March 14, 2013

March 15, 2013


Ngày 11 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Tại Việt Nam, một cuốn sách nhan đề Vở Luyện Từ và Câu lớp 3, tập 2 vừa bị thu hồi và tạm ngưng phát hành để chỉnh sửa những sai sót trong sách.
Ở trang 5 của cuốn sách vừa kể có một bài viết tay với tuồng chữ rất chân phương và rất đẹp. Nhưng nội dung của đoạn viết tay đó đã để lại những sai sót tầy đình. Đây là nguyên văn đoạn viết tay ấy :
"Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng . Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến , vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy thủy triều xuống quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc thuyền bị thủng đâm hàng loạt . Cuộc xâm lược của dịch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi vua."
Cuốn sách này được hình thành bởi 5 người, trong đó có một chủ biên, 4 người kia không biết giữ những công việc và trách nhiệm gì.
Nhưng với 5 người như thế mà vẫn để lại những sai sót vô cùng tệ hại thì quả là bọn biên soạn cuốn sách ngu thật.
Bài viết được giao cho một người có chữ viết rất đẹp để viết làm mẫu cho các học sinh tập viết. Phải nói người viết có nét chữ rất đẹp. Nhưng cũng chính vì đó là chữ viết tay, không phải là được sắp chữ, hay đánh bằng máy điện toán nên không thể nói đó là lỗi typo. Người viết chỉ có nhiệm vụ viết, nhưng ít nhất cũng phải có một chút kiến thức về sử để nhìn ra chi tiết lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt. Nhưng người này đã không thấy được sai sót đó. Viết xong chắc chắn bài viết phải được đọc lại để sửa chữa nếu có chi tiết, chữ nào bị viết sai, thiếu nét, đánh dấu lầm... Nhưng rõ ràng là (những) người đọc lại bản viết cũng không nhìn ra được sai sót nên Lý Thường Kiệt mới được trao cho một công việc khác là đánh quân Nam Hán, để cho Ngô Quyền ở không, ngồi chơi sơi nước.
Trong đoạn văn, quân Nam Hán được nhắc tới hai lần. Lý Thường Kiệt được nhắc tên ba lần. Lý Thường Kiệt cũng được trao cho công việc đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng, để đánh đoàn chiến thuyền Nam Hán. Việc đó, ai học sử Việt cũng phải biết là việc làm của Ngô Quyền, và sau đó, năm 1288 Hưng Đạo Vương cũng dùng kế đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng để đánh quân Nguyên.
Lầm Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt mới chỉ là một cái lỗi mà người ta nhìn thấy trong bài viết.
Nhưng thực ra, còn có những lỗi khác nữa thì lại không thấy những độc giả góp ý với tờ Dân Trí nêu ra.
Đó là ở cuối của bài viết, người ta đọc thấy nguyên văn câu này: "Năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua."
Thực ra thì Ngô Quyền mới là người lên ngôi vua năm 939 tức là năm Kỷ Hợi, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Ngô Quyền chết năm Giáp Thân (944), thọ 47 tuổi.
Lý Thường Kiệt thì không bao giờ đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt là người đánh quân Tống và Chiêm Thành (Phá Tống, Bình Chiêm). Ông đánh Chiêm Thành năm 1075 để trừng phạt việc Chiêm Thành đem quân sang quấy phá Việt Nam. Sau khi đánh Chiêm Thành xong, Lý Thường Kiệt mới quay sang đánh quân Tống.
Đến năm Quí Mùi (1103) ở Diễn Châu có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Lý Giác. Lý Giác chạy sang Chiêm Thành, đem vua Chiêm là Chế Ma Na đánh lấy ba châu của Việt Nam. Năm 1104, Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na thua chạy, xin trả lại đất cho Việt Nam.
Lúc ấy, Lý Thường Kiệt đã 70 tuổi. Một năm sau khi đánh Chiêm Thành (năm 1105), Lý Thường Kiệt mất, hưởng thọ 71 tuổi. Đó là dưới triều vua Lý Nhân Tông. Lý Thường Kiệt là tướng tài, không lên ngôi vua ngày nào.
Lộn Ngô Quyền thành Lý Thường Kiệt là một chuyện. Lộn quân Tống thành quân Nam Hán là chuyện thứ hai. Kế hoạch đóng cọc nhọn trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thì trao cho Lý Thường Kiệt là sai lầm thứ ba.
Lý Thường Kiệt sinh năm 1034, chết năm 1105 thì viết khơi khơi là năm 939, tức là trước khi Lý Thường Kiệt ra đời tới 95 năm, Lý Thường Kiệt đã lên ngôi vua.
Than ôi, một đoạn viết ngắn có 13 dòng viết tay mà để lại một đống lỗi như thế thì dậy dỗ cái con chó gì.
Mẹ kiếp viết lịch sử láo toét như thế, lại bao nhiêu người không nhìn ra những sai sót đó cho nên học sinh mới quá chán học môn sử (như tờ Giáo Dục Việt Nam đã viết hồi tháng trước) là như vậy.
Học sinh học tới lớp 5, sống lù lù ngay ở Hà Nội, mà không biết thủ đô của Việt Nam là gì thì cũng là do mấy thứ ngu dốt đó dậy dỗ.
Đã dốt như thế, lại còn dở trò bóp méo, xuyên tạc lịch sử thì mới có cái thứ chó cái như con nhãi Lê Phong Lan làm loạt phim về Mậu Thân và đổ hết tội cho Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã giết mấy ngàn người ở Huế.
Mẹ kiếp con nhãi con xuyên tạc lịch sử để tẩy rửa cho các tội ác của Việt Cộng thì cũng hiểu được. Nhưng cướp công của Lý Thường Kiệt từ tay Ngô Quyền và cho Lý Thường Kiệt lên ngôi vua để … nói xấu tổng thống Ngô Đình Diệm (?) vì cùng họ với Ngô Quyền hay sao?
Mà rồi cả đống trong nước cũng không thấy được những sai lầm láo toét như thế nên đất nước mới là không khá được.
Giá chịu khó đọc vài trang trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim từ trang 68 đến trang 107 cũng thấy ngay là Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, không phải Lý Thường Kiệt chư sao mà lại nhắm mắt nhắm mũi viết bậy như thế! Nhà nước thì mấy tháng sau mới quyết định thu hồi lệnh thu hồi cũng nói là "tạm". Tại sao lại "tạm thu hồi" mà không đốt cha nó cái đống sách mả mẹ ấy đi cho sạch cái … mình?
Tôi chắc giờ học sử của các em không bao giờ có cảnh như thế này:
Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử
Thầy tôi bảo :"Các em nên nhó rõ,"
"Nước chúng ta là một nước vinh quang,"
"Bao anh hùng thuở trước của giang san,"
"Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc."
…(Đoàn Văn Cừ)
Chứ học sử mà gặp phải thứ sách khốn nạn như thế thì giữ nước thế chó nào được.

Ngày 12 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Trong lối nói của người Anh và người Mỹ, có một câu như thế này: "…like opening a can of worms", đại khái là như mở một cái hộp đựng sâu bọ, khiến giòi bọ lồm cồm bò ra, đóng lại không kịp. Lối nói ví von như thế, bây giờ nghe lại giống hệt như những gì đang thấy ở Việt Nam.
Cái hộp giòi bọ, lỡ tay mở ra thì một đống sâu giòi lúc nhúc kéo nhau ra trình diện hệt như vì tìm ra được một chuyện xấu, thì lập tức một đống chuyện xấu khác lếch thếch kéo nhau ra. Như ở Việt Nam mới đây, thoạt đầu là cuốn sách với một trang in hình lá cờ Trung quốc để các học sinh quan sát và tập kể chuyện. Rồi vài ngày sau đó, người ta lại tìm thấy một cuốn sách khác dậy đánh vần (Bé làm quen với chữ cái) của nhà xuất bản Sư Phạm với mấy sai sót tệ hại khác.
Cuốn sách sửa soạn cho các em vào lớp 1 nguyên là một cuốn sách mua của một nhà xuất bản ở Trung quốc mang về dịch và giữ nguyên lá cờ Trung quốc trong bản tiếng Việt thì được bào chữa một cách ngu xuẩn rằng vì sách của Trung quốc mua lại để dịch sang Việt ngữ nên phải giữ nguyên nội dung, không được thay đổi để tránh vi phạm những hợp đồng đã ký khi mua cuốn sách đó.
Nhưng cuốn dậy đánh vần là của một người tên là Nguyễn Thúy Hà viết, do nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm xuất bản. Ở bài học số 14 dậy các em đánh vần chữ "C" có kèm theo hình vẽ như cua, cam, cá, cây và cờ, những vật có tên bắt đầu bằng chữ "C", thì con đĩ dại Nguyễn Thúy Hà đã dùng lá cờ 5 sao của Trung quốc để đi kèm với chữ "CỜ".
Cuốn sách dậy đánh vần tiếng Việt, không phải là cuốn sách dịch từ tiếng Hoa nên mới dùng những vật có tên viết với chữ "C".
Người viết cuốn sách này đã dùng lá cờ 5 sao của Trung quốc để minh họa cho chữ "cờ".
Vì thế nó mới lòi cái đuôi ngu xuẩn khốn nạn ra. Tại sao không là lá cờ đỏ sao vàng (*) mà lại dùng lá cờ Tầu? Nếu không dùng lá cờ máu ấy thì tại sao không dùng hình vẽ cái cờ đuôi nheo, cái cờ dải phướn… mà nhất định phải dùng cái cờ 5 sao của Trung quốc?
Tôi nghĩ đây là một việc làm có tính toán, tính toán một cách hiểm độc, đó là cấy vào đầu óc non nớt, trong trắng của trẻ em hình ảnh cái lá cờ 5 sao đó để thế hệ này lớn lên, sẽ quen với lá cờ ấy và sẽ không phản đối khi những lá cờ đó được kéo lên ở khắp nước Việt Nam. Ngoài khơi thì ở Hoàng Sa, Trường Sa, trên cao nguyên thì ở khu khai thác bô xít, ở Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương, trên những chiếc lồng đèn đỏ treo ở Hải Phòng, Lào Cai, Vũng Tầu…
Và điều đó nguy hiểm còn hơn cả cái ngu xuẩn và dốt nát của bọn viết sách giáo khoa cho trẻ em như con chó dại Nguyễn Thúy Hà đã cho thấy trong cuốn sách dậy đánh vần.
Chứ bọn viết sách ngu dốt ấy, nếu bí quá không tìm được những chữ bắt đâu bằng chữ "C" thì cứ nói. Tôi sẽ đưa cho chúng nó xem ảnh của mấy thằng đầu trâu mặt ngựa, bọn chó đẻ trong cái chính trị bộ của chúng để ở trang dậy đánh vần "C" có ngay mấy chữ bắt đầu bằng chữ "C": CON CỦ …CẢI.
Đâu cần phải cầu kỳ mà lại lộ rõ ra cái mặt vừa ngu vừa nô dịch để phải dùng lá cờ Ngũ Đại Xuất Tinh Hồng Kỳ của Bắc Kinh cho vào sách học vần dậy cho trẻ em Việt Nam?
Cuốn sách do nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm in mới là khốn nạn. Đại Học Sư Phạm là trường huấn luyện các giáo viên mà dám để cho một cuốn sách như vậy được in ra sao? Khi chuyện đổ bể, cả bọn cuống cuồng lên để giải thích và bào chữa. Một đứa nói là đó chỉ là bản in thử đem bầy bán thử nên mói có sai sót đó, và bộ Giáo Dục thì cũng chỉ ra lệnh tạm thu hồi là thế nào? Lũ giòi bọ tiếp tục bò ra từ cái hộp đó
Chưa hết đâu.
(*) Thế nào cũng sẽ có người bắt bẻ tại sao tôi lại viết là cuốn sách nên dùng lá cờ đỏ sao vàng. Mong … ít người sẽ nghĩ như thế!

Ngày 13 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Thì đúng như tôi nói trong lá thư trước, người ta lại tìm thấy một cuốn sách khác trong loại sách dành cho trẻ em Việt Nam có hình vẽ một em bé đang phất một lá cờ Tầu.
Cuốn sách nhan đề "Bồi Dưỡng Tình Cảm" tập 2 trong bộ sách "10 phút cho bé trước giờ đi ngủ."
Trước khi lên giường, trẻ em ở đâu cũng muốn nghe kể chuyện. Thường là truyện cổ tích như những thần thoại với đoạn kết tốt đẹp để đưa trẻ vào giấc ngủ với nụ cười trên môi, nối tiếp vào những giấc mơ hạnh phúc.
Ngày xưa, chúng ta yêu truyện bà lão và quả thị, cậu bé tí hon, con mèo đi hia… Ngày nay, thế giới đã có nhiều điều đổi khác nên truyện kể cho trẻ em trước khi ngủ cũng khác những truyện ngày xưa. Trẻ em không còn tin là người có thể lấy cóc, Thạch Sanh thì đã giết được chằng tinh, lại còn lấy được công chúa…
Nên ở trong nước, người ta phải mua những cuốn sách viết ở Trung quốc, viết cho trẻ em Trung quốc, đem dịch sang tiếng Việt để cho trẻ em Việt Nam sớm được đồng hóa thành người Trung quốc, nước Việt Nam sớm trở thành ngôi sao nhỏ thứ 5 trên lá cờ Ngũ Tinh Hồng Kỳcủa Trung quốc như những lá cờ mà nhà nước đã in ra, phát cho trẻ em phất khi đón một nhân vật của Bắc kinh sang thăm Việt Nam cách đây không lâu.
Cuốn sách "Bồi dưỡng tình cảm" được viết (dịch) cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi phát hành tháng 6 năm 2012. Ở trang 8 của tập 2 cuốn sách này, có một bài mang tựa đề "Yêu Tổ Quốc" với hàng chữ nguyên văn :"Tổ quốc chúng ta là Việt Nam. Quốc kỳ của chúng ta chính là lá cờ đỏ sao vàng. Bé hãy tô mầu cho đúng lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta nhé." Và ngay bên cạnh là hình vẽ một đứa bé đang cầm … cha nó lá cờ Ngũ Tinh Hồng Kỳ đếm được đủ 5 ngôi sao. Phía cuối trang còn có một câu dặn dò "Dậy trẻ nhận biết quốc kỳ đất nước, bồi dưỡng tình yêu đất nước cho trẻ từ nhỏ".
Mẹ kiếp đúng là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Dậy trẻ nhận biết lá cờ của nước nhà, rồi chìa mẹ nó ra cái cờ năm ngôi sao. Trẻ nhận biết xong lá cờ 5 sao đó, liền cứ bám mẹ nó cái cờ ấy mà yêu, mà bồi dưỡng tình yêu tổ quốc thì còn chó gì là đất nước Việt Nam nữa.
"Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay" là thế.
Các cháu ngoan của bác cứ thế ôm lấy lá cờ đỏ năm sao mà hôn trong khi bác thì ôm lấy đít của Mao sếnh sáng mà hít lấy hít để.
Bố tiên sư chúng nó, có ngu thì cũng ngu vừa, còn cho mười mấy thằng khác trong bộ chính trị ngu với chứ. Trong thiên hạ có 4 bồ ngu, chúng nó tranh nhau chiếm hết thì còn nhường cho ai ngu cùng nữa?
Cả nước không kiếm được một người nào biết vẽ cái cờ Việt Nam nữa hay sao? Bộ photoshop không biến được lá cờ Xuất Tinh Hồng Kỳ thành lá cờ đỏ sao vàng hay sao?
Thế thì chúng nó dậy trẻ yêu nước Trung quốc chứ yêu mẹ gì nước Việt Nam (cho dù là nước Việt Nam Cộng Sản, cờ đỏ sao vàng đi nữa).
Vậy nên chúng nó mới bỏ tù Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Việt Khang… đạp vào mặt, đấm đá hành hung tàn bạo những người dám động tới cái cờ mả mẹ nhà chúng nó.
Chờ lũ trẻ đọc những thứ sách vở cứt đái đó lớn lên thì sẽ cờ 5 sao vác chạy đầy đường cho mà coi.
Bố tiên sư chúng nó.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Người ta thấy là những cuốn sách mua của Trung quốc đem dịch sang tiếng Việt không chỉ tìm cách bơm vào đầu óc của trẻ em những điều sai lầm về sử ký địa lý Việt Nam trong khi tìm cách dẫn dắt lối suy nghĩ của các em theo chiều hướng chấp nhận sự bành trướng đất đai của Trung quốc nhắm vào Việt Nam, mà những thứ sách đó còn nhắm cả vào những thành phần không phải là trẻ em nữa.
Bắc kinh đang nỗ lực làm công việc đó và đang được sự tiếp tay của những con buôn bị người Tầu mua chuộc để làm theo những toan tính đồng hóa nước Việt Nam dần dần của họ.
Thương cho tổ tiên của chúng ta, những người quyết không để răng trắng, không nói tiếng Tầu, không quần áo Tầu suốt bao nhiêu năm để giữ được bản chất, gốc Việt của mình.
Ở Hà Nội mới xuất hiện một cuốn sách nhan đề là "Cầu Vồng" tập số 9 do nhà Dân Trí xuất bản phát hành hồi tháng 2 năm 2013. Ở trang 24 của cuốn sách này, có một bài viết về phong tục, tập quán liên quan đến Tết của người Việt. Bài viết có những chi tiết về các món ăn, cách trang hoàng nhà cửa trong dịp đầu năm Âm lịch, kèm theo một bức vẽ 12 con giáp.
Và đó là chi tiết làm cho nhiều người khó chịu. Nói là khó chịu thì còn là nhẹ. Việc làm của những người dịch và in cuốn sách này là một cố gắng để tìm cách cấy vào đầu người đọc một chuyện chỉ có người Tầu làm và người Việt thì không làm như thế bao giờ. Bài viết của cuốn sách còn kêu gọi các em nhỏ dùng bút tô mầu cho bức vẽ để dự thi cuộc thi "tô mầu đẹp". Các em sau đó gửi những bức tranh do các em tô mầu đến một trung tâm giáo dục để dự thi.
Bức vẽ 12 con giáp có một chi tiết chỉ đúng với người Tầu. Đó là chi thứ tư của thập nhị chi (12 con giáp) có hình vẽ một con thỏ.
Chúng ta ai cũng biết chi thứ tư, với người Việt Nam, là con mèo, là năm Mão (Mẹo) chứ không bao giờ là con thỏ. Người Hoa, người Cao Ly, người Nhật thì gọi chi thứ tư là con thỏ. Chỉ có người Việt là gọi con vật thứ tư trong thập nhị chi là con mèo. Mèo bị chuột đánh lừa, không gọi mèo dậy sớm nên mèo đến bệ kiến Đức Phật muộn. Nhưng mèo vẫn xin được Đức Phật tha cho gặp trước khi Đức Phật ra đi. Vì thế mèo mới thâm thù chuột, ghét chuột , ghét cay ghét đắng cho đến tận ngày hôm nay. Mèo được người Việt cho vào danh sách 12 con giáp. Ngoài ra cũng còn hai chi tiết khác mà người Việt dùng khác với người Hoa. Đó là chúng ta cho con trâu vào số 12 con giáp trong khi người Hoa thì dùng con bò. Lịch Việt Nam cũng dùng con dê trong khi người Hoa dùng con cừu.
Cuốn sách "Cầu Vồng" như thế cũng nhắm vào cả trẻ em Việt Nam với cuộc thi tô mầu. Những đứa bé ấy lớn lên sẽ gọi năm đến sau năm con cọp và trước con rồng là năm con thỏ. Và những đứa bé ra đời vào năm 2023 sẽ nhất định cãi lại cha mẹ chúng là chúng sinh năm con thỏ chứ không là tuổi con mèo. Chúng sẽ không bao giờ nhận là tuổi Quí Mão, và có thể khi chúng biết nói, ngôn ngữ chúng dùng sẽ là tiếng Quảng Đông không chừng.
Và khi đó, chúng sẽ hệt như những người mà ông Bá Dương mô tả trong cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí.
Chưa thấy có đề nghị hay quyềt định thu hồi cuốn sách này. Nhà xuất bản Dân Trí cũng là cơ sở in cuốn sách có cờ Trung quốc cắm trên nóc một ngôi trường, cuốn sách mầu của Trung quốc, dịch sang tiếng Việt để giúp các trẻ em phát triển trí tuệ trước khi vào học lớp 1.
Dậy nô dịch lúc còn thơ
Học cho sớm khỏi chờ lớn lên

Ngày 15 tháng 3 năm 2013
Bạn ta,
Chắc là con rùa ở hồ Hoàn Kiếm đã gây "bức xúc" rất nhiều cho một cậu trong hội đồng di sản quốc gia lắm nên cậu này mới đây đã lên tiếng phản đối việc đề cử rùa Hồ Gươm là một thứ bảo vật quốc gia.
Cậu này là GS Ngô Đức Thịnh, chẳng biết GS là cái con chó gì nhưng ăn nói thì ngu hết sức.
Cậu nói rằng không hề có chuyện vua Lê Lợi đi trên hồ Hoàn Kiếm. Cậu cho đó chỉ là huyền thoại, không phải là lịch sử. Vì thế không nên coi rùa hồ gươm là một bảo vật quốc gia.
Chuyện vua Lê có đi thuyền trên hồ hay không thì không ai dám tin chắc là có hay không. Chuyện nếu có thực thì cũng đã từ thế kỷ thứ 15. Mà nếu không có thực thì cũng đã 6 thế kỷ trôi qua, không một nhân chứng nào còn sống đến ngày hôm nay để có thể nói có hay không.
Nhưng Lê Lợi là nhân vật có thật. Giữa Hà Nội có một cái hồ. Trong cái hồ ấy có (một, hay hai ba) con rùa. Con rùa ở hồ Gươm thỉnh thoảng có xuất hiện. Mới đây nó bị bệnh đã được đưa lên bờ chữa trị những vết thương trên đầu, trên mai. Ở đền Ngọc Sơn có xác một con được ướp và trưng bầy trong một chiếc tủ kính.
Chuyện vua Lê đi thuyền trên hồ, thấy một con rùa nổi lên, vua cầm gươm chỉ vào con rùa thì bị rùa đớp lấy thanh gươm và biến mất. Thế rồi thành chuyện vua dẹp xong giặc Minh thì rùa đòi lại thanh gươm mà trước đây rùa đã trao cho ông ở Lam Sơn.
Thực hư ra sao thì từ mấy thế kỷ nay không ai nói chắc được. Nhưng chúng ta đã tin như thế suốt mấy trăm năm qua. Đó là một câu chuyện đẹp. Việc đánh quân Minh giải phóng bờ cõi là do Trời muốn. Trời cho Lê Lợi thanh gươm trong một lần người nông dân áo vải đất Lam Sơn này đi đánh cá. Lê Lợi được trao cho sứ mạng đánh đuổi "quân cường Minh tứ ngược". Xong công tác thì Trời đòi lại thanh gươm. Rùa hiện lên ở cái hồ giữa Thăng Long và lấy lại thanh gươm từ tay Lê Lợi.
Câu truyện rùa đòi gươm không ai có thể làm chứng là đã xẩy ra. Nhưng người ta tin là đã có chuyện đó. Cho dù chuyện ấy không thực sự xẩy ra thì nó cũng là một câu truyện đẹp. Thiếu gì những câu chuyện đẹp, đầy nét huyền thoại như thế. Nước Nhật thì có Thái Dương thần nữ. Đức Phật thì hiểu được tiếng của loài vật. Lý Bạch chết một cái chết tuyệt đẹp của một thi sĩ…
Có ai trong chúng ta thấy tận mắt được những chuyện như thế? Nhưng chúng ta vẫn tin là có Phù Đổng Thiên Vương vươn vai leo ngựa sắt đánh tan giặc Ân, Nguyễn Trãi viết những chữ "Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần" trên lá cây rừng, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, nước giếng trong thành Cổ Loa làm cho ngọc trai sáng và đẹp ngời…
Đang có những chuyện đẹp như thế, thì cái nhà anh Ngô Đức Thịnh này đòi dẹp đi, xóa đi cái huyền thoại quá đẹp đó vì anh ta lý luận là không có chuyện vua Lê đi chơi hồ Hoàn Kiếm.
Chúng ta không thế chứng minh vua Lê có đi thuyền trên hồ. Nhưng cũng không ai có thể chứng minh nhà vua không bao giờ leo lên thuyền đi chơi hồ.
Anh Thịnh này có thể không có việc gì làm ở cái hội đồng di sản quốc gia đó nên lôi chuyện rùa ở hồ Gươm ra nói.
Cũng có thể là chuyện con rùa có liên quan đến việc Lê Lợi đánh quân ngoại xâm từ phương Bắc, lại còn được Nguyễn Trãi kể trong Bình Ngô Đại Cáo, toàn những chuyện làm cho bọn Bắc Kinh không vui nên anh Ngô Đức Thịnh này nhẩy ra nói xấu và dẹp chuyện hoàn kiếm của vua Lê chăng?
Tôi thì tin chắc là vua Lê có đi thuyền trên hồ.
Như lời Đức Ki Tô đã nói với thánh Tô Ma: "Phúc cho những ai không thấy mà tin."
Bùi Bảo Trúc