June 27, 2013

June 28, 2013

Ngày 24 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trong một số Playboy, tôi đọc được một câu có thể dùng để phá tan tất cả các bức tường băng bất kể bề dầy ở mức độ nào, hữu hiệu còn hơn cả những chiến lược mà Tây phương đã dùng để kéo sập bức tường Berlin, chấm dứt giai đoạn chiến tranh lạnh hơn hai chục năm trước.
Nhân vật chính trong truyện ngắn, tôi nhớ hình như là của John Updike, có một cách làm quen, bắt chuyện lần nào cũng thành công, mà lần nào chàng cũng chỉ dùng có câu: You smell so good... what is it?
Giản dị hết sức. Nửa đầu khen một cái đã. Nửa sau bắt đương sự phải trả lời, để sau đó, đẩy đưa câu chuyện. Mà thường thì đương sự trả lời ngay. Lý do là vì vừa được khen, đang còn sung sướng chết ngất, bị hỏi thêm một câu về cái nguyên do làm phát sinh ra lời khen đó thì phải trả lời chứ: Cô/ bà thơm lắm... mùi gì vậy?
Câu trả lời là cái tên của loại nước hoa. Aria, hay Contradiction, hay Allure... Rồi sau đó, là những chuyện khác nữa cứ từ tốn kéo ra. Lần nào nhân vật trong truyện ngắn đó của Updike cũng thành công rực rỡ. Các ông Khruschev, Brezhnev... có sống dậy cũng không thể làm hồi sinh được chiến tranh lạnh nữa.
Nhưng bây giờ, có thể lối khai mở đó sẽ không còn thành công nữa.
Khen thơm phức thì được. Nhưng hỏi mùi gì thì chưa chắc đã được trả lời. Nếu đó là thứ nước hoa không bán ở ngoài tiệm, nếu đó là thứ nước hoa được pha chế riêng cho người đang xức nó. Người bị hỏi có thể sẽ quay lại quăng ra mấy câu hỏi liên tiếp: Tại sao muốn biết? Biết làm gì? Muốn mua hả? Mua cho ai? Không nói được.
Cuộc đối thoại chấm dứt. Nhân vật của John Updike sẽ cứng họng, chịu thua không sao cứu vãn được tình hình.
Và nếu người có mùi nước hoa kỳ lạ đó muốn chia xẻ cái mùi được đặc biệt pha chế riêng cho nàng, nàng sẽ phải viết xuống giấy, ký tên cho phép như một tác giả bảo vệ tác quyền của mình, thì người kia mới mua được. Những chi tiết quái đản này tôi vừa được biết khi đọc được trong Internet một bài viết về những loại nước hoa được pha chế riêng đang được nhiều khách hàng chiếu cố.
Xức một mùi nước hoa mà được nhận ra cũng có thể sung sướng lắm chứ. Như trong phim Scent Of A Woman, đoạn Al Pacino trong vai đại tá khiếm thị Frank Slade ngửi và nhận ra, nói đúng tên của mùi nước hoa người phụ nữ trẻ lần đầu tiên ông gặp trong quán ăn. Nhưng trong một sở làm, ba bốn chị một hôm cùng rú lên vì thấy mấy chị kia cũng dùng một thứ nước hoa mua ở Nordstrom như mình thì không có gì vui hết. Và đó là lý do phải đi kiếm một mùi đặc biệt không ai có cho khỏi tức cái... mình.
Các phụ nữ có vẻ rất đồng ý với chuyện này, và công việc làm ăn của Sarah Horowitz, pha chế những mùi nước hoa theo yêu cầu của khách hàng, có chiều hướng đi lên. Nhưng với những cái giá khá cao, khoảng gần $300 cho mỗi 1/4 ounce perfume oil, người ta chưa thấy được cái ngày ai cũng một mùi riêng như tiên đoán của Internet.
Những người đàn ông có hai ba nơi để tặng nước hoa sẽ gặp vất vả. Mỗi nơi một mùi riêng có thể gây đủ mọi thứ phiền nhiễu cho các chàng. Không thể gửi hai ba nơi đó cùng một mùi, mùi Dona Karan trong cái chai rất kiểu cọ chẳng hạn. Hai ba cái nơi ấy sẽ đòi mỗi nơi một mùi thì phiền lắm. Làm sao hết cái mùi vừa chia tay ý thức hệ ở ga xe điện ngầm khi đến gặp cái mùi thứ nhì? Mà phụ nữ mũi tốt hơn đàn ông rất nhiều, đã tốt lại còn được chống đỡ bằng những miếng plastic thì phân biệt mùi chắc phải giỏi hơn.
Vậy thì phải làm gì để thoát hiểm?
Vạn ứng Nhị Thiên dầu. Chai dầu Nhị Thiên Ðường chứ còn gì nữa. Vừa đánh át được cái mùi kia, vừa gây được thương cảm cho một người vừa trúng phải cơn gió độc, như bài học tôi học được của một trong những cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam, đại sứ P.Ð.L. lúc sinh thời mà tôi rất yêu quí.
Lúc ấy, quần áo sực nức mùi phở lại là an toàn nhất...

Ngày 25 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải xin lỗi nước Lào và người Lào vì những cách đối xử không mấy tốt đẹp mà chúng ta dành cho quốc gia và những người bạn láng giềng này.
Chúng ta chỉ nói được có một điều tử tế duy nhất về nước Lào, đó là cái giường của dân tộc này:
Trăng rằm mười tám trăng treo
Anh đóng giường Lèo cưới vợ Nha Trang

Câu ca dao này cho thấy giường kiểu Lèo được quí trọng lắm. Hẳn nó phải đẹp, phải tốt lắm mới được trọng như vậy. Việt Nam Tự Ðiển của Lê Văn Ðức cho biết đó là loại giường chạm trổ đẹp. Sửa soạn cho ngày trọng đại, người đàn ông trong ca dao đã phải đóng một cái giường Lèo thật đẹp để đón vợ về.
Giường Lèo, do đó, là loại giường hạng nhất. Chỉ những người tử tế, có cuộc sống tốt đẹp, gương mẫu mới được nằm trên nó. Không tử tế, tốt đẹp thì nơi ngả lưng được chuyển ra cái chuồng heo, tệ hơn nữa thì nằm chèo queo:
Một vợ nằm giường Lèo
Hai vợ nằm chuồng heo

Ba vợ nằm chèo queo
...

Ngoài chiếc giường, nước Lào không có được bất cứ một chuyện gì tốt đẹp, và tử tế.
Nói chuyện xa xôi, hiểm trở, khó khăn, người ta đưa nước Lào ra: Ðường xa chớ ngại Ngô, Lào, như một câu trong Kiều.
Ðất nước xa xôi đến độ bị khinh bỉ thậm tệ như trong câu ca dao: Thừa con mà gả cho Lào, cho Ngô.
Trong khi những nước khác được chúng ta chiếu cố nhiều đến món ăn của họ thì nước Lào chỉ được nhắc tới bằng một món ăn rất thiếu văn minh, món mắm ngóe: Ði xứ Lào ăn mắm ngóe. Câu tục ngữ nghe đầy vẻ mạo hiểm và liều lĩnh ở trong. Món mắm ngóe của nước Lào rõ ràng không được thưởng thức nhiều như các món ăn chơi lịch lãm khác: Ở nhà Tây, ăn cơm Tầu, lấy vợ Nhật, lái xe Hoa kỳ...
Thế rồi không biết từ lúc nào, dân tộc Lào bị đổ cho cái tính không thật, gian dối, cuội, không giữ lời hứa, thiếu chữ tín. Ðặc biệt là chỉ ở miền Nam, người dân nước láng giềng phía tây của chúng ta mới bị đổ cho những cái tội ghê khiếp đó. Miền Bắc thì không. Miền Bắc gọi quốc gia này là Lào. Miền Nam, tên quốc gia này là Lèo. Và dường như chỉ sau đệ nhất cộng hòa lối gán ghép, đổ oan cho dân tộc này mới xuất hiện.
Lèo được cho đồng nghĩa với xạo, thất hứa, với bậy bạ, nhảm nhí. Lèo là tĩnh từ để mô tả một danh từ, một trạng từ để bổ nghĩa cho động từ, một danh từ để thay cho Cuội, nhân vật trong cổ tích Việt Nam nổi tiếng là hay nói láo, có thể nói láo từ sáng đến tối, từ sớm mai tới chiều, không lúc nào ngưng nghỉ.
Nhất định người Lào không xấu xa và tồi tệ như thế. Có thể những điều không tốt đẹp về nước Lào là do một số lãnh tụ và những lối hành xử kỳ lạ của họ chăng? Như mấy ông Khong Le, Phoumi Nosavan, Phoumeuil (Phu Môi?), Phouceuil( Phu Côi ?) của những năm nhiễu nhương của thập niên 60.
Nhưng chúng ta thì nhất định dùng tên của quốc gia này để nói về cái tính không chân thật. Khi nói một người quê quán ở Vientiane thì không nhất thiết giấy khai sinh của ông ta ghi Vientiane là nơi sinh, mà chỉ là một cách để nói ông ta là người Lèo. Mà ông ta là người Lèo thì nghĩa là ông ta nói láo thành thần, không bao giờ biết nói thật.
Hứa Lèo là hứa mà không giữ lời.
Công chúa Lèo là một phụ nữ hay hứa Lèo, hẹn Lèo.
Tuy thế, tất cả vẫn chưa ghê rợn bằng một thứ người mà một người bạn tôi đã gặp: ông ta là người Hoa, họ Hứa và sinh quán ở nước Lào. Ông ta có tên là Hứa Lèo.
Toàn là những điều bịa đặt đầy ác ý về nước Lào và dân tộc Lào. Không biết người Lào nhìn chúng ta như thế... lào?
Chẳng lẽ cứ gạt đi rằng chuyện lước Lào biết thế làolói sao?

Ngày 26 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trò nô dịch coi vậy mà rất là khó bỏ được. Người Mỹ có một danh từ hay đáo để: fart catcher, kẻ vồ bắt trung tiện, những chữ để mô tả hành động của bọn nô dịch.
"Sinh vật" này có thói quen là cứ lò mò đi sau những người mà nó muốn diễn trò nịnh bợ bằng cách chờ người kia đánh ra một cái rắm là vồ ngay lấy, đưa lên mũi hít hà rồi hét ầm lên là sao mà rắm thơm thế, ngửi cứ như hơi thở của Hồ chủ tịch vậy.
Trò ngửi rắm này đến nay vẫn còn ở Việt Nam, đọc thấy đầy trên báo chí trong nước.
Rõ nhất là những bài báo mới đây viết về con sẩm họ Bành. Gần như tất cả báo trong nước tuần qua đều có những bài viết suýt soa con sẩm này, nào là sẩm Bành tài sắc vẹn toàn, hát đã hay, nhan sắc lại hơn người, trên vai còn đeo thêm cái lon thiếu tướng. Các bài báo đều mô tả con Tầu này là ca sĩ thiếu tướng, đệ nhất phu nhân, nào là phong cách thời trang của sẩm Bành đang khiến giới mộ điệu thời trang xôn xao, phong cách thanh lịch, quí phái , thu hút sự chú ý của báo chí.. .
Chao ôi, một bài báo (trong nước) còn hành văn như thế này:" Ông Tập Cận Bình cùng với phu nhân, một ca sỹ xinh đẹp, đồng thời là một nữ tướng trong quân đội sẽ sánh vai nhau đặt chân tới California, Mỹ."
Rốt cuộc sẩm Bành đến Mỹ không gặp được Michelle Obama vì Michelle Obama bận dự ngày kết thúc năm học của hai cô con gái.
Sẩm Bành đã tưởng phen này lôi sường sám ra mặc, bầy chân bầy cẳng ra cho Michelle coi nhưng Michelle không đi California nên bài báo bèn dựa theo báo chí bên Tầu cay cú viết rằng sự vắng mặt của Michelle "không phù hợp với một số nguyên tắc ngoại giao cá nhân."
Sẩm họ Bành đau lắm. Có thể sẩm Bành Lệ Viên không biết rằng cố vấn của Michelle Obama khuyên Michelle không nên xuất hiện cạnh sẩm Bành, người đàn bà 24 năm trước đã đến hát giúp vui cho các đơn vị giải phóng quân được điều tới Thiên An Môn để rồi mấy hôm sau, lực lượng này được lệnh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng tàn sát hơn 6 ngàn người biểu tình đòi tự do ở quảng trường Thiên An Môn.
Xuất hiện bên cạnh sẩm Bành là chuyện không nên. Các bài báo trong nước viết rằng Michelle Obama đã "né" sẩm Bành.
"Né" là hành động có sự sợ hãi ở trong. Tôi không ưa Michelle chút nào nhưng vẫn phải nói là Michelle không hề "né" sẩm Bành Lệ Viên. Michell ở lại Washington với Sasha và Malia vậy thôi chứ chẳng sợ gì sẩm Bành mà phải "né".
Còn chi tiết nói là giới mộ điệu thời trang đang xôn xao về phong cách lịch sự và quí phái của sẩm Bành, thu hút sự chú ý của báo chí thì đó là điều hoàn toàn bịa đặt.
Khổ quá, báo chí Mỹ, loại lá cải có bị thu hút là chuyện Kim Kardashian và Kanye West có con mầu sắc ra làm sao, có râu và mặt bí xị như bố không, vú có to như mẹ không chứ ai mà thắc mắc về sẩm Bành. Những tờ báo trình độ cao hơn một chút thì thắc mắc Kate Middleton sẽ đẻ con trai hay con gái, đặt tên là gì… Maria Sharapova mặc quần lót mầu gì ở Wimbleton, có còn hét lớn khi giao banh không… Cao hơn nữa là bao giờ Tối Cao Pháp Viện cho phép đồng tính lấy nhau chứ ở đó mà bị thu hút bởi sẩm Bành!
Khốn khổ cho bọn nô dịch.
Đất nước đang bị bọn Tầu khốn nạn tàn phá, gây đủ mọi chuyện khó khăn vậy mà vẫn lăn xả vào mà hít hà con sẩm họ Bành.
Sao không nhớ tới những giọt nước mắt của những phụ nữ mất chồng, mất con vì bị tầu "lạ" tấn công trên biển Đông? Sao không viết về những hành động ngang ngược của mấy thằng Tầu khốn nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa?
Con sẩm họ Bành có đẹp, có hát hay thì thây kệ mẹ nó chứ việc quái gì phải ca cẩm nó nhắng lên như thế?
Cái rắm nó như thế nào thì kệ bố nhà Bác Hồ chứ mắc mớ gì phải ca cẩm vớ vẩn như vậy!
Đẹp ư? Có đẹp bằng Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hoàng Vị, Trần Thúy Nga … không?
Tự nhiên đi hít hà một con đĩ dại …Bành ra như thế làm gì?

Ngày 27 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Lần đầu tiên nó xuất hiện trong mục Style Watch của tờ People trên người toàn những thứ dữ dằn như Heidi Klum, Deborah Gibson, Patricia Manterola, Leslie Mann, Jennie Garth, và Samantah Cole.
Nó là cái yếm của phụ nữ Việt Nam, được cho cải biến đi một chút. Vì được cải biến đi chút ít nên có thể có người sẽ nói rằng chưa chắc đã là cái yếm Việt Nam. Thí dụ nó không có cổ, mà cũng không có dải.
Nhưng trong mục Style Plus của tờ Washington Post thì nó nhất định là cái yếm Việt Nam, cái yếm thắm của một trong ba cô đội gạo lên chùa rồi bỏ bùa cho nhà sư, cho nhà sư ốm tương tư lăn lóc, cho trọc cả đầu, "cho dạ sư sầu, cho ruột sư héo như bầu đứt dây," những cực tả trong mấy câu ca dao mà chúng ta vẫn còn thuộc cho đến ngày hôm nay.
Và theo những chỉ dẫn để may nó mà tờ People viết, thì nó cũng nhất định phải là cái yếm: made of a triangle of fabric tied around the torso, V pointing down...
Cũng hình chữ V nhọn xuôi xuống dưới, dây buộc ngang lưng để còn "trễ xuống giữa nương long" như cảnh thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương. Cái halter mà tờ Post có hình chụp thì đúng là cái yếm Việt Nam, đủ cả cổ yếm, để nếu muốn, có thể đeo thêm cái bùa vào cho đủ mười thương. Không thể cãi rằng nó không phải là cái yếm Việt Nam được.
Và như thế, sau gần 40 năm người Việt có mặt ở Mỹ, thì các nhà vẽ kiểu thời trang cũng đưa được một món thời trang của chúng ta vào tủ quần áo của các phụ nữ Mỹ để đóng góp với thời trang xứ này.
Trong khi cái sari của các phụ nữ nam Á như Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka thì vẫn không. Và luôn cả y phục của phụ nữ Ðại Hàn, Nhật cũng không làm được.
Thế mới biết các cụ ông, cụ bà Việt Nam ngày xưa của chúng ta giỏi. Cái yếm các cụ vẽ kiểu, rồi may và mặc từ mấy thế kỷ nay, đến bây giờ, các chuyên gia về thời trang vẫn còn thấy vô cùng sexy như tờ People đã viết.
Sexy và rất kiểu cách. Bên ngoài chỉ có cái áo dài tứ thân, thắt vạt ở phía dưới, trong khi phía trong, là cái yếm hờ hững. Yếm có thể trắng, có thể hoa tằm, có thể hồng đào (khăn nhỏ đuôi gà cao/ em đeo dải yếm đào/ quần lĩnh áo the mới / tay cầm nón quai thao... như trong thơ Nguyễn Nhược Pháp) có thể nhuộm hoa nương (yếm thắm mà nhuộm hoa nương / cái răng hột đậu làm tương anh đồ )...
Kiểu cách và hết sức lãng mạn. Cái nịt vú của phụ nữ Tây phương không thể lãng mạn như thế được. Có phụ nữ nào mặc nịt vú mà nói được mấy câu lãng mạn và tình tứ như thế này:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi...

Hay là:
Trời mưa gió rét kìn kìn
Ðắp đôi giải yếm hơn nghìn chăn bông.
..

Quăng cái dải yếm sang thì sông rộng cách mấy mà chàng... tha. Hay trời lạnh, có cái dải yếm lôi ra đắp thì sợ gì lạnh...
Rồi bây giờ, cái yếm đã vượt biển sang Bắc Mỹ hội nhập vào với các thứ quần áo của phụ nữ Mỹ, cạnh tranh thẳng với những cái nịt vú của thời trang Tây phương. Nhưng các nhà sản xuất quần áo ở Mỹ có thể sẽ không ngừng ở đó. Có thể Victoria's Secret sẽ nhẩy vào, đưa thêm một vài chế biến và những cuốn catalogue mà công ty này, không biết vì một lý do nào vẫn gửi đến nhà tôi đều đặn, sẽ là những thứ văn chương đọc không bao giờ có thể bỏ xuống được. Và chúng ta lại càng có thêm lý do để đọc nó kỹ hơn mà không sợ bị hạch hỏi lôi, vớ vẩn và vô cớ. Cứ trả lời rằng đọc nó để đi tìm dấu tích của văn hóa Việt ở Bắc Mỹ như một người bạn của tôi là được.
Những cái dấu tích ấy đọc hấp dẫn ra phết chứ không lành mạnh như những dấu tích chàng viết từ mấy năm nay đâu.

Ngày 28 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Thôi thế là chàng cũng lận lưng được một tấm bằng cho bằng anh, bằng em, tấm bằng của một đại học thật chứ không phải là đại học trong rừng mà cậu thợ chích đít Ba Ếch vẫn khoe nhắng lên là có cái bằng cử nhân học trong rừng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Thái Lan mới đây vừa được đại học Thammasat ở Bangkok tặng cho tấm bằng tiến sĩ danh dự ngành chính trị học.
Nhưng xem mấy tấm anh chụp thì người ta thấy cảnh nhận bằng của cậu trông thảm vô cùng. Lễ trao bằng không diễn ra ở một giảng đường tử tế, các giáo sư mũ cao áo dài tề tựu chung quanh, ở dưới là quan khách, sinh viên ngồi kín tất cả các hàng ghế như những buổi lễ trao bằng khác, nhất là tại những buổi lễ trao bằng tiến sĩ danh dự.
Nơi diễn ra lễ trao bằng là một giảng đường nhỏ của đại học Thammasat. Đã thế, ai cũng thấy giảng đường lại còn rất nhiều ghế trống ở dưới. Ngay ở hàng ghế đầu là một số sinh viên trẻ, phục sức không giống và hoàn toàn không thích hợp cho một buổi lễ trang trọng. Trong khi đó, ở bên ngoài, chỗ tiến vào giảng đường là vài chục người xếp hàng một, không biểu ngữ, không cờ xí rợp trời như báo chí trong nước chắc chắn đã phét lác khoe nhắng lên.
Chuyện được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự là chuyện đã diễn ra cho nhiều người. Nhưng có rất nhiều trường hợp, người nhận bằng lại là người đem danh dự lại cho trường chứ không phải là tấm bằng tiến sĩ danh dự đem lại danh dự cho người nhận.
Thí dụ mẹ Teresa, đức Đạt Lai Lạt Ma mà được trao bằng tiến sĩ thì chính trường đại học được vinh dự đón tiếp hai vị chứ không phải là hai vị được vinh dự khi nhận bằng của các đại học.
Trong khi đó, cũng có những vụ trao bằng tiến sĩ danh dự có nhuộm mầu chính trị ở trong. Nhưng ngay cả những trường hợp đó, thì với những nhân vật chính trị như Vaclav Havel, Lech Wasela… thì họ cũng vẫn đem lại vinh dự cho các đại học mời được họ đến để nhận bằng tiến sĩ danh dự. Các ông Havel và Wasela, tổng thống của Tiệp Khắc và Ba Lan đều là những người xứng đáng, những gương sáng cho toàn thế giới về lòng can đảm và tài lãnh đạo sáng suốt của họ.
Nhưng cậu Nguyễn Phú Trọng thì không. Cậu vừa nhận được bằng tiến sĩ danh dự của trường Thammasat thì lập tức tờ Bangkok Post số ra ngày 26 tháng 6 nói thẳng rằng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng được nhận vinh dự đó sau những tin tức nói rằng đương sự đã nhúng tay vào những việc làm của một tập đoàn phản dân chủ, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến với nhà nước.
Bài báo của tờ Bangkok Post nói thẳng Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường dại học Thammast : Nguyen Phu Trong: inappropriate recipient for Thammasat honorary degree.
Phen này trong nước cũng sẽ có thiếu gì những cậu khác ghen tức xanh lè con mắt để phải lồng lộn chạy đi kiếm vài ba cái bằng tiến sĩ danh dự khác mang về treo lên tường nhát ma cho bõ những ngày cơ cực.
Mẹ kiếp, gọi vài ba tay chuyên bán bằng giả là có ngay chứ gì.
Có khi cũng chẳng cần bỏ tiền mua cái bằng giả, cứ nhận đại là có bằng cử nhân luật ngay như Ba Ếch chứ cần gì phải mất công đi mua mấy cái bằng giả.
Bằng tiến sĩ danh dự giả thì là tiến sĩ giả hay danh dự giả?


Nhưng danh dự làm chó gì có để có thể … giả được!

June 20, 2013

June 21, 2013

Ngày 17 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Đầu cuốn L’Amant, cuốn tiểu thuyết mang đầy nét tự truyện của Marguerite Duras, tác giả viết rằng vào lúc bà đã nhiều tuổi, một hôm, ở ngoài đường, một người đàn ông không quen biết chặn bà lại và nói rằng ông thích khuôn mặt của bà lúc bà đã nhiều tuổi, vì theo ông, khuôn mặt đó đẹp hơn lúc bà còn trẻ rất nhiều.
Người đàn ông dùng chữ ravagée để mô tả khuôn mặt của Marguerite Duras.
Khuôn mặt bị tàn phá.
Không biết Marguerite Duras lúc ấy trông như thế nào, nhưng cho là khuôn mặt của bà là một khuôn mặt bị tàn phá, thì nó cũng không thể như khuôn mặt của Robert Redford trong tờ Time.
Khuôn mặt của Robert Redford chúng ta thấy trong The Great Gatsby, cuốn phim chàng đóng chung với Mia Farrow năm 1974, không còn nữa.
Khuôn mặt ấy nay trông như bức bản đồ vùng trung bộ Afghanistan đầy những nếp gấp của núi đồi trùng điệp, của những lũng sâu, những nứt nẻ khô khốc của bao nhiêu năm đại hạn, của những hố bom cầy nát suốt mấy chục năm nay. Ở khóe mắt, không phải là những vết chân của một con quạ, mà của hàng mấy chục con quạ dẫm lên, để lại những vết nhăn như những đường cầy sâu nát.
Ngay cả những quả táo tầu khô cũng không thể thảm hại như bức ảnh Robert Redford trong trang báo Time.
Ðồng ý là người đàn ông  ấy chưa cần phải để cho sức hút của trái đất kéo những bắp thịt mặt xuống phía nam. Chưa cần phải để cho khuôn mặt chữ điền ấy bị những đường cầy cắt nát...
Khuôn mặt bị tàn phá chắc phải như vậy.
Tôi nhắc chuyện này với bạn vì cứ nhớ mãi câu nói đầy khiêm tốn của bạn sau năm 1975 khi chúng ta gặp nhau ở Mỹ. Tôi còn nhớ nguyên cái giọng của bạn chán nản nhận rằng đẹp trai bạn thì thua Robert Redford, Ăng lê thì nói năng còn thua cả Mỹ đen...
Tôi chỉ nghe mà cũng nản cho bạn.
Nhưng hãy nhìn lại Robert Redford trong trang báo để coi bạn có còn thấy cần phải nói câu nói đầy chán chường như thế nữa hay không?
Tôi tin là không.
Bạn có đầy đủ lý do để phục hồi những tự tin đã mất. Người đàn ông được trả mỗi phim từ 8 đến 10 triệu Mỹ kim ấy vẫn không chặn được những dấu tích tàn bạo của thời gian. Nên chàng đã đành phải chấp nhận cái bản đồ lộ trình đó: A person’s road map is there to be seen and shared.
Cái bản đồ lộ trình ấy của chàng được để nguyên cho mọi người ai muốn nhìn, ai muốn chia xẻ cũng được.
Tại sao phải tẩy xóa đi những dấu tích của đời sống ấy? Tại sao phải lấy đi những tàn phá trên khuôn mặt? Ðời sống đã ghi lại thì giữ lấy...
Feed the lamp with oil and let it not dim, and
Place it by you, so I can read with tears what
Your life with me has written upon your face.
..
( The Life of Love / Kahil Gibran )
Hãy châm thêm dầu, đừng để cho đèn lụi đi và đặt ngọn đèn cạnh em để anh đọc thấy qua những giọt lệ cuộc đời em sống với anh đã viết những gì trên khuôn mặt em...
Tôi thấy ở tuổi này, chúng ta nên cảm ơn cả Marguerite Duras lẫn Robert Redford về những điều họ nói về khuôn mặt của họ: nó vẫn đẹp như ở Marguerite Duras, và nó nên được bầy ra, giữ nguyên như thế.
Nó có thể tội nghiệp như trong mấy câu thơ của Gibran, nhưng nó là cái bản đồ lộ trình cuộc sống của chúng ta nên nó phải được giữ lại và chấp nhận.

Ngày 18 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Ở tiệm sách tôi ghé hồi chiều, có bán một cuốn lịch hay tuyệt.
Mở ra xem những bức hình của 12 tháng, tôi nghĩ ngay ra được một số người quen rất cần và cũng rất xứng đáng để được tặng mỗi người một quyển.
Cuốn lịch với 12 bức hình đen trắng mang tên là The Perfect Guy. Gửi tặng nó là gửi tặng cho người nhận một người đàn ông tuyệt hảo, không còn chê được ở bất cứ một điểm nào, người đàn ông mà mấy sự quen biết của tôi đi tìm mỏi mắt bao nhiêu năm nay không thấy, người mà chúng tôi thỉnh thoảng lại bị đem ra đặt bên cạnh trong những so sánh hết sức bất lợi.
Mười hai bức hình đen trắng chỉ dùng một người đàn ông duy nhất làm người mẫu. Ðây là một người đàn ông còn trẻ, tuổi chỉ khoảng trên dưới 30 một hai tuổi. Người đàn ông này da trắng, đầu tóc ngắn gọn, không phải là kiểu vai u thịt bắp, mặt mũi ngu si, đần độn như Fabio, thần tượng của mấy triệu phụ nữ Mỹ chuyên làm người mẫu cho các tiểu thuyết ba xu diễm tình rẻ tiền, người năm ngoái vừa bị một con ngỗng trời đánh cho vỡ mặt trong khi đang ngồi trên roller coaster ở một khu giải trí ở Virginia máu me đầy mặt mất đi rất nhiều nét kiêu hùng, anh dũng.
Người mẫu trong các trang lịch cũng có bắp thịt, rõ ràng là có tập tạ trong các phòng tập thể thao, ngực nở, bụng thon phía trước phẳng lì như cái bàn giặt. Nghĩa là về bề ngoài, chàng trông rất được. Không nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi chút nào.
Trong 12 bức hình đen trắng ấy lúc thì chàng đang bưng một khay thức ăn, như vừa nấu xong dưới bếp đưa lên mời nàng, trong một cảnh khác, chàng đang quì xuống trước mặt nàng, rồi lại có cảnh chàng đang nằm trên giường trong dáng chờ đợi nàng vân vân.
Toàn là những mơ ước thầm kín của nàng.
Nàng có lẽ không cần một người đàn ông xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài tan. Nàng có lẽ cũng không cần một người đàn ông thiên kinh vạn quyển, sách vở đầy nhà như ông bạn chữ nghĩa đầy người của tôi. Nàng cũng không cần một người đàn ông tay cầm tờ Wall Street Journal, cái bằng MBA treo trên vách.
Nàng kiếm một người đàn ông biết nấu nướng, biết mát xa chân cho nàng, biết là một nhà ngoại giao ở phòng khách, một nhà kinh tế trong bếp và một người lính đánh thuê (?) tuyệt vời phòng ngủ.
Và đó là người đàn ông tuyệt hảo, The Perfect Guy, trong những trang lịch.
Tôi đã định mua ít nhất 5 hay 6 cuốn gửi tặng mấy người quen để giúp chấm dứt chuyến đi tìm kiếm người đàn ông tuyệt hảo của họ, để chỉ cho họ thấy là người đàn ông tuyệt hảo có thật, ở ngay trong những trang của cuốn lịch, chẳng phải đi đâu xa mới kiếm được người khi cần phải quì xuống là quì xuống, khi bắt đầu một chuyện gì thì biết chấm dứt đúng cách, khi cần mở cửa xe, xuống bếp, khi làm động đất (?) cũng làm được...
Nhưng xem kỹ lại những bức ảnh một chút thì tôi thấy ở lưng người mẫu, là một cái chìa khóa thật lớn giống như cái chìa khóa chúng ta thấy ở những chiếc đồng hồ chạy bằng dây thiều (dây cót) trước kia.
Ôi thì ra người đàn ông tuyệt hảo là như thế đấy. Vặn dây thiều lên là nó làm đủ thứ. Nhưng đến lúc sợi dây thiều dãn ra, sức đàn hồi không còn như lúc mới nữa thì chàng sẽ ra sao?
Cứ lôi ca dao ra ngẫm thì chắc chàng sẽ hết là The Perfect Guy, và chuyện gì thì ai cũng có thể đoán ra được:
Ðồng hồ sai là bởi dây thiều
Xa nhau bởi sợi chỉ điều xe lơi...

Và lúc ấy thì làm quái gì còn The Perfect Guy nữa. Chỉ còn những người đàn ông trông phát chán, không biết nấu bếp, dở ẹc đủ thứ chuyện.
Nhưng cũng không có cái chìa khóa để lên dây thiều bao giờ.

Ngày 19 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Thiên tài ngôn ngữ nào đã để lại cho tiếng Việt của chúng ta thành ngữ "sức mấy"?
Tôi nghĩ có nhiều cơ hội thiên tài này vẫn còn sống với chúng ta. Nhưng ở đâu trong thế giới vô cùng này? Làm sao tôi kiếm được ông hay bà, nhưng có phần chắc là ông nhiều hơn, để cám ơn ông/bà về món quà ông/bà đã tặng cho tiếng Việt của chúng ta.
Món quà ấy, hai chữ "sức mấy", đã đem lại bao nhiêu là niềm vui trong đời sống từ mấy chục năm nay.
Tôi nhớ khoảng năm 1963, tôi có đi gặp một sinh viên mới từ Sài Gòn qua. Trong câu chuyện với anh khi chúng tôi gặp nhau lần đầu, tôi được nghe anh dùng thành ngữ này mấy lần. Tôi tin chắc đó là một thành ngữ mới mà anh đã mang theo từ trong nước. Trước đó, tôi chưa nghe nó bao giờ. Như thế, chỉ trong có vài ba năm trời không ở Sài Gòn, tiếng Việt của tôi đã bị bỏ lại đằng sau, không được cập nhật hóa bằng một số từ ngữ, mà "sức mấy" là một.
Sau khi nghe nó mấy lần, tôi hiểu ngay cái thành ngữ đầy vẻ thách thức, cao ngạo, khinh mạn, ăn chắc đó, và nó nhanh chóng gia nhập số từ vựng hàng ngày của tôi.
Từ đó đến nay, đã gần 50 năm, nó vẫn tiếp tục được nghe thấy, được dùng trong cách ăn nói của rất nhiều người. Ngay cả các nhân vật chính trị mà cách ăn nói đòi hỏi khá nhiều sự cẩn trọng, từ ngữ này cũng được các vị đó đem dùng. Cả hai ông Thiệu và Kỳ đều đã dùng nó trước công chúng nhiều lần. Và thấp thoáng, nó còn thấy xuất hiện trong ngôn ngữ của các nhà văn, nhà báo miền Bắc liền ngay sau năm 1975 chứng tỏ ngoài tuổi thọ đáng kể của nó, nó còn vượt được qua cả những lằn ranh chính trị, ý thức hệ Quốc cộng. Nó tiếp tục ở lại với chúng ta đến tận ngày nay trong khi thông thường, những thứ từ ngữ thời thượng như thế chỉ có những đời sống dài trên dưới khoàng mười năm như ông Mai Thảo vẫn nói.
Tại sao nó sống dai như thế?
Có thể sự sống dai của nó phần nào nằm ở cái khả năng trị bách bệnh của nó.
Thay vì phải dở giọng ngoa ngoắt, đanh đá như mấy câu:
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

những câu vừa chua vừa phách, gây bực bội, phẫn nộ rất nhiều của phía bị cự tuyệt, thì người ta chỉ cần nói: " Sức mấy!"
Ngắn gọn và nhẹ nhàng. Thái độ phách lối vẫn còn nguyên mà không cần phải ca dao dài dòng.
Phía bên kia nghe là hiểu ngay, dẹp bỏ nỗ lực của chiến lược "đẹp trai không bằng chai mặt".
Trong trường hợp muốn đưa ra một thách thức, cũng không cần phải đa ngôn nào là đánh tui, tui kêu tất cả thế giới Hồi giáo đánh lại cho chết... không tin cứ đánh đi!
Chỉ cần nói khẽ: "Sức mấy!"
Vừa hữu hiệu vừa ít lời, không lèm bèm điếc tai. Nhưng những người đàn ông râu tóc dơ dáy và cực kỳ xấu trai ở Kabul, hay Baghdad không có hai chữ "sức mấy" của chúng ta nên vừa phải nói nhiều, vừa bị đánh đòn.
Thành ngữ "sức mấy" còn có thể bầy tỏ một sự ngạo mạn không cách gì có thể ngạo mạn hơn.
Dùng thành ngữ này mà cho vào hai câu trong bài Tình Cầm của Hoàng Cầm thì người nghe có thể điên lên được:
Nếu anh còn trẻ như năm trước
Quyết đón em về sống với anh...

Cứ thử thay "anh" bằng "em" "quyết đón" bằng "sức mấy" mà coi.
Thành ngữ này hay như thế... sức mấy mà không sống dai cho được!

Ngày 20 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tôi tin là trong hồi ức của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh của ngày khai trường, ngày đầu tiên đến trường như trong đoạn văn xuôi đầy chất thơ của Thanh Tịnh, hay nếu không, thì cũng phải là mấy dòng trong Le Livre de Mon Ami của Anatole France.
Đó là buổi đầu tiên đến trường, có bàn tay âu yếm của mẹ dẫn đi học dưới bầu trời mùa thu có lá vàng rơi, trong không khí cuối thu, những đám mây bàng bạc, hay con đường chạy ngang qua vườn Lục Xâm Bảo đầu tháng mười, những bước chân như bước chim sẻ tung tăng bên những pho tượng trắng, những chiếc lá của đầu tháng 10, trời hơi se lạnh nhưng đẹp hơn bao giờ…
Chuyến đi đến trường phải là như thế. Nhưng cũng có những hình ảnh không bình yên và hạnh phúc, như cảnh băng đèo lội suối để đi tới lớp học lấy vài chữ của những em bé ở một vùng quê nọ mà mấy tháng trước, tình cờ tôi được xem trong loạt ảnh của một tờ báo trong nước.
Trong những bức ảnh đó là bốn, năm em bé khoảng 8 hay 9 tuổi đang lội qua một khúc sông, quần áo cởi ra cầm trong tay, giơ cao lên để khỏi bị ướt cùng với những quyển vở. Đó là cảnh đi học của những em bé ở bản Ông Tú và Kà Oóc thuộc xã Trọng Hóa tỉnh Quảng Bình. Con sông mà các em phải lội qua là sông Khe Rào ở thượng nguồn của sông Gianh. Chuyện lội sông đi học của các em đã diễn ra từ năm 2010 đến nay và vẫn còn tiếp tục đến tận hôm nay. Mỗi ngày, các em phải lội qua con sông này hai lần, mùa nóng cũng như mùa lạnh, mùa nước lũ sông chảy siết các em vẫn phải lội sông để đi học.
Cảnh lội sông của các em trong những bức ảnh cũng đã đáng sợ nhưng khi được xem một đoạn video ở địa chỉ http://www.youtube.com/watch?v=L4SeSjeoE0E, tôi thấy còn kinh khủng hơn rất nhiều.
Xem đoạn video này mới thấy chuyến vượt sông đi học của các em gian nan biết là chừng nào. Trong đoạn video, nước sông chẩy siết tưởng như sắp nhận chìm, nuốt lấy các em. Các em bé vẫn can đảm lao xuống dòng nước, bơi sang bên kia bờ. Ai xem mà không xót sa tội nghiệp cho những em nhỏ còn rất bé đó.
Tôi nghĩ chắc chắn các em không có được đoạn văn xuôi tả cảnh đi học như bức tranh rất đẹp mà Thanh Tịnh vẽ ra và lưu lại mãi trong đầu của chúng ta, của bạn và tôi.
Tôi nghĩ các em cũng phải có những suy nghĩ trong đầu trong những lần vượt sông như thế. Chắc chắn không phải là những câu như " … hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc là lòng tôi lại nao nức nhớ đến những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…" những câu văn đọc một lần là nhớ mãi, theo chúng ta suốt mấy chục năm qua.
Các em bé ở bản Ông Tú chắc chắn không một em nào có được những buổi mai đi học êm ả như vậy. Lội bộ từ nhà đến bờ sông, nhìn xuống dòng nước lũ cuồn cuộn chẩy siết ở dưới, thế nào chẳng có em nghĩ trong đầu về những buổi đi học gian nan mỗi ngày…"Đù mẹ, lại phải nhào xuống sông đi học. Sao mà đi học khốn khổ thế này. Đã nhiều lần ông đéo muốn đi học nữa. Học rồi cũng lại để cho mấy con đĩ chó con mấy thằng chó đẻ ngồi lên đầu lên cổ chúng ông chứ gì. Học làm cái đéo gì bây giờ…Mua cha nó cái bằng thạc sĩ bán đầy đường như mấy thằng khốn nạn trong huyện là xong ngay chứ học hành con mẹ gì…Mẹ kiếp lại một lần lội sông nữa… ướt lạnh teo con cu luôn mà học được cái đéo gì…Lại mấy cuốn sách mua của Trung quốc đem dịch láo dịch lếu ra bắt chúng ông ê a chứ con mẹ gì. Nhưng mà thôi, đi học mà lội sông thế này cũng có cái vui…đếch phải lột quần lột áo mấy con cùng lớp ra mà quay video tung lên mạng như các anh cách chị cháu ngoan bác Hồ ở Hà Nội vẫn làm với nhau ở trong lớp. Ngày chó nào chẳng được coi mấy con trong lớp cởi ra vượt sông, coi cũng thích thấy mẹ… Đù má…nào thì tùm một cái xuống sông lội nhanh qua bên kia bờ chứ đứng đây vừa đói vừa lạnh cái mả mẹ nhà bác Hồ hay sao! Đù má bác, sao hôm nay lạnh quá vầy nè…cha tiên nhân bố chúng nó, hôm qua ông đi học, trượt chân ngã một quả. Mấy thằng bạn chế ông vồ ếch. Mẹ bố nhà chúng nó…vồ ếch đau thấy mẹ chứ vồ ếch thật, ông bóp cổ thằng Ba Ếch cho chết đứ đừ luôn chứ ông thèm tha nó à…"
Đó, chuyến đi học ở bản Ông Tú là như thế đấy. Chỉ vì cho đến ngày hôm nay, bọn chó đẻ vẫn không lý gì tới sinh mạng của những em bé mỗi ngày phải vượt sông hai lần chỉ vì chúng nó không chấm mút được tí tiền xây cầu.
Nên xây cầu tiêu 700 triệu thì làm ngay vì xây cầu tiêu còn có cái ma ăn với nhau chứ gập ghềnh cái cầu khỉ cho các em bé đi học thì ăn được cái gì…
Tội các em biết là bao.

Ngày 21 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trong khi các em nhỏ ở bản Ông Tú gian nan mỗi ngày lội sông đi học thì một vài em cùng tuổi ở Hà Nội, theo một bài báo đăng trên Vietnamnet, lại là những thiếu niên thiếu nữ hạnh phúc hơn nhiều.
"Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay". Đọc xong bài báo vừa nói ở trên thì không ai là không có những suy nghĩ như câu Kiều ở trên.
Hồi trung tuần tháng 5 vừa qua, trong facebook, người ta đọc được nhật ký của một em gái 10 tuổi , trong đó, em cho biết "người trong mộng" của em là một bé trai 11 tuổi mà em mô tả là một "người đẹp trai, nhà cũng được". Em thú nhận là em không biết đã yêu người trong mộng này từ bao giờ, nhưng em chắc là hai người có duyên nợ với nhau. Tuy vậy, tình yêu của em có thể cũng đang gặp trở ngại vì em đã có một đối thủ.
Thế là tình tay đôi, rồi lại có tay ba. Đầy đủ chất liệu cho một cuộc tình lớn. Cháu ngoan của bác Hồ phải tối tân như vậy chứ đâu có cù lần như một đứa cháu ngoan của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại ở Hà Nội hồi ấy, vừa để ý cô bạn gần nhà ở đường Sinh Từ, đầu để tóc búp bê Nhật bản mỗi sáng lách cách đôi gốc đi qua nhà, tay cầm cái bánh rán là đã bị bố cho một trận, mắng xối xả là mới nứt mắt ra không chịu học đã bầy trò mê gái làm cho Roméo quê quá, quên luôn người em bé bỏng rồi theo bố di cư vào Nam luôn, mối duyên đầu cũng tan vỡ, nàng ở lại Hà Nội, chắc sau đó đi bộ đội hay làm cán bộ để thành một chị đàn bà răng vẩu, ăn nói cực kỳ mất dậy có thể còn sống đâu đó ở gần Cửa Nam. Rồi chàng ở miền Nam thành cháu ngoan của Ngô Tổng Thống cũng không khá hơn. Mãi đến năm 16 mới thầm yêu một chị ở đại học xá Minh Mạng mà sau đó vì rớt trung học phổ thông, chàng xấu hổ quá, không dám đi qua nhà nàng nữa, chỉ thỉnh thoảng lắm mới "ngó em hổng dám ngó lâu / ngó qua một chút đỡ rầu rồi thôi". Đến nay chàng cũng chẳng biết người em bé bỏng đó duyên đã ghé về đâu, làm bà nội bà ngoại mấy chục lần rồi. Vân vân.
Thua xa cô bé 10 tuổi ở Hà Nội.
Lại còn thua cả một cặp khác, cũng theo Vietnamnet, nàng 12 tuổi, tự tay viết cái giấy hứa hôn, ở đầu trang còn cẩn thận ghi rõ đúng thủ tục giấy tờ với những chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam / Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc…Tờ giấy ghi rõ tên chồng và tên vợ với chi tiết đã yêu nhau từ bao giờ…kèm theo một số điều hai người cam kết phải làm để tiếp tục cuộc tình của cả hai. Đó là không bỏ nhau, không được quan hệ với người khác, không nặng lời với nhau, phải yêu và quí trọng tình cảm của nhau. Cuối đơn là một câu hăm dọa là nếu phạm phải những điều cấm ở trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường 1 tỉ đồng. Sau đó, vợ và chồng cùng ký vào tờ hứa hôn.
Kể ra 12 tuổi mà đã được như thế là rất giỏi. Không biết "ở ăn" thì nết có hay không nhưng "nói lời ràng buộc" thì đúng là tay chẳng vừa. Tuy nhiên, tờ giấy này vẫn còn ghi thiếu một số điều khác. Thí dụ cam kết chỉ " ăn cơm trước kẻng" với nhau thôi. Không được lừa bán vợ sang Trung quốc làm điếm. Không làm nghề ăn trộm chó bán cho các quán nhậu để bị đánh chết ngoài đường. Không đánh vợ, không yêu Đảng hơn yêu vợ. Không đêm đêm nằm mơ thấy bác Hồ. Không lâu lâu lại (đêm qua trên bến Ô Lâu / cháu ngồi cháu) nhớ chòm râu bác Hồ vì như thế là rất … bịnh. Không được bỏ chồng, bỏ con đi lao động ở Đại Hàn hay lấy mấy thằng Tầu già rồi làm đĩ cho cả họ nhà nó…
Một lá thư khác cũng xuất hiện trên mạng nói là của một em trai 10 tuổi thì mùi mẫn hơn nhiều: "Mặc dù hai chúng ta chưa quen nhau, nhưng từ cái nhìn đầu tiên anh đã biết trái tim mình đã dành chọn (sic) trong trái tim em. Nụ cười rạng rỡ của em chưa cho anh biết tên em là gì ? Mái tóc óng mượt với khuôn mặt tươi tắn của em đã nói cho anh biết em là của anh. Hằng đêm anh thức trắng nhớ em. Một câu thơ chao (sic) cho em sẽ không tuyết tàn. Em ơi em biết hay chăng? Tình anh chao (sic) em sẽ không phai mờ."
Chao ơi là mùi. Viết sai chính tả mấy chỗ nhưng mùi thì vẫn mùi. Nghề viết thư tình cho bạn chỉ bắt đầu năm tôi 16 tuổi và được trả công bằng một chầu bò viên nhưng không thể viết hay như cậu nhỏ 10 tuổi ở Hà Nội được.
Phục thì có phục nhưng lại lo. Cái thứ ấy thì lớn lên làm cái gì sau này?

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

June 13, 2013

June 14, 2013

Ngày 10 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tuần qua, một tờ báo trong nước cho biết đang có một cuộc điều tra về một người tự xưng là anh hùng của quân đội nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ với những thành tích ngụy tạo, thêu dệt cho tiểu sử của mình để đòi được trao tặng thêm huân chương.
Cuộc điều tra không biết sẽ đi về đâu, người ngụy tạo những thành tích đó sẽ bị những biện pháp nào thì chưa ai biết. Nhưng chuyện ấy đâu phải bây giờ mới có.
Có điều những chuyện như thế đều do nhà nước dựng lên để bịp cả nước trong suốt bao nhiêu năm trời nay.
Như trường hợp Nguyễn Văn Bé, người thanh niên được báo Nhân Dân viết là đã ôm bom lao vào chiến xa Mỹ và hy sinh tại chiến trường trong khi người du kích này quăng súng về hồi chánh sống ngờ ngờ trong trại Thị Nghè. Báo Tiền Tuyến đăng cả hình và những lời của anh Bé trả lời cuộc phỏng vấn thì nhà nước vẫn bắt anh hy sinh ngoài mặt trận. Bây giờ không thấy nói về anh Nguyễn Văn Bé nữa. Nếu còn sống, bây giờ anh cũng đã già lắm rồi.
Lại còn Nguyễn Văn Trỗi, người đặt bom cầu Công Lý âm mưu giết ông McNamara bị bắt đem xử tử thì nhà nước bịa ra chuyện anh gọi lớn tên bác tới ba lần, đạn mới từ từ bay trúng vào người anh.
Cũng phải kể qua chuyện Lê Văn Tám mà Trần Huy Liệu , bộ trưởng tuyên truyền và cổ động đã dựng đứng lên và tiếp tục lừa cả nước cho đến tận bây giờ. Cậu bé Lê Văn Tám 10 tuổi được Trần Huy Liệu vẽ ra để động viên lòng yêu nước của người dân. Trần Huy Liệu kể là cậu tự tẩm xăng vào người rồi châm lửa đốt, sau đó chạy vào một doanh trại của Pháp và đốt cháy tiêu kho xăng của Pháp ở Thị Nghè.
Năm 2005, giáo sư Phan Huy Lê, một nhà nghiên cứu sử uy tín đã nói thẳng là nhân vật Lê Văn Tám không hề có thật mà chỉ là chuyện dựng đứng lên của Trần Huy Liệu. Và chính Trần Huy Liệu , khi còn sống, đã nhờ giáo sư Phan Huy Lê nói ra sự thật. Trần Huy Liệu nói rằng ông ta dựng lên nhân vật Lê Văn Tám chỉ là để tuyên truyền. Ông muốn giáo sư Phan Huy Lê nói ra sự thật trước khi ôngTrần Huy Liệu qua đời năm 1969. Giáo sư Phan Huy Lê nói rằng ông đã hỏi ý kiến một số bác sĩ và được cho biết là với sức nóng của lửa cháy phừng phực trên người thì cậu bé 10 tuổi Lê Văn Tám đó không thể nào chạy quá được 50 mét để lao vào bồn xăng của quân đội Pháp.
Câu chuyện về cậu bé 10 tuổi bán đậu phọng rang vì căm thù giặc Pháp đã hy sinh ngày 1 tháng 1 năm 1946 là chuyện hoàn toàn bịa đặt để bịp người dân Việt Nam mà thôi. Chính ông Trần Huy Liệu cũng tiết lộ bí mật đó với hai nhà sử học khác là Nguyễn Đình Thanh và Nguyễn Công Bình và cả hai đều vẫn còn sống. Nhiều tỉnh ở Việt Nam cũng có các trường học mang tên Lê Văn Tám và tên của Lê Văn Tám cũng được dùng để đặt cho các chi đội, liên đội của tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong.
Như vậy, chuyện bịp bợm đã có từ lâu và nhiều chuyện bịa đặt đó vẫn còn tiếp tục sống mãi trong quần chúng (?) cho mãi đến ngày nay.
Vậy thì điều với tra làm quái gì cho mệt. Hơn nữa, moi móc lắm thì lại lòi ra thêm bao nhiếu những thành tích ngụy tạo phét lác như cái bằng cử nhân Luật dổm của thằng mặt chó ba Ếch thì sao? Hay những thành tích vì đất nước quên hạnh phúc cá nhân của thằng mặt dơi tai chuột lấy đủ các thứ vợ, từ vợ Tầu Tăng Tuyết Minh đến vợ Tày Nông Thị Xuân, đến mẹ Nông Đức Mạnh … thì sao.
Mẹ kiếp điều tra chuyện nọ kéo sang chuyện kia thì vỡ mặt cả lũ chứ không đùa đâu.

Ngày 11 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Khoảng hai chục năm trước, trong một lần ngồi trên máy bay, tôi mở một tập tài liệu về các biện pháp an toàn trên máy bay đọc cho qua thì giờ. Tập tài liệu in bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp… ba thứ tiếng gần như trong tất cả những tài liệu quan trọng cần phổ biến đều có đã đành, nhưng ngoài mấy thứ tiếng vừa kể, nó còn có phần tiếng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Cao Ly nữa. Tiếng Nhật và tiếng Hoa thì cũng dễ hiểu. Nhưng tiếng Cao Ly thì tôi hơi ngạc nhiên. Một nước nhỏ như vậy mà ngôn ngữ cũng đã trở thành quan trọng như thế sao.
Nhưng ngày nay, chuyện đó không còn làm ai ngạc nhiên nữa. Samsung, Daewoo, Hyundae… đã đi tới nhiều nơi thì tiếng Cao Ly đi khắp thế giới cũng chỉ là điều dễ hiểu.
Nhưng rồi tôi thắc mắc không biết đến bao giờ "Chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học" mới vượt ra khỏi biên giới để cũng đi xa như tiếng Cao Ly.
Mới đây, tiếng Việt đã thấy xuất hiện ở một số nơi ngoài Việt Nam, nhưng trong những hoàn cảnh, những trường hợp không vui lắm.
Một quán ăn ở Thái có treo một tấm bảng viết bằng tiếng Việt rõ ràng là nhắm vào khách Việt. Chứ chẳng lẽ tiếng Việt ngày nay đã trở thành ngôn ngữ mà cả người Thái trên đất Thái cũng phải biết đọc và nói hay sao.
Tấm bảng có 8 dòng viết bằng tiếng Việt mà đã để lại mấy lỗi về cách dùng chữ. Thí dụ đáng lẽ phải viết "Ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu" thì lại viết là "Ăn BẤY NHIÊU lấy BẤY NHIÊU…" Người viết những dòng chữ trên tấm bảng chắc phải là người Việt nhưng trình độ tiếng Việt thì không có được bao nhiêu. Có thể người ấy là chủ quán người Việt, mà cũng có thể là một người làm công cho chủ tiệm người Thái. Người ấy được nhờ để viết những dòng chữ tiếng Việt để lưu ý các khách hàng người Việt về lối ăn uống.
Lối ăn uống kiểu buffet cách đây không lâu đã được thấy trong một đoạn video thu được ở một tiệm ăn ở Sài Gòn. Trong đoạn video, những người khách khi thấy nhà hàng mang ra những khay thức ăn mới thì liền nhào tới, dùng cả tay để bốc cho đầy đĩa của mình, bất kể những người khác bên cạnh. Cảnh tượng ấy tuy có kinh hoàng, nhưng dẫu sao cũng là …đất ta, ta ăn uống thô tục thì cũng là "bác đến chơi đây, ta với ta". Chẳng có người ngoại quốc nào để cần phải mắc cở.
Nhưng chuyện bổ nhào vào lấy cho cố, ăn không hết, bỏ lại vung vãi như trong tiệm ăn Thái kia đã khiến chủ tiệm phải dùng tiếng Việt nhắc nhở thì xấu hổ cho tiếng Việt biết là bao nhiêu. Không thấy các ngôn ngữ khác cùng xuất hiện như tiếng Tagalog để nhắm vào người Phi, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, tiếng … da đỏ Cherokee, tiếng Iraq … cho đỡ đau lòng tiếng Việt.
Thế rồi vừa mới thấy tấm bảng ở Thái thì lại được dí thêm vào mặt mấy dòng tiếng Việt khác trên một tấm bảng ở Saitama, một thành phố nằm gần Tokyo. Tấm bảng có những dòng tiếng Việt này là của cảnh sát ở Saitama đưa ra những lời cảnh cáo lại cũng để nhắm vào người Việt:
Ăn cắp vặt là phạm tội.
Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.
Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức.
Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động.
Tăng cường tuần tra.
Tôi chợt nhớ một truyện đọc hàng tháng trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng do cụ Hà Mai Anh dịch của De Amicis, truyện nhan đề "Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva". Truyện kể về một cậu bé nghèo khổ đã quăng những đồng tiền vừa được mấy người khách trên tầu hỏa bố thí vào mặt của những người này khi những người ấy lớn tiếng chê người Ý là một dân tộc ngu dốt, bẩn thỉu và hay ăn cắp. Vì cậu bé rách rưới nghèo khổ đó là một người Ý.
Tiếc thay những người lui tới cái quán ăn Thái ở Bangkok không thể xé tấm bảng viết bằng tiếng Việt quăng xuống đất. Cũng như những người Việt ở Nhật không thể đòi cảnh sát Saitama dẹp tấm bảng viết mấy lời cảnh cáo bằng tiếng Việt đó đi.
Chỉ có cách chứng tỏ ngược lại bằng cách sống cho tử tế thì mới dẹp được những tấm bảng viết bằng tiếng Việt đó.
Cách sống tử tế đó chỉ có nơi các sinh viên Việt Nam du học tại Nhật trước năm 1975. Tôi biết điều đó, vì một số bạn và luôn cả chú em tôi cũng đã từng du học ở Nhật.
Hay chỉ những thứ thấm nhuần cái gọi là đạo đức khốn nạn của Hồ Chí Minh trong suốt mấy chục năm qua mới làm nhục nhã người Việt như thế.
Còn đâu là những hình ảnh tốt đẹp mà Phan Bội Châu, Cường Để, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính … tạo được với Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) hồi phong trào Đông Du đầu thế kỷ trước?
Nghĩ mà chán cho tiếng Việt.
Thà không có tiếng Việt (như trong những tấm bảng đó) còn hơn.

Ngày 12 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Báo chí trong nước mấy ngày vừa qua có nhiều bài viết về những nhà vệ sinh mới được xây cho một số trường học với tổn phí rất lớn.
Những nhà cầu này được xây cho những trường học ở những những địa điểm xa xôi nơi số học sinh không nhiều lắm. Chi phí để xây cất những nhà cầu này là khoảng từ 500 đến 700 triệu.
Việc xây cất nhà vệ sinh cho các trường chắc chắn là cần thiết. Một người bạn học kiến trúc của tôi đã nói từ mấy chục năm trước rằng những cái nhà cầu cũng nói lên được rất nhiều điều về đời sống, về văn minh, văn hóa của xã hội. Các ông kiến trúc nói thì phải đúng. Có dịp so sánh những cái nhà cầu trong nhà của người Pháp người Mỹ và nhà cầu ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Hoa… là thấy ngay.
Việc chi tiền để xây nhà vệ sinh cho các trường học, dù là cho các trường ở những vùng xa xôi, vẫn là điều đúng. Nhưng bỏ ra 500 triệu, 700 triệu để xây những cái nhà cầu mà khi sử dụng vẫn phải dội nước vì hệ thống dẫn nước không có, hay không hoạt động được thì cũng nên xem xét lại.
Tại sao phải chi những khoản tiền quá lớn như thế cho nhà cầu trong khi vẫn còn những chi tiêu khác cần thiết hơn thì không làm? Một nhà giáo cho biết ở ngôi trường của bà, bàn ghế học sinh có từ 20 năm đã quá cũ, khoảng 60% đã hư hỏng, mục nát cần được thay thế, mỗi bộ bàn ghế chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng thì không làm trong khi đem tiền đi xây cầu tiêu tốn cả mấy trăm triệu.
Việc xây cất đều không qua thủ tục đấu thầu mà được quyết định bởi các giới chức giáo dục. Khi xây xong, các nhà cầu được trao cho trường để … điều hành. Như thế, các quan lớn cũng kiếm được miếng ăn ở nhà cầu. Và bởi thế nên chi phí mới lên đến mấy trăm triệu. Có những nơi không cần cũng vẫn xây thêm để những người có chút quyền thế chấm mút.
Trong khi ở một vài nơi, ngay một cái cầu để làm phương tiện cho học sinh đi tới trường cũng không có. Vào internet Yahoo đánh những chữ này: "dau long canh tre em phai boi qua song di hoc" là có thể thấy ngay cảnh vượt sông đi học của các em ở bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, tỉnh Quảng Bình. http://www.youtube.com/watch?v=L4SeSjeoE0E Đây là cảnh vượt sông hết sức hãi hùng. Các em nhỏ trên dưới 10 tuổi, và luôn cả thầy cô giáo cũng phải mỗi ngày hai lần bơi qua dòng nước hung dữ để kiếm đôi ba chữ để sửa soạn cho cái đời sống rất thiếu may mắn ở trước mặt. Và cho đến ngày hôm nay, chiếc cầu với chi phí cũng không bao nhiêu vẫn chưa có được. Có thể vì việc chấm mút không được nhiều nên người ta đổ tiền vào những cái nhà cầu để còn hy vọng kiếm ăn được một chút.
Nay thì chuyện nhà cầu đã lên báo thì người ta mới nói là sẽ xem xét lại nội vụ. Bọn ăn bẩn sẽ quýnh quáng lên trong những ngày sắp tới nhưng rồi chắc cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Sẽ là huyện bênh phủ, phủ bênh tỉnh mà thôi.
Nhưng có lẽ cũng có cách giải quyết suông sẻ.
Cứ nói là mấy cái nhà cầu đó chính là những cái lăng bác Hồ là xong. Thì giữa Hà Nội đã có cái nhà ỉa tổ chảng gọi là lăng Bác Hồ rồi đó thôi?
Cứ nói như thế là xong ngay. Ngay cả những nơi xa xôi hẻo lánh như thế còn có lăng bác để cho các cháu ngoan của bác vào ỉa đái mà không đáng đồng tiền bát gạo hay sao!

Ngày 13 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tiếng Việt trong nước thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện những tiếng mới. Có những trường hợp cần phải có tiếng mới vì không có những tiếng cũ. Danh từ tin tặc chẳng hạn. Tặc là cướp, trộm. Tin là từ danh từ tin học. Tin tặc là tiếng để dịch danh từ computer hacker. Thời các cụ Đào Duy Anh, các cụ trong hội Khai Trí Tiến Đức… tác giả các tự điển Hán Việt và Việt Nam, thế giới chưa có computer thì làm gì có được danh từ tin tặc.
Danh từ không tặc cũng chỉ xuất hiện sau những vụ cướp máy bay mà thôi.
Việc ăn trộm những thứ khác thì đã có sẵn tiếng để dùng như trong câu: bé trộm gà, già trộm trâu.
Trộm chó cũng không phải là chuyện mới có. Nhưng những người làm công việc này thì được cho một cái tên mới thay vì gọi họ là bọn trộm chó. Trong khi người ta không dùng những chữ như ngưu tặc hay kê tặc … thì lại thấy xuất hiện danh từ cẩu tặc. Danh từ cẩu tặc nghe ghê hơn là trộm chó tuy ý nghĩa thì chỉ là một.
Ở Việt Nam, chuyện ăn trộm chó càng ngày càng thấy xẩy ra nhiều hơn. Ngày xưa, chỉ thỉnh thoảng lắm mới xẩy ra những vụ trộm chó hay đánh bả chó để vào nhà ăn trộm. Ngày nay, nhu cầu của các nhà hàng thịt chó gia tăng thì việc cung cấp thịt cho các tiệm chuyên bán thịt chó cũng tăng theo. Người ta đã phải tìm mua chó ở Thái Lan về tiêu thụ. Moi năm, khoảng trên 200 ngàn con chó bị đưa từ Thái vào Việt Nam. Những con chó Thái Lan này cũng là những con chó bị cẩu tặc bắt rồi bán cho các lái buôn Việt Nam. Ở trong nước thì những người ăn trộm chó làm ăn với qui mô nhỏ hơn. Nhưng địa bàn hoạt động của họ lại ở khắp Việt Nam. Một bản tin trong nước nói là chỉ cần hai ba người di chuyển trên xe gắn máy, mang theo gậy gộc, dao búa là có thể mỗi tháng bắt được hàng trăm con chó. Đã xẩy ra những vụ người trộm chó bị dân chúng hành hung đến, xe của họ bị nổi lửa đốt cháy tại chỗ.
Tờ Pháp Luật tuần này có tường thuật vụ hai thanh niên trộm chó bị dân chúng ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An vây đánh dã man. Một người leo lên mái nhà bị đám đông kéo xuống. Một người chui vào ống cống bị hun khói phải chui ra. Cả hai đều bị đánh rất mạnh tay tại chỗ. Bài báo có đăng kèm hai bức ảnh chụp ngay sau khi vụ vây đánh hai người thanh niên này.
Hiện trường nơi tên cẩu tặc bị đánh ngất xỉu và đốt xe

Theo bài báo, con số người kéo đến nơi xẩy ra vụ hai người bị đánh là khoảng hai ngàn người. Không một người nào trong đám đông đã lên tiếng can ngăn những người hành hung hai thanh niên. Và khi cảnh sát tìm cách đưa hai thanh niên này đi cấp cứu thì dân chúng chặn đoàn xe lại không cho di chuyển. Cuối cùng chỉ có một người được cứu sống.
Việc trộm chó của hai thanh niên này là việc sai quấy. Nhưng chuyện họ làm cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.
Hai người thanh niên còn rất trẻ. Họ được sinh ra đời, hệt như tất cả những người khác, ai cũng được cha mẹ nuôi nấng thương yêu, ai cũng được gia đình kỳ vọng lớn lên thành người tử tế. Thế mà mấy hôm trước, cả hai đã bị vây đánh gục như hai con vật. Trước đó, một người bị hun khói để phải chui từ ống cống ra như người ta hun khói để bắt một con chuột hay một con chó.
Họ bị gọi là cẩu tặc. Trộm xe, trộm máy ảnh, trộm iPad, iPhone …thì cũng là trộm, nhưng cẩu tặc, trộm chó thì nghe ghê hơn nhiều.
Phản ứng của dân chúng cũng là điều đáng sợ. Sự phẫn nộ phải ở một mức cao lắm nên đám đông mới có hành động coi thường mạng sống của những người trộm chó như vậy. Việc hành hung trí mạng là do cái tâm lý đám đông quá bực bội và mất hẳn đi lòng tin vào nhà cầm quyền. Đám đông không tin vào các biện pháp trừng phạt của nhà chức trách đã tự tay hành động nên mới xẩy ra cảnh giết người tàn bạo chỉ vì làng xóm mất mấy con chó.
Hình ảnh hai người thanh niên trẻ máu me đầy người nằm co quắp giữa một đám đông cả hai ngàn người thật là một cảnh dã man không thể tưởng tượng nổi.
Cảnh ấy nếu xẩy ra ở Uganda, Sierra Leone, Congo, Rwanda… trong khung cảnh nội chiến mấy năm trước cũng đã là không thể hiểu được. Huống chi hai thân xác bị đánh đập như những con vật để trả thù cho những con chó ở ngay quê hương của Hồ Chí Minh thì ghê khiếp quá.
Hai người thanh niên quê quán ở đâu, họ là những người như thế nào, tại sao phải chọn lấy cách kiếm sống bằng việc ăn trộm chó để chết vì những con chó. Những miếng thịt chó trên những bàn nhậu đầy máu của những người trộm chó vào sinh ra tử không biết có bớt ngon đi chút nào không.
Tội nghiệp những người phải thương tích đầy mình, hy sinh mạng sống cho những bữa thịt chó như thế.
Lại còn bị gọi là cẩu tặc nữa mới thảm.

Ngày 14 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Tôi không thể tiếp tục giữ im lặng khi nghe câu nói của Paul Newman, người diễn viên điện ảnh tôi ưa thích từ bao nhiêu năm nay, về những cái hamburger vì tôi là người rất yêu chúng.
Mến mộ Paul Newman thì tôi vẫn còn mến mộ, nhưng lên tiếng về câu nói của Paul, câu nói mà tôi nghĩ là có ý nhục mạ những (?) chiếc hamburger của tôi, thì tôi vẫn phải làm.
Paul Newman nói rằng khi người ta đã sẵn có miếng steak ở nhà, thì tại sao lại còn phải ra ngoài kiếm cái hamburger làm gì nữa? (I have a steak at home. Why should I go out for a hamburger? )
Câu nói của Paul Newman nghe thì có vẻ là hợp lý lắm: một bên là miếng steak, một bên là chiếc hamburger. Bất cứ một ai cũng phải nghĩ ngay rằng miếng steak phải ngon hơn, phải đáng để được lựa chọn hơn là chiếc hamburger.
Nhất là nếu đó là một cái filet mignon, một cái steak Tartar, hay một cái chateaubriand máu tươi còn chẩy ròng ròng với hũ mù tạc Dijon, và một carafe Merlot. Có những miếng steak này ở nhà thì nhất định là hay lắm. Nhưng nếu nói có miếng steak ở nhà rồi, thì tại sao còn phải đi kiếm cái hamburger nữa là không được.
Là được nơm bỏ đó. Là phụ bát cơm nguội. Bát cơm nguội vẫn có thể cần đến trong những lúc đói lòng. Cũng như đang cơn buồn ngủ, gặp đúng cái chiếu manh lù lù vác xác đến. Chiếu manh còn như thế huống chi là những chiếc hamburger.
Có biết bao nhiêu người ở trên đời này còn sống sót được cho tới ngày nay chính là nhờ những chiếc hamburger: khi cần đến, có nó ngay. Nó không bao giờ biết làm khó dễ, eo sèo, ỉ eo... thì tại sao lại nỡ đối xử không tử tế, không có trước có sau với nó như thế?
Bây giờ nói qua về miếng steak ở nhà.
Chuyện có sẵn miếng steak ở nhà không hề có nghĩa cứ xuống bếp là có ngay. Phải làm một số chuyện, bắt đầu là lôi miếng thịt ra khỏi tủ lạnh hay freezer cái đã. Nếu nó được lấy ra từ freezer thì phải bỏ ra ngoài, trên cái counter của cái bếp nửa ngày cho tan đá chứ nó lạnh... ngắt như con cá chết thì làm sao giải quyết vấn đề?
Chờ cho tan đá xong, còn phải ướp nó nữa chứ, tùy muốn ăn nó như thế nào, như với tỏi hay với hành, với chút rượu, hay với dầu olive...
Như thế cũng đã xong đâu! Còn phải lấy cái búa gỗ -- meat tenderizer -- đập cho nó mềm ra rồi mới quay ra với cái lò, vặn lên đúng một nhiệt độ nào đó như mẹ (?) vẫn dặn. Bỏ nó vào chảo, lật qua lật lại (?) cho chín đều bên ngoài, lâu mau tùy muốn rare hay medium hay well done...
Chao ôi là nhiêu khê, mất bao nhiêu thì giờ quí báu.
Tại sao không đi kiếm cái hamburger cho vui đời di tản? Ðây nhé hamburger là loại thức ăn nhanh: fast food. Gọi là có ngay, không bao giờ õng ẹo, treo cao giá... thịt(?), đòi hỏi phải qua bao nhiêu là giai đoạn sửa soạn (?) như miếng steak ở nhà. Búng tay một cái là có hamburger chạy ra phục vụ ngay lập tức. Còn gì vui bằng!
hamburger đâu phải là thứ dở, nuốt không trôi và đã chắc gì ngày nào cũng miếng steak được đâu! Phải thay đổi đi chứ. Cứ steak mãi ngày này qua tháng khác làm sao được. Hôm nào cũng cơm nhà, steak mẹ cháu thì làm sao các hàng quán bên ngoài sống được.
Hãy nhìn hoàng thái tử Charles của nước Anh coi. Ông có miếng steak ngon như thế mà vẫn phải đi kiếm cái hamburger, thà với hamburger còn hơn với miếng steak ở Kensington trong khi miếng steak của ông đâu có dở! Miếng steak của ông là niềm mơ ước thầm kín của bao nhiêu người trên thế giới, nhưng ông vẫn cần cái hamburger.
Hơn nữa, chính miếng steak của ông đâu phải lúc nào cũng chỉ thích được ông lôi vào bếp đâu. Miếng steak đó cũng có lúc chán ông, trong khi ông lại chính là niềm mơ ước của bao nhiêu... miếng steak khác ở nước Anh.
Và những cái hamburger mà Paul Newman nói đến một cách thiếu tôn trọng thì cũng vẫn được những người như thái tử Charles ưa hơn là miếng steak lạnh tanh ở nhà, không thấy sao?

Có thể miếng steak của Joanne Woodward ngon với ông. Nhưng không thể vì vậy, ông nhục mạ những chiếc hamburger.

June 6, 2013

June 7, 2013

Ngày 3 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Khoảng năm 1956, trong khuôn khổ chương trình trợ giúp cho người dân di cư từ miền Bắc vào Nam, tổng thống Diệm đã mua một số trâu cầy của Thái Lan để phát cho các nông dân được đưa đi tái định cư tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên tờ Tự Do hồi ấy, nhà báo Tam Lang Vũ Đình Chí có viết một bài tường thuật rất cảm động.
Tôi nhớ khá rõ chi tiết này vì hồi ấy, trong lớp tôi ngồi cạnh Vũ Kiện (đã mất ở Canada) con của bác Chí.
Cuối bài viết, tác giả phóng sự Tôi Kéo Xe kết bằng hai câu lục bát nghe tưởng như ca dao có từ bao giờ:
Trâu về cầy ruộng đồng ta
Thái Lan, Nam Việt cũng là đồng chung
Những con trâu của các nông dân Thái được đưa sang cầy ruộng cho nông dân Việt Nam nghe đầy nét thân tình là thế. Chuyện nông dân Thái bán những con trâu của họ để giúp cho người dân di cư Việt Nam chắc ngày nay chỉ còn rất ít người ở Thái có thể lờ mờ nhớ lại.
Nhưng một chuyện bán những con vật khác thì tuần qua lại diễn ra. Mà hình như chuyện bán chác này không tốt đẹp lắm như một vài chuyến trước đây báo chí đã có lần đề cập. Có điều khá chắc là những con thú này không phải là những con thú được mua từ những người bán. Có thể nói những con chó, khoảng gần một ngàn con bị cảnh sát Thái chặn lại trước khi chuyến xe chở chúng vượt sông Mê Kông để qua Lào rồi từ đó sang Việt Nam, là những con chó bị đánh cắp để bán cho các thương lái Việt Nam mang về nước phục vụ những tiệm bán thịt chó. Mà đó chỉ là những chuyến bị cảnh sát chận lại. Con số chó Thái Lan bị bán sang Việt Nam phải nhiều hơn con số vài trăm con như bản tin của tờ Dân Trí cho biết.
Cảnh sát chặn được chuyến xe chở chó, cứu được cả ngàn sinh linh xém một chút là thành các món trên bàn nhậu.
Người Thái đa số theo đạo Phật, chuyện ăn thịt chó chắc không có. Những con chó ở Thái Lan đáng lẽ được sống cho trọn kiếp thì bị bắt trộm chở sang Việt Nam để hóa kiếp.
Người Việt Nam ngày nay vì cái miệng, vì lợi nhuận đã đã trở thành những người hết sức độc ác. Vì cớ gì mà nay chính phủ Nam Phi phải quyết định không cấp giấy phép săn bắn cho người Việt? Mấy năm gần đây, người ta đã bắt được một số người Việt chuyển lậu những chiếc sừng tê giác đi ra khỏi mấy quốc gia Phi châu. Mấy chục năm trước, người Việt có bao giờ bị nhìn với những con mắt như vậy đâu.
Chuyện đem chó về Việt Nam để đưa chúng lên bàn thì chắc chắn những thương lái với mấy trăm con chó Thái Lan bị bắt trộm sẽ chối bay chối biến là không hề giết chúng để bán cho khách nhậu. Có thể họ sẽ nói là mang chúng về nước để bán lại cho những người yêu chó.
Nhưng nói như thế làm sao tin nổi. Trong nước đã có bao nhiêu là chó rồi cần gì phải đem từ Thái vào. Số chó nhẩy bàn độc vẫn còn đầy ra đó. Rồi lại còn mười mấy con chó đẻ chồm chỗm ngồi ở Hà Nội vẫn còn lù lù đó thì cần quái gì phải nhập thêm những con chó từ Thái Lan nữa. Lại nữa, chó Thái Lan không ăn bẩn, không bán nước, không đưa con cái vào những chức vụ này, công việc kia bao giờ.
Tội nghiệp mấy con chó Thái. Không bị ăn thịt thì cũng bị so sánh với bọn chó đẻ. Đau biết chừng nào. Con cò đi ăn đêm có thể cũng còn may mắn. May ra nó được sáo bằng nước trong cho khỏi đau lòng lũ con của nó.
Nhưng những con chó bị đánh cắp ở Thái Lan thì thảm thật.

Ngày 4 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Khoảng mấy tháng nay, một số ý kiến đã được đem thả nổi ở trong nước để xem phản ứng của người dân như thế nào.
Trước hết là đề nghị sửa một số điều trong hiến pháp, rồi đến đề nghị đổi tên của nước Việt Nam, và hôm qua, đọc báo trong nước người ta thấy có ý kiến thay đổi một số chữ trong bài Tiến Quân Ca, bản quốc ca do Văn Cao viết, để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam.
Cụ thể là những chữ như "Đường vinh quang xây xác quân thù…", ý kiến muốn thay đổi những chữ vừa kể nói rằng cần phải dùng những chữ khác hơn để "phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước."
Nhưng nghe những phát biểu của một số tiếng nói trong quốc hội thì người ta thấy sẽ chẳng thể nào có thay đổi, mà cho là có thay đổi vài ba điều, ngay cả bỏ hẳn những điều đi ngược lại với lập trường dân chủ thì cũng sẽ không mang lại một đổi thay đích thực nào. Những ý kiến nghe được đó vẫn muốn giữ lại những điều khoản hoàn toàn không thích hợp với những trào lưu, những lối đi dân chủ ngày nay ở khắp nơi trên thế giới. Đảng Cộng Sản sẽ vẫn giữ nguyên con đường cũ để bảo đảm bọn cầm quyền ngồi đâu ngồi đó, tiếp tục đẩy đất nước càng ngày càng lún xâu thêm xuống đáy vực thẳm tự hủy. Nhất định những ý kiến đa nguyên đa đảng, dân chủ sẽ bị dẹp bỏ hết ngay lập tức.
Chuyện thay đổi tên nước cũng hệt như thế. Từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đổi sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1970, rồi nay lại muốn trở lại với danh xưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà Hồ Chí Minh đặt từ năm 1945. Tại sao phải thay đổi? Có thay đổi thì cũng vẫn không dân chủ, không cộng hòa, không độc lập, không tự do và không hạnh phúc. Những từ ngữ vô nghĩa đó đã trở thành quá quen, xuất hiện cả ở trong những văn kiện, luôn cả những bức thư kêu oan, khiếu nại, hay hài hước hơn, là cả trong một bức thư của một đứa bé (vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay) lớp 3 hay lớp 4 chi đó mới đây mà người ta đọc được trong tờ Giáo Dục Việt Nam để xin hứa hôn với một cô bạn cùng tuổi, cùng lớp.
Jean-Baptiste Alphonse Karr (1808-1890), một nhà văn và cũng là một nhà phê bình người Pháp có nói một câu hay tuyệt: "Plus ça change, plus c'est la même chose". Theo ông thì có những điều mà càng thay đổi thì nó lại càng …Vũ Như Cẩn. Nghĩa là chẳng có gì khác, chẳng có gì thay đổi cả. Càng đổi thay thì nó lại càng vẫn thế.
Người Mỹ thì ngắn gọn hơn: S.O.S. tức là Same Old Shit. Cứt vẫn hoàn cứt mà thôi, chẳng có cái quái gì khác cả.
Thực ra thì bài quốc ca của Văn Cao cũng đã qua nhiều đề nghị đổi thay rồi, nhưng vẫn chưa có những đổi thay nào được công nhận…
"Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…"
Mấy câu đầu này tôi đã được nghe hát với những lời ca khác từ trước năm 1950:
"Đoàn quân Tầu ô đi
Sao mà ốm thế
Bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam…"
Nay nếu muốn đổi, thì tại sao lại không hát thành:
"Đoàn quân Tầu ô kia
Sao mà khốn kiếp
Liếm lưỡi bò xâm lăng khắp ngoài biển Đông
…"
Năm 1952, trong lớp học của tôi ở Hà Nội, mấy người bạn nhỏ đã có đề nghị đổi hai câu:
"Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
…"
thành:
"Ngồi trong lớp kiến cắn sưng đầu dái
Xuống nhà thương xin thuốc côn đờ măng (alcool de menthe
)…
Chuyện đề nghị đổi lời ca của bài Tiến Quân Ca và những lời nhảm nhí làm người ta thấy được một điều, đó là bài Tiếng Gọi Công Dân, bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa không hề có một đoạn nào bị xuyên tạc, đặt cho những lời bậy bạ. Không hề có bao giờ.
Đó có phải là một thái độ yêu quí, tôn trọng bài hát đã ở mãi với chúng ta suốt bao nhiêu năm nay không? Tôi chắc là có. Trong khi bài Tiến Quân Ca thì không bao giờ được như thế.
Điều đó nói lên được bao nhiêu chuyện.

Ngày 5 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Lập trường "thà chết, không vào bếp" mà tôi giữ vững được từ mấy chục năm nay có thể sắp được đem ra xét lại, và chuyện vào bếp là chuyện có thể diễn ra bất cứ lúc nào, sau khi mua xong một vài thứ cần thiết cho chuyến phiêu lưu mà tôi biết là vô cùng kỳ thú này.
Cái bếp của tôi sẽ không còn sạch hơn cái bếp của ông Mai Thảo trước đây nữa.
Ðiều gì đã khiến người đàn ông Á châu cả đời phải nhờ cậy vào những bàn tay giỏi gia chánh đó trở thành can đảm như vậy?
Thưa chính những lời chỉ dẫn cách làm bánh trong phụ trang về nấu nướng, ăn uống của tờ L.A. Times.
Ðọc những lời chỉ dẫn tôi thấy bếp nước cũng không khó lắm, các vật dụng thì bán đầy ở siêu thị. Một chuyến vèo qua chợ, thay vì ngừng lại ở quầy bán bia như mấy chục năm nay, chỉ cần chịu khó một chút đi tới khu bầy những vật liệu làm bánh là có ngay.
Về nhà, bước vào bếp, dằn những hoảng sợ xuống, cẩn thận đọc và làm đúng những lời chỉ dẫn trong trang báo. Tổng cộng thời gian mất khoảng 3 tiếng đồng hồ, kể cả 1 giờ chờ cho bánh nguội, lôi ra bàn thưởng thức là cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc được tái lập ngay.
Nhất định không là độc lập, tự do hạnh phúc bánh vẽ của bác Hồ vẫn nói từ mấy chục năm nay bao giờ mà người nghe không được một miếng bánh nhỏ.
Bởi vì đây là một chiếc bánh thật, ăn được, và ăn xong nhất định có ngay độc lập, tự do và hạnh phúc. Khác bánh vẽ của bác Hồ là như thế. Bánh tên là gì?
Xin thưa bánh có cái tên đọc lên là đã khiến cho người đàn ông cả đời không vào bếp quyết định trổ tài gia chánh ngay: Better Than Sex Cake.
Tôi không biết phải dịch cái tên bánh này như thế nào cho xuôi tai trong Việt ngữ, vì trước đây chưa bao giờ có người nghĩ ra nó. Chưa nghĩ ra nó thì làm sao có tên, có tuổi cho nó được? Gọi nó là "bánh ngon hơn làm tình" ư? Dài dòng và nhiêu khê quá! Thôi thì cứ gọi nó là Better Than Sex Cake vậy.
Như vậy là nó có thể thay thế luôn chuyện đó. Thay thế mà còn hơn nữa mới là tuyệt. Thí dụ đang đi cái SUV Honda mà được đổi sang chiếc Jaguar đầu mũi có gắn con báo trong tư thế đang chồm tới như muốn cắn người đang đi đằng trước thì phải đổi ngay chứ.
Chiếc SUV không còn có thể làm eo, làm sách chúng ta được nữa. Nó không thể yêu sách buộc người lái phải làm cho nóng máy (?) trước khi chạy. Cũng không cần phải cố gắng lái cẩn thận để được 20 dặm 1 gallon nữa. Lại càng không phải lo sợ cạn nhớt(?), phải châm thêm cứ mỗi 3,000 dặm cho khỏi hỏng máy...
Lái xong, về nhà đậu thẳng vào garage, không cần phải châm điếu thuốc, ngồi lại nói chuyện tâm tình với nó, nói với nó rằng yêu thương nó gần chết, không có nó, đời sống sẽ tẻ nhạt, không đáng sống nữa vân vân.
Chỉ vì đã có cái bánh Better Than Sex Cake lâu lâu làm một cái (bánh), ăn chơi cho bõ những ngày cơ cực.
Tôi tin rằng cái bánh Better Than Sex Cake ấy còn có thể nói hộ bao nhiêu điều khó nói giữa hai người.
Thí dụ một trong hai người thình lình vùng dậy, chạy vào bếp, lôi tất cả các vật liệu làm bánh ra, làm một cái bánh Better Than Sex Cake, thì phía bên kia sẽ phải hiểu ngay. Một thông điệp đã được truyền đi. Một thông điệp lời lẽ, nội dung rất mạnh và rất rõ được gửi sang phía bên kia. Thông điệp khẳng định rằng:"Này, dở lắm nghe không... thua cái bánh này xa. Bánh ăn cả... tiếng đồng hồ chưa hết, đâu có phải là cái thứ bánh cà chớn, ăn chưa tới 10 giây đã hết... không bõ dính răng nghe chửa!"
Phía bên này phải làm gì?
Tôi nghĩ cũng dễ thôi. Thì cũng chạy vào bếp, làm một cái bánh Better Than Sex Cake mang ra phòng khách ngồi coi truyền hình, cắt bánh ra ăn, rồi ngâm hai câu trong Hải Văn Thi Tập:
Cứ đốt lò hương cho đến sáng
Thử xem mưa gió đến bao giờ
.....


Ngày 6 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Người Mỹ, nhất là báo chí và truyền thông, vẫn tiếp tục nhắng lên về anthrax trong khi tôi có thể đoan chắc với bạn là con số người chết vì anthrax từ nay cho đến khi mọi chuyện lắng xuống không thể nào quá con số 100 người, con số mà tôi đã để cho trí tưởng tượng tha hồ bay lượn không một nỗ lực kiềm chế để đưa ra.
Nếu cứ chết người là lý do làm nhắng lên, thì tại sao không thành lập một lực lượng... diệt xe hơi, những con quái vật gây chết chóc cho hơn 50 ngàn người mỗi năm trên các xa lộ, đường xá ở Hoa kỳ, con số cao ngang với số quân nhân Mỹ tử trận tại Việt Nam trong hơn 10 năm tham chiến?
Ðáng lẽ người ta phải nhấn mạnh vào một đổi thay rất tích cực trong đời sống ở Hoa kỳ kể từ khi có những vụ gửi tặng nhau chút anthrax cho nguôi niềm nhớ qua đường bưu điện mới đúng.
Ðổi thay đó là một thái độ sống đẹp hơn của người dân Mỹ. Người Mỹ sau những vụ gửi thư trong phong bì có anthrax đã đối xử với nhau văn minh và lịch sự hơn trước đây rất nhiều.
Thay đổi đó được thấy rõ nhất trong việc tiếp nhận, mở đọc những bức thư gửi đến cho các gia đình Mỹ.
Trước đây, hễ cứ có cái phong bì nào khả nghi một chút là chúng tôi mở ra ngay, đọc liền bất kể lá thư ấy có đề tên, địa chỉ gửi cho chúng tôi hay không.
Hay có khi xé đi, quăng sọt rác như một cảnh trong phim The Snows of Kilimanjaro, khi người em bé bỏng nuôi nhà văn Harry Street trong nhà cho chàng viết văn. Harry tuy sống với em bé nhưng vẫn đau khổ, nhớ thương Cynthia (Ava Gardner) không biết Cynthia đang ở đâu. Một bữa, có lá thư gửi cho Harry từ Madrid của Cynthia, người em bé bỏng chặn lại, xé bỏ quăng sọt rác trước mặt Harry Street. Harry Street giận lắm, chạy ào lên lầu, bỏ quần áo vào va li, đi Madrid kiếm Cynthia, không thèm chờ cho người em bé bỏng hát lời Việt của bài I Will Follow Him để đuổi chàng nữa:
Mày đi đi, mày đi đi
Mày xách va li mày đi đi

Mày đi đi, mày đi đi...

Cảnh trong phim rất oai hùng. Gregory Peck trong vai nhà văn Harry Street đội mũ dạ xách va li đi ra khỏi nhà, hành động của chàng đàn ông biết là chừng nào.
Bây giờ, cảnh đó không thể có được nữa.
Bây giờ, thư ai người ấy đọc. Có là của Cynthia gửi cho Harry thì tui cũng hổng thèm đọc à nha!
Tưởng tượng thư đến, chúng tôi mời nhau đọc thư của nhau, bên này đẩy sang bên kia, bên kia đẩy lại cho bên này:
- Em đọc đi... cái thư này gửi cho anh, nhưng mà khả nghi quá... tên tuổi lạ hoắc, không biết của con ngựa nào thế này... đọc hộ anh nhé.
- Không, tui hổng có đọc đâu. Thư viết cho anh, anh ráng mà đọc chứ... ai mà ngu mở thư của anh ra đọc. À, đây có cái thư này, trông cũng lạ quá... Nét chữ thô tục của đàn ông mà sao lại gửi cho tui? Anh đọc giùm tui đi... Ðọc hộ đi mà, rồi em cưng...
- Thôi, thư của em mà anh đọc thì kỳ lắm. Em đọc thư của anh đi, như em vẫn làm từ bao nhiêu năm nay, khi anh về nhà muộn không kịp lấy thư, em vẫn dấu đi, mang lên sở, dùng máy hấp hơi nước mở ra đọc như CIA đọc thư tình của Osam Bin Laden vậy mà sao hôm nay không đọc nữa... Thôi mà, năn nỉ đấy, mở ra đi mà... Có bột trắng thì...ngửi coi có phải bột giặt, Coffee Mate, đường vụn hay bạch phiến không... Không phải thì là anthrax, để anh vứt đi hộ...
Mở thư ra đọc cho anh nghe đi mà, để anh đi lấy cái mặt nạ đã rồi hãy mở nghe...
Ui chao, cảnh hai vợ chồng đẩy đưa thư cho nhau đọc trông văn minh, lịch sự và hạnh phúc biết là bao nhiêu.
Trò đọc thư lén của nhau, chụp xerox làm bản lưu, lập hồ sơ tội ác Mỹ Ngụy nhất định đã chấm dứt kể từ hôm anthrax xuất hiện. Thử hỏi như vậy thì chẳng cũng khoái ư?
Ông Thánh Thán còn sống thế nào chẳng đem ghi thêm vào bảng liệt kê những phút sướng khoái trong đời ông mà Lâm Ngữ Ðường đã kể lại trong cuốn Một Quan Niệm Sống Ðẹp bản dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Chẳng cũng khoái ư?
Tại sao không nói về khía cạnh tích cực đó mà chỉ gây hoảng hốt không đâu cho người dân Mỹ?

Ngày 7 tháng 6 năm 2013
Bạn ta,
Trong những ca khúc của Ðoàn Chuẩn và Từ Linh, bài tôi thích lại không phải là bài hay nhất của hai ông. Thu Quyến Rũ viết năm 1950 là một ca khúc thua hẳn những bài khác như Lá Thư, Cánh Hoa Duyên Kiếp, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay...
Nhưng tôi thích bài ca này vì một câu trong bài và trong câu ấy, có một chữ, một chữ hai ông dùng mà tôi nghĩ là hay vô cùng:
... Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu...
Bài hát mở ra là một chuỗi hình ảnh về mùa thu: trời xanh, những cơn mưa, lá vàng rơi rụng, cánh chim ngập ngừng, bông hồng lả lơi, và một tà áo, tà áo mầu xanh. Ðặt những hình ảnh của thu bên cạnh người phụ nữ trẻ, người viết lời cho ca khúc dần biến tất cả những thứ ấy thành người phụ nữ. Những đám mây cuốn về cuối trời mang theo mầu xanh của mùa thu. Mầu xanh của mây trở thành mầu xanh của tà áo, rồi mầu xanh của tà áo biến thành người yêu dấu. Người yêu biến thành mùa thu mà anh chờ đợi. Và sau đó, chờ đợi mùa thu là chờ người yêu dấu đã ra đi. Mầu xanh của trời đất thành niềm nhớ mầu xanh của tà áo. Mầu xanh của tà áo gợi lại người yêu cũ.
Yêu người, yêu sang mùa thu, yêu mầu xanh của tà áo, yêu mầu xanh của trời đất, yêu mối tình đã xa...
... Mùa thu quyến rũ anh rồi...
Nhưng có phải vậy không? Có phải mùa thu khơi niềm nhớ, khiến cỏ cây đẹp tươi, làm gợi lại chuyện đã qua, và quyến rũ chàng không? Người viết chỉ tự đánh lừa mình. Nhưng ở một câu trên đó, người viết lời ca đã thú nhận: có trót yêu mầu xanh. Mầu xanh của mây trời mùa thu, mầu xanh của tà áo người yêu dấu mà không ai còn có thể phân biệt được nữa.
Trạng từ "trót" là chữ hay tuyệt. Cứ thử thay nó bằng "vẫn", hay "đã", hay "lỡ", ý nghĩa sẽ không còn như trước nữa.
Mầu áo xanh là mầu anh "vẫn" yêu. Dùng trạng từ "vẫn", chuyện yêu mầu áo xanh chỉ là một việc xẩy ra trong quá khứ. Có yêu thật, nhưng chỉ yêu vừa vừa thôi. Cũng như mầu áo xanh là mầu anh "đã" yêu. "Vẫn" " đã" chỉ nói ra chi tiết tình yêu với tà áo xanh đã có trong quá khứ. "Vẫn" có kéo dài thêm một chút.
Hay mầu áo xanh là mầu anh "lỡ" yêu cũng không được. Trạng từ "lỡ" bầy tỏ một hành động có thể sai lầm. Lỡ là có thể không muốn nhưng chuyện đã xẩy ra, ngăn chặn không được, có thể là một việc làm sai nhưng làm xong rồi mới biết.
Như vậy, thay bằng bất cứ một trong ba chữ "vẫn", "đã" hay "lỡ" đều không được.
Chỉ có thể "trót" mà thôi.
"Trót" là trạng từ phụ nghĩa cho một động từ khi muốn nói hành động đó đã xẩy ra mà không thể ngăn chặn được, dẫu cho là có muốn ngăn chặn cách mấy đi chăng nữa.
Mầu áo xanh là mầu anh "trót" yêu nghĩa là anh đã yêu mầu xanh của tà áo em, nhiều khi nghĩ lại có muốn yêu bớt đi một chút hay không yêu cái mầu đó nữa cũng khó quá, nếu không nói là không thể được. Anh chịu thua rồi. Anh trót... dại rồi. Ông già anh có bảo anh rằng không được yêu em thì anh cũng phải chịu tội bất hiếu vậy chứ anh không làm gì khác hơn được, anh nhất định phải trái ý ông già. Bây giờ làm sao đây? Trời sao "bất nhơn" quá (*) thế này, cứ cho mây xanh bay về đây làm cái gì cho anh nhớ em chết luôn. Mùa thu quyến rũ anh rồi em biết không? Em quyến rũ anh gần chết rồi đây nè. Bắt đền em đấy! Anh hổng có chiệu đâu...
Tán em bé bằng câu đó thì có mà chạy đằng trời.
Cám ơn hai ông Ðoàn Chuẩn và Từ Linh. Yêu bài hát của hai ông biết là chừng nào!

 (*) Thương sao thương quá bất nhơn
Bữa nay gặp mặt, thương hơn bữa nào (Ca dao)