mà lôi cả bác lẫn đảng ra để xin, mà phía bên kia cứ bế quan tỏa cảng thì bác với đảng lảm được gì. Trong những năm gần đây, trò lôi đảng ra không còn thiêng nữa thì phải. Người dân không còn sợ côg an như trước nữa. Cần xuống đường thì xuống đường. Bị cản trở, hành hung, bị những trò khốn nạn nhất, người ta vẫn xuống đường. Đảng vẫn chỉ là một con ngáo ộp vô hình không còn ai sợ nữa.

Lôi những câu thơ thối tha ngu xuẩn như thế này ra để tỏ tình với em bé thì có khi chỉ ôm đầu máu với vết giầy cao gót chạy về với má mà thôi:

… Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để yêu em…
Em xấu hổ : thế cũng nhiều anh nhỉ…

(Tố Hữu / Bài ca xuân 61)

Bố khỉ thơ với thẩn, đảng với điếc!

Gặp phải em bé không khật khùng như em trong bài thơ thế nào nó cũng tát cho mấy cái vỡ mặt rồi chửi như tát nước, dùng mọi ngôn từ có giáo dục nhất (?) của các cháu ngoan bác Hồ, cho con vuốt mặt không kịp về ôm chân đảng khóc tu tu lên cho coi. Thí dụ đại khái như thế này: “Cái thằng kia… sao mày ăn nói vô duyên thế? Mày nói mày yêu bà mà mày chỉ cho bà có một chút … híu quả tim mày. Phần to mày cho đảng, còn phần cho thứ thơ ngớ ngẩn ấy thì cút xéo đi nghe chửa…lạng quạng bà đập quần lên cả đảng nhà mày lẫn mày bây giờ…”

Mà đảng thì cũng sắp đi tướt cha nó rồi.

Đảng hiện nguyên hình là một đảng cướp. Bọn cướp công an phải dựa vào đảng (cướp) để sống chứ có gì lạ đâu. Vì thế, câu nói khốn nạn của Lê Duẩn lại hóa ra đúng mới đểu chứ !


(*)
Sống ở nhân gian đánh chén nhè
Thác xuống âm phủ cặp kè kè
Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó?
Be!

October 10, 2015

NỢ MỘT LỜI XIN LỖI

Tính tới nay, bốn mươi năm đã qua. Gần một nửa thế kỷ, thời gian đủ dài để nhìn lại những sai sót, những lầm lẫn, những chuyện không hay đã xẩy ra để tránh lập lại, và ít nhất là nhận lỗi, để đưa ra một lời xin lỗi. Mặc dù lời xin lỗi đó có muộn màng, có quá muộn màng đi chăng nữa. Tôi rất thích cách nói này của tiếng Anh: tôi nợ anh một lời xin lỗi, I owe you an apology. Khi mắc hay thiếu nợ thì phải trả, không có chuyện bỏ qua được.

Ngay sau khi những chiếc T-54 chạy vào thành phố Sài Gòn, ủi sập một cánh cổng và cầy nát thảm cỏ của dinh Độc Lập (một cách không cần thiết), thì cái việc không hay đó cũng bắt đầu.

Trong cuốn Giải Phóng (1976) củaTiziano Terzani, một nhà báo người Ý, viết về ngày 30 tháng Tư năm 1975, có một bức ảnh đen trắng chụp một nữ du kích đứng tại góc đường Tự Do và Lê Lợi, có thể là trong ngày đầu tiên khi quân đội miền Bắc tiến vào kiểm soát thủ đô miền Nam. Người nữ du kích mặc quần áo đen, khăn rằn, mặt mũi vẩu viu, vẫn chưa hoàn hồn, vẻ kinh ngạc còn nguyên trong ánh mắt. Cảnh Sài Gòn đã tạo ra nét hoảng hốt đó.

Người Sài Gòn sau những kinh hoàng đầu tiên, đã kéo nhau ra đường tung hô những thay đổi, ngây thơ tưởng như làm như thế, họ sẽ được những bánh sắt xe tăng đối xử tử tế, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh chụp cảnh đốt sách báo ở ngoài đường, hay cảnh tham dự cuộc diễn hành của quân “giải phóng” người ta thấy nhiều phụ nữ mặc những chiếc áo dài đẹp để mừng “đoàn quân chiến thắng”.

Nhưng chỉ vài ba ngày sau đó, cái ngây thơ đó đã bị dội cho những chậu nước lạnh buốt và tàn nhẫn. Nói là tàn nhẫn thì cũng vẫn còn là nhẹ. Phe chiến thắng quay lại đưa ra những đối xử tàn bạo ngay sau đó. Những kiểu ăn mặc của người Sài Gòn bị chiếu cố lập tức. Ở đầu đường, góc phố, các thanh niên bị chặn lại, những mái tóc bị những nhát kéo nham nhở làm cho ngắn đi, những chiếc quần ống hơi chật bị cắt cho rộng ra để có thể lọt một cái chai. Thời trang cách mạng, bưng biền không chấp nhận kiểu ăn mặc như thế.

Những chiếc quần jean biến mất vào trong những góc tủ quần áo hay chạy ra chợ trời cùng với những kiểu quần áo “đồi trụy” tàn dư của Mỹ Ngụy phản động.

Về phía phụ nữ thì những chiếc áo dài cũng ngừng xuất hiện.

Những chiếc không hoa lá, mầu mè sặc sỡ thì với mấy nhát kéo để làm cho mất đi những nét thời trang bay bướm của những ngày trước khi bưng biền tiến vào. Hai chục năm Hà Nội nhem nhuốc áo cánh, quần vải thô không thể chốc lát điều chỉnh để có lại được cảm quan nghệ thuật trong lãnh vực ăn mặc. Cách ăn mặc của phụ nữ Sài Gòn chắc chắn làm cho những người như cô nữ du kích vừa từ bưng vào thành phố không vui.

Thế nên phải dẹp cái thứ thời trang không thích hợp với lối ăn mặc của cách mạng. Kiểu ăn mặc đó là kiểu đồi trụy. Cái đẹp cách mạng không có lối ăn mặc như thế.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, những chiếc áo dài mini của tuổi trẻ Sài Gòn, những kiểu áo đẹp thầm kín chững chạc hơn, vai raglan, không eo cũng biến mất…

Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay tà áo sát vòng eo…
Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ…
(Nguyên Sa)

Nhưng rồi cũng không lâu sau đó, những chiếc áo dài đồi trụy thấy dần dần xuất hiện trở lại. Chúng được mua ở chợ trời của những người chủ của chúng để giải quyết những cơn túng quẫn của trận phá sản kinh tế diễn ra ở miền Nam. Những chiếc áo ấy được đem ra Bắc, được đem ướm vào những hình hài thô kệch, và bỗng biến những nét thô kệch ấy giảm đi ít nhiều. Những chiếc áo đó được đem ra mặc, và từ từ xuất hiện nhiều hơn khi người ta thấy chúng giúp làm bớt đi những nét quê kệch của người mặc. Chúng được dùng làm kiểu mẫu để đo may và cắt những chiếc áo mới.

Những chiếc áo dài từ đó dần dần không còn bị coi là đồi trụy nữa. Cán bộ nhà nước quay sang mặc chúng trong các dịp lễ lạc, tiếp tân và vợ của các lãnh tụ cũng diện chúng trong những chuyến xuất ngoại với chồng. Hết vợ Trương Tấn Sang lại đến vợ Ba Ếch… mụ nào cũng lôi những chiếc áo may theo kiểu áo dài của thời đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng không thấy một con khỉ đột nào đòi cắt hai vạt trước sau như hồi năm 1975 nữa. Những cuộc trình diễn thời trang ở trong nước cũng đem trình diễn toàn những chiếc áo dài từng có lúc bị coi là đồi trụy và thiếu cách mạng tính, không tượng trưng cho nét đẹp bưng biền, giải phóng…

Bọn ngợm từng xúc phạm, mạ lị, bôi bẩn những chiếc áo dài phải xin lỗi những chiếc áo dài mới phải.

Nhưng có lẽ cũng chẳng cần tới lời xin lỗi của một bọn quen trò nhổ rôì lại liếm nữa. Cứ lôi những chiếc áo dài đồi trụy ra mặc cũng đã là tự chúng nó chửi cha chúng nó lên rồi.


Những chiếc áo dài đều biết điều đó!

Bùi Bảo Trúc