CÁI NÒN
Vào internet đọc báo
ở trong nước tôi ghét nhất là những bức hình trên báo chụp những người đàn ông
đội những cái nón cối mầu cứt ngựa. Nhưng có vẻ càng ngày càng bớt thấy những
cái nón đó. Chỉ có lính tráng bộ đội là còn đội chúng. Người thường không còn
bao nhiêu đi ra đường với những cái nón cối nữa.
Tôi nghĩ là có mấy lý
do để chúng ít còn thấy xuất hiện.
Nhìn những đoàn người
di chuyển trên đường phố trong nước bằng các loại xe hai bánh, thì người ta thấy
ngay là tất cả đều phải đội nón an toàn mà trong nước gọi là mũ bảo hiểm. Không
đội thì bị cảnh sát giao thông chặn lại làm tiền lập tức. Đội những cái nón rẻ
tiền sẽ bị coi là không đúng tiêu chuẩn cũng có thể bị làm khó dễ. Nón cối dĩ
nhiên không thấy trên đầu những người đi xe gắn máy. Có một số người tìm được
những chiếc mũ sắt của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng lôi ra đội cho đến khi bị
bắt dẹp bỏ. Bớt đi một số khá lớn những cái nón cối đó. Xem lại những bức ảnh
chụp trong thời bao cấp là thấy ngay. Những người đàn ông đủ mọi hạng tuổi đều
đội những cái nón đó. Đạp xe một mình hay chở vợ, bạn gái là thế nào trên đầu
cũng có cái nón cối. Một nhà báo ngoại quốc có chụp cảnh một người ngồi sửa mũ
cối thuê ở trước một căn nhà tại Hà Nội quanh chỗ ông ta ngồi là ba bốn cái mũ
cối. Hồi ấy, có được cái mũ là quí lắm. Hỏng hay rách thì sửa lại đội tiếp.
Thành phố đầy những nón cối áo quần một kiểu trông buồn nản, thê lương hết sức.
Những cái mũ cối thì ở Việt Nam cũng như những cái mũ lưỡi trai kiểu Mao và
những cái nón dúm dó kiểu Khmer Đỏ đều có một nét chung: chúng rất xấu. Ngày nay
ở Hoa Lục và luôn cả ở Campuchea, những kiểu mũ đó đều biến mất gần hết. Ở cả
những vùng nông thôn cũng hiếm thấy. Thỉnh thoảng lắm mới thấy vài ba người già
còn đội chúng. Rõ ràng là không hề có một nỗ lực làm đẹp nào khi đặt chúng lên
đầu.
Chúng được thay bằng
những chiếc nón bảo hiểm nhập cảng từ Trung Quốc để cho một số lãnh đạo được
chấm mút. Khi không ngồi xe chạy (rất ẩu) ngoài đường thì người ta để đầu trần
nếu không kiếm được cái baseball cap kiểu Mỹ, rồi đội ngược lại, xoay cái vành
mũ ra đằng sau cho đúng kiểu cọ.
Như vậy, cuối cùng,
những cái đẹp đã được nhận ra. Cái gọi là cái đẹp cách mạng, bưng biền làm gì có.
Những thứ đó chỉ được nại ra để an ủi cho những cái xấu, những thứ đi ngược lại
thẩm mỹ, để bào chữa qua quít cho trò lợi dụng những thành phần ngây thơ bị
phỉnh phờ, lừa bịp suốt bao nhiêu năm để cuối cùng, sau khi đạt được cứu cánh
thì bị quăng ra ngoài không thương tiếc. Bọn kia thì giành lấy chính những gì
chính chúng đã hết lời miệt thị nào là đồi trụy, nào là đế quốc, nào là phản
cách mạng … để sau đó chúng độc quyền ôm lấy hít hà không bao giờ chịu buông ra
nữa. Mấy con vợ trông rất nhà quê của bọn lãnh đạo cũng lôi áo dài ra mặc cho bõ
những ngày bưng biền cơ cực.
Nhưng cái nón cối đã
có được một đời sống khá dài. Trong khi những chiếc áo trấn thủ của những ngày
đầu kháng chiến sống không được bao nhiêu lâu thì những chiếc nón cối vẫn còn
thỉnh thoảng được trông thấy cho đến tận ngày hôm nay, tuy nhìn chung thì cũng
đã dần dần hiếm đi.
Những chiếc mũ cối ấy
lại có nguồn gốc rất thực dân. Chính người Pháp đã đem nó vào Việt Nam. Nó được
làm bằng bấc nên nó còn được gọi là mũ liège. Nó nhẹ, không giữ nóng nên rất
thích hợp cho các vùng nhiệt đới. Ở Ấn Độ, ở Phi châu, ở Đông Nam Á nó đều có
mặt. Kiểu có thể hơi khác nhau nhưng chung chung thì nó vẫn giống nhau. Bác sĩ
Schweitzer đội nó ở rừng già Phi châu, toàn quyền Doumer đội nó trong bức ảnh
chụp chung với vua Khải Định, phó vương Mountbatten ở Ấn Độ… và tôi cũng bị bắt
đội nó trong mấy năm tiểu học. Có thể vì thế mà tôi thù ghét nó suốt bao nhiêu
năm nay. Rồi những chiếc mũ đó thình lình xuất hiện tại đường phố Sài Gòn trong
ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại làm cho chuyện tôi thù ghét nó càng gia tăng thêm.
Chắc chỉ có bác Hồ là
yêu nó. Người ta kể là bác yêu nó kể từ một hôm trời mưa nặng hạt, bác được các
em cán bộ đứng đón, trong đó có cả (Dáng Đứng Bến Tre) Nguyễn thị Định mà hai
câu thơ của Bút Tre còn ghi lại tất đậm nét:
Chị Định đón bác dưới mưa
Chị sợ bác ướt, chị đưa cái nòn…
Chị sợ bác ướt, chị đưa cái nòn…
Cái nòn (?) được bác
và con cháu bác thích dùng (?) là vì thế.