October 30, 2014

October 31, 2014

TRƯỚC LẠ SAU …VẪN LẠ
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” thực ra không phải là một câu nói cầu kì gì lắm cho cam. Chúng ta ai chẳng đã nghe, đã sử dụng nó ít nhất một hai lần trong đời sống. Nhưng hình như câu tục ngữ khá quen thuộc này đã bị quên đi, không còn được dùng nữa, ít nhất là tại một số vùng ở Việt Nam.
Tiếng nói có đời sống của nó. Chữ nghĩa ra đời, sống rồi chết đi là chuyện thường. Không thế thì sao lại gọi là sinh ngữ. Cứ mở đọc lại truyện Kiều của Nguyễn Du mà coi. Tuy tác phẩm văn học này được đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, vậy mà vẫn xẩy ra nhiều trường hợp của những chữ biến mất hồi nào không hay:
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung…
Ngày nay còn ai dùng đại danh từ “nghỉ” này nữa, kể cả ở chính quê hương của tác giả cũng không còn ai nghe thấy, nói chi tới những nơi khác.
Hay chữ “rốn” và chữ “chỉn” cũng thế:
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn…
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” mãi gần đây tôi mới biết nó đã biến mất ở ngoài Bắc. Câu này tôi nhớ rất rõ là nó được những người di cư cẩn thận để trong tay nải, va ly, hay những cái túi hành lý, nhẩy lên tầu há mồm đem vào trong Nam. Nhưng ngay khi vào đến miền Nam thì người Việt miền Nam ra đón Bắc kỳ di cư cũng nhanh nhảu trấn an phe Bắc kỳ di cư bằng câu “trước lạ sau quen”. Thế là mọi người yên trí, không sợ câu tục ngữ đó biến mất, rơi vào quên lãng nữa. Ở miền Nam, ai cũng dùng câu tục ngữ "thân quen" đó một cách thoải mái nên người ta thấy không có lý do gì để tin là nó sẽ biến mất đi được.
Tưởng chuyện gìn giữ cho ngôn ngữ khỏi biến đi, khỏi mất đi thì người Việt miền nào cũng đều làm như thế cả. Nhưng không hiểu vì sao đặc biệt câu tục ngữ “trước lạ sau quen” lại bị để cho rơi rớt ở đâu rồi biến mất luôn.
Câu tục ngữ này không còn thấy được dùng nữa, ít nhất thì cũng là ở miền Bắc, và nay, có thể sự biến mất ấy cũng đang lan xuống cả miền Nam không biết chừng.
Nó biến mất nên cái gì bị coi là “lạ” thì bị coi là “lạ” luôn. Không cho trở thành quen được. Tất cả, người cũng như vật. Hễ lần đầu chưa quen biết, bị gọi là “lạ” thì mãi mãi, vĩnh viễn bị coi là lạ. Không thể có chuyện dần dần, từ từ chuyển từ lạ sang quen được. Dẫu cho chiều dài thời gian có là bao nhiêu đi chăng nữa.
Lạ thì cho lạ luôn. Một tuần, một tháng, một năm, nhiều năm cũng kệ. Cứ lạ tiếp. Không thể “trước lạ sau quen” như câu tục ngữ kia được.
Từ hơn một năm nay, người dân đánh cá Việt Nam ở những tỉnh miền Trung đã nhiều lần bị những chiêc tầu võ trang tấn công, làm đắm một số, gây hư hại nặng cho một số khác. Một số ngư dân thiệt mạng, một số mất tích, một số bị bắt giữ làm con tin đòi tiền chuộc mạng. Báo chí trong nước khi tường thật những việc làm ngang ngược, vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, bất chấp luật lệ quốc tế của những chiếc tầu võ trang trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng cận duyên của Việt Nam đều cho biết đó là những chiếc “tầu lạ”. Trong khi các hình ảnh chụp được tại hiện trường đều cho thấy rõ quốc tịch của những chiếc tầu đó qua quốc kỳ và những hàng chữ viết rõ trên tầu.
Thực ra những hành động ngang ngược của những chiếc tầu hải giám đó đã diễn ra từ lâu, từ mấy năm nay chứ đâu phải chỉ mới từ hơn một năm trở lại đây. Nhưng rõ ràng là sau một thời gian dài như thế, những chiếc tầu hải giám đó vẫn còn bị coi là tầu lạ. Vụ đụng chạm mới nhất chỉ vừa diễn ra hồi giữa tháng 10. Báo chí trong nước vẫn gọi chúng là tầu “lạ”.
Người ta không chờ đợi là những người có quyền ở Việt Nam thay đổi và bỗng nhiên nhớ lại câu tục ngữ “trước lạ sau quen” và nói lên sự “quen biết” với bọn hải tặc ấy.
Nhưng “lạ” cả mấy năm rồi mà vẫn chưa “quen” được nhau thì có hơi chậm.
Tán gái mà chậm như thế thì cả làng cười cho đấy! Bác Hồ được giới thiệu chị Nông thị Xuân chỉ vài tháng sau là có thằng cu Nguyễn Tất Trung ngay đó thôi. Hết “lạ” ngay lập tức đó thôi!
Thế rồi mấy cái tầu ngầm kilo mua của Nga cũng là đống sắt vụn như tầu Vinashin cả hay sao mà vẫn chỉ nằm chơi ở Cam Ranh vậy? Không dám rời bến chạy ra hỏi giấy mấy cái tầu lạ ăn hiếp tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì mua về làm quái gì?
Vì câu “trước lạ sau quen” đã biến mất từ hồi nào rồi nên những cái tầu ấy vẫn là tầu “lạ” là như vậy.
Bố khỉ!
ÁO DÀI
Thực ra thì cái áo dài chẳng phải là của riêng một ai cả. Nó từ cái áo tứ thân, ngũ thân cải tiến mà ra. Nó đã ở trong bài Lý Cây Đa từ cả môt trăm, hai trăm năm trước:
…vải nâu may áo kìa áo ối a năm tà
rằng tôi lý ối a viền năm tà
ai đem ối a ối tang tình rằng
cho cô nàng mặc xem hội cái đêm trăng rằm
rằng cho tôi lý ối a là sáng trăng…
Nhưng mãi tới khi có bàn tay của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Ngày Nay thì chiếc áo dài mới thoát ra khỏi những rườm rà cũ để trở nên thành thị và tân thời, mới mẻ hơn.
Sau năm 1954, những chiếc áo dài của phụ nữ Việt lại qua những đổi thay khác nữa ở cổ áo, tay, vai, eo và tà của áo. Trong những năm cuối 60 và đầu thập niên 70, phụ nữ Việt Nam đẹp hẳn lên cũng nhờ những chiếc áo dài. Cái cổ áo lúc cao, lúc thấp, lúc thành décolleté, cái tay được nối liền với với cổ theo kiểu raglan, cái eo lúc bó, lúc không…đổi thay không ngừng.
Nhưng rồi tất cả đều ngưng lại sau biến cố tháng 4 năm 1975 khi nón cối dép râu tiến vào Sài Gòn. Áo dài bị coi là kiểu thời trang “đồi trụy”, và mặc nhiên bị cấm. Dép râu nón cối chặn những người mặc áo dài ở ngoài đường lên lớp về cách ăn mặc, về thời trang, về vẻ đẹp cách mạng…Vạt trước, vạt sau bị cắt, mầu sắc tươi tắn không còn được cho phép ra đường nữa. Những chiếc áo dài của Sài Gòn bị dấu kín trong tủ áo. Nó chịu chung số phận với những chiếc “áo mầu tung gió chơi vơi” của Hướng Về Hà Nội trong ca khúc của Hoàng Dương, nó bị xếp lại, không bao giờ được đem ra mặc nữa.
Bọn dép râu nón cối đặt ra những tiêu chuẩn về đẹp mới: đẹp cách mạng, bưng biền. Phải nón tai bèo, khăn rằn, áo bá ba đen, dép râu…
Không phải áo bà ba không đẹp. Áo bà ba đẹp chứ. Rất đẹp là đằng khác nữa. Cứ nhìn Hồng Đào, Mỹ Huyền … mặc bà ba coi có đẹp điên người lên không nào.
Nhưng cái trò ghen ghét ấy chỉ mấy năm sau thì cũng hết. Chẳng lẽ mấy em du kích, chiến sĩ gái (như trong tiểu thuyết của Dương Thu Hương) sau bao nhiêu năm bưng biền, đường mòn Trường Sơn tiến vào Sài Gòn thấy phụ nữ Sài Gòn quần áo tối tân như thế rồi chán cách mạng thì sao. Nên phải dẹp những chiếc áo dài Sài Gòn cho chị em đỡ tủi. Một thời gian sau, nón cối dép râu bỗng thấy áo dài Sài Gòn coi cũng … ngộ. Thế là dẹp cha nó thời trang bưng biền lại. Kiếm cái sì líp mặc vào cho đít có …gân chơi. Kiếm thêm cái sú chiêng, đẩy cho giàn mướp cao lên một chút. Rồi cái áo dài đồi trụy khoác vào. Đôi giầy cao gót thay cho đôi dép Bình Trị Thiên. Et violà… coi đặng quá đi chớ.
Và từ đó, vô sản lôi áo dài ra diện lia chia, không còn thấy đồi trụy nữa. Hay là thấy đồi trụy cũng đẹp, mà lại còn đẹp hơn bưng biền nhiều.
Và mấy em nhà quê đua nhau mặc áo dài. Vợ Ba Ếch trong chuyến đi Ấn Độ mới đây cũng lôi áo dài ra mặc. Cũng tay raglan, cũng vẽ hoa hoét vạt trước, vạt sau. Lại còn đeo chuỗi hạt trai nữa mới đau lòng các chị du kích, dân công đường mòn Hồ Chí Minh thuở nào chứ.
Mẹ kiếp cong đít lên vác đạn mất cha nó tuổi trẻ để bây giờ con nạ dòng bầy đặt mốt miếc, kiểu cọ, quần quần, áo áo bắt chước hệt như bọn Ngụy ngày xưa thì có điên người lên không chứ!
Mấy chị thế nào chẳng nghe văng vẳng bên tai câu nói của tổng thống Ngụy: Đừng tin những gì bon chó dại nói, hãy nhìn kỹ những gì bọn chó dại làm.
Nhưng đến lúc nhìn được những điều chúng làm thì muộn bố nó rồi còn gì nữa.
Có khác gì đoạn cuối của cuốn Animal Farm của George Orwell khi lũ gia súc ngó vào phòng tiệc và không cách nào phân biệt được đâu là mấy con heo, đâu là bọn người độc ác từng bóc lột bọn gia súc từ bao nhiêu năm nay.
Vì bọn heo đã biến thành những con vật độc ác hệt như bọn trại chủ mà chúng đã đánh đổ trước kia mất rồi. Thằng mặt chó chích đít cũng thế.