October 20, 2011

October 21, 2011

Ngày 17 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Đúng vào lúc công ty Apple đưa ra những con số khủng khiếp về số bán của những chiếc điện thoại iPhone 4S, hơn 4 triệu chiếc trong có 3 ngày, thì cuộc nghiên cứu của một công ty Anh quốc cũng công bố những chi tiết kinh hoàng về những chiếc điện thoại cầm tay.

Theo cuộc nghiên cứu này, thì 16% điện thoại cầm tay có dính vi khuẩn E-Coli, loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong phân người.

Khoảng hai năm trước, E-Coli và Salmonella từng làm cho cả nước Mỹ lên ruột vì chúng xuất hiện trong một số rau trái từ Mexico bán sang Mỹ. Một số người đã chết vì tiêu thụ các rau trái, thịt cá có nhiễm E-Coli và Salmonella.

Và bây giờ thì luôn cả điện thoại cầm tay cũng có thể bị nhiễm E-Coli.

Từ mấy năm trở lại đây, những chiếc điện thoại cầm tay đã cho tôi có được cảm giác an toàn khi dùng chúng vì không còn sợ phải chung đụng với những chiếc điện thoại công cộng ở ngoài đường nữa. Có một hồi tôi rất sợ chúng, những cái điện thoại công cộng. Thỉnh thoảng cần gọi điện thoại trong những lúc ra khỏi nhà, tôi đã phải rất cẩn thận khi dùng những chiếc điện thoại công cộng này. Cẩn thận bọc chúng lại bằng mấy miếng Kleenex mà vẫn còn sợ. Không biết mình kề môi áp má với những người như thế nào vừa dùng nó.

Với những chiếc cell-phone, việc chung đụng với những người lạ không còn xẩy ra nữa. Nhưng cũng có những trường hợp đang dùng điện thoại cầm tay của mình, bỗng có người xin nói vài câu với người bên kia, và bây giờ được đọc kết quả cuộc nghiên cứu ở nước Anh: 16% điện thoại cầm tay có nhiễm E-Coli.

Nhưng có điều làm tôi thắc mắc là cái điện thoại cầm tay chỉ tiếp xúc với phần trên của cơ thể. Vậy thì tại sao những con vi khuẩn E-Coli thường chỉ thấy ở phân người lại leo được lên cái điện thoại?

Đọc tiếp bài báo thì những thắc mắc của tôi được giải tỏa. Cuộc nghiên cứu cho thấy rất nhiều người đem điện thoại cầm tay vào nhà cầu và dùng nó trong lúc đang thưởng thức cái thú số 4 của đời sống.

Điều này dễ hiểu. Chính tôi cũng làm chuyện đó rất nhiều lần. Đó cũng là một trong những điều tiện lợi của cell-phone. Nó không bao giờ rời chúng ta. Không bao giờ có thể lỡ mất một cú điện thoại nào nữa. Chỉ trừ trường hợp đang đứng dưới cái gương sen , và đang hát lớn trong khi nước của vòi nước rào rạt chẩy xuống thì chịu thua. Nhưng lúc khác thì cái điện thoại cầm tay là vật bất ly thân.

Điện thoại reo trong buồng tắm, trong lúc đang ngồi trên bệ là có thể tọa đàm ngay với phía bên kia. Bao nhiêu nhớ nhung, sầu thảm đều có thể bầy ra cho phía bên kia nghe hết. Trong khi phía bên kia thì tin chắc như bắp, và không bao giờ thắc mắc phía bên này đang làm gì mà giọng nói hơi mệt mỏi, hơi thở có lúc hơi dồn dập, có lúc nặng, có lúc nhẹ nhõm. Rồi lại cũng có khi đang nói phải xin lỗi vì có vài ba việc liên quan đến giấy tờ (?) cần phải giải quyết ngay để chấm dứt cuộc diện đàm mà phía bên kia cũng không bao giờ thắc mắc.

Nhiều người xong việc giấy tờ (?), tay vẫn không rời cái điện thoại, bấm vài con số, thế là lại một cuộc điện đàm mới khác được mở ra.

Đôi tay, sau khi chu toàn công việc giấy tờ (?), không hề được rửa cho sạch, lại dùng chúng để gọi điện thoại. Và rồi những con E-Coli, sau khi lẻn qua những tờ giấy mỏng, đã bám vào tay của chủ điện thoại và leo qua cái cell-phone.

Và do đó, 16% điện thoại cầm tay của các thần dân nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị bị dính E-Coli.

Vậy mà đã có những lần được đẩy chiếc điện thoại cho nói vài ba câu với phía bên kia, đã có người sướng ngây ngất vì " mùi phấn em thơm mùa hạ cũ" nhờ chiếc điện thoại được bỏ trong cái ví Louis Vuitton mà không hề biết nó đã dính một đống E-Coli sau khi đi qua những chặng đường đã kể sơ ở trên.

Từ nay, có ai đưa cho cái điện thoại bảo nói vài câu thì đừng nhé. Có ai cầm dao dọa giết thì cũng dứt khoát là không nghe chưa!


Ngày 18 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Bản tin của CNN hôm nay cho biết dân chúng của một ngôi làng nhỏ ở Colombia, một quốc gia ở Nam Mỹ, vừa xây được một chiếc cầu cho làng mà không cần tới những trợ giúp của chính phủ.

Chính phủ trung ương ở Bogota chắc còn bận hợp tác với các trùm bạch phiến nên suốt mấy năm qua đã hoàn toàn làm ngơ trước những lời thỉnh cầu, kêu gọi khẩn thiết của dân làng Santa Fe. Dân chúng cần một chiếc cầu để đi qua một khúc sông hẹp mà không làm sao có được. Đàn ông, trai tráng trong làng không thiếu nhưng không ai chịu bắt tay vào việc. Làng vẫn không có được cây cầu. Muốn qua sông thì lội. Những ngày nước lớn thì … ở nhà vậy.

Nhưng tháng trước, sau nhiều lần kêu gọi, hối thúc mà các ông vẫn cứ ỳ ra, không thèm nhấc dù cho một ngón tay để giúp dựng chiếc cầu nhỏ cho cả làng mặc dù việc đó cũng không khó khăn gì lắm.

Các phụ nữ trong làng, không biết học được ở đâu, hay bị ai xúi bẩy, đã cho áp dụng một chiến dịch mà bản tin của CNN gọi là cross legged operation, chiến dịch vắt hai chân lên nhau.

Các phụ nữ trong làng bảo nhau là buổi tối khi đi ngủ, các nàng cứ vắt hai chân lên nhau, khép chân lại và nói rõ lập trường của mình rằng không có cầu thì không có chuyện đi lại, thông thương gì hết ráo. Thế là những người đàn ông, những ông chồng của các phụ nữ trong làng Santa Fe, luôn cả những thanh niên có bạn gái cũng đều bị chính sách bế quan tỏa cảng bắt phải nằm … chơi, sơi nước.

Và cầu mà chưa có thì chưa động phòng. Các phụ nữ cứ khép chân lại, giữ vững lập trường. Những người đàn ông trong làng nghiên cứu đủ mọi thứ tài liệu học tập vẫn không tìm được một tư thế (?) nào để giải quyết những đòi hỏi cấp bách đó. Các chàng đành phải nằm chèo queo. Các chàng sợ là cứ đà này thì chuyện bị mời xuống nằm chuồng heo chắc cũng không còn lâu.

Thế là các chàng phải có quyết định: nhượng bộ. Các chàng bèn cùng nhau dựng chiếc cầu cho làng vậy. Và chỉ khoảng một tuần, chiếc cầu được xây xong. Có cầu rồi, mọi sinh hoạt lại bình thường trở lại.

Và như vậy, những võ khí cũ xì (?) của các phụ nữ trong làng chỉ không dùng nữa mà vẫn đem lại kết quả như thường.

Tất cả chỉ dựa trên chuyện khép mở mà ra.

Tôi nhớ mấy câu mà nhiều người nói là của nữ hoàng Victoria nhưng thực ra không phải. Câu đó nguyên văn thế này: I am happy now that Charles calls on my bedchamber less frequently than of old. As it is, I now endure but two calls a week and when I hear his steps outside my door, I lie down on my bed, close my eyes, open my legs and think of England (Tôi rất mừng vì Charles không còn đến phòng ngủ của tôi nhiều như trước đây nữa. Hiện nay, tôi chỉ phải chịu trận mỗi tuần hai lần. Và khi tôi nghe tiếng chân của chàng ở ngoài cửa phòng, tôi vào giường nằm xuống, nhắm mắt lại, dạng hai chân ra và nghĩ tới nước Anh)

Câu này là của Alice Hillington. Chồng của Victoria là Albert, không phải là Charles.

Có điều hay là phụ nữ, khi khép hay dạng chân ra, đều nghĩ tới đất nước của mình.

Những người đàn ông thì thật là tệ.


Ngày 19 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Tôi không nhớ rõ cụ Vương Hồng Sển đưa ra lời khuyên này trong cuốn Hơn Nửa Đời Hư hay Sài Gòn Tả Pín Lù của cụ, nhưng tôi tin chắc là cụ khuyên nếu muốn có được sức khỏe thì sau một tuổi nào đó, người ta không nên nằm sấp nữa.

Ý cụ muốn nói là nên tiết chế cái "vụ" đó đi thì mới giữ được sức khỏe, khi cơ thể bắt đầu có … tuổi. À thì ra là thế. Không nên nằm sấp nữa là như vậy.

Hôm qua, khi đọc một bản tin về một phụ nữ Việt dùng kéo để giải quyết vấn đề với người chồng Đài Loan, tôi đọc được ở phía cuối bản tin một số ý kiến của độc giả, và một người viết rằng từ nay những người có vợ Việt Nam phải nằm sấp thì may ra mới toàn … thây.

Một ông già xưa, cụ Vương, người Nam Việt thì khuyên nằm ngửa.

Một người Mỹ thì lại khuyên nên nằm sấp mới khá được. Bây giờ biết tin ai?

Người phụ nữ Việt có chồng Đài Loan qua một dịch vụ mai mối giúp các phụ nữ muốn lấy chồng Đài. Cô theo chồng về Đài Loan nhưng chắc chắn cuộc hôn nhân của cô không hạnh phúc. Tưởng được núp bóng tùng quân, được sự che chở, bảo bọc của người chồng Đài Loan, cô phải quần quật đi làm để nuôi chồng. Cô phải làm việc tại một quán karaoke. Về đến nhà thì khám phá ra chồng ngoại tình với một phụ nữ gần nhà. Tuần trước, chiếc ly thống khổ đã tràn. Cô không thể chịu đựng thêm được nữa. Cô nấu cho chồng bữa tối, cho người chồng trẻ hơn cô 1 tuổi uống mấy viên thuốc ngủ. Và khi chàng ngủ say, cô dùng kéo cắt phăng cái của nợ, lên xe chạy tới một khúc sông, thẳng tay ném nó xuống dòng nước.

Chờ cho nó trôi đi một quãng, cô mới về nhà, gọi cảnh sát và nhận tội.

Người chồng được đưa đi bệnh viện băng bó. Người vợ ra tòa có thể bị tù tới 12 năm. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn cách nhau có khoảng vài ba tháng, hai người chồng nước ngoài của hai phụ nữ Việt Nam đã bị chung một số phận. Một ông người Đài Loan, một ông người Mỹ. Cả hai đều có những liên hệ mới khiến hai người vợ điên tiết, người dùng dao, người dùng kéo vung lên trừng phạt.

Cả hai người đàn ông đều phải vĩnh viễn giã từ võ khí. Việc làm của hai phụ nữ Việt đều đáng bị trừng phạt và pháp luật của Đài Loan và Mỹ chắc chắn sẽ phạt nặng hai phụ nữ này.

Nhưng việc làm của hai người chắc chắn sẽ là những bài học cho những người đàn ông ngoại quốc đến Việt Nam để mua vợ. Có thể nhờ trông người lại nghĩ đến ta, những người đàn ông Đài Loan, Hoa lục, Đại Hàn, Singapore, Malaysia… sẽ phải nghĩ lại, không thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay như nhiều vụ báo chí đã viết, đưa tới những bạo hành gây thương tích trầm trọng và luôn cả những trường hợp tử vong cho các cô dâu Việt.

Từ nay, những người đàn ông ngoai quốc có vợ Việt Nam sẽ phải thay đổi cách hành xử, sẽ phải bỏ hẳn những hành động vũ phu, bạo hành như trước để đối xử với vợ tử tế hơn.

Và biết đâu, vài ba vụ cắt, chặt, xẻo, cưa… như vừa kể sẽ khiến cho những người ngoại quốc không dám qua Việt Nam mua vợ nữa. Phụ nữ Việt Nam ở trong nước cũng có thể nhờ dó mà danh dự và nhân phẩm không còn bị xúc phạm nữa.

Sư tử Hà Đông mà nhằm nhò gì! Bà chỉ vung một lưỡi dao lên là các con chỉ có ôm đầu (?) máu mà chạy nghe chưa!


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


(Bài số 117)

THE FUTURE PERFECT TENSE

Bản chuyển tả do Lãm Thúy thực hiện. Bài học số 117 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 1 năm 2012.

QUỲNH ANH:

Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

LÃM THÚY

Thưa anh, trong tiếng Anh, các thì Present, Past và Future PERFECT , theo Thúy, là những TENSES gây phiền nhiễu nhiều nhất cho những người mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của họ.

Thí dụ thì Present Perfect có thể được dùng cho những việc đã hoàn tất, rồi cũng lại cho cả những việc chưa xong cũng được luôn. Thì Past Perfect thì được dùng cho những việc xẩy ra trước những việc đã hoàn tất trong quá khứ. Và thì FUTURE PERFECT thì được dùng cho những việc sẽ trở thành quá khứ, sẽ hoàn tất trước một việc nào đó trong tương lai. Rắc rối ơi là rắc rối. Tại sao tiếng Anh không giản dị như tiếng Việt của chúng ta?

BBT

Đồng ý là các thì Perfect có làm cho cô khó chịu và chúng cũng rắc rối thật, nhưng cô sẽ thấy là với những thì (TENSES) này, tiếng Anh chính xác hơn tiếng Việt nhiều.

QA

Thưa anh, trong tiếng Việt chúng ta có dùng FUTURE PERFECT không?

BBT

Có chứ. Chúng ta chỉ không gọi chúng là FUTURE PERFECT mà thôi.

Hai cô chắc đã nghe câu này:

Khi đi lúa chửa đâm bông
Khi về em đã tay bồng tay mang

Đó không phải là FUTURE PERFECT sao? Người đàn ông từ biệt người phụ nữ lúc cô còn rất trẻ, chưa có gia đình. Nhưng khi chàng trở về sau chuyến đi, thì nàng đã trở thành một phụ nữ có chồng có con rồi.

Vậy chuyện chàng trở về đã xẩy ra chưa, cô Thúy?

LÃM THÚY

Chưa, vì khi chàng nói câu ấy, thì hai người mới chỉ từ biệt nhau. Lúc ấy nàng còn trẻ, nhưng chàng tin rằng chuyến đi sẽ kéo dài và phải năm bẩy năm sau chàng mới trở lại, và khi trở lại thì nàng đã con cái đầy đàn, đã tay bồng tay mang rồi.

QA

Như vậy chuyện chàng trở về chưa xẩy ra. Chuyện trở về là chuyện trong tương lai. Nhưng khi chàng trở về thì người con gái đã thành gia thất, đã chồng con rồi. Chuyện nàng có gia đình lúc ấy đã xẩy ra rồi, ván đã đóng thuyền, gạo đã thành cơm rồi. Chuyện đó sẽ trở thành quá khứ trong tương lai, trước việc chàng trở về, việc trở về đó chưa xẩy ra.

BBT

Như vậy hai cô đã hiểu rõ cách dùng của FUTURE PERFECT. Có còn thấy khó hiểu nữa không? Nhớ là FUTURE PERFECT không bao giờ là "em xinh em đứng một mình cũng xinh" được. Nếu đứng một mình, thì chúng ta cứ dùng SIMPLE FUTURE là đủ. Thí dụ chúng ta sẽ nói rằng cô ấy sẽ là mẹ của mấy đứa bé như thế này: SHE WILL BE A MOTHER OF 2 (KIDS).

LÃM THÚY

Như vậy, FUTURE PERFECT bao giờ cũng đi chung với SIMPLE FUTURE.

BBT

Gần đúng như thế, nên tôi phải nói ngay ở đây là chúng ta KHÔNG dùng WILL hay SHALL tức là SIMPLE FUTURE với những TIME CLAUSES bắt đầu bằng những chữ WHEN, WHILE, BEFORE, AFTER, BY THE TIME, AS SOON AS, IF và UNLESS. Những chữ này, văn phạm tiếng Anh gọi là TIME CONJUNCTIONS, những LIÊN TỪ chỉ thời gian. Sau những TIME CONJUNCTIONS này, chúng ta dùng SIMPLE PRESENT TENSE mà KHÔNG dùng SIMPLE FUTURE TENSE mặc dù ý nghĩa thì vẫn là những chuyện sẽ xẩy ra trong tương lai.

Thí dụ WHEN I GET HOME TONIGHT nhưng không bao giờ nói WHEN I WILL GET HOME TONIGHT… Cô QA cho nghe vài thí dụ của TIME CLAUSES với các TIME CONJUNCTIONS AFTER, BEFORE, UNTIL coi.

QA

AFTER SHE GRADUATES IN 2013…

BEFORE MY SON GOES TO BERKELEY…

UNTIL WE SAVE ENOUGH MONEY…

BBT

Cám ơn cô. Còn Lãm Thúy… đặt thử mấy câu với AS SOON AS, WHILE, WHEN coi.

LÃM THÚY

AS SOON AS HE COMES HERE NEXT WEEK…

WHILE HE IS IN CANADA AT THE END OF THE YEAR…

WHEN THE SWALLOWS COME BACK TO CAPISTRANO…

BBT

Rồi. Bây giờ chúng ta trở lại với FUTURE PERFECT . Thì FUTURE PERFECT cũng như hai thì PRESENT PERFECT và PAST PERFECT được thành lập bởi động tự TO HAVE và PAST PARTICIPLE của động từ chính.

QA

Nếu là PRESENT PERFECT thì chúng ta dùng TO HAVE trong thì hiện tại. Thí dụ WE HAVE LIVED AND WORKED IN CALIFORNIA SINCE 1990.

LÃM THÚY

Và nếu là PAST PERFECT thì chúng ta dùng PAST của TO HAVE. Thí dụ HE HAD LEFT AN HOUR AGO phải không thưa anh?

BBT

Đúng rồi, và với thì FUTURE PERFECT, chúng ta dùng WILL / SHALL HAVE+PAST PARTICIPLE của động từ chính.

QA nói thử câu khi ông ấy trở về thì cô ấy đã làm mẹ của 2 đứa con bằng tiếng Anh coi.

QA

WHEN HE RETURNS, SHE WILL HAVE BECOME A MOTHER OF 2 (KIDS).

BBT

Đúng rồi. Trong Chinh Phụ Ngâm có câu này cũng là FUTURE PERFECT:

Phận trai già cõi chiến trường
Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về

WARRIOR SIEU WILL NOT COME HOME UNTIL HIS HAIR WILL HAVE TURNED WHITE… Bây giờ hai cô, mỗi cô cho nghe hai thí dụ với FUTURE PERFECT coi.

LÃM THÚY

I WILL HAVE COOKED DINNER BEFORE MY KIDS COME HOME.

HE WILL HAVE BEEN 18 NEXT MARCH.

QA

WE WILL HAVE LIVED IN THIS HOUSE FOR 5 YEARS IN JANUARY.

MY NIECE WILL HAVE GRADUATED WHEN SHE IS 23.

BBT

Làm sao chúng ta đổi những câu trên sang thể phủ định tức là NEGATIVE?

LÃM THÚY

Thì chúng ta thêm NOT vào sau WILL và SHALL để thành I WILL NOT HAVE COOKED DINNER và HE WILL NOT HAVE BEEN 18 phải không QA?

QA

Đúng rồi. Hai thí dụ của QA sẽ là WE WILL NOT HAVE LIVED IN THIS HOUSE và MY NIECE WILL NOT HAVE GRADUATED

BBT

Và thể hỏi của các câu vừa kể thì chỉ cần đưa WILL và SHALL lên trước chủ từ là xong. WILL WE HAVE LIVED ? WILL SHE HAVE GRADUATED ?… Dễ quá.

QA

Thưa anh, người Anh và người Mỹ có hay ví von như người Việt không? Họ có ví von giống chúng ta không?

BBT

Câu trả lời là " CÓ " cho cả hai thắc mắc của cô. Người Anh và người Mỹ rất hay ví von và có những trường hợp họ ví von rất giống cách ví von của chúng ta. AS CLEAR AS CRYSTAL là trong như pha lê chẳng hạn. Hay AS LIGHT AS A FEATHER là nhẹ như lông hồng.

Cách ví von như thế tiếng Anh gọi là SIMILES. Bao giờ cũng với hai chữ AS ở trước và sau tiếng ADJECTIVES mà chúng ta dùng để so sánh, ví von.

Tuy nhiên, cũng có những cách ví von nghe rất lạ vì chúng ta không ví von như thế bao giờ. Cái lạ đó là do sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Thí dụ người Việt nói GẮT NHƯ MẮM TÔM trong khi người Anh và người Mỹ thì không bao giờ nói như thế vì họ không có món mắm tôm.

Người Việt nói ĐÔI MẮT EM SẮC NHƯ LÀ DAO CAU nhưng người Mỹ không ăn trầu làm sao biết con dao cau. Tiếng Anh sẽ nói là AS SHARP AS A RAZOR. Bây giờ tôi sẽ đưa ra những câu ví von, hai cô giảng nghĩa cho tôi nghe nhé. Tôi sẽ dùng những cách ví von rất gần với chúng ta và những câu ví nghe rất lạ với người Việt.

BBT

AS QUICK AS A WINK.

LÃM THÚY

Nhanh như chớp. Nhưng đây là chớp mắt chứ không phải là sấm chớp.

BBT

AS SLOW AS A SNAIL.

QA

Chậm như sên.

BBT

AS SOLID AS A ROCK.

LÃM THÚY

Cứng như đá. Thực ra, SOLID là đặc mới đúng.

BBT

AS STRONG AS AN OX.

QA

Khỏe như trâu. Ox thực ra là con bò. Vậy phải nói khỏe re như con bò kéo xe mới thực là đúng.

BBT

AS TIMID AS A RABBIT.

LÃM THÚY

Nhát như thỏ đế. Thực ra, TIMID là e thẹn, hay mắc cở thì đúng hơn.

BBT

AS WHITE AS SNOW.

QA

Trắng như tuyết.

BBT

AS ALIKE AS TWO PEAS IN A POD.

LÃM THÚY

Giống nhau như hai giọt nước. Thực ra là giống nhau như hai hột đậu trong trái đậu.

BBT

AS BLACK AS COAL.

QA

Đen như than.

BBT

AS COLD AS ICE.

LÃM THÚY

Lạnh như nước đá.

BBT

Một chục câu so sánh ví von coi như là đủ vì chúng ta không thể kể hết ra ở đây trong một tiếng đồng hồ. Trong bài tới, hai cô nhớ nhắc tôi trở lại với những cách so sánh khác.

QA

Thưa anh, anh vừa nói là "nhắc" anh thì tiếng Anh có nói là MAKE ME REMEMBER không?

BBT

Nói như vậy thì người ta hiểu đấy. Nhưng tiếng Anh có một động từ khác là REMIND. Động từ TO REMIND là nhắc cho người ta nhớ một chuyện gì, một việc gì, một người nào , hay nhắc để người nghe làm một điều gì đó.

Nhắc để người ta làm một việc gì thì chúng ta nói TO REMIND SOMEBODY TO DO SOMETHING. Thí dụ PLEASE REMIND ME TO RETURN THE BOOK TO THE LIBRARY. QA cho nghe hai thí dụ với TO REMIND coi.

QA

I ALWAYS HAVE TO REMIND MY SON TO CHANGE THE OIL FOR THE CAR.

MY MOTHER REMINDED ME TO BUY HER SOME TIGER BALM OINTMENT FOR HER ARTHRITIS.

BBT

Mời cô Thúy.

LÃM THÚY

MY SON REMINDED ME TO BUY SOMETHING FOR HIS GIRL FRIEND’S BIRTHDAY.

MY DAUGHTER REMINDED ME TO GET SOME MILK.

BBT

Động từ TO REMIND cũng có thể dùng với một danh từ như trong trường hợp nói cô ấy làm tôi nhớ đến chị tôi: SHE REMINDS ME OF MY SISTER.

QA nói thử câu này: cuốn phim làm tôi nhớ lại những ngày còn đi học ở trung học.

QA

THE FILM REMINDED ME OF MY SCHOOL DAYS.

BBT

Còn Thúy nói: chiếc xe làm tôi nhớ tới những ngày còn ở Sài Gòn bằng tiếng Anh coi.

LÃM THÚY

THE OLD CAR REMINDS ME OF THE DAYS IN SAIGON MANY YEARS AGO.

BBT

Động từ TO REMEMBER thì khác. TO REMEMBER là nhớ, tự mình nhớ lại, lục lọi trí nhớ, gợi lại hoài niệm mà không cần ai phải nhắc. I REMEMBER HIS FACE. I REMEMBER SEEING HIM SOMEWHERE BEFORE.

TO REMEMBER là nhớ một diều gì hay nhớ làm một chuyện gì đó.

Lãm Thúy nói tôi không thể nhớ nổi cái tên của ông ta. Tôi luôn luôn nhớ số điện thoại của các bạn tôi.

LÃM THÚY

I CANNOT REMEMBER HIS NAME. I ALWAYS REMEMBER ALL MY FRIENDS’ TELEPHONE NUMBERS.

BBT

Với động từ TO REMIND, chúng ta có danh từ REMINDER là một vật, một cái gì làm cho chúng ta nhớ lại một điều gì, một người, một chuyện nào đó.

Thí dụ A SCAR IN HIS FACE IS A REMINDER OF THE WAR. A DRIED FLOWER IS A REMINDER OF HIS FIRST LOVE.

QA

Như vậy, A REMINDER có phải là một kỷ niệm không thưa anh?

BBT

Không. Kỷ niệm là MEMORY. Thí dụ I HAVE MANY BEAUTIFUL MEMORIES OF SAIGON. Còn IN MEMORY thì lại là để tưởng niệm, để nhớ lại. IN MEMORY OF SCENT…

LÃM THÚY

Thưa anh, đó có phải là tên một cuốn tiểu thuyết của Mai Thảo không?

QA

QA đọc cuốn đó rồi: ĐỂ TƯỞNG NHỚ MỘT MÙI HƯƠNG.

Thưa quí vị chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television trong bài học tới. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

October 13, 2011

October 14, 2011

Ngày 10 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Người Anh chắc chắn đã mượn câu tục ngữ La Tinh Qui cum canibus concumbunt cum publicibus surgent để diễn lại thành câu If you lie down with a dog, you get up with fleas, nghĩa là nếu một người nằm với chó thì khi đứng dậy, thế nào trên người cũng bị dính mấy con bọ chó.

Câu tục ngữ này nghe ra rất đúng với trường hợp của một công dân Mỹ trẻ tuổi thiệt mạng tại Yemen hồi cuối tháng 9 vừa qua. Đương sự tên là Samir Khan thuộc một gia đình gốc Pakistan nhưng ra đời tại Ả Rập Sauđi năm 1985. Cha mẹ Samir di cư sang Mỹ năm 1992, khi Samir Khan lên 7 tuổi và sống tại New York vài năm trước khi dọn đi Charlotte thuộc tiểu bang North Carolina năm 2004. Tất cả gia đình đều đã trở thành công dân Mỹ từ lâu.

Ngay từ khi còn ở trung học, Samir đã không ưa nhiều thứ của nước Mỹ, thí dụ như lời thề trung thành với nước Mỹ (Pledge of Allegiance) mà Samir Khan nhất định không chịu đọc cùng vơi các bạn trong lớp. Samir Khan cũng cho rằng chính nước Mỹ đã tự gây ra loạt khủng bố 911.

Năm 2003, Samir Khan lập một blog riêng cho mình, trong đó, Samir viết những bài cổ vũ cho cuộc thánh chiến Hồi giáo chống lại các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa kỳ.

Năm 2009, Samir Khan bỏ nhà đi Yemen để giúp Al Qaeda làm một tờ báo Anh ngữ tên là Inspire, nghĩa là cảm hứng, với những bài viết mang nội dung kích động tinh thần chống Hoa kỳ và các đồng minh của Mỹ. Trong một số đầu tiên của tờ Inspire, Samir Khan viết một bài nhan đề I Am Proud To Be A Traitor To America trong đó, Samir Khan nói rằng anh ta có nhiều điều phẫn nộ, bất mãn về nước Mỹ và rất kiêu hãnh là một người phản bội nước Mỹ.

Samir Khan cũng viết một bài có tựa How To Make A Bomb In The Kitchen Of Your Mom để chỉ dẫn cách chế tạo một quả bom ngay ở trong nhà, dùng những vật liệu dễ kiếm. Quả bom tự chế này được dùng làm phương tiện khủng bố nhắm vào mục tiêu nào thì không cần nói, người ta cũng thừa biết.

Tờ báo không nhắm vào những người Hồi giáo ở các nước Ả Rập hay Trung Đông, những nơi đã có sẵn đông đảo những thành phần Hồi giáo cực đoan. Tờ Inspire nhắm vào các độc giả sử dụng Anh ngữ.

Việc làm của Samir Khan rất cần thiết cho cố gắng tuyển mộ thêm các thành phần cực đoan nói tiếng Anh ở các nước Tây phương.

Samir Khan được khủng bố mừng rỡ ôm ngay lấy. Các độc giả trẻ tuổi ở Tây phương nhờ Samir Khan, một người trẻ tuổi, lớn lên tại Mỹ, viết và nói tiếng Anh như người Mỹ, đã có thể tiếp thu dễ dàng lập trường cực đoan của Al Qaeda và các tổ chức khủng bố khác.

Samir Khan lập tức thiết lập được những liên lạc gần gũi với các thành phần khủng bố và nhanh chóng có được sự tín nhiệm của những thủ lãnh cao cấp của Al Qaeda.

Một trong những thủ lãnh nguy hiểm của Al Qaeda là Anwar al-Awlaki, một công dân Mỹ gốc Yemen từng chủ mưu mấy vụ tấn công khủng bố nhắm vào nước Mỹ. Cả Anwar al-Awlaki và Samir Khan đều thông thạo Anh ngữ, hiểu đời sống ở Hoa kỳ nên những điều đó càng làm cho họ đắc lực và nguy hiểm hơn trong các hoạt động khủng bố nhắm vào nước Mỹ.

Ngày 30 tháng 9, một phi cơ không người lái trang bị phi đạn Hellfire của Mỹ đã bắn trúng một chiếc xe chở mấy người mà tình báo Mỹ biết là trong đó có Anwar al-Awlaki trong khi xe đang chạy ở một khu thuộc Yemen.

Tất cả những người trên xe đều tan xác. Phi đạn của Hoa kỳ thực ra chỉ định nhắm giết Anwar al-Awlaki nhưng lại giết luôn cả Samir Khan.

Giết hai con chim bằng một mũi tên (lửa) hệt như một câu tục ngữ to kill two birds with one arrow hay one stone thì cũng thế.

Mấy hôm sau, gia đình của Samir Khan ở Mỹ đưa ra một bản tuyên bố viết sẵn, nói rằng chính phủ Mỹ chưa tiếp xúc với họ về những tin tức liên quan đến cái chết của Samir Khan hay giúp thu hồi xác của Samir tại Yemen. Bản tuyên bố cũng nói là chính phủ Hoa kỳ chưa chia buồn với gia đình của Samir.

Bản tuyên bố nói thêm rằng gia đình Samir Khan rất kinh ngạc và thất vọng trước thái độ lãnh đạm của chính phủ Hoa kỳ. Bản tuyên bố khẳng định Samir không hề vi phạm bất cứ một điều luật nào của nước Mỹ và cũng không hề nhúng tay vào bất cứ một tội ác nào. Gia đình Samir Khan cho là Hoa kỳ nên tìm cách bắt giữ Samir Khan, đem ra tòa xử đúng theo hiến pháp Mỹ qui định.

%@#&*!

Mẹ kiếp đi theo Al Qaeda, cổ vũ cho thánh chiến, kêu gọi khủng bố chống lại nước Mỹ, ngủ với chó thì đứng dậy, bọ chó rơi tá lả còn đòi nước Mỹ, cái quốc gia con chó thối đã công khai nói rõ là rất kiêu hãnh phản bội mà còn đòi xin lỗi với lại chia buồn cái cục c…

Có lên tiếng thì cũng phải làm như gia đình của Umar Farouk Abdulmutallab, người dấu bom trong quần lót chứ. Chính cha của Abdulmutallab đã báo cho CIA tại sứ quán Hoa kỳ ở Abuja, Nigeria biết về những hành động cực đoan của con từ lâu. Và khi Abdulmutallab bị bắt trong vụ khủng bố bất thành hồi Giáng Sinh năm 2009, cha của đương sự đã sang Mỹ để gặp các giới chức Mỹ, cung cấp thêm tin tức về đương sự. Gia đình Abdulmutallab có đưa ra cái tờ phát biểu quái thai và dở hơi như của gia đình Samir Khan đâu?

Chưa bao giờ tôi thấy câu chào hàng buy one get one free lại hay và có lý như vụ hai thằng chó Anwar al-Awlaki và Samir Khan bị trúng phi đạn Hellfire như hồi cuối tháng 9.

Bản tuyên bố không đưa ra một lời giải thích nào về chi tiết tại sao Samir Khan lại ngồi chung xe với Anwar al-Walaki để đến nỗi trúng miểng và chết thảm như thế.

Toàn là … cứt bò không à. Allahu Akbar!


Ngày 11 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Hồi còn bé, tôi được nghe một câu chuyện cổ tích quái đản của bà ngoại tôi về một người đàn ông tên là ông Chân Thối. Sau hơn sáu chục năm, tôi không còn nhớ được một chi tiết nào về người đàn ông này, ngoại trừ điều ông có đôi chân rất thối, thối đến nỗi thành chuyện cổ tích để dọa trẻ con lười tắm, không rửa chân trước khi đi ngủ.

Nhớ lại chuyện của bà ngoại tôi kể cho chúng tôi nghe, tôi rất thắc mắc là ở thời đại của ông, chắc phải từ hồi thế kỷ thứ XIX, làm gì có chuyện ông diện một đôi " bít tất tơ, giầy Gia Định bóng" như ông Tú Xương viết lại trong một bài phú về đôi bàn chân bị hấp hơi, những con bacteria quái ác ở giữa những kẽ ngón chân hoành hành, tạo ra mùi thối khủng khiếp cho đôi chân của ông.

Thông thường thì chỉ khi đi giầy, lại đi bít tất ở trong thì chân mới thối, nhất là giầy vải. Mùa đông thì càng làm cho chuyện thối chân khủng khiếp hơn nhiều. Một cuộc thăm dò mới đây của một công ty Thụy Sĩ cho thấy là Pháp và Thụy Sĩ là hai nước có nhiều ông chân thối nhất Âu châu, vượt xa các nước Đức và Anh.

Theo cuộc thăm dò này thì cứ 100 người Pháp thì có 66 người đi bít tất mới để ra đường. Như vậy, 34 người đi lại đôi bít tất cũ đã đi ít nhất một ngày trước đó.

Ở Thụy Sĩ, cứ 100 người thì có tới 30 người không thay bít tất mới.

Như vậy, chân thối là phải. Người Anh và người Đức khá hơn. 78% đàn ông Anh và Đức thay bít tất mới mỗi ngày. 12% chỉ thay bít tất mới mỗi 2 ngày. 4% thay vớ mỗi 3 ngày và 1% thay vớ mới mỗi tuần.

Lý do là vì trung bình, người Anh và người Đức có nhiều vớ (24 đôi) để thay hơn là đàn ông Pháp và Thụy Sĩ (22 đôi).

Điều này có thể không đúng. Người ta không thay vớ mới vì đôi cũ chưa có mùi, chưa làm cho chân bị thối. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều người khi đi giầy, bao giờ cũng lấy đôi vớ nhét trong giầy từ hôm trước đưa lên mũi ngửi.

Và sau đó, lại đi đôi vớ ấy vào chân. Có thể ngửi xong, thấy còn thơm chán nên …đi tiếp. Chuyện này tôi thấy ở vài ba người bạn ở chung cư xá đại học. Một người tối nào cũng khuya mới về. Chàng rất lịch sự. Bao giờ cũng thăm hỏi tôi trước khi đi ngủ. Đến khuya, tôi chờ chàng ngủ mới rón rén đem đôi giầy và những chiếc vớ kinh khủng của chàng ra ngoài cửa phòng rồi mới yên tâm đi ngủ. Sáng hôm sau, chàng lại lôi đôi vớ hôm trước nhét trong giầy ra ngửi trước khi đi vào chân để ra ngoài.

Có thể nào chàng không ngửi thấy mùi thối của đôi chân của chàng?

Chắc lâu rồi mùi gì cũng quen đi. Mới đây tôi có gặp lại chàng sau mấy chục năm. Tôi biết chàng có vợ. Không lẽ nàng cũng điếc mũi để không thấy được nét … đặc trưng của chàng?

Hay phụ nữ dễ tính hơn đàn ông? Tôi chỉ ở chung với chàng khoảng hơn một năm mà cũng không sao quên được cái mùi chân của chàng. Vậy mà nàng thì trông có vẻ rất yêu chàng, hệt như chú bé Linus trong truyện Peanuts khi nói về cô giáo của chú. Linus yêu cô giáo đến độ mấy ngọn cỏ mà chân cô bước lên cũng … thơm phức.

Chuyện Linus thì có thể có thật.

Nhưng đôi chân của người bạn tôi thì không. Làm sao vợ chàng chịu được mùi thối khủng khiếp đó thì tôi không hiểu được.

Hay là phụ nữ ở dơ hơn đàn ông?


Ngày 12 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Tưởng tượng đẻ một đứa con, nuôi nấng, chăm bẵm, chiều chuộng vất vả suốt mười mấy năm, lại gửi cho đi học ở đại học tốn kém không biết bao nhiêu tiền, một bữa tình cờ mở You Tube lên và thấy những tấm ảnh chụp một thanh niên ngồi giữa một quảng trường, tay cầm tấm bìa cứng viết giòng chữ FART SMELLER MOVEMENT (phong trào của những người ngửi rắm).

ngui_mui_xi_hoi_2

Nhìn kỹ thì thấy nó đúng là của con mình thì người cha, người mẹ sẽ phải làm gì?

Gia nhập cái phong trào đó thì cần gì mấy năm đại học?

Việc nó làm còn tệ hơn cả chuyện nó đi làm công việc nhẩy múa, ưỡn ẹo cho hết vũ đoàn này tới vũ đoàn nọ trong các video ca nhạc.

Người thanh niên này xuất hiện trong nhiều bức hình khác nhau với nhiều phụ nữ khác nhau. Tên chàng chỉ được ghi là Roman. Quảng trường nơi chàng làm việc cho phong trào của chàng là ở New York.

Nhìn những bức hình , người ta thấy anh gần như chỉ ngồi một chỗ, trông thấy người đi tới, anh cầm tấm bìa cứng có những chữ viết về phong trào của anh lên cho xem, rồi đề nghị thẳng thừng, tiến ngay vào vấn đề. Loạt hình cho thấy chàng làm công việc đó với nhiều mục tiêu khác nhau. Đủ mọi mầu sắc: trắng đen đề huề, vàng cũng có. Chàng cũng không chê một size nào, to béo cũng mời cho bằng được, không to béo cũng nài nỉ đến khi được chấp thuận. Và người ta thấy chàng rất thành công. Các nàng đứng lại cho chàng lết ra phía sau, ghé thật sát, và có những bức chàng ôm lấy mục tiêu để làn hơi thiên phú (?) không thể thoát ra ngoài một cách phí phạn được.

Các mục tiêu không cần phải lén lút thả quả bom ngạt rồi vội vã ra đi. Họ đứng lại, khuôn mặt vui vẻ. Cũng có khuôn mặt tươi cười như vừa cho được hơi thoát ra an toàn. Cũng có những trường hợp với nét mặt nghiêm và buồn như sau những cố gắng vì chưa đủ áp xuất, không đủ hơi.

Thực ra, người Mỹ không coi chuyện đánh rắm là tục tĩu, cần phải che dấu, lén lút. Đó chỉ là một hoạt động bình thường của cơ thể. Thức ăn vào dạ dầy, dạ dầy tiết ra acid để tiêu hóa thực phẩm. Phản ứng của acid tạo ra cái hơi mà chúng ta cho là khó ngửi đó. Khi nhiều hơi tích lũy trong ruột già thì cơ thể tìm cách đẩy ra ngoài. Có thế thôi. Mùi không thơm tho vì chúng ta coi là không thơm tho. Chứ có thiếu gì những thứ mùi khác ghê khiếp hơn chúng ta vẫn chấp nhận?

Chúng ta chê nó chắc vì nó phát ra từ một cửa ngõ không lịch sự gì. Nhưng nghĩ lại, nó chẳng tội tình gì. Nhiều hơi hay ít, mùi nặng hay nhẹ, có làm con ngựa đứng cạnh té xỉu hay không là tùy thức ăn chúng ta cho vào miệng. Tại sao ở cửa trên vào thì tạo khoái lạc trong khi chút hơi thoát ra ở dưới thì bị khinh bỉ đến thế?

Nhưng chúng ta vẫn thường xuyên ngửi các thứ hơi đó mà có ai ta thán gì đâu? Làn hơi của người thoát ra đâu có gì xấu xa để bị khinh bỉ đến là như thế? Trong khi hơi thoát ra từ cửa sau của những thứ hạ đẳng hơn, đáng ghê , đáng tởm hơn thì chúng ta thảnh thơi hít một cách tự nhiên.

Không tin thì cứ hỏi chủ của những con chó nuôi trong nhà. Những con chó này cũng rất tội nghiệp. Người ta đang ngồi cạnh một người khác, bỗng bom ngạt phát nổ cái rầm, thì người ấy liền đổ vấy cho con chó: The dog did it!

Nếu con chó mà biết nói, có thể nó sẽ nói rằng … này, đồ ăn của Alpo không thể thối như thế. Chỉ có lũ người cái quái gì cũng ăn thì rắm mới thối chứ rắm chó thì thơm kể gì.

Nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao người thanh niên trong hình lại làm như thế. Làm thế thì có được một lạc thú nào hay không? Có đoán được cái menu buổi sáng của các nàng không? Taco hay tamales, phở hay bún riêu, bánh mì bơ tỏi, hành tây hay hành ta…

Tôi mong cha mẹ cậu bình tĩnh và tránh lồng lộn lên lấy xe đi kiếm con mà phạm tội sát nhân vì cái lý do lãng xẹt …


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


(Bài số 116)

COULD HAVE …

Bản chuyển tả do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 116 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 12 năm 2011.

QUỲNH ANH:

Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

TRÚC GIANG

Thưa chú, hôm nọ cháu và mấy đứa con đang ngồi xem TV, bỗng nhiên con lớn lấy tay vỗ vào trán rồi nói "I COULD HAVE HAD A V-8". Cháu biết đó là câu để quảng cáo cho V-8 Tomato Juice nhưng tại sao lại nói I COULD HAVE HAD A V-8 mà không nói I COULD HAVE A V-8?

BBT

Hai câu Trúc Giang vừa nhắc hoàn toàn khác nhau. I COULD HAVE A V-8 nghĩa là nếu muốn, con gái của Giang có thể vào tủ lạnh mở ra, lấy một lon V-8. Chuyện lấy một lon V-8 là chuyện có thể, có thể đã xẩy ra, vì ở nhà có nguyên một thùng V-8. Mà cũng có thể không xẩy ra, nhà hết V-8 rồi, nhưng nếu muốn, cô có thể lấy xe, chạy ra đầu đường mua một lon V-8.

Nhưng khi nói I COULD HAVE HAD A V-8 thì chắc chắn con gái của cô đã không lấy lon V-8 ra uống, mà lại lấy một lon Coca hay một lon Pepsi, một lon Dr. Pepper. Uống xong rồi mới chợt nhớ là mấy lon soda đó không tốt cho sức khỏe trong khi ở nhà có sẵn mấy lon V-8 thì lại không uống.

Bởi thế, cái quảng cáo của V-8 mới có cảnh người đàn ông tự phạt mình bằng cách đập nhẹ tay vào trán và nói đáng lẽ đã nên uống một lon V-8 thay vì uống mấy thứ soda nhiều đường rất có hại kia.

QA

Như vậy nói I COULD HAVE A V-8 là nếu muốn, thì QA có thể lấy một lon V-8, nếu không thì uống thứ nước khác cũng được.

Nhưng I COULD HAVE HAD A V-8 thì chắc chắn QA đã không uống lon V-8.

Như vậy đâu cần phải dùng câu NEGATIVE phải không anh?

BBT

Cẩn thận chỗ này. Khi nói I COULD HAVE HAD A V-8, thì người ta luôn luôn hiểu ngầm là BUT I DID NOT HAVE A -8. Đáng lẽ đã làm việc đó, nhưng lại không làm.

Nhưng! Đây là điều đáng nhớ. I COULD HAVE SEEN THE TREE FALLING DOWN , một câu AFFIRMATIVE, vì không có chữ NOT, nhưng được hiểu là BUT I DID NOT SEE THE TREE FALLING DOWN.

Thế còn khi chúng ta nói I COULD NOT HAVE SEEN THE TREE FALLING DOWN thì lại được hiểu ngầm là I DID vì cái cây rất lớn, có không muốn thấy thì cũng không được, vẫn phải nhìn thấy cái cây đang đổ xuống...

TRÚC GIANG

Thế còn sự khác biệt giữ COULD, SHOULD, MIGHT và WOULD là gì thưa chú?

BBT

Các động tự khiếm khuyết vừa kể trên đều có thể dùng với HAVE + PAST PARTICIPLE để diễn tả ý nghĩa một hành động hay một chuyện đáng lẽ đã xẩy ra nhưng lại không. Nhưng chúng có khác nhau về nghĩa.

COULD được dùng để nói tới khả năng, về sức lực, về tiền bạc, về trí tuệ… QA cho thử hai thí dụ, dùng COULD HAVE+PAST PARTICIPLE coi.

QA

SHE COULD HAVE HELPED HIM WITH THE HOMEWORK đây là trường hợp người chị có khả năng học vấn để giúp em làm bài tập.

THEY COULD HAVE BOUGHT THAT LARGE HOUSE nghĩa là họ đáng lẽ đã có thể mua căn nhà lớn đó. Nhưng trong cả hai câu, việc giúp em làm bài tập và mua căn nhà lớn đều đã không xảy ra.

BBT

Còn Trúc Giang?

TRÚC GIANG

HE COULD HAVE PASSED THE EXAM EASILY. BUT HE DID NOT vì đúng vào hôm thi, anh ấy bị bệnh, anh ấy không đủ sức khỏe để đi thi.

MRS CLINTON COULD HAVE BECOME THE PRESIDENT INSTEAD OF MR OBAMA nghĩa là bà Clinton có thừa sức, đáng lẽ bà đã trở thành tổng thống .

BBT

Đó là COULD. Bây giờ chúng ta chuyển qua SHOULD. Khi dùng SHOULD, chúng ta muốn nói tới một bổn phận, một trách nhiệm, một điều nên làm hay cần làm. Thí dụ AMERICA SHOULD HAVE DESTROYED BAGHDAD IN THE FIRST GULF WAR, nhưng Hoa kỳ chỉ làm nửa chừng, không tiến hẳn tới Baghdad nên chuyện Iraq mới dai dẳng như người ta đã thấy.

QA cho nghe thí dụ với SHOULD HAVE +PAST PARTICIPLE coi.

QA

MISTER OBAMA SHOULD HAVE TRIED HARDER TO REVIVE THE US ECONOMY.

BBT

Đúng rồi, nhưng ông Obama đã không cố gắng hết mình trong kế hoạch cứu nguy kinh tế đầu tiên. HE DID NOT TRY HARDER. Còn Trúc Giang?

TRÚC GIANG

I SHOULD HAVE USED MORE VIETNAMESE AT HOME WITH THE KIDS nhưng tụi cháu đều quá bận rộn nên đã không nói chuyện nhiều với các con bằng tiếng Việt.

BBT

MIGHT HAVE+PAST PARTICIPLE được dùng khi chúng ta muốn nói về một chuyện có thể xảy ra trong quá khứ nhưng đã không. Thí dụ năm 1975, QA đáng lẽ đã có thể rời Việt Nam với gia đình người bạn, nhưng rồi chần chờ, tiếc cái tủ áo dài và cái xe Honda mới nên không đi, trong khi nếu muốn thì cũng đã đi được. Cô QA nói thử bằng tiếng Anh coi.

QA

WE MIGHT HAVE LEFT SAIGON IN APRIL 1975.

I MIGHT HAVE GONE TO LIVE WITH MY CLOSE FRIEND IN VIRGINIA.

BBT

Còn Trúc Giang?

TRÚC GIANG

I MIGHT HAVE NAMED MY FIRST CHILD CHRISTINA.

WE MIGHT HAVE PURCHASED A HOUSE IN SAN JOSE.

BBT

Còn động tự WOULD khi dùng với HAVE+PAST PARTICIPLE thì chúng ta muốn nói tới một thái độ sẵn lòng, muốn làm, sẵn sàng làm … nhưng đã không làm.

Thí dụ I WOULD HAVE GONE TO AUSTRALIA BECAUSE I LIKE THE COUNTRY AND THE PEOPLE VERY MUCH. Còn QA?

QA

MY SON WOULD HAVE MAJORED IN ELECTRICAL ENGINEERING BUT HE LOVED COMPUTER MORE.

WE WOULD HAVE SENT OUR KIDS TO A CATHOLIC SCHOOL.

TRÚC GIANG

WE WOULD HAVE BOUGHT A KOREAN CAR. MY CHILDREN WOULD HAVE BEEN IN A GIFTED PROGRAM AT SCHOOL.

BBT

WE HAVE SPENT ENOUGH TIME ON COULD HAVE, SHOULD HAVE, MIGHT HAVE AND WOULD HAVE.

TRÚC GIANG

Đúng rồi đó chú. Nhân chú nói WE HAVE SPENT ENOUGH TIME, cháu muốn chú cho nghe thêm về những IDIOM với TIME.

BBT

Trúc Giang đề nghị rất có lý vì danh từ TIME xuất hiện khá nhiều trong các idiom mà chúng ta cũng nên biết. TIME nghĩa là thì giờ, thời gian, là lần, là dịp. Thí dụ TIME AND AGAIN là nhiều lần. Cũng có khi người ta nói TIME AND TIME AGAIN. QA cho nghe một câu với TIME AND AGAIN coi.

QA

SINCE SHE BOUGHT THE HOUSE NEAR OUR HOUSE, I HAVE SEEN HER TIME AND AGAIN.

TRÚC GIANG

TIME AND TIME AGAIN, I HAVE TO CORRECT MY KIDS WHEN THEY SPEAK VIETNAMESE.

BBT

Thế khi nói THE TIME IS RIPE thì người ta định nói gì đây?

QA

Ở đây tiếng Anh rất giống tiếng Việt, cũng như khi người Việt nói thời gian đã chím mùi rồi, hay đã tới lúc để làm chuyện gì đó phải không thưa thầy? Như vậy, QA có thể nói THE TIME IS RIPE TO GET OUT OF IRAQ chứ?

BBT

Dĩ nhiên. Còn Trúc Giang?

TRÚC GIANG

MANY PEOPLE THINK THE TIME IS NOT RIPE TO LEAVE AFGHANISTAN.

BBT

Cám ơn hai cô về ý kiến liên quan đến Iraq và Afghanistan nhưng tôi thì nghĩ khác. ONLY TIME WILL TELL nghĩa là gì cô QA?

QA

ONLY TIME WILL TELL là chúng ta phải đợi thêm nữa mới biết chắc được. Nhưng thưa anh, TO TELL TIME là gì?

BBT

Là xem giờ, xem đồng hồ để biết mấy giờ thí dụ con Trúc Giang đi học, trường sẽ dậy xem đồng hồ ANALOG chỉ giờ bằng kim thay vì đồng hồ dùng số là DIGITAL. Để ý là câu hỏi này có thể hiểu hai cách… Khi người ta hỏi DO YOU HAVE THE TIME? thì chúng ta có thể hiểu là CAN YOU TELL ME THE TIME? hay WHAT TIME IS IT? Nhưng trong những lúc khác, câu này lại có nghĩa là DO WE HAVE ENOUGH TIME? (TO DO SOMETHING) là chúng ta có đủ thì giờ để làm việc gì đó hay không.

TRÚC GIANG

Cháu có nghe ông Obama nói trong truyền hình hôm nọ rằng TIME IS RUNNING OUT chắc ông muốn nói THERE IS NOT ENOUGH TIME hay WE HAVE NOT MUCH TIME LEFT phải không chú?

QA

Mấy câu đó có cùng nghĩa với câu IN NO TIME không thưa anh?

BBT

Không. IN NO TIME nghĩa là VERY SOON, là IN A VERY SHORT TIME. Thí dụ khi nói TRUC GIANG’S KIDS WILL BE IN COLLEGE IN NO TIME. Nhưng để ý AT NO TIME lại là không bao giờ. AT NO TIME SHOULD WE SAY "HI" LOUDLY TO OUR FRIEND JACK WHEN WE ARE ON THE PLANE OR AT THE AIR PORT.

TRÚC GIANG

Tại sao vậy chú?

BBT

Đứng trong máy bay hay tại cửa vào máy bay ở phi trường mà hét to lên chào ông bạn JACK là HI JACK! thì có khác gì hô to âm mưu cướp máy bay không nào…

IN THE NICK OF THE TIME là đúng lúc. HE REACHED THE AIRPORT IN THE NICK OF THE TIME là ông ấy đến phi trường vừa đúng lúc.

TO SAVE TIME là tiết kiệm thì giờ. WE CAN SAVE TIME BY DOING MANY THINGS AT ONCE. Trái với to SAVE TIME là TO WASTE TIME như khi nói DON’T WASTE TIME WITH HIM nghĩa là đừng phí thì giờ với ông ta, không thể nói cho ông ấy hiểu, không thể thuyết phục được ông ấy đâu. Trúc Giang nói thử câu này bằng tiếng Anh coi: tôi có 2 tiếng đồng hồ để giết ngoài phi trường.

TRÚC GIANG

I HAVE 2 HOURS TO KILL AT THE AIRPORT. Như thế, TO KILL TIME là giết thì giờ phải không chú. Tiếng Anh sao mà dễ quá vậy!

QA

Thế khi người ta nói YOUR TIME WILL COME thì người ta muốn nói gì?

BBT

Câu ấy nghĩa là thời cơ của ông rồi cũng sẽ đến. Nhưng khi nói THE TIME WILL COME FOR HIM TO GROW UP thì lại nghĩa là trăng đến rằm thì tròn, sẽ đến lúc nó lớn lên, trưởng thành chứ không thể trẻ con mãi được.

QA

Thưa quí vị THE TIME IS UP nghĩa là hết giờ rồi. NOW IS THE TIME TO SAY GOODBYE, chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television trong bài học tới. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

October 6, 2011

October 7, 2011

Ngày 3 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Holly Madison là người không có một cái tài nào đáng kể và có thể kể ra ở đây. Nhưng có một lúc, một người không có bao nhiêu tài như cô cũng có được đời sống không vất vả như rất nhiều người khác ở nước Mỹ này.

Cô được ông chủ báo Playboy cho ở chung nhà, khỏi phải lo chuyện tiền nhà, tiền cửa, tiền chợ mỗi tháng, lại được chen vai thích cánh với đủ mọi thứ người nổi tiếng tại những tiệc tùng diễn ra ở lâu đài Playboy cùng với các tài tử giai nhân khác để được lên báo đều đều. Cô có một sắc đẹp bình thường nhưng kích thước thì lại được cải thiện thêm vài ba inches nhờ mấy bịch silicone mà cô nhờ bỏ vào trong người. Sau vài năm sống với Hugh Hefner và hai ba cô bạn gái khác của ông chủ báo này, Holly Madison dọn ra ở riêng khi kiếm được việc làm tại Las Vegas.

Cô làm gì thì không rõ, nhưng tin tức báo chí nói là cô giữ một vai không cần đến giọng hát trong một cái show nào đó ở Las Vegas. Như vậy là cô không biết hát mà vẫn xuất hiện được trong các show ở đó. Do đó, nhất định cô phải dùng tới những bất động sản (?) cô có được nhờ tay "kẻ nặn" tức là người đặt cho cô hai bịch silicone vào người (…tròn méo mặc dù tay kẻ nặn (Hồ Xuân Hương)…)

Các bất động sản ấy là những thứ giúp cô kiếm ra tiền và làm nên sự nghiệp (?) ngày nay của cô. Chắc chắn khi có những thứ làm ra tiền như vậy thì cô phải giữ gìn chúng rất cẩn thận. Chúng là những cái cần câu cơm như lối nói của người Việt Nam.

Celine Dion bảo hiểm giọng hát. Jimmy Durante bảo hiểm cái mũi củ khoai của ông, Cyd Charisse bảo hiểm đôi chân của cô… vậy nên khi đọc thấy tin Holly Madison vừa ký với công ty Lloyd ở Luân Đôn một hợp đồng bảo hiểm 1 triệu đô la thì người ta biết ngay là cô bảo hiểm cái gì rồi.

Holly Madison bảo hiểm bộ ngực của cô 1 triệu đô la. Thực ra, chuyện bảo hiểm những cái vú không phải là chuyện mới lạ. Trước đây, Diana Dors , Dolly Parton … đều đã bảo hiểm những cái vú của họ. Holly Madison đem chúng bảo hiểm thì cũng dễ hiểu. Có hai tảng thịt làm ra tiền, lỡ chúng bị hư hại (?), làm sao kiếm tiền trả tiền nhà, tiền chợ, tiền xe?

Công ty bảo hiểm Lloyd cũng phải lo cho chính họ. Cứ nhận bảo hiểm rồi kệ phía bên kia muốn làm gì thì làm, muốn sống ra sao thì sống, bất kể sự an nguy của những thứ bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chỉ có chết. Công ty phải đặt ra những điều kiện đòi phía bên kia phải làm, phải tôn trọng mới được.

James Dean được bảo hiểm để hoàn tất phim Giant với Rock Hudson và Elizabeth Taylor thì trong suốt thời gian đóng cuốn phim ấy, chàng bị cấm leo lên cái xe Porsche của chàng. Bảo hiểm giọng hát cho Celine Dion thì công ty không cho cô la thét chồng con quá đáng, vì làm như thế, dây thanh quản sẽ … chùng đi làm sao hát? Bảo hiểm đôi chân của vua túc cầu Pele thì hãng bảo hiểm không cho chàng đạp xích lô chẳng hạn. Đôi chân vàng của túc cầu mà đạp xích lô thì không được, hư lúc nào không biết. Có đôi chân như vậy cũng không nên được cho mặc mini cho xấu đi.

Khi Holly Madison đem bảo hiểm hai cái vú với công ty Lloyd thì chắc chắn cô cũng phải cam kết một số điều với công ty bảo hiểm chứ không thể không được.

Thí dụ không được chơi một môn thể thao nào có thể làm hư hại hai cái vú. Thí dụ chơi football, hay chạy jogging trên những đoạn đường gập ghềnh có thể làm xộc xệch, rời chỗ ở của chúng chẳng hạn. Có thể Holly Madison sẽ chỉ được mặc những chiếc nịt vú có kích thước do công ty quyết định, không được to qúa hay nhỏ quá. Holly cũng có thể bị một số hạn chế khi làm việc như không được bầy chúng ra quá nhiều, quá lâu dưới ánh nắng, không được dùng những thứ lotion có thể làm lớp da bọc chúng bị cháy vân vân. Một vài loại da tay (?) cũng có thể bị cấm không cho tiếp xúc (?) với chúng.

Trong những liên hệ riêng tư một số điều cũng không được cho phép.

Tôi có thể tưởng tượng ra điều ấy. Lâu lắm rồi, tôi có quen một người và đưa nàng đi chơi trong một buổi tối bên bờ sông Potomac. Chiếc xe mở mui cho mát. Trên trời tinh tú sáng lấp lánh. Chiếc máy nhạc trong xe nhè nhẹ phát ra bài A Sleepy Lagoon… Vừa choàng cánh tay qua, định vuốt những sợi tóc cho " … tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…" thì nàng ngồi nhỏm dậy, gỡ tay chàng ra và phản đối: "Hỏng tóc em bây giờ…"

Thì có chán không cơ chứ. Mà đó là một mái tóc không có bảo hiểm đấy.

Chứ nếu nó được bảo hiểm thì còn khó khăn và không romantica đến đâu nữa.

Cứ nhớ lại chi tiết đó thì lại thấy làm bạn trai, bồ bịch hay chồng của Holly Madison còn chán biết là chừng nào nữa?

Không có ham là vậy.


Ngày 4 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Cuộc hôn phối giữa December và May đã không thành. May bỏ đi, để mặc December một mình trong giáo đường, "hoang vu và nhỏ bé"

Thảm không làm sao nói hết … bỏ xa xôi yêu và gần gũi, bỏ mặc tôi (Hugh Hefner) buồn giữa cuộc vui

May là Crystal Harris 25 tuổi và December là Hugh Hefner 85 tuổi. Trước ngày lên xe hoa, May Crystal bỏ đi mất tiêu khiến bao nhiêu người đàn ông tiểu nhân (?) đã được một trận cười đã đời như trong hai câu lục bát của Đỗ K.:

Bây giờ em bỏ người ta
Tiểu nhân tôi cũng cười khà một câu…

Từ đó đến nay đã mấy tháng. Trái đất vẫn quay đều, ông Qadaffi vẫn chưa bị bắt, Nguyễn Tấn Dũng vẫn xài bằng giả, Michelle Obama vẫn mặc quần shorts làm mê hồn các nhà vẽ kiểu thời trang… Người ta tưởng sẽ không còn ai nghe tới tên của Crystal Harris nữa thì tuần qua, người phụ nữ trẻ này cho báo chí biết sẽ đem bán chiếc nhẫn kim cương đính hôn mà Hugh mua tặng nàng.

Chiếc nhẫn đính hôn là một thứ down payment mà người mua nhà đặt xuống để cho thấy ý định mua căn nhà đó. Thông thường thì nếu chủ nhà đổi ý không bán nhà nữa, chờ foreclose cho vui, hay ngân hàng không chịu cho vay thì tiền down payment được trả lại.

Nhưng Crystal Harris , khi bỏ Hugh Hefner, tuyên bố là cô sẽ giữ cái nhẫn 3.39 carat đó chứ không trả lại cho Hugh Hefner.

Còn December Hugh Hefner thì không nói gì, không đòi May Crystal trả lại, cũng không nhắc gì tới cái nhẫn chàng đã trả hơn 90 ngàn đô la ấy.

Crystal Harris nhờ một công ty bán đấu giá, hy vọng mang về được từ 20 đến 30 ngàn. Báo chí cho biết Crystal nói rằng cô muốn xóa bỏ đi những kỷ niệm đau buồn nên không muốn giữ nó nữa. Cô đem bán là như vậy.

Kể ra thì đó cũng là kỷ niệm đau buồn thật. Lấy một người đàn ông hơn mình 60 tuổi bèo nhèo, nhăn nhúm, hết tương chao gì được nữa thì rõ ràng là mình ham tiền chứ yêu thương nỗi gì. Nàng bỏ là đúng.

Nhưng muốn dẹp bỏ, quăng đi những kỷ niệm buồn đau thì thiếu gì cách để làm như thế.

Ra bờ sông như cảnh ông Tú Xương nhìn thấy hôm nào và về nhà viết rằng:

Tháo nhẫn ma dê ném xuống sông
Thôi thôi, tôi cũng mét xì ông

cũng được đấy chứ. Hay tổ chức họp báo, gọi báo chí đến chứng kiến, móc bóp lấy cái nhẫn ra, quăng cái tõm xuống sông là hết luôn các kỷ niệm xấu đẹp. Mắc mớ gì phải nhờ công ty Christie’s bán đấu giá hộ lấy tiền bỏ túi cho bõ ghét?

Hay nếu không bỏ túi, thì đem đống tiền ấy tặng cho quĩ cứu đói ở Somalia có đẹp không?

Tại sao không đổ vấy cho cục kim cương của cái nhẫn ấy là cục kim cương dính máu của những người dân Congo, Sierra Leone … nên không thèm giữ nó, trả lại cho khổ chủ coi có đẹp hơn không?

Rõ là vớ vẩn. Cứ tưởng nói là muốn dẹp những kỷ niệm buồn bằng cách bán nó đi cho khuất mắt để lấy tiền bỏ bóp là mọi ngươi đều tin là thật cả đấy.

Hugh Hefner, ông không nên buồn. Hãy nhìn kỹ những gì Crystal Harris làm chứ đừng tin những gì Crystal Harris nói.

Nhìn kỹ rồi thì cũng chẳng nên tiếc làm gì. Của đi thay người mà. Đem nó về dinh là chỉ có chết. Mà đằng nào thì cũng chết. 85 tuổi rồi ông ạ.


Ngày 5 tháng 10 năm 2011

Bạn ta,

Tuần trước, tờ New York Times, trong mục Dining & Wine của phụ trang làm bếp có đăng một bài viết với hình một con gà đã được làm lông sạch sẽ.

Bức hình này đã khiến cho tổ chức PETA, tổ chức tranh đấu cho thú vật nổi giận và phản đối dữ dội vì theo PETA, bức hình làm cho con gà trở nên quá sexy, không thích hợp với giống gà.

Bức hình của tờ New York Times chụp một con gà bị chặt đầu và hai chân được nhiếp ảnh gia Tony Cenicola đặt nằm trong một tư thế quả là có không bình thường thực. Bức hình làm người ta nhớ ngay đến những bức họa Odalisque khỏa thân của Ingres hay Lefebre, hay Delacroix.

Trong hình, con gà được cho nằm nghiêng, cánh trái chống trên mặt bàn, đôi chân vắt chéo, bụng và ức ưỡn ra trông đầy vẻ … khiêu khích. Ingrid Newkirk, chủ tịch và sáng lập tổ chức PETA (People for the Ethical Treatment of Animals) nói với một tờ báo rằng bức hình của tờ New York Times như khuyến khích cho một trò chơi bệnh hoạn, necrophilia, hành dâm với xác chết.

Chao ơi, đăng bức hình con gà nằm nghiêng mà bị coi là khuyến khích cho trò necrophilia thì quá đáng.

Thế thì nàng sẽ nghĩ sao khi chúng tôi gọi tô phở gà với lời dặn dò là " đùi bỏ ra ngoài" hay " đùi không đi vớ", hay " trứng non " hay " phao câu"…

Đó là chưa kể tới những lần bước vào các tiệm Roy Rogers hay Kentucky Fried Chicken chưa kịp định thần đã bị hỏi ngay là " You want breasts or thighs…"

Trả lời sao đây?

Trả lời "breasts" thì mang tiếng là người chỉ mê vú (gà). Trả lời "thighs" thì bị đổ cho là chỉ thích … chân cẳng.

Breast man hay leg man thì đều không bình thường cả.

Nhưng có một điều tôi rất lo. Đó là một trong những lạc thú của rất nhiều người sau khi ra đi khỏi đời sống này là thỉnh thoảng được nhìn ngắm mấy con gà mặc dù chỉ nhìn ngắm thôi.

Đang định dặn dò là kiếm cho chúng tôi những con gà đèm đẹp một chút, vặt cho sạch lông. Giữ lại cái đầu, cho nó ngậm một bông hồng. Được thứ mái tơ là nhất, đừng có thứ đã đẻ vài ngàn quả trứng, bị phế thải, coi là gà nạ dòng là được. Thì nay người ta đả kích dữ dội những con gà ấy, bảo là chơi trò necrophilia thì làm sao mà chịu được?

Vừa thôi chứ.

Rồi ra, ai cũng phải già
Leo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân

Sao nỡ lấy đi lạc thú đó của chúng tôi?


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


(Bài số 115)

POSSESSIVE CASE

Bản chuyển tả do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 115 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 12 năm 2011.

QUỲNH ANH:

Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

Thưa anh, hôm nọ QA nghe lại bản Secret Love của Doris Day, QA thấy câu : Once I had a secret love / that lived within the heart of me

THE HEART OF ME là lối nói QA không thường nghe thấy. Người Mỹ người Anh có hay dùng lối nói này không thưa anh?

BBT

QA nói đúng. Những chữ THE HEART OF ME trong ca khúc của Doris Day là những chữ chúng ta ít khi nghe thấy, mà cũng ít người dùng trong văn nói hàng ngày. THE HEART OF ME chỉ có nghĩa là MY HEART mà thôi. Cũng còn có một cách nói khác là THE HEART OF MINE.

Thực ra thì ba cách nói ở trên không khác nhau gì hết. Có cách chúng ta thường nghe, thường dùng, có cách chúng ta ít nghe thấy và cũng ít khi dùng.

TRÚC GIANG

Thưa chú, cháu nghĩ MY FRIEND và A FRIEND OF MINE có khác nhau. Khi nói MY FRIEND, người ta có thể hiểu là cháu chỉ có một người bạn thôi. Thí dụ MY FRIEND IS LIVING IN SPAIN nghĩa là cháu chỉ có một người bạn thôi, và người bạn đó đang sống tại Tay Ban Nha. Nhưng khi nói A FRIEND OF MINE IS LIVING IN SPAIN thì câu đó có thể hiểu là cháu có nhiều bạn, trong đó có một người đang sống ở Tây Ban Nha. Có đúng như vậy không?

BBT

Không đúng. Chúng ta vẫn thường dùng MY FRIEND có ai nghĩ chúng ta chỉ có một người bạn đâu. Nhưng nếu muốn nói cho rõ hơn thì nói thế này là chắc ăn nhất: ONE OF MY FRIENDS IS LIVING IN SPAIN.

TRÚC GIANG

Nhưng thưa chú cách nói A FRIEND OF MINE có thường được dùng không, trong những lúc nói chuyện hàng ngày?

BBT

Có chứ. Chúng ta thấy người ta nói A BOOK OF YOURS, A CAR OF HIS, THE SHOES OF HERS, THE GARAGE OF OURS, THE GARDEN OF THEIRS. Những chữ MINE, YOURS, HIS , HERS, OURS, THEIRS là POSSESSIVE PROUNOUNS.

Nhưng chúng ta ÍT nghe thấy THE HEART OF ME như trong ca khúc của Doris Day mà QA nêu ra, cũng như A BOOK OF YOU, A CAR OF HIM, THE SHOES OF HER, THE GARAGE OF US, THE GARDEN OF THEM. Những chữ ME, YOU, HIM, HER, US, THEM là túc tự đại danh tự OBJECTIVE PRONOUNS. Những cách nói như thế cũng hoàn toàn đúng, về mặt văn phạm không sai gì hết. Chỉ có điều người ta ít dùng mà thôi.

QA

Anh nhắc POSSESSIVE PRONOUNS QA nhớ tới POSSESSIVE CASE, QA muốn nhờ anh nói rõ hơn về POSSESSIVE CASE và dùng nó như thế nào.

BBT

Tiếng Việt gọi POSSESSIVE CASE là SỞ HỮU CÁCH. Đây là một cách dùng đặc biệt của tiếng Anh để chỉ liên hệ của một danh từ với một danh từ, cho biết vật đó thuộc về một hay nhiều người, hay sinh vật, nghĩa là một vật thể có đời sống.

Thí dụ người hay thú vật là những sinh vật có đời sống. Trong khi cái bàn hay cái ghế là những vật không có đời sống.

Thay vì nói THE BICYCLE OF THE BOY nghĩa là cái xe đạp của cậu học sinh chúng ta thêm DẤU PHẨY (APOSTROPHE) và chữ "S" vào BOY, tức là người sở hữu cái xe đạp , tiếp theo sau đó là danh từ BICYCLE mà cậu bé ấy làm chủ để thành THE BOY’S BICYCLE. Đó là POSSESSIVE CASE.

QA

Thưa anh, như vậy KHÔNG thể nói THE BOOK’S COVER được mà phải nói là THE COVER OF THE BOOK vì THE BOOK, cuốn sách là một vật vô tri, không có đời sống, không thể đi đứng, không thể hít thở không khí, và không sống như con người được có phải không?

BBT

Đúng như vậy. Nhưng có thêm một chi tiết tôi muốn nhắc hai cô ở đây, đó là với những danh từ đã có sẵn chữ "S" ở cuối rồi thì chúng ta không cần phải thêm "S" vào cuối nữa, mà chỉ cần thêm dấu phẩy tức là APOSTROPHE là đủ. Thí dụ THE CAR OF CHARLES, đổi sang POSSESSIVE CASE chỉ cần dấu phẩy APOSTROPHE vào cuối tên của người đàn ông này là đủ để để thành CHARLES’ CAR .

TRÚC GIANG

Thưa chú, vậy thì nếu danh từ đã ở số nhiều, và cuối cùng có chữ "S" rồi thì chỉ cần thêm APOSTROPHE ở cuối là đủ phải không?

BBT

Gần đúng thôi. Thí dụ THE HOMEWORK OF THE STUDENTS thì chỉ cần APOSTROPHE ở cuối để thành THE STUDENTS’ HOMEWORK. Lý do là vì STUDENTS là danh tự số nhiều, đã có "S" ở cuối rồi. Nhưng cũng có những danh tự số nhiều không có "S" thì sao? Chúng ta vẫn phải thêm APOSTROPHE và chữ "S" chứ.

QA

Thưa anh, thí dụ như trường hợp của WOMEN, CHILDREN, PEOPLE, MICE, SHEEP, FISH … phải không?

BBT

Đúng vậy. Vì thế thay vì nói THE TOYS OF THE CHILDREN thì Trúc Giang sẽ nói thế nào, khi dùng SỞ HỮU CÁCH?

TRÚC GIANG

Cháu sẽ nói THE CHILDREN’S TOYS. Cũng thế, WOMEN’S CLOTHINGS và PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA.

BBT

Nhưng trong một số trường hợp, khi thấy thêm chữ "S" ở cuối có thể khiến cho việc phát âm bất tiện hay khó khăn thì người ta tránh dùng POSSESSIVE CASE thí dụ JESUS’ TEACHINGS thì nên nói THE TEACHINGS OF JESUS. Cũng như thế, MOSES’ LAWS nên dùng THE LAWS OF MOSES thì … dễ nghe hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp như WILLIAM JAMES’S PSYCHOLOGY thì được vì chúng ta đọc JAMES’S dễ hơn JESUS’ TEACHINGS. Chúng ta cũng dùng THE BOSS’S OFFICE.

Hiện nay, các nhà văn phạm chấp nhận cả hai cách CHARLES’S CAR và CHARLES’ CAR.

QA

Thưa anh, QA thấy có người dùng A WEEK’S SALARY thì như vậy có đúng không?

BBT

Hoàn toàn đúng. Đó là những trường hợp khi nói về một món tiền nào đó, hay một chiều dài thời gian nào đó. Thí dụ thay vì nói THE WORTH OF A DOLLAR, người ta cũng có thể nói A DOLLAR’S WORTH , giá trị của một đô la. Chúng ta cũng nói A 2 WEEKS’ VACATION nghĩa là những ngày nghỉ kéo dài hai tuần thay vì A VACATION OF 2 WEEKS. QA cho nghe một thí dụ tương tự coi.

QA

MY SON GAVE ME HIS FIRST MONTH’S PAYCHECK.

BBT

Thế còn Trúc Giang?

TRÚC GIANG

I WILL TAKE A 3 MONTHS’ MATERNITY LEAVE AT THE END OF THE YEAR.

BBT

Thêm một điều nữa tôi muốn nói ở đây là chúng ta nên tránh kiểu nói như là một người bạn của một người bạn của bạn tôi … MY FRIEND’S FRIEND’S FRIEND. Thay vì nói MY FATHER’S BROTHERS’ CHILDREN thì nói là MY COUSINS có dễ hiểu hơn không nào.

Khi chúng ta gặp trường hợp hai hay ba người cùng sở hữu một vật thì chúng ta chỉ dùng tên người cuối mà thôi. Thí dụ THE HOUSE OF JOHN AND RICHARD thì chúng ta không cần nói THE JOHN’S AND RICHARD’S HOUSE mà chỉ cần nói THE JOHN AND RICHARD’S HOUSE là đủ.

TRÚC GIANG

Thưa chú, trước khi vào học lớp của chú, cháu thấy chú cũng đã dậy một bài về tục ngữ. Nhưng trong tiếng Anh chắc còn nhiều tục ngữ lắm ngoài những câu chú đã giảng. Hôm nay chú nói thêm về một số câu khác được không?

BBT

Trúc Giang vào lớp tiếng Anh này hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Tục ngữ tiếng Anh nói muộn còn hơn không là gì nào?

TRÚC GIANG

Là BETTER BE LATE THAN NEVER phải không chú?

BBT

Đúng lắm. Cũng có khi người ta nói BETTER LATE THAN NEVER. QA dịch thử câu này sang tiếng Anh coi: không có lửa không có khói.

QA

THERE IS NO FIRE, THERE IS NO SMOKE.

BBT

Gần đúng. Người Mỹ và người Anh nói gọn hơn để thành THERE IS NO SMOKE WITHOUT FIRE. Trúc Giang có con còn nhỏ. Vợ chồng cháu chắc cũng biết câu dậy con từ thuở còn thơ chứ? Tiếng Anh nói là STRIKE HARD WHEN THE IRON IS HOT. TO STRIKE là đập bằng búa. Khi thanh sắt vừa lấy ra khỏi lò còn nóng, dùng búa đập ngay thì làm con dao hay cái kéo chẳng hạn cái gì cũng dễ, nhưng để đến khi thanh sắt đã nguội thì rèn khó lắm.

QA

Thưa anh, trong khi làm chương trình radio, thỉnh thoảng QA dùng một số nhạc của ban THE ROLLING STONES. QA nhớ có một câu tục ngữ tiếng Anh liên quan đến ROLLING STONES mà không sao nhớ hết được câu tục ngữ đó chắc anh biết câu tục ngữ ấy.

BBT

Tôi chắc đó là câu A ROLING STONE CAN GATHER NO MOSS. Câu này là câu ông bố tôi hay dùng để mắng tôi hồi tôi còn bé, nhưng bằng tiếng Pháp: PIERRE QUI ROULE N’AMASSE PAS MOUSSE. Tảng đá cứ lăn hết chỗ này sang chỗ kia thì rêu không thể nào bám vào được, làm việc không chuyên chú, không hết lòng, không kiên trì thì không thể thành công được.

TRÚC GIANG

Cháu có người bạn ăn nói thì dữ dằn lắm nhưng thực ra thì lại hiền khô. Cháu nghĩ tục ngữ tiếng Anh chắc chắn phải có một câu để nói về trường hợp này. Chú tìm hộ cháu được không?

BBT

Có thể là hai câu chứ không chỉ là một. Câu thứ nhất là HIS BARK IS WORSE THAN HIS BITE nghĩa là tiếng sủa của nó kinh khủng, dễ sợ hơn là hàm răng của nó, tức là con chó ấy sủa thì nghe ghê lắm nhưng nó cắn thì không đau bao nhiêu. Câu thứ hai là BARKING DOGS SELDOM BITE cũng như chúng ta hay nói chó cắn không kêu, chó kêu không cắn. Con chó lừ lừ chạy tới thì coi chừng nó cắn. Con chó sủa ầm ỹ thì có khi lại không tấn công.

QA

Con trai QA một bữa không biết làm thế nào mà tự tay gắn được cái máy video vào ghế sau của chiếc xe để có thể đậu xe, ngồi vào ghế sau xe để xem video. QA phục lắm, nó nhún vai nói cái gì có chữ MOTHER mà QA nghe không kịp. QA hỏi chú em thì chú ấy giải nghĩa bằng tiếng Việt đại khái nhu cầu là mẹ đẻ ra sáng kiến. Câu ấy, nguyên tiếng Anh, mà con trai QA nói, là câu gì thưa anh?

BBT

Chắc đó là câu NECESSITY IS THE MOTHER OF INVENTION. Tục ngữ tiếng Anh còn có một câu gần giống như thế. Đó là câu WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY. Câu này nghĩa là nếu có ý chí muốn làm một điều gì thì cũng sẽ có cách để làm được việc đó hay chuyện đó. Cũng giống như câu HỮU CHÍ CÁNH THÀNH nghĩa là có chí thì rốt cuộc cũng làm nên việc.

TRÚC GIANG

Thưa chú, cháu thấy hình như câu tục ngữ A FRIEND IN NEED IS A FRIEND INDEED có thể hiểu theo ít nhất là 2 cách khác nhau có phải không chú?

BBT

Thực ra, câu này có thể hiểu theo ba cách khác nhau.

Cách hiểu thứ nhất và thông thường nhất là người bạn đích thực của chúng ta là người giúp chúng ta khi chúng ta cần được giúp đỡ. Cách hiểu thứ hai là khi người bạn cần đến chúng ta thì người đó là người bạn tốt của chúng ta, vì có thân, có thực sự tốt với nhau thì mới tìm đến nhau để xin giúp đỡ. Cách hiểu thứ ba là người bạn không mấy dư giả, túng thiếu thì không phải là người bạn tốt của chúng ta.

Có một nhóm chữ để chỉ loại bạn này: A FAIRWEATHER FRIEND… là loại bạn khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai. Thời tiết tốt, thuận buồm, suôi gió thì bạn xuất hiện đầy ra ở chung quanh. Gió bão nổi lên là trốn hết.

Nhưng khi có quá nhiều bạn, quá nhiều người đưa ra quá nhiều ý kiến lại là chuyện không tốt. TOO MANY COOKS SPOIL THE BROTH. Cũng như khi chúng ta nói lắm thầy thối ma vậy. Có quá nhiều đầu bếp thì nồi canh sẽ hư luôn. Tuy thế một việc khó mà có được nhiều người giúp thì cũng dễ thành công hơn như câu MANY HANDS MAKE LIGHT WORK.

QA

Nói chuyện hồi bé bị mắng thì QA có ông anh hơi làm biếng một chút làm QA cũng phải nghe lây luôn câu: Giầu đâu những kẻ ngủ trưa. Thưa anh, người Mỹ có mắng con như vậy không?

BBT

Có chứ. Đó là câu THE EARLY BIRD GETS THE WORM, nghĩa là con chim dậy sớm đi kiếm mồi thì dễ dàng kiếm được mấy con sâu để ăn breakfast.

Benjamin Franklin , một trong những quốc phụ của nước Mỹ thì nói thế này: EARLY TO BED AND EARLY TO RISE WILL MAKE A MAN HEALTHY, WEALTHY AND WISE nghĩa là ngủ sớm, dậy sớm sẽ làm cho người ta khỏe mạnh, giầu có và khôn ngoan.

Thế hai cô có bao giờ bị rơi vào trường hợp mình cười người khác trong khi chính mình cũng có những điều đáng cười đó chưa? Tôi bị mấy lần rồi nên nhớ mãi câu tục ngữ này: PEOPLE WHO LIVE IN GLASS HOUSES SHOULD NOT THROW STONES nghĩa là người sống trong một căn nhà xây bằng kính thì không nên cầm đá chọi lung tung, vì thế nào cũng vỡ kính trong ngay căn nhà của chính mình. Câu này cũng giống câu chân mình thì lấm bê bê lại cầm bó đuốc mà rê chân người. Ném đá bậy bạ thế nào cũng có ngày bị văng trúng miểng.

TRÚC GIANG

Chú vừa nói chuyện dậy con làm cháu nhớ tới có những lúc muốn lấy cái roi quất cho mỗi đứa vài roi nhưng lại thôi. Đánh con bây giờ thì không được, mà không roi vọt thì chỉ sợ chúng nó hư. Thế yêu cho roi cho vọt thì người Mỹ nói thế nào thưa chú?

BBT

Người Mỹ có câu SPARE THE ROD AND SPOIL THE CHILD nghĩa là không dùng cái roi thì làm hư đứa trẻ. Yêu chúng nhưng cũng phải áp dụng kỷ luật với chúng.

QA

Thưa anh, lại sắp đến mùa quà cáp Giáng Sinh làm QA nhớ lại chuyện con trai QA hồi đã lâu khi mới mười mấy tuổi được cậu nó cho quà, nó cứ hỏi món quà giá bao nhiêu. QA muốn khuyên nó bằng một câu tục ngữ mà không biet nói thế nào.

BBT

Chuyện ấy cũng giống như có người đem cho người kia con ngựa. Được quà thì cứ vui , cứ cám ơn người cho quà đi đã. Người nhận quà không nên vạch miệng con ngựa người ta mới cho xem nó có mấy cái răng để đoán tuổi nó, để xem nó còn răng hay rụng hết răng vì đã quá già rồi. Vậy thì DON’T LOOK A GIFT HORSE IN THE MOUTH đúng không?

Nói chuyện con ngựa làm tôi nhớ đến cái xe của tôi. Tôi vừa phải sửa nó tốn một số tiền khá lớn, chỉ vì thấy nó trục trặc nhỏ, tôi không để ý, cứ chạy tiếp, mấy tuần sau, nó đổ bệnh lớn. Nếu biết đem đi sửa ngay thì đã không thành to chuyện. Đúng là A STITCH IN TIME, SAVES NINE, thấy cái quần sứt chỉ, không chịu vá ngay, để nó rách thêm nên phải đem sửa, phải khâu tới 9 mũi thay vì chỉ phải khâu một mũi khi nó mới bị rách một miếng nhỏ.

QA

Thưa quí vị, vừa rồi đúng là cách giải nghĩa của một người không biết may vá gì. Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television trong bài học tới. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.