BÙI BẢO TRÚC
BÙI BẢO TRÚC
(1944-2016)
Ông sinh năm 1944 tại làng Trình Phổ, tỉnh Thái Bình. Đi học ở tỉnh Hải Phòng năm 1952, sau lại dời lên Hà Nội vào năm 1953 để theo học Tiểu học tại trường Lý Thường Kiệt nằm ở phố Sinh Từ. Thời gian này ông cư ngụ ở ngõ Yên Sơn, đối diện với Chùa Bà Ngô, là một ngôi chùa nhỏ kế cận Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông thường nói ông đã từng có tuổi thơ vui đùa chạy nhẩy trong Văn Miếu với những cây muỗm cây xoài rậm rạp và những con rùa đội bia tiến sĩ ở nơi này.
Năm 1954 ông di cư theo gia đình vào Nam, theo học nốt chương trình bậc Tiểu học ở trường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn, sau đó tiếp tục bậc Trung học ở trường Chu Văn An, và tốt nghiệp Tú tài Toàn phần, Ban C năm 1963.
Sau đó ông du học ở Tân Tây Lan (New Zealand) và trở về nước năm 1965 để dạy Anh ngữ ở Hội Việt Mỹ và trường London School của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh.
Thời gian sau ông qua làm việc với Phủ Tổng Ủy Dân Vận và Chiêu Hồi của ông Hoàng Đức Nhã.
Năm 1973 ông đảm nhiệm chức vụ phát ngôn viên chính phủ, mà trong cương vị này, với khả năng Anh ngữ lưu loát, ông đã đối phó với nhiều ký giả ngoại quốc một cách thích đáng và hữu hiệu để bảo vệ lập trường của Việt Nam Cộng Hòa trong tình thế khẩn trương – Hồi đó, do cuộc chiến càng lên cao độ, ký giả ngoại quốc càng hay soi mói, đặt ra nhiều vấn đề.
Năm 1974, ông làm việc tại Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Anh Quốc, và sau biến cố tháng 4-1975, ông qua Canada vào tháng 6 cùng năm.
Năm 1977 ông làm việc cho đài VOA ở Hoa Thịnh Đốn cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục viết loạt bài Thư Gửi Bạn Ta cho nhiều báo, được rất đông độc giả tán thưởng.
Ông cũng cộng tác với đài Little Saigon Radio, Hồn Việt TV trong hai chương trình Ngày Này Năm Xưa, Chào Hoàng Hôn mỗi ngày, và Anh Ngữ Trong Đời Sống hằng tuần.
Sau vài tháng trở bệnh, ông từ giã cõi trần hồi 11:45 pm hôm 16-12-2016 tại Fountain Valley, California.
____________________________________________________________________
CÁO PHÓ
Tôi không nhớ đã đọc cái cáo phó đầu tiên hồi nào nhưng chắc không phải ở Hà Nội. Hồi ấy (trước năm 1954) ở Hà Nội chỉ có hai tờ nhật báo là tờ Tia Sáng và tờ Giang Sơn mà tôi (mới biết “đọc báo” ) cầm chúng lên, ở tuổi lên 8 hay lên 9, tôi chỉ thích xem những bức hí họa của hai họa sĩ Mạnh Quỳnh và Dzuy Nhất cùng với những truyện bằng tranh mà phòng thông tin Hoa Kỳ cung cấp cho các báo này, trong đó có một truyện tuyên truyền chống Cộng rất hấp dẫn của George Orwell, Trại Thú Vật (Animal Farm). Thỉnh thoảng tôi cũng tò mò đọc những bản tin về chiến sự và nhờ đó, biết lơ mơ về những trận đánh ở Na Sản, Cánh Đồng Chum, Điện Biên Phủ, rồi hội chợ ở Bờ Hồ, đức Quốc Trưởng Bảo Đại đi đâu, làm gì… Nhưng những mẩu cáo phó thì không và cũng vì hình như chúng rất ít thì phải. Ngay hồi chú tôi tử trận ở Đại Đồng, Bùi Chu năm 1954 gia đình tôi cũng không đăng cáo phó trên hai tờ Tia Sáng và Giang Sơn ở Hà Nội. Có lẽ phải tới khi vào Sài Gòn khoảng cuối những năm 50 tôi mới đọc những thứ tin này.
Tôi không biết những tờ báo tiên phong của nền báo chí Việt Nam có đăng những cáo phó không, nhưng khi tôi biết đọc “nhựt trình” thì chúng đã có rồi, khoảng những năm cuối của thập niên 50 ở Sài Gòn. Rất tiếc cụ Vương Hồng Sển không còn nữa để hỏi cụ.
Phải tới khoảng giữa những năm 50 tôi mới tìm đọc chúng. Cáo phó là thông báo về sự qua đời của một người mà gia đình của người đó muốn gửi tới bạn bè và quyến thuộc. Nhưng chúng được viết theo một lối văn đặc biệt không biết ai là người đầu tiên viết xuống để sau đó được những người khác viết theo. Có thể trong lúc tang gia bối rối, gia đình không có thì giờ cho câu cú văn chương để viết mẩu tin thông báo chuyện buồn của gia đình. Thế là cứ theo những cáo phó đã đọc thấy trước và viết lại.
Chính vì thế mà tôi tìm đọc chúng trên những tờ báo hồi ấy. Và cũng đó mà lần đầu tiên tôi biết những từ ngữ như vãng sinh miền cực lạc, qui tiên, phiêu diêu nơi tiên cảnh, hưởng nhan Thánh Chúa…
Bẵng đi mấy năm không ở trong nước, không đọc báo Việt ngữ, đến khi đọc lại báo chí trong nước, thì bỗng một hôm đọc thấy tên một người bạn cũ thời trung học. Người bạn này nhập ngũ sau khi hỏng kỳ thi tú tài. Sau đó thỉnh thoảng chàng trở lại trường thăm bạn bè. Có người đùa chúc chàng sớm vinh thăng lon mới. Và ít lâu sau, chàng được vinh thăng thật. Rồi xuất hiện trong những cáo phó những từ ngữ mới như truy thăng, anh dũng hy sinh, truy tặng bảo quốc huân chương với nhành dương liễu…
Thế là những mẩu cáo phó lại nghe khác hẳn những cáo phó vẫn đọc được trước đó. Và cũng từ đó, tôi chú ý đọc chúng thường hơn. Đó là trong những buổi chiều tan sở ngồi ở một quán cà phê đọc mấy tờ báo vừa phát hành.
Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt thì những trang cáo phó càng nhiều tên tuổi hơn. Và tuổi tác của người chết cũng gần với tôi nhiều hơn. Có những người hơn hai hay ba tuổi, có những người bằng tuổi và có những người thua vài tuổi. Có những người chưa vợ con và có những người để lại mấy đứa con còn rất nhỏ. Đó là những mẩu cáo phó của thời chiến. Cuộc chiến càng dữ dội cuối thập niên 60 và đầu những năm 70 thi những cáo phó như thế càng đọc thấy nhiều hơn. Tuổi của những người ra đi cũng xấp xỉ tuổi của tôi hồi ấy.
Rồi bẵng đi một vài năm sống ở Mỹ, tôi bỗng thấy trong những tin cáo phó đọc thấy trên mấy tờ báo Việt ngữ, tuổi tác của những người ra đi rất gần với tuổi của mình trong hoàn cảnh không còn chiến tranh tang tóc nữa. Lác đác không còn nhiều những trướng hợp hưởng dương dưới 50 tuổi nữa mà đã được coi là hưởng thọ nghĩa là đã sống được trên tuổi 50. Rồi thoắt một cái, những cái tuổi trên 60 cũng ập tới, và nay, những tuổi trên 70 cũng trở thành rất thường. Thỉnh thoảng lại thấy tên một người bạn vừa gặp vài tháng trước.
Nhưng vẫn có một cách viết cáo phó tôi thấy rất kỳ lạ. Đó là những câu như “… đau đớn báo tin XYZ đã được Chúa gọi về…”Tôi nghĩ là được Chúa gọi về phải là một hạnh phúc, môt ân sủng thì tại sao gia đình phải đau đớn ? Tôi có đem hỏi một linh mục thì được ngài cho biết nói như vậy là không đúng. Chúa không bao giờ muốn con của người phải chịu những khổ đau. Nhưng một bữa tôi đã bị một người đàn ông phản bác kịch liệt nói rằng bài báo tôi viết đề cập tới chuyện đó là xúc phạm tới tôn giáo của ông và tôi hoàn toàn sai lầm mặc dù tôi có dẫn lờì của linh mục T.Q.T. nay đã khuất.
Mấy chục năm đọc những cáo phó từ khi những người ra đi hơn tuổi, rồi bằng tuổi và nay là những người ít tuổi hơn có khi cả chục tuổi. Một ông bạn tôi tuần trước viết cho cái e-mail và kết bằng câu “Chẳng cũng khoái ư!”
Nghe cứ như Nguyễn Hiến Lê dịch Lâm Ngữ Đường vậy.
BÙI BẢO TRÚC – August 26, 2016 Nguồn : FB PhamAnhDung
Một số bài Thư Gửi Bạn Ta của ông trong OVV Lắm Truyện ..
BÙI BẢO TRÚC
Ngày 19 tháng 5 năm 2014
Bạn ta,
Có một người đàn ông nọ vì chuyện nước nôi phải vào một nhà vệ sinh công cộng để giải quyết.
Xong việc, ông định đi ra thì thấy một người đứng gần cửa, mặt mũi sầu bi đầy vẻ đau khổ. Ông hỏi người ấy cần gì ông sẵn sàng giúp thì người ấy nhờ ông kéo hộ cái zipper quần của ông ta xuống. Kéo xong, ông lại hỏi người ấy cần gì nữa không thì ông lại được nhờ lôi … nó ra và dùng tay cầm lấy, hướng dẫn để nó xả nước trúng vào cái bồn tiểu, tránh vương vãi ra ngoài. Kế đến, ông lại được nhờ giúp vẩy cho nó ráo nước và đưa nó về nguyên quán, kéo lại cái zipper lên. Người đàn ông kia lúc ấy mới thoải mái, hiên ngang bước ra khỏi nhà vệ sinh. Thấy ông ta đi đứng nhanh nhẹn, tay chân lành lặn, người đàn ông tử tế hay giúp đỡ người liền thắc mắc hỏi rằng trông ông ta khỏe mạnh, bình thường cớ gì lại phải nhờ người khác giúp giải quyết chuyện thủy lợi thì người ấy trả lời rằng ông ta thấy việc ấy … dơ quá, ông không thích tự tay làm lấy vì sợ bẩn tay.
Người đàn ông tốt bụng nghe vậy thì bực lắm, tuy vậy đã lỡ rồi nên không dám kể lại cho ai nghe việc lòng tốt của ông ta bị người đàn ông kia lợi dụng, thế nên ít người biết. Dù cho có đem kể lại, người ta sẽ đổi khác một vài chi tiết cho nhẹ đi. Tục ngữ Việt Nam ghi lại chuyện đó bằng câu mô tả cầm cái ấy cho chó đái. Có khi nói một cách lịch sự, văn học nghệ thuật thành “cầm cờ (c) cho chó đái”.
Chao ơi là hay.
Chó là giống vật không được bao nhiêu sự tôn trọng của người. Chúng ta cứ thấy chuyện gì không hay là đổ hết cho nó. Chó ỉa đường. Ngu như chó. Hỗn như chó…
Thế nên là người mà lại cầm bộ phận bài tiết cho con chó để nó thoát nước thì còn gì ngu cho bằng. Ngay chính con chó khi làm việc ấy cũng có thèm tự … tay (?) làm lấy đâu. Nó chỉ chạy đến gốc cây, hay cột đèn điện, giơ cẳng sau lên rồi xả. Xong chuyện thì lại tung tăng chạy cà rỡn tiếp. Như vậy mà lại có người dùng tay cầm “cái ấy” hay là cầm “cờ” cho nó đái thì nhục thật.
Bởi thế, dẫu có thực sự nâng bi con chó mà làm công việc cầm bộ phận bài tiết cho chó đái thì cũng chẳng ai dám nhận bao giờ.
Vậy mà vẫn có những cái thứ ngu xuẩn hô hoán, khoe nhắng lên là đã làm công việc ấy cho con chó khỏi bị bẩn chân mới là lạ.
Hôm 19 tháng 1 năm 2014, nước ta vừa làm công việc ấy. Ngay tại cổng của ngôi đền thờ Lê Duẩn mới xây ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một tấm bảng lớn trang trọng ghi lại một câu nói của cậu Lê Duẩn. Hàng chữ rất lớn được đặt giữa ngoặc kép, tức là nguyên văn câu nói của Lê Duẩn, không thêm, không bớt như thế này: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Rõ ràng đó là một câu nói quan trọng nhất trong sự nghiệp của Lê Duẩn cần được ghi nhớ. Cần được ghi nhớ mới được ghi khắc ngay trên cổng vào đền thờ của nó.
Vậy thì, theo chính Lê Duẩn tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc chiến ở miền Nam làm chết hơn hai triệu người Việt của cả hai miền, chỉ là việc làm của Hà Nội theo lệnh của Liên Xô và Trung Quốc chứ không hề là để giải phóng miền Nam như Hà Nội đã tuyên truyền láo khoét từ bao nhiêu năm nay. Hà Nội chỉ làm công việc đánh thuê, theo lệnh, theo chỉ thị của Liên Xô và Trung Quốc chứ chẳng vì độc lập của đất nước, giải phóng dân tộc cái quái gì hết.
Nếu câu nói trên của Lê Duẩn không được ghi rõ trên tấm bảng mà nhà nước cho dựng lên ở cái đền xây tại hồ Kẻ Gỗ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thì bọn đàn em của lũ đười ươi trong nước lại gân cổ lên chối bay chối biến, đề quyết rằng dòng chữ ấy là do bọn xấu tàn dư Ngụy bịa đặt ra để bêu xấu đồng chí Lê Duẩn. Nay chúng không thể làm chuyện đó được. Muốn biết thực hư, cứ đến tận nơi mà xem, câu nói ô nhục ấy vẫn còn nguyên ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Đánh thuê, chém mướn không bao giờ là hành động đáng tôn vinh cho bất cứ một lực lượng nào trên thế giới. Nhưng chuyện tự nhận đánh thuê, đánh theo lệnh lại được ghi rõ ngay tại cái đền thờ mới xây, do Trương Tấn Sang, chủ tịch nước cùng phái đoàn đến cắt băng khánh thành. Bọn chó bọ đã công khai ghi rõ việc chúng làm chỉ là theo lệnh của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ chẳng có cái chính nghĩa quái gì hết như bọn chúng đã rêu rao từ mấy chục năm nay.
Bọn chúng đã nhâng nháo công nhận, qua chính câu nói của Lê Duẩn rằng Hà Nội đưa quân vào đánh miền Nam là để tuân hành lệnh của Liên Xô và Trung Quốc.
Chao ôi, cuộc chiến cốt nhục tương tàn gây chết chóc cho bao nhiêu thanh niên của hai miền lại chỉ là theo mệnh lệnh của hai nước Cộng Sản đàn anh. Và chính Trung quốc còn đã từng nói rất rõ là họ sẵn sàng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.
Việc làm đó, việc đánh thuê theo lệnh của Liên Xô và Trung quốc mà bọn lãnh đạo Hà Nội, từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn … tiến hành chẳng bao giờ là giải phóng, giải phiếc quái gì hết. Cảnh cầm cờ đỏ sao vàng chạy văng mạng về phía trước để hai thằng to đầu … đái đã diễn ra trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, do đó, đơn thuần việc chúng làm chỉ là “cầm cặc cho chó đái,” như nguyên văn một câu nói hay tuyệt của dân gian mà thôi. Có nói trại đi thì cầm cờ cho Liên Xô và Trung quốc thì cũng vẫn chỉ là cầm cái ấy cho hai con chó tiểu tiện.
Làm chó mà được nguyên một bọn khốn nạn cầm cặc cho đái như thế thì cũng vinh dự biết là chừng nào. Không tin thì cứ đến cái đền Lê Duẩn ở Hà Tĩnh là thấy liền à.
Đọc xong câu nói ô nhục của thằng khốn nạn thì chỉ muốn chửi cha tiên nhân bố cả cái bọn chuyên cầm cặc cho chó đái.
Nếu có nguời trách sao viết lách không kiêng cữ gì thì người viết vẫn nhắc lại nguyên câu nói quá hay của dân gian rằng cả lũ ở Hà Nội chỉ làm công việc “cầm cặc cho chó đái” mà thôi.
CHUYỆN KIÊNG CỮ
Khoảng hai tháng trước, sau khi đọc một bài báo nói về vụ 6 phụ nữ Việt bị mấy người Hoa lừa bán sang Ghana, một quốc gia thuộc tây Phi châu, để rồi sau đó bị ép làm công việc bán thân lấy tiền bỏ vào mồm của mấy người Hoa này, tôi có viết một bài về thân phận bất hạnh của các phụ nữ tội nghiệp đó. Trong bài viết, tôi cũng nêu ra một số những việc làm tàn độc, dã man của những người Hoa đã làm tại nước Việt Nam của chúng ta, và tôi đã không dấu được sự tức giận khi nói tới họ, và gọi họ là những “thằng Tầu khốn kiếp, khốn nạn, bất lương “.
Và bây giờ, nếu có nhắc tới chúng lần nữa, tôi sẽ vẫn gọi chúng là “những thằng Tầu khốn nạn và bất lương” , những danh từ tôi đã viết trong bài viết hơn hai tháng trước
Chuyện tức giận, phẫn nộ trước những việc làm độc ác, hiểm độc của mấy thằng Tầu đó là chuyện dễ hiểu và tôi thấy tôi hoàn toàn có lý khi nổi giận trước những việc làm đê tiện và chó má của chúng.
Mấy ngày sau đó, có một người mà tôi không biết ở trong hay ngoài nước, đã nhẩy dựng lên làm như ngôi sinh phần của song thân ông ta bị xúc phạm không bằng. Ông ta viết trong internet cho biết rất bất bình về bài viết của tôi, vì theo ông ta, tôi đã dùng những chữ đầy khinh miệt để gọi người Trung quốc. Ông coi đó là những chữ xúc phạm tới dân tộc Trung quốc. Ông sợ là những người Hoa khi đọc bài viết của tôi sẽ thấy cả dân tộc họ bị xúc phạm, họ sẽ quay ra thù ghét người Việt để rồi sẵn sàng dậy cho người Việt một bài học khi có dịp. Rồi ông ta lo sợ Tập Cận Bình là người nóng tính có thể sẽ xua quân sang đánh Việt Nam thì sao. Dân lành của hai bên sẽ chết một cách vô lý.
Chao ôi, tôi không ngờ những điều mình vết xuống lại có thể đưa tới những thảm họa to lớn như thế cho dân tộc của cả hai nước.
Tôi không bao giờ có cái ảo tưởng như thế. Ảo tưởng cho rằng bài viết cả mình được bọn chó má ở Trung Nam Hải lôi ra đọc, nghiền ngẫm với nhau rồi lôi giàn khoan dầu tới hải phận Việt Nam khoan vài mũi chơi, và đánh cho bọn Việt Nam một trận cho bõ ghét.
Thật là chán cho trò viết lách của ông ta.
Trước hết là việc ông cho rằng bài viết của tôi đã xúc phạm tới nước Trung Hoa. Hai chữ xúc phạm là của ông ta dùng. Xúc phạm là đụng chạm, làm tổn thương đến một cái gì cao quí, ở trên chúng ta. Tôi không hề xúc phạm tới Trung quốc bằng những chữ dùng trong bài báo mà ông ta có dẫn ra đầy đủ. Giản dị là tôi không hề nghĩ những chữ ấy (bọn Tầu khốn nạn, bọn Tầu bất lương) là những chữ xúc phạm Trung quốc. Xúc phạm là việc kẻ dưới đụng tới người trên bằng ngôn từ hay hành động mang tính vô phép, bất kính. Tôi không là kẻ dưới đối với Trung quốc và cũng không bao giờ coi Trung quốc là bề trên của tôi.
Một bọn suốt mấy ngàn năm qua trong lịch sử lúc nào cũng tìm đủ mọi cách khống chế, bắt nạt, đàn áp, xâm phạm dã man nhắm vào dân tộc và đất nước chúng ta. Lịch sử cho thấy không có một triều đại nào ở phương Bắc lại tử tế đối với Việt Nam. Chúng luôn tìm mọi cách dể bắt nạt, hãm hại, xâm lấn Việt Nam. Với một quốc gia như thế, chúng ta có cần phải dành cho cái nước ấy những sự tôn trọng, kính nể hay không?
Do đó, chuyện bài viết của tôi xúc phạm tới Trung quốc là chuyện không có. Không tôn trọng, không kính nể gì, lôi ra chửi vài quả cho hả giận thì xúc phạm ở đâu? Rõ là suy nghĩ của một người điên.
Người điên này còn chơi trò hèn hạ là méc bu, nghĩ là tâng công với thằng mặt chó Tập Cận Bình là Tập Cận Bình lôi quân đến dậy cho Việt Nam một bài học ngay lập tức không bằng.
Nhưng ông ta không cần phải làm trò méc bu đó. Thằng mặt chó Tập Cận Bình đã lôi vài chục cái tầu chiến đến vùng biển sát Việt Nam rồi đó. Chúng nó có cần ông méc bu, lôi bài viết của tôi ra cho mấy thằng Tà…o lao đó xem đâu. Vậy mà cũng mất công kiêng với chả cữ.
Bây giờ đã nghe tiếng loảng soảng của gươm giáo ở ngoài khơi Việt Nam chắc người đàn ông này mừng lắm chứ chẳng phải không. Bố nó, thằng Tầu mặt chó Tập Cận Bình vừa kéo cha nó cái mả tổ đến tận sát bờ biển Việt Nam, lại mang bọn du côn lôi súng phun nước xịt vào tầu của Việt Nam rồi đấy. Ông ta đã vui chưa?
Méc bu, thì … bu đã ầm ầm binh mã kéo tới gần Việt Nam rồi đó. Còn chờ gì nữa mà không kéo nhau ra vườn hoa nhẩy đầm, vui mừng vặn nhạc cho át tiếng những người biểu tình chống Trung quốc?
Trong không khí sôi sục hiện nay mà giở trò Lục Sở ra như bọn đười ươi chó má ôm nhau nhẩy đầm ở gần tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội hôm 17 tháng 2 năm 2014 thì khó mà có thể toàn thây vì cái trò kệch cỡm của chúng lắm. Lúc ấy, thằng mặt chó Tập Cận Bình có bênh cũng chẳng ăn thua gì đâu. Thử tạt qua Bình Dương mà thử thời vận một cái coi!
BUSINESS AS USUAL
“Business as usual” là … Vũ Như Cẩn, là vẫn như … củ. Câu này ra đời chắc phải đã lâu lắm. Tuổi tác chắc phải lớn hơn người đàn ông họ Vũ của chúng ta nhiều. Business as usual là không có gì thay đổi, mọi chuyện vẫn diễn tiến như thường lệ, không để cho đôi ba chuyện lấn cấn đang diễn ra làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
Thí dụ chân gà thối, nội tạng thối, gà thải vẫn tiếp tục được đưa vào để phục vụ các bữa tiệc của người Việt về thăm quê hương.
Tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn bị tầu hải giám Trung quốc phun nước, tấn công, ngăn không cho đánh cá ngay ở trong hải phận của Việt Nam, chưa nói tới những vùng thuộc hải phận quốc tế.
Các thứ hàng độc hại chế tạo bằng các hóa chất nguy hiểm vẫn được bán sang Việt Nam, từ đồ chơi trẻ em, quần áo lót của phụ nữ để đầu độc cả nước.
Các du khách Trung quốc vẫn được tự do ra vào Việt Nam như chốn không người. Vào rồi ở lại, sống bất hợp pháp, lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái tại chỗ để chờ một ngày nào đòi trưng cầu dân ý như đã diễn ra tại Crimea thuộc Ukraine trước đây.
Ở Bình Dương, Đông Đô Đại Phố vẫn tấp nập người ra vào, các bảng hiệu vẫn chình ình viết bằng chữ Hán để người Việt lạc vào như vừa xuất ngoại sang … Tầu.
Các chuyến du lịch Trung quốc vẫn được chiếu cố tận tình cho các du khách trong và ngoài nước Việt.
Người Việt vẫn rủ nhau đi ăn cơm … lạ (trước kia gọi là cơm Tầu).
Các cuộc đấu thầu xây cất ở Việt Nam vẫn vào tay các công ty Trung quốc để các công nhân người Hoa có lý do để được đưa vào Việt Nam, lấy đi công việc của người Việt ngay trên chính quê hương của người Việt
Các công trường xây cất vẫn áp dụng các luật lệ không phải của Việt Nam, ngay cả đối với những người Việt tại địa phương. Các khu này càng ngày càng giống như những khu tô giới đời nhà Thanh trước đây ở những nơi như Thượng Hải và luôn cả Bắc kinh.
Công an Việt Nam vẫn tiếp tục thẳng tay với các thành phần yêu nước hay những tiếng nói cảnh báo việc mất nước. Ai dám nói lên lòng yêu nước thì bị đạp vào mặt, bắt đưa đi biệt tích. Cảnh sát vẫn bảo vệ các Hoa kiều, không cần phải có một công hàm ngoại giao đòi Việt Nam không được để cho an ninh của người Hoa bị đe dọa. Trong khi các ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục bị bắt đi mất tích, tài sản bị phá hỏng không bao giờ nghe nói chuyện bồi thường thiệt hại.
Các phụ nữ Việt tiếp tục bị lừa bán sang bên kia biên giới vào các ổ điếm hay làm vợ của bọn đàn ông già trẻ đui què mẻ sứt.
Các nông dân của Việt Nam từ Bắc chí Nam vẫn tiếp tục bị bọn thương lái người Hoa lừa suốt cả bao nhiêu năm nay, hết đi bắt đỉa, lại chặt chân trâu chân bò đem bán để không còn con trâu, con bò làm kế sinh nhai vì các trò hiểm độc của bọn Hoa thương khốn nạn.
Chiếc giàn khoan tổ chảng đã khởi sự hoạt động sau khi được kéo đến sát bờ biển Việt Nam bất chấp các hiệp ước, các tài liệu lịch sử, các bộ luật của công pháp quốc tế.
Và đó là business as usual ở biển Đông trong thời gian qua.
Trong khi ít ra thì cũng phải bớt những trò khốn nạn như tuồn thực phẩm nhiễm độc, thịt thối, hoa trái tẩm hóa chất độc hại vào Việt Nam đi chứ!
Hay cũng nên ngưng trò lừa đảo, mua bán phụ nữ Việt Nam một cách công khai, bêu diếu trên báo như vẫn thấy chứ.
Ít ra thì cũng tạm ngưng những chuyến đi Việt Nam kiếm phụ nữ Việt mang về làm con ở, làm nô lệ tình dục, làm điếm để phát triển đất nước tiến lên trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới chứ.
Ít nhất cũng đem xét lại cái công hàm bán nước mà thằng mặt chó đơn phương, tự động gửi cho Chu Ân Lai hôm 14 tháng 9 năm 1958 chứ!
Nhưng mọi chuyện lại vẫn như cũ.
Chỉ vì mấy cái tầu ngầm mua về vẫn tiếp tục nằm phơi nắng, đâu có gì khác gì mấy cái đống sắt vụ của Vinashin.
Cũng vì chỉ khoe nhắng lên là tầu ngầm kilo mới tiếp nhận chạy hay nhất, tối tân nhất, mạnh nhất… rồi yếu xìu nằm một chỗ.
Có biết là chiếc Nhật Tảo HQ 10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị hư máy, giàn hải pháo không hoạt động mà vẫn lao tới, nổ súng vào tầu của Tầu để bảo vệ Hoàng Sa không?
Trong khi mấy cái tầu mua về còn không dám đặt cho những cái tên phạm húy, nhắc tới các danh tướng, các trận đánh của hải quân Việt Nam thì hỏi đánh đấm cái nỗi gì?
Cho nên không thể busines as usual như thế này được nữa.
Nhưng có một điều đang hiện rõ ra. Đó là bọn mặt chó ở Hà Nội sợ Điếu Cầy, Nguyễn Phương Uyên, Việt Khang, Bùi Minh Hằng, Mẹ Nấm, Anh Ba Sàm… hơn là những đe dọa ở ngoài khơi Trung Việt và khu biên giới miền Bắc rất nhiều.
Những đe dọa ấy không làm mất những chỗ ngồi béo bở của chúng.
Nhưng những người yêu nước không một tấc sắt trong tay thì có thể bứng chúng đi cho dân tộc nhờ bất cứ lúc nào.
Thôi thì hay là tổ chức hát hò cho mấy anh chị ca sĩ về hát hò, tuyên bố vung vít lảm nhảm hay vài ba ông bà Việt kiều giả bộ khóc mếu diễn văn, diễn viếc cho vui cảnh mất nước chăng?
BA KHOAN
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đảng đề ra chính sách ba khoan, đó là chưa yêu thì khoan yêu; lỡ yêu thì khoan cưới; lỡ cưới thì khoan đẻ.
Nhà nước lý luận những việc như vướng vào tình yêu, rồi hôn nhân và sinh con đẻ cái đều không thuận tiện cho nỗ lực chiến tranh ở miền Nam. Mọi chuyện nên để giải quyết sau. Chuyện đánh Mỹ, đánh Ngụy là những chuyện cần phải làm trước. Yêu nhau, cưới nhau, đẻ con có thể chờ.
Khoan là hoãn lại, không làm ngay cũng được. Chuyện đánh Mỹ, đánh Ngụy, đánh miền Nam thì không thể trì hoãn được.
Khoan cũng có nghĩa là chậm, không “dục tốc”. Trái với khoan là nhặt, là nhanh. Tiếng đàn có lúc khoan, lúc nhặt.
Nhưng tình thế đổi thay, không chỉ còn ba khoan như trong những năm chiến tranh. Bây giờ có thêm một cái khoan nữa. Không chỉ là ba khoan nữa.
Hồi chiến tranh ở miền Nam thì khoan ba thứ để dồn mọi nỗ lực cho chiến trường B. Mọi cố gắng phải dành cho miền Nam, phải đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào tức khắc. Tại sao lại phải làm ngay như thế?
Tại vì đồng chí Lê Duẩn đã nói thế. Đồng chí nói rằng “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc”. Câu nói ô nhục và khốn nạn đó được ghi ngay trên cổng dẫn vào đền thờ của Lê Duẩn vừa được khánh thành hồi đầu năm nay (19/1/2014) tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, nói là để tri ân công lao của thằng mặt chó họ Lê.
Chuyện tri ân thằng mặt chó Lê Duẩn tại sao không để cho Trung quốc và Liên Xô làm mà người dân Việt Nam phải ghi ơn nó? Trong khi việc nó làm là để đem chiến thắng cho Trung quốc và Liên Xô bằng tổn thất sinh mạng của hơn 2 triệu người Việt trong cuộc chiến tại miền Nam.
Ba khoan đảng đề ra ngày nay không còn nữa nhưng nay vừa có cái khoan thứ tư. Đó là cái khoan HD-981 vừa được kéo tới một nơi nằm sát bờ biển Việt Nam cách đây ít ngày.
Đây là giàn khoan thăm dò dầu khí, để tìm những túi dầu và hơi đốt ở thềm lục địa Việt Nam. Việc kéo giàn khoan HD-981 đang gây ra những căng thẳng ở biển Đông. Nhưng đe dọa mạnh nhất vẫn là cho Việt Nam vì nó được đưa tới sát Việt Nam, ở ngay trong vùng hải phận của Việt Nam. Những đe dọa của giàn khoan này đối với Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia kể như không có. Chuyện Trung quốc rút giàn khoan này đưa đi tới một nơi khác là chuyện khó xẩy ra vào lúc này. Một khi giàn khoan được đưa tới lãnh hải Việt Nam thì sẽ không có chuyện dời nó đi chỗ khác. Trung quốc cho thấy họ sẵn sàng dùng võ lực nếu cần.
Vậy thì bây giờ phải khoan gì? Khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ đã làm hết rồi thì còn gì khoan nấy vậy.
Thế thì chỉ còn mấy cái mả mẹ của bọn mặt chó ở Trung Nam Hải, ở Bắc Bộ phủ là chưa khoan thì nay mang ra mà khoan với nhau chứ còn … khoan cái gì nữa!
Khoan cái tiên sư cha nhà chúng nó vậy.
Bùi Bảo Trúc
NGƯỜI VIỆT NAM ĂN CẮP ….. !!!
Mắc cỡ vô cùng
Nên xác định lại ai ăn cắp !
Thư du học sinh Nhật: Xấu hổ khi thấy cảnh sát Nhật học tiếng Việt
Bài 1. Mắc cỡ vô cùng
Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva.
Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú.
Những người khách này đã không tiếc lời nói ra toàn những chuyện xấu xa về nước Ý mà họ đã có dịp viếng thăm. Một người nói nước Ý toàn những thứ cường đạo xấu xa. Người thì nói dân Ý toàn một bọn ngu dốt. Người thứ ba nói thêm là người Ý sống rất bẩn thỉu. Một người nói tiếp người Ý là một bọn ăn cắp. Người này chưa nói hết câu thì ông ta và luôn cả mấy người bạn bị ném một nắm tiền vào mặt. Những người ấy đứng dậy xem ai là người làm việc đó, thì chú bé thành Pađôva bước tới, hét lớn bằng giọng phẫn nộ rằng chú không thèm nhận những đồng tiền bố thí của những người lăng mạ nước Ý của chú.
Truyện đọc đã hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn nhớ nguyên từng chi tiết. Nước Ý trong truyện của De Amicis quả là có nghèo và lạc hậu thật. Chú bé người Ý rách rưới, nghèo đói nhưng nghe người nói những điều không đẹp về nước Ý, chú đã phản ứng rất mạnh như thế.
Ngày nay, những thái độ kỳ thị như câu chuyện trên chuyến tầu của De Amicis có lẽ không còn thấy nữa. Mà nếu có, thì cũng kín đáo hơn. Nói ra những điều đó công khai thì rất ít. Chuyện nói xấu nước Ý lại càng không.
Nhưng vẫn có thể xảy ra với một vài nước.
Ðặc biệt là Việt Nam.
Hãy đọc thử mấy hàng chữ trên tấm biểu ngữ này: “Gần đây phát hiện ra người Việt hay trộm đồ, trong cửa hàng đều có gắn camera, toàn bộ sẽ đưa ra công an xử lý. Ở Ðài Loan tội trộm cắp sẽ bị phạt tù ít nhất 3 tháng.”
Bức ảnh không cho biết được treo ở đâu, thành phố nào ở Ðài Loan nhưng chắc đó phải là nơi có nhiều người Việt. Chuyện trộm cắp mà thủ phạm là người Việt Nam chắc đã xảy ra nhiều. Nhiều đến nỗi người ta phải đem chi tiết đó ra nói để cảnh cáo. Những dòng chữ ở phía trên là chữ Hoa. Chữ Hán của tôi chỉ đủ để nhìn ra chữ thứ 5 và thứ 6 ở hàng trên cùng đọc từ trái qua phải là hai chữ Việt Nam.
Ðấy, chình ình ra đấy, nhưng tiếc là không thấy có một chú bé nào đòi hạ xuống. Các đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Ðài Loan cũng không có phản ứng gì. Lẽ ra cũng phải lên tiếng phản đối yêu cầu dẹp tấm biểu ngữ đó để bảo vệ danh dự của quốc gia.
Những thứ biểu ngữ như thế chỉ mới xuất hiện gần đây. Trước đây, nói rõ hơn, trước năm 1975 thì không bao giờ thấy.
Mà cũng chẳng chỉ riêng ở Ðài Loan, luôn cả ở Nhật, ở Ðại Hàn, ở Thái Lan, ở Singapore … cũng có những tấm bảng tương tự. Tuy không viết thẳng là “người Việt Nam hay trộm đồ” như trong tấm biểu ngữ ở Ðài Loan, nhưng rõ ràng những lời cảnh cáo trộm cắp như vậy đều nhắm vào người Việt. Vì tất cả đều được viết bằng tiếng Việt. Không lẽ mấy hàng chữ Việt đó là để cảnh cáo người Pakistan hay người Ma rốc?
Tuần qua, tờ Japan Daily Press của Nhật loan tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị bắt ở Tokyo vì bị nghi mang trong hành lý đồ ăn cắp. Cảnh sát Nhật cũng đã tới khám xét văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo để tìm thêm bằng cớ.
Ngoài cô tiếp viên này, cảnh sát Nhật cũng muốn gặp 4 tiếp viên và 1 phi công phụ của Vietnam Airlines để thẩm vấn nhưng hiện những người này không có mặt ở Nhật. Cô tiếp viên bị bắt nói là cô đã làm như thế mấy lần và nhiều tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã làm những việc như cô. Cô cũng cho biết các bạn của cô còn mang hàng ăn cắp cho các hãng hàng không khác để lấy công.
Ở Hà Nội, theo tờ Sankei Shimbun, có mấy cửa tiệm chuyên bán những thứ hàng ăn cắp ở Nhật mang về. Những món hàng này còn nguyên cả giá tiền Yen của Nhật và tên của các cửa tiệm ở Tokyo.

Cô Kiều Trinh, con gái một ủy viên trung ương đảng, bị bắt 2 lần tại Thụy Ðiển và Anh về tội trộm cắp
Chẳng phải chỉ những thành phần nghèo khó ít học đi lao động ở Nhật, Ðại Hàn, Ðài Loan, Thái Lan… mới giở những trò trộm cắp như thế, mà ngay cả một phụ nữ con gái của một ủy viên trung ương đảng (Vũ Văn Hiến) và cũng là tổng giám đốc truyền hình Việt Nam, cô Kiều Trinh đã hai lần bị cảnh sát Thụy Ðiển (năm 2001) và Anh (năm 2006) bắt giữ về tội trộm cắp. Cô Kiều Trinh sau những can thiệp của các sứ quán Việt Nam, vẫn bình an, lại còn được đề bạt lên làm trưởng phòng văn hóa dân tộc, xuất hiện thường xuyên trong chương trình Văn Hóa Dân Tộc trên đài truyền hình VTV.
Hai tác giả Eugen Burdick và William Lederer khi viết cuốn The Ugly American đã dùng chữ “ugly” để nói về chính sách ngoại giao xấu chơi của Washington đối với các nước khác. Nhưng những việc làm xấu xa của người Việt như trộm cắp, buôn lậu, ồn ào, ăn tham uống tục… qua mắt nhìn của người Thái, người Nhật, người Ðài Loan, người Hàn quốc … thì nhất định khi được viết xuống chắc phải đặt tên cuốn sách là The Ugly Vietnamese.
Xấu xa tệ lậu vô cùng.
Cách đây vài năm, ở Việt Nam, một nhà tu hiền lành cũng phải ngán ngẩm nói rằng khi xuất ngoại, ngài thấy rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, vì đi đâu, khi xuất trình giấy tờ ở phi trường, ngài đều bị soi xét rất kỹ lưỡng… Ngài mong sao người Việt Nam đi đâu cũng được kính trọng như người Nhật, người Hàn quốc cầm hộ chiếu của họ là đi qua tất cả mọi nơi, không ai bị xem xét gì cả…
Nhưng nếu những chuyện như thế này cứ tiếp tục diễn ra, thì điều mơ ước của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi tuyên bố trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008 sẽ còn phải rất lâu mới thành sự thật được.
Xóa được những thành kiến xấu xa về Việt Nam sẽ rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian ngay cả trong trường hợp bắt đầu ngay từ bây giờ.
Tại sao Việt Nam, đất nước quê hương chúng ta lại trở thành một đất nước tồi tệ, xấu xa đến như thế?
Nhớ chuyện Án Anh người nước Tề khi bị vua Sở tìm cách lăng nhục bằng cách đổ cho là người Tề hay trộm cắp đã trả lời vua Sở nói rằng quýt trồng ở Hoài Nam thì rất ngọt, mang trồng ở Hoài Bắc thì chua. Án Anh nói rằng người nước Tề không quen trộm cắp nhưng sang nước Sở sinh sống thì sinh ra trộm cắp là do thủy thổ của hai nước khác nhau.
Trường hợp người Việt ăn cắp đến nỗi mang tiếng ở nhiều nước chắc chắn không phải vì thủy thổ khác nhau mà chính là thứ đạo đức được đem ra dậy dỗ từ mấy chục năm nay, đó là đạo đức của Hồ Chí Minh vậy.
Trước đây làm gì có chuyện người Việt mang tiếng xấu như thế! Mắc cỡ vô cùng!
Bùi Bảo Trúc
**********************************************************************************************
Bài 2 : . Không thể nói: “Người Việt Nam ăn cắp”!
Một nhóm Nhà Giáo VN
– Từ trước và gần đây, trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, đã rêu rao những chuyện làm phi pháp, phi đạo đức của “người VN”, hay đúng hơn là của những cán bộ CS VN và đồng bọn của họ, dính líu đến các vụ buôn lậu sừng tê, ma túy, gỗ lậu, và nhất là tệ nạn ăn cắp ăn trộm đồ vật ở các siêu thị nước ngoài, khi những kẻ xấu xa này có cơ hội ra nước ngoài bằng các con đường ngoại giao, du lịch, thậm chí du học hay “xuất khẩu lao động”, gây lên một nỗi bức xúc, khó chịu cho mọi người dân VN còn biết tôn trọng đạo đức và danh dự, danh dự cá nhân cũng như danh dự của dân tộc!
Là những nhà giáo, dù đã nghỉ hưu do bất mãn hay do tuổi tác, chúng tôi thấy không thể im lặng mà chịu nhục mãi như thế này, đành phải lên tiếng để sự thật, sự đúng đắn trong những chuyện này được xác nhận và được tôn trọng. Xin nêu những sự đúng, sự thật ấy như sau:
I. “Truyền thống ăn cắp” của cán bộ csvn làm khổ dân và phá tan đất nước!
Khi nói đến “truyền thống” tức là nó có sự lưu truyền qua nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều thời đại, trở nên một sự hiện diện thường trực, và mọi người đều nhìn nhận sự hiện diện thường trực của nó, dù nó xấu hay tốt. Vậy thì cái tính tham lam, ăn cắp của những tên cán bộ CS cũng thế, nó có tính cha truyền con nối, lưu truyền nhiều đời! Nói vậy không sai, chúng ta hãy nhìn vào thực tế xã hội VN bây giờ thì thấy rõ: tên cán bộ lớn nào cũng dinh thự nguy nga, xe cộ vi vút, tiền bạc cơ man, ở đâu ra? Tên cán bộ CS cấp cao nào cũng tham lam, ăn cắp của dân nước, soán đoạt của công làm của tư, từ tiền bạc, đất đai, nhà cửa cho đến xe cộ, thậm chí chiếm cả những vật “di sản” của quốc gia, dân tộc làm của riêng, chưng ở nhà riêng một cách ngang nhiên, trân tráo mà không hề thấy hổ thẹn vì cái tội ăn cắp, phạm thượng đến Tổ Quốc, đến Tiền Nhân đã tạo nên những di sản chung ấy cho cả một dân tộc!
Điển hình như cái Trống Đồng ngang nhiên ngự trong nhà của cựu tổng bí thư Cs Lê Khả Phiêu mà một thời làm xôn xao dư luận. Nhà các quan chức khác cũng thế, đồ trang trí, trưng bày không thiếu gì những “tài sản quốc gia” như vậy. Hễ có địa vị là có quyền, quyền cướp của công, ăn cắp của dân mang về làm của tư, và quyền bịt miệng dân không được kêu ca lên án những tội phạm quốc gia ấy. Đời ông đời cha ăn cắp ngon lành, rồi di truyền cho đời con cháu, cả hiện vật ăn cắp lẫn cái máu ăn cắp, thành ra TRUYỀN THỐNG ĂN CẮP!
Tại sao không? Gương cha ông cuỗm tài sản của nước, của dân về trưng đầy nhà, người nào đến cũng ngắm nghía trầm trồ “khen ngợi”, hay lấy đó làm gương: tại sao hắn lấy được mà mình lại không? Tại sao nhà hắn có mà nhà mình không? Tại sao hắn xây được nhà lớn, có tài sản lớn mà mình lại chịu ở nhà nhỏ chẳng ai trầm trồ, lé mắt? Nên tùy chức vị lớn bé mà cuỗm những hiện vật lớn hay bé trong tầm tay. Tùy số tiền tham nhũng, vơ vét được, mà thi nhau xây dinh thự, nhà tổ, khu kinh doanh…và thâu tóm đất đai sản vật. Mà những kẻ “vô sản chuyên chính gia truyền” này, nay có cơ hội đổi đời, hễ thấy tiền, thấy quyền thì rất ham, rất thèm, đến nỗi không thể cưỡng được, tỷ như người bị đói khát lâu ngày mà vớ được bữa ngon, lại không bị cấm cản vậy.
Thế là vơ, là vét, là cào cuốn vào miệng, vào tay bất kể sống chết. Vơ vét mà không được, mà bị cản trở, thì là thằng dân “chống người thi hành công vụ”, sẽ dùng luật…giang hồ để xử chúng, để tiễu trừ chúng, như những vụ cướp đất ở Văn Giang, Hà Nội, Thủ Thiêm, và ở trên toàn lãnh thổ VN! Tóm lại thường thì tội cướp của sẽ kéo theo tội giết người, giết bằng súng đạn, bạo lực hay giết dần người ta bằng sự đói khổ, uất ức!
Đó là “truyền thống cách mạng” của chế độ và con người CS!
Việc này mọi người biết, cả thế giới biết, và chính miệng các bộ chóp bu cũng la lên: “Họ ăn không còn chừa thứ gì không ăn!”.
Gương cha ông, gương cấp trên như vậy mà vẫn ung dung không bị luật pháp xét xử, bị dân hài tội, nên con cháu, cấp dưới đương nhiên phải theo, và có khi “đời sau” còn vượt hơn “đời trước”, như kiểu “con hơn cha là nhà…có phước”! Nhưng vì không học, vô đạo nên mới hiểu một cách ngu xuẩn như thế, chứ câu thành ngữ này chỉ áp dụng trong lãnh vực “tài và đức” mà thôi: Con tài giỏi hơn cha, con tốt lành, đức độ hơn cha, thì mới là nhà có phước, còn con mà vô đạo, ác độc, ma quái hơn cha thì là nhà vô phước, nhà xuống dốc, là giòng giống ác nhân thất đức, mà thất đức sẽ không đủ sức để chịu! Đó là cái “truyền thống cướp của giết người”, của gia đình nhà CS, đang là đại nạn đại họa cho dân tộc VN, là nguyên nhân đã phá tan nát đất nước của chúng ta, và còn có nguy cơ mất nước vì chúng bán nước cầu vinh!
II. Truyền thống ăn cắp của cán bộ cs được… xuất ngoại, làm nhục cho Tổ Quốc và Dân Tộc
Loài sâu bọ CS đục khoét hết bên trong đất nước, rồi vươn ra ngoài, khi chúng bò ra nước ngoài bằng con đường “ngoại giao”, thương mại, du lịch, du học…! Cán bộ và miêu duệ, thân nhân của chúng đi đến đâu, thì vì quen tật đục khoét, ăn cắp ở trong nước, chúng lại thò vòi thò tay ăn bẩn, ăn cắp ở đó! Bằng chứng là việc con cái các quan quân nhà CS ở các tòa lãnh sự, đại sứ VN trên thế giới đã buôn lậu, ăn cắp…, bị bêu rếu trên báo chí thế giới quá nhiều đọc không hết, và đọc đến đâu sầu đau đến đó, vì “nỗi nhục quốc thể” quá lớn, quá nhiều chịu không thấu!
Còn gì nhục cho bằng tin tức đầy trên các báo chí: “NHẬT, THÁI, HÀN…. RÊU RAO NGƯỜI VN ĂN CẮP!”, cụ thể là Nhật đang truy bắt những phi công, tiếp viên hàng không VN buôn đồ ăn cắp, chuyển vận đồ ăn cắp từ nước của họ về VN “theo đơn đặt hàng” của con buôn tại VN! Nghĩa là ăn cắp, buôn đồ lậu CÓ TỔ CHỨC, CÓ ĐƯỜNG DÂY, mà đường dây ấy được thành lập theo hệ thống an toàn của quan chức CS VN, chứ người dân nào vào được đó nếu không phải con ông cháu cha trong chế độ có truyền thống ăn cắp, ăn cướp này?
Thử hỏi không phải là “thành phần nòng cốt, có lý lịch đỏ”, thì ai được làm phi công, tiếp viên hàng không bây giờ? Ngộ lỡ cướp máy bay hay “vận chuyển vũ khí cho địch” thì sao? Dĩ nhiên có được “nhà nước” bảo kê thì mới không bị phát hiện bao giờ, nếu không có nước “bị hại” lên tiếng tố giác!
Chúng tôi đọc những tin “người VN ăn cắp” này, mà báo chí của nước “bị hại” vô tình hay cố ý đưa lên, khiến đầu óc cứ điên loạn lên, mất ăn mất ngủ vì buồn phiền, tủi nhục và uất hận! Tại sao dân VN lại khổ nhục thế?
Trong nước người dân chúng tôi đã bị áp bức, tù đày, cướp bóc, giết hại bởi cái chế độ tham tàn gian ác này, còn chưa đủ sao, nay lại bị các nước bạn trên thế giới chửi cho là người VN ăn cắp?!
Dĩ nhiên cũng có một số người VN đi lao động hay đi làm cái giống gì ở nước ngoài phạm vào cái tội vô cùng xấu xa điếm nhục đó, nhưng chỉ là thiểu số những kẻ “đói ăn vụng, túng làm liều”, do cái xã hội bị CS bần cùng hóa mà ra, chứ không phải là “người dân VN ăn cắp” một cách tập thể, chung chung, như là” bản chất” hay “truyền thống” của người Việt chúng tôi.
Bằng chứng là người VN ở nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi trước năm 1975, từng có mặt trên khắp địa cầu, (và cả trong thời phong kiến), chưa hề xảy ra cái nạn ăn cắp như vậy, vì với truyền thống văn hóa và đạo đức đã được nhuần thấm, thì mọi người đều biết giữ cái liêm sỉ, cái danh dự của mình, của dân tộc mình, thà chết vinh hơn sống nhục, nhục cá nhân còn thế huống là nhục quốc thể? Còn những kẻ mất lương tri, lương tâm mà làm cái việc xấu xa này thì ở nước nào cũng có, người dân nào cũng có một số ít ỏi những con sâu như thế, chứ không chỉ là người VN. Cụ thể tại VN chúng tôi cũng đã và đang có những người Nga, người Tàu từng gian tham, ăn cắp, lừa đảo tại các nơi họ đến du lịch, làm ăn, người Campuchia, Thái, Nigeria, và nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác, người da đen da trắng đều có, đến gây rối, trộm cắp, gây án, nhưng chúng tôi không bao giờ dám nói là “người Tàu, người Nga… ăn cắp” như các báo chí đã gán cho chúng tôi “người VN ăn cắp”!
Trước nỗi nhục quốc thể lớn lao này, chúng tôi, những người VN thật vô cùng đau xót và tủi hờn! Vì đâu nên nỗi?!
Vì thế chúng tôi cũng phải lên tiếng để yêu cầu báo chí, các nước, KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ NÓI RẰNG NGƯỜI VN ĂN CẮP, NHƯNG HÃY NÓI RẰNG CÁN BỘ CS VN VÀ NHỮNG BÈ LŨ CỦA HỌ ĂN CẮP, ĂN CẮP CẢ TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI!
(Cũng xin loại trừ ra những người lầm đường lạc lối theo CS mà không tham ác, những người không dính đến cái tệ nạn này).
Cụ thể, với tư cách là người dân VN, chúng tôi đề nghị các nước, các nơi là “nạn nhân” của kẻ cắp trộm, hãy ráo riết truy lùng, và thẳng tay trừng trị những kẻ vô liêm sĩ, vô đạo đức này, dù đó là dân tộc nào, thành phần nào, giòng dõi nào, dân thường hay quan chức, để giữ yên lành cho xã hội và cho toàn nhân loại. Vả lại, các bạn cũng chớ quên rằng, rất nhiều người VN chúng tôi, vì hoàn cảnh đất nước đưa đẩy, hay vì điều kiện làm ăn riêng,, đang có mặt trên khắp thế giới, đã và đang đóng góp trí tuệ, tài năng lẫn nhiệt tình, để xây dựng cho đất nước của các bạn rất nhiều, âm thầm hay đã được nêu danh. Nếu chỉ nói đến một thành phần cặn bã làm xấu để nói là “người VN”, e rằng đó là một sự bất công và bội nghĩa!
Nếu không nói lên điều này, chúng tôi không phải chỉ thấy nhục, mà còn thấy mình có tội với Tổ Quốc VN và với đồng bào thân yêu của mình, vì thế những tiếng nói chân thành này của chúng tôi, ước mong được mọi người, mọi nước quan tâm, để trả lại SỰ ĐÚNG, SỰ THẬT CẦN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG, tránh sự vơ đũa cả nắm, tùy tiện xúc phạm đế DANH DỰ QUỐC GIA DÂN TỘC của chúng tôi, xin cảm ơn.
Sài Gòn, ngày 25/3/2014
Một nhóm Nhà Giáo VN
*************************************************************************
Bài 3. Thư du học sinh Nhật: Xấu hổ khi thấy cảnh sát Nhật học tiếng Việt
Sáng nay, tôi lên trường gặp giáo sư, một người gắn bó và yêu Việt Nam từ những năm cuối thập niên 1970. Như thường lệ, trước khi bắt tay vào công việc, hai thầy trò chào hỏi và trao đổi với nhau vài câu đầu ngày bằng tiếng Việt.
“Từ bản tin tối hôm qua đến nay, đài NHK và các đài khác của Nhật cứ đưa đi đưa lại tin bắt cô tiếp viên của Vietnam Airlines liên quan vào đường dây ăn cắp đồ ở Nhật, tôi và bà nhà tôi xem mà đau. Rồi báo chí rùm beng nghi án quan chức JTC hối lộ, nay lại đưa đậm tin này. Mà cũng tại mấy bữa nay truyền thông chúng tôi không có “big news” nên những tin như thế này lại được chú ý đưa đậm…”, giọng thầy nghèn nghẹn như trách móc các đơn vị truyền thông nước bạn.
Những người hiểu và yêu Việt Nam như thầy xem bản tin thời sự đều chung tâm trạng như vợ chồng thầy. Vì yêu nên họ muốn bảo vệ hình ảnh Việt Nam. Dù bằng chứng lúc này đều chống lại hình ảnh người phụ nữ với chiếc áo dài thướt tha của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam thì thầy vẫn một mực đổ lỗi tại… truyền thông Nhật Bản. Không bằng chứng nào thuyết phục được lý lẽ từ trái tim. “Thật tệ hại. Họ đang đánh đồng tất cả người Việt Nam”, thầy bảo.
Cũng cần nhắc lại, gần đây, ngoài “Phở”, chuyện “Việt Nam thắng Mỹ”, “cặp song sinh bị dính nhau Việt – Đức đã từng được điều trị tại Nhật Bản”…, người Nhật bắt đầu nói chuyện về Việt Nam, một đất nước xinh đẹp, văn hóa, ẩm thực ngon. Song những sự vụ gần đây khiến mọi thứ đảo chiều chóng mặt.
Số lượng người Việt ồ ạt vào Nhật Bản kéo theo vô vàn hệ lụy. Những hiện tượng như: Người Việt đi tàu trốn vé, ăn cắp vặt ở siêu thị, buôn tiền bất hợp pháp đã không còn là chuyện hiếm… Những vụ việc diễn ra nhiều đến mức thay vì chỉ nhờ người Việt hỗ trợ ngôn ngữ, cảnh sát Nhật đã phải tiến đến bước mở liên tục các lớp học tiếng Việt cho nhân viên của mình.
Trang Jiji Press vừa qua đưa thông tin rằng người Việt đứng đầu danh sách các vụ trộm cắp tại các cửa hàng, siêu thị, số vụ phạm tội của người Việt ở Nhật Bản tăng đến 60% trong 9 năm qua, lên đến 1.118 người trong năm 2013.
Ở một quốc gia duy tình như Việt Nam, những sai lầm trong ứng xử hay kể cả phạm pháp kiểu “trộm gà trộm chó” nhỏ lẻ thường dễ giải quyết bằng… tình cảm (hoặc trao đổi vật chất được bao bọc trong mỹ từ “tình cảm”). Những mối quan hệ chồng chéo, tâm lý ngại kiện tụng đưa đến những lần tặc lưỡi cho qua trên bàn nhậu. Điều này làm chúng ta dễ vỗ ngực tự hào rằng chúng ta vị tha, chúng ta đoàn kết…
Nhưng nước Nhật không thế. Nước Nhật không tin vào nước mắt của người sau khi bị bắt. Họ càng không chấp nhận giải quyết tay đôi, bỏ qua luật pháp. Chúng ta nên hiểu, một đất nước mà với tất cả người dân sự trung thực và liêm chính được tạo dựng ý thức ngay từ tấm bé thì phạm pháp khó lòng được xuê xoa, thông cảm.
Thông cảm sao khi kẻ tiếp tay cho nạn trộm cắp núp danh nhân viên hãng hàng không trong tà áo dài thướt tha như hình ảnh đại diện của một quốc gia (?!)
Thông cảm sao khi những vụ trộm nhỏ lẽ lại diễn ra đều đặn và có dấu hiệu có hệ thống (?!)
Nói chung, khi luật pháp là tối thượng, thông cảm là thứ viễn vông.
Những vụ việc như trên trong thời gian qua, tạm thời hiện nay chưa có ảnh hưởng tiêu cực nào đáng kể đến cuộc sống của người Việt tại Nhật. Nhưng nếu vì một chút lợi nhỏ trước mắt mà chúng ta không ý thức giữ gìn thì có nghĩa chúng ta đang dần khép lại cánh cửa bước tiếp của mình.
Và đến lúc ấy, hẳn nhiên, những người Việt ở Nhật đành về nước chờ đồng bào… thông cảm!
Ngô Quang Vinh
Nghiên cứu sinh, ĐH Hitotsubashi, Tokyo, Nhật Bản
***************************************
Xem thêm :
http://tuoitrenews.vn/business/18621/vietnam-airlines-flight-attendant-arrested-in-japan-paper
http://www.ttxva.net/thu-du-hoc-sinh-nhat-xau-ho-khi-thay-canh-sat-nhat-hoc-tieng-viet/#ixzz2xmHluyMN
VỀ MỘT CHỮ ” ĐÉO ” ĐẶT ĐÚNG CHỖ *
Trước đây nghe ai mở miệng nói chữ “Đéo” tôi rất ghét nhưng sao lần này đọc chữ này ai viết trên tường ở VN, tôi thấy như nó có cái gì thật.
Ngày 26 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Tôi không biết những dòng chữ viết trên một bức tường ở đoạn giữa Lai Châu đi Điện Biên có còn không, hay đã bị xóa đi mất rồi.
Một nhóm vài ba sinh viên ở vùng Tây Bắc xuống học ở các thành phố ở dưới đồng bằng , trong một chuyến đi về thăm nhà, một nơi rất gần biên giới Việt Trung, đã quyết định dùng sơn viết những hàng chữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam, để bầy tỏ thái độ yêu nước của họ trên thành cầu, trên những bức tường sát bên đường xe đi.
Lúc đầu họ chỉ viết những chữ tắt HS.TS.VN. nhưng sợ người đọc không hiểu nên họ viết thẳng ra là Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam. Rồi họ lại nghĩ là viết như thế chưa rõ, nên trên một bức tường khác, họ viết rõ hơn: “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.”
Viết xong hàng chữ này, họ nghĩ điều muốn nói đã được nói lên rất rõ. Những chữ viết trên tường rất đẹp và rất rõ mầu sơn đỏ trên bức tường xi măng mầu xám rất dễ đọc.
Các sinh viên này cho biết là vừa viết xong thì một người đàn ông trung niên đến hỏi tại sao lại viết thế. Khi được các sinh viên giải thích là họ muốn khẳng định các hải đảo là của Việt Nam, ý nói không phải là của Trung quốc. Người đàn ông trung niên cho biết ông là bộ đội từng đánh nhau với quân đội Trung quốc, có thể là hồi xẩy ra cuộc chiến Việt Trung những năm 1984-1988. Ông nói viết dòng chữ như các sinh viên vừa viết có thể dân chúng đọc không hiểu. Ông lấy sơn viết thêm ở dưới bốn chữ, không cần tới phương châm 16 chữ của Giang Trạch Dân nhét vào mồm bọn lãnh đạo Hà Nội, mà nay đọc lên chỉ muốn giết hết mấy cái đứa nô dịch theo Tầu.
Bốn chữ mà ông trung niên viết thêm là, nguyên văn đọc thấy rõ trong bức hình chụp: “Đéo phải của Tầu”.
Chao ôi, chữ “đéo” nghe đã đời làm sao!
Không phải là một câu phủ định tầm thường như “không phải của Tầu”, mà là “đéo phải”.
Lối nói phủ định dùng những từ ngữ hoặc để nói về việc giao hợp (đéo) hay về một bộ phận cơ thể (đếch) có mục đích là làm cho ý nghĩa của câu mạnh hơn, khẳng định hơn, rõ ràng hơn, pha thêm ít nhiều sự phẫn nộ ở trong. Những chữ đó thường không được viết xuống, chỉ thường xuất hiện trong văn nói.
Trên bức tường, hai dòng chữ viết bằng sơn đỏ, một của mấy sinh viên, một của một người đàn ông trung niên, nhưng cả hai đều là những thông điệp chính trị.
Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.
Đéo phải của Tầu.
Câu của các sinh viên được câu của người bộ đội từng đánh nhau với Tầu đã được làm cho mạnh hơn, quyết liệt hơn, và dễ hiểu hơn với những người dân quê ở cái vùng gần biên giới Việt Trung đó.
Chuyện xẩy ra đã mấy năm không biết những hàng chữ đó có còn không, hay đã bị bọn tay sai của Tầu cạo đi rồi. Nhưng tôi tin là còn, vì một người đàn ông khác đã hứa với mấy sinh viên rằng nếu có ai xóa những chữ ấy đi thì anh ta sẽ viết lại vì anh là người làm đường ở đó.
Lời nói của anh nghe đầy giọng của Phùng Quán:
“…Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.”
Như vậy, nếu những hàng chữ ấy bị bôi xóa đi, thì nó sẽ được viết lại.
Có điều là nhà cầm quyền không bắt… bức tường đem nhốt như đã nhốt ông Điếu Cầy chỉ vì ông đã khẳng định bằng một câu tương tự về Hoàng Sa và Trường Sa.
Có giỏi thì lôi bức tường ra tòa coi nào?
BÙI BẢO TRÚC
LÊ HIẾU ĐẰNG : QUÁ ÍT VÀ QUÁ TRỄ
….Cái tồi của đa phần (cựu) trí thức miền Nam là vậy, rất sĩ diện hão và luôn tìm cách ngụy biện cho những sai lầm của mình..Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)
1. Bùi Bảo Trúc.
Bạn ta,
Một người đàn ông tên Lê Hiếu Đằng vừa qua đời tại Sài Gòn hôm 22 tháng 1, ở tuổi 70. Một vài tờ báo loan tin này và gọi đó là một tin buồn.
Tôi không thấy buồn một chút nào về chuyện ông ta chết. Ông đã sống một cuộc đời dài: 70 năm, trong chiều dài này, ông có 45 năm là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Chuyện buồn, thôi thì cứ để cho các đồng chí của ông, các bạn sinh viên trong các tổ chức tranh đấu nội thành của ông buồn là đủ. Những nạn nhân của ông không coi đó là tin buồn.

Tháng 6-1968, trong chiến khu kháng Mỹ. Từ trái sang : Ông Lê Quang Lộc, bà Dương Quỳnh Hoa, ông Lê Hiếu Đằng – ba thành viên Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam (ảnh tư liệu của ông Phạm Hy Tùng)
Làm một vài con tính nhỏ thì người ta thấy ông trở thành đảng viên từ năm ông 25 tuổi. Khi ấy, ông còn là sinh viên của đại học Sài Gòn. Chắc chắn ông đã phải hoạt động rất tích cực cho Cộng Sản từ trước khi được kết nạp vào đảng. Phải có quá trình sinh hoạt với Cộng Sản suốt mấy năm mới được cho vào đảng. Không ai xin vào đảng là được thu nhận ngay.
Ông là sinh viên của đại học Sài Gòn. Lợi dụng không khí tự do của thủ đô, ông cùng đám bạn bè ăn phải bả Cộng Sản đã tích cực đánh phá chế độ từng nuôi dưỡng ông và do đó, ông đã đóng góp rất nhiều vào việc làm cho Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản. Sau ngày Sài Gòn đổi chủ, ông được nhà cầm quyền Cộng Sản đãi ngộ xứng đáng, được trao cho những công việc quan trọng. Ông từng là phó chủ nhiệm, phó tổng thư ký , phó chủ tịch hội đồng tư vấn này, ủy ban trung ương nọ… Ông rất sung sướng nhận những bổng lộc mới của Cộng Sản trong gần bốn mươi năm cho mãi tới hai ba tháng trước khi qua đời.
Trong gần bốn mươi năm giữ những chức vụ ấy ông không hề lên tiếng về những khổ đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu dưới ách cai trị của bọn trâu bò. Ông không thể không chứng kiến trò bỏ tù, đầy đọa hàng mấy trăm ngàn người trong các trại tập trung khổ sai ngay sau năm 1975. Ông không thể nói là không biết những hoạt động bán nước của bọn chóp bu trước cũng như sau năm 1975. Ông không thể nói là không nhìn thấy tình trạng sa đọa đến cùng cực của xã hội Việt Nam, hàng triệu người bị biến thành nô lệ, đầy tớ cho các nước ngoài, phụ nữ bị đem bán đưa đi làm đĩ và hàng ngàn chuyện sai quấy khốn nạn khác mà bọn chó má đã trùm lên đầu người dân cả hai miền đất nước. Không thấy được những điều đó thì ông là người vô cảm không thể tha thứ được. Nếu không, ông cũng là đồng lõa của những việc làm khốn nạn đó. Trong suốt 45 năm là đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mãi đến cuối năm 2013 ông mới tuyên bố từ bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam vì ông nói là ông nhận ra đảng Cộng Sản chỉ là một tập đoàn đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Ô hay, ông ở trong cái chăn khốn nạn đó trong suốt gần bốn mươi năm mới thấy ra điều đó hay sao? Ông không phải là thành phần thất học. Ông từng tốt nghiệp đại học của miền Nam.Đáng lẽ ra, ông phải nhìn ngay ra những việc làm xấu xa tàn ác đê hèn chó má của bọn cầm quyền Hà Nội. Ông không phải là người đứng ngoài. Ông có mặt và hoạt động ở ngay trong guồng máy Cộng Sản. Ông đã sống nhiều năm dưới cả hai chế độ mà vẫn không làm nổi một việc so sánh nhỏ để thấy ra những điều tệ lậu của nhà cầm quyền Cộng Sản sớm hay sao? Ông phải đợi gần bốn mươi năm mới nhìn ra thực chất của bọn Hà Nội ư?
Việc ông làm, ra khỏi đảng Cộng Sản sau khi nhìn ra mặt trái của cái chế độ đã đè lên đầu, lên cổ người dân miền Bắc suốt từ năm 1954 và người dân miền Nam từ sau năm 1975 và mới chỉ lên tiếng đòi thay đổi hồi cuối năm ngoái chỉ là một việc làm quá ít và quá trễ.
Chính ông đã đóng góp rất nhiều cho việc củng cố cho chế độ và giúp để cho tiếp diễn những chuyện không hay đó.
Nếu ông sớm nhìn ra những chuyện khốn nạn của bọn cướp ở Hà Nội thì có lẽ cái chết của ông còn đáng để được coi như là một tin buồn. Chứ đến bây giờ ông mới chết thì tin ông chết chỉ có thể là tin buồn cho vài ba người là cùng.
Những đóng góp của ông cho những việc làm tàn độc của Cộng Sản Việt Nam là những đóng góp lớn. Nó càng lớn thì mức độ đau buồn khi nghe tin ông chết càng nhỏ đi.
Chuyện vài ba tên công an kéo đến giật đi mấy cái biểu ngữ, vòng hoa viếng ông chỉ là chuyện dễ hiểu xẩy ra cho những người chơi với bọn chó dại. Chơi với chó thì bị chúng nó đối xử như vậy là đáng đời ông.
Còn những món nợ ông còn mắc của người Việt thì chúng tôi cho ông thiếu. Buồn về cái chết của ông thì không.
Bùi Bảo Trúc.
__________________________________________________________________________________________
2. Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)
Nhẫn nại đọc hết điếu văn của ông Huỳnh Tấn Mẫm tiễn đưa ông Lê Hiếu Đằng mà chua chát…
Công tâm mà nói sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng là một tổn thất cho trào lưu “thoát cộng” trong lúc này. Ông Đằng đã có những phát biểu khá mâu thuẫn nhưng dù sao cũng khẳng định được “CNCS chỉ là ảo tưởng”. Chính vì sự khẳng định (cuối đời) đó mà nhân cách của ông cũng đã được khẳng định. Tự tâm cang, tôi kính quý ông nên tôi khóc thương ông cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng trong điếu văn đưa tiễn ông lại chối bỏ cái phần nhận định quan trọng nhất, làm ông trăn trở nhất: “CNCS chỉ là ảo tưởng!!!”. Có thể nhiều người cho rằng vì quá “nhạy cảm” nên tránh nhắc đến tâm tư quan trọng bậc nhất (về cuối đời) của ông. Những người nào nghĩ vậy thì xin hãy nhớ lại hành động quấy phá của bọn thừa sai qua mấy ngày tang lễ vừa rồi, để mà từ đó phải mạnh dạn chỉ thẳng vào mặt cái tà quyền CS này mà nói rằng chế độ CS quả là thối nát như chính ông Lê Hiếu Đằng đã xiả thẳng mặt mà nói.
Điếu văn có đoạn “…sau 1954: do không thống nhất được trong hoà bình, những xung đột tiềm ẩn nội tại đã bùng lên với sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ bấy giờ, cuối cùng phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự vô cùng tàn khốc, có nguy cơ đẩy cả dân tộc vào một thảm hoạ huỷ diệt chưa từng có. Sự chọn lựa chính trị của Anh đã phát sinh từ tình thế đó và thường được giải thích như một thức tỉnh mang tính truyền thống của những thanh niên trí thức trước họa ngoại xâm. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết: sự chọn lựa của Anh không dừng lại ở tình tự yêu nước tự nhiên đó mà lại được bồi đắp cho mạnh mẽ hơn bằng một niềm tin mới mẻ, hấp dẫn hơn nhiều lần: đó là niềm tin vào một thứ chủ nghĩa cộng sản nào đó mà Anh tin rằng sau này khi nước nhà đã độc lập trong thống nhất, hoà bình, nếu đem ra áp dụng, chúng ta sẽ kiến tạo nên được một xã hội tốt đẹp bội phần. Anh đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vì niềm tin ấy, sống chết với Đảng Cộng sản suốt 45 năm kể từ ngay Anh gia nhập cũng vì niềm tin ấy.”.
Bài điếu văn của ông Mẫm gửi đến nhân dân Việt Nam hay chỉ để dành riêng cho một con số hữu hạn trí thức nào đó hả ông? Người dân (không trí thức) như chúng tôi rất muốn nghe những lời ngắn gọn xúc tích của ông Đằng rằng “CNCS chỉ là ảo tưởng” và ông thực sự hối lỗi khi đã trao duyên nhầm tướng cướp, ông Mẫm ạ. Và trong giai đoạn này thì những câu nói xác quyết như trên lại càng nên được tái khẳng định từ miệng của những (cựu) trí thức miền Nam như ông Mẫm để người dân đã hiểu sự thật càng phấn chấn hơn và những người dân nào chưa hiểu sự thật (bị CS lừa mị) thi phải bừng tỉnh ra. Khôi nguyên Netizen 2013 Huỳnh Ngọc Chênh đã được trực tiếp tiếp xúc với nhiều cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng đã thấy rõ sự phấn chấn từ ngay chính những người trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của cái chế độ CS phi nhân này và ông cũng đưa ra nhận định rằng chỉ có loại trừ chế độ CS thì dân tộc Việt Nam mới có cơ hội hòa giải thực sự. Đó là một tiền đề ông Mẫm ạ.
Việc những người như ông Mẫm chưa đủ dũng khí để xé toạc cái CNCS vẫn đang bao trùm họ mà chỉ là mới rụt rè nhìn qua khe hở (mà bức tranh tôi vẽ ông Đằng chỉ là biểu tượng cho (cựu) trí thức miền Nam chứ không có ý nói ông Đằng rụt rè) nói lên một điều rằng họ, những (cựu) trí thức ấy, vẫn tiếp tục ngụy biện, bao che cho một quá khứ sai lầm của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ bởi vì những tay lãnh đạo ngày nay “phản bội” lại con đường “bác” đã chọn. Họ chưa chịu chấp nhận cái quá khứ nô lệ vào CNCS mà vẫn tiếp tục bao biện cho nó. Hãy can đảm xé bỏ cái thẻ đảng viên CS đó như ông Đằng đi nhé các ông mang danh “trí thức”.
Cái tồi của đa phần (cựu) trí thức miền Nam là vậy, rất sĩ diện hão và luôn tìm cách ngụy biện cho những sai lầm của mình. Và khi họ lúng túng, họ sẳn sàng nhét chữ vào mồm cả người vừa mất để trốn tránh sự thật là họ hèn.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, hãy chứng mình về ông đi. Tôi thách ông đấy.
Những ngày chờ Xuân Tự Do Giáp Ngọ.
Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)
Facebook VuTuan
MỤC-LỤC OVV
- Trận Sân bay Phụng Dực, Ban Mê thuột tháng 3-1975 khúc quanh lịch sử VNCH.
- Đi Hốt Cốt Cha Từ Trại Tù Ngoài Bắc
- Mẹ Vẫn Chờ Con Bên Cửa
- Đời còn vui vì có chút tòm tem
- Tình Dục trong Ca Dao
- Người Đưa Tin
- Tưởng nhớ cụ Trần Văn Văn
- Hà Nội Văn Nghệ : Những Ngày Báo Hiệu Loạn Ly
- Mây Lìa Ngàn
- Bóng Người Trên Sương Mù
- SÁCH : Nguyễn Thái Học – Nhượng Tống
- Người Chứng Ít Lời
- Điện Biên Phủ 1954: Gần 100 pháo đài bay B-29 của Mỹ đã sẵn sàng giải vây
- SÁCH : Khi Đồng Minh Tháo Chạy- Nguyễn Tiến Hưng
- Cuộc Di Tản của Không Quân VNCH 30.4.1975
- Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ (version Apr 2015)
- SÁCH: Mẹ Việt Nam Ơi ,Dân Ta Có Tội Tình Gì ? Pierre Darcourt – Dương Hiếu Nghĩa dịch
- SÁCH : Tháng Tư Nghiệt Ngã – Oliver Todd – Dương Hiếu Nghĩa dịch
- SÁCH : Cái Chết CủaNam Việt Nam : Những Trận Đánh Cuối Cùng – Phạm Kim Vinh
- Từ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ
- SÁCH” Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn
- Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975 (P2)
- Kể chuyện kinh cầu xưa vùng Sài Gòn Chợ Lớn trước 1975 (P1)
- Đà Lạt Trong Ký Ức Tôi
- SÁCH: Trận Hạ Lào 1971 – Phạm Huấn
- SÁCH : Giải Khăn Sô Cho Huế – Nhã Ca
- SÁCH : Dựa Lưng Nỗi Chết – Phan Nhật Nam
- TÀI LIỆU: Hoàng Sa , Lãnh Thổ Việt Nam Cộng Hòa – Bộ Dân Vận Và Chiêu Hồi
- Vụ Ám Sát Dân Biểu Trần Văn Văn Ngày 7-12-1966
- Giá Trị Của Việt Nam Cộng Hòa
- Trần Long Ẩn, Con Sâu Đo Trên Cành lá Mục
- Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh
- SÁCH: Những Cái Chêt Trong Cách Mạnh 1/11/1963 – Lê Tử Hùng
- The 1963 plot to overthrow Diem
- SÁCH: Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống – Lương Thế Minh & Cao Vị Hoàng tức Cao Thế Dung – Tập 2
- SÁCH: Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống – Lương Thế Minh & Cao Vị Hoàng tức Cao Thế Dung – Tập 1
- Phía Sau Trang Chữ
- Về Quê
- Dân Rơm Trồng Cỏ
- “Người Rơm” ở Anh & Những Câu Chuyện Buồn Từ Calais
- Ngày Việt Minh vào Hà Nội 1954
- Xuất xứ và nguyên văn bài thơ Khúc Thụy Du của Du Tử Lê
- Nhạc sĩ Đặng Thế Phong – “Dương thế bao la sầu”
- Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
- Nhìn Từ Vĩnh Cửu
- Tình Đầu
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Và Hòa Đàm Paris
- SÁCH : Phận Người Vận Nước – Phan Nhật Nam
- SÁCH : Tuấn, Chàng Trai Nước Việt – Nguyễn Vỹ
- SÁCH: Saigon Tạp Pín Lù ̣( Saigon Năm Xưa II & III) – Vương Hồng Sển
- SÁCH : Saigon Năm Xưa – Vương Hồng Sển
- Hồ sơ quý hiếm: An táng hai Ông Ngô-Đình-Diệm và Ngô-Đình-Nhu
- Phong Trào Phật Giáo và Sinh Viên / Học Sinh Trong Giai Đoạn Xáo Trộn 1964 – 1967
- SÁCH : Bên Thắng Cuộc – Huy Đức
- SÁCH : Madame Nhu- Trần Lệ Xuân – Quyền Lực Bà Rồng
- Phân Tích về Cơ Cấu và Nhân Sự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa 1955-1975
- Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam
- Hãy đọc lời ai điếu cho cả dân tộc
- Khi nào triệu người Việt sẽ xuống đường?
- Tôi Được Giải Phóng
- Điên
- Ai Thắng Ai Thua Sau Cuộc Họp Thượng Đỉnh Mỹ-Bắc Hàn
- TT Trump ca ngợi Việt Nam ‘phồn thịnh’, hình mẫu cho ‘bạn’ Kim
- VOA: Thượng đỉnh Hà Nội – Trump trắng tay, Kim nâng cao vị thế?
- Thái Thanh, Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ
- Tội Ác Việt Cộng : CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
- Dân Tộc …. Lưu Vong
- Khi kẻ ngu giả mù!
- Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc” (*)
- ” Cái địt giữa tòa “
- Hồ Xuân Hương (1772 – 1822)
- Những tội ác được thần thánh hóa.
- Phở trên đường lưu lạc
- Người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975
- Bản tình ca “tuyệt mạng”
- Câu chuyện đặc khu và hơn thế nữa
- Luật An Ninh Mạng : Qua kinh nghiệm bên Tàu, dự đoán tương lai Internet Việt Nam .
- ‘Chuyến đi kinh hoàng’ của thuyền nhân Việt
- Bản Tin Cuối Cùng Ngày 29 Tháng 4 1975 Đài Phát Thanh Saigon
- Vài hoạt cảnh buổi giao thời …
- Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo
- “Năm năm vàng son 1955-60” của Việt Nam Cộng Hòa
- Người có trách nhiệm giữ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia (NHQG)…
- Thư Mậu Thân của Hoàng Phủ Ngọc Tường: ‘Lời xin lỗi chưa trọn vẹn”
- Người đàn bà khóc chồng
- Ngày Xuân Xem Báo Xuân
- Hà Nội vẫn tin vào những giọt nước mắt
- Tết Mậu Thân – 1968
- Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam
- Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân (1968)
- Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?
- Báo Trung Quốc mô tả trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974:
- Phận dâu Việt ‘mười ba bến nước’ xứ người
- Độc Đáo : Con Đường Sắt Răng Cưa Tháp Chàm – Đà Lạt ?
- Sao lại là Bolero?
- Đề Thám – Người anh hùng hay thằng giặc ?
- Kỵ binh QLVNCH: Trận Cửa Việt
- Cha đẻ của “Đại Lộ Kinh Hoàng”
- Nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Đại Uý Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH, khẳng khái dứt khoát
- Phỏng vấn nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm
- Cha tôi – Chết không cần quan tài
- Cho một kiếp mơ được yêu nhau
- Lịch sử Trường Chu Văn An
- Nước mắt, nước biển và Thuyền Nhân Việt
- VOA Tiếng Việt : Tác giả, nhạc sĩ nói về vụ cấm ca khúc trước 1975
- Nhà văn Duyên Anh
- Bùi Bảo Trúc
- ƯỚC MƠ và HIỆN THỰC
- Ðôi điều không cần nói với nhạc
- Bó Chiếu Về Quê
- Nhớ Phùng Thăng
- Miền Nam và chị ôm nhau chết (*)
- Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản
- Tóc mai sợi vắn…
- Chuyện về một cô gái Việt Nam
- Nguyệt Ánh – Việt Dzũng : 30 năm Việt Dzũng
- ̃ Tổng Thống Obama thăm Việt Nam : Vui thì vui đấy nhưng sao vẫn có những ngậm ngùi …
- Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ
- Đài Phát Thanh Saigon – Bản Tin Cuối Cùng
- Bà quả phụ anh hùng ‘Mũ Ðỏ tên Ðương’ tìm về Ðồi 31 Hạ Lào
- Lục lại một chút hồi ức
- Những ngày cuối cùng ở Đà Nẵng và Cam Ranh
- Chiến Trường Quảng Trị Trong Mùa Hè Đỏ Lửa Với Phi Đoàn Khu Trục 518
- Brigitte Bardot : huyền thoại của điện ảnh Pháp
- Chiến Tranh Việt Nam: Tháng Ba Chôn Súng
- Những tình khúc vượt thời gian
- Đêm trên thung lũng
- Xuân Ca Ngày Cũ – Từ La Hối đến Nguyễn Hiền
- Hạ Lào, Nơi Người Lính không về…
- Cơn Uất Hạ Lào
- Thời của mõ làng và những kiêu binh
- Tết người Bắc ở SàiGòn xưa
- “Bến Xuân” và giai thoại về mối tình dang dở
- Giá như ông cha ta đừng ‘cứng đầu’
- Khi lòng yêu nước bị từ khước
- “Tweaking the Tiger’s Tail” – The Battle for the Paracel Islands
- Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa
- Ngàn năm còn hận hỡi Phù Sai.
- Trần Văn Bá và Olivier Todd
- Tưởng niệm Trần Văn Bá
- Nhân vật của năm
- Bánh mì Sài gòn theo dòng thời gian
- Con khỉ
- OVV – 2015 Tổng kết cuối năm
- Ngày 25-12-1991, ngày cuối cùng của chế độ CS Liên Xô
- Phong trào phát triển Vovinam Việt Võ Đạo tại hải ngoại
- Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”
- Người vợ của Bùi Giáng
- Đường khuynh diệp
- Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng
- Những Năm Tháng Đã Đi Vào Quân Sử
- Cuộc Ðổ Bộ Trong Lòng Ðịch
- Một Địa Chỉ Hoa
- Đất nước nhìn từ phi trường Changi
- Món nợ tuổi hai mươi
- Cái chết trong tù CS của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát
- Chuyện Cũ… có thể nào quên?
- Nhớ hề râu ThanhViệt – Đem mạng sống đổi lấy chén cơm manh áo !
- Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam
- Bảo Đại trao kiếm giả cho ‘cách mạng’?
- Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô
- Việt Nam, 65 năm sau
- Nhìn lại Cách mạng tháng Tám
- SÁCH : Đời Phi Công- Toàn Phong – Nguyễn Xuân Vinh
- 3 Millions Hits …
- Nhân 80 năm, tạ ơn tiếng hát khai tâm
- Tôi học và hành nghề chuyên viên kinh tế như thế nào ?
- Giới thiệu lịch sử đại cương Luật Khoa Đại Học Đường SÀI GÒN
- Tâm Tình bên Tách Cà Phê
- Nguyễn Đình Toàn từ Đồng Cỏ tới Áo Mơ Phai
- Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ
- Ngả mũ với ông Phùng Quang Thanh (tham khảo)
- “Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975
- Ai là tác giả bản “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu” ?
- Nhạc sĩ Y vân và “Lòng Mẹ”
- Sài Gòn ngày xưa trên đường Catinat
- Tưởng niệm văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hoà
- Nick Út và Đoàn Công Tính
- Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
- Tưởng Nhớ Về Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6
- Thuyền Nhân
- Xóa dấu vết tội ác
- Câu chuyện cảm động về con tàu mang số MT065
- Cái giá của Tự Do
- Kinh hoàng trên đảo Kokra
- Bi Sử Thuyền Nhân
- Nguyễn Thái Học
- Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”
- Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân
- Tuởng Nhớ 13 Anh Hùng VNQDĐ/Những Đóa Hoa Máu
- Cựu Nữ Quân Nhân QLVNCH Mũ Ðỏ : Người Xưa Đâu
- Trường Nữ trung học Gia Long
- Thương Tiếc LA DALAT
- Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở ( Kết )
- Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở (phần 3)
- Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở : Phần 2
- Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở : Phần 1
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đổi tiền
- Ba lần đổi tiền
- Sài Gòn và siêu thị đầu tiên ở Việt Nam
- Các trường, viện ngoài công lập ở miền Nam trước 1975
- Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 ( trích )
- Giáo Dục ở Nam Việt Nam Từ Xưa Đến thời Pháp thuộc
- Mùa Hè Đỏ Lửa – Bút ký Phan Nhật Nam
- Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
- Nhật ký Chiến tranh : Hà Nội trước ngày Mỹ ném B.52, tháng chạp 1972
- Nhật Ký Chiến Tranh : Quảng Trị 1972 (Phụ Lục)
- Nhật ký chiến tranh : Quảng Trị mùa hè 1972 (III)
- Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (II)
- Nhật ký chiến tranh: Quảng Trị mùa hè 1972 (I)
- Cuộc khủng hoảng của nhà Trần sau khi đánh thắng quân Nguyên
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 20 : Kẻ thắng người bại và những nấm mộ cô đơn
- Ban Tam Ca Trào Phúng AVT (Kích Động Nhạc AVT)
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 19: Đại sứ bất tại
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 18: Kẻ thắng nhập thành
- Dòng Nhạc Lê Hựu Hà
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 17: Hấp lực của một thành phố
- Sài Gòn Thất Thủ : Kỳ 16: Tìm hiểu vùng đất của phe MTGP
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 15: Cuộc thảm sát tập thể tại Huế
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 14: Vị Tổng Thống cuối cùng
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 13: Áp lực từ chức
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 12: Rời bỏ thủ đô
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 11: Cảm nghĩ của người dân về chính quyền Sài Gòn và MTGPMN
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 10: Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?
- Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 9: Bí ẩn nan giải của lịch sử
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 8: Người phóng viên miệng lưỡi và cuộc chiến thắng vô nghĩa
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 7: Vai trò lịch sử quái dị của hiệp định Ba Lê
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 6: Những cảm nhận sâu sắc về sự tàn ác của chủ nghĩa cộng sản
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 5: Sự bắt đầu của màn chung kết
- Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 4: Hư cấu về MTGPMN
- Sài Gòn Thất thủ – Kỳ 3: Hoa Kỳ triệt thoái
- Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 2: “Xuân Lộc, một chiến thắng ngắn ngủi làm nức lòng dân”
- Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 1: “Kẻ ở, người đi và một sự thật bình thường”
- Loạt bài : Sài Gòn Thất Thủ – Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên giới thiệu
- Những Kẻ Tử Tù
- Người sót lại của rừng cười
- Chỉ còn lại giấc mơ
- 30-4-75, một sự sắp đặt trước?
- 60 Năm Sài Gòn Trong Tôi
- Tương lai ra sao sau 40 năm thất bại?
- “Chúng ta đã lầm lẫn, lầm lẫn khủng khiếp”
- Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?
- Tâm tình của nhà văn Phan Nhật Nam về ngày 30/4/1975
- Đại thắng mùa Xuân … Những huyền thoại trên cả tuyệt vời
- 1975-2015: Cuộc chiến Việt Nam , Những điều có thể bạn chưa biết ….
- Thuyền nhân Việt nam: thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang
- Bên thắng cuộc …
- Hai Ngày Gác Ở Nghĩa Trang Quân Đội
- Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Chuyện Kể Từ Đầu
- 1975: Những trận đánh cuối cùng
- Nhân ngày 30/4: Những món nợ không sao trả nổi
- Quốc Thiều Việt Nam Cộng Hòa
- NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA, “Xin hãy vì Chúa mà ngưng lại! Ngưng lại! Ngưng lại!”
- Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa
- 30/4/1975 – Ngày Giải phóng?
- Càng huênh hoang bốc phét về đại thắng mùa Xuân ….
- Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do
- Việt Nam Cộng Hòa 10 Ngày Cuối Cùng
- VNCH 10 Ngày Cuối Cùng (Trần Đông Phong): Lời Giới Thiệu
- VNCH 10 Ngày Cuối Cùng :Bối cảnh trước tháng 4-1975
- Thiên hùng ca Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
- Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.
- EM HÁT TAN VÀNG, CA NÁT ĐÁ…
- Phim : Thuyền Nhân ( Boat People ) 1982
- 40 Năm Nhìn Lại: Cộng Đồng Người Việt Toronto Lớn Mạnh
- Đường Nguyễn An Ninh – Một Sự Trở Về
- Những Đoạn Viết Ngắn Về Sài Gòn, Về Việt Nam ….
- Những Tờ Lịch Cũ
- Ngày 30 tháng Tư của tôi : Đếm ngược
- Nước Mắt Trước Cơn Mưa :Chuyến Bay Cuối Cùng Từ Đà Nẵng
- Nước Mắt Trước Cơn Mưa.
- Gió Tháng Ba, Bão Tháng Tư
- Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi
- Trong Lửa Đỏ, Giữa Sự Chết, Trên Quê Hương!
- Vị Tướng Của Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972
- Hung hãn và hèn nhát
- Ai Dê hơn Ai ?
- Bốn Mươi Năm, Nỗi Niềm Ba Thế Hệ
- Sách : Đèn Cù – Phần 2
- Cần hiểu đúng về ung thư và nguy cơ ung thư
- Tại sao khó có thể tự hào là người Việt-Nam ?
- Dạy con trẻ thói lưu manh
- Nhạc sĩ Trúc Phương và các bản Boléro nổi tiếng
- OVV – 2014 Tổng kết cuối năm
- Lăng Ông Bà Chiểu – Tả quân Lê Văn Duyệt – Loạn Lê Văn Khôi
- Người Đi Trên Mây
- Con Gái Ông Đại Úy
- Chương trình Người Cày Có Ruộng tại miền Nam
- Cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn cái chết oan ức
- Sách : Đèn Cù Phần I
- Người Phụ Nữ Đầu Tiên Bị Bắn Trong Cải Cách Ruộng Đất
- Cải Cách Ruộng Đất – Phần 5 : Xây Dựng Lực Lượng Để Chuẩn Bị Xâm Chiếm Miền Nam
- Cải Cách Ruộng Đất – Phần 4 : Mục Tiêu Của Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp: Khống Chế Nông Dân Bắc Việt
- Cải Cách Ruộng Đất – Phần 3: Giai đoạn đấu tranh sắt máu sau 1954
- Cải Cách Ruộng Đất – Phần 2 :Những Giai Đoạn “Đấu Tranh” Trước 1954
- Cải Cách Ruộng Đất – Phần 1 : Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp Tại Miền Bắc
- Một thời Velosolex
- Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài
- Thử Nhìn Lại Lời Ca Và Nguồn Gốc Bài Ca: Oui, devant Dieu
- Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện
- Cột đồng Mã Viện
- Võ Thị Hảo – Vệt linh khí đã thoát ra từ nơi địa ngục
- F is for Fish Sauce, Flavour, Phan Thiết and Phú Quốc
- Một bông hồng cho Cha
- June 5: A Day For Tank Man and Reimagining History
- Never before seen Tiananmen Square photos found in shoebox
- Thư 19 tháng Năm 2014 – Bùi Bảo Trúc
- Chỉ là chiến tranh tâm lý
- Ngày về Việt Nam của Phóng viên VRNs Lê Thanh Tùng
- Cuộc đàn áp được báo trước ở Sài Gòn.
- Ai đứng đằng sau giật dây
- Một vài hình ảnh người Việt hải ngoại về việc Trung Cộng
- Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?
- Biểu tình, bạo động từ Bình Dương lan tràn khắp nơi
- Chủ Nhật 18/5: Toàn Quốc Xuống Đường!
- Thảm Cảnh Vượt Biên Trên Biển Đông
- Ông Địa Của Chị Quyên
- Đứa con của biển
- VietNam : 39 năm nhìn lại
- “Học Tập Cải Tạo” – Trình Diện Để Đi Tù Đầy
- Chuyện bây giờ mới kể
- Suy nghĩ tháng Tư
- Không ai có thể thay đổi được quá khứ, nhưng…
- Tháng Tư: Khóc Cho Một Đất Nước
- Chiều Qua Nghĩa Trang
- Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam
- Ngày Cuối Cùng Của Sư Đoàn 5
- Cuộc Sống Chung Quanh Ta: Ôn Cố, Tri Tân.
- Lễ Tri Ân Thương Phế Binh – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – Sài Gòn ngày 28 /4 /2014
- Trận chiến tại Cầu Tân Cảng ngày 28-4-1975 – You Tube
- Tháng 4/2014 Tưởng niệm tướng Nguyễn Khoa Nam tại Sài gòn ( Chùa Già Lam ):
- Các Lữ Đoàn Nhảy Dù trong tháng ngày cuối cùng
- Tháng Ba , ngày giỗ Em
- Nhớ về An-Lộc
- 30 tháng Tư, 38 năm nhìn lại
- Người Việt Nam ăn cắp ….. !!!
- Những ngày của tháng 4 – 1975 .
- 30 tháng 4 1975
- SàiGòn 1967
- Tiểu Đoàn 11 BĐQ Tại Căn Cứ Charlie
- Cuộc Rút Quân Bi Tráng Của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù khỏi phòng tuyến CharLie tháng 4/1972
- Tại sao không giữ lời hứa với mẹ tôi
- Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ
- Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
- Sài gòn trong những niềm nhớ …..
- Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách
- Về một chữ ” Đéo ” đặt đúng chỗ *
- Hồi ức của người sống sót từ Hộ tống hạm HQ10 …
- Lê Hiếu Đằng : quá ít và quá trễ
- Huế, thảm sát Tết Mậu Thân
- Lấy lại Hoàng Sa: Những điều bất khả thi
- Trung Quốc có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?
- Vì sao miền Bắc chiến thắng?
- Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”
- Trận chiến tranh 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
- Tổng Quát Về Trận Chiến Biên Giới Phía Bắc Năm 1979
- 2013 Tổng kết cuối năm
- Sài Gòn: nhìn lại 50 năm, 1963-2013
- Nghĩ về một tập san quân đội (tham khảo)
- Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
- Cái Chết Của Trung Tá Nguyễn Văn Long
- có những điều chẳng thể quên từ năm tháng cũ…
- Chết Tập-Thể Trong Tù Cải-Tạo
- Một ngày ‘ngổn ngang’
- 2,000,088 Hits
- Đoản Văn Của Một Người Tử Trận
- Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giỗ Chu Tử, Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16- 4-1966
- Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng
- Mối Tương Đồng Lý Thú Giữa Tục Ngữ Việt Nam Và Tục Ngữ Nước Ngoài
- Cà phê Saigon ngày xưa
- BIẾN CỐ 30/4/1975: TÌM CON TRAI MẤT TÍCH NĂM 1983 TRONG CHUYẾN VƯỢT BIÊN
- Ban Mê Thuột – Tháng 3/1975 Khởi Đầu cho Kết Thúc
- Nhìn lại chiến tranh
- Thanh Tâm Tuyền những điều nhớ
- RSF – Báo cáo đặc biệt về giám sát Internet, tập trung vào năm chính quyền và năm công ty là kẻ thù của Internet
- Bài phát biểu của Netizen Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi trao giải Công Dân Mạng 2013 tại Paris
- Phạm Công Thiện Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng
- Lời trăn trối cuối cùng
- Một cái nhìn khám phá mới về Nguyễn Tất Nhiên
- Nguyễn Tất Nhiên gã cuồng thơ yểu mệnh
- Mùa Xuân hai bên
- Con rồng đá kỳ lạ ở Chi Nhị
- Nguyên tắc Cúng, Khấn, Vái, Lạy
- Lời Nguyền trên đỉnh đèo Rù Rì
- Dạ cổ hoài lang
- Ngày 19-1: Kỷ niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu
- Khe Sanh Trong Vòng Vây
- Trận Chiến Khe Sanh
- Trận Khe Sanh
- Bùi Giáng Bình Thơ Apolinaire
- Lá Số Tử Vi
- Mùa thu ẩm ướt
- Phim : Sad Song of Yellow Skin – Bi khúc Da Vàng
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1975
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1972
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1969
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1966
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1964
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1955 Đợt 2
- Các Loại Giấy Bạc VNCH phát hành 1955
- Các Loại Tiền Kim Loại VNCH 1953 – 1975
- người việt nam hèn hạ
- Viên Ngọc Nát
- Vũ trụ không cùng
- Trung Tá Lê Hằng Minh Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC
- Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân – Tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh
- Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân “Cọp Ba Đầu Rằn”
- Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân và Trận đánh ở Suối Long, Long Khánh
- Trung đoàn 44 , Sư đòan 23 Bộ Binh : Kontum Mùa hè đỏ lửa 1972
- Người pháo thủ thành Carol
- Ngày Quân Lực
- Chết trận Đồng Xoài
- Nhớ
- Vàng Bông Vạn Thọ
- Viết Về Một Số Các Bạn Tôi Ở Delta Ngày Đầu
- Đêm cuối cùng tại Saigòn
- Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)
- Đường Lưỡi Bò Của Trung Quốc Bắt Đầu ‘Liếm” Vào Các Ẩn Phẩm Khoa Học
- 8012
- Phước Long : Niềm đau chưa dứt!
- Trận Chiến Phước Long 1/1975
- Bộ Mặt Thứ Hai Của Sài Gòn Sau 30-4-1975
- Nỗi buồn tháng Tư
- Nguyên Nhân Chiến Tranh 1960 – 1975
- Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi : 5 Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam
- Những giờ phút cuối cùng của Quân Ðoàn IV
- Lôi Bằng – Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH …
- Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân tháng 4/1975
- Trò chuyện với Lê Thị Ý: Tác giả ‘ngày mai đi nhận xác chồng’
- Quốc lộ 20, Hành lang của Tử Thần
- Hoàng Sa 1974: Trận đánh cuối cùng của Mao Trạch Đông
- Võ Nguyên Giáp – Bản lý lịch tự khai
- Chuyến Ði Cầu Viện Bí Mật Năm 1950 Của Hồ
- Cuộc di tản đầy máu và nước mắt
- Ban Mê Thuột ngày đầu chiến cuộc
- Hương Lộ 555 Lẻ Loi
- Vết xích chiến xa trên đất Kontum ….
- Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 – Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975 (và những hệ lụy sau đó)
- Pleime: Trận Tử Chiến Của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân Biên Phòng
- Câu Chuyện Chiếc Mũ Xanh
- Ôi ! Charlie …
- Cuộc hành quân DELTA 51
- An Lộc chiến trường đi không hẹn
- Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù, 1972 :
- Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở Bình Long 1972
- Người Nhân Chứng Qua Đêm Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
- Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử Về Việc Sư Đoàn 3 Bộ Binh …
- Tái Chiếm Cổ Thành Quảng-Trị Ngày 16-9-72
- Trận Kịch Chiến Cuối Cùng Của Lữ Đoàn 147 TQLC Ở Aí Tử
- Cổ Thành Quảng Trị và Đại Lộ Kinh Hoàng trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
- Dakto – Đêm cuối cùng
- Cao nguyên sương mù hay khói súng
- Cuộc Chiến Bốn Mươi Năm Trước – Mùa Hè Đỏ Lửa (1972)
- Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến và trận Quảng Trị 1972
- Khỉ và Người
- Lữ Đoàn 147 và 258 TQLC Đổ Bộ Tử Chiến Ở Ven Biển Hải Lăng
- Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
- Mùa hoa Cà Phê
- Đại đội 72, Tiểu đoàn 7 Nhảy dù mất tích trên chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965
- Mười Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và khúc xương khó nuốt ChuPao
- Kampong Trach theo Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất
- Biệt Động Quân và trận đánh Kampong Trach 1972
- Trận Chiến Kompong Trach theo Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
- Tiểu Đoàn 6 TQLC Trong Trận Mậu Thân 68
- Tình Ca Việt Nam Một Thời Hạnh Phúc – Nhạc Chủ Đề Trên Làn Sóng Điện
- Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn
- Lịch sử tân nhạc Việt Nam
- Nhân Tết Nhâm Thìn, nhớ lại Hai mươi sáu ngày tang thương của Huế
- Nghĩa Mẹ Tình Mẹ Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam
- Hồ Chí Minh đối với sự biếnTết Mậu Thân – theo Vũ Ký
- Trận mưa bom Giáng sinh
- Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon
- Góp Ý Về Nhân Vật Truyện Kiều
- Ai biểu không làm thơ như Tố Hữu! & Vài ý nghĩ nhân hội thảo thơ Tố Hữu
- Những kẻ giết thơ
- Sự tích bài thơ “Trèo Lên Cây Bưởi”
- Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
- Pleiku, thơ và thi nhân
- 2012 Should auld acquaintance (and sources) be forgot
- Món quà triều cống dành cho Thái tử Tập Cận Bình ( Xi Jinping)
- Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc
- Ai Đã Hạ Gục Chủ Nghĩa Cộng Sản?
- Chuyện Hoàng Sa ngày ấy
- Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa
- Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979
- Cuộc nổi loạn ở QuânY Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang năm 1970
- Những khuôn mặt ngổ ngáo trong Y Khoa thập niên 60 – 70
- Vụ BS Hà Thúc Nhơn
- Hồi Ức Của Một Sĩ Quan Tùy Viên.
- Ngô Đình Lệ Thuỷ , hồng nhan mệnh yểu
- Miếng ngon quê hương
- “Sống Trên Đời”
- Liêu trai
- Ván Cờ Ma Quỷ
- Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956
- Những bí ẩn chung quanh vụ sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu
- Vài nét đặc thù về các ngôn ngữ “giả cầy”
- Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp
- Một thời… “quái kiệt”
- Chuyện con vẹt
- Cái chết của một ngôn ngữ
- Hỏi, Ngã…….?………~..
- Cá bống kho tiêu cuối mùa mưa
- 36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Mỹ-Việt
- Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam
- Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
- Công hàm Phạm Văn Đồng
- ‘Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ
- Đệ nhất Phương Nam… mắm
- Có bông hoa nào không cho người sẽ qua đời?
- Thịt dê cứu tinh của phe đàn ông
- Julie Christie – Ngày Lara trở lại
- Người Chết Dưới Chân Chúa
- Một vài câu hỏi về Tướng Giáp
- Trung Úy Sơn
- Ngày của Mẹ
- Chuyện Người Nghĩa Quân…
- Chân dung “Bác” Hồ
- Hồ Chí Minh : Những năm chưa được biết đến
- Bà Nhu, cột thu lôi Việt Nam, đã chết
- Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ
- Saigon trong cơn hấp hối 30.04.1975 : Cận vệ ông Vũ Văn Mẫu
- Tưởng Niệm 30 Tháng 4: Phiên Họp Khẩn 27/4/1975 Của Quốc Hội VNCH
- Một số hình ảnh về 30/04 1975
- 30 Tháng 4, ba mươi hai năm sau : Loạt bài của Viện bảo tàng Viet Nam San Jose phổ biến
- Những buổi chợ chiều cuối tháng tư đen năm 75
- Ngày Thứ Bảy, 26 Tháng 4/75
- Ngày nầy, năm 1975…
- Cám ơn Anh : Người Thương Phế Binh VNCH
- Cám Ơn Anh: Người Lính VNCH
- Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
- Nhớ Về Trường Sơn
- Cái chết của Bộ Trường Trần Chánh Thành
- Toàn văn bài văn “lạ” của nữ sinh Hải Phòng
- Thực tài của Võ Nguyên Giáp : Dưới cái nhìn của 1 thanh niên miền Bắc
- Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ
- Thơ Tình trong kinh điển
- Linh Hồn Và Cõi Âm
- Mười hai con giáp trong tử vi Đông Phương
- Thầy bói Sài gòn xưa
- 72 Quí Tuớng
- Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)
- 32 năm chiến tranh biên giới Trung-Việt
- Bài nói của Đặng Tiểu Bình chiều 16.3.1979
- Đại học miền Nam trước 1975 Hồi tưởng và Nhận định
- Vị Thái Giám cuối cùng
- Nữ thái giám – Bí ẩn trong cung đình Trung Hoa
- Những bí mật “tế nhị” của thái giám
- Chuyện đời thái giám triều Nguyễn
- Cung Nữ cuối cùng của triều Nguyễn
- Trang phục thời Nguyễn
- Hà Nhật Quân Tái Lai – Bao giờ Anh trở lại
- Chuyện một giọng ca yêu nước : Đặng Lệ Quân
- Điểm Biến
- Phở Sài Gòn xưa và nay ….
- Phạm Ngọc Thảo, Ông là ai ?
- Những gián điệp trong chiến tranh VN 1946-1975
- Đảo Chính Ngô Đình Diệm
- Trận Tân Cảnh :Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
- Mặt Trận Kontum Hè Đỏ Lửa 1972 – Một Biến Cố, Hai Cái Nhìn
- Ngày cuối cùng của một Tư lệnh tại căn cứ Tân Cảnh, Mùa Hè 72
- Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972
- Tướng Nguyễn Ngọc Loan và biến cố Tết Mậu Thân
- Nhớ những lần, nghe nhạc, đọc thơ, đọc truyện của Nguyễn Đình Toàn
- Lucien Conein và biến cố 1-11-63
- Sex Dưới Cái Nhìn Của Người Viết Nữ VietNam
- Đừng Đến Sân Ga
- Viết và Lách
- Nói Dóc Chuyện La Ve ( La Dze )
- Điện ảnh Miền Nam Việt Nam ….
- Ký Ức Màu Xanh
- Đánh giá lại Ngô Đình Diệm
- Một Thời Cà Phê Sài Gòn
- Gấp Lắm Rồi
- Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm Từ Góc Nhìn Của một Đại Tá Công An
- Phong trào Nhân văn-Giai phẩm và Giải thưởng Nhà nước: Nhìn dưới góc người đọc
- Nhìn Lại Vụ Án Nhân Văn – Giai Phẩm Cách Đây 40 năm
- Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm
- Để trả lời một câu hỏi
- Chuyện bài thơ đem phổ nhạc / Audio : Kỷ Vật Cho Em
- Phố Núi
- Quê hương trên đôi vai gầy
- Tiếng Việt thời thượng
- Nhà Xác
- Từ mái tóc đến đôi guốc
- Mùa Thu Cuộc Tình
- 55 năm trôi qua từ ngày ký Hiệp Định Genève 20-7-1954/2009
- Xe gắn máy tại miền Nam trước 75
- Trong Suốt Như Khí Trời
- Lịch Sử Nha Kỹ Thuật
- Vài nét về Quân lực VNCH và sự hình thành Ngày Quân Lực 19.6
- Các đại đơn vị của QL VNCH
- Bố tôi ….
- “Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn”
- Các lực lượng trong nước trong chiến tranh 1960 – 1975
- Cờ Vàng Ba Que Xỏ Lá !
- Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA
- Ông Hồ mấy vợ ?
- Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh
- Một cái nhìn về Dương Văn Minh
- Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
- Từ “Bãi Cát Vàng” cho đền “Hoàng Sa-Trường Sa” không phải là “Bãi hoang chim ỉa”
- Tưởng Niệm Ông Đại Tướng Cao Văn Viên (1921-2008)
- Những ngày cuối đời của Đại tướng Cao văn Viên
- Tổng Công Kích Năm MẬU THÂN 1968
- Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn của kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân 1968
- Phiếm luận về sự “vô học”
- Tình người trong xã hội vô cảm
- Chuyến di tản của Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502
- Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long – HQ 802 Những Ngày Cuối Trên Biển Ðông
- Tống Lê Chân – Tiền Đồn Quá Xa
- Hệ thống đường mòn Hồ chí Minh
- Tài Liệu Nghiên Cứu Hiệp Ước Biên Giới trên Ðất Liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa
- Hiệp Ước Biên Giới Việt – Hoa 1999
- Ván bài bốn bên
- Trại cải tạo của CSVN sau năm 1975
- Oan Hồn Trên Xứ Huế
- Cố đô kinh hoàng!
- Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54
- Tướng Cao Văn Viên kể lại 2 buổi họp lịch sử Tháng 3/75
- Từ Ban-Mê-Thuột đến cuộc triệt thoái Cao Nguyên
- Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975
- Quảng Trị, An Lộc 35 năm sau
- Chuyến Công Tác Cuối Cùng Của HQ 09
- Giọt Nước Mắt Cho Người tìm Tự Do
- Vùng IV Duyên Hải những ngày cuối
- Sở Phòng Vệ Duyên Hải
- Damber Vùng đất lạ chôn vùi thân bách chiến !
- Tưởng niệm ngày 30/4 Việt Nam, đau thương niềm nhớ nhưng không tủi nhục
- Người mẹ già của tử sĩ VNCH trên căn gác tối
- “Hãy thắp cho Anh một ngọn đèn”
- Anh là ai ?
- Trận đánh cuối cùng
- Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh
- Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối Cùng
- Nước mắt trong cơn mưa
- Audio : Bản tin cuối ngày 29/04/1975 của Đài Phát Thanh Saigon
- Vĩnh Biệt Sài Gòn
- Giây phút hấp hối của Việt Nam Cộng Hòa
- Những Giờ Phút Chót Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH
- Cuộc Triệt Thoái Tuyệt Vời
- Lời Phân Trần Của Tướng Dương Văn Minh
- Những Ngày Cuối VNCH 3
- Những Ngày Cuối VNCH 2
- Những Ngày Cuối VNCH 1
- Những Ngày Cuối Của Hải-Vận-Hạm Hậu-Giang
- Ngã Tư Bảy Hiền – sáng 30/04/1975
- Những giờ hấp hối
- Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến
- Buổi lễ bàn giao tổng thống tại Dinh Độc Lập (giữa Trần Văn Hương và Dương Văn Minh)
- Một nén hương lòng dâng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương
- Vị Tổng Thống Dân Cử Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
- Diễn Văn Của Tổng Thống Trần Văn Hương -26-4 – 1975
- Đại tướng Cao Văn Viên những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa
- Trận Phan Rang
- Một khoảng đường tỉnh lộ
- Những Ngày Cuối Cùng Trên Liên Tỉnh Lộ 7B
- 35 năm nhìn lại – Cuộc thất trận và phản bội đồng minh
- Người Quân Cảnh Cuối Cùng Chết Tại Bộ Tổng Tham Mưu
- Vài nét về một anh hùng: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
- Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú
- Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai
- Tướng Lê Nguyên Vỹ
- Máu Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long đã thấm xuống lòng đất mẹ
- Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam
- Phút thành thần của tướng Lê Văn Hưng
- Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
- LĐ81/BCND Và Những Ngày Tháng Tư
- Biệt Đội 817, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù
- Đại Bàng Gẫy Cánh Tháng Tư
- Ngày Ta Bỏ Núi
- 30.4.1975 – Viện trợ khẩn cấp 722 triệu để cứu miền Nam
- Tháng tư không ánh mặt trời
- Chính trị và sức mạnh của lịch sử
- Bốn Cuộc Triệt Thoái Lịch Sử Khi Miền Nam Đang Hấp Hối.
- Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long
- Thương Tiếc Viết Về Tướng Nguyễn Khoa Nam
- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam
- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
- Chuẩn Tướng Trần văn Hai
- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ
- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
- Ngọn đồi cuối cùng
- Những Chương Bi Thảm
- Mặt Trận Ban Mê Thuột
- Đà Nẵng Và Những Diễn Biến 35 Năm Trước : TT Thiệu: Kế Hoạch Tối Mật Bảo Vệ Miền Nam
- Lực Lượng Quân Đoàn I Rút Khỏi Đà Nẵng
- Vài Biến Cố đằng sau mặt trận tây nguyên
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh và cuộc quyết chiến Ban Mê Thuột tháng 3.1975
- Những người lính bị bỏ rơi
- 30.4.75 – Tháng Ba buồn … hiu !
- Tư Lệnh QĐ 2 Phạm Văn Phú, Ngày Cuối Tại Quân Khu II
- Gĩa Từ Vũ Khí
- Giờ phút hấp hối cuả thành phố Đà Nẵng : Cuối tháng 3 – 1975
- Người Lính Không Có Số Quân
- Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn : Hoàng hôn chụp xuống Pleiku
- Những Cánh Rừng
- Xóm tôi
- Mắt Thuyền
- 49 Ngày Với Em
- Tà kiếm : Đuôi rồng quật ngược
- Đôi mắt rồng
- Mùa Xuân tại làng Nhân Ái
- Đêm Noel trong xà lim số 6
- Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông
- Biệt Ðội Thiên Nga
- Cái duyên Nam Bắc
- Người ngày xưa
- Tổ Chức Thi Tú Tài trưo’c 1975 tại Nam VietNam
- Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975
- Giáo dục ở miền Nam VietNam …. Những con số biết nói
- Bản đồ Đô Thành Saigon và phụ cận – trước 1975 và bây giờ
- Tướng Trần Thiện Khiêm trong Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam
- Người xây lò
- Sự Trả Thù Của Nhà Nguyễn Ðối Với Nhà Tây Sơn
- Nhất Linh và cuộc đảo chính 11-11-1960: Theo tôi biết
- Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh
- Vụ chính biến 11/11/1960 và cái chết của Nhất Linh 07/07/1963
- Tổng Giám mục Ngô Đình Thục (1897 – 1984 ) : Thần quyền với Thế quyền
- Vai trò của tổng giám mục Ngô Đình Thục trong chính trường Nam Việt Nam thời Đệ I Cộng Hòa
- Vụ hành quyết ông Ngô Đình Cẩn
- Ngô Đình Cẩn
- “Hồi ký’ của Bà Ngô Đình Nhu
- Chuyện trò với bà Ngô Đình Nhu
- Bà Trần Lệ Xuân bây giờ ra sao ?
- Bà Ngô Đình Nhu / Trần Lệ Xuân
- Ngô Đình Nhu (1910-1963): Một Nhà Chiến Lược
- Quách Tòng Đức: Chín năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Chính Đề Việt Nam – Tùng Phong – Ngô Đình Nhu
- Đảo Chánh 1-11-63: Đại sứ Cabot Lodge và cái chết của anh em ông Diệm
- Hai tài liệu mật của CIA về Các Tướng Lãnh VN và gia đình họ Ngô
- Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
- Tản mạn về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Mã Tuyên và cái đêm 1-11 -1963.
- Bọn ác ôn côn đồ
- Những giờ định mệnh
- Cái Chết Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
- Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm – Đảo chánh 1-11-1963
- Đảo Chánh 1-11-1963: Ai Giết Anh Em Ông Diệm?
- Cái Chết Của HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền
- Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng thống Diệm
- Ông Diệm và ông Nhu đã bi giết như thế nào ?
- Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử P 2
- Yêu cầu Tướng Khánh trả lời trước lịch sử – P 1
- Tùy Viên cho Tổng Thống
- Quảng Trị, Khe Sanh, những người chiến sĩ vô danh
- Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị
- Từ Đại lộ kinh hoàng đến Chiến thắng Quảng Trị
- Polei Kleng – Căn cứ Lệ Khánh
- Saigon , quán cà phê và tuổi lang thang …..
- Quán Thằng Bờm
- Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt
- Truất Phế Bảo Đại Và Khai Sinh Đệ Nhất Cộng Hòa
- Trong cơn hỗn loạn (giao thời Bảo Đại và Ngô Đình Diệm)
- Nam Phương Hoàng hậu : Những ngày cuối cùng *
- Nam Phương Hoàng Hậu – Câu chuyện một con tem.
- Nam Phương Hoàng hậu
- Chuyện tình Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu
- TẬP II: Tướng Dương Văn Minh :Cái Chết Của Một Hàng Tướng
- TẬP I : Tướng Dương Văn Minh – Đệ Nhất Cộng Hòa
- Gorbachev: Những truân chuyên…
- Bài học Tú Bà dạy cho Kiều
- Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca
- Đôi Mắt Người Sơn Tây – nàng là ai ?
- Trận Lão Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt năm 1984
- Xin Bình An Cho Những Người Đã Chết
- Vài ý nghĩ về Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
- Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào?
- Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn
- Trận An Lộc
- Không Quân VNCH và Chiến trường An lộc
- Võ Nguyên Giáp, huyền thoại của CSVN sau Hồ Chí Minh
- Võ Nguyên Giáp: Thiên tài khốn nạn của quê hương
- Viện trợ quân sự trong chiến tranh VN
- Ô Nhuc Ải Nam Quan!
- Quan niệm về biển cả của người Trung Hoa dưới hai triều Minh – Thanh
- Lực Lượng Trung Cộng Trong Biến Cố Hoàng Sa 1974
- Charlie, Ngọn Ðồi Quyết Tử
- “Robert Lửa” Nguyễn Xuân Phúc
- Bài Viết Về Tonle Tchombe (Tống Lê Chân)
- Tống Lê Chân: Tiền Đồn Quá Xa
- Nhảy Dù : Mặt Trận Khánh Dương
- Trở lại Cổ Thành
- Cổ Thành Quảng Trị : Bức Tường Thành Oan Trái
- Mùa Hè Đỏ Lửa : Mặt trận Quảng Trị
- Hành Quân Lam Sơn 719 Hạ Lào Và Đại Đội 5/TĐ2/ Thủy Quân Lục Chiến
- Biệt-Động-Quân Trong Hành-Quân Lam-Sơn 719
- Sư Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam và Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
- Mậu Thân, Anh còn nhớ hay Anh đã quên ?
- Đặng Thế Phong
- Sài Gòn, một thời của một đời
- Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956
- Huyền Thoại Về Một Người Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước
- Lột trần huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh
- Thêm tài liệu mới về gia phả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh, Sự thật về thân thế và sự nghiệp – Nhóm Đường Mới
- “Vision accomplished ?The enigma of Ho Chi Minh” – Nguyễn Khắc Huyên
- Hồ Chí Minh, Nhà ngoại giao, 1945-1946 – Vũ Ngự Chiêu
- Face à Ho Chi Minh – Jean Sainteny
- Màu thời gian
- Tìm ra Hoàng Thị… ngày xưa
- Phạm Thiên Thư
- Vai trò của CS Trung Quốc trong chiến tranh 1946-1954 ở VietNam
- Ca Nhạc sĩ Sài Gòn , trước 04 / 1975
- Quyền được rên
- Tùy bút Khánh Ly
- Nguyên nhân và hậu quả của Hiệp định Geneva 1954
- Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử
- Nguyệt cầm
- Chất thơ trong Tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung
- Giáo Sĩ
- Tình Ca
- Quan Phu
- Người chết dưới chân Chúa
- Thiên Thai
- Gion
- Hy Sinh
- Tướng Sát Phu
- Cà Mau Ly Rượu Giã Từ
- Hồi Ức Nguyễn Thị Bình Tiết Lộ Thêm Về Hiệp Ðịnh Paris
- Vài bí mật chưa được tiết lộ về MTGPMN
- Lột mặt nạ tổ chức bịp bợm Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
- Hố chôn người ám ảnh
- Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54
- 7-5: Điện Biên Phủ, Trận Đánh Lớn Nhất?
- Điện Biên Phủ 1954, Nấm Mồ Vĩ Đại
- Chim ơi! Vĩnh biệt sao đành!
- Bơi Trên Giòng Nước Ngược
- Vật đổi sao dời
- Cái ăn của người sành điệu
- Mùa Xuân nói chuyện Trà
- Khảo một chữ ôm
- Sàigòn bây giờ…
- Người Con Gái Thần Rắn
- Thềm nắng sau lưng
- Cơn Đau Không Dứt
- Nhân Cách
- Mã Số Giữa Kiến Và Ong
- Thiếu Một Cái Hang
- Trận lụt vàng
- Trong Đó Có Tôi
- Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh
- Ngồi Mãi Bóng Ðêm
- Thương hoài ngàn năm
- Thương Chùm Hoa Khế
- Em Dung
- Hoa Trà Đắng
- Mục Ngưu Ðồ – Pháp môn chăn trâu
- Thiền ( Sự yên lặng của Đức Phật )
- Đường Thiên Lý dưới thời Nguyễn
- Nữ Quân Nhân QLVNCH 2
- Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1968-1975
- Ý Nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6
- Xác Định Giá Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
- Giày Saut trong tử địa
- Cái giọng Sài Gòn
- Màu tím hoa sim
- Giám mục Bá Đa Lộc (Mgr. Pigneau de Béhaine)
- Đô đốc Bùi Thị Xuân, nỗi ngậm ngùi bên cửa Nhật Lệ
- Giao Chỉ, Giao Châu
- Phần mộ quan Thượng thư Bộ Công nhà Minh là Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
- Trung Hoa thập đại danh khúc
- Dẫn Em Vào Nhạc
- Em đến thăm anh một chiều mưa
- Giá có thể ra sông giặt nỗi buồn
- Chuyện Kể
- Nhớ mãi hát ru
- Tháng Năm Ngày Của Mẹ
- Nhớ Mẹ. . .
- Tình Già
- Tuổi Già Là Thời Sung Sướng Nhất
- Chết Ngoài Kế Hoạch
- Nhạc điệu của bầy ong
- Nhạc Sến …nữa !
- Người chết
- Nhân chứng
- Cái Váy và Cái Quần của Các Bà
- Tiếng vĩ cầm dang dở
- Tháng Sáu Nhớ Thương !
- “Sống trên đời ăn miếng dồi chó”
- Chị Cả Bống
- Sông Hương Có Nói Chi Mô
- Nhớ miếng thịt chuột trong trại tù “cải tạo”!
- Cô Con Gái Quá Giang Trong Đêm Mồng Một Tết
- Người anh hùng muôn thuở của sinh viên Paris
- Tiếng Lóng Sàigòn,….
- Phận Bọt Bèo
- Có bông hoa nào không cho người sẽ qua đời ?
- Mối Tình Xa…
- Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá
- Ở cuối hai con đường
- Vòng tay học trò ( trích đoạn tiểu thuyết )
- Đôi Mắt Hoa Vàng
- Cuối Tháng
- Thiền Mộng
- Mưa Ở Phnom Penh
- Dưới Chân Tam Đảo
- Cây Tình Yêu Chẳng Trổ Hoa
- Chuyện Người Quan Hoạn
- Huyết Nhân Ngải
- “Thiệt thà là cha dại”
- Bác Sĩ Việt Cộng
- Sài Gòn, đêm hoả hoạn
- Một Ngày Hà Nội
- Hàm Nghi : Một nhà ái quốc, một nghệ sĩ đa tài
- Vua Duy Tân với mối tình dang dở
- Vua Duy Tân và Phong Trào “Cờ Tự Trị” tại Pháp
- Chuyện Bên Lề Lịch Sử
- Một cái nhìn khác : Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không phải là bù nhìn của Mỹ
- Ở Một Nơi Trên Trường Sơn
- Những Người Lính Cũ
- Những Điều Mơ Ước
- Hữu Loan với tình yêu trong Màu tím hoa sim
- Tướng Loan và nhiếp ảnh gia Adams, ân oán giang hồ sòng phẳng
- Từ Những Tình Khúc Văn Cao
- Thảm Kịch Biển Đông
- Ngày 30/4/1975 khởi đầu cho Những Đoạn Đường Máu Và Những Bước Chân Anh-Kiệt
- Chuyện “Công Cẩn”
- “Anh Hùng Và Kẻ Bội Phản Trong Quân Lực VNCH,”
- Chuyện về hai người lính.
- Tâm bút ngày 30 tháng 4
- Chiếc Lon Guigoz – Hành Trang Ngưòi Tù Cải Tạo
- Một thời cái Nồi ngồi trên cái Cốc.
- Chơi Vơi Giữa Dòng Sóng Ðỏ.
- Bắt Ðầu Cuộc Ðổi Ðời
- Một đêm
- Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam
- Tù Sơn La
- Chính sách cải tạo của CSVN sau năm 1975
- Cầu Bao Nhiêu Nhịp
- Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975
- Về Một Ánh Mắt Ngày 30 Tháng Tư Năm 75
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Công và Tội
- Cảm nhận 30-4 …. ( của một thanh niên miền Bắc ngày : ” miền Nam hòan toàn giải phóng”)
- 30 Tháng Tư
- Thượng Tọa Thích Trí Quang và Đại Tướng Minh (hay Những giấc mơ lãnh tụ)
- Mặt thật hàng tướng Dương Văn Minh
- “Bộ Đội” Tràn Vào Thành Phố
- Sự Dảy Chết Của Một Thành Phố
- Hổ Xám Phạm Châu Tài
- Những giờ phút sau cùng ở Xuân Lộc Long Khánh
- 28 ~ 30/04/1975 Hồi Ký Dang Dở
- Cuối Đường
- Tưởng Niệm Quốc Hận 30-04-75:Saigon ngày ấy
- Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954 1975
- Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Ðô Saigon Bỏ Ngõ ?
- Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III ..
- Từ Hiệp định Paris 01/1973 đến sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa 04/1975
- Tưởng niệm Cụ Trần Văn Hương nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo
- Vụ Ném Bom Saigon ngày 24/04/1975
- Lực Lượng Đặc Nhiệm 99
- Trận Chiến Ðấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975
- Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh
- Lữ Đoàn 147: Từ một cuộc di tản chiến thuật 1975
- Tháng Tư Máu và Nước Mắt
- Xạ Thủ Phi Hành
- Tuy Hòa và Con Lộ Máu
- Người Lính Địa Phương Quân Và Nghĩa Quân Trong Những Ngày Hấp Hối Tháng 4-75 Tại Bình Thuận
- Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cuộc Hành Quân Phá Sản
- Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH
- Mặt Trận Khánh Dương
- Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời
- Tháng 3-1975 Tuyến đầu thất thủ
- Trên Phòng Tuyến Ngã Ba Dầu Giây
- Chuyến Bay Cuối
- Cuộc phản công chớp nhoáng của Liên Đoàn 3 Kỵ Binh tại Đức Huệ tháng 4 1974
- Ký ức tháng 4
- Cuộc Tình Tay Ba
- Ðôi Mắt Phượng
- Ma Đậu
- Cành Rong Biển Chưa Khô
- Đất không cưu mang
- Hạnh
- Hai Chị Em Gái
- Anh Rễ
- Người khách đặc biệt
- Ðóa Hoa Hồng Ðêm Giao Thừa
- Bắt phong trần phải phong trần
- Nghĩa địa xóm chùa
- Dặm trường
- Sự lựa chọn cuối cùng
- Trầm Hương
- Huyết Đắng
- Quá giang
- Cầu Tre Lắt Lẻo
- Đôi bông cưới
- Thiền Bệnh
- Nốt ruồi son
- Cái cây mọc giữa căn phòng
- Tiếng gọi của con chim sáo
- Điệu múa loài Ong
- Buổi Sáng Sinh Phần
- Người trong gương
- Xương rồng
- Cuộc trả thù êm ả
- Bướm đêm
- Lan huệ sầu ai
- Tấm ảnh màu
- Con sâu đỏ
- Pháo thuyền Trên Dòng Yang-Tsé
- Điên
- Nàng Công Chúa Lạc Loài
- Cơn Ghen Cuối Mùa
- Hoa Đại Trắng
- Cái Đêm Hôm Ấy…Đêm Gì ?
- Chuyện Tình Anh Mì Gõ
- Sang Sông
- Biển đời người
- Phá Giới
- Liêu Trai Huế
- Cái xuân trong bó hoa tàn
- Hoa oải hương
- Ðêm Long diên hương
- Pho tượng sống
- Tôi, anh, nàng và Đức Phật
- Di trú
- Người và quỷ
- Ngày về
- Em điên xõa tóc
- Vũ trụ không cùng
- Gương mặt hoàn hảo
- Thác hoa
- Tiếng thở dài của dòng sông
- Chuyến tàu hoang đường
- Những món ăn của mẹ tôi
- Màu Tím Pensée
- Con quỷ và tôi
- 16 mét vuông
- Vận may
- Một ngày đã trôi xa
- Hai người bạn
- Rời rạc chuyện đàn ông
- Hôn bàn chân em lạnh ngắt
- Đói lòng ăn nửa trái Sung…
- Tím Cả Chiều Hoang
- Thuyền Mây
- Đất dữ
- Em Tôi
- Thành phố có hai mùa mưa nắng
- Mẹ và con
- Mất mặt
- Một Bông Hồng Cho Cha
- Trên đường đi tìm Tự Do
- Tàn cuộc hoa này
- Lẽ ra … anh nên trả nhiều hơn
- Người bạn cũ
- Những Bóng Người Không Đầu
- Ngoại Tình
- Ngoại tình
- Những Hồng Nhan Của Một Thời
- Lụa
- Tiền dâm hậu thú
- Kẻ Chiến Bại
- Rồi cả một thời xưa tan tác đổ
- Trinh Tiết
- Hợp đồng của quỷ
- Bức tranh cổ
- Lãnh Cảm
- Da Thịt
- Câu Tôm Hùm
- Quá khứ
- Đứa Con Bị Bỏ Rơi
- Nửa đời chum vại
- Xóm Người Mù
- Bất Tử
- Xe, Pháo, Mã
- Bức tranh cuối cùng
- Lan Rừng
- Tấm ảnh khỏa thân lúc bình minh
- Mẹ không…ế
- Ðiêu Thuyền
- Di Vật
- Bài Tình Ca Nhỏ
- Vườn Măng Cụt
- Hoa Cho Mẹ
- Điếu Thuốc Lá
- Qué Xê Ra Xê Ra
- Nước cạn, hoa lau
- Mặt trời tháng Tư
- Lạnh tuổi vàng
- Bố Con
- Những ván cờ
- Thú Điền Viên
- Hoa Tóc Tiên
- Sau một lần về Việt Nam
- Hoa Thiên Lý
- Lối Cũ Chẳng Sao Quên
- Tôi Là Ai ?
- Mùa Xuân Khóc Cười
- Hương Xưa
- Cái rương …
- Lại chuyện Thái Giám
- Viên Thái Giám cuối cùng
- Bất Diệt
- Món tư trang
- Bắt Ðầu… Từ Một Ðêm Trăng
- Lòng Trần
- Và đời Anh, đời Em
- Người đàn bà cởi truồng
- Kép Tư Bền
- Phố Hội của tôi
- Nước Chè Tím
- Thủy Đao Lan
- Con Sáo Của Em Tôi
- Tản Mạn Sài Gòn
- Cổ tích một dòng sông
- Vầng trăng thơ ấu
- Nhân Sâm
- Đại lộ
- Bán Thân
- Hai Mưa Nắng
- Hai đứa trẻ
- Mối Tình Đầu
- Một Cơn Giận
- Tắm Sông
- Chuyện bên lề
- Mưa Vào Ngày Cưới
- Cánh Cửa Thứ Chín
- Bộ ngực trong tranh
- Vứt tốt sang sông
- Món ăn Hà Nội : Thịt cầy
- Thịt cầy cách nấu
- Biết Thương Màu Lá
- Trinh nữ làng hoa
- Quán nhớ
- Ba Ngày
- Tóc nào hãy còn xanh…
- Nhớ Sài Gòn
- Lại : bàn về nhạc sến
- Nguyệt Quế
- Chiếc Ghế Đa Tình
- Bãi Đất Hoang Sau Nhà
- Những chiếc thuyền giấy
- Người Hà Nội
- Đời tôi không còn gì
- Ngoại tình tuổi 50
- Người Đàn Bà Trong Tranh
- Chí Phèo
- Chảy Đi Sông Ơi
- Truyện Cho Những Tình Nhân
- Gặp gỡ ở sân trường
- Một Nghề Sáng Giá
- Tục nhuộm răng của người Việt Nam
- Trung tiện diệp
- Khoảng cách
- Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- Con Bướm Băng Qua Đại Dương
- Hoa đào ngoài đời và trong thi ca
- Nhạc Tiền Chiến
- Thư Tình Cô Ba Hợi
- Tán phét
- Bàn về nhạc sến
- Lấy Nhau Chẳng Đặng
- Bên con đường sắt
- Sợi tóc
- Đợi chờ
- Thoa
- Oan Nghiệt
- Người đẹp trong tranh
- Tứ Đại Mỹ Nhân
- Bên trong
- Sắc trời
- Hương Cuội
- Ba Tấc Sen Vàng
- Bà Góa
- Áo Mới
- Hai chị em
- Đêm dậy thì
- Đạo Oshin
- Đào Mơ
- Bẩy ngày ngà ngọc
- Bến nước Kinh Cùng
- Viên ngọc ẩn
- Tiểu Linh Trùng
- Ám thị
- Bảy Chữ Tám Nghề
- Cuối năm nhớ nhà nhớ người đọc Bùi Giáng nghĩ chơi chơi cười ngặt ngoẽo
- Mùa Xanh Xưa
- Vầng trăng lưu lạc
- Ly Cà phê Saigon năm xưa…
- Câu chuyện trong quán cà phê
- Hồi chuông báo tử
- Nghệ thuật khỏa thân
- Cô Miên
- Rượu
- Ba
- Chiếc chiếu hoa cạp điều
- Lá thư tình đầu tiên
- Bóng người trong sương mù
- Thầy Cử
- Chữ người tử tù
- Hoạn Quan
- Gốc Tùng
- Dọc đường : Tư
- Một Nửa Người Đàn Ông
- Tôi Đi Học
- Dọc đường gió bụi
- Người con gái tỉnh Bắc
- Ma
- Cái Nốt Ruồi
- Buồn Vui Thời Đi Biển
- Tình Ngỡ Đã Qua Đi
- Dưới Làn Sóng
- Portland, tưởng như là ngày cũ
- Áo Dài Trắng
- Mê Khúc
- Khuất Hương
- Tôi còn lại gì không ?
- Thằng Người Có Đuôi
- Cô Gái Gọi Mặt Trời
- Bàn Tay Khỉ
- Những sợi tóc màu tang lễ
- Đói
- Tháng Sáu…..Sương mù…Những Tình Khúc Và….Anh
- Sợi Dây Chuyền Kim Cương
- Anh Phải Sống
- Ðại dương trong lòng con ốc nhỏ
- Còn Nụ Cười Nào Cho Anh
- Vu Quy
- Đêm Sáng Trăng
- Chém Treo Ngành
- Nghiệp chướng
- Hồn Người Trong Ly Rượu
- Khe Cửa Hẹp
- Bức Thư Tình Cũ
- Tan theo sương mù
- Tình Lỡ …!
- Hình Ảnh Áo Dài Việt Nam Qua Bao Thời Đại
- Ông thợ giầy và cô con gái
- Đêm giã từ Hà Nội
- Cố Ðô Kinh Hoàng
- Tiếng Dương Cầm
- Thương nhớ Hoàng Lan
- Nhà Mẹ Lê
- Hồi Ức Về Mẹ
- Mưa trên cây Sầu Đông
- Một Gia Đình
- Chuyện Cũ
- Bán Thận
- Bão Rớt
- Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu
- Cây Chuối Buồn
- Bóng Đè
- Thưa Chị
- Biển
- Chuyện Kể Trong Nước Mắt
- Bình Thuỷ, 1969
- Hắc Miêu
- Những Vì Sao
- Một đời người
- Em Tôi
- Tửu Sư
- Ngồi Khóc Lẻ Loi Một Mình
- Thư gửi anh : Những phút lòng nhức nhối
- Về Quê
- Bông Hồng Cài Áo
- Như Nước Trong Nguồn
- Nhìn từ vĩnh cửu
- Bức tranh
- Từ Thức
- Tiếng Pháo Xuân
- Xin Kể Lại Ngày Đó
- googleffefe5b9059b8c8a
- Hello world!