May 23, 2013

May 24, 2013


Ngày 20 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Một xưởng đóng tầu của Nga ở St Petersburg đang đóng cho Việt Nam 6 chiếc tầu ngầm chạy bằng diesel, trong số đó, có hai chiếc đã được hạ thủy và đã bắt đầu cho chạy thử.
KIlo-class_diesel_submarine_being_towed_through_the_Mediterranean_sea_en_route_to_Iran_(12-23-1995)
Báo trong nước khoe những tầu ngầm này chạy êm nhất, có khả năng tàng hình, tìm được tầu địch từ một khoảng cách rất xa. Bài báo còn nói thêm là hải quân Mỹ cũng rất nể loại tầu ngầm với kỹ thuật có từ thập niên 80 (!) này. Thích nói gì thì cứ nói cho thỏa mãn thú tính. Những con ếch cứ tiếp tục đáy giếng ngó sao, tỉnh trung thị tinh, nói phét cho đã cái lỗ miệng.
Hai chiếc đang được chạy thử thì một chiếc được đặt tên là Hà Nội, chiếc thứ hai mang tên Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là hai chiếc tầu ngầm đầu tiên của hải quân Việt Nam.
Chuyện đặt tên cho các chiến hạm tuy không có một qui luật nào được đặt ra, nhưng thường thì những cái tên tầu chiến là những nhắc nhớ, ghi nhớ về những chiến công, chiến tích của hải quân, nếu không thì cũng là tên của những người hay nơi chốn đã tạo những chiến thắng cho hải quân của một quốc gia.
Thí dụ chiến hạm Trần Hưng Đạo của hải quân Việt Nam Cộng Hòa trước đây được đặt cho tính danh của vị tướng từng đánh tan quân Nguyên ở sông Bạch Đằng. Các chiến hạm khác như Hàm tử, Tây Kết, Chương Dương đều mang tên những nơi hải quân Việt Nam chiến thắng lẫy lừng trên biển, trên sông. Một chiến hạm mang tên Nhật Tảo, nơi Nguyễn Trung Trực đốt cháy một chiến hạm Pháp. Tất cả đều là những kỳ tích kim cũng như cổ của lịch sử trên sông nước của Việt Nam.
Hải quân Mỹ có hai chiến hạm mang tên Đà Nẵng và Huế để ghi nhớ những nơi hải quân Mỹ có mặt trong những năm chiến tranh tại Việt Nam.
Nhưng cách đặt tên các chiến hạm của Hà Nội mới đây thì không theo truyền thống đặt tên như ở trên.
Lối đặt tên các chiến hạm của hải quân Hà Nội qua tên của những chiến hạm như chiếc HQ 012 Lý Thái Tổ và HQ 011 Đinh Tiên Hoàng thoạt nghe qua thì không có gì đáng nói. Và luôn cả tên của hai tầu ngầm mới đóng xong, chiếc Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh cũng thế. Tất cả đều là những cái tên lịch sử mà người Việt Nam đều yêu qúi, ngoại trừ cái tên của tầu ngầm Hồ Chí Minh.
Thực ra, không có ai phản đối ba cái tên Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ và Hà Nội.
Nhưng nhìn kỹ một chút thì người ta thấy ra một điều là nhà cầm quyền khi đặt những cái tên vừa kể ở trên đã cho thấy một thái độ tránh né không dám sử dụng những cái tên có thể làm phiền lòng bọn Tầu ở Bắc kinh, bọn khốn nạn đang giở tất cả những trò chó đẻ nhất nhắm vào Việt Nam ở biển đông.
Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đều là những nhân vật vĩ đại, công đức trời biển của lịch sử Việt. Cả hai đều là những nhân vật đóng góp rất nhiều cho đất nước, khai sáng được không biết là bao nhiêu điều tốt đẹp cho Việt Nam. Dùng tên của hai vị vua này để đặt tên cho hai tầu chiến của hải quân Việt Nam là đúng.
Nhưng chính việc đó lại phản ảnh thái độ hèn nhát, khiếp sợ, tránh né, không dám phạm húy, không dám làm phiền lòng mấy thằng Tầu ở Bắc Kinh. Đọc lịch sử thì thấy ngay là hai vị vua anh hùng Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đều không có những bàn tay dính máu bọn Tầu xâm lược bao giờ. Đinh Tiên Hoàng có công thống nhất đất nước, dẹp các sứ quân, là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam dựng lên được một quốc gia độc lập tự chủ. Nhưng Đinh Tiên Hoàng cả đời không giết một thằng Tầu nào.
Lý Thái Tổ sáng lập ra nhà Lý, cũng là người cứu đất nước khỏi rơi vào tình trạng suy vi, rối loạn sau khi nhà Lê sắp đi vào con đường tàn mạt sau cái chết của Lê Đại Hành rồi Lê Long Đĩnh. Lý Thái Tổ không phải đánh nhau với Tầu ngày nào vì nhà Tống lúc ấy bận nhiều chuyện trong nước nên tạm để yên cho Đại Việt.
Và đó là lý do Hà Nội dùng tên của hai ông vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, hai vị hoàng đế không dính máu quân Tầu trong tay, để đặt cho hai chiến hạm mà Nga bán cho Việt Nam mới đây.
Và nay, hai chiếc tầu ngầm vừa đóng xong thì được đặt cho hai cái tên … huề vốn là Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng để khỏi làm buồn các sếnh sáng. Thực ra thì Hồ Chí Minh cũng còn là một anh bồi Tầu nên trong chiều hướng hèn hạ, nô dịch đem cái tên của anh làm bồi tầu (Tây) rồi lại bồi Tầu (khựa) đặt cho một chiếc tầu ngầm thì đúng trò nô dịch và sợ Tầu quá rồi còn chi!
Thách các con dám dùng tên Yết Kiêu Phạm Hữu Thế đặt cho một tầu chiến của hải quân. Lý do là vì "phản động" Yết Kiêu đã dùng dùi sắt đục thủng chiến thuyền của giặc giúp Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên.
Không dám đâu. Bố bảo cũng không dám! Yết Kiêu là người "dám" đánh chìm tầu của giặc Nguyên mà.

Ngày 21 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Nguyễn Tấn Dũng là người có một cái mặt ngó thấy là muốn ói. Người đàn ông này lúc nào cũng có một cái vẻ hiu hiu tự đắc… không vì một lý do gì cả, như trong những bức ảnh chụp hắn lúc thì ở diễn đàn quốc hội, lúc thì leo vào ngồi trong cockpit của một chiến đấu cơ SU-27, lúc thì đi viếng chỗ này chỗ nọ để nghiên cứu cách …làm sao sống cho đúng kiểu chó má và khốn nạn.
Rồi khơi khơi tự nhiên hắn xưng là có bằng cử nhân luật.
Tiểu sử của hắn ghi năm sinh là năm 1949. Năm 12 tuổi Dũng đã tham gia kháng chiến cách mạng rồi chiến đấu chống Mỹ bị thương mấy lần. Sau đó, hoạn lộ hanh thông, lên giữ hết chức này đến chức nọ. Mới nhất thì được gọi một đồng bọn gọi một cách khinh bỉ là đồng chí X. Trong gia đình, y là con thứ hai nên còn được gọi là Ba. Ba X, hay Ba Ếch là tên gọi mới nhất.
Năm Dũng 12 tuổi là năm 1961. Tuổi còn rất trẻ như thế mà đã tham gia cách mạng thì học hành chắc là chưa đến đâu. May ra thì hết được tiểu học. Chưa vào trung học đã theo cách mạng, kháng chiến thì làm được gì?
Ở tuổi đó thì làm công tác chạy giấy, sai vặt là cùng. Văn hóa chưa có được bao nhiêu, chưa học trung học, khả năng quân sự thì chắc cũng không. Chạy ra, chạy vào mật khu một hồi thì được dậy cho việc thay bông băng, chích choác vớ vẩn là nhiều. Chữ nghĩa, kiến thức, học hành chắc không đọc nổi cái tên thuốc, nói chi đến làm công việc của một y tá. Nhưng cách mạng thì hễ không có chó thì lôi mèo ra cho ăn cứt nên Dũng được cho làm y tá chích đít. Làm y tá một hồi thì được cách mạng … thăng chức cho làm y sĩ. Chẳng biết học trường y khoa hồi nào mà bỗng nhiên thành y sĩ, nhưng tiểu sử chính thức của hắn thì ghi rõ ràng như thế. Thôi thì cứ cầm cái ống chích lâu thì cách mạng thưởng cho làm y sĩ cũng chỉ chết bọn du kích Việt Cộng là cùng. Chuyện học đại học y khoa không cần thiết. Mà nếu có muốn thì học y khoa với khỉ ở rừng tràm Cà Mâu trong bưng hay sao?
Đã thế, tiểu sử còn ghi là bị thương ngoài mặt trận mấy lần, đụng với binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đều đều. Bận rộn với chiến tranh, công trạng có thừa như vậy mà vẫn thăng tiến để thành y sĩ mới …ngon.
Nhưng chưa hài lòng với chức y sĩ được ban tặng, Dũng tự nhiên tự địa khai trong tiểu sử là có trình độ cử nhân luật. Một số tài liệu bằng tiếng Anh đọc được trong internet thì ghi rõ là tốt nghiệp văn bằng cử nhân luật từ một đại học trong rừng (graduated with a bachelor of law degree in the jungle). Một bài viết khác còn nói rõ hơn là y có bằng luật khoa tiến sĩ (doctor of jurisprudence) sau khi chiến tranh chấm dứt.
Hai bài viết vừa kể đã bầy ra những chi tiết không ăn nhập với nhau. Một bài viết là hắn tốt nghiệp cử nhân luật trong rừng. Bài kia thì nói là tốt nghiệp sau khi chiến tranh chấm dứt.
Chiến tranh chấm dứt thì còn ở trong rừng học luật làm gì? Làm quái gì có chuyện đó. Nếu không ra Hà Nội học thì cũng phải về Sài Gòn mà học chứ. Rừng nào có đại học luật chỉ cho xem cái coi. Làm chó gì có chuyện ngó trước, ngó sau, lén lút đi xe lam rồi lại xe đò vào bưng mà … học luật, hết "cua" lại trở về thành phố bao giờ? Mà nếu học ở Sài Gòn sao không thấy đến trường, ra công viên con rùa … uống nước dừa với các sinh viên luật trên "…đường Duy Tân cây dài bóng mát…" ?
Mà học luật trong rừng là học lúc nào? Cứ cho là 18 tuổi thì bắt đầu đi học luật, thì năm vào năm thứ nhất trường luật (trong rừng) phải là năm 1967. Năm ấy mà ở trong rừng thì làm sao học luật được? Chiến sự đang kinh hoàng, nay đánh Mỹ ở đây, mai đụng quân Việt Nam Cộng Hòa ở kia, lại bị thương 4 lần, thành thương binh cấp 2/4 (?) làm sao có thì giờ học luật? Cua cáy thì cả chục cuốn quay ronéo (nếu học theo kiểu trường Luật Sài Gòn) khuân theo trong những lúc cầm AK cũng đủ mệt muốn chết, có lúc nào để mà tụng niệm dân luật, quốc tế công pháp, kinh tế, tài chính… Vào trường luật năm 1967, thì mất 4 năm học toàn thời gian (nếu học theo chương trình cử nhân của đại học Sài Gòn), tức là đến năm 1971 mới xong. Nếu học bán thời gian thì đến bao giờ mới tốt nghiệp trong khi vẫn bưng biền chống Mỹ cứu nước. Đời chiến sĩ oai hùng nay đây mai đó làm sao học?
Sư cha cái thằng nói phét không có cơ sở. Mẹ kiếp cái bằng luật khoa cử nhân của nó thì có mà là bằng giả mới có. Chứ cử nhân cái con chó gì.
Trong nước nên xét cái bằng của thằng chó này là bằng gì mà cứ sủa ngậu lên như thế. Không bằng mua thì cũng làm giả khoe nhắng lên. Cách gì bằng mấy cái bằng cấp da (bằng ba cái bằng cấp giấy!)
Nhưng xét bằng của nó thì lại lòi ra tất cả bọn chó đẻ đang ngồi trên đầu trên cổ người dân đều xài bằng giả (cầy) cả thì lấy ai mà tham nhũng đây?

Ngày 22 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Bạn nói là có vài ba người thắc mắc tại sao tôi gọi Ba Ếch là "thằng này, thằng kia". Xin trả lời không gọi nó là "thằng" thì gọi nó là gì bây giờ?
Nó nhỏ tuổi hơn tôi. Chức vụ nó giữ không thể là một chức vụ đáng để được nhắc tới bằng bất cứ một sự tôn kính nào. Thế thì gọi nó là "thằng" chứ bộ phải gọi nó là "ông nọ ông kia" hay sao? Respect must be earned như người ta vẫn nói. Sự nể trọng không phải tự nhiên mà có. Phải công khó, cố gắng mới có được. Nó đã làm được gì để được nể trọng?
Gọi nó bằng "thằng" là đúng.
Nó đã vậy, mấy hôm trước vài ba tờ báo ở đây lại còn chạy những bản tin về một con ranh con, con của Ba Ếch với tựa đề một điều "" Nguyễn Thanh Phượng , hai điều "" Nguyễn Thanh Phượng sắp đi đẻ nên tạm ngưng giữ một hai chức vụ... Trong khi nó chỉ là một con ranh con, sinh năm 1980, nhờ thằng bố nó, thằng Ba Ếch giữ chức thủ tướng nên nó mới được đưa vào những chức vụ chắc chắn nó không có khả năng và kinh nghiệm để đảm trách, và rồi chính nhờ những cách cài đặt người như thế mà đất nước của chúng ta mới chỏng gọng như bạn đã thấy.
Thằng bố tự nhận là có bằng cấp cử nhân luật chẳng biết là học hành ở đâu, và lúc nào. Con ranh Nguyễn Thanh Phượng thì bằng cấp đã là bằng cấp thật chưa hay lại bằng cấp … da (?), bằng cấp giả như bằng cấp của thằng bố nó? Mà nếu bằng thật đi chăng nữa thì con ranh kinh nghiệm đâu để được trao cho nắm giữ những chức vụ như nó đã nắm từ mấy năm nay? Báo chí trong nước thì gọi nó là "bà" đã đành, nhưng báo chí ở hải ngoại mà vẫn còn sợ bóng sợ vía thằng Ba Ếch đến độ phải gọi tâng con nhãi con là "bà" thì tôi không hiểu được.
Nếu cần phải có một thái độ kính trọng, cảm phục thì nên dùng thái độ đó khi nhắc đến những Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Phạm thanh Nghiên, Bùi thị Minh Hằng, Đỗ thị Minh Hạnh, Đặng thị Kim Liêng, Lê thị Công Nhân… Còn con ranh con Nguyễn Thanh Phượng thì không đời nào.
Hay là gọi bố nó là "thằng", gọi con ranh là "con" thì phạm húy, có thể làm vài ba con chó dại mắc cái cọc phải nhẩy lên đùng đùng như khi có người động đến cái mả cha nhà chúng nó và đề nghị không dùng chữ "vị" trước cái tên của Sầm Đức Xương, tên đàn ông (đã) bị tòa kết án 9 năm tù về tội hành dâm với 8 nữ sinh của trường Việt Lâm mà nó làm hiệu trưởng ở Hà Giang hồi năm 2009.
Muốn gọi là "bà" thì để cho bọn hóa dại ấy làm. Còn con ranh, nếu thực sự (tạm) rời những chức vụ nó đang giữ để đi đẻ thì có thể là một điều may mắn nhỏ cho đất nước chăng?
Khó mà có được chuyện đó.
Mặc dù nó đi đẻ ra mấy con nòng nọc của cái giòng ếch nhái từ Ba Ếch truyền xuống thì cũng thây kệ bố con nhà chúng nó chứ mắc mớ gì mà phải "ông nọ với bà kia".
Nó có đẻ xuôi hay đẻ ngược, con cái của những thứ đại gian đại ác có thừa cái ngón tay, ngón chân, có thiếu cái lỗ đít như các cụ ngày xưa vẫn chúc lành cho con mẹ, thằng bố, thằng ông ngoại nhà nó thì cũng kệ cha nó. "Bà" … cái lỗ đít ông ấy chứ!
Nghe mà thấy bực cả cái… mình.

Ngày 23 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Thế là tổng cộng, hai người sinh viên trẻ tuổi sẽ bị mất tự do trong 14 năm sắp tới.
Nguyễn Phương Uyên bị 6 năm tù, Đinh Nguyên Kha bị 8 năm. Hai người cũng còn bị thêm vài năm quản chế sau khi ra tù.
Chuyện quản chế hay không quản chế thì cũng hệt như nhau. Cả nước ai cũng bị quản chế bằng nhiều hình thức khác nhau. Mà ngay chuyện ra khỏi tù của hai người sinh viên này thì cũng sẽ chẳng khác gì những ngày tháng ở trong tù của họ.
Họ sẽ bị kiểm soát, theo dõi từng bước, tiếp xúc với ai cũng bị cấm, cũng bị làm khó dễ, trở lại để đi học chắc sẽ không bao giờ làm được, mọi tự do căn bản nhất sẽ đều bị hạn chế.
Cả hai người sinh viên trẻ này đều là những tấm gương sáng ngời cho cả nước. Cảnh họ xuất hiện trong tòa, không một chút lo sợ, đứng thẳng và nói dõng dạc trước tòa những câu không ai có thể tưởng tượng nổi. Những câu nói không có được bao nhiêu người dám nói trong cái nhà tù vĩ đại tàn độc đó.
Bọn trâu bò, chó má cố tình bỏ qua chuyện hai sinh viên này chống lại những việc làm bất hợp pháp của Bắc kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam mà đổ riệt cho hai người trẻ này tội chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính phủ.
Nhà cầm quyền đã không dám trưng ra những bằng cớ về chuyện hai người chống lại Trung quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở các đảo, kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Tầu mà chỉ buộc các bị can tội chống phá nhà nước. Bọn cầm quyền đã phải rút lại quyết định truy tố Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tội chống Trung quốc.
Tại tòa án, cô sinh viên chân yếu tay mềm Phương Uyên sau nhiều ngày tháng bị khủng bố tinh thần và thể xác trong tù vẫn khẳng định lập trường can đảm cuả cô, đó là chống Trung quốc, tranh đấu cho toàn vẹn lãnh thổ xuất phát từ lòng yêu nước quyết tâm tranh đấu cho một việt Nam tử tế tốt đẹp hơn.
Đinh Nguyên Kha cũng khẳng định là chỉ chống Tầu và đảng Cộng sản Việt Nam chứ không chống Việt Nam.
Thái độ hèn hạ của nhà nước lại hiện rõ thêm trong vụ này. Không dám nêu ra chuyện hai sinh viên này chống Tầu, mà quay sang buộc tội họ về lập trường chống đảng Cộng sản và nhà cầm quyền. Như vậy, ở tòa thì lờ đi chuyện chống Tầu, nhưng thật ra thì ai cũng biết hai sinh viên này bị bắt về tội chống Tầu, cũng như Điếu Cầy bị bắt về tội chống Tầu bị đưa đi mất tích. Tòa quay ra truy tố hai người về tội (nhỏ hơn) chống nhà nước. Ở ngoài tòa mà chống Tầu thì bị đàn áp thẳng tay. Trước tòa không lẽ nói rõ là truy tố các sinh viên này vì họ chống Tầu. Thôi đổ cho họ tội chống nhà nước rồi bỏ tù cả hai thì dễ ăn nói với người dân. Nhưng người dân ai mà chẳng biết hai người sinh viên này chủ ý chính là chống Tầu nhiều hơn.
Chống Tầu thì không được. Chống thì phải dẹp hàng hóa độc hại của Tầu đang được đưa vào Việt Nam để đầu độc dân chúng, để phá nát nền kinh tế Việt Nam. Chống Tầu thì phải dẹp bô xít và các chương trình bán nước khác, thì phải hành động, phải quyết liệt ở biển Đông, phải đòi lại các vùng lãnh thổ đã mất…
Vậy nên bịt miệng những người chống Tầu là dễ hiểu.
Mà lại được lòng bọn chó ở Bắc kinh nữa.
Cầu mong cho hai em Phương Uyên và Nguyên Kha bình an và can đảm.

Ngày 24 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Cuốn sách vô duyên và ngớ ngẩn nhất chắc phải là cuốn sách dậy viết thư.
Ðồng ý là những văn thư hành chính, đơn từ thì cần phải có mẫu, có chữ nghĩa và cách viết riêng, và vì thế, cuốn sách dậy viết thư đơn từ hành chính có thể cần thiết. Nhưng trong những trường hợp khác thì không thể đem những bức thư trong cuốn sách dậy viết thư ra làm mẫu, hay học để viết thư được.
Tưởng tượng mở bức tình thư văn chương diễm lệ ra chép xuống, thay cái tên gửi cho nàng, rồi gửi đi, hồi hộp tựa cửa sổ chờ tin nhạn, mà rồi nếu hồi âm là mấy chữ vỏn vẹn "Xin đọc thư trả lời ở trang 132" thì cũng đáng đời một tâm hồn thiếu sáng tạo.
Nhưng trên đời có thể có những người cần học để viết cả những bức thư rất riêng tư như thế thật. Nếu không làm sao Vương Quan nuôi nổi cha mẹ già sau khi tai họa giáng xuống gia đình của hai ông bà viên ngoại họ Vương:
... hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân
Ðều là sa sút khó khăn
May thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi...

Tuy thế, có thể Vương Quan cũng không bao giờ được nhờ viết hộ bức thư tuyệt mệnh. Loại thư này viết chắc không khó. Nguệch ngoạc vài dòng, từ biệt cái thế giới độc ác này thì viết vài chục bức cũng ra ngay. Vậy mà hình như có người cần nhờ người khác viết thì phải.
Không thì tại sao một chủ nhà in ở Ohio lại quảng cáo dịch vụ viết những bức thư như thế?
Tiệm in của ông ta mới đây dựng ở trong cửa kính một cảnh trông thoáng cũng biết ngay là có người vừa tự tử: mấy lon bia đã uống hết lăn lóc trên sàn nhà, một cái bàn đổ nằm nghiêng, phía trên là hai chân người đong đưa.(*)
Gần đó, là một miếng giấy xé từ một quyển vở viết nguệch ngoạc mấy chữ. Bên cạnh là một lá thư in rất đẹp, nội dung dài hơn. Một tấm bảng có mấy hàng chữ nội dung đại khái là đang tính chuyện tự tử chăng, hãy để chúng tôi giúp cho bức thư tuyệt mạng của bạn có cái vẻ chuyên môn hơn!
Chao ôi, thư tuyệt mạng mà cũng cần vẻ chuyên môn, nhà nghề nữa sao?
Tiệm in bầy ra hai bức thư tuyệt mạng, một bức không chuyên môn và một bức in ấn rất đẹp.

Nhà nghề hay chuyên môn là thế nào? Là ngày tháng phải viết cho đúng, phải có địa chỉ hồi đáp, đầu thư phải mở như thế nào, gửi cho ai, dưới đó phải kê ra những lý do muốn từ giã cuộc đời, tội lỗi đổ hết lên đầu cho nó ở lại sống trong ăn năn hối hận cả đời, từ nay cho đến lúc nó chết, nó sẽ không bao giờ có được một ngày bình yên, lương tâm nó sẽ cắn nó chết đứ đừ, và nếu nó không chết, nó cũng ngắc ngoải với những cào cấu, dằn vặt không bao giờ nguôi chăng?

Có thể là như thế.
Hay thêm vào ở dưới, là một câu đại khái nếu trả lời thì xin gửi về địa chỉ mới, zip code ra sao, có cần c/o... ai không vân vân.
Nghĩ lại thì việc quái gì phải mất tiền thuê viết một bức thư như thế. Cứ mở tập Dear Lovely Death của Langston Hughes, một nhà thơ Mỹ da đen mà tôi rất thích, là kiếm ngay được mấy dòng tuyệt mạng ngay chứ tại sao phải nhờ tới một cây viết ấm ớ ở Ohio:
Suicide's Note
The calm,
Cool face of the river
Asked me for a kiss

Mặt nước tịnh lặng
Mát rượi của dòng sông
Xin tôi một nụ hôn

Ít nhất thì cũng phải như thế, rồi ùm một cái xuống sông, sau vài phút lóp ngóp lội vào bờ, thù ghét thế giới tiếp.
Như Langston Hughes đã chết trên giường vậy, vừa vui vừa đẹp quá đi chứ.
(*) Printer Says It Can Improve Suicide Notes / AP

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 170)
WHAT A …!
Bản ghi chép do Lãm Thúy thực hiện. Bài học số 170 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 7 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
LÃM THÚY
Hôm nay, Thúy nhờ anh nói rõ hơn về mấy cách nói mà Thúy nghe khá nhiều lần, đó là những câu đại khái như câu này: "WHAT A DAY". Đây có phải là câu hỏi không thưa anh?
BBT
Câu mà Thúy vừa nói không phải là một câu hỏi mặc dù nó cũng bắt đầu bằng chữ "WHAT". Nếu là câu hỏi, nó phải như thế này: WHAT DAY IS IT? Hay WHAT IS A DAY IN THE DESERT LIKE?
Rõ nhất là nó phải có dấu hỏi ở cuối thì mới là câu nghi vấn. Còn câu mà Thúy thắc mắc, câu WHAT A DAY thì không có cái dấu hỏi đó. Thay vào đó, nó có cái DẤU THAN (!), hay cũng gọi là cái CHẤM THAN (EXCLAMATION MARK) ở cuối. Đây là một câu HÔ THÁN, một mệnh đề dùng để diễn tả một tình cảm mạnh như kinh ngạc, giận dữ, bực bội, vui mừng, thán phục, khinh bỉ … vân vân. Khi nói, người ta không bao giờ nói rõ thành WHAT A DAY EXCLAMATION MARK, cũng như chúng ta không nói WHERE ARE YOU GOING QUESTION MARK bao giờ cả.
Chính cách nói, lên hay xuống giọng, nhấn mạnh vào chữ này hay chữ kia (INTONATION) sẽ cho người nghe biết đó là một câu hô thán, một EXCLAMATION SENTENCE.
Câu Thúy hỏi là hình thức giản dị nhất của loại cấu trúc này: WHAT A DAY! Câu WHAT A DAY! này nghĩa là gì QA biết không?
QA
Thưa anh, QA hiểu câu ấy cũng có nghĩa như khi QA nói bằng tiếng Việt câu UI CHA, THIỆT LÀ MỘT NGÀY!
BBT
Đúng vậy. WHAT A DAY! Có thể là một ngày tốt, và cũng có thể là một ngày xấu, cũng có thể một ngày quá nhiều chuyện, quá nhiều việc, thân thể rã rời, mệt mỏi, một ngày quá lạnh, một ngày quá nóng, một ngày quá dài, một ngày quá vui vẻ… trường hợp nào cũng có thể dùng câu đó.
LÃM THÚY
Nhưng nếu muốn nói rõ đó là một ngày như thế nào thì phải nói sao thưa anh?
BBT
Chúng ta thêm một ADJECTIVE phía trước: GOOD, BAD, LONG, WONDERFUL, TERRIBLE … để thành WHAT A WONDERFUL DAY! Hay WHAT A LONG DAY!
QA
QA còn có lần nghe con gái lớn than thở sau những lần có bài thi ở trường như thế này: WHAT A TERRIBLE DAY I HAD!
BBT
Đúng, muốn nói rõ hơn thì thêm vào những chữ như thế. Thúy nói thử bằng tiếng Anh câu: đó là một năm khủng khiếp của cả nước Mỹ …
LÃM THÚY
WHAT A HORRIBLE YEAR THE U.S. WENT THROUGH!
BBT
Cám ơn cô. Thúy cho nghe thêm hai thí dụ nữa coi.
LÃM THÚY
WHAT A NICE HOUSE THEY HAVE!
WHAT A BIG FISH HE CAUGHT!
BBT
Còn QA?
QA
WHAT A BEAUTIFUL VOICE SHE HAS!
WHAT A BAD WINTER IT WAS !
WHAT A LOVELY DINNER YOU MADE!
BBT
Một điều hai cô nên nhớ là trong những câu hô thán mà chúng ta vừa nghe, bao giờ danh từ đi theo sau WHAT cũng có một MẠO TỪ BẤT ĐỊNH là A hay AN (INDEFINITE ARTICLES).
QA
Thưa anh, anh vừa nhắc đến INDEFINITE ARTICLES là A và AN, QA muốn anh nói về MẠO TỪ, nói chung trong tiếng Anh, làm sao dùng cho đúng.
LÃM THÚY
Thúy nhớ là có HAI loại mạo từ, INDEFINITE ARTICLES như QA vừa nhắc ở trên và DEFINITE ARTICLE.
BBT
Tôi thấy cô dùng SỐ NHIỀU khi nói INDEFINITE ARTICLES nhưng lại dùng SỐ ÍT khi nói DEFINITE ARTICLE là tại sao?
LÃM THÚY
Vì có HAI INDEFINITE ARTICLES là A và AN trong khi chỉ có MỘT DEFINITE ARTICLE.
BBT
Cám ơn cô lần nữa. Chúng ta dùng A với các danh từ bắt đầu bằng PHỤ ÂM (CONSONANTS) như B,C, D, F, J, K, L, M, N… và dùng AN trước các danh từ bắt đầu bằng các NGUYÊN ÂM (VOWELS) như A (AN APPLE); E (AN EGG) ;I (AN INKPOT); O (AN OWL) và U (AN UMBRELLA)…
Bây giờ chúng ta nói qua cách dùng các mạo từ bất định A và AN. Thế nào là bất định (INDEFINITE)? Bất định là không được xác định rõ là danh từ ấy, món đồ vật ấy ở đâu, của ai, có những đặc điểm gì, tức là bất cứ một người hay một vật nào. Thí dụ nói tôi cần cái ly thì danh từ "ly" đó đã được xác định chưa QA?
QA
Chưa. Anh cần một cái ly để uống nước thì bất cứ cái ly nào cũng được.
LÃM THÚY
Do đó chỉ cần nói I NEED A GLASS là đủ phải không anh?
BBT
Đúng. Nhưng khi nói là tôi cần cái ly tôi mua sáng nay thì sao?
LÃM THÚY
Khi nói như thế là anh đã xác định nó là cái ly mới mua, không phải bất cứ cái ly nào trong nhà anh cũng …chịu. Vậy thì không thể dùng mạo từ bất định được, không thể nói I NEED A GLASS như hồi nẫy được.
BBT
Thế không thể dùng mạo từ bất định A hay AN được thì dùng mạo từ gì đây QA?
QA
Người ta dùng mạo từ xác định (DEFINITE ARTICLE) và phải phải nói là I NEED THE GLASS phải không thưa anh? Muốn cho rõ hơn nữa thì nói I NEED THE GLASS I BOUGHT THIS MORNING.
BBT
Đúng là học một, biết cũng … một luôn.
Nhưng không phải cứ danh từ là đem mạo từ ra dùng mà được đâu. Chúng ta chỉ dùng INDEFINITE ARTICLES A và AN với các danh từ khi chúng là SỐ ÍT (SINGULAR NOUNS) mà thôi. Chúng ta KHÔNG DÙNG A và AN với các danh từ SỐ NHIỀU (PLURAL NOUNS).
LÃM THÚY
Thúy nhớ một lần mấy … quả trứng ở nhà dậy vịt mẹ rằng có những danh từ KHÔNG đếm được (UNCOUNTABLE NOUNS) . Với những danh từ đó thì chúng ta dùng mạo từ gì đây thưa anh?
BBT
Chúng ta KHÔNG DÙNG INDEFINTE ARTICLES. Hai cô thử kể ra vài danh từ không đếm được coi.
QA
Đây là mấy danh từ QA thấy ngay trong đầu: AIR, WATER, EXPERIENCE, HEALTH…
LÃM THÚY
Còn …danh sách của Thúy gồm COFFEE, FOOD, INTELLIGENCE, TIME…
BBT
Hai cô chắc cũng thấy những danh từ không đếm được phần lớn là những thứ hoặc không nhìn thấy bằng mắt được, hoặc không cầm lấy được… Trong Anh ngữ, các danh từ không đếm được này KHÔNG đi cùng với mạo từ bất định. QA và Thúy mỗi cô cho nghe thử ba thí dụ mà chúng ta không dùng với INDEFINITE ARTICLES coi.
QA
WATER COVERS MUCH OF OUR PLANET.
AIR DOES NOT COST ANYTHING BUT IT IS NOT ALWAYS GOOD.
EXPERIENCE IS VERY IMPORTANT FOR THIS JOB.
LÃM THÚY
WE CANNOT BUY INTELLIGENCE.
I CANNOT WORK WITHOUT COFFEE IN THE MORNING.
TIME PASSES VERY FAST WHEN WE FORGET ABOUT IT.
BBT
Nhưng nếu đó là danh từ có thể đếm được, lại là số ít và chưa được xác định, chưa được nói rõ là của ai, ở đâu… vân vân thì chúng ta phải dùng mạo từ bất định ở trước.
QA
Thưa anh, QA nhớ cũng có một số danh từ có thể trông thấy, sờ thấy được nhưng người Anh và người Mỹ lại cho chúng là không đếm được có đúng không?
BBT
Đúng. Có khoảng 250 danh từ như thế. Chúng ta không thể kể hết ra ở đây. Tôi sẽ chỉ kể một số … kỳ cục nhất vì người ta không thể giải thích tại sao chúng lại không đếm được. Thí dụ đồ đạc thì nhất định phải đếm được, vậy mà FURNITURE thì lại được xếp vào loại UNCOUNTABLE NOUN chẳng hạn. Một số danh từ kỳ cục khác là MONEY, CASH, NEWS, ADVICE, FRUIT, SHEEP, FISH, FICTION, LUGGAGE, TRAFFIC, UNDERWEAR …toàn những thứ chúng ta nghĩ là đếm được.
QA cho nghe thử hai thí dụ về UNCOUNTABLE NOUNS không có ARTICLES ở trước coi.
QA
MONEY IS NOT EVERYTHING.
THEY DO NOT WANT ADVICE FROM HER.
LÃM THÚY
TRAFFIC IN LOS ANGELES IS ALWAYS BAD.
FICTION ALWAYS SELLS WELL TO VIETNAMESE READERS.
BBT
Bây giờ chúng ta nói qua DEFINITE ARTICLE "THE". Chúng ta phải dùng THE trước các danh từ đã được xác định, đã được nói rõ, phân biệt với các vật hay người khác. Hỏi hai cô thế này nhé… khi tôi nói rằng ông ấy cần cái xe thì như thế cái xe đã được xác định chưa?
QA
Thưa chưa. Có thể ông ấy bị hư xe, phải đi thuê cái xe để đi làm. QA nghĩ là khi kiếm cái xeđể đi tạm vài hôm thì xe nào cũng được, xe Mỹ, xe Nhật, xe Đức đều OK, miễn là giá thuê phải chăng, không uống xăng nhiều quá. QA sẽ nói HE NEEDS A CAR.
LÃM THÚY
Nếu nhà có ba cái xe, ông ấy cần một cái, nhưng ông ấy muốn phải là cái xe mới để đi một chuyến hơi xa một chút. Như thế, ông ấy đã chọn ra một chiếc để đi. Hai chiếc kia đã cũ, có thể hư dọc đường. Thúy sẽ nói HE NEEDS THE NEW CAR.
BBT
Chúng ta dùng mạo từ THE với danh từ chỉ có một, là vật , hay người duy nhất, cứ nói ra là biết, là như được xác định rồi. Thí dụ nói THE PRESIDENT WILL LEAVE POLITICS IN 2016. QA cho biết tại sao lại dùng THE ở trước PRESIDENT?
QA
Lý do là vì nước Mỹ chỉ có một tổng thống mà thôi. Ông Obama là người duy nhất, nói đến là biết ngay, danh từ PRESIDENT như vậy đã được xác định rồi, không phải tổng thống Pháp hay tổng thống Ý, Ấn Độ hay Israel. Vì thế chúng ta dùng mạo từ xác định THE.
BBT
Thế những vật chỉ có một không hai trên thế giới thì sao? Chúng ta sẽ dùng DEFINITE hay INDEFINITE ARTICLES?
LÃM THÚY
Thúy chắc phải dùng THE.
BBT
QA nói câu này bằng tiếng Anh coi: Chúng ta có thể làm ra điện từ mặt trời.
QA
WE CAN PRODUCE ELETRICITY FROM THE SUN. Lý do là vì chỉ có một mặt trời mà thôi.
BBT
Thúy cho luôn một thí dụ dùng mạo từ THE với một danh từ chỉ có một, không hai trên thế giới này coi.
LÃM THÚY
HE IS ASKING FOR THE MOON. Nó muốn đòi ông trăng trên trời chắc. Trăng thì chỉ có một ông duy nhất mà thôi nên Thúy dùng DEFINITE ARTICLE "THE".
Thưa anh, Thúy xin đổi đề tài một chút. Thúy có thắc mắc liên quan đến một cách dùng của động từ TO BE muốn nhờ thầy giảng cho rõ hơn.
Đó là động từ TO BE ở thì PRESENT PERFECT hình như không còn nghĩa nguyên thủy của TO BE nữa thì phải. Thí dụ như trong câu WHERE HAVE YOU BEEN? chẳng hạn. Câu đó hình như lại có nghĩa là ông ấy đi đâu phải không thưa anh?
BBT
Đúng vậy. Thực ra, nếu hiểu cho sát nghĩa thì nó phải có nghĩa là anh đã có mặt ở đâu thì đúng hơn. Không có động từ TO GO mà nghĩa lại là "đi" thì cô thắc mắc là phải. TO HAVE BEEN TO là tới một nơi nào đó. Nhưng phải nhớ có cả chữ TO (PREPOSITION) mới được. Thí dụ nói tôi đã tới Hawaii rồi thì nói là I HAVE BEEN TO HAWAII.
Nhưng TO HAVE BEEN UP (TO) thì lại có nghĩa khác nữa, đó là làm gì, chuyện gì đã xẩy ra thí dụ: WHAT HAVE YOU BEEN UP TO? là anh đã làm gì mấy tháng, mấy tuần nay? Câu trả lời có thể là: NOTHING! nghĩa là không làm gì hết… Hay I HAVE BEEN READING A BOOK / TRAVELLING AROUND / PLANTING A JAPANESE GARDEN…
QUỲNH ANH
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.  

May 16, 2013

May 17, 2013


Ngày 13 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Nếu còn ở miền đông, tôi nghĩ cuối tuần này tôi sẽ lái xe chạy đến đền kỷ niệm Thomas Jefferson bên bờ sông Potomac thăm ông tổng thống thứ 3 của nước Mỹ và cám ơn ông một cái.
Thomas Jefferson là một người tuyệt vời. Ở tuổi 30, ông viết bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, rồi bản Hiến Pháp Mỹ, những văn kiện đến ngày hôm nay vẫn còn là những bản văn hết sức giá trị. Ngay từ thế kỷ 18, Thomas Jefferson đã tiên liệu được cả những điều phụ nữ của thế kỷ thứ 21 muốn làm và ghi sẵn những điều đó trong Hiến Pháp.
Tuần qua, một số phụ nữ ở Florida đã ra tòa đòi được tự do phục sức như đã được qui định bởi bản Hiến Pháp Mỹ. Các phụ nữ nay đòi tiểu bang Florida thu hồi những bộ luật buộc họ phải che phần trên của cơ thể khi ra đường. Họ nói rõ rằng Hiến Pháp Hoa kỳ đảm bảo quyền cởi trần của phụ nữ ở các nơi công cộng. Hiến Pháp bảo đảm tất cả mọi người sống ở Hoa kỳ đều được luật pháp bảo vệ ngang nhau. Các phụ nữ này muốn nhà cầm quyền tiểu bang và địa phương khẳng định rằng các bộ luật đòi phụ nữ phải che ngực lại khi ra đường là vi hiến. Những luật lệ đó hạn chế và vi phạm quyền tự do hiến định của họ. Các phụ nữ này cho biết khi nộp đơn kiện, họ không đòi được bồi thường tiền bạc, mà chỉ muốn không bị bắt vì họ hành sử quyền của họ được Hiến Pháp qui định.
Ðiều đáng nói ở đây là các phụ nữ nộp đơn kiện không phải là những người làm nghề vũ khỏa thân hay nghệ sĩ trình diễn. Họ là những phụ nữ bình thường, có công ăn việc làm lương hảo hệt như chúng ta.
Các phụ nữ này nói rằng họ rất ghét chữ topless vì chữ này có ngụ ý dục tính ở trong. Họ nghĩ ra một chữ mới: topfree. Chữ topfree chính là điều họ muốn được tự do làm, đó là nếu họ muốn đi bơi, hay tắm nắng hay làm việc trong vườn, leo núi mà không mặc áo, thì đó là quyền tự do của họ.
Tất cả cho biết đã từng bị làm phiền vì không mặc áo khi ra đường. Một trong những nguyên đơn bị giam 16 ngày sau khi bị bắt tại một công viên quốc gia về tội ở trần leo núi cùng với một toán leo núi đàn ông cũng cởi trần.
Một nguyên đơn khác nói với phái viên hệ thống truyền hình tin tức MSNBC rằng, nguyên văn, “tôi không tin rằng vú của tôi có thể làm hại, hay là những thứ vô luân, nguy hiểm, dâm đãng hay làm cho người khác phải khiếp sợ” (I don't believe that my breasts are harmful, immoral, dangerous, lewd or frightening).
Phải công nhận rằng họ nói đúng.
Hãy hỏi người dân Mỹ xem có ai bị những cái vú làm cho khiếp sợ không? Hay có ai thấy chúng là những thứ nguy hiểm cho môi sinh, cho kinh tế, cho hòa bình, hạnh phúc không?
Tuyệt đối là không. Vậy thì tại sao những người đàn ông không mặc áo, bầy ra những cái bụng to như những cái tủ lạnh thì được, trong khi luật lại buộc những người phụ nữ không có những nét thô bỉ như vậy phải che lại?
Florida là tiểu bang có một dân số cao niên đáng kể. Hay tại vậy mà tiểu bang này có những luật lệ cấm đoán những thứ tự do như thế?
Nếu thế thì ông Thomas Jefferson lại là người không nhìn xa thấy rộng hay sao?
Hay là đổi lại một vài chi tiết trong bộ luật, thí dụ cấm những người không thách thức được sức hút của trái đất cởi trần ra đường. Muốn cởi trần, phải bất tuân hay thách thức được sức hút của trái đất.
Ðể thiên nhiên quyết định hộ có phải đỡ rắc rối không nào?

Ngày 14 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Ðàn ông Ý, đúng như một cuộc thăm dò cách đây mấy tháng, không còn là những Romeo đa tình mà người ta vẫn có trong đầu từ bao lâu nay nữa.
Ðó là nhận định của các phụ nữ Ý khi trả lời cuộc thăm dò của tờ Corriera Della Sero hồi tháng 2 năm nay. Theo cuộc thăm dò này, thì đàn ông Ý đã mất chức người tình lãng mạn romantica, không còn xứng đáng là hậu duệ của Romeo hay Cassanova nữa. Chỉ cần động nhẹ một chút, là chạy bay về nhà với mama mia. Hèn không thể tả được.
Ngày nay, chỉ còn các du khách mới đi La Mã để chờ được đàn ông Ý lợi dụng những chỗ đông người cấu đít cho mấy cái để về nước còn vui được vài ba tháng, bõ những ngày cơ cực. Ở Ý, không còn những thứ đàn ông như Vittorio De Sica, Marcello Mastroiani... nữa.
Một câu chuyện mới đây ở Sicily, hòn đảo từng có những người như Don Coleone trong The Godfather, lại càng làm cho hình ảnh đàn ông Ý bi thảm hơn(*).
Tin Reuters cho biết một người đàn ông 27 tuổi, sau khi bị bạn gái nghỉ chơi, đã phải lôi khổ nhục kế ra để tìm cách trở lại với Sorrento (?).
Khổ nhục kế của chàng là nhờ người bắn cho một phát để tạo tình thương nơi người bạn gái, kích động lòng thương cảm và tội nghiệp của nàng, hy vọng nhờ đó, nàng cho chàng trở về.
Nhưng tin Reuters cho biết nàng đã nhất định không chịu.
Có thể không phải vì người phụ nữ Ý này quá cứng rắn, chai đá không biết thương người nữa, mà vì chính người đàn ông và những việc mà chàng làm để tìm cách có nàng trở lại.
Thứ nhất, không bao giờ nên xây dựng tình yêu trên cái nền tội nghiệp. Chàng làm như vậy là sai lầm từ căn bản. Nàng từ chối là đúng.
Gây thương tích cho mình để mong được thương hại là sai bét.
Dở thêm một khúc thứ hai nữa là chàng không dám tự bắn vào mình mà phải nhờ một người bạn lấy súng bắn hộ.  
Ðàn ông, đàn ang gì mà sợ đau thì có chán không cơ chứ.
Thứ ba là nơi chàng nhờ bắn lại là nơi không nên nhờ bắn chút nào. Bắn vào tim hay bắn vào đầu thì cũng còn tạm được, may ra được thương hại cho về.
Chàng không bắn mấy chỗ đó, chắc sợ không đau, cũng từ chết đến trọng thương, nên chàng nhờ người bạn hạ thấp mũi súng xuống dưới thắt lưng. Súng nổ cái đùng. Chàng ôm biểu tượng của phong trào phản chiến chạy vào nhà thương nhờ khâu vá lại, mong được về nguyên quán. Nàng càng không chịu.
Nàng không ngó lại cũng lại rất đúng.
Mang cái xe máy đã cháy hết về nhà mà làm gì? Dở ơi là dở.
Bắn... chín nơi cũng chừa một nơi để mà sống và cho nàng sống với chứ! Bắn rồi còn đòi về làm gì nữa?
(*) Man arranges shooting to woo woman / Reuters

Ngày 15 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Tổng thống Ðức, trong một cuộc tiếp xúc với Hội Nhà Báo Ngoại Quốc, đã lên tiếng than phiền là các đồng bào của ông mặt mũi lúc nào cũng khó đăm đăm, nhăn nhăn, nhó nhó như người Mỹ (?) vẫn ví von: “like a monkey eating ginger roots.” (*)
Ông nói thêm rằng người Ðức ra đường, nếu chỉ nhìn mặt, ai cũng phải nghĩ là cả nước Ðức đang đau dạ dầy vì ruột nhiều cường toan quá (Germans walk around looking as if they have too much gastric acid).
Ông nhận thấy người Ðức lúc nào cũng bi quan, lúc nào cũng phóng đại những bất hạnh của nước Ðức mặc dù quốc gia của họ có một nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Ông không nên nói như thế.
Thử tưởng tượng người dân nghe những lời khuyên của ông và làm ngược lại những điều họ đang làm bây giờ thì tình hình sẽ như thế nào?
Chúng tôi đã có kinh nghiệm xương máu như thế rồi. Ở Việt Nam cách đây mấy chục năm, cụ Nguyễn Văn Vĩnh một hôm ra đường thấy đồng bào của cụ vui vẻ, tươi tắn với nụ cười trên môi mà cụ nhìn quanh không thấy có bất cứ một lý do nào để khuôn mặt rạng rỡ như thế, lại cũng không có một tin vui, tin mừng nào để biện minh cho những tiếng cười, cụ bèn về nhà, viết một bài đăng trên tờ Ðông Dương Tạp Chí nhan đề là Gì Cũng Cười, trách cứ người An Nam ta chuyện quái gì cũng cười, hay dở đều cười hết, cứ hì một tiếng là hết nghiêm túc…
Ðồng bào của cụ đọc xong ghim vào bụng, bảo nhau nhất định không thèm cười nữa. Chỉ nghiêm và buồn thôi. Vui cách mấy cũng nhất định không “ngạo với nhân gian một tiếng cười”.
Từ đó đến nay, đã bẩy tám chục năm, hễ cứ định cười một cái, người Việt lại nhớ đến những điều làm phiền cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và nhiều người lại nghiêm mặt lại, không cười nữa mặc dù quạu mệt hơn tươi cười nhiều. Quạu phải huy động nhiều bắp thịt hơn là cười, nhưng vì có lời của cụ Vĩnh, chúng ta không cười nữa.
Trong tiệm ăn, nơi đáng lẽ phải vui, chúng tôi cũng quạu. Ra đường, lái xe đi chơi, lại đi cái Lếch Xịt láng ơi là láng, chúng tôi cũng quạu. Thấy ai ngó cái xe đẹp của mình, là chúng tôi tưởng người ta tán mình đến nơi, chúng tôi liền quạu đeo lại cho nó hết hồn chơi. Ði trong mấy cái mall, chúng tôi thủ sẵn vài củ gừng, thỉnh thoảng lôi ra ăn nửa củ cho mặt mũi không muốn quạu cũng phải quạu cho bõ ghét.
Quạu đã đời đến một bữa ngó mình trong gương mới giật mình thấy sáng sớm đã được mời ăn bánh bao chiều lại đắp thêm cái mền rách, bèn chạy đôn chạy đáo đi kiếm mấy “ma đam” nhờ mượn cái bàn ủi vặn tuốt lên mức LINEN để lấy đi cảnh người cầy có ruộng vừa mới “tháng tư cầy vỡ ruộng ra”.
Ðó, chỉ một bài báo của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhiều người chúng tôi biến thành Tí Quạu hết. Bây giờ cũng vẫn còn nghiêm và buồn.
Còn nước Ðức, ông nói thế, lỡ dân của ông bỏ trò nghiêm và buồn, quay sang làm phiền vong linh cụ Vĩnh của chúng tôi thì nước các ông sẽ ra sao?
Thà cứ làm “týp si tư “ coi lại được hơn. Không tin qua đây tôi chỉ cho mà coi.
Như người phụ nữ trẻ lái cái Lếch Xịt suýt cán vào chân người đàn ông Á châu cao niên bữa nọ, chỉ quay ra bĩu môi khinh bỉ, lại còn xì một tiếng nữa cho vui đời di tản của người đàn ông mới là vui chứ! 
(*) Germans Are Too Grumpy / Reuters

Ngày 16 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Hai tuần trước, Hoa kỳ lên tiếng bầy tỏ lo ngại là Trung quốc đang tiến vào thị trường quần áo lót của Hoa kỳ và những người thợ may được trả lương rất thấp trong một xưởng may cách Thượng Hải không xa lắm có thể lấy đi những công việc của người Mỹ.
Nước Mỹ có lý do để lo ngại. Áo lót thì người Hoa may rất giỏi. Trương Tịch đời Ðường cũng có nhắc chi tiết này trong bài Tiết Phụ Ngâm của ông. Bài thơ đại khái kể là chàng biết nàng có chồng vậy mà vẫn còn yêu mà tặng nàng hai viên ngọc sáng (quân tri thiếp hữu phu / tặng thiếp song minh châu). Nàng cảm động về tình ý của chàng (cảm quân triền miên ý) nên đeo quà chàng tặng trong áo lót mình mầu sen…
Ðeo trong áo lót mầu hồng (hệ tại hồng la nhu) may rất khéo nên chồng cầm kích gác trong Quang Minh Ðiện cũng không biết trong áo lót của vợ có hai viên ngọc của trai cho (ngọc trai?). Mãi sau lương tâm cắn lung tung, nàng mới tháo ngọc (trai) đem trả chàng. Trả mà lệ chứa chan (hoàn quân minh châu song lệ thùy) tiếc quá là tiếc ngày xưa sao không gặp nhau sớm …
Áo lót đời Ðường còn may giỏi như thế nữa là ngày nay. Hoa kỳ lo là phải.
Nhưng ông quản lý xưởng may Tân Hoa đã vội vã đứng ra bênh xưởng của ông liền. Ông nói với tuần báo Time một câu nguyên văn bằng tiếng Anh mà tờ Time số mới nhất in lại nguyên văn như thế này: “For little things like bras, nobody can compete with China.”
Ông nói bằng tiếng Anh với ký giả của tờ Time nên không thể nói là có thất thoát khi được dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Anh. Câu ông nói có thể hiểu là với những thứ nhỏ như những cái nịt vú, thì không ai có thể cạnh tranh với Trung quốc được.
Bênh vực cho công ty thì bênh vực chứ tại sao lại ăn nói hố như thế? Khi không tại sao lại vạch áo cho người xem … lưng (?) vậy?
Khoe to, khoe lớn, khoe giầu, khoe mạnh chứ sao lại khoe … nhỏ?
Khoe nhỏ đã là thất sách rồi, lại còn nói rõ rằng không ai có thể cạnh tranh lại được với Trung quốc. Tức là những cái nịt vú của Trung quốc là những cái nhỏ nhất. Không ai có thể nhỏ hơn được.
Có phải khi nói thế, là ông muốn độc chiếm thị trường chuyên bán những cái nịt vú nhỏ không?
Nếu như thế thật thì làm sao nước Mỹ cạnh tranh lại được với Hoa lục về cỡ nhỏ của những cái nịt vú.
Và như vậy thì từ những năm Gia Tĩnh triều Minh, phụ nữ Trung quốc vẫn giậm chân tại chỗ ư?
Này nhé, vẻ đẹp của các nàng vẫn hệt như trong những câu thơ cổ, hết “mai cốt cách,” lại “ tuyết tinh thần” mà cụ Nguyễn của chúng ta lôi ra diễn lại.
Mai cốt cách là cốt cách thanh thanh như cành mai, mà cành mai thì gầy guộc, xương xẩu thì lấy đâu mà đeo những cái … lớn?
Mà không chỉ ở Thúy Vân và Thúy Kiều, ở những chỗ khác, phụ nữ Trung quốc cũng toàn những vóc hạc, mình mai hay vóc liễu, mình mai thì làm sao thợ may của Tân Hoa may được những cái lớn?
Thế nên ông quản lý bênh tiệm nhà mà lại hóa ra làm hại tiệm nhà. Ông nói không ai cạnh tranh được những cái nịt vú nhỏ do nhà may Tân Hoa may thì người ta còn chiếu cố sản phẩm của tiệm ông làm gì nữa?
Phải hung lên chứ.
Nước Mỹ có lẽ không nên lo lắm. Mấy cái thứ ấy mua về chỉ để giữ cho những quả trứng luộc khỏi nguội khi vớt trong nồi ra để vào những cái egg cups trên bàn ăn sáng chứ làm được quái gì ở cái nước Mỹ bao la rộng lớn này.

Ngày 17 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Kenya, một quốc gia ở đông Phi châu thuộc khối Liên Hiệp Anh có một đạo luật rất lạ kỳ, theo đó, tự tử là một tội hình sự có thể bị truy tố ra tòa. (*)
Chỉ cần nghĩ một chút, người ta cũng thấy ngay sự vô lý của đạo luật này. Thí dụ nếu người tự tử thành công thì tòa sẽ truy tố ai? Và nếu người tự tử không thành công, nghĩa là người ấy không chết, thì hình phạt sẽ như thế nào? Tử hình chăng?
Chi tiết về thứ luật kỳ lạ này được đọc thấy trong một bản tin của Reuters sáng hôm nay. Bản tin từ Nairobi gửi đi cho biết một người đàn ông 26 tuổi tên là Stephen Ongala ở thị trấn Busia thuộc phía tây Kenya đang bị điều tra xem ông có định tự tử không, nếu có, ông có thể bị truy tố ra tòa.
Không rõ bộ luật này có từ lúc nào, từ khi Kenya còn là thuộc địa của Anh hay sau khi đã được trao trả độc lập. Chính quyền thuộc địa Anh tại sao lại ấm ớ như thế?
Nguyên do là người đàn ông này cãi nhau với vợ, và để trừng phạt vợ, ông lấy dao chặt và quăng đi một trái dịch hoàn. Rồi ông cứ thế, trong khi trên người không một mảnh vải che thân, đi thẳng đến quận cảnh sát để trình báo. Cảnh sát đưa ông vào bệnh viện băng bó và giữ ông lại để điều tra.
Tôi mong cuộc điều tra của cảnh sát sẽ sớm hoàn tất và ông sẽ không bị truy tố về bất cứ một tội gì.
Tội của ông, nếu có, thì cũng không thể là tội tự hủy hoại cơ thể. Tự hủy hoại cơ thể chỉ là tội nếu làm như thế để khỏi phải đi quân dịch trong thời chiến ở một quốc gia Ðông Nam Á, khi bộ phận cơ thể như ngón tay trỏ, ngón chân cái bị chặt đi khiến cho người ta không thể cầm súng tác chiến được, và bị đưa bổ sung cho Sư Ðoàn 9 (ngón), như một đơn vị ở Trung Tâm 3 thời trước.
Trường hợp của ông, mất một phần cơ thể như thế, ông vẫn có thể cầm súng ra trận được, thì không có lý do gì để đưa ông ra tòa. Ông nên được cho về nhà để suy gẫm về việc làm của mình.
Người đàn ông Kenya 26 tuổi này thực ra là một người can đảm, nhưng lại không dứt khoát. Ông muốn trừng phạt người đàn bà đối xử tàn ác với ông thì thiếu gì cách. Tại sao phải hủy hoại một phần thân xác như thế? Không sợ trái lời dậy của Khổng tử sao?
Ông giận vợ. Ông nghĩ phải phạt người phụ nữ ấy bằng cách không cho nàng một đời sống hạnh phúc nữa. Nếu vậy thì sao không cắt cả hai? Tại sao chỉ cắt và quăng đi có một? Cắt bỏ một tức là thiếu dứt khoát. Mà cũng sai lầm nữa. Sai lầm là vì ông nghĩ bỏ đi một nửa nhân lực (?), ông sẽ làm cho phía bên kia đau khổ vì công tác sẽ chỉ hoàn thành có một nửa. Bên kia sẽ đau khổ, héo hắt đi mà thân tàn ma dại, đêm đêm khóc thầm thù đời đen bạc, hận kẻ bạc tình … Trong khi đó, ông nằm bên cạnh sẽ cười thầm trong bóng đêm, sướng khoái vì làm cho người đàn bà trẻ phải đau khổ vì đòn trừng phạt của ông.
Ông đúng là một người thiếu hiểu biết về cơ thể con người.
Muốn thực sự trừng phạt người phụ nữ đối xử tàn tệ với ông, ông phải dứt khoát hẳn. Không thể nửa chừng xuân như vậy được. Phải “cưa đứt, đục khoét”, không thể để cho phía bên kia được hưởng bất cứ một cái gì mới được.
Bởi lẽ nửa cái bánh vẫn hơn là không có một cái bánh nào.
Ngài Trần Thủ Ðộ của nước tôi đã nói nhổ cỏ phải nhổ cả rễ.
Ông quăng đi có một nửa, ông có thể bị lệch (?) người, nhưng việc đó không hề ảnh hưởng bao nhiêu tới khả năng ra trận (?) của ông.
Chỉ khi ông dứt khoát hẳn, thì hai bên mới nhìn nhau mà lệ ứa, một ngày một cách xa… được.
(*) Man chops off testicle after row with wife / Reuters

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 170)
WHAT A …!
Bản ghi chép do Lãm Thúy thực hiện. Bài học số 170 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 7 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
LÃM THÚY
Hôm nay, Thúy nhờ anh nói rõ hơn về mấy cách nói mà Thúy nghe khá nhiều lần, đó là những câu đại khái như câu này: "WHAT A DAY". Đây có phải là câu hỏi không thưa anh?
BBT
Câu mà Thúy vừa nói không phải là một câu hỏi mặc dù nó cũng bắt đầu bằng chữ "WHAT". Nếu là câu hỏi, nó phải như thế này: WHAT DAY IS IT? Hay WHAT IS A DAY IN THE DESERT LIKE?
Rõ nhất là nó phải có dấu hỏi ở cuối thì mới là câu nghi vấn. Còn câu mà Thúy thắc mắc, câu WHAT A DAY thì không có cái dấu hỏi đó. Thay vào đó, nó có cái DẤU THAN (!), hay cũng gọi là cái CHẤM THAN (EXCLAMATION MARK) ở cuối. Đây là một câu HÔ THÁN, một mệnh đề dùng để diễn tả một tình cảm mạnh như kinh ngạc, giận dữ, bực bội, vui mừng, thán phục, khinh bỉ … vân vân. Khi nói, người ta không bao giờ nói rõ thành WHAT A DAY EXCLAMATION MARK, cũng như chúng ta không nói WHERE ARE YOU GOING QUESTION MARK bao giờ cả.
Chính cách nói, lên hay xuống giọng, nhấn mạnh vào chữ này hay chữ kia (INTONATION) sẽ cho người nghe biết đó là một câu hô thán, một EXCLAMATION SENTENCE.
Câu Thúy hỏi là hình thức giản dị nhất của loại cấu trúc này: WHAT A DAY! Câu WHAT A DAY! này nghĩa là gì QA biết không?
QA
Thưa anh, QA hiểu câu ấy cũng có nghĩa như khi QA nói bằng tiếng Việt câu UI CHA, THIỆT LÀ MỘT NGÀY!
BBT
Đúng vậy. WHAT A DAY! Có thể là một ngày tốt, và cũng có thể là một ngày xấu, cũng có thể một ngày quá nhiều chuyện, quá nhiều việc, thân thể rã rời, mệt mỏi, một ngày quá lạnh, một ngày quá nóng, một ngày quá dài, một ngày quá vui vẻ… trường hợp nào cũng có thể dùng câu đó.
LÃM THÚY
Nhưng nếu muốn nói rõ đó là một ngày như thế nào thì phải nói sao thưa anh?
BBT
Chúng ta thêm một ADJECTIVE phía trước: GOOD, BAD, LONG, WONDERFUL, TERRIBLE … để thành WHAT A WONDERFUL DAY! Hay WHAT A LONG DAY!
QA
QA còn có lần nghe con gái lớn than thở sau những lần có bài thi ở trường như thế này: WHAT A TERRIBLE DAY I HAD!
BBT
Đúng, muốn nói rõ hơn thì thêm vào những chữ như thế. Thúy nói thử bằng tiếng Anh câu: đó là một năm khủng khiếp của cả nước Mỹ …
LÃM THÚY
WHAT A HORRIBLE YEAR THE U.S. WENT THROUGH!
BBT
Cám ơn cô. Thúy cho nghe thêm hai thí dụ nữa coi.
LÃM THÚY
WHAT A NICE HOUSE THEY HAVE!
WHAT A BIG FISH HE CAUGHT!
BBT
Còn QA?
QA
WHAT A BEAUTIFUL VOICE SHE HAS!
WHAT A BAD WINTER IT WAS !
WHAT A LOVELY DINNER YOU MADE!
BBT
Một điều hai cô nên nhớ là trong những câu hô thán mà chúng ta vừa nghe, bao giờ danh từ đi theo sau WHAT cũng có một MẠO TỪ BẤT ĐỊNH là A hay AN (INDEFINITE ARTICLES).
QA
Thưa anh, anh vừa nhắc đến INDEFINITE ARTICLES là A và AN, QA muốn anh nói về MẠO TỪ, nói chung trong tiếng Anh, làm sao dùng cho đúng.
LÃM THÚY
Thúy nhớ là có HAI loại mạo từ, INDEFINITE ARTICLES như QA vừa nhắc ở trên và DEFINITE ARTICLE.
BBT
Tôi thấy cô dùng SỐ NHIỀU khi nói INDEFINITE ARTICLES nhưng lại dùng SỐ ÍT khi nói DEFINITE ARTICLE là tại sao?
LÃM THÚY
Vì có HAI INDEFINITE ARTICLES là A và AN trong khi chỉ có MỘT DEFINITE ARTICLE.
BBT
Cám ơn cô lần nữa. Chúng ta dùng A với các danh từ bắt đầu bằng PHỤ ÂM (CONSONANTS) như B,C, D, F, J, K, L, M, N… và dùng AN trước các danh từ bắt đầu bằng các NGUYÊN ÂM (VOWELS) như A (AN APPLE); E (AN EGG) ;I (AN INKPOT); O (AN OWL) và U (AN UMBRELLA)…
Bây giờ chúng ta nói qua cách dùng các mạo từ bất định A và AN. Thế nào là bất định (INDEFINITE)? Bất định là không được xác định rõ là danh từ ấy, món đồ vật ấy ở đâu, của ai, có những đặc điểm gì, tức là bất cứ một người hay một vật nào. Thí dụ nói tôi cần cái ly thì danh từ "ly" đó đã được xác định chưa QA?
QA
Chưa. Anh cần một cái ly để uống nước thì bất cứ cái ly nào cũng được.
LÃM THÚY
Do đó chỉ cần nói I NEED A GLASS là đủ phải không anh?
BBT
Đúng. Nhưng khi nói là tôi cần cái ly tôi mua sáng nay thì sao?
LÃM THÚY
Khi nói như thế là anh đã xác định nó là cái ly mới mua, không phải bất cứ cái ly nào trong nhà anh cũng …chịu. Vậy thì không thể dùng mạo từ bất định được, không thể nói I NEED A GLASS như hồi nẫy được.
BBT
Thế không thể dùng mạo từ bất định A hay AN được thì dùng mạo từ gì đây QA?
QA
Người ta dùng mạo từ xác định (DEFINITE ARTICLE) và phải phải nói là I NEED THE GLASS phải không thưa anh? Muốn cho rõ hơn nữa thì nói I NEED THE GLASS I BOUGHT THIS MORNING.
BBT
Đúng là học một, biết cũng … một luôn.
Nhưng không phải cứ danh từ là đem mạo từ ra dùng mà được đâu. Chúng ta chỉ dùng INDEFINITE ARTICLES A và AN với các danh từ khi chúng là SỐ ÍT (SINGULAR NOUNS) mà thôi. Chúng ta KHÔNG DÙNG A và AN với các danh từ SỐ NHIỀU (PLURAL NOUNS).
LÃM THÚY
Thúy nhớ một lần mấy … quả trứng ở nhà dậy vịt mẹ rằng có những danh từ KHÔNG đếm được (UNCOUNTABLE NOUNS) . Với những danh từ đó thì chúng ta dùng mạo từ gì đây thưa anh?
BBT
Chúng ta KHÔNG DÙNG INDEFINTE ARTICLES. Hai cô thử kể ra vài danh từ không đếm được coi.
QA
Đây là mấy danh từ QA thấy ngay trong đầu: AIR, WATER, EXPERIENCE, HEALTH…
LÃM THÚY
Còn …danh sách của Thúy gồm COFFEE, FOOD, INTELLIGENCE, TIME…
BBT
Hai cô chắc cũng thấy những danh từ không đếm được phần lớn là những thứ hoặc không nhìn thấy bằng mắt được, hoặc không cầm lấy được… Trong Anh ngữ, các danh từ không đếm được này KHÔNG đi cùng với mạo từ bất định. QA và Thúy mỗi cô cho nghe thử ba thí dụ mà chúng ta không dùng với INDEFINITE ARTICLES coi.
QA
WATER COVERS MUCH OF OUR PLANET.
AIR DOES NOT COST ANYTHING BUT IT IS NOT ALWAYS GOOD.
EXPERIENCE IS VERY IMPORTANT FOR THIS JOB.
LÃM THÚY
WE CANNOT BUY INTELLIGENCE.
I CANNOT WORK WITHOUT COFFEE IN THE MORNING.
TIME PASSES VERY FAST WHEN WE FORGET ABOUT IT.
BBT
Nhưng nếu đó là danh từ có thể đếm được, lại là số ít và chưa được xác định, chưa được nói rõ là của ai, ở đâu… vân vân thì chúng ta phải dùng mạo từ bất định ở trước.
QA
Thưa anh, QA nhớ cũng có một số danh từ có thể trông thấy, sờ thấy được nhưng người Anh và người Mỹ lại cho chúng là không đếm được có đúng không?
BBT
Đúng. Có khoảng 250 danh từ như thế. Chúng ta không thể kể hết ra ở đây. Tôi sẽ chỉ kể một số … kỳ cục nhất vì người ta không thể giải thích tại sao chúng lại không đếm được. Thí dụ đồ đạc thì nhất định phải đếm được, vậy mà FURNITURE thì lại được xếp vào loại UNCOUNTABLE NOUN chẳng hạn. Một số danh từ kỳ cục khác là MONEY, CASH, NEWS, ADVICE, FRUIT, SHEEP, FISH, FICTION, LUGGAGE, TRAFFIC, UNDERWEAR …toàn những thứ chúng ta nghĩ là đếm được.
QA cho nghe thử hai thí dụ về UNCOUNTABLE NOUNS không có ARTICLES ở trước coi.
QA
MONEY IS NOT EVERYTHING.
THEY DO NOT WANT ADVICE FROM HER.
LÃM THÚY
TRAFFIC IN LOS ANGELES IS ALWAYS BAD.
FICTION ALWAYS SELLS WELL TO VIETNAMESE READERS.
BBT
Bây giờ chúng ta nói qua DEFINITE ARTICLE "THE". Chúng ta phải dùng THE trước các danh từ đã được xác định, đã được nói rõ, phân biệt với các vật hay người khác. Hỏi hai cô thế này nhé… khi tôi nói rằng ông ấy cần cái xe thì như thế cái xe đã được xác định chưa?
QA
Thưa chưa. Có thể ông ấy bị hư xe, phải đi thuê cái xe để đi làm. QA nghĩ là khi kiếm cái xe để đi tạm vài hôm thì xe nào cũng được, xe Mỹ, xe Nhật, xe Đức đều OK, miễn là giá thuê phải chăng, không uống xăng nhiều quá. QA sẽ nói HE NEEDS A CAR.
LÃM THÚY
Nếu nhà có ba cái xe, ông ấy cần một cái, nhưng ông ấy muốn phải là cái xe mới để đi một chuyến hơi xa một chút. Như thế, ông ấy đã chọn ra một chiếc để đi. Hai chiếc kia đã cũ, có thể hư dọc đường. Thúy sẽ nói HE NEEDS THE NEW CAR.
BBT
Chúng ta dùng mạo từ THE với danh từ chỉ có một, là vật , hay người duy nhất, cứ nói ra là biết, là như được xác định rồi. Thí dụ nói THE PRESIDENT WILL LEAVE POLITICS IN 2016. QA cho biết tại sao lại dùng THE ở trước PRESIDENT?
QA
Lý do là vì nước Mỹ chỉ có một tổng thống mà thôi. Ông Obama là người duy nhất, nói đến là biết ngay, danh từ PRESIDENT như vậy đã được xác định rồi, không phải tổng thống Pháp hay tổng thống Ý, Ấn Độ hay Israel. Vì thế chúng ta dùng mạo từ xác định THE.
BBT
Thế những vật chỉ có một không hai trên thế giới thì sao? Chúng ta sẽ dùng DEFINITE hay INDEFINITE ARTICLES?
LÃM THÚY
Thúy chắc phải dùng THE.
BBT
QA nói câu này bằng tiếng Anh coi: Chúng ta có thể làm ra điện từ mặt trời.
QA
WE CAN PRODUCE ELETRICITY FROM THE SUN. Lý do là vì chỉ có một mặt trời mà thôi.
BBT
Thúy cho luôn một thí dụ dùng mạo từ THE với một danh từ chỉ có một, không hai trên thế giới này coi.
LÃM THÚY
HE IS ASKING FOR THE MOON. Nó muốn đòi ông trăng trên trời chắc. Trăng thì chỉ có một ông duy nhất mà thôi nên Thúy dùng DEFINITE ARTICLE "THE".
Thưa anh, Thúy xin đổi đề tài một chút. Thúy có thắc mắc liên quan đến một cách dùng của động từ TO BE muốn nhờ thầy giảng cho rõ hơn.
Đó là động từ TO BE ở thì PRESENT PERFECT hình như không còn nghĩa nguyên thủy của TO BE nữa thì phải. Thí dụ như trong câu WHERE HAVE YOU BEEN? chẳng hạn. Câu đó hình như lại có nghĩa là ông ấy đi đâu phải không thưa anh?
BBT
Đúng vậy. Thực ra, nếu hiểu cho sát nghĩa thì nó phải có nghĩa là anh đã có mặt ở đâu thì đúng hơn. Không có động từ TO GO mà nghĩa lại là "đi" thì cô thắc mắc là phải. TO HAVE BEEN TO là tới một nơi nào đó. Nhưng phải nhớ có cả chữ TO (PREPOSITION) mới được. Thí dụ nói tôi đã tới Hawaii rồi thì nói là I HAVE BEEN TO HAWAII.
Nhưng TO HAVE BEEN UP (TO) thì lại có nghĩa khác nữa, đó là làm gì, chuyện gì đã xẩy ra thí dụ: WHAT HAVE YOU BEEN UP TO? là anh đã làm gì mấy tháng, mấy tuần nay? Câu trả lời có thể là: NOTHING! nghĩa là không làm gì hết… Hay I HAVE BEEN READING A BOOK / TRAVELLING AROUND / PLANTING A JAPANESE GARDEN…
QUỲNH ANH
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.

May 9, 2013

May 10, 2013


Ngày 6 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Khoảng năm 1976, khi nhận được một số báo Nhân Dân do một người bạn gửi cho, đọc trong mục giải đáp thắc mắc của độc giả, tôi thấy có một câu trả lời của tòa soạn đại khái cho biết là đã tìm kiếm trong các tài liệu về quân đội nhân dân nhưng không thấy có anh hùng nào tên là Đại Úy Đương cả.
Mặc dù tờ Nhân Dân không đăng câu hỏi của độc giả, nhưng đọc câu trả lời tôi vẫn có thể tin chắc người hỏi đã nghe được ca khúc "Anh Không Chết Đâu Anh" của Trần Thiện Thanh mà lời ca có nhắc đến "người anh hùng mũ đỏ tên Đương". Như vậy là người viết đã nghe một bản nhạc vàng của Ngụy và muốn biết thêm về Đại Úy Nguyễn Văn Đương của pháo binh Dù tử trận ở Hạ Lào năm 1972 và muốn biết ông là ai mà oai quá đến là như vậy. Đại Úy Đương dĩ nhiên không có tên trong quân sử miền Bắc nên tòa soạn đã kín đáo không đăng câu hỏi mà chỉ trả lời trên báo như thế.
Chuyện mê nhạc Ngụy đã bắt đầu từ ngay khi dép râu tiến vào Sài Gòn. Sau chiến dịch tịch thu và đốt các văn hóa phẩm của miền Nam, cấm nghe các bản nhạc của miền Nam, nhiều đồng chí thấy những thứ được lệnh tận diệt ấy lại là những thứ nên đọc, nên nghe. Chuyện ấy dễ hiểu. Cứ hét lên là có bác Hồ trong ngày vui đại thắng mãi thì cũng chán thấy mồ. Trong chuyến đi vượt Trường Sơn thỉnh thoảng lôi tấm ảnh chụp người em bé bỏng để lại ở ngoài Bắc, viết cái tên của em bé trên ba lô thì có lý hơn là cứ ư ử rên rỉ "đêm qua trên bến Ô Lâu, cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ" nhiều. Đàn ông đàn ang quái gì mà đêm đến cứ mơ tưởng chòm râu Bác Hồ thì rất là "bịnh". Nghe câu hát "viết tên người yêu trên ba lô nặng trĩu" nghe hợp lý hơn nhiều.
Chứ thơ thẩn kiểu chó gì mà lại như thế này:
"… Buổi đầu hò hẹn say mê
Anh nắm tay em sôi nổi vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu"
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi cho đến sáng mai đây…"
Mẹ kiếp tán nhau kiểu Bài Ca Mùa Xuân 1961 ở trên của Tố Hữu thì … thối bỏ mẹ. Em bé nào người ngợm bình thường, đầu óc không khật khùng kiểu em cán bộ mát dây như trong bài thơ vớ vẩn ấy thì phải tát cho thằng đàn ông tỏ tình kiểu cậu Tố Hữu mấy tát, đuổi cha nó đi ăn mày cho đáng kiếp Cộng Sản chứ làm gì có chuyện hai người đồng chí quay sang "bú mồm" nhau như nhà thơ cung đình đã viết láo viết lếu như thế.
Vậy nên "bộ đội cụ Hồ" lén nghe nhạc vàng của Ngụy thấy đã đời hơn là nghe những tiếng chầy trên sóc …con mẹ gì hay hò kéo pháo (?) kéo phiếc biết là bao nhiêu. Đó là hồi những năm 70.
Bây giờ, sau gần 40 năm chiếm miền Nam, chuyện nghe nhạc vàng lại càng ngày càng phổ biến nhiều hơn. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các giọng ca của miền Bắc vào Sài Gòn bỗng tìm ra những bài hát của các nhạc sĩ miền Nam và thấy đó mới là loại nhạc để hát, để cho thính giả và khán giả nghe. Những thế hệ ca sĩ trẻ sau đó ở trong nước cũng tiếp tục hát những bản nhạc đó đến độ tờ Công An mới đây đã phải viết một bài than phiền về các chương trình hát loại nhạc cũ trước năm 1975, trong khi không thèm dùng các bản nhạc có nội dung làm "phấn chấn những đôi lứa yêu nhau vượt lên lửa đạn, hay những bài tình ca theo suốt từng chặng hành quân của người bộ đội". Tờ Công An cho biết các chương trình nhạc truyền hình thứ Bẩy mỗi cuối tháng mang tên là Tình Khúc Vượt Thời Gian đều chỉ trình bầy những ca khúc của Sài Gòn trước năm 1975 như Tuổi Mười Ba, Ngàn Thu Áo Tím, Mưa Nửa Đêm, Nửa Hồn Thương Đau … và luôn cả những ca khúc sáng tác ở hải ngoại. Bài báo phàn nàn là các chương trình này chỉ nhắm hoài niệm dĩ vãng và tôn vinh nhạc hải ngoại. Bài báo muốn các chương trình này bỏ thái độ "kỳ thị đối với nhạc tình của miền Bắc trước năm 1975 khi không sử dụng những sáng tác thuộc loại nhạc cách mạng." Nhưng ai mà chẳng biết rằng nhạc hay thì mới có người nghe chứ dở mà … cách mạng thì nghe làm chó gì.
Mà nếu nhạc hay thì người nghe tìm nghe và ca sĩ sẽ đem ra hát. Những bài hát mà tờ Công An nêu ra là các sáng tác của Ngô Thụy Miên, Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương, Anh Bằng… Mà các nhạc sĩ này thì không cần phải về nước, tuyên bố vài ba câu nhăng nhít nào là mấy chục năm đi trong đêm mù mịt, về nước mới sáng mắt ra vân vân để xin cho hát nhạc của mình.
Trong khi người làm công việc đó cũng chẳng được bọn chó dại trong nước đối xử tử tế một chút nào, cuối cùng chết âm thầm và mờ nhạt mới là chán.

Ngày 7 tháng 5 năm năm 2013
Bạn ta,
Hôm nay, đài ABC trong bản tin buổi sáng có nói về một dịch vụ mới ở Mỹ: snuggery. Dịch vụ này đã thấy có ở một vài thành phố lớn ở Mỹ. Khách trả mỗi phút 1 đô la để được nằm ôm một phụ nữ trên giường. Giường và người phụ nữ đều do dịch vụ cung cấp.
SNUGGERY
Ôm thôi. Không làm bất cứ gì khác. Qui luật đã nói rõ như thế. Tối thiểu mỗi phi (?) vụ phải là một tiếng đồng hồ. Mỗi phút 1 đô la và như vậy, mỗi giờ là 60 đô la. Jackie Samuel ở New York quảng cáo dịch vụ của cô trên internet và nói rằng người Mỹ ít được ôm chay (non sexual touch) nên cô muốn giúp những ai thiếu thốn những cái ôm chay đó. Cô cũng quảng cáo trên đài phát thanh, báo chí địa phương và nay, dịch vụ này đã thấy có mặt ở nhiều nơi khác.
Jackie Samuel nói là có nhiều kiểu ôm khác nhau, nhưng cô đề nghị ôm theo kiểu … úp muỗng (spoon). Cô cho biết cô là người nhỏ bé nên rất hợp với kiểu úp muỗng. Những người đàn ông nào được vợ giao cho công việc rửa chén thì phải biết kiểu úp muỗng này.
Hai cái muỗng được xếp như ôm vào nhau, cái muỗng nọ … xem lưng cái muỗng kia. Mất 60 đô la để ôm và xem cái lưng… một tiếng thì có gì lạ đâu. Thỉnh thoảng giận nhau cũng úp muỗng đó chứ.
Thế thì snuggery thực ra cũng chẳng có gì hấp dẫn. Mà cũng không mới lạ gì. Nói để các bà yên tâm. Yasunari Kawabata (Nobel Văn Chương 1968) trong cuốn The House Of Sleeping Beauties viết từ năm 1961 cũng đã viết về một dịch vụ tương tự. Kawabata viết về một cái quán nhỏ nơi những người khách, mà thường là mấy ông già, đến đó, trả tiền để ngủ chung với những phụ nữ trẻ đã được cho uống thuốc ngủ mê man cho đến khi một người phụ nữ một ông già thuê để ngủ chung thình lình qua đời trong đêm và quán phải đóng cửa. Không thấy Kawabata viết là có úp muỗng không. Nhưng ngủ chung thì có.
Thánh Cam Địa (Mohanda Gandhi) của Ấn Độ cũng có một thời gian mỗi tối đều vào giường với hai thiếu nữ còn trẻ khỏa thân ngủ chung. Gandhi nói rằng ông làm như thế để kiểm soát những ham muốn xác thịt của ông và để giúp cho tinh thần và thể xác của ông trong sạch, thánh thiện.
Đến như thánh (Cam Địa) mà còn làm như thế. Mà làm như thế rồi vẫn tranh đấu chống chế độ thuộc địa của đế quốc Anh, đem lại độc lập cho toàn thể tiểu lục địa Ấn độ thì việc ông làm mỗi tối chắc phải lành mạnh và tốt đẹp lắm.
Vậy thì thỉnh thoảng ông chồng có xin phép đi ôm một hai tiếng để cho tinh thần sảng khoái, thể xác trong sạch một chút thì chắc các phụ nữ Mỹ cũng không hẹp hòi gì mà cấm đoán không cho các chàng mang cái muỗng đi úp sau khi chén bát đã rửa xong, xếp bên cái sink trong nhà bếp.
Chỉ cần khéo một chút để cái muỗng còn nguyên vẹn mang về nhà, hôm sau còn đi ăn phở hay bún bò Huế là được rồi.

Ngày 8 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Sau vụ xử tại toà Southwark Crown ở Luân Ðôn, nước Mỹ có thể sẽ phải nghĩ ra một câu nói khác để thay thế câu đã được dùng từ nhiều năm nay mong cứu được những người đàn ông tình ngay lý gian ở quốc gia này mới được.
Câu gỡ tội đó là câu tôi đọc được trong cột báo của một nữ lưu cả nước Mỹ yêu quí và tín nhiệm, Ann Landers. Người phụ trách mục gỡ rối trong gần một nửa thế kỷ trên các trang báo Mỹ một lần được một người đàn ông hỏi là làm sao thoát hiểm nếu hôm nào tình cờ vợ hay bạn gái mở hộp đựng găng tay trong xe ra, và thấy mấy món đồ lót phụ nữ rơi ra. Lúc ấy thì phải nói gì, và phải làm gì để toàn thây?
Ann Landers trả lời tỉnh queo rằng cứ thú nhận mình là transvestite, thỉnh thoảng mặc y phục phụ nữ cho vui là thoát ngay.
Từ đó, nhiều ngưòi đàn ông đã đành phải thú nhận mình mắc một thứ bệnh tâm thần nhẹ là lâu lâu lại kín đáo mặc mấy món này cho đỡ buồn. Nhiều người đàn ông ở nước Mỹ nhờ đó mà thoát nạn, và ngày nay, trò transvestism không còn bị coi là chuyện xấu xa cần dấu nữa.
Luôn cả những người trong phòng khách có cuốn catalogue của Victoria's Secrets nằm chình ình trên bàn xa lông cũng có thể dùng lối giải thích đó mà thoát nạn, hay ít ra thì cũng không bị ngờ vực và đổ cho đủ mọi thứ chuyện.
Nguyên do là mấy hôm trước, một công dân Anh bị cảnh sát chặn khi có điệu bộ khả nghi ở giữa thủ đô Luân Ðôn, cảnh sát khám cái túi giấy chàng cầm trong tay, thì thấy trong đó có một đống quần áo lót phụ nữ rất đẹp và đắt tiền (trị giá khoảng hơn 500 Mỹ kim). Hỏi của ai, thì người đàn ông này nói là của chàng, để mặc trong những ngày mùa đông cho ấm.
Cảnh sát không tin, dồn cho mấy câu nữa, cuối cùng chàng phải thú là vừa đi ăn trộm của một cửa tiệm gần đó.
Người đàn ông này sẽ bị tuyên án vào tháng tới.
Như vậy là câu giải thích mà Ann Landers gợi ý cho những người đàn ông Mỹ bao nhiêu năm nay bỗng nhiên trở thành vô dụng. Cảnh sát không tin nữa. Mà khi cảnh sát đã không tin, thì làm sao còn có thể dùng để gỡ tội được nữa.
Bây giờ những người đàn ông có vài ba món lingerie để trong cốp xe sẽ ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?
Người đàn ông này bị bắt và bị toà phạt là đáng. Dấu đầu hở đuôi thì không tha được. Ai lại mặc mấy thứ đó cho ấm bao giờ! Mặc cho mát mới đúng chứ.
Khi không khai láo làm bao nhiêu người không còn dùng được câu cứu nguy cũ nữa.
Thế thì bây giờ phải làm gì?
Không thể thú nhận là transvestie được nữa. Mà cũng không thể nói là có người cho, hay có người để quên, hay sở có lạc quyên quần áo cũ để tặng mấy quốc gia Trung Phi nghèo khó hay đang lái xe qua cầu, gió thổi bay vào trong xe, định mang ra toà thị chính gửi vào kho"lost and found"để có ai làm rớt đến xin lại.
Hay là nhận cái tội như người đàn ông ở Luân Ðôn và nói rằng đó là vài ba món vừa đi ăn trộm về? Nhưng tại sao lại nhận cái tội lớn như thế trong khi mình không làm việc đó?
Thế thì phải nhận là có người cho hay sao? Muốn chết à?
Hay là lôi thơ Dực Tông ra đọc, rồi ngậm ngùi:"Xếp tàn y lại để dành hơi"cho phía bên kia tin là nó đã ra nằm ở một bãi đất đâu đó rồi?
Nhưng đàn ông Mỹ nào văn học nghệ thuật được như ông vua của triều Nguyễn?

Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Hà Lan dự tính sẽ dùng những cái nhãn tương tự như những cái nhãn có chữ PASSED mà chúng ta vẫn thấy trên các sản phẩm của Nhật như các loại máy chụp ảnh của Minolta, Nikon, Fujica ... chứng nhận phẩm chất của các sản phẩm do các công ty này sản xuất.
Những cái nhãn PASSED bảo đảm là các sản phẩm đã được kiểm soát về phẩm chất do các kiểm soát viên của hãng. Nhìn thấy chữ PASSED, người tiêu thụ yên trí về phẩm chất của hàng mua.
Chỉ khác là những cái nhãn mà Hà Lan dự tính dùng sẽ không được dán lên các sản phẩm của họ, vì thực ra, gọi là sản phẩm thì cũng không đúng. Dịch vụ có thể đúng hơn.
Ở một quốc gia với hơn hai ngàn thanh lâu và khoảng ba chục ngàn phụ nữ bán phấn buôn hương thì việc làm của Hà Lan là đúng, nhất là trong thời buổi cạnh tranh kinh tế ráo riết như hiện nay, với các dịch vụ càng ngày càng rẻ và nhìn đâu cũng có.
Chính phủ Hà Lan cho biết sẽ ủng hộ đề nghị đóng những cái mộc (seals) chứng nhận phẩm chất cho các thanh lâu được tổ chức chu đáo và các phụ nữ làm việc tại các nhiệm sở này sau khi kiểm soát kỹ lưỡng và biết chắc là phẩm chất đạt được tiêu chuẩn chính phủ đặt ra (*).
Chính phủ Hà Lan cách đây 4 năm đã thu hồi lệnh cấm bán và mua dâm. If you cannot fight them, join them : chống, cấm đoán không được thì chi bằng đứng hẳn về phía bên kia cho rồi. Có thể đó là lối suy nghĩ của chính phủ Hà Lan. Trước đó, chính phủ Hà Lan cũng đã cho phép dân chúng tự do sử dụng cần sa như ở Mỹ cho dân chúng uống bia vậy. Dĩ nhiên là cũng có những hạn chế, nhưng cho phép. Hà Lan thấy là từ khi cho phép mua bán nhu cầu của những người kích thích tố đực chạy quá mạnh (testosterone) thì những trường hợp phạm pháp trong lãnh vực tình dục giảm hẳn xuống. Thấy con đường đi đúng, chính phủ quyết định cải thiện thị trường hiện nay bằng biện pháp kiểm phẩm (quality control) tại các cơ sở cung cấp các dịch vụ.
Như thế, các dịch vụ này trong tương lai cũng sẽ được xếp hạng một sao, hai sao, ba sao đến bốn sao hệt như các khách sạn hay những bài điểm phim, điểm nhà hàng, tiệm ăn, điểm máy chụp hình...
Thí dụ một sao, hai sao, ba sao là nhất định phải bỏ ra ngoài danh sách những nơi ghé của các công ty du lịch. Bốn sao, năm sao là những nơi phải ghé của các du khách.
Nhưng ngoài tiêu chuẩn đánh giá mà chính phủ đặt ra, chắc chắn sẽ còn có những đánh giá, lượng định của các tư nhân, thí dụ các cây viết của các tờ báo chuyên về giải trí chẳng hạn.
Nếu đã có những cây bút chuyên đi nếm, đi thử rồi về viết những bài giới thiệu các tiệm ăn (food critics) hay các hầm rượu (wine critics), thì rồi đây, các toà báo ở Hà Lan cũng phải có những cây bút chuyên điểm những thanh lâu để viết bài cho độc giả đọc trên báo.
Ở những thành phố lớn bên Mỹ, food critics là những người có quyền sinh sát với các tiệm ăn. Khen thì thực khách đến xếp hàng trước cửa, chê thì tiệm ăn biến thành cơ sở tu hành của người đàn bà tên là Ðanh ngay.
Tưởng tượng cây bút điểm thanh lâu mô tả chủ nhân có nước da lờn lợt, to béo, bên cạnh là dăm bẩy phụ nữ lông mày như râu con ngài, giữa nhà có cái hương án treo một bức tượng có đôi lông mày trắng , lại có một phụ nữ lột áo lầm rầm nguyện hương, ong bướm bay lia chia, người đàn bà chủ cơ sở leo lên giường bắt một thiếu nữ lạy là mẹ, rồi quay sang bên cạnh lạy một người đàn ông tuổi ngoại tứ tuần , mày râu nhẵn nhụi, quần áo bảnh bao bắt gọi là cậu thì cây bút phải về toà soạn viết ngay cho một bài cực kỳ xấu cho cơ sở sập tiệm luôn. Có thể nhờ đó mà người khách du họ Thúc ở Lâm Truy sẽ sợ, không đến mà nhờ đó, thân phận của người phụ nữ trẻ mà cơ sở vừa mua được sẽ đổi đi phần nào, không đến nỗi đoạn trường như vậy chăng...
Việc lượng giá và định phẩm chất của các thanh lâu là một việc mà chính phủ Hà Lan làm rất đúng.
Vừa giúp Hà Lan cạnh tranh với các nước trong Liên Hiệp Âu Châu mà còn giúp cho rất nhiều người tránh được những vất vả như người đàn ông quen thói bốc rời mà chúng ta cũng biết.
(*) Seal of Quality for Better Brothels? REUTERS

Ngày 10 tháng 5 năm 2013
Bạn ta,
Nếu không đọc bản tin của AFP sáng nay thì chắc tôi vẫn tin rằng ở thế giới văn minh của chúng ta, không ai còn dùng cái “thiết bị” mọi rợ và dã man đó trong thế kỷ 21 này nữa.
Nó là cái chastity belt (ceinture de chasteté), cái thắt lưng trinh bạch, có từ thời Trung Cổ, thời đại mà những người phụ nữ vẫn còn bị coi là tài sản của đàn ông, để đảm bảo là tài sản ấy, khi khóa lại, chỉ có chủ nhân được toàn quyền sử dụng. Khi mới nghe nói về nó, tôi nghĩ khó có thể có một vật dụng như thế trên đời này. Lý do là không một ai có thể đeo một cái gọi là thắt lưng, nhưng thực ra là một cái quần bằng sắt che kín phía dưới trong suốt thời gian người chồng vắng nhà, cho dù đó là hai ba ngày khi chàng ra tỉnh, hay vài năm khi chàng theo đoàn hiệp sĩ viễn chinh thập tự quân đi Trung Ðông đánh bọn Hồi giáo đòi lại thánh địa. Nhưng cái “thiết bị” đó, thực ra vẫn còn sống cho mãi tới ngày nay, và vẫn có những người đàn ông bắt những người đàn bà đeo nó, và vẫn còn có những người đàn bà chịu đeo nó trên người vì người đàn ông muốn.
Tưởng tượng cái còng ở cổ tay hay cái gông sắt ở cổ đeo suốt ngày đêm thì làm sao chịu nổi. Nhưng có thể nếu kiểu được vẽ khéo một chút, thì hình như vẫn đeo được trên người dăm ba ngày, như bản tin của AFP gửi đi từ Athens, thủ đô Hy Lạp cho biết.
Nếu phi trường Athens không sử dụng các hệ thống an ninh dò tìm kim loại ở lối lên máy bay để dò súng đạn và chất nổ, thì có thể không ai biết có người đeo nó lên máy bay. Nhưng khi còi hụ báo động kêu ầm ỹ, các nhân viên an ninh chận người phụ nữ quốc tịch Anh 40 tuổi lại, thì cảnh sát và phi hành đoàn mới được cho biết người nữ hành khách có đeo một cái chastity belt trong người.
Người phụ nữ cho biết bà bị chồng bà buộc phải đeo nó trong chuyến đi Hy Lạp để ông có thể biết chắc bà không đi lạc ra ngoài con đường chính nghĩa.
Như vậy là chỉ mới tuần trước vẫn còn có người bị bắt đeo nó trong người. Chỉ một chuyến viếng thăm ngắn ngủi ở Hy Lạp, người chồng bắt người vợ phải đeo nó, rồi chàng đích thân khóa lại, chìa khóa chàng giữ lại ở Luân Ðôn, nàng mới được cho đi Athens vài ngày.
Nhân viên an ninh, có thể không tháo ra được vì không có chìa khóa, mà gọi thợ khóa làm cái chìa khác thì hơi lâu (mặc dù thợ khóa sẵn sàng làm cho vài cái chìa khóa miễn phí), nên đã để cho người phụ nữ này lên máy bay trở lại Luân Ðôn sau khi phi công của máy bay đứng ra nhận trách nhiệm nàng sẽ không làm gì gây nguy hiểm cho tính mạng các hành khách khác.
Chuyện này làm người ta thắc mắc vài ba điều.
Người phụ nữ tại sao lại tiếp tục ở với một … con thú như thế? Tại sao người này lại chịu làm theo cái mệnh lệnh hay đề nghị mang đầy nét nhục mạ, hạ thấp nhân phẩm con người như thế? Tại sao không ném cái “thiết bị” đó vào mặt con quái vật tiền sử ấy rồi mở cửa bỏ đi?
Còn người đàn ông thì tại sao phải giữ một con ngựa như vậy? Xểnh ra là nó … chạy lung tung thì giữ nó làm gì? Chìa khóa nào phải là thứ không đánh được ở … Home Depot? Hay là nghĩ rằng cửa … của (?) mình, mình khóa để “nội bất xuất, ngoại bất nhập”? Sao không thả cho nó đi để đỡ phải mang tiếng mọi rợ?
Còn các ông an ninh phi trường, tại sao không lôi cái cưa điện ra, cắt nó ra, quăng đi cho người hành khách du lịch … thoải mái?
Cứ cắt nó ra, giữ trong phòng phi công, đến nơi, trao lại cho khổ chủ thì cũng có sao? An ninh không lưu mà.
Làm như thế, từ nay, những người đàn ông hư đốn bị vợ bắt đeo một cái vào người để cho “tiết hạnh khả phong” trước khi ra phi trường, cứ bình tĩnh xuất trình vé và đi qua máy dò kim khí, khi máy gào lên, quay trở lui, nhờ cắt hộ, vì con dao mở đồ hộp mang theo (?) không làm gì được với cái thắt lưng trinh bạch ấy…
Vài hôm sau, khi trở về nhiệm sở, xuất trình cái thiết bị đã bị cắt mở tung có giấy chứng nhận của an ninh phi trường là không ai có quyền làm khó dễ gì hết.
Vỏ quít dầy thì … cưa ở phi trường vẫn bóc được như thường.