September 12, 2015

September 11, 2015

 MỪNG MỘT CÁI ĐƯỢC KHÔNG?

Tuần trước là ngày quốc khánh của nước ta, nhưng rõ ràng là rất nhiều người không tìm thấy được cái quái gì trong ngày 2 tháng 9 để mừng cả.
Sau 70 năm kể từ ngày bác tuyên bố mấy câu ấm ớ ở vườn hoa Ba Đình để thành lập nước “Việt nam to thế Việt nam mẹ sề” như người dân Hà Nội thêm vài ba cái dấu vào những khẩu hiệu bằng tiếng Anh kẻ vội vã trên những bức tường khắp Hà Nội: VIETNAM TO THE VIETNAMESE.
Đó là năm 1945, tính tới năm 2015 là đúng 70 năm. Nếu cứ tính 25 năm là một thế hệ thì nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rồi đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã là có ba thế hệ người Việt sống dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Nhưng những điều hứa hẹn độc lập tự do hạnh phúc mà bác Hồ thuổng của anh Tầu Tôn Dật Tiên (thuyết Tam Dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) vẫn chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch, những hứa hẹn nhảm nhí mà người dân bị nhồi nhét vào đầu. Độc lập tự do hạnh phúc đã trở thành trò cười khi bị bắt buộc viết cả vào trong những tờ đơn xin nghỉ học hay những hồ sơ li dị, tranh chấp vài ba chuyện nhỏ nhít trong đời sống không mấy hạnh phúc của một đất nước không độc lập mà cũng chẳng bao giờ tự do.
Mở miệng ra là ra rả khoe tự hào về đủ thứ nào là đánh thắng mấy đế quốc, lãnh đạo thì toàn là những đỉnh cao trí tuệ con người, đất nước thì đang trên đường tiến mau tiến mạnh tới thiên đường bánh vẽ, rồi để chỉ biến người Việt thành những thành phần bị khinh bỉ, bị kỳ thị vì những trò ăn cắp ở hết Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan … hay chỉ giỏi đi làm đầy tớ hay làm đĩ ở các nước ngoài và mới đây một số khá đông đảo còn bị chặn ngoài phi trường Singapore không cho nhập cảnh vì bị nghi là có những âm mưu không tốt đẹp du nhập vào Singapore.
Không thể tiếp tục đổ vấy những chuyện xấu xa ấy cho Mỹ Ngụy được nữa. Gần nửa thế kỷ áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên miền Nam đã khiến miền Nam cũng đã học được nhiều cái xấu xa của miền Bắc mà nếu cái chủ nghĩa khốn nạn đó không sớm ra đi thì tất cả những cái bẩn thỉu khốn kiếp sẽ hoàn toàn phủ chụp lên toàn thể một đất nước đã có một thời rất đẹp đó.
Trong ngày 2 tháng 9 vừa qua, lại diễn ra cảnh “bao nhiêu cờ kéo với đèn treo” (thơ Nguyễn Khuyến) rực một trời đỏ, đi đâu cũng thấy biểu ngữ ca ngợi chế độ đọc phát mệt. Nhưng trong số những băng rôn (banderole) treo đầy đường người ta tìm thấy một cái đọc lên nghe lại rất được. Tấm băng rôn này treo ở đâu thì không biết nhưng rõ ràng là được treo trên một con đường đẹp hai bên có cây xanh, nhà cửa ngăn nắp treo đầy cờ đỏ sao vàng. Tấm băng rôn có hàng chữ nguyên văn như thế này: MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 MỪNG NGÀY MẤT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
Những chữ trên băng rôn xuất hiện liền nhau, cùng một hàng, không chấm phẩy gì hết để đọc nguyên một hơi tuồn tuột một lèo.
Đọc liền một lèo có thể là vì người ta coi hai biến cố đều quan trong ngang nhau và cùng xẩy diễn trong cùng một ngày. Nước ta lấy giỗ làm chạp, cử hành cà hai ngày cho tiện việc sổ sách, đỡ phải làm thành hai ngày như “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Nhập hai ngày làm một, để lỡ các nước, vì nghi lễ ngoại giao, có mừng quốc khánh nước ta thì cũng có lời mừng luôn cả bác Hồ.
Nhưng mừng gì cho bác Hồ? Mừng sinh nhật bác? Không. Mừng bác có cô Nông Thị Xuân cho vui đời cách mạng? Chắc không. Mừng bác không dính cái bầu số hai với cô Xuân? Không. Thế thì mừng cái gì liên quan đến bác bây giờ?
Thì liền được hai câu lục bát của nhà thơ Bút Tre gợi ý và giúp trí nhớ:
Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Thế là viết cha nó hai chuyện vào cùng một dòng cho tiện việc. Làm luôn cho trẻ nó mừng. Mừng ai cũng vậy, mừng bác, tôi cám ơn. Thế là mừng uôn ngày mất chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bác chết, như thế là ngày 2 tháng 9 có hai quả mừng: mừng quốc khánh là một; điều mừng số hai là bác mất. Nói cách khác là bác chết.
Thông thường cứ mở nhừng trang cáo phó trên báo ra là người ta bao giờ cũng đọc được những câu như “chúng tôi đau đớn báo tin buồn” hay “tang gia đồng khấp báo” mặc dù có những người chết trong lúc còn sống cũng chẳng ra gì, chết đi là mọi người mừng vui, thở ra nhẹ nhõm. Nhưng không thấy có một sự mừng vui nào được nói lên, được rêu rao lớn ở khắp đầu đường xó chợ để mọi người hả hê vui mừng về cái chết của một thằng khốn nạn nào đó cả.
Đến nhà quàn viếng người chết, bắt tay những ngưởi trong tang gia mà nói “Xin góp vui với ông, với bà” thì chắc chắn là ốm đòn như truyện “tù lì tám tiền” mà Huình Tịnh Của kể hồi nào. Có bao giờ lại vui mừng vì một người ra đi đâu? Thế thì tại sao lại “mừng ngày mất chủ tịch Hồ Chí Minh”?
Một trường hợp “Freudian slip” chăng? Lỡ mồm lỡ miệng ư? Chắc không. Vì một tấm băng rôn như thế không thể là kết quả của những lầm lẫn của một người, mà phải là công việc của nhiều người. Phải duyệt đi duyệt lại không phải chỉ bởi một người. Mà phải là việc của nhiều người.
Hay là bây giờ, cuối cùng cũng đã có nhiều người thấy được chuyện bác chết là một điều vui mừng như chúng ta đã nghĩ từ bao nhiêu lâu nay? Bác sống chỉ làm bẩn đất nước mà thôi. Nên bác chết thì mừng là phải.