June 18, 2016

June 10, 2016

 SO MUCH I SEE MY MUMMY!

Một lần cách đây không lâu ở Trung quốc có xẩy ra một trận động đất tuy không lớn lắm nhưng cũng làm thiệt mạng một số người, khoảng hơn hai trăm mạng gì đó. Bản tin ấy đến với chúng tôi trong bữa ăn tối ở nhà người bạn. Một phụ nữ trong bàn ăn nghe thấy bản tin truyền hình vọng từ phòng khách vào đã ngậm ngùi và nói với chủ nhà rằng bà thấy rất tội nghiệp cho các nạn nhân, rồi cứ thế mà "thương quá đi cơ chứ... tội quá... sao mà lại khổ đến như thế..." Tôi tưởng nàng sắp buông bát xuống, bỏ ngang bữa cơm và gục xuống bàn khóc như trời thảm đất sầu đến nơi. Nếu nàng làm đúng như vậy thì tôi, lúc ấy đang ngồi trước mặt nàng, sẽ phải phản ứng như thế nào? Phải phụ họa vài ba câu nghẹn ngào, đứng dậy đến bên nàng, đặt tay lên vai nàng đang rung lên và an ủi mấy câu chăng?
May mà tôi đã không làm những việc đó. Nhưng may hơn nữa là tôi đã tự kiềm chế được để không đặt mạnh chai bia xuống bàn ăn và buông ra đôi ba lời thô tục. Rất thô tục. Và hét lên câu này: "That served them well! I hate them so much I see my mummy! They deserved it!" Tuy thế, nghĩ lại, không lẽ lúc nào cũng... lôi mẹ mình ra nên lại thôi. Nhưng sự thực là tôi ghét chúng nó... thấy mẹ luôn.
Chúng nó là bọn hàng xóm cực kỳ khốn nạn của chúng ta. Đi thuê nhà, bị thằng hàng xóm mất dậy thì dọn nhà đi chỗ khác. Bán anh em xa mua láng giềng gần nhưng khổ cho dân tộc chúng ta, đâu có phải cứ thấy thằng hàng xóm đểu giả là chúng ta kiếm chỗ khác mà dọn đi được đâu. Trên thế giới này thiếu gì những nước sống yên bình hiếu hảo với nhau. Gần với chúng ta thì như Lào và Thái. Xa xôi thì như Pháp, Thụy Sĩ với Bỉ hay Ý. Xa hơn nữa là như Úc và Tân Tây Lan chẳng hạn. Cũng có những nước từng có thời xung đột với nhau nhưng rồi lại vượt lên trên những xích mích đó để lại sống hòa hoãn với nhau như Hoa kỳ với Canada và Anh quốc.
Nhưng Trung quốc là một nước vô cùng đểu giả và khốn nạn với Việt Nam. Không có một lúc nào Trung quốc đối xử tử tế với Việt Nam. Cho dù là dưới triều đại nào đi chăng nữa. Bất kể là Hán, Nguyên, Minh hay Thanh... hay gì gì đi nữa. Chúng nó lúc nào cũng chỉ muốn chiếm lấy Việt Nam, tiêu diệt nền văn minh, văn hóa của Việt Nam. Cái gì của chúng, chúng giữ làm của riêng cho chúng, không bao giờ để lọt vào tay những dân tộc khác. Trong khi đó, chúng tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt những thứ của các nước khác. Chúng cậy lớn bắt nạt Việt Nam, bắt phải trao nộp các sách vở của người Việt, cống các học trò giỏi, các bộ óc của chúng ta. Đến như trái bắp chúng cũng giữ riêng nếu không nhờ một sứ thần Việt Nam lén mang được vài cái hạt giống về nước thì chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ có được cái bắp ngô.
Nếu như hai nước đang ở trong những xung đột, tranh chấp với nhau mà nó đối xử với chúng ta như thế thì cũng có thể tạm hiểu được đi, mặc dù những vụ xung đột đó không xẩy ra vì những khiêu khích đến từ phía Việt Nam. Có bao giờ một nước nhỏ là Việt Nam lại dại dột đem quân đánh một nước lớn, ngoại trừ những toan tính không thành của Lý Thường Kiệt và Quang Trung nhắm đòi lại những vùng đất chúng chiếm của Việt Nam.
Những ý đồ khốn nạn nhất của bọn Bắc Kinh lại đang được đẩy mạnh tối đa vào lúc này
Không may cho Việt Nam, những âm mưu tàn độc đó lại được tiếp tay rất tích cực của bọn bán nước ở Hà Nội. Không bán thì chúng nhường, cho không, không cho không thì cho thuê với những điều kiện gần như không là một điều kiện nào hết. Và khi bọn Tầu khốn nạn ngang nhiên chiếm lấy những hải đảo, những vùng hải phận của chúng ta thì bọn tay sai chỉ biết câm miệng trước hành động của bọn thái thú mới. Dân chúng, nếu có nói lên thái độ yêu nước, thì bọn tay sai đàn áp tàn bạo. Đến nỗi bênh vực cho biển, cho cá cũng không được phép.
Trong khi đó, người Tầu, thường dân thôi nhé cũng đang tiến hành những kế hoạch giết dần người Việt một cách qui mô. Bọn thương lái tìm đủ mọi cách thâm độc để tàn phá nền nông nghiệp của người dân trên cạn, cộng thêm vào đó là việc đánh phá nền ngư nghiệp và đời sống của các ngư dân Việt. Chúng đưa vào Việt Nam những sản phẩm độc hại cho sức khỏe của người Việt. Không chỉ các loại hóa chất để chế biến thực phẩm gây bệnh tật cho người tiêu dùng, mà ngay cả những quần áo, giầy dép trẻ em, phụ nữ đầy độc chất gây các loại bệnh hiểm nghèo cũng được đổ sang Việt Nam để về lâu về dài tạo ra những tác hại vô cùng độc hại cho dân tộc chúng ta.
Bọn Tầu đã trở thành một giống dân vô cùng nguy hiểm, độc ác đặc biệt với Việt Nam. Chúng cũng hết sức khốn nạn với luôn cả các quốc gia khác trên thế giới. Chúng bị khinh bỉ và thù ghét ở khắp mọi nơi, cho đó là Âu, Mỹ hay Phi châu. Chúng là một giống dân tàn ác và đểu giả ở trong chính nước chúng nó cũng như khi chúng đi du lịch ở nước ngoài. Một số nơi đã công khai ghê tởm bọn du khách vô văn hóa và thẳng tay cấm cửa bọn chúng.
Thế thì việc "éo" gì mà tôi phải phí vài ba giọt nước mắt của một người mà "tuổi già gạt lệ như sương / hơi đâu chuốc lấy đôi hàng chứa chan".
Thế bộ không sót thương cả những đứa bé bị chôn sống, thiệt mạng trong trận động đất ở Trung quốc hay sao? Không cần. Chỉ phí nước mắt. Tôi nhìn những thằng Tầu khốn nạn đang tàn phá, tiêu diệt đất nước chúng ta và biết ngay và rất rõ là trước đây chúng nó cũng đã từng là những thằng Tầu nhỏ cả đấy chứ!
Vì thế, để những sót thương của chúng ta cho những đứa bé của các tỉnh miền Trung đang khốn khổ vì Formosa, những đứa bé sắp đói khát ở đồng bằng sông Cửu Long, những phụ nữ Việt bị bán sang Trung quốc làm nô lệ thì hơn.
Những đứa trong trận động đất thì kệ cha chúng nó. Vẫn ghét chúng nó thấy mẹ luôn!
Kim Thánh Thán, nhà phê bình văn học đời nhà Thanh, có lần kể là buổi sáng thức dậy thấy trong nhà xôn xao tiếng người, hỏi ra mới biết là tối hôm trước có một kẻ độc ác nhất trong tỉnh vừa lăn cổ ra chết. Ông phải thốt lên rằng "Chẳng cũng khoái ư!"
Vậy thì (tuy không "ác" như Kim Thánh Thán), tôi không khoái, nhưng nói là sót thương thì không bao giờ!

LẠI THÊM MỘT CON KANGAROO KHỐN NẠN NỮA

Một em kangaroo già vừa bị vồ trên đường trở về Úc và có thể sẽ bị cho ngồi tù bóc lịch cho đến lúc chết vì tuổi tác của em này cũng đã cao lắm rồi. Và như vậy, tuy (có thể sẽ) không bị tòa phạt tử hình nhưng em sẽ vẫn chết trong tù.
Đáng lẽ ra, em kangaroo cao niên này cứ hồn nhiên nhẩy lăng quăng với bầy, hay cà tửng với bọn roo con (joye) có phải là vui đời kangaroo không nào. Nhưng em không chịu. Phải mà em nổi máu ngựa lên, thì cứ kiếm vài ba anh kangaroo cao niên khác mà ngựa thì đâu đến nỗi. Em kangaroo cao niên này lại học đòi mê cờ bạc. Thế là cậy có cái túi (kangaroo thì phải có túi chứ) đựng ít tiền lẻ, em cứ lết tới mấy cái sòng bài mà chơi. Nhưng rồi em đánh nhỏ thua nhỏ, đánh lớn thua lớn, càng đánh càng thua. Móc hết tiền trong cái túi trước bụng ra cũng hết luôn, gỡ mãi không dược. Thế là em quay sang đi vay mượn để đánh tiếp. Em lại càng thua đậm. Em lại vay tiếp. Nợ càng ngày càng nhiều. Em trả sao nổi. Tiền đâu bây giờ. Bên Úc cũng có trợ cấp cho mấy kangaroo cao niên như em nhưng cũng không đủ để trả nợ. Tiền em vay lại là tiền của xã hội đen. Chúng nó mà đòi thì không hề có chuyện nương tay. Em phải tìm cách để trả lại số tiền vay của chúng với một khoản tiền lời còn hơn cả "xanh xít, đít đui" của mấy anh chà ở Việt Nam trước kia nữa. Không trả được thì làm sao sống. Túng thì phải tính. Em kangaroo già này được gợi ý là đi mấy chuyến du lịch Việt Nam, bỏ những gói bột mầu trắng vào trong cái túi trước bụng mang về Úc, rồi trao lại cho mấy thằng kangaroo mất dậy thuộc xã hội đen và sau vài ba chuyến như thế, em sẽ trả xong nợ. Em cứ nghĩ như thế.
Nhưng khốn nạn cho đời em. Em bị bắt quả tang ở phi trường Tân Sơn Nhất với 9 bánh bạch phiến nặng 3 kilô dấu trong 5 hũ mắm cá rô khi em định mang sang Úc để hại đời bọn kangaroo mà lại có tiền trả nợ.
Thôi nói gần nói xa mãi có thể làm xấu mặt bọn kangaroo thứ thiệt. Chi bằng nói thẳng và rõ ràng ra rằng con kangaroo mang bạch phiến sang Úc này là một con kangaroo gốc Việt Nam được cho nhập tịch Úc sau khi được cho tị nạn ở Úc. Không biết nó sang Úc được bao nhiêu năm, nó và gia đình nó được nước Úc giúp đỡ như thế nào để rồi nó quay lại cắn những bàn tay từng giúp đỡ nó, cưu mang nó.
Cái con mẹ khốn nạn, vô ơn bạc nghĩa đó nào phải là thứ trẻ người non dạ gì cho cam. Nó đã quá cái tuổi "cổ lai hy" cả mấy năm để có thể nhắc tới nó bằng danh xưng "cụ bà" như trong một vài tờ báo Việt ngữ ở đây. Phải gọi nó là một con mụ chó má khốn nạn làm xấu mặt tất cả những người Việt ở Úc. Nó không là một "cụ bà". Nó là cái thứ lưu manh khốn nạn nhất đã trở mặt quay lại cắn những bàn tay ân nhân từng cứu giúp nó.
Nhưng nó không phải là đứa duy nhất. Năm ngoái, một con già khốn nạn khác cũng ngoài tuổi "thất thập" cũng bị bắt khi tìm cách đưa vào Úc một số bạch phiến dấu trong mấy chục bánh xà bông. Rồi một con khác thì chết trước khi lên máy bay vì bọc bạch phiến bị vỡ khi dược dấu trong cửa mình. Một bọn khác thì dấu trong những chiếc trang thờ mang từ Việt Nam qua. Mấy năm trước, một thanh niên định mang bạch phiến vào Úc thì bị chặn ở Malaysia và bị tử hình mặc dù có sự can thiệp của chính phủ Úc. Ngoài ra còn hơn một chục vụ khác cũng do những con kangaroo khốn nạn tương tự định hại đời những người Úc, những người dân của cái quốc gia mà bọn sinh viên Việt Nam chúng tôi hưởng học bổng Colombo du học ở Úc vô cùng yêu mến trong những năm trước năm 1975.
Nhớ chuyện cây quýt Giang Nam đem trồng chỗ khác thì mất đi vị ngọt. Hay là cây quýt được tưới bằng thứ nước tưới khốn nạn thì cũng chua lè chua lét. Hệt như cá ở Vũng Áng lăn ra chết vì cái thứ nước biển chó chết chăng!

ĐÔNG Á BỆNH PHU

Giữa thế kỷ 19 Trung Hoa dưới triều nhà Thanh đã trải qua hai cuộc chiến tranh với đế quốc Anh. Trận Nha Phiến Chiến Tranh thứ nhất diễn ra từ năm 1840 đến 1843 và trận thứ nhì từ 1856 đến 1860. Trong trận thứ nhì, Anh còn được Hoa kỳ, Pháp và Nga trợ chiến. Triều đình Thanh thua nặng nên đã phải ký với Anh một số hiệp ước bất bình đẳng, phải nhường một số đất đai cho Anh, phải mở cửa khẩu cho các nước ngoài tiến vào buôn bán và phải chấp thuận nhiều đòi hỏi phi lý ngay trên đất nước Trung Hoa.
Nguyên do đưa tới hai cuộc binh biến này là vì Anh muốn đem nha phiến do công ty Đông Ấn của họ sản xuất để bán tại Trung quốc kiếm lời. Nhưng việc đưa nha phiến vào cũng khiến cho đông đảo người Trung Hoa mắc vào vòng nghiện ngập. Triều đình nhà Thanh nhìn ra những nguy hiểm này của nha phiến nhưng cũng không làm được gì. Nếu tình trạng nghiện nha phiến kéo dài và lan rộng khắp trong nước thì người dân Trung Hoa sẽ trở thành một dân tộc bạc nhược, yếu hèn. Họa diệt vong nhất định sẽ tới với nước Trung Hoa.
Người Nhật nhìn ra điều đó và thấy ngay người Hoa đang trên đường trở thành môt dân tộc bạc nhược, bệnh hoạn, ươn hèn. Các võ sĩ Nhật thách đấu với võ sĩ Trung quốc và đã thắng lớn trong nhiều cuộc tỉ thí nên người Nhât càng tin là Trung Hoa đang trên đường hủy diệt. Điều này được nhắc lại trong cuốn phim nhan đề "Tinh Võ Môn". Trong phim, võ đường của Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư tìm cách dấy lên phong trào dùng võ thuật để lành mạnh hóa đất nước Trung Hoa, bị một võ đường của người Nhật ở Thượng Hải hạ nhục bằng cách tặng cho bốn chữ "Đông Á Bệnh Phu", người bệnh của Đông Á châu. Một võ sinh thuộc võ đường Tinh Võ Môn là Trần Chân (do Lý Tiểu Long thủ diễn) đã đến tận võ đường Nhật bản quăng trả lại bức hoành phi có nội dung nhục mạ người Hoa đó.
"Đông Á Bệnh Phu" là chữ Hán. Các quốc gia Tây phương thì gọi nước Trung Hoa là "the sick man of Asia". Việc hạ nhục nước Trung Hoa như thế phần nào đã là nguyên do đưa tới cuộc nổi dậy phò Thanh diệt dương, đánh ngoại quốc giúp nhà Thanh, lôi kéo Trung Hoa vào những cuộc chiến khác.
Thực ra người Anh khi đưa nha phiến vào Trung Hoa là chỉ cốt làm tiền chứ cũng không nghĩ tới việc làm suy yếu đất nước và dân tộc Trung Hoa. Nhưng nha phiến thì lại tạo ra một thảm họa khác cho nước Trung Hoa. Chuyện nghiện ngập tạo ra những tác hại về sức khỏe, cho thể lực và tinh thần, ý chí của người dân Trung Hoa chỉ là cái phó sản của nha phiến. Người Anh khi đi chiếm thuộc địa thì cũng độc ác lắm nhưng trong trường hợp đưa nha phiến vào Trung Hoa thì họ không có chủ đích độc địa là muốn biến nước này thành một quốc gia có những người dân bệnh hoạn, bạc nhược cả thể xác lẫn tinh thần.
Tuy thế, nếu nha phiến đưa tới những hậu quả như thế thì cũng... chẳng sao.
Ngày nay những "bệnh phu", những người bệnh ở Đông Á đang thấy dần dần xuất hiện.
Lần này, người Anh không phải là thủ phạm tạo ra những người bệnh này. Thế giới đã trải qua nhiều thay đổi. Thế giới không còn nước nào có những hành xử độc ác như cố tình gây ra những tai họa khủng khiếp cho những dân tộc, những quốc gia như hồi thế kỷ thứ 19 nữa.
Thì chúng ta vẫn tin tưởng như thế. Nhưng sự thực không đúng như vậy. Nếu chúng ta nhìn vào Việt Nam thì sẽ thấy ngay là người Việt đang trở thành những "Đông Á Bệnh Phu" của thế kỷ 21. Thủ phạm tìm cách biến người Việt thành "Đông Á Bệnh Phu" mới này là nước láng giềng với chủ trương đối với Việt Nam bằng 16 chữ vàng 4 chữ tốt, dựa trên tình đồng chí anh em, môi hở răng lạnh... Trung quốc đang làm tất cả những gì làm được để đẩy Việt Nam vào tình trạng diệt vong. Các "Đông Á Bệnh Phu" mới này sẽ lôi đất nước và dân tộc đến chỗ hủy diệt trong một thời gian rất ngắn. Vào năm 2020, con số người Việt mắc bệnh ung thư sẽ là con số cao nhất thế giới.
Trung quốc đang làm mọi việc để đưa tới thảm họa đó. Trung quốc đầu độc người Việt bằng các sản phẩm mà họ bán sang Việt Nam và tràn ngập Việt Nam bằng các loại hàng hóa gây ung thư và nhiều thứ bệnh nan y khác cho người tiêu thụ Việt Nam, cho đó là những loại quần áo, đồ chơi trẻ em hay những nịt vú của phụ nữ... Tại sao những hàng hóa do Trung quốc bán sang Việt Nam đều chứa những độc chất gây ung thư cho người dùng thì không ai có thể hiểu được. Gần như tất cả các sản phẩm Trung quốc bán sang Việt Nam đều có các chất gây càc bệnh độc địa mà nhiều nhất là bệnh ung thư.
Các loại thực phẩm mà Trung quốc bán sang Việt Nam cũng chứa các độc chất gây ung thư. Từ trái cây đến các loại thịt đều được tẩm ướp các hóa chất mà quốc tế đã cấm dùng trong kỹ nghệ chế biến thực phẩm đều được Trung quốc đưa sang Việt Nam. Những loại hàng không nhập cảng từ Trung quốc và được sản xuất ở Việt Nam thì đều dùng các loại hóa chất sản xuất tại Trung quốc bán đầy ở Việt Nam để chế biến, giữ cho tươi, không bị hư hỏng. Tất cả đều là những hoá chất độc hại có thể tạo hậu quả nguy hiểm cho người tiêu thụ Việt Nam. Luôn cả các thuốc Tây y cũng như các loại dược thảo do họ bán sang Việt Nam cũng có những tác hại nguy hiểm cho người dùng vì có thể là sản phẩm giả mạo hay cố tình bào chế bằng các loại chất độc. Tại một số thành phố, ngay cả Hà Nội và Sài Gòn cũng có các y sĩ giả Trung quốc mở phòng mạch chữa bệnh "chui" cho bệnh nhân người Việt và kết quả ra sao thì ai cũng có thể đoán được.
Trung quốc còn tung ra những hoạt động khác để giết cho bằng được dân tộc Việt Nam, trong đủ mọi lãnh vực nông nghiệp, kinh tế, xã hội...
Những trò thu mua chân bò, chân trâu, lông đuôi voi, ốc bươu vàng, đỉa...hay đặt mua hột điều, dưa hấu, thịt heo... rồi thình lình không mua nữa làm cho nông dân điêu đứng sống dở chết dở. Kỹ nghệ sản xuất cà phê của Việt Nam đang bị đe dọa trầm trọng vì một số khu vực trồng cà phê đang bị dẹp để trồng các loại cây khác qua kế hoạch độc hại của bọn thương lái Trung quốc. Đó là trên cạn, trên đất liền còn ở ngoài biển thì tầu đánh cá của ngư dân Việt bị tầu Trung quốc tấn công, cấm đánh cá ngay trong hải phận Việt Nam. Gần đây hơn là việc nhà máy thép Formosa thả độc chất xuống biển khiến cá chết ở khắp 4 tỉnh miền Trung. Đó là chưa kể những tàn phá tạo ra cho môi trường sống ở cao nguyên và nhiều nơi khác của Việt Nam. Và luôn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị bức tử vì những đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong do Trung quốc xây dựng. Nhiều diện tích trồng lúa và cây trái của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Sản lượng lúa gạo sẽ giảm sút nặng.
Đất đai bị mất vào tay Trung quốc bằng nhiêu cách như ngụy trang bằng những bề ngoài hợp pháp hay bất hợp pháp. Nhiều khu vực chiến lược đã bị bán cho Trung quốc. Người Hoa có mặt khắp nơi ở Việt Nam. Những khu phố Tầu mọc lên ở nhiều tỉnh, các bảng hiệu toàn viết bằng chữ Tầu, nhiều cơ sở thương mại không tiếp người Việt, chỉ nhận nhân dân tệ. Một vài nơi đã trở thành những tô giới hay nhượng địa tuy chưa chính thức trên giấy tờ. Những nơi ấy người Việt bị cấm ra vào. Cảnh sát cũng không được phép xâm nhập.
Người Việt đang trở thành những "Đông Á Bệnh Phu" mới về đủ mọi mặt cả về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế. Nhưng khác với "Đông Á Bệnh Phu" ở Trung Hoa thời thế kỷ 19, các "Đông Á Bệnh Phu" ở Việt Nam đang được sự tiếp tay của chính nhà nước Việt Nam. Nhà nước không làm bất cứ gì để ngăn chặn các việc làm giết người Việt của Trung quốc, để mặc và khuyến khích, tiếp tay với Trung quốc kệ cho người Việt trở hành "Đông Á Bệnh Phu" của thế kỷ 21.  
Khốn nạn vô cùng!

THE OLD MAN AND THE... CLAMS

Năm 1953 Ernest Hemingway cho in cuốn tiểu thuyết ngắn của ông, cuốn The Old Man And The Sea, tác phẩm đã đóng góp nhiều cho giải Nobel Văn Chương mà Hemingway được trao năm 1954. Cuốn novella của Hemingway mở đầu như thế này:
"Lão là một ông già đánh cá một mình trên chiếc thuyền nhỏ trên dòng hải lưu trong vịnh Mexico. Ròng rã đi biển trong suốt 84 ngày, lão không bắt được con cá nào. Trong 80 ngày đầu tiên, lão có một chú bé đi cùng. Nhưng vì lão không câu được con cá nào nên cha mẹ chú bé nói với chú rằng lão xui quá nên chú được đưa sang thuyền của người khác, và ngay trong tuần lễ đầu, chiếc thuyền đó đã bắt được rất nhiều cá..."
Ông già Santiago sống một mình, không vợ, không con, chỉ có cậu bé Manolin làm bạn trong những chuyến ra khơi. Nhưng rồi chính người bạn nhỏ ấy của ông già, Manolin, cũng bỏ ông. Không bỏ cuộc, ông vẫn ngày ngày dong thuyền ra biển bất kề những buổi chiều thuyền trở về bến không có một con cá nào trên thuyền. Chú bé Manolin vẫn mỗi chiều đón ông trở về bến, giúp ông đem lưới và kéo thuyền lên bờ. Người dân của cái làng chài ấy không hiểu vì sao ông vẫn ra biển nhưng Santiago tin là ông thế nào cũng sẽ bắt được một con cá lớn như ông vẫn thấy trong những giấc mơ về thời tuổi trẻ của ông. Trong những giấc mơ ấy, ông vẫn là một ngư ông kinh nghiệm, suốt cả một đời sống với biển và với cá.
Đến ngày thứ 85, một con cá chắc là lớn lắm đã cắn vào lưỡi câu của ông lão. Con cá vùng vẫy dữ dội lôi thuyền của ông đi xa trong suốt hai ngày đêm. Ông lão cố đem nó vào bờ. Ông tìm đủ mọi cách để đưa nó lên thuyền nhưng không được. Con kiếm ngư quá lớn. Rồi ông không còn nghĩ nó là một con cá mà ông phải giết cho bằng được nữa. Ông thấy nó như một người bạn giữa biển rộng trời cao. Ông cảm thấy bớt đi những cô đơn. Ông thấy nó là một an ủi như con chim nhỏ từ đất liền bay ra đậu trên mũi thuyền của ông. Đến lúc con marlin không còn vùng vẫy tìm cách thoàt đi nữa thì ông lại thấy nó như một người em mà ông phải hết lòng bảo vệ chống lại bầy cá mập hung dữ kéo đến tới tấp tấn công nó. Ông giết được 5 con cá mập nhưng con kiếm ngư mà ông yêu quí sau những trận tấn công của bầy cá mập chỉ còn một bộ xương khi ông trở về bến.
Ông kéo thuyền lên bãi cùng với bộ xương con kiêm ngư và về nhà ngủ, mơ tiếp những cơn mơ về thời trẻ, những chuyến đi săn sư tử ở Phi châu.
Tôi nghĩ đến một lão ngư ông với một câu chuyện không khác chuyện của ông già Santiago bao nhiêu. Ông cũng ngày ngày ra khơi một mình trên chiếc thuyền nhỏ như ông đã làm từ cả mấy chục năm nay. Những mẻ cá ông lưới được tuy không bao nhiêu nhưng cũng vừa đủ nuôi sống gia đình ông trong suốt nhiều năm. Vợ ông đã chết. Mấy đứa con không theo nghề của ông đã rời cái xóm chài ấy đi làm ăn xa. Ông lão vẫn một mình đi biển. Ông không ra xa vì sức khỏe không cho phép, ngoài ra ông cũng sợ lũ tầu "lạ" kéo cờ 5 ngôi sao tấn công như nhiều tầu cá cũng ở xóm chài đã bị húc tan tành, đắm ở xa bờ, người trên thuyền thì bị đánh đập, bắt đi để đòi tiền chuộc mặc dù những chiếc thuyền ấy chỉ đánh cá ở những vùng ngư dân như ông vẫn đánh cá từ bao nhiêu năm nay.
Tưởng như vậy cũng đã đủ khó khăn cho ông lão và các bạn chài của ông rồi nhưng đột nhiên đầu tháng 4 vừa qua, sáng ra cả làng hốt hoảng khi thấy cá chết tấp vào trắng xóa bãi biển. Hàng trăm ngàn đủ mọi giống cá to nhỏ chết nhiều vô số kể. Dân làng không biết phải làm gì với những con cá chết đó. Chỉ một hai ngày sau, những con cá chết này thối rữa dưới nắng nhiệt đới. Vài ba người trong xóm mang về ăn thử thì lập tức ói mửa dữ dội nên không ai dám đụng tới chúng nữa. Rồi những con hải âu cũng lăn ra chết sau khi ăn những con cá chết.
Ngư dân xóm chài vẫn ra biển, cố ra xa hơn mọi lần. Số cá đánh được giảm hẳn và chiều đến, khi trở về bến thì những con cá lưới được trên thuyền cũng chết hết. Người ta không biết chuyện gì đang xẩy ra trong vùng biển của họ. Đài phát thanh cũng không cho biết thêm được bao nhiêu. Một vài người nói là cá chết là do những chất độc thải ra từ một nhà máy ở gần đó. Nhưng các cán bộ thì nói không phải. Đến nay đã là hơn một tháng nhưng những người có quyền ăn, quyền nói vẫn không một lời giải thích về vụ cá chết. Một vài người nói là cá vẫn an toàn, vẫn ăn được và biển vẫn sạch có thể tắm được. Họ còn biểu diễn ăn những con cá nói là bắt từ biển lên. Nhưng biết đâu đó chẳng là cá bắt ở những nơi khác, và xuống biển tắm xong thì ù té lên bờ tắm lại bằng nước sạch trong khách sạn.
Và cá vẫn chết trắng trên những bãi biển ở nhiều tỉnh. Cá thì chết trong khi đó, bọn ngao, hến, sò, ốc bỏ trốn (rất nhiều) khỏi các vùng biển về những nơi an toàn hơn và nhầt định tiếp tục... câm như hến cả lũ không đả động hay nhắc đến chuyện cá chết và nguyên do đưa tới cảnh khốn khổ của ngư dân...
Biển đã chết. Cá cũng chết.
Không còn ông lão Santiago, chú nhỏ Manolin nữa, Những con kiếm ngư cũng đã bỏ đi thật xa. Lão ngư ông không còn biển cả nữa. Hemingway muốn đổi cái nhan đề của cuốn sách.
Hay là đề nghị ông đổi thành The Old Man And The Clams : Lão Ngư Ông và bầy Hến.
Không còn biển cả nữa. Chỉ còn một lũ ăn hại đái nát, khi có chuyện thì câm như hến! Lũ hến còn bắt cả những người khác cũng phải câm như chúng. Ai lên tiếng đòi biển sạch là chúng dùng bọn côn quang hành hung rồi bắt hết.
Khốn nạn cho biển cả của lão ngư ông! Cha tiên sư bọn hến!

XÚI TRẺ ĂN CÁNH (?) GÀ

Cái tựa của bài viết, "Xúi Trẻ Ăn Cánh Gà", chắc chắn sẽ / đã làm cho người đọc thắc mắc không ít. Chuyện xúi bẩy nhất định không thể nào là chuyện cần thiết. Xúi bẩy chỉ cần khi một hành động nào đó không phải là chuyện đem lại thú vị, thuận lợi, có ích... cho người ta. Những điều ngược lại có thể tạo thích thú, lợi ích thì nhất định không cần phải được xúi bẩy. Thí dụ món cánh gà chiên bơ, hay chiên nước mắm chẳng hạn thì cần gì phải đợi được xúi bẩy người ta mới ăn. Người Mỹ cũng rất ưa món buffalo wing. Không cần được xúi mới ăn.
Món chân gà trong thực đơn của mấy tiệm Tầu, với cái tên "phụng trảo", nghe hấp dẫn và bí hiểm hơn cũng vậy. Không cần phải xúi, vẫn có nhiều người mê nó.
Thế thì tại sao lại có cái tựa nghe không thuận tai cho bài viết này? Lý do là vì có thể một vài người lại thấy... không thuận tai nếu viết đúng như người xưa vẫn nói từ rất lâu. Câu người xưa vẫn nói là "xúi trẻ ăn cứt gà". Nhưng với một số người thì danh từ "cứt" không được thanh tao lắm nên mỗi khi đề cập tới nó, nhiều người tránh nói thẳng ra mà thay vào đó, chọn cách viết tắt chữ "cứt" thành "c..". Việc (viết tắt) này chỉ có thể làm được sau khi ông Bá Đa Lộc và mấy ông cố đạo Bồ Đào Nha đến Việt Nam và chế ra chữ quốc ngữ cho chúng ta. Có chữ quốc ngữ chúng ta mới biết viết tắt. Trước khi có chữ quốc ngữ thì các cụ muốn tránh nói huỵch toẹt ra thì phải làm sao? Không lẽ xẻ đôi chữ Nôm ra, dùng chữ "thỉ", bỏ chữ "cát" đi hay sao? Dĩ nhiên là không được. Viết tắt như vậy thì ông Hàn Thuyên hay bà Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm cũng chịu thua. Vậy thì cứ làm như người Anh, người Mỹ: "Call a spade a spade", gọi cái xuổng là cái xuổng cho tiện việc sổ sách.
Chuyện "xúi trẻ ăn cứt gà" tưởng chỉ là một cách nói của chúng ta khi muốn đề cập tới chuyện khuyến khích, hối thúc ai đó làm một công việc mà chính người làm công việc xúi bẩy đó không sẵn sàng để làm, vì việc đó chắc chắn sẽ bất lợi, gây thiệt hại hay tổn thương cho người làm công việc đó.
Nhưng mới đây, ở Việt Nam, các trường học đã đem dùng một bộ sách có tên "Thực Hành Kỹ Năng Sống" do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành từ năm 2014. Bộ sách này gồm nhiều cuốn dùng để dậy các học sinh ở nhiều trình độ khác nhau nhắm phát triển kỹ năng sống, trở thành những người can đảm, dũng mãnh. Sách dậy các em không biết sợ là gì. Thí dụ dùng cưa một quả bom chưa nổ để lấy thuốc nổ trong quả bom. Hay dậy các em can đảm đi chân trần trên những mảnh thủy tinh vỡ. Toàn là những việc làm mà các cha mẹ của các em từng tốn bao nhiêu công sức để dậy các em tránh đừng làm. Ngay cả ông già Nguyễn Trãi cũng phải dùng mấy chục câu song thất lục bát trong Gia Huấn Ca để can ngăn dậy dỗ. Nhưng bộ sách "Thực Hành Kỹ Năng Sống" thì dẹp hết những lời can ngăn khuyên bảo đó để cố sao đào tạo được những người Việt anh dũng để dựng xây cho được một xã hội toàn những người anh hùng không biết sợ là gì.
Trong một cuốn thuộc bộ sách "Thực Hành Kỹ Năng Sống" có một bài kể lại chuyện trong một lớp học, cô giáo đã dậy cho các học sinh trong lớp của cô không nên sợ bất cứ gì trên đời, trong đó có cả chuyện ăn cứt gà. Một em học sinh tên là Ân đã được xúi bẩy để làm công việc đó. Lúc đầu em còn băn khoăn không biết có làm công việc đó được hay không. Nhưng sau những lời khuyến khích của cô giào, Ân ăn luôn đống phân gà và thấy cũng... được, không quá ghê rợn nên hết sợ luôn.
Em học sinh quả là một người can đảm không biết sợ là gì, khi cần em sẽ là anh hùng như Lê Văn Tám tẩm xăng vào người đốt kho xăng của Tây ngày nào, cho dù Lê Văn Tám không bao giờ là người có thật như trong trò dối trá của bọn Cộng Sản Việt Nam từ suốt mấy chục năm nay bất chấp những lời thú nhận của Trần Huy Liệu và Phan Huy Lê, theo đó, không hề có nhân vật Lê Văn Tám. Lê Văn Tám chỉ là trò dối trá của Trần Huy Liệu.
Ngày nay, nhà nước lại cần thêm những trò giả dối, bịa đặt theo kiểu Lê Văn Tám và đang muốn tạo dựng những thứ anh hùng tưởng tượng như vậy. Anh hùng vào lúc này là những người sẵn sàng ăn cá ở Vũng Áng và xuống tắm ở các vùng biển có cá chết để lấp liếm những trò khốn nạn của bọn đầu sỏ đã được nhét đầy túi những đồng tiền của bọn khốn nạn Formosa.
Sống chết mặc bay, tiền thì bọn khốn nạn đã nhét đầy túi...

THƯ KHẨN GỬI CÁC ANH CHỊ EM CÁ CỦA TÔI

Các anh chị em cá của tôi ơi:
Tôi vừa từ Vũng Áng trở về, chưa hoàn hồn, nhưng vẫn cố viết lá thư này gửi các anh chị em. Tôi vừa dại dột lại vừa liều lĩnh một mình làm một chuyến bơi vào vùng biển mà báo chí nói là cả mấy triệu anh chị em cá của chúng ta từ đầu tháng Tư đã bỏ mạng một cách bi thảm ở các vùng biển thuộc bốn tỉnh miền trung Việt Nam. Lúc đầu khi nghe tin này, tôi không tin, tưởng đó là chuyện đùa hơi độc ác, trò cá tháng Tư (poisson d'Avril) của loài người nên muốn tìm hiểu hư thực thế nào.
Tôi tách đàn bơi về Vủng Áng nơi tin tức nói là anh chị em cá chúng ta chết nhiều nhất xem sao. Dọc đường tôi gặp một đoàn các anh chị cá heo bơi trở ra. Các anh chị ra hiệu cho tôi quay đầu lại, bơi ra biển nhưng tôi không nghe vì cái tính ương ngạnh vốn dĩ của tôi. Tôi bơi tiếp mặc dù các anh chị cá heo la lớn rằng đã có mấy anh chị bỏ mạng, xác tấp lên bờ được dân chúng chôn cất trên bãi biển. Không những chỉ các anh chị cá heo bảo tôi quay đầu bơi trở lại ra biển, mà cả các anh chị cá khác, như mú, tuna, cá thu, cá hồng, cá đuôi vàng... cũng nói với tôi như thế.
Gần đến Vũng Áng, tôi bắt đầu thấy vài ba dấu hiệu bất ổn. Nhiều đàn anh chị em thuộc các giống cá khác hình như đều có vẻ lừ đừ, uể oải khác thường, tuy vẫn bơi, nhưng không còn tung tăng như thường ngày mà có vẻ mỏi mệt thấy rõ. Tôi chặn hỏi một vài anh chị thì chỉ được đáp lại bằng những cái lắc đầu, không nói môt lời nào. Tôi đoán chừng họ không muốn tôi bơi tiếp vào khu mà họ vừa rời bỏ. Điều đó càng làm tôi muốn đi tiếp để tới Vũng Áng.
Rồi tôi bỗng cảm thấy choáng váng, hơi khó thở. Tôi trồi lên mặt nước, hớp lấy không khí thì thấy đỡ ngay. Tôi lại bơi tiếp, nhưng không thở bằng go nữa. Tôi cứ làm như thế, chỉ hớp không khí khi ngoi lên trên mặt biển chứ không thở dưới nước nữa. Gần tới Vũng Áng, tôi thấy anh chị em chúng ta chết, lúc đầu ít rồi càng lúc càng nhiều. Không phải là vài ba, không phải mấy chục, mấy trăm mà phải là hàng ngàn, hàng nhiều ngàn, rồi hàng trăm ngàn. Mà đó chỉ mới là các anh chị em chết dưới biển. Số bị thủy triều tấp lên bờ còn nhiều hơn thế nữa. Tôi bơi tiếp, dưới xác cả ngàn anh chị em cá đã chết nổi lều bều ở trên, thỉnh thoảng ngoi lên để thở. Càng vào gần bờ, số anh chị em cá chết càng nhiều. Tôi nghĩ riêng khu gần Vũng Áng cũng phải vài trăm ngàn hay cả triệu anh chị em cá chết.
Tôi thấy khó thở hơn. Tôi phải ngoi lên khỏi mặt nước để thở nhiều hơn. Tôi cũng cảm thấy ngứa ngáy sau làn vẩy, có lúc thấy như vẩy tróc hết ra đến nơi. Quanh tôi, trước sau, trên đầu toàn là xác anh chị em nhà cá chúng ta. Một sự im lặng rợn mình. Không còn tiếng quẫy quen thuộc nữa. Chỉ còn hàng ngàn anh chị em cá nằm nghiêng hay ngửa bụng lên trời, một số rất ít mang còn ngáp ngáp. Tôi bắt đầu thấy sợ. Số lần tôi phải ngoi lên hớp không khí gia tăng nhiều hơn nhưng tôi vẫn bơi tiếp xem thế nào.
Và bỗng tôi hiểu. Tôi thấy một đường ống phun xối xả một chất lỏng có mầu vàng hòa vào nước biển của chúng ta. Cái đường ống ấy khá lớn, đường kính phải khoảng một mét rưỡi, chôn ngầm dưới đáy biển chạy từ bờ ra tới chừng gần 2 kilômét. Ở đó, đường ống có 3 lỗ thoát cho các chất thải chẩy thẳng vào nước biển. Mắt tôi không nhìn thấy gì nữa, lượng không khí tôi vừa hớp được trước đó vài giây không còn trong phổi nữa. Tôi vùng vẫy cố ngoi lên mặt biển hớp vội lấy chút không khí và lặn xuống thêm một lần nữa để xem kỹ lại cái đường ống rất lớn mà các anh chị em cá khác nói là chạy từ cái nhà máy thép trên bờ thẳng ra biển. Như vậy là đúng như lời trối trăn của cả ngàn anh chị em đủ mọi loại cá để lại cho chúng ta trước khi chết lềnh bềnh rồi giạt vào bờ đang phân hủy thối rữa trên các bãi biển từ Nghệ Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị vào tới tận Thừa Thiên.
Tôi ngoi lên hớp thêm một chút không khí rồi lặn xuống, bơi tới sát cái đường ống thêm một lần nữa. Tôi thấy trên một đoạn đướng ống có những chữ mà tôi đọc không được. Nhưng may quá, khi bơi sát một khúc đường ống khác, tôi thấy hàng chữ Made in China. Thôi thế là đúng rồi. Bọn khốn nạn từng đánh bắt chúng ta ở quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa lại vào tận đất liền để đầu độc chúng ta, không cho ngư dân Việt Nam mà chúng ta đã nuôi họ từ bao nhiêu năm nay được chúng ta giúp đỡ nữa.
Tôi bơi thêm một vòng cuối rồi quay đầu bơi ra biển. Vừa bơi vừa nín thở, ngoi lên hớp không khí cho đến khi ra khỏi được vùng biển chết đó thì lại phải tránh những đoàn tầu "lạ" khốn nạn phục kích chờ đánh bắt chúng ta ở những vùng hải phận chính ra là của Việt Nam. Tôi bơi một mạch suốt hai ngày mới tới được Nha Trang và cố gắng viết lá thư này cho các bạn để cảnh cáo các bạn tạm tránh xa vùng biển thuộc bốn tỉnh của Việt Nam nếu chúng ta còn muốn giúp các ngư dân Việt Nam, những người anh em của chúng ta chia tay nhau từ thuở Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ một nửa lên non một nửa xuống biển.
Các bạn cá của tôi ơi!
Tình cảnh của chúng ta bi đát như thế, mà bọn lãnh đạo ở Hà Nội vẫn chưa một lần lên tiếng để tìm cách cứu lấy anh chị em nhà cá chúng ta. Chúng nó biến thành hến hết. Chúng nó câm mồm nín khe ở Hà Nội trong khi các anh chị em nghêu sò ở miền Trung cũng đang chết tức tưởi. Riêng ở Hà Tĩnh (Kỳ Phương, Kỳ Anh) đã có hơn 60 tấn ngao trắng chết đầy biển. Trong khi đó, bọn lãnh đạo vẫn làm hến cho mãi đến tận ngày hôm nay, sau khi anh chị em cá chúng ta chết hàng triệu tấn.  
Nhà cầm quyền không lên tiếng một lân nhưng lại để mặc cho một tên cắc ké Chu Xuân Phàm lảm việc cho công ty Formosa, công ty đang diều hành và khai thác một nhà máy ở Vũng Áng nói với người dân đang đối đầu với thảm họa là phải lựa chọn hoặc có nhà máy hoặc có cá mà ăn!
Chao ôi sao lại có một câu phát ngôn hỗn hào coi thường đất nước và con người Việt Nam nặng nề đến như thế. Rốt cuộc chỉ nghe thấy những tiếng gào thét, nguyền rủa phẫn nộ của người dân trong khi bọn hến vẫn thủ khẩu như bình.
Thằng cắc ké Chu Xuân Phàm của Formosa còn đưa ra một giải thích ngu xuẩn khác, theo đó, anh chị em cá chúng ta chết ở các vùng biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên là vì người dân Việt Nam tắm biển không chịu chạy lên bờ đái mà đái ngay dưới biển nên họ hàng nhà cá chúng ta mới chết như thế.
Đúng là ăn nói tào lao xịt bộp. Thằng này liền bị Formosa cho nghỉ việc để tìm cách làm dịu bớt sự bực bội của người Việt. Bọn Formosa lên tiếng xin lỗi một cách bâng quơ (về câu nói của Chu Xuân Phàm) nhưng không đả động gì tới việc thải chất độc xuống biển ở Vũng Áng.
Mãi mấy hôm sau, bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Sinh mới tổ chức họp báo về vấn đề này để đọc một bản phát biểu ngắn vỏn vẹn 10 phút, không trả lời môt câu hỏi nào của nhà báo và bỏ chạy như một thằng ăn cắp.
Trong khi đó, anh chị em nhà cá chúng ta vẫn tiếp tục chết, xác thối rữa trên bờ biển. Ngư dân Việt Nam bỗng nhiên mất hẳn cách kiếm ăn: cái... cần câu cá không câu được cá nữa. Có câu được mang ra chợ cũng không ai dám mua. Khoảng mấy chục ngàn gia đình ngư dân làm sao sống đây.
Một thằng ngu khác, Đặng Ngọc Sơn phó chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Tĩnh thì kêu gọi mọi người cứ yên tâm ăn cá ở Vũng Áng và tắm biển như thường. Nhưng khi bị báo chí hỏi là bao giờ đi thắm biển thì nó nói là chưa có lịch. Tôi muốn nói thẳng với nó rằng tắm biển đâu có gì là khó: cởi quần áo ra, chạy xuống nước, đứng xớ rớ ở đó, một phút thôi là đủ, rồi lên bờ, ăn một em cá rô biển chiên dòn coi... Vậy mà không dám làm. Đúng là ác với dân, hèn với... cá.
Đáng lẽ chúng nó phải đóng cửa cái nhà máy, kiểm nghiệm nước biển, xác định nguyên do làm chết anh chị em cá chúng ta, nếu thấy Formosa có lỗi thì truy tố cả lũ nhà chúng nó, trừng phạt nặng, bắt chúng nó bồi thường thiệt hại cho các ngư dân, làm sạch vùng biển bị ô nhiễm và cấm các công ty từng tạo nguy cơ cho môi trường hoạt động tại Việt Nam.
Nhưng rồi ai sẽ đớp tiền hối lộ cho bọn đầu sỏ ở nước Việt Nam khốn khổ này đây?
Chuyện Vũng Áng đau lòng lắm anh chị em cá ơi. Các anh chị em cẩn thận giữ mình nhé, để còn giúp cho người dân Việt tội nghiệp.
Chắc chúng ta lại phải ca bài... con cá mất thôi!

CÁI BẮT TAY

Tính tới nay, tôi đã sống hơn nửa thế kỷ ở ngoài Việt Nam. Hết Tân Tây Lan, Anh, Canada rồi Mỹ. Nên muốn gọi tôi là (người) gì thì cũng được. Thời gian sống ở Việt Nam tính ra cũng không được bao nhiêu nhưng ở nhiều khía cạnh, tôi vẫn là một anh nhà quê. Tôi vẫn không tên Tây, tên Mỹ, mà vẫn giữ cái tên ông bà cụ đặt cho, giữ hoài đến tận ngày hôm nay, cái tên lúc thì nghe như tiếng gọi gà (chuck chuck), lúc thì nghe như một kiểu xe... vận tải (truck). Ấy là chỉ vì tôi sợ mai mốt xuống dưới ấy (?) hai ông bà đi kiếm trong cái danh sách mới nhập cư (?) cứ tìm (bằng cái tên cũ) hoài không ra thì tội cho hai người.
Còn một chuyện rất nhà quê khác của tôi là tôi vẫn chưa cảm thấy thoải mái với những cái bắt tay của phụ nữ dành cho tôi. Với mấy cô đầm thì... sao cũng được. Thực ra thì phải nói là càng... bắt tay, càng vui. Có ôm một cái....cho biết thật giả (?) lại càng vui hơn. Ôm rồi hôn hai... ba cái trên má lại càng tốt. Nhưng với các phụ nữ Việt Nam thì khác. Tôi vẫn đối xử với các nàng như nữ hoàng Anh và theo đúng nghi lễ (protocol) của hoàng gia, nghĩa là nữ hoàng đưa tay ra trước, thì thường dân (như tôi) mới bắt lấy tay của (các) nàng. Rồi để cho (các) nàng lắc như... bò lúc lắc, khi nào chán thì buông ra cũng được.
Đối với tôi, chuyện bắt tay chẳng có gì quan trọng. Bắt cũng được, không cũng chẳng sao. Tôi không biết là đối với một số người, chuyện bắt tay lại có thể quan trọng đến thế.
Hồi xưa, thời của ông già Khổng tử, con trai con gái bắt đầu từ một tuổi nào đó, mọi tiếp xúc phải hạn chế ở mức tối thiểu. Cần đưa cho nhau cài gì cũng phải tránh không đụng chạm vào tay của nhau. Phải đặt vật đó xuống bàn để cho người kia cầm lên. Nam nữ thụ thụ bất thân là như thế. Thời ấy thì nhất định không có trò bắt tay.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu thì Vân Tiên vừa thấy Nguyệt Nga định bước xuống kiệu để cám ơn chàng vì nhờ chàng ra tay nghĩa hiệp cứu thoát nàng khỏi tay bọn cướp thì chàng liền tung ra hai câu đúng theo tinh thần cụ Khổng:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai...
Thế thì có chán không cơ chứ! Tôi tin là thời Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn nhiều người hành xử như anh chàng cù lần Lục Vân Tiên chứ không phải là không.
Nhưng thực ra, thì ngay trong thế giới ngày nay, nói đúng ra là mới cách đây vài ba ngày, đầu tháng Tư năm 2016, ở Thụy Sĩ đã xẩy ra một chuyện không khác gì chuyện Vân Tiên với Nguyệt Nga hay câu dậy dỗ (nam nữ thụ thụ bất thân) của cụ Khổng.
Ở thị trấn Therwil, có hai thiếu niên thuộc một gia đình Syria được cho tuyên thệ để trở thành công dân Thụy Sĩ sau khi đã cùng gia đình sống tại Thụy Sĩ từ năm 2001 đến nay. Người cha trong gia đình là một giáo sĩ Hồi giáo được chính phủ Thụy Sĩ cho tỵ nạn năm 2001. Hai thiếu niên này, tuổi 14 và 15, tức là đã được sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ, đi học trường Thụy Sĩ. Chuyện nhập tịch Thụy Sĩ chỉ là vấn đề thủ tục, hình thức, để có cuốn sổ thông hành của một quốc gia văn minh được nể vì ở mọi nơi trên thế giới. Thụy Sĩ đối xử với gia đình này hết sức tốt đẹp. Đất nước này đã mở rộng vòng tay ra đón lấy gia đình Syrie này trong lúc họ gặp phải những cảnh quẫn bách nhất. Trong ngày tuyên thệ nhập tịch của hai thiếu niên này, các thầy giáo, cô giáo của cả hai thiếu niên cũng đến dự.
Khi cả hai được gọi lên tuyên thệ, các cô giáo và thầy giáo muốn bắt tay hai cậu để chúc mừng họ trở thành công dân mới nhất của Thụy Sĩ thì cả hai từ chối những cái bắt tay thân hữu đó. Cả hai nói rằng việc bắt tay những phụ nữ không có liên hệ gia đình hay họ tộc đều bị tôn giáo (Hồi giáo) của họ nghiêm cấm.
Ngay sau khi hai thiếu niên này nói rõ lý do họ không bắt tay các cô giáo của họ tại buổi lễ tuyên thệ, giới chức chính phủ có trách nhiệm tổ chức buổi lễ đã ngưng ngay lễ tuyên thệ. Cả hai không được cho nhập tịch để trở thành công dân Thụy Sĩ.
Chuyện này sau đó đã được đưa lên báo. Bộ trưởng Tư Pháp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga lập tức tuyên bố bà đồng ý với quyết định ngưng lễ tuyên thệ cho hai thiếu niên này. Bà nói rằng bắt tay là một truyền thống, là nét văn minh, văn hoá của Thụy Sĩ. Từ chối cái bắt tay là từ chối hội nhập vào, và chấp nhận hòa mình vào đời sống của đất nước đã đón nhận họ, cho họ cơ hội để có một đời sống tốt đẹp hơn.
Tử tế không muốn. Muốn những chuyên khốn nạn thì có ngay lập tức. Được cho sống ở một xứ sở bình yên, văn minh, hạnh phúc nhất thế giới thì đạp đi chỉ vì sự ngu muội, cuồng tín trung cổ mọi rợ thì được ngay.
Nhưng vài năm nữa, nếu nổi điên muốn vác xác đi theo bọn chó dại làm khủng bố thì làm sao có cái passport Thụy Sĩ mà mua vé máy bay?
Muốn sống đời khốn nạn thì dễ quá, không có "bông rua" là được ngay.
    
XÂM MÌNH 

Mấy chi tiết của một bài học lịch sử học từ hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của nhiều học sinh tiểu học thời của tôi, đó là từ thời cổ đại, người Việt đã có tục xâm mình để khi xuống biển đánh cá các loài thủy tộc sợ mà không dám tấn công. Không chỉ xâm mình mà trên mũi của những chiếc thuyền đánh cá của họ còn có vẽ những con mắt để loài giao long, thuồng luồng phải tránh xa không dám làm hại.
Thực ra thì chẳng phải chỉ người Việt Nam, mà luôn cả những dân tộc khác cũng có tục xâm mình. Người Nhật, người Polynesien, người Hạ Uy Di, người Fiji, người Samoa, người Maori... cũng biết xâm mình. Ngày nay xâm mình không còn là cách trang trí thân thể của các dân tộc bán khai, sơ khai nữa, mà luôn cả các dân tộc văn minh cũng thích xâm mình. Người Mỹ cũng xâm mình và xâm mình rất đẹp. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có những thành kiến không đẹp về xâm mình. Nhiều người vẫn coi chuyện xâm mình là trò chơi của những thành phần bất hảo, những băng đảng sống ngoài vòng pháp luật. Một số người khi muốn trở về với xã hội và đời sống bình thường phải tìm cách xóa đi những hình xâm trên người, nhất là khi đi tìm việc làm, nhất là những thứ công việc vẫn còn mang nhiều định kiến không tốt về những hình xâm. Chuyện phá những hình xâm này không dễ và còn rất tốn tiền. Kỹ thuật laser được sử dụng để làm mờ đi được hình xâm.
Tôi nhận là vẫn chưa thoải mái với những hình xâm, với những người xâm mình. Nói là tôi không có thiện cảm với họ thì cũng đúng. Nhất là với những phụ nữ. Đàn ông xâm mình đã dễ sợ rồi, phụ nữ xâm mình thì lại càng dễ sợ hơn. Tôi viết định kiến hay thành kiến đó là không đúng và nên dẹp bỏ nhưng tôi vẫn chưa làm được.
Hồi đi trình diện nhập ngũ ở Trung Tâm 3 tôi được thấy rất nhiều hình xâm và những hàng chữ xâm không tiện nhắc ở đây. Rồi những lần ngồi ở một tiệm nước cho mấy chú bé đánh giầy thì lại đọc được trên tay của các chú những câu như "chim non xa tổ", "xa quê hương nhớ mẹ hiền", "ân đền oán trả", "hận kẻ bạc tình", "giận đời đen bạc"... Những chú bé đó đều có những câu chuyện kể về những câu xâm mình đó nghe rất tội nghiệp nhưng chuyện tôi không thích xâm mình thì vẫn còn nguyên.
Một bức tranh của Norman Rockwell vẽ một anh chàng thủy thủ có cuộc sống đâu cũng là nhà, mỗi bến một nàng, đang ngồi trong một tiệm tattoo để xâm thêm một cái tên phụ nữ (mới) cạnh mấy cái tên (cũng phụ nữ) khác vừa được xóa đi cũng chỉ lại càng làm tôi nghĩ là (nếu khôn ngoan một chút) (thì) không nên xâm mình chút nào.
Nhưng tuần trước, tôi thấy mình thay đổi hẳn suy nghĩ về chuyện xâm mình khi nhìn thấy những hàng chữ xâm trên cánh tay của một người thanh niên. Người này cũng đã từng vào tù ra khám một hai lần. Hệt như Mike Tyson vào tù thì chưa có cái hình xâm nào trên người nhưng khi ra khỏi tù thì người đàn ông vô địch quyền Anh hạng nặng này có một hình xâm dễ sợ trên mặt và một hình xâm Mao Trạch Đông trên ngực. Mike Tyson đã cho xâm những thứ ấy trong khi đang ở tù. Để nguyên Mike Tyson đã là một người dễ sợ rồi, nay thêm vài ba hình xâm trên người thì lại càng dễ sợ hơn.
Người thanh niên mà tôi vừa nhắc kể trên tên là Nguyễn Viết Dũng trong khi ở trong tù đã nhờ xâm một hàng chữ Anh và một hàng chữ Việt trên cánh tay trái. Hàng trên nguyên văn: Governments should be afraid of their people. Đây là câu của Alan Moore, một nhà văn người Anh: chính phủ phải sợ người dân. Người dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ là công bộc, người dân là chủ. Đầy tớ thì phải sợ chủ. Chủ không phải sợ đầy tớ. Như vậy mới là dân chủ. Không có thứ dân chủ nào mà người dân phải sợ nhà nước. Nhưng ở Việt Nam thì nhà cầm quyền vẫn ngồi lên đầu lên cổ người dân. Nguyên tắc dân chủ được gói trong hàng chữ xâm trên tay của Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên vừa ra khỏi nhà tù sau hơn một năm bị giam. Hàng chữ này được xâm trong khi Dũng đang ngồi tù. Đó là một việc làm can đảm của một thanh niên chủ trương rõ ràng: nhà nước phải sợ người dân. Dũng đã không hề tỏ ra khiếp sợ nhà nước. Thích treo cờ Việt Nam Cộng Hòa thì Dũng treo một lá cờ ngay trên nóc nhà của mình. Thích quân lực Việt Nam Cộng Hòa thì anh kiếm cái field jacket của lính dù có đính cả phù hiệu của nhẩy dù mặc vào xuống đường đi biểu tình ở Hà Nội. Thích cái phù hiệu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì người thanh niên này kiếm mấy cái t-shirt gắn phù hiệu con ó có nền là cờ Việt Nam Cộng Hòa cùng mấy người bạn biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm.
Những việc làm ấy của Dũng đã thể hiện đúng ý nghĩa của câu tiếng Anh mà Dũng xâm trên cánh tay trong lúc đang ở tù.
Và dưới hàng chữ tiếng Anh là hai chữ SÁT CỘNG rất lớn, lớn hơn hàng chữ tiếng Anh. Hàng chữ lớn và dễ đọc, không thèm che dấu bất cứ ai. Muốn đọc thì đọc đi.
Mùa nực mặc chemisette ngắn tay hay chemise dài tay xắn lên một chút là để các anh công an đọc cho dễ.

Ôi sao mà trò xâm mình lại hay đến là như thế. Thành ngữ "xâm mình" lại càng rõ nghĩa trong trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là... xâm mình!