January 17, 2013

January 18, 2013



Ngày 14 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Mount Sterling là một thị trấn ở tiểu bang Iowa, nếu có thể gọi đó là một thị trấn, với khoảng 40 dân, nổi tiếng với những chuyện kể sau những chuyến đi săn và đi câu của họ. Mount Sterling cũng có một hội đồng hàng tỉnh và một ông thị trưởng. Năm ông đang đưa ra một dự luật, và nếu dự luật được thông qua, mà chắc chắn sẽ được thông qua, thì chẳng bao lâu, thị trấn sẽ không còn một người dân nào sống ở đó nữa.
Lý do là cả năm ông định thông qua và ban hành một dự luật coi nói dối là một tội có thể bị phạt tù. Năm ông cho biết là đã quá chán những thứ câu chuyện trong mùa săn và mùa câu của người dân trong tỉnh, những thứ chuyện mà người Mỹ vẫn nói là hệt như những chuyện tiền bầu cử của các ứng cử viên, toàn là những điều láo khoét, phét lác không có lấy được một nửa cà-ram sự thật ở trong.
Thế nên cả ông thị trưởng lẫn các ông trong hội đồng hàng tỉnh đề nghị một bộ luật bỏ tù những tay nói dối.
Khi dự luật được thông qua và ban hành, chắc không còn ma nào dám ở lại tỉnh nữa. Nếu người ta tiếp tục ở lại, chắc cả tỉnh sẽ mắc bệnh câm hết, không ai dám mở miệng ra nói với nhau điều gì nữa.
Chồng sẽ không dám nói gì với vợ, vợ không dám nói gì với chồng nữa.
Thí dụ ông chồng vừa mở miệng khen vợ đẹp, có duyên … thì lập tức cảnh sát có thể ập vào nhà còng tay tống vào tù chờ ngày ra tòa ngay.
Khen vợ trẻ, võ khí có khả năng hủy diệt qui mô của Iran cũng không bằng thân hình nguyên tử của vợ là có thể bị đi tù mút chỉ.
Vợ cũng không thể khen chồng là hay, là giỏi sau khi chồng uống một hai viên Viagra nữa. Thứ thuốc này không còn có thể gọi là thuốc chồng uống, vợ khen hay nữa. Khen thế là láo toét, tha hồ đi tù. Thế là không ai được nói những điều tử tế về nhau nữa. Cứ nói thật ra thì mới sống được.
Thành phố Mount Sterling sẽ trở thành một nơi dân chúng ăn nói thô tục với nhau, không còn văn minh lịch sự gì nữa. Muốn sống nhẹ nhàng với nhau, cử án tề mi, lúc nào cũng như Mạnh Quang đối với Lương Hồng đời Hán, lịch sự, văn học nghệ thuật với nhau là không được. Phải dùi đục chấm nước mắm cáy. Không có ống nhún làm gì nữa. Ðường xấu thì cứ để sóc cho tỉnh người ra. Không bọc đường cho dễ nuốt nữa.
Chồng xấu trai, ăn nói vô duyên, hôi nách, không văn học nghệ thuật, ợ to, ngáy lớn thì cứ nói thẳng ra. Nói ngược lại là vào tù ngay lập tức.
Mount Sterling sẽ là một thành phố chết. Không ai có thể ở đó được. Mà cũng không ai dám tổ chức ra mắt sách, ra mắt thơ ở đó nữa. Nếu còn dám lôi nhau lên đó ra mắt sách, thì tác giả và người giới thiệu có thể sẽ phải giết nhau nếu không muốn vào tù. Những câu ngợi khen văn tài của tác giả có thể làm cho tác giả phải đi sửa cho mũi nhỏ lại và nhà phê bình văn học ngồi tù đến chết.
Cũng thế, các giọng hát Karaoke ra cái CD sẽ chỉ tiếp tục làm khổ những cái tai chồng con và làm ô nhiễm không khí thành phố, không bao giờ dám lên Mount Sterling ra mắt để mang họa vào cho bạn bè và thân hữu được dụ đến buổi ra mắt và ép mua CD nữa.
Nhưng có thể thành phố này sẽ rất được các thẩm mỹ viện biết ơn và yêu quí.
Thí dụ các ông chồng thay vì nói: “Em đẹp quá à … đừng có sửa gì nhá… Giời cho sao thì xài vậy … mà giời cho đẹp quá rồi sửa làm chi… trái mệnh giời là giời ghét cho thì phiền lắm đấy…” các ông chồng sợ vào tù vì không nói thật, thế là cứ chiếu luật cấm nói dối ra mà nói rằng:” Này … trông sốt ruột lắm rồi đấy nhá… có biết đêm đêm thức giấc ngỡ ngàng … ngó sang bên cạnh tôi đã bao nhiêu lần phải rú lên vì hết hồn không? Sao không đi sửa đi cho hàng xóm cần sự yên lặng nghỉ ngơi? Ðến mấy ma-đam nhờ các ma-đam bơm, hút, căng, kéo toàn bộ lại coi … đời sống ngắn quá mà, cho tôi sống với mà … “
Vì thế, bộ luật mới của Mount Sterling thực ra cũng có những tốt đẹp của nó đấy chứ.
Ngày 15 tháng 1 năm 2013
Bạn ta,
Giải Nobel là một phần thưởng cao quí cao quí mà người ta có thể nói một cách chắc chắn là không một ai không mơ ước có được vinh dự được trao tặng giải thưởng ấy. Cho dù đó là một kinh tế gia, một nhà hóa học, vật lý, một nhà văn, nhà thơ hay một nhân vật tranh đấu cho hòa bình của nhân loại.
Những tên tuổi từng được trao giải Nobel như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Marie Curie, Mẹ Teresa, Aung San Suu Kyi, Ernest Hemingway, Anatole France, Bernard Shaw, Rabindranath Tagore … và rất nhiều nữa đều đã làm cho giải Nobel càng thêm uy tín và cao quí.
Nhưng cũng có những trường hợp giải Nobel bị từ chối như các trường hợp Jean Paul Sartre, Boris Pasternak… Sartre không nhận giải vì cho rằng nhà văn không nên nhận những giải thưởng nếu những giải thưởng ấy có thể tạo ra những thành kiến đối với tác phẩm của mình. Pasternak thì bị nhà cầm quyền Liên Xô cấm nhận xuất ngoại để nhận giải thưởng.
Những trường hợp như thế không cho thấy sự can đảm của người từ chối giải. Sartre có lý của ông, nhưng đó không phải là một hành vi can đảm, chỉ là một việc làm có tính cách nổi loạn. Pasternak thì không dám đi Stockholm để nhận giải vì bị nhà cầm quyền hăm không cho trở về nước.
Mới đây, một "vinh dự", nếu đó được coi là một vinh dự ở một quốc gia Cộng sản độc tài, đã bị từ chối. Hành động từ chối ấy từ trước tới nay chưa bao giờ được ghi nhận. Mặc dù chưa có quyết định để trao giải hay vinh danh, trao huân chương… mà mới chỉ là một gợi ý.
Quốc gia Cộng sản đó là Việt Nam, nơi mà tất cả mọi giải thưởng, huân chương nhà nước ban tặng đều là những ao ước lớn nhất của mọi người, như một bằng chứng tốt đẹp về những việc làm được coi là có đóng góp quan trọng cho nhân dân và nhà nước. Có được bằng khen, huân chương, giải thưởng là những bảo đảm cho tên tuổi, nghề nghiệp và quyền lợi.
Nguyễn thị Bình, nguyên bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vừa được trao huy hiệu đảng mới đây (hôm 3 tháng 1 năm 2013) đã sướng rên lên khi nhận được tấm huy hiệu đó, và cũng đã phải kèm theo mấy câu tuyên dương đảng nghe rất cô đầu.
Ít có ai dám từ chối một thứ "vinh dự" của nhà nước. Nhưng hồi cuối tháng 12 năm 2012 đã có một người làm công việc đó. Người ấy là một diễn viên điện ảnh, cô Kim Chi, người từng xuất hiện trong nhiều phim của điện ảnh Hà Nội. Khi được gợi ý là viết một bản báo cáo về thành thích nghề nghiệp để được Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng, cô đã từ chối qua điện thoại, rồi sau đó, lại viết một bức thư gửi cho Hội Điện Ảnh Việt Nam để nói rõ lý do, tránh hiểu lầm. Nữ diễn viên Kim Chi viết trong thư đề ngày 28 tháng 12 năm 2012 rằng cô "không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm".
Bức thư có chữ ký Nguyễn thị Kim Chi. Tiếp xúc với đài BBC, cô cũng xác nhận những điều cô viết trong thư và còn nói thêm là cô không muốn có lời khen của Nguyễn Tấn Dũng. Cô nói rằng mọi nơi trên thế giới đều phản đối một số việc làm của thủ tướng Việt Nam. Vì thế, cô không quí trọng người cầm đầu chính phủ hiện nay. Cô nhận là ở Việt Nam, ai nói "tiếng nói khác" với tiếng nói của chính phủ là có thể bị bắt, bị tù. Khi BBC hỏi cô có sợ khi đưa ra những lời tuyên bố như trên thì cô trả lời là không, dẫu cho "người ta có thể tạo ra những tai nạn" để giết cô.
Kim Chi xác nhận cô là một người Cộng Sản, từng đi chiến trường suốt 10 năm và từng thấy tận mắt bạn bè hy sinh nên bây giờ, cô coi mọi chuyện nhẹ như lông hồng.
Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Cô Kim Chi đã la lớn về những con rận dưới lớp chăn cô đang đắp. Và đó là điều đáng nói. Cô hy sinh 10 năm của tuổi trẻ để trở về nhìn thấy một đất nước tan nát càng ngày càng nghèo khổ, tham nhũng, bất công, mỗi ngày gia tăng, cả nước mỗi ngày mỗi đi xuống dưới bàn tay của nhà cầm quyền nên không thể nhận lời khen của một thằng ăn cướp. Cô không muốn nhìn thấy cái chữ ký của nó ở trong nhà. Cô thấy bị xúc phạm nếu nhận lời khen của một tên cướp, một tên tội đồ mà cô gọi là "kẻ"(chứ không thèm dùng chữ "vị" như mấy đứa nhà quê ngu xuẩn viết báo, làm radio ở hải ngoại từng cung kính một tên hiệu trưởng hiếp dâm nữ sinh mà chúng gọi là "vị hiệu trưởng Sầm Đức Xương" rồi nhẩy đong đỏng lên như ngồi phải cọc khi có người nói khác).
Nhìn ra được những chuyện tàn mạt ở trong nước và không ngại ngần nói thẳng ra thái độ bất mãn và khinh bỉ người lãnh đạo như vậy thì người ta có thể tin chắc rằng không bao lâu nữa, cô Kim Chi sẽ không còn là một người Cộng Sản như cô vừa khẳng định mới đây nữa.
Ông Reagan có lần nói người Cộng Sản là người đọc hết các sách của Mác và Lê Nin, người chống lại Cộng Sản là người hiểu Mác và Lê Nin.
Cô Kim Chi cho thấy cô rất khác những cái thứ chạy về nước, hét ầm lên là mấy chục năm trước (ở Mỹ) là đi trong bóng tối, về nước mới mở mắt ra, được cấp cái chứng minh nhân dân là khoe nhặng lên. Trông chẳng ra làm sao cả.
Mong cô bình an.

Ngày 16 tháng 1 năm 2013
Bạn ta
Tôi hoàn toàn không hiểu mấy cái chiến hạm mang tên Thanh Đảo, Quảng Châu, Thâm Quyến và thuộc hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc tới Sài Gòn để làm gì.
Nhà cầm quyền lúc đầu không nói gì về sự có mặt của chúng tại bến cảng Sài Gòn, cho mãi đến sau khi báo chí viết về chúng, nhà nước mới nhận là chúng đang thả neo ở Sài Gòn để viếng thăm Việt Nam.
Thế thì đây là một chuyến viếng thăm. Viếng thăm thì phải có lời mời. Không bao giờ có chuyện những chiến hạm này cứ lừng lững tiến vào sông Sài Gòn, vượt qua những vùng biển của Việt Nam mà không có phép. Tới được bến Sài Gòn nhất định phải đi vào hải phận Việt Nam. Vậy thì chắc phải có lời mời các chiến hạm này mới tới được Việt Nam. Chuyện này, con nít cũng biết.
Nếu không được mời mà cứ chạy vào Sài Gòn thì chuyện ấy chỉ có thể xẩy ra được nếu Việt Nam không còn nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Việt Nam nữa, và các tầu chiến này là tầu của các thái thú mới không cần phép tắc gì hết. Và Việt Nam không còn thẩm quyền gì tại các vùng nước mà các tầu chiến này đi qua.
Chuyện ba Tầu mang ba … tầu lạ vào tận Sài Gòn là có lời mời của nhà nước. Mời đến thăm làm gì? Mục đích của chuyến viếng thăm là gì?
Thân hữu? Ngay sau vụ tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam gặp trở ngại muốn ghé vào Hoàng Sa để sửa chữa và tránh bão mới đây và bị hải quân Trung quốc đuổi ra khơi để chịu sóng lớn ngoài biển thì hành động đó (xua đuổi tầu ngư dân Việt Nam giữa cơn bão) không thể coi là hành động thân hữu được. Việc tầu hải giám của Trung quốc mới hai tuần trước cắt dây cáp của một tầu Việt Nam cũng không thể là một hành động thân hữu được. Nếu vì sơ ý mà xẩy ra chuyện đó thì tầu Trung quốc phải xin lỗi và bồi thường. Tầu hải giám Trung quốc không hề làm công việc thân hữu đó. Trung quốc vẫn lớn tiếng đe dọa các tầu của ngư dân Việt Nam hoạt động tại những vùing biển mà Trung quốc nhận bất hợp pháp là của họ và đã từng phá tầu của ngư dân, bắt ngư dân đòi tiền chuộc và nhiều lần còn gây thiệt mạng cho các ngư dân. Làm thế mà là thân hữu chăng?
Chuyến ghé Sài Gòn không hề thân hữu gì hết. Dân chúng Sài Gòn cũng không hề được thông báo hay tổ chức ra đón ba tầu chiến của ba Tầu. Hai hôm sau, ba tầu của ba Tầu mới cho dân chúng lên thăm tầu, nhưng nhìn hình ảnh thì thấy ngay chỉ là ba Tầu lên thăm ba tầu của ba Tầu mà thôi.
Và như vậy, nhà cầm quyền lại lần nữa tỏ ra rất hèn với Bắc kinh.
Sau những chuyện xẩy ra ở Hoàng Sa và các vùng biển khác của Việt Nam, nhà cầm quyền ít nhất phải có một thái độ khác. Đầu tiên là phải phản đối về mặt ngoại giao. Ngưng các chuyến thăm viếng của các giới chức Trung quốc chẳng hạn. Rút bớt nhân viên ngoại giao ở Bắc kinh về và đòi Trung quốc giảm bớt số nhân viên ngoại giao của họ ở Hà Nội. Thả ngay những người biểu tình chống Trung quốc và hàng hóa Trung quốc như một hành động dằn mặt … nhẹ.
Nhưng Hà Nội chọn biện pháp âm thầm cho ba tầu của ba Tầu vào thăm "thân hữu" Sài Gòn.
Mẹ kiếp năm rắn còn mấy tuần nữa mói đến mà rắn rít đã được bọn cu ly xe kéo đến cõng vào tận chuồng gà.
Business as usual. Vẫn hèn hạ nô dịch như mọi khi là thế.

Ngày 17 tháng 1 năm 2013
Bạn ta,
Sở thuế ở đâu cũng dã man, tàn bạo, vô nhân đạo cả, nhưng có lẽ sở thuế ở Thụy Ðiển phải là sở thuế tồi tệ nhất thế giới ngày nay.
Một phụ nữ trẻ rất tội nghiệp vừa bị tòa thượng thẩm Stockholm về hùa với sở thuế, không cho cô được khấu trừ thuế khoản tiền 26 ngàn kronor, tương đương với 3 ngàn Mỹ kim, mà cô đã chi để tăng tiến nghề nghiệp trong hồ sơ khai thuế năm 1998.
Sau 3 năm trời tranh tụng, người phụ nữ 25 tuổi sống ở thủ đô Thụy Ðiển đã bị sở thuế hạ đo ván. Sở thuế và tuần trước, tòa thượng thẩm Stockholm không coi khoản tiền mà cô chi ra là khoản chi tiêu cho nghiệp vụ của cô -- business expense -- theo luật thuế của Thụy Ðiển.
Người phụ nữ dấu tên trong bản tin AP làm nghề vũ nữ thoát y. Khoản tiền cô chi ra nếu là phí tổn để mua xăng cho xe, chạy từ hộp đêm này sang hộp đêm khác mỗi tối, hay son phấn mà cô dùng để bôi mặt xuất hiện trên sân khấu, thì được trừ thuế mặc dù mọi người đều biết chắc rằng cô có thể dùng xe để đi trong những việc không dính tới nghề thoát y, hay son phấn cho đẹp những lúc khác, không đứng uốn éo, bẹo hình hài đem bán (chữ của Bình Nguyên Lộc) trên sân khấu.
Khoản chi tiêu cô xin trừ thuế đã được dùng cho một việc chỉ có những người mù và những nhân viên sở thuế và ông toà bất nhân ở Stockholm mới không coi là chi phí nghiệp vụ của cô.
Khoản tiền 26 ngàn kronor, một khoản tiền đáng kể với một phụ nữ như cô, được dùng để đặt hai bịch silicone vào người của cô. Cô cho biết nhờ hai bịch silicone này, cô gia tăng được lợi tức mà cô khai đầy đủ cho sở thuế, nên cô ghi khoản tiền này trong hồ sơ khai thuế để xin được khấu trừ.
Sở thuế không đồng ý.
Tôi hoàn toàn không hiểu được.
Nói thí dụ như một người đàn ông trung niên bèo nhèo như thế này thì ai bỏ tiền ra coi uốn éo trên sân khấu.
Nhưng nếu bỏ tiền ra bơm, hút, căng, kéo khắp các vùng chiến thuật thì đứng lên sân khấu chắc cũng có người coi chứ. Vậy thì những khoản tiền chi cho các madam chủ thẩm mỹ viện nhất định là những khoản chi cho nghiệp vụ chứ còn chạy vào đâu nữa.
Cô cho biết việc đặt hai bịch silicone vào người chỉ có một mục tiêu duy nhất là cho nghề nghiệp của cô. Vậy thì cô phải được cho khấu trừ thuế.
Nhưng tòa thượng thẩm ở Stockholm thì nhất định cho rằng cuộc giải phẫu đăït hai bịch silicone vào người không hề có tính cách thương mại mà hoàn toàn có tính cách riêng tư -- the surgery was not commercial, but private (*).
Luật sư của người phụ nữ trẻ nói rằng cô không hề được bất cứ một khoái lạc riêng tư nào từ cuộc giải phẫu này (...she derives absolutely no pleasure from the surgery privately...)
Tôi tin điều này. Tưởng tượng khoét hai cái lỗ ở ngực, ấn, nhồi hai bịch silicone vào trong, khâu lại, mấy tuần sau tháo chỉ ra, tốn tiền mua một loạt quần áo mới cho cả trong lẫn ngoài, vừa mở cửa đi tưng tưng ra đường thì bị ngay mấy trăm con mắt ghen tức tố cáo trước dư luận quốc nội, quốc ngoại rằng đồ giả đấy... cái mặt ấy làm sao lại được như vậy... không cân đối chút nào... té xuống làm sao đứng dậy... lưng bị còng xuống là phải... ô hay sao lại đi giầy chiếc đen chiếc trắng thế này... không nhìn thấy giầy dép nữa ư... có còn đánh computer được nữa không... bây giờ làm sao học đàn ghi ta đây... chẳng phải thò tay mở cửa nữa nhỉ...
Toàn là những phát biểu độc ác.
Rõ ràng là dịch vụ giải phẫu không hề cho cô bất cứ một khoái lạc riêng tư nào hết. Tất cả đều chỉ nhắm giúp cô tăng tiến được thêm trong lãnh vực nghề nghiệp. Nhờ đặt hai bịch silicone vào người, khi trình diễn trên sân khấu, những tiếng huýt sáo ở dưới nghe có nhiều hơn, có to hơn trước. Những đồng tiền giấy gài vào cái G-string của cô có vẻ nhiều hơn khiến cô phải mấy lần quay vào góc lôi ra ném vào cái hộp đựng tiền của cô.
Vậy mà không là business expense hay sao?
Trong khi những lúc riêng tư (?) thì câu duy nhất cô được nghe là... em làm sao vậy? Sao lạ quá hà... không như trước đây... không thật chút nào... nó làm sao ấy... vấn đề sao lại nổi cộm quá thế này?...
Còn cô thì cô chỉ thấy sợ nó lệch, nó chạy đi chỗ khác chơi mỗi nơi một bịch, nó vỡ, nó méo, nó thách đố sức hút của trái đất làm thuyết của ông Newton sai bét thì làm sao...
Tội nghiệp cô hết sức.
(*) Stripper Cannot Deduct Implants on Taxes / AP Stockholm, Sweden.

Ngày 18 tháng 1 năm 2013
Bạn ta,
Tờ Thanh Niên, tờ báo điện tử của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tuần qua đã đăng một loạt 3 bài viết về Hoàng Sa với tựa chung là Mãi Mãi Hoàng Sa.
Bài đầu tiên có một bức ảnh đen trắng đi kèm. Bức ảnh không rõ lắm nhưng cũng đủ để người đọc thấy lá cờ treo trên một vọng gác là một lá cờ tam tài của Pháp. Bài thứ nhì cũng có một bức ảnh đen trắng chụp cảnh một toán người đang đào một cái giếng. Nhìn kỹ, thì người ta thấy đó cũng là một bức ảnh chụp đã rất lâu. Trong số những người lố nhố trong hình, có ít nhất hai người cao lớn, có phần chắc là hai người Pháp và bức ảnh phải được chụp trước năm 1954 khi người Pháp còn ở Việt Nam. Bài thứ ba có in kèm một bản đồ của Trung quốc vẽ năm 1909 để minh họa cho bài báo.
Cả ba bài đều không nói tới Hoàng Sa khi bị cưỡng chiếm là lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, và việc bảo vệ Hoàng Sa là do hải quân Việt Nam Cộng Hòa đảm trách. Bài báo cũng không nhắc tới lực lượng chống lại hành động xâm lăng của Trung quốc là hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Bài báo lại cũng không nhắc đến cái công hàm bán nước khốn nạn mà Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 dâng mẹ nó các đảo ở biển Đông cho Bắc kinh.
Cả ba bài đều nói Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam bị Trung quốc chiếm. Người viết các bài báo này, Hữu Trà, là một người viết hết sức gian xảo. Trong tất cả các bài viết, Hữu Trà hoàn toàn không nhắc tới việc Hoàng Sa đã bị chiếm như thế nào và nỗ lực cũng như hy sinh của những người cầm súng bảo vệ quần đảo này. Tuy nhiên, có một số chuyện Hữu Trà tuy không dám hay cũng có thể là không muốn viết ra, thì người đọc vẫn thấy.
Trong một đoạn, bài báo cho biết một người dân Quảng Nam tên là Lê Lan đã trở lại Hoàng Sa hồi tháng 10 năm 1973. Nguyên văn: "Đầu năm 1974, Trung quốc đưa tầu chiến đến lấn chiếm đảo. Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu giữ đảo, vì đảo là chủ quyền của chúng ta, nhưng bọn chúng đông qúa cùng nhiều tầu chiến nên cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa… Tôi cùng 32 người khác bị đưa về tạm giam ở đảo Hải Nam 3 tháng… Sau đó, chúng đưa tôi về trại tù binh ở Quảng Châu khoảng 1 tháng rồi giao cho tổ chức Hồng Thập Tự Quốc Tế của Anh trao trả cho chính quyền Sài Gòn".
Rõ ràng là Hữu Trà né cái tên Việt Nam Cộng Hòa. Bài báo cũng không nói rõ những người có nhiệm vụ giữ đảo là các binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hữu Trà cứ thế mơ hồ nói như chính Hà Nội đã đưa quân ra giữ Hoàng Sa để người đọc vô ý coi là thế.
Không hề dám nói khi xẩy ra trận Hoàng Sa, Hà Nội đã câm như hến một lũ. Và đến bây giờ cũng không có một thằng chó nào dám nhắc tới trận Hoàng Sa và những hy sinh bảo vệ biển và đảo của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Khổ thật, đã trót nói xấu, bọn Ngụy suốt mấy chục năm nay, chẳng lẽ nay lại nói là chính bọn Ngụy đã hy sinh, đã đổ máu, đã khẳng định chủ quyền, đã chết cho Hòang Sa, và không hề có một tên Ngụy nào dám hạ bút ký cái công hàm ô nhục "xác nhận" chủ quyền của Trung quốc tại các đảo ở ngoài khơi Việt Nam như thằng chó Phạm Văn Đồng.
Bọn chó im thin thít khi Trung quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, không dám mở miệng nói một lời nào.
Nhưng đau nhất cho chúng là người chỉ huy chiến hạm HQ-10 lại là một Ngụy quân đúng nghĩa nhất, mang cái tên là Ngụy Văn Thà, hải quân trung tá tuẫn tiết theo tầu cùng với các binh sĩ dưới quyền của ông.
Ngụy như thế chứ có bao giờ như bọn chó ở Bắc bộ phủ bao giờ.
Nhưng mà há miệng mặc mẹ nó cái quai khốn nạn rồi. Nói thế chó nào được.
Mẹ kiếp gian như Việt Cộng là thế.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 161)
INTRANSITIVE AND TRANSITIVE VERBS
SIX MOST CONFUSED VERBS
Bản ghi chép lại do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 161 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 3 năm 2013.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
TRÚC GIANG
Thưa chú, kỳ này chương trình nhận được thư của một khán giả hỏi về hai loại động từ mà cháu với chị QA chưa nghe nói bao giờ. Đó là THA ĐỘNG TỪ và TỰ ĐỘNG TỪ. Chị QA nói là quả thật chị chưa nghe thấy hai loại động từ này từ khi học tiếng Anh tới nay.
BBT
Trúc Giang nói đúng. Thực ra biết về chúng cũng được mà không biết cũng không sao. Bằng cớ là hai cô nói tiếng Anh đã lâu nay mà chưa bao giờ nghe về hai loại động từ này cũng vẫn … nói được đấy chứ có sao đâu. Nhưng cũng nên biết về chúng một chút. Trong tiếng Anh, chúng có tên là TRANSITIVE VERBS là THA ĐỘNG TỪ và INTRANSITIVE VERBS là TỰ ĐỘNG TỪ.
Thế nào là TRANSITIVE và thế nào là INTRANSITIVE?
TRANSITIVE VERBS là các động từ PHẢI CÓ túc từ trực tiếp (DIRECT OBJECTS) đi theo sau.
INTRANSITIVE là động từ KHÔNG cần túc từ (OBJECT) đi sau. Nó là TỰ ĐỘNG TỪ, nghĩa là tự nó đứng một mình vẫn đủ nghĩa như thường. Không cần phải có túc từ đi sau vẫn được.
Trong khi THA ĐỘNG TỪ tức là TRANSITIVE VERB thì phải có túc từ trực tiếp (DIRECT OBJECT) đi theo sau mới đầy đủ ý nghĩa.
Bây giờ tôi hỏi hai cô, khi tôi nói I SLEEP rồi chấm câu, FULL STOP, không nói thêm gì nữa ở đằng sau thì câu nói của tôi đã đủ nghĩa chưa, chỉ nói vỏn vẹn có I SLEEP thì hai cô đã hiểu tôi rõ ràng chưa?
Hai cô gật đầu, như vậy, khi nói I SLEEP là đủ, khỏi phải thêm gì đằng sau cũng đủ nghĩa rồi. Đó là TỰ ĐỘNG TỪ, là INTRANSITIVE VERB. QA và Trúc Giang cho tôi nghe mỗi cô 3 INTRANSITIVE VERBS coi.
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ TO STAND, TO WALK, và TO SIT là INTRANSITIVE VERBS vì cả 3 động từ này không cần túc từ OBJECTS ở đằng sau.
QA
Còn đây là thí dụ của QA: TO REST, TO WORK, TO DANCE… tất cả đều không cần OBJECT tức là túc từ theo sau. QA có thể nói I REST, HE WORKS, THEY DANCE không cần túc từ theo sau mà vẫn đầy đủ ý nghĩa.
BBT
Đó là INTRANSITIVE VERBS. Trong khi đó, TRANSITIVE VERBS tức là THA ĐỘNG TỪ thì theo sau chúng phải có DIRECT OBJECTS thì ý nghĩa mới đầy đủ. Thí dụ tôi nói I LIKE và ngưng ngay ở đó, thì hai cô có hiểu tôi muốn nói gì chưa?
TRÚC GIANG
Thưa chú chưa. Chú nói I LIKE rồi ngưng lại thì chú thích cái gì, thích chuyện gì, thích người nào thì người nghe chưa biết. Động từ LIKE cần phải có OBJECT tức là phải túc từ đi theo sau. Nếu chú nói I LIKE COFFEE thì cháu hiểu ngay, vì COFFEE là túc từ của động từ TO LIKE, một động từ TRANSITIVE, một THA ĐỘNG TỪ.
QA
Như vậy, TO LIKE là TRANSITIVE VERB tức là THA ĐỘNG TỪ. Các động từ này đều cần phải có OBJECT đi theo sau.
BBT
Đúng vậy. Khi tra tự điển, các cô sẽ thấy động từ (TO) LIKE có chữ "v.t" đứng bên cạnh, đó là những chữ viết tắt của VERB TRANSITIVE. Còn động từ (TO) WALK thì có những chữ viết tắt gì đây Trúc Giang?
TRÚC GIANG
Có hai chữ "v.i" bên cạnh phải không chú, vì (TO) WALK là INTRANSITIVE. Chữ "i" là viết tắt của INTRANSITIVE trong khi chữ "t" là viết tắt của TRANSITIVE. Bây giờ thì cháu hiểu rồi.
BBT
Nhắc hai cô là có những động từ luôn luôn là TRANSITIVE VERBS nghĩa là phải có túc từ theo sau thí dụ như TO LIKE, TO MAKE, TO FIGHT…. Không có túc từ đi theo sau chúng thì câu nói không đủ nghĩa.
Có những động từ không bao giờ cần túc từ cả như động từ TO SLEEP, TO WORK, TO SIT, TO STAND… chẳng hạn.
Nhưng cũng có những động từ vừa là TRANSITIVE vừa là INTRANSITIVE. Thí dụ động từ TO COOK chẳng hạn. Chúng ta có thể dùng nó mà không cần túc từ đi theo sau. Thí dụ AT HOME, MY MOTHER IS ALWAYS COOKING. Không cần phải nói COOK cái gì, món gì mà câu vẫn đầy đủ ý nghĩa. Nhưng chúng ta cũng có thể nói I COOK BREAKFAST, túc từ là BREAKFAST. Như vậy, TO COOK vừa là TRANSITIVE vừa là INTRANSITIVE VERB.
QA
Thưa anh, khi nói, mà thấy câu mình nói chưa đủ nghĩa thì phải tìm cách làm cho nó đủ nghĩa, như thêm cho nó cái OBJECT chứ đâu có cần phải biết động từ đó là TRANSITIVE hay INTRANSITIVE…
BBT
QA nói như vậy cũng không đúng hẳn. Chúng ta nên biết một chi tiết căn bản về các động từ TRANSITIVE và INTRANSITIVE VERBS để có thể dùng chính xác 6 động từ sau đây. Trông chúng khá giống nhau nhưng thực ra thì rất khác nhau. Thí dụ TO RAISE và TO RISE; TO SET và TO SIT; TO LAY và TO LIE. Đây là những động từ mà chính nhiều người Mỹ cũng sai khi dùng chúng. Ba trong số 6 động từ kể trên là TRANSITIVE, phải có OBJECT đi theo sau. Ba động từ kia là INTRANSITIVE thì không cần OBJECT. Như vậy, biết phân biệt chúng cũng là điều cần đó chứ.
TRÚC GIANG
Xin chú giảng luôn về 6 động từ này, vì cháu cũng đã từng gặp chúng rồi.
BBT
Trước hết là cặp TO RAISE và TO RISE. TO RAISE là nuôi cho lớn như nuôi con, nuôi thú vật, gia súc, gà vịt… sau động từ này chúng ta phải có OBJECT. QA cho nghe một thí dụ với TO RAISE có OBJECT coi.
QA
THEY RAISE ALL THE CHILDREN BY WORKING VERY HARD ALL THEIR LIVES. Danh từ CHILDREN là túc từ, OBJECT của RAISE.
TRÚC GIANG
MY COUSIN RAISES SOME CHICKENS IN HIS BACKYARD.
BBT
TO RAISE là động từ qui tắc (REGULAR VERB). Quá khứ chỉ cần thêm "D" vào cuối để thành RAISED. RAISE còn dùng trong TO RAISE FUND là gây quĩ, TO RAISE A QUESTION là nêu ra, đặt một câu hỏi, TO RAISE THE GAS PRICE là tăng giá xăng. Còn TO RISE là thức dậy, mọc lên như mặt trăng, mặt trời … TO RISE là một THA ĐỘNG TỪ, INTRANSITIVE, không cần túc từ và là một IRREGULAR VERB. TO RISE, ROSE, RISEN. QA cho nghe hai câu với TO RAISE và TO RISE coi.
QA
PEOPLE IN OUR VILLAGE RAISE COWS AND BUFFALOES.
THEY MUST RISE VERY EARLY EVERY MORNING.
TRÚC GIANG
IT IS VERY EXPENSIVE TO RAISE A CHILD IN AMERICA.
THE SUN RISES IN THE EAST.
BBT
Sau đây là động từ TO SET và TO SIT. TO SET là động từ bất qui tắc: TO SET, SET, SET và là một động từ TRANSITIVE nên phải có OBJECT đi sau. TO SET là đặt, để như TO SET THE TABLE là bầy bàn, bầy chén bát lên bàn để sửa soạn ăn; TO SET AN EXAMPLE là làm gương, làm thí dụ. Trúc Giang đặt câu với TO SET AN EXAMPLE coi.
TRÚC GIANG
MY DAD SETS A GOOD EXAMPLE FOR ALL OF US.
QA
AT DINNER TIME, MY SON ALWAYS SETS THE TABLE NICELY.
BBT
Động từ TO SIT, SAT, SAT là ngồi xuống thì hai cô đều đã biết. Động từ này không cần OBJECT nên nó là một INTRANSITIVE VERB. Cặp đôi cuối cùng là TO LAY, LAID, LAID và TO LIE, LAY, LAIN. Đây mới là cặp gây rắc rồi nhiều nhất. TO LAY là đặt xuống TO LAY THE BRICKS là xây gạch. BRICKS là túc từ. Do đó, TO LAY là TRANSITIVE. Hai cô chắc biết BRICK LAYER là gì chứ? Là người … đặt gạch chăng? Đúng rồi, BRICK LAYER là thợ nề. Trúc Giang cho một thí dụ coi.
TRÚC GIANG
I LAID THE KEYS SOMEWHERE AND NOW I CANNOT FIND THEM.
BBT
Đúng. Vì thế chúng ta cũng có động từ TO MISLAY là làm mất, làm thất lạc không tìm thấy. PAST TENSE là MISLAID và PAST PARTICIPLE là MISLAID. Còn QA?
QA
HE NEVER LAYS HIS HAND ON THE CHILD.
BBT
Đúng rồi, ông ta không bao giờ đánh con một cái nào. Còn động từ TO LIE, LAY, LAIN là nằm xuống. Động từ này không cần túc từ. ON SUNDAY, I LIE IN BED UNTIL NOON. AS YOU LIE WITH THE DOGS, YOU WILL GET THE FLEAS nghĩa là nằm với chó thì thế nào cũng bị bọ chó bò sang người nghĩa là chơi với phường vô lại thì thế nào cũng lây cái tính xấu của chúng. Trúc Giang và QA mỗi cô làm một câu với TO LIE là nằm coi.
TRÚC GIANG
LAST NIGHT I COULD NOT SLEEP. I LAY AWAKE ALL NIGHT.
QA
THE MOTHER SINGS A LULLABY AS THE BABY LIES IN BED.
Nhưng thưa anh, còn một động từ TO LIE khác nữa phải không?
BBT
Đúng rồi, cám ơn cô. Suýt nữa tôi quên. TO LIE là nói dối. Đây là một TỰ ĐỘNG TỰ, một INTRANSITIVE VERB và là một động từ thường, REGULAR VERB. Quá khứ là LIED. Trong khi TO LIE nghĩa là nằm thì PAST TENSE và PAST PARTICIPLE là LAY, LAIN.
Người nói dối là LIAR. PRESENT PARTICIPLE của hai động từ TO LIE là nằm và nói dối viết là LYING. LYING có thể là đang nằm, hay đang nói dối, nói điều không thật .
Hồi đi học, một người bạn dậy tôi học hai động từ TO LAY, LAID, LAID và LIE, LAY LAIN bằng cách lẩm nhẩm thế này: LÂY, LẾT, LẾT (TO LAY, LAID, LAID) và LẠI, LẤY, LỀN (LIE, LAY, LAIN)… nhờ đó, đến nay vẫn chưa quên.
TRÚC GIANG
Cám ơn chú. Cứ bắt chước, đọc thần chú LÂY LẾT LẾT, LẠI LẤY LỀN là không bao giờ quên được.
QUỲNH ANH
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.