May 30, 2014

May 30, 2014

NGỌN LỬA SỚM MAI

Sáng sớm hôm 23 tháng 5, một phụ nữ tên là Lê thị Tuyết Mai 67 tuổi nhà ở quận Bình Thạnh thuộc ngoại ô Sài Gòn đã tới trước dinh Độc Lập cũ mang theo 6 tấm biểu ngữ viết tay và một thùng xăng, rồi bình tĩnh ngồi xuống tự tưới xăng lên người, châm lửa tự thiêu để phản đối việc làm của Trung quốc tại các vùng biển của Việt Nam.
Những tấm biểu ngữ do chính tay bà viết đã nói rất rõ mục đích việc tự thiêu của bà, đó là bà muốn làm ngọn lửa để tăng thêm sức mạnh cho cảnh sát biển và các ngư dân đánh cá trong vùng biển của Việt Nam đang bị Trung quốc ngang nhiên xâm phạm. Bà đòi nhà cầm quyền Trung quốc rút ra khỏi các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung quốc đã cưỡng chiếm và bỏ ngay các toan tính xâm lược nhắm vào lãnh thổ của Việt Nam.
Những điều đó đã do chính bà viết tay trên 6 trang giấy mà công an thu được tại hiện trường. Lý do bà đem mạng sống của mình ra làm ngọn đuốc chống lại những việc làm của Trung quốc như vậy đã quá rõ.
Nhưng ngay lập tức đã có một số ý kiến muốn làm nhẹ thái độ chống lại việc làm của Trung quốc, việc làm đưa tới quyết định hy sinh thân xác của người phụ nữ 67 tuổi này.
Một bài tường thuật của tờ Tuổi Trẻ thì nói rằng bà Lê Thị Tuyết Mai đang có những chuyện buồn trong gia đình. Ý nói bà tự thiêu là vì một phần cũng là chuyện cá nhân và vì thế, chuyện phản đối Trung quốc cũng chỉ là một phần đưa tới việc tự thiêu của bà. Nêu chi tiết chuyện buồn gia đình (nếu có thật) là tờ báo muốn cho việc phản đối Trung quốc của bà nhẹ đi một phần. Nhưng trên những biểu ngữ có bút tích của bà, người ta chỉ thấy những lời tâm nguyện cho đất nươc hòa bình an lạc và đòi Trung quốc trả lại bình yên cho biển đảo của Việt Nam. Những tấm biểu ngữ cũng kêu gọi bạn bè quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam bảo vệ quyền lãnh thổ hải phận Việt Nam. Người ta không hề thấy một tấm nào ghi những chuyện buồn đau riêng tư trong gia đình của bà.
Tờ báo, khi nói rằng bà Lê thị Tuyết Mai có chuyện buồn trong gia đình trước khi tự thiêu rõ ràng muốn người đọc coi nhẹ sự chống đối nhắm vào Trung quốc của bà Lê thị Tuyết Mai. Việc tự hủy thân xác mình bằng ngọn lửa phải nói là một hành động rất can đảm. Phải có một quyết tâm, một tâm nguyện hết sức lớn mới dám làm công việc đó. Những phản ứng tự nhiên của cơ thể với ngọn lửa, với sự đau đớn chắc là rất lớn, bản năng sinh tồn của con người tự động làm chùn tay lại và quay sang lựa chọn một giải pháp khác. Đối diện với một cái chết hết sức đau đớn là việc không phải ai cũng làm được. Chính ngọn lửa thiêu nhục thể của Hòa Thượng Quảng Đức đã gây kinh hoàng cho cả thế giới và đưa tới sự sụp đổ của một chế độ.
Sự lựa chọn cái chết can đảm đó đã bị làm cho nhẹ bớt đi qua ý kiến nói ràng bà buồn chuyện gia đình và việc phản đối Trung quốc chỉ là một phần đưa tới quyết định tự hủy mình mà thôi.
Cũng còn thêm một chuyện khác mà người ta ghi nhận qua bản tin của tờ báo điện tử VNExpress, đó là lời tuyên bố của Lê Trương Hải Hiếu, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân quận 1 về gia đình bà Mai. Người đàn ông này nói rằng, nguyên văn, "Qua xác minh, gia đình bà Mai luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Từ trước đến nay chưa có vấn đề gì bức xúc với chính quyền địa phương."
Nhận xét này có cần không? Chắc không. Câu nói vớ vẩn đó được đưa ra chỉ nhắm mục đích ca ngợi đảng và nhà nước một phát. Nó không hề dính dáng gì tới việc hy sinh cao cả thân xác của một phụ nữ yêu nước dâng hiến cho quê hương biển đảo. Nó chỉ là một câu nói với ý nghĩa và ngu dốt của một đứa không dám bình luận gì thêm, không biết nói được một câu gì trước cái chết anh hùng của bà Lê thị Tuyết Mai cho tổ quốc.
Cái chết đó đã không được nhắc đến thêm một lần nào nữa. Và đám tang của bà Mai đã bị bọn công an gây đủ mọi chuyện khó dễ. Những vòng hoa phân ưu bị tháo gỡ mang đi lập tức để khỏi làm phiền lòng bọn cướp đất cướp biển đang tiếp tục những trò khốn nạn ngang ngược ở biển Đông.
Hèn với giặc là thế đó.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

REFLEXIVE PRONOUNS (TÁI QUI ĐẠI DANH TỪ) AND THEIR OTHER USES
QUỲNH ANH
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng ngày với Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh. Chương trình được phát hình trên đài truyền hình Hồn Việt để ôn lại những điều chúng ta thường gặp hàng ngày trong Anh ngữ. Quí vị có thể gửi thắc mắc về Hồn Việt TV, chương trình sẽ giải đáp. Thưa anh, Thúy có thắc mắc muốn đặt câu hỏi với anh.
LÃM THÚY
Thưa anh, Thúy nghe những chữ này thường lắm nhưng không biết chúng là loại tiếng gì và dùng chúng như thế nào. Đó là những chữ như MYSELF, YOURSELF...,
QUỲNH ANH
Quỳnh Anh thấy là hình như chúng cũng có vài ba cách dùng khác nhau nữa.
BÙI BẢO TRÚC
Tôi xin trả lời thắc mắc của cả hai cô. Trước hết là thắc mắc của Lãm Thúy . Đó là các đại danh từ được dùng làm túc từ (OBJECTS). Chính xác tên của chúng là REFLEXIVE PRONOUNS mà chúng ta gọi là TÁI QUI ĐẠI DANH TỪ.
REFLEXIVE nghĩa là phản lại, phản ánh, dội ngược lại... do động từ TO REFLECT mà ra. THE WILD PALM TREES REFLECT IN YOUR BLUE EYES...
LÃM THÚY
Mắt em lả bóng dừa hoang dại của ông Đinh Hùng đó...
BBT
Đúng rồi. Chúng được dùng khi việc làm của chủ từ quay trở lại với chính chủ từ. Khi nói I HELP HIM là tôi giúp anh ấy thì HIM là túc từ của động từ HELP. Hành động HELP của tôi được thực hiện và anh ấy nhận được sự giúp đỡ của tôi. Hành động HELP được anh ấy tiếp nhận. Nhưng khi hành động đó quay ngược trở về với chủ từ là tôi (I) thì chúng ta nói I HELP ME, hay rõ hơn, chúng ta dùng REFLEXIVE PRONOUN MYSELF thì hay hơn, đúng hơn để thành I HELP MYSELF.
MYSELF là REFLEXIVE PRONOUN, hay TÁI QUI ĐẠI DANH TỰ. Tái là lại một lần nữa. Qui là quay lại. Tái qui đại danh tự là đại danh tự được dùng khi nó quay trở về (với chủ từ) một lần nữa.
Quỳnh Anh nói đúng. Còn có thêm ít nhất một cách dùng nữa của các đại danh từ này. Chúng ta sẽ đề cập tới vào cuối bài học hôm nay.
Đây là các tái qui đại danh từ: MYSELF, YOURSELF, HIMSELF, HERSELF, ITSELF, OURSELVES, YOURSELVES và THEMSELVES. Hai cô nhớ ngôi thứ nhất số nhiều là OURSELVES; ngôi thứ hai số nhiều là YOURSELVES và ngôi thứ ba số nhiều là THEMSELVES.
QUỲNH ANH
Đó là luật đổi số ít tận cùng bằng ELF ra số nhiều thành ELVES như SHELF cái giá sách thành SHELVES; ELF là ông tiên thành ELVES phải không thưa anh?
BBT
Cám ơn cô . Bây giờ hai cô cho nghe mỗi cô ba thí dụ với các REFLEXIVE PRONOUNS coi.
LÃM THÚY
THE DOG SAW ITSELF IN THE MIRROR là con chó nhìn thấy nó trong gương.
THEY ASK THEMSELVES THE SAME QUESTIONS AGAIN AND AGAIN là họ tự hỏi chính họ bao nhiêu lần mấy câu hỏi đó.
HE HID HIMSELF IN HIS ROOM FOR DAYS là nó (tự) trốn trong phòng suốt mấy ngày.
QUỲNH ANH
I TAUGHT MYSELF MANY KOREAN DISHES là tôi tự học để nấu nhiều món ăn Hàn quốc.
Câu này là của tổng thống Kennedy chứ không phải là của Quỳnh Anh... ASK YOURSELVES WHAT YOU CAN DO FOR YOUR COUNTRY hãy tự hỏi chính các bạn là các bạn có thể làm gì cho tổ quốc.
WE SAY SELFIE WHEN WE PHOTOGRAPH OURSELVES chúng ta dùng chữ SELFIE khi chúng ta tự chụp hình chúng ta bằng iPhone của chúng ta.
BBT
Cám ơn hai cô. Có một câu này không biết hai cô nghe chưa... KNOW THYSELF.
LÃM THÚY
Thúy chưa nghe chữ THYSELF bao giờ.
BBT
Cô rất đúng vì THYSELF là chữ cổ, thường chỉ thấy trong thi ca hay cách nói thời xưa. THOU là chủ từ. THY là túc từ nghĩa là ngươi, mi, nhà ngươi... Bây giờ chúng ta dùng YOURSELF chứ không dùng THYSELF nữa. KNOW THYSELF là câu của Socrates, một triết gia Hy Lạp. KNOW THYSELF nghĩa là hãy tự biết lấy chính mình. Trong tiếng Pháp, câu này là CONNAIS TOI, TOI MÊME, hãy tự giác.
QUỲNH ANH
Quỳnh Anh rõ ràng mấy lần nghe mấy đứa con nói HE THINKS OF HISSELF thay vì HE THINKS OF HIMSELF. Nói vậy có đúng không thưa anh?
BBT
Có một số dùng HISSELF như Quỳnh Anh nói. Ngoài ra, người ta cũng dùng THEIRSELVES thay vì THEMSELVES nữa. Hai cách dùng này không được coi là đúng. Nhưng những thành phần ít học, một số ở các tiểu bang miền nam nước Mỹ rất thường dùng chúng. Một số địa phương ở nước Anh cũng có nhiều người dùng chúng. Một số lý luận rằng phải dùng HISSELF mới đúng. Họ nêu lý do trong các trường hợp MYSELF, YOURSELF, HERSELF , OURSELVES thì MY, YOUR, HER, OUR là những chữ gốc POSSESSIVE ADJECTIVES tức là SỞ HỮU TĨNH TỪ vậy thì phải dùng HISSSELF vì HIS cũng là SỞ HỮU TĨNH TỪ mới đúng. Và cũng lý luận như thế họ dùng THEIRSELVES thay cho THEMSELVES.
LÃM THÚY
Nhưng trong trường hợp của THEMSELVES thì THEM là túc từ đại danh tự chứ đâu phải SỞ HỮU TĨNH TỪ như MY, YOUR, HER.
BBT
Cô nói đúng nhưng ... cãi với họ làm gì. Cũng như trong tiếng Việt, trong nhiều trường hợp, người đàn ông bao giờ cũng được cho đi trước như anh chị, chú thím, ông bà, cậu mợ... nhưng tại sao lại cô chú mà không phải là chú cô chẳng hạn.
QUỲNH ANH
Thưa anh, trở lại với thắc mắc của Quỳnh Anh. Ngoài cách dùng trên, các REFLEXIVE PRONOUNS này chắc còn được dùng trong những trường hợp khác nữa phải không thưa anh?
BBT
Đúng vậy. Nhưng đó là khi chúng KHÔNG đóng vai túc từ (OBJECT) của động từ trong câu.
Thí dụ trong câu này: I HEARD THE THUNDER là tôi nghe thấy tiếng sấm sét. Chủ từ là I, động từ là HEARD, túc từ là THE THUNDER. Bây giờ chúng ta cho thêm PRONOUN MYSELF vào thì câu sẽ như thế nào, cô Thúy?
LÃM THÚY
Thưa anh sẽ là I HEARD THE THUNDER MYSELF, hay Thúy cũng đã nghe người ta nói I MYSELF HEARD THE THUNDER, hay MYSELF, I HEARD THE THUNDER. Cả ba cách nói như vậy đều đúng phải không thưa anh?
BBT
Tất cả đều đúng. Nhưng MYSELF trong ba câu của Thúy đều KHÔNG phải là TÚC TỪ. Túc từ đã là THE THUNDER rồi. Đại danh từ MYSELF KHÔNG còn giữ vai trò túc từ nữa.
QUỲNH ANH
Khi nghe mấy câu Thúy nói, Quỳnh Anh hiểu MYSELF là CHÍNH TÔI, CHÍNH TÔI ĐÃ ĐÍCH THÂN NGHE TẬN TAI tiếng sấm chớp.
BBT
Vậy thì MYSELF trong những câu ấy làm công việc gì hai cô biết chứ?
LÃM THÚY
Đại danh từ MYSELF không là túc từ mà làm chỉ làm cho câu nói nghe mạnh hơn, rõ hơn, quyết liệt hơn, chặt chẽ hơn, ý nghĩa nặng hơn. Bỏ MYSELF ra, câu vẫn có đầy đủ ý nghĩa nhưng thêm MYSELF vào thì chuyện nghe thấy tiếng sấm được hiểu là chính tai tôi, tôi trực tiếp, tôi nghe rất rõ, không thể sai lầm được, với chính hai tai của tôi.
BBT
Cám ơn cô Thúy. MYSELF làm cho câu nói mạnh mẽ hơn. Chúng ta gọi chúng là INTENSIVE PRONOUNS. Chữ INTENSIVE nghĩa là mạnh mẽ, rõ ràng. Các INTENSIVE PRONOUNS này được dùng chỉ cốt làm cho ý nghĩa của câu mạnh hơn mà thôi. Bỏ đi cũng được. Nhưng dùng chúng thì ý rõ hơn, nghĩa mạnh hơn. Quỳnh Anh và Thúy cho nghe mỗi cô ba thí dụ với INTENSIVE PRONOUNS coi.
QUỲNH ANH
MY GRAND FATHER BUILT THIS HOUSE HIMSELF hay MY GRANDFATHER HIMSELF BUILT THIS HOUSE là chính tay ông nội Quỳnh Anh đã xây căn nhà này.
THEY THEMSELVES DID NOT LIKE CHINESE FOOD hay THEY DID NOT LIKE CHINESE FOOD THEMSELVES là chính họ không thích cơm Tầu.
WE MET THEM OURSELVES WHEN WE FIRST CAME TO AMERICA hay WE OURSELVES MET THEM WHEN WE FIRST CAME TO AMERICA là chính chúng tôi đã gặp họ ngay khi tới nước Mỹ tức gặp mặt họ trực tiếp, đích thân, không qua trung gian nào.
LÃM THÚY
SHE HERSELF DID NOT TALK TO US hay SHE DID NOT TALK TO US HERSELF là đích thân cô ấy không trực tiếp nói chuyện với tôi.
THEY THEMSELVES HELP US MOVE THE PIANO là chính họ đã đích thân giúp chúng tôi di chuyển cái đàn. Hay cũng có thể nói THEY HELP US MOVE THE PIANO THEMSELVES.
HE HIMSELF WARNED ABOUT THE RISK hay HE WARNED US ABOUT THE RISK HIMSELF là chính anh ấy đã cảnh cáo về những rủi ro đó.
QUỲNH ANH

Chương trình Anh Ngữ trong đời sống hàng ngày tạm chấm dứt ở đây. Chương trình sẽ trở lại trong tuần tới.

May 28, 2014

May 28, 2014

Ngày 19 tháng 5 năm 2014
Bạn ta,
Có một người đàn ông nọ vì chuyện nước nôi phải vào một nhà vệ sinh công cộng để giải quyết. Xong việc, ông định đi ra thì thấy một người đứng gần cửa, mặt mũi sầu bi đầy vẻ đau khổ. Ông hỏi người ấy cần gì ông sẵn sàng giúp thì người ấy nhờ ông kéo hộ cái zipper quần của ông ta xuống. Kéo xong, ông lại hỏi người ấy cần gì nữa không thì ông lại được nhờ lôi ... nó ra và dùng tay cầm lấy, hướng dẫn để nó xả nước trúng vào cái bồn tiểu, tránh vương vãi ra ngoài. Kế đến, ông lại được nhờ giúp vẩy cho nó ráo nước và đưa nó về nguyên quán, kéo lại cái zipper lên. Người đàn ông kia lúc ấy mới thoải mái, hiên ngang bước ra khỏi nhà vệ sinh. Thấy ông ta đi đứng nhanh nhẹn, tay chân lành lặn, người đàn ông tử tế hay giúp đỡ người liền thắc mắc hỏi rằng trông ông ta khỏe mạnh, bình thường cớ gì lại phải nhờ người khác giúp giải quyết chuyện thủy lợi thì người ấy trả lời rằng ông ta thấy việc ấy ... dơ quá, ông không thích tự tay làm lấy vì sợ bẩn tay.
Người đàn ông tốt bụng nghe vậy thì bực lắm, tuy vậy đã lỡ rồi nên không dám kể lại cho ai nghe việc lòng tốt của ông ta bị người đàn ông kia lợi dụng, thế nên ít người biết. Dù cho có đem kể lại, người ta sẽ đổi khác một vài chi tiết cho nhẹ đi. Tục ngữ Việt Nam ghi lại chuyện đó bằng câu mô tả cầm cái ấy cho chó đái. Có khi nói một cách lịch sự, văn học nghệ thuật thành "cầm cờ (c) cho chó đái".
Chao ơi là hay.
Chó là giống vật không được bao nhiêu sự tôn trọng của người. Chúng ta cứ thấy chuyện gì không hay là đổ hết cho nó. Chó ỉa đường. Ngu như chó. Hỗn như chó...
Thế nên là người mà lại cầm bộ phận bài tiết cho con chó để nó thoát nước thì còn gì ngu cho bằng. Ngay chính con chó khi làm việc ấy cũng có thèm tự ... tay (?) làm lấy đâu. Nó chỉ chạy đến gốc cây, hay cột đèn điện, giơ cẳng sau lên rồi xả. Xong chuyện thì lại tung tăng chạy cà rỡn tiếp. Như vậy mà lại có người dùng tay cầm "cái ấy" hay là cầm "cờ" cho nó đái thì nhục thật.
Bởi thế, dẫu có thực sự nâng bi con chó mà làm công việc cầm bộ phận bài tiết cho chó đái thì cũng chẳng ai dám nhận bao giờ.
Vậy mà vẫn có những cái thứ ngu xuẩn hô hoán, khoe nhắng lên là đã làm công việc ấy cho con chó khỏi bị bẩn chân mới là lạ.
Hôm 19 tháng 1 năm 2014, nước ta vừa làm công việc ấy. Ngay tại cổng của ngôi đền thờ Lê Duẩn mới xây ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một tấm bảng lớn trang trọng ghi lại một câu nói của cậu Lê Duẩn. Hàng chữ rất lớn được đặt giữa ngoặc kép, tức là nguyên văn câu nói của Lê Duẩn, không thêm, không bớt như thế này: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc". Rõ ràng đó là một câu nói quan trọng nhất trong sự nghiệp của Lê Duẩn cần được ghi nhớ. Cần được ghi nhớ mới được ghi khắc ngay trên cổng vào đền thờ của nó.
Vậy thì, theo chính Lê Duẩn tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, cuộc chiến ở miền Nam làm chết hơn hai triệu người Việt của cả hai miền, chỉ là việc làm của Hà Nội theo lệnh của Liên Xô và Trung Quốc chứ không hề là để giải phóng miền Nam như Hà Nội đã tuyên truyền láo khoét từ bao nhiêu năm nay. Hà Nội chỉ làm công việc đánh thuê, theo lệnh, theo chỉ thị của Liên Xô và Trung Quốc chứ chẳng vì độc lập của đất nước, giải phóng dân tộc cái quái gì hết.
Nếu câu nói trên của Lê Duẩn không được ghi rõ trên tấm bảng mà nhà nước cho dựng lên ở cái đền xây tại hồ Kẻ Gỗ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thì bọn đàn em của lũ đười ươi trong nước lại gân cổ lên chối bay chối biến, đề quyết rằng dòng chữ ấy là do bọn xấu tàn dư Ngụy bịa đặt ra để bêu xấu đồng chí Lê Duẩn. Nay chúng không thể làm chuyện đó được. Muốn biết thực hư, cứ đến tận nơi mà xem, câu nói ô nhục ấy vẫn còn nguyên ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Đánh thuê, chém mướn không bao giờ là hành động đáng tôn vinh cho bất cứ một lực lượng nào trên thế giới. Nhưng chuyện tự nhận đánh thuê, đánh theo lệnh lại được ghi rõ ngay tại cái đền thờ mới xây, do Trương Tấn Sang, chủ tịch nước cùng phái đoàn đến cắt băng khánh thành. Bọn chó bọ đã công khai ghi rõ việc chúng làm chỉ là theo lệnh của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ chẳng có cái chính nghĩa quái gì hết như bọn chúng đã rêu rao từ mấy chục năm nay.
Bọn chúng đã nhâng nháo công nhận, qua chính câu nói của Lê Duẩn rằng Hà Nội đưa quân vào đánh miền Nam là để tuân hành lệnh của Liên Xô và Trung Quốc.
Chao ôi, cuộc chiến cốt nhục tương tàn gây chết chóc cho bao nhiêu thanh niên của hai miền lại chỉ là theo mệnh lệnh của hai nước Cộng Sản đàn anh. Và chính Trung quốc còn đã từng nói rất rõ là họ sẵn sàng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.
Việc làm đó, việc đánh thuê theo lệnh của Liên Xô và Trung quốc mà bọn lãnh đạo Hà Nội, từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn ... tiến hành chẳng bao giờ là giải phóng, giải phiếc quái gì hết. Cảnh cầm cờ đỏ sao vàng chạy văng mạng về phía trước để hai thằng to đầu ... đái đã diễn ra trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, do đó, đơn thuần việc chúng làm chỉ là "cầm cặc cho chó đái," như nguyên văn một câu nói hay tuyệt của dân gian mà thôi. Có nói trại đi thì cầm cờ cho Liên Xô và Trung quốc thì cũng vẫn chỉ là cầm cái ấy cho hai con chó tiểu tiện.
Làm chó mà được nguyên một bọn khốn nạn cầm cặc cho đái như thế thì cũng vinh dự biết là chừng nào. Không tin thì cứ đến cái đền Lê Duẩn ở Hà Tĩnh là thấy liền à.
Đọc xong câu nói ô nhục của thằng khốn nạn thì chỉ muốn chửi cha tiên nhân bố cả cái bọn chuyên cầm cặc cho chó đái.
Nếu có nguời trách sao viết lách không kiêng cữ gì thì người viết vẫn nhắc lại nguyên câu nói quá hay của dân gian rằng cả lũ ở Hà Nội chỉ làm công việc "cầm cặc cho chó đái" mà thôi.
CHUYỆN KIÊNG CỮ
Khoảng hai tháng trước, sau khi đọc một bài báo nói về vụ 6 phụ nữ Việt bị mấy người Hoa lừa bán sang Ghana, một quốc gia thuộc tây Phi châu, để rồi sau đó bị ép làm công việc bán thân lấy tiền bỏ vào mồm của mấy người Hoa này, tôi có viết một bài về thân phận bất hạnh của các phụ nữ tội nghiệp đó. Trong bài viết, tôi cũng nêu ra một số những việc làm tàn độc, dã man của những người Hoa đã làm tại nước Việt Nam của chúng ta, và tôi đã không dấu được sự tức giận khi nói tới họ, và gọi họ là những "thằng Tầu khốn kiếp, khốn nạn, bất lương ".
Và bây giờ, nếu có nhắc tới chúng lần nữa, tôi sẽ vẫn gọi chúng là "những thằng Tầu khốn nạn và bất lương" , những danh từ tôi đã viết trong bài viết hơn hai tháng trước
Chuyện tức giận, phẫn nộ trước những việc làm độc ác, hiểm độc của mấy thằng Tầu đó là chuyện dễ hiểu và tôi thấy tôi hoàn toàn có lý khi nổi giận trước những việc làm đê tiện và chó má của chúng.
Mấy ngày sau đó, có một người mà tôi không biết ở trong hay ngoài nước, đã nhẩy dựng lên làm như ngôi sinh phần của song thân ông ta bị xúc phạm không bằng. Ông ta viết trong internet cho biết rất bất bình về bài viết của tôi, vì theo ông ta, tôi đã dùng những chữ đầy khinh miệt để gọi người Trung quốc. Ông coi đó là những chữ xúc phạm tới dân tộc Trung quốc. Ông sợ là những người Hoa khi đọc bài viết của tôi sẽ thấy cả dân tộc họ bị xúc phạm, họ sẽ quay ra thù ghét người Việt để rồi sẵn sàng dậy cho người Việt một bài học khi có dịp. Rồi ông ta lo sợ Tập Cận Bình là người nóng tính có thể sẽ xua quân sang đánh Việt Nam thì sao. Dân lành của hai bên sẽ chết một cách vô lý.
Chao ôi, tôi không ngờ những điều mình vết xuống lại có thể đưa tới những thảm họa to lớn như thế cho dân tộc của cả hai nước.
Tôi không bao giờ có cái ảo tưởng như thế. Ảo tưởng cho rằng bài viết cả mình được bọn chó má ở Trung Nam Hải lôi ra đọc, nghiền ngẫm với nhau rồi lôi giàn khoan dầu tới hải phận Việt Nam khoan vài mũi chơi, và đánh cho bọn Việt Nam một trận cho bõ ghét.
Thật là chán cho trò viết lách của ông ta.
Trước hết là việc ông cho rằng bài viết của tôi đã xúc phạm tới nước Trung Hoa. Hai chữ xúc phạm là của ông ta dùng. Xúc phạm là đụng chạm, làm tổn thương đến một cái gì cao quí, ở trên chúng ta. Tôi không hề xúc phạm tới Trung quốc bằng những chữ dùng trong bài báo mà ông ta có dẫn ra đầy đủ. Giản dị là tôi không hề nghĩ những chữ ấy (bọn Tầu khốn nạn, bọn Tầu bất lương) là những chữ xúc phạm Trung quốc. Xúc phạm là việc kẻ dưới đụng tới người trên bằng ngôn từ hay hành động mang tính vô phép, bất kính. Tôi không là kẻ dưới đối với Trung quốc và cũng không bao giờ coi Trung quốc là bề trên của tôi.
Một bọn suốt mấy ngàn năm qua trong lịch sử lúc nào cũng tìm đủ mọi cách khống chế, bắt nạt, đàn áp, xâm phạm dã man nhắm vào dân tộc và đất nước chúng ta. Lịch sử cho thấy không có một triều đại nào ở phương Bắc lại tử tế đối với Việt Nam. Chúng luôn tìm mọi cách dể bắt nạt, hãm hại, xâm lấn Việt Nam. Với một quốc gia như thế, chúng ta có cần phải dành cho cái nước ấy những sự tôn trọng, kính nể hay không?
Do đó, chuyện bài viết của tôi xúc phạm tới Trung quốc là chuyện không có. Không tôn trọng, không kính nể gì, lôi ra chửi vài quả cho hả giận thì xúc phạm ở đâu? Rõ là suy nghĩ của một người điên.
Người điên này còn chơi trò hèn hạ là méc bu, nghĩ là tâng công với thằng mặt chó Tập Cận Bình là Tập Cận Bình lôi quân đến dậy cho Việt Nam một bài học ngay lập tức không bằng.
Nhưng ông ta không cần phải làm trò méc bu đó. Thằng mặt chó Tập Cận Bình đã lôi vài chục cái tầu chiến đến vùng biển sát Việt Nam rồi đó. Chúng nó có cần ông méc bu, lôi bài viết của tôi ra cho mấy thằng Tà...o lao đó xem đâu. Vậy mà cũng mất công kiêng với chả cữ.
Bây giờ đã nghe tiếng loảng soảng của gươm giáo ở ngoài khơi Việt Nam chắc người đàn ông này mừng lắm chứ chẳng phải không. Bố nó, thằng Tầu mặt chó Tập Cận Bình vừa kéo cha nó cái mả tổ đến tận sát bờ biển Việt Nam, lại mang bọn du côn lôi súng phun nước xịt vào tầu của Việt Nam rồi đấy. Ông ta đã vui chưa?
Méc bu, thì ... bu đã ầm ầm binh mã kéo tới gần Việt Nam rồi đó. Còn chờ gì nữa mà không kéo nhau ra vườn hoa nhẩy đầm, vui mừng vặn nhạc cho át tiếng những người biểu tình chống Trung quốc?
Trong không khí sôi sục hiện nay mà giở trò Lục Sở ra như bọn đười ươi chó má ôm nhau nhẩy đầm ở gần tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội hôm 17 tháng 2 năm 2014 thì khó mà có thể toàn thây vì cái trò kệch cỡm của chúng lắm. Lúc ấy, thằng mặt chó Tập Cận Bình có bênh cũng chẳng ăn thua gì đâu. Thử tạt qua Bình Dương mà thử thời vận một cái coi!
BUSINESS AS USUAL
"Business as usual" là ... Vũ Như Cẩn, là vẫn như ... củ. Câu này ra đời chắc phải đã lâu lắm. Tuổi tác chắc phải lớn hơn người đàn ông họ Vũ của chúng ta nhiều. Business as usual là không có gì thay đổi, mọi chuyện vẫn diễn tiến như thường lệ, không để cho đôi ba chuyện lấn cấn đang diễn ra làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác.
Thí dụ chân gà thối, nội tạng thối, gà thải vẫn tiếp tục được đưa vào để phục vụ các bữa tiệc của người Việt về thăm quê hương.
Tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn bị tầu hải giám Trung quốc phun nước, tấn công, ngăn không cho đánh cá ngay ở trong hải phận của Việt Nam, chưa nói tới những vùng thuộc hải phận quốc tế.
Các thứ hàng độc hại chế tạo bằng các hóa chất nguy hiểm vẫn được bán sang Việt Nam, từ đồ chơi trẻ em, quần áo lót của phụ nữ để đầu độc cả nước.
Các du khách Trung quốc vẫn được tự do ra vào Việt Nam như chốn không người. Vào rồi ở lại, sống bất hợp pháp, lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái tại chỗ để chờ một ngày nào đòi trưng cầu dân ý như đã diễn ra tại Crimea thuộc Ukraine trước đây.
Ở Bình Dương, Đông Đô Đại Phố vẫn tấp nập người ra vào, các bảng hiệu vẫn chình ình viết bằng chữ Hán để người Việt lạc vào như vừa xuất ngoại sang ... Tầu.
Các chuyến du lịch Trung quốc vẫn được chiếu cố tận tình cho các du khách trong và ngoài nước Việt.
Người Việt vẫn rủ nhau đi ăn cơm ... lạ (trước kia gọi là cơm Tầu).
Các cuộc đấu thầu xây cất ở Việt Nam vẫn vào tay các công ty Trung quốc để các công nhân người Hoa có lý do để được đưa vào Việt Nam, lấy đi công việc của người Việt ngay trên chính quê hương của người Việt
Các công trường xây cất vẫn áp dụng các luật lệ không phải của Việt Nam, ngay cả đối với những người Việt tại địa phương. Các khu này càng ngày càng giống như những khu tô giới đời nhà Thanh trước đây ở những nơi như Thượng Hải và luôn cả Bắc kinh.
Công an Việt Nam vẫn tiếp tục thẳng tay với các thành phần yêu nước hay những tiếng nói cảnh báo việc mất nước. Ai dám nói lên lòng yêu nước thì bị đạp vào mặt, bắt đưa đi biệt tích. Cảnh sát vẫn bảo vệ các Hoa kiều, không cần phải có một công hàm ngoại giao đòi Việt Nam không được để cho an ninh của người Hoa bị đe dọa. Trong khi các ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục bị bắt đi mất tích, tài sản bị phá hỏng không bao giờ nghe nói chuyện bồi thường thiệt hại.
Các phụ nữ Việt tiếp tục bị lừa bán sang bên kia biên giới vào các ổ điếm hay làm vợ của bọn đàn ông già trẻ đui què mẻ sứt.
Các nông dân của Việt Nam từ Bắc chí Nam vẫn tiếp tục bị bọn thương lái người Hoa lừa suốt cả bao nhiêu năm nay, hết đi bắt đỉa, lại chặt chân trâu chân bò đem bán để không còn con trâu, con bò làm kế sinh nhai vì các trò hiểm độc của bọn Hoa thương khốn nạn.
Chiếc giàn khoan tổ chảng đã khởi sự hoạt động sau khi được kéo đến sát bờ biển Việt Nam bất chấp các hiệp ước, các tài liệu lịch sử, các bộ luật của công pháp quốc tế.
Và đó là business as usual ở biển Đông trong thời gian qua.
Trong khi ít ra thì cũng phải bớt những trò khốn nạn như tuồn thực phẩm nhiễm độc, thịt thối, hoa trái tẩm hóa chất độc hại vào Việt Nam đi chứ!
Hay cũng nên ngưng trò lừa đảo, mua bán phụ nữ Việt Nam một cách công khai, bêu diếu trên báo như vẫn thấy chứ.
Ít ra thì cũng tạm ngưng những chuyến đi Việt Nam kiếm phụ nữ Việt mang về làm con ở, làm nô lệ tình dục, làm điếm để phát triển đất nước tiến lên trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới chứ.
Ít nhất cũng đem xét lại cái công hàm bán nước mà thằng mặt chó đơn phương, tự động gửi cho Chu Ân Lai hôm 14 tháng 9 năm 1958 chứ!
Nhưng mọi chuyện lại vẫn như cũ.
Chỉ vì mấy cái tầu ngầm mua về vẫn tiếp tục nằm phơi nắng, đâu có gì khác gì mấy cái đống sắt vụ của Vinashin.
Cũng vì chỉ khoe nhắng lên là tầu ngầm kilo mới tiếp nhận chạy hay nhất, tối tân nhất, mạnh nhất... rồi yếu xìu nằm một chỗ.
Có biết là chiếc Nhật Tảo HQ 10 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị hư máy, giàn hải pháo không hoạt động mà vẫn lao tới, nổ súng vào tầu của Tầu để bảo vệ Hoàng Sa không?
Trong khi mấy cái tầu mua về còn không dám đặt cho những cái tên phạm húy, nhắc tới các danh tướng, các trận đánh của hải quân Việt Nam thì hỏi đánh đấm cái nỗi gì?
Cho nên không thể busines as usual như thế này được nữa.
Nhưng có một điều đang hiện rõ ra. Đó là bọn mặt chó ở Hà Nội sợ Điếu Cầy, Nguyễn Phương Uyên, Việt Khang, Bùi Minh Hằng, Mẹ Nấm, Anh Ba Sàm... hơn là những đe dọa ở ngoài khơi Trung Việt và khu biên giới miền Bắc rất nhiều.
Những đe dọa ấy không làm mất những chỗ ngồi béo bở của chúng.
Nhưng những người yêu nước không một tấc sắt trong tay thì có thể bứng chúng đi cho dân tộc nhờ bất cứ lúc nào.
Thôi thì hay là tổ chức hát hò cho mấy anh chị ca sĩ về hát hò, tuyên bố vung vít lảm nhảm hay vài ba ông bà Việt kiều giả bộ khóc mếu diễn văn, diễn viếc cho vui cảnh mất nước chăng?
BA KHOAN
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đảng đề ra chính sách ba khoan, đó là chưa yêu thì khoan yêu; lỡ yêu thì khoan cưới; lỡ cưới thì khoan đẻ.
Nhà nước lý luận những việc như vướng vào tình yêu, rồi hôn nhân và sinh con đẻ cái đều không thuận tiện cho nỗ lực chiến tranh ở miền Nam. Mọi chuyện nên để giải quyết sau. Chuyện đánh Mỹ, đánh Ngụy là những chuyện cần phải làm trước. Yêu nhau, cưới nhau, đẻ con có thể chờ.
Khoan là hoãn lại, không làm ngay cũng được. Chuyện đánh Mỹ, đánh Ngụy, đánh miền Nam thì không thể trì hoãn được.
Khoan cũng có nghĩa là chậm, không "dục tốc". Trái với khoan là nhặt, là nhanh. Tiếng đàn có lúc khoan, lúc nhặt.
Nhưng tình thế đổi thay, không chỉ còn ba khoan như trong những năm chiến tranh. Bây giờ có thêm một cái khoan nữa. Không chỉ là ba khoan nữa.
Hồi chiến tranh ở miền Nam thì khoan ba thứ để dồn mọi nỗ lực cho chiến trường B. Mọi cố gắng phải dành cho miền Nam, phải đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào tức khắc. Tại sao lại phải làm ngay như thế?
Tại vì đồng chí Lê Duẩn đã nói thế. Đồng chí nói rằng "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung quốc". Câu nói ô nhục và khốn nạn đó được ghi ngay trên cổng dẫn vào đền thờ của Lê Duẩn vừa được khánh thành hồi đầu năm nay (19/1/2014) tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, nói là để tri ân công lao của thằng mặt chó họ Lê.
Chuyện tri ân thằng mặt chó Lê Duẩn tại sao không để cho Trung quốc và Liên Xô làm mà người dân Việt Nam phải ghi ơn nó? Trong khi việc nó làm là để đem chiến thắng cho Trung quốc và Liên Xô bằng tổn thất sinh mạng của hơn 2 triệu người Việt trong cuộc chiến tại miền Nam.
Ba khoan đảng đề ra ngày nay không còn nữa nhưng nay vừa có cái khoan thứ tư. Đó là cái khoan HD-981 vừa được kéo tới một nơi nằm sát bờ biển Việt Nam cách đây ít ngày.
Đây là giàn khoan thăm dò dầu khí, để tìm những túi dầu và hơi đốt ở thềm lục địa Việt Nam. Việc kéo giàn khoan HD-981 đang gây ra những căng thẳng ở biển Đông. Nhưng đe dọa mạnh nhất vẫn là cho Việt Nam vì nó được đưa tới sát Việt Nam, ở ngay trong vùng hải phận của Việt Nam. Những đe dọa của giàn khoan này đối với Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia kể như không có. Chuyện Trung quốc rút giàn khoan này đưa đi tới một nơi khác là chuyện khó xẩy ra vào lúc này. Một khi giàn khoan được đưa tới lãnh hải Việt Nam thì sẽ không có chuyện dời nó đi chỗ khác. Trung quốc cho thấy họ sẵn sàng dùng võ lực nếu cần.
Vậy thì bây giờ phải khoan gì? Khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ đã làm hết rồi thì còn gì khoan nấy vậy.
Thế thì chỉ còn mấy cái mả mẹ của bọn mặt chó ở Trung Nam Hải, ở Bắc Bộ phủ là chưa khoan thì nay mang ra mà khoan với nhau chứ còn ... khoan cái gì nữa!
Khoan cái tiên sư cha nhà chúng nó vậy.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

PRESENT AND PAST PARTICIPLES
Bản ghi chép lại do Trúc Giang thực hiện. Bài học được phát trên Hồn Việt Television .
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
BÙI BẢO TRÚC
Hôm nay, chúng ta sẽ nói về PARTICIPLES trong tiếng Anh. Mục đích của câu chuyện hôm nay là để hai cô hiểu ý nghĩa và cách dùng của từ loại này. Thực ra, không nhất thiết phải hiểu hết ngọn ngành về PARTICIPLES. Bài học sẽ chỉ nói vừa đủ những điều cần biết về PARTICIPLES mà thôi.
QUỲNH ANH
Thưa anh, tiếng Việt có từ loại này không?
BBT
Tiếng Việt không có PARTICIPLES vì động từ trong tiếng Việt không thay đổi theo các ngôi (PERSONS) thí dụ I GO, SHE GOES… và các thì (TENSES) THEY GO, WE WENT như trong tiếng Anh. PARTICIPLES tiếng Việt gọi là PHÂN TỪ, là tiếng được tạo thành từ một động từ.
TRÚC GIANG
Như vậy, có nhiều phân từ phải không thưa chú?
BBT
Đúng vậy. Có HAI loại phân từ, tức là hai thứ PARTICIPLES trong tiếng Anh là PRESENT PARTICIPLES và PAST PARTICIPLES. Người ta có thể nhận ra PRESENT PARTICIPLES một cách dễ dàng. Đó là khi thấy một tiếng tận cùng bằng ING thì chúng ta có thể nói chắc đó là một PRESENT PARTICIPLE, một HIỆN TẠI PHÂN TỪ. Nhưng PAST PARTICIPLES thì hơi khác. Các động từ qui tắc ( REGULAR VERBS), tức là các động từ ở thì quá khứ có cái đuôi ED thì PAST PARTICIPLES cũng tận cùng bằng ED như TO WORK, WORKED, WORKED. Nhưng các động từ bất qui tắc (IRREGULAR VERBS) thì khác, vì chúng không theo một qui luật nào hết. Thí dụ TO CUT, CUT, CUT; TO BRING, BROUGHT, BROUGHT; TO MEAN, MEANT, MEANT… vân vân.
QUỲNH ANH
Như vậy có thể nói là khi nhìn vào danh sách các động từ bất qui tắc thì cột thứ nhất là động từ nguyên mẫu (INFINITIVE), cột thứ hai là quá khứ (PAST TENSE), và cột thứ ba là quá khứ phân từ (PAST PARTICIPLE) phải không thưa anh? Thí dụ TO EAT là INFINITIVE; ATE là quá khứ (PAST TENSE) và EATEN là quá khứ phân từ (PAST PARTICIPLE) có đúng không?
BBT
Đúng là như thế.
TRÚC GIANG
Thưa chú, trong những bài học trước đây, cháu thấy PARTICIPLES có thể xuất hiện trong những thì (TENSES) như CONTINUOUS và PERFECT.
BBT
Trúc Giang nói đúng. PRESENT PARTICIPLES được dùng với TRỢ động từ (HELPING VERB) TO BE để tạo thành các thì CONTINUOUS như WE ARE LIVING IN CALIFORNIA (PRESENT CONTINUOUS) chúng tôi đang sống tại California; SHE WAS WORKING FOR A HOSPITAL (PAST CONTINUOUS) cô ấy đang làm việc cho một bệnh viện; và THEY WILL BE FLYING TO ENGLAND NEXT WEEK (FUTURE CONTINUOUS) họ sẽ đáp máy bay đi Anh vào tuần tới.
PAST PARTICIPLES khi đi cùng với trợ động từ TO BE thì chúng ta có PASSIVE VOICE tức là THỤ ĐỘNG CÁCH như HE IS LED TO HIS SEAT là anh ấy được dẫn đến tận chỗ ngồi, hay WE WERE MET AT THE DOOR là chúng tôi được đón tại cửa, hay THEY WILL BE WELCOMED IN THIS HOUSE họ sẽ được tiếp đãi nồng nhiệt tại nhà của chúng tôi.
Khi PAST PARTICIPLES được dùng với động từ TO HAVE thì chúng ta có các thì PERFECT thí dụ HE HAS GONE (PRESENT PERFECT) anh ấy đã đi rồi ; WE HAD ARRIVED (PAST PERFECT) chúng tôi đã tới nơi, và THEY WILL HAVE FINISHED THE BOOK (FUTURE PERFECT) là họ sẽ đọc xong cuốn sách.
QUỲNH ANH
Thưa anh, ngoài ra, các PARTICIPLES còn được dùng trong những cách dùng nào khác nữa không?
BBT
Có chứ. PARTICIPLES còn có thể dùng để biến các động từ thành tĩnh từ (ADJECTIVES) để phụ nghiã, bổ nghĩa, thêm nghĩa cho danh từ. Thí dụ COOKING OIL là dầu để nấu ăn, SKIING BOOTS là giầy trượt tuyết, DRIVING GLOVES là găng tay để lái xe. Trúc Giang thử cho nghe ba thí dụ với PRESENT PARTICIPLES được dùng như tĩnh từ coi.
TRÚC GIANG
TYPING CLASS là lớp học đánh máy. SINGING VOICE là giọng hát. SPEAKING GUEST là khách được mời để nói chuyện, diễn thuyết.
QUỲNH ANH
Quỳnh Anh cũng có ba thí dụ: PAINTING JOB là công việc sơn nhà; MOVING VAN là xe van để dọn nhà và WALKING DISTANCE là khoảng cách có thể đi bộ được.
BBT
Nhưng có những trường hợp ý nghĩa không rõ rệt lắm như WORKING MAN chẳng hạn. Hai chữ này có thể hiểu là một người đang làm một công việc gì đó thí dụ như tấm bảng WORKING MEN AHEAD chúng ta thấy ngoài đường để cảnh báo, tạo sự chú ý của chúng ta là phía trước có người đang làm việc như sửa ống nước, tráng nhựa đường vân vân. Nhưng WORKING MAN cũng có thể hiểu là một người làm việc để kiếm sống, thường là nghề chân tay, lao động. Trong trường hợp này, muốn làm cho rõ nghĩa, tránh hiểu lầm, muốn người nghe hiểu đây là một công nhân, làm việc lao động thì chúng ta thêm cái dấu nối (HYPHEN) vào giữa hai tiếng WORKING và MAN để thành WORKING-MAN. Hay trong trường hợp WORKING-CLASS là giai cấp lao động cũng thế.
Có một số PARTICIPLES đã trở thành tĩnh từ luôn và không còn được dùng làm động từ nữa. Thí dụ A SPOILED CHILD là một đứa bé được nuông chiều thành ra hư đốn do động từ TO SPOIL; A ROTTEN APPLE là một trái táo bị sâu do động từ TO ROT là ung thối, rữa; A DRUNKEN DRIVER là một người say rượu lái xe do động từ TO DRINK, DRANK, DRUNK.
TRÚC GIANG
Chú nói cả hai thứ phân từ PRESENT PARTICIPLES và PAST PARTICIPLES đều có thể dùng làm tĩnh từ. Nhưng làm sao để biết lúc nào dùng PRESENT PARTICIPLES và khi nào dùng PAST PARTICIPLE làm ADJECTIVES?
BBT
Câu hỏi của Trúc Giang khó có câu trả lời dứt khoát. Nhưng có thể nói là với một chuyện, một việc, một vật đã được làm, đã hoàn tất, đã kết thúc, đã xong … thì chúng ta dùng PAST PARTICIPLES. Nếu chưa có chuyện làm xong, chưa hoàn tất hay còn đang tiếp diễn, thì chúng ta dùng PRESENT PARTICIPLES.
Theo Trúc Giang thì chúng ta dùng COOKING là PRESENT PARTICIPLE hay COOKED là PAST PARTICIPLE để dùng với LESSON?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ là COOKING để thành COOKING LESSON là bài học dậy nấu ăn thì hợp lý hơn. Không có ai nấu … bài học cả.
BBT
Thế chúng ta dùng COOKING hay COOKED với MEAL, MEAT, EGGS?
QUỲNH ANH
Chắc chắn phải là COOKED MEAL là bữa ăn đã nấu sẵn, COOKED MEAT là thịt đã nấu chín, COOKED EGGS là trứng đã luộc.
BBT
Trúc Giang cho nghe mấy thí dụ dùng PRESENT và PAST PARTICIPLES coi.
TRÚC GIANG
Cháu có thể nói BREAKING NEWS là tin mới nhất, tin về biến cố nóng hổi vừa diễn ra (do động từ TO BREAK THE NEWS là loan tin, báo tin) nhưng A BROKEN HEART một trái tim tan vỡ do động từ TO BREAK, BROKE, BROKEN là đập vỡ, làm vỡ; A BOILING EGG là quả trứng đang luộc nhưng chưa chín do động từ TO BOIL là luộc, và A BOILED EGG là quả trứng đã được luộc chín rồi; A BOMBING SORTIE là một phi vụ oanh tạc do động từ TO BOMB là thả bom, đánh bom, ném bom và SORTIE là một phi vụ, nhưng A BOMBED CITY là một thành phố đã bị oanh tạc tan tành.
QUỲNH ANH
Quỳnh Anh biết một câu dùng hai PRESENT PARTICIPLES là
A BARKING DOG NEVER BITES, A BITING DOG NEVER BARKS nghĩa là chó kêu không cắn, chó cắn không kêu do động từ TO BARK là sủa và TO BITE, BIT, BITTEN là cắn. WRITING PAPER là giấy dùng để viết. A WRITTEN DOCUMENT là một tài liệu, văn kiện đã được viết xuống do động từ TO WRITE, WROTE, WRITTEN là viết. A GRINDING MACHINE là cái máy xay cà phê và GROUND COFFEE là cà phê đã xay sẵn do động từ TO GRIND, GROUND, GROUND là xay, nghiền nát.
TRÚC GIANG
Thưa chú có khi cháu lại thấy VERB+ING được gọi là GERUND. Tại sao vậy? Khi nào VERB+ING là PRESENT PARTICIPLE và khi nào nó là GERUND?
BBT
Khi VERB+ING được dùng với TO BE để tạo thành các thì CONTINUOUS như hai cô đã đưa ra trong mấy thí dụ ở trên, thì chúng là PRESENT CONTINUOUS.
Nhưng khi VERB+ING được dùng làm chủ từ (SUBJECT), hay túc từ (OBJEC) cho động từ, nghĩa là chúng làm công việc của danh từ thì chúng là GERUND. GERUND là danh động từ, là tiếng danh từ được tạo thành từ một động từ. Vì thế, GERUNDS cũng được gọi là VERBAL NOUNS. Thí dụ khi nói WALKING IS GOOD FOR YOUR HEALTH là đi bộ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Trong câu này, WALKING là chủ từ của IS . Do đó, nó là GERUND. I HATE DRIVING IN THE SNOW là tôi ghét lái xe dưới trời tuyết. Trong trường hợp này, DRIVING là túc từ của HATE, nên nó cũng là GERUND.
Bây giờ tôi hỏi Quỳnh Anh khi tôi nói HE IS FLYING TO SAN JOSE thì FLYING là loại tiếng gì?
QUỲNH ANH
Trong câu anh vừa nói, FLYING đi với TO BE (IS) để tạo thành thì PRESENT CONTINUOUS TENSE nên nó là PRESENT PARTICIPLE.
BBT
Đúng. Thế còn THE FASTEST WAY TO SAN JOSE IS FLYING cách nhanh nhất để tới San Jose là bay thì FLYING là loại tiếng gì, Trúc Giang?
TRÚC GIANG
FLYING là túc từ của TO BE (IS) nên FLYING trong thí dụ nay là GERUND.
BBT
Hai cô cho nghe, mỗi cô, 2 câu , sử dụng vừa PRESENT PARTICIPLE, vừa GERUND coi. Trúc Giang làm trước.
TRÚC GIANG
MISTER WATSON WAS TEACHING AT SAIGON UNIVERSITY là ông Watson dậy tại đại học Sài Gòn. Trong câu này, TEACHING là PRESENT PARTICIPLE dùng với WAS để thành PAST CONTINUOUS.
TEACHING IS A VERY NICE JOB BUT TEACHING DOES NOT PAY WELL là dậy học là một công việc rất tốt nhưng dậy học không được trả nhiều tiền. Câu này dùng TEACHING làm chủ từ cho động từ TO BE (IS) và cũng là chủ từ của động từ DOES NOT PAY WELL nên nó là GERUND.
QUỲNH ANH
MANY TOWNS AND CITIES NOW BAN SMOKING IN THE PUBLIC là nhiều thành phố bây giờ cấm hút thuốc ở nơi công cộng. Trong câu này, SMOKING là túc từ của động từ BAN là cấm, vì thế, SMOKING là GERUND, là danh động từ. HE IS DRINKING TOO MUCH THESE DAYS là hồi này anh ấy uống quá nhiều rượu. DRINKING là PRESENT PARTICIPLE vì nó đi cùng với TO BE (IS) để thành PRESENT CONTINUOUS TENSE.
TRÚC GIANG
Thưa chú, làm sao nhớ hết được các động từ bất qui tắc?
BBT
Chỉ có một cách, đó là học thuộc lòng. Và đó là cách học ngày xưa của tôi. Nhưng ngày nay, sống ở Mỹ, trong môi trường nói tiếng Anh rồi, thì chúng ta chỉ cần nghe vài ba lần là thuộc. Không thuộc thì bị mấy con trứng ở ngay trong nhà nó nghĩ là nó khôn hơn mẹ vịt nó chữa, nó sửa cho vài lần là biết.
Tuy nhiên, có một số IRREGULAR VERBS viết thì giống nhau khi ở nguyên mẫu (INFINITIVE), quá khứ (PAST) và quá khứ phân từ (PAST PARTICIPLE) như những động từ sau đây:
TO BURST, BURST, BURST là bùng ra, nổ ra
TO CUT, CUT, CUT là cắt
TO HURT, HURT, HURT làm bị thương
TO LET , LET, LET để cho
TO QUIT, QUIT, QUIT bỏ ngang
TO READ, READ, READ đọc sách
Hy vọng là với 6 động từ vừa kể, việc học PAST TENSE và PAST PARTICIPLE của hai cô sẽ dễ đi phần nào. Danh sách các động từ bất qui tắc cũng không nhiều lắm. Từ từ , cứ sống ở Mỹ, hai cô sẽ biết hết. Nhớ là chính người Mỹ nói và viết tiếng Anh cả đời vẫn còn nói sai và viết sai cơ mà. Hai cô cứ thử nghe kỹ các con cô nói mà coi. Thế nào cũng có vài ba lỗi như HE HAS BRUNG THE BOOK thay vì HE HAS BROUGHT THE BOOK là vì chúng ó tưởng TO BRING cũng giống nhu TO RING, RANG, RUNG là rung chuông, là gọi điện thoại.
Còn đây là lỗi người dịch. Đọc trong thực đơn một số tiệm ăn Việt ở Mỹ thế nào hai cô cũng đã thấy có món gọi là SHAKEN BEEF. Người dịch thấy món Bò Lúc Lắc liền hiểu là cầm miếng thịt bò lắc qua, lắc lại. Mà lắc qua lắc lại, lúc lắc thì tiếng Anh có động từ TO SHAKE, SHOOK, SHAKEN. Vậy thì SHAKEN BEEF là thịt bò lúc lắc chứ còn chi nữa? Một tiệm dùng nó, rồi hai tiệm, rồi các tiệm ăn sao chép lại của nhau nên thành món SHAKEN BEEF trong khi chính ra phải là DICED BEEF. DICE là quân súc sắc. Số ít của DICE là DIE. DICED BEEF là món thịt bò chiên cắt vuông, cắt quân cờ, cắt hạt lựu, như những quân súc sắc. SHAKEN BEEF nghe kỳ quá, như vừa ăn … vừa run vậy.
QUỲNH ANH

Thưa quí vị, chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới cùng với các chương trình khác của Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc , Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.