April 14, 2011

April 15, 2011

Ngày 11 tháng 4 năm 2011

Bạn ta,

Hôm nay, nước Pháp bắt đầu áp dụng một bộ luật mới, cấm các phụ nữ mặc những bộ y phục che kín từ đầu đến chân khi ra đường.

Tổng thống Sarkozy nói thẳng rằng thứ y phục đó không được hoan nghênh ở nước Pháp. Đó là những cái burqa , những cái niqab kín mít chỉ có một khe nhỏ để người mặc nó nhìn ra ngoài. Ở Pháp thực ra chỉ có khoảng trên dưới hai ngàn phụ nữ mặc thứ y phục này.

Nước Pháp là một nước tự do vào bậc nhất thế giới. Người dân Pháp gần như muốn làm gì cũng được. Về một vài mặt, người Pháp tự do hơn người Mỹ rất nhiều. Nước Mỹ không dám có một bộ luật như bộ luật cấm burqa của Pháp, thì nước Pháp đã có một bộ luật như thế. Luật có hiệu lực từ hôm nay. Ai vi phạm sẽ bị phạt tiền lên đến 150 Euro.

Tưởng tượng dưới chân tháp Eiffel, bên bờ sông Seine… chẳng thấy được mấy cái mũi nhỏ, mấy cái mũ đẹp (…On a chanté les Parisiennes, leur petit nez et leur chapeau …) ở đâu, chỉ tha thướt những cái burqa, những cái niqab thì chán biết chừng nào.

Những chuyên gia về Islam đều nói là đạo Hồi không hề bắt phụ nữ phải mặc những thứ y phục như thế. Cùng theo Islam, nhưng phụ nữ Pakistan, Iran, Indonesia, Li Băng, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ … không kín mít như vậy. Các nhà làm luật ở Pháp đã rất đúng khi nói rằng những chiếc burqa và niqab chỉ là những hình thức đè nén , áp chế phụ nữ của những người đàn ông Hồi giáo chậm tiến.

Y phục, khăn choàng đầu như ở Iran, như Benazir Bhutto thì nào có ai phản đối, cầm đoán. Nhưng vác gậy đi ngoài đường, tấn công bất cứ phụ nữ nào không mặc burqa hay niqab, hay đi giầy cao gót như người ta đã trông thấy ở Afghanistan hay Ả Rập Sauđi thì không được.

Nếu không có những biện pháp như bộ luật của Pháp, thì biết đâu vài ba năm nữa, trò female circumcision (cắt clitoris của phụ nữ) ở một số nước Hồi giáo như Pakistan, Ai Cập, Nigeria … sẽ đòi được áp dụng ở ngay nước Pháp với 5% dân số là người Hồi giáo?

Mấy năm trước đây, một phụ nữ theo Hồi giáo ở Arizona đến sở lộ vận để thi lấy bằng lái xe. Người này cũng trùm đầu kín mít chỉ để hai cái lỗ để mắt nhìn ra, nhất định không tháo bỏ khăn trùm đầu để chụp hình làm bằng lái xe. Nhân viên sở lộ vận không thể cấp phát bằng lái cho đương sự. Đương sự kiếm luật sư nhờ can thiệp. Nhưng sở lộ vận của tiểu bang Arizona cũng không nhượng bộ. Cuối cùng, người phụ nữ này đành phải bỏ khăn trùm đầu ra để chụp hình làm bằng lái xe.

Gần đây hơn, một phụ nữ làm việc cho công ty Disney đã bị thuyên chuyển vào một nơi làm việc không cần tiếp xúc với khách vì cách ăn mặc của cô. Cô kiện công ty Disney và công ty phải giàn xếp riêng với cô. Rất tiếc cô không làm khó công ty ngay từ lúc đầu, ngay khi cầm lá đơn xin việc đến nộp cho công ty Disney.

Làm những chuyện như thế rồi quay ra thắc mắc tại sao có nhiều người không ưa mình!

Tưởng tưởng cứ để cho đói một trận quắt người lại, rồi để trước mặt một tô phở, coi có tháo cái khăn ra để… ăn phở không nào.

Rồi khi vào phòng nha sĩ thì làm sao khám răng?

Hay là đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Trùm kín mít hết thì nhà ngói cũng như nhà tranh chăng?

Trông thấy mấy chị lội xuống biển ở St Tropez mà chán cho … nước biển.


Ngày 13 tháng 4 năm 2011

Bạn ta,

Mấy chục năm trước, thỉnh thoảng có dịp ngồi ăn trưa với ông cụ hàng xóm, tôi lại phải nghe suốt bữa những lời than thở bực mình về vật giá trong ngày. Cụ nhắc lại thời giá của hơn ba chục năm trước, hồi những năm 1930, 1940 một chiếc xe đạp Alcion giá có mười mấy đồng, bộ quần áo may đẹp cũng chỉ vài đồng bạc, những bữa đi ăn tiệm chỉ mấy hào …

Toàn là những thứ tiền đến thời của chúng tôi thì không còn thấy dùng nữa.

Bây giờ thì là những đồng xu Mỹ. A penny saved is a penny earned. Một xu tiết kiệm được là một xu kiếm được.

Nhưng không còn ai ngồi mà đếm mấy đồng xu đỏ nữa. Những cách nói có từ lâu chắc cũng sẽ ra đi. Not a penny to my name, không một xu dính túi.

Nhiều ý kiến đã muốn dẹp hẳn những đồng xu này. Lý do là vì không còn ai tiêu chúng nữa, mà phí tổn để đúc chúng lại cao hơn trị giá của chúng nữa. Từ ngoài đường về nhà, gần như người Mỹ nào cũng móc hết những đồng bạc kim khí ra, ném lên bàn. Giữ lại những đồng 5 xu, 10 xu , 25 xu. Những đồng 1 xu thì gạt sang một bên chờ một hôm nào có nhiều, ra ngân hàng mang theo đổi thành tiền giấy. Nhưng phải một trăm đồng mới thành một đô la giấy. Ít khi nhớ mang chúng theo nên những đồng xu mầu đỏ với chân dung nhìn nghiêng của tổng thống Abraham Lincoln tiếp tục nằm trong những góc kẹt của những chiếc ngăn kéo, trong những góc nhà cho đến khi dọn dẹp căn phòng hay đổi địa chỉ đến một nơi khác mới lại thấy chúng.

Chúng cũng chẳng an ủi được người tiêu thụ bao nhiêu. Thay vì đề giá 20 đô la, người ta đề 19 đô la 99 xu. Ai là người tin cái giá đó là giá rẻ hơn 20 đô la. Cộng thêm mấy xu thuế là thành trên hai chục đô la ngay. Mà cho dù có đúng là 19 đô la 99 xu, đưa tờ giấy 20 đô la ra, mấy ai chúng ta giơ tay chờ nhà hàng trả lại 1 xu đó.

Khách không thèm lấy 1 xu, mà chủ tiệm nhiều khi cũng chẳng thèm lấy. Thế là có cãi hũ nhỏ, cái hộp nhỏ cho khách bỏ đồng 1 xu, hay nhiều khi là ba , bốn, đồng xu vào cái hũ ấy. Không ai biết chúng đi đâu.

Nhưng thỉnh thoảng chúng cũng làm được việc. Thí dụ khi tính tiền, giá món hàng phải trả là 15 đô la lẻ 1 xu chẳng hạn. Người mua đưa ra tờ giấy 20 đô la. Một số tiệm trả lại bằng một tờ giấy năm đồng , xí xóa 1 xu lẻ đó. Nhưng cũng có những tiệm nhất định lấy cho đủ 1 xu bằng cách trả lại cho khách 4 đô la 99 xu. Lúc ấy, nếu có cái hũ để sẵn vài đồng xu của những vị khách trước, thì chỉ cần thò tay lấy 1 xu trong hũ đưa cho nhà hàng đúng hệt như hàng chữ viết bên ngoài hũ: You give one, you take one. Thừa thì cho một xu. Thiếu thì lấy một xu.

Khi thấy nhà hàng nhất định lấy cho đủ một xu mặc dù phải phá đồng 5 đô la ra để trả lại 4 đô la 99 xu vừa lẻ loi, vừa nặng chình chịch đó, lục trong ví, trong túi không sao có được một xu để đưa cho người thu tiền khó tính và độc ác đó, thì người ta mới thấy sự lợi ích của đồng một xu.

Cầm lấy 4 đồng 99 xu mà giận điên lên trong khi phía bên kia thì lặng lẽ cười khoái chí vì vừa chọc giận được một người khách.

Nếu có thể tránh được, chuyện trở lại tiệm chắc không bao giờ xẩy ra nữa.

Như vậy, đồng penny cũng có thể là một thứ có thể dùng để chọc tức người khác hay trả thù cho bõ ghét.

Một người lái xe nọ, bị cảnh sát phạt mấy chục bạc. Ông đến quận cảnh sát với khoảng năm ngàn đồng một xu, chở bằng mấy thùng để trả tiền phạt. Cảnh sát không nhận, nại lý do là không có người đếm tiền. Người bị giấy phạt thì nói là không có chi phiếu hay tiền giấy. Kết cục cảnh sát vẫn thắng. Chỉ là để làm khó nhau mà thôi.

Nhưng vô duyên nhất là con số 9/10 của một xu. Đây là cái gì? Ai tìm được 9/10 của 1 xu, xin chỉ chỗ. Chắc nó phải trở thành một món sưu tầm quí lắm.

Tìm thì không thấy, không sờ được, không nhặt lên được. Nhưng 9/10 xu thì vẫn thấy lù lù ở ngoại đường. Ở giá xăng tại những cây xăng của các thành phố Mỹ.

Giá 3 đô la 99 , 9/10 xu có thấp hơn 4 đô la không?

Nhất định là không. Nhưng nó vẫn xuất hiện trên bảng giá tại các trạm xăng. Ghi nó trên bảng giá làm gì? Ai tin là giá xăng ghi như thế là rẻ, là thấp hơn 4 đô la?

Nhớ con cò trong ca dao Việt Nam:

Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con

Con cò xin được chết yên lành, sạch sẽ, ngon lành vì đằng nào cũng chết.

Người lái xe cũng vậy. Đằng nào cũng phải chi trên 4 đô la 1 ga lông xăng. Thì cứ tính cho đủ, cho đúng trên 4 đô la , chúng tôi vẫn ngậm đắng nuốt cay, giữ khuôn mặt vui tươi và trẻ trung để trả cái giá đó.

Đừng giả bộ an ủi, tử tế, nhẹ nhàng với chúng tôi trong khi lưỡi dao dấu sau lưng sắp chém chúng tôi nát cổ không một mảy may thương sót.


Ngày 14 tháng 4 năm 2011

Bạn ta,

Những chiếc cell phone tiện thì cũng rất tiện , mà bất tiện thì cũng rất bất tiện.

Trước đây, nghe chuông điện thoại reo thì người ta phải chạy vội vàng vồ lấy nó mà hổn hển trả lời. Không kịp thì phải ngồi chờ phía bên kia gọi lại. Bây giờ, người đâu thì điện thoại đó. Không còn cảnh bên kia cúp làm cho bên này tiếc hùi hụi nữa.

Hồi trước thì chúng ta giải quyết bằng cách chạy một đường dây điện thoại vào tận buồng tắm. Điện thoại reo thì nhấc lên, trả lời được ngay. Thỉnh thoảng những câu trả lời có bị ngắt quãng, tiếng thở dồn dập hay lúc to lúc nhỏ thì bên kia cũng khó mà đoán ra được điều gì đang xẩy ra trong lúc hai bên điện đàm.

Chỉ khi nào xong việc trong buồng tắm, mà vẫn muốn tiếp tục đàm đạo, tiếng nước bỗng chẩy xối xả vang ầm lên lục ục thì bên kia mới lờ mờ đoán ra được phía bên này vừa bấm cái nút cho kỷ niệm trôi đi.

Ngày nay, chuyện mang điện thoại cell phone vào buồng tắm (?) là chuyện thường. Điện thoại reo, trả lời lập tức nếu muốn. Phía bên kia hỏi đang làm gì, cứ đáp đang nghĩ đến "toa" là được lòng người gọi, vui lòng người nghe ngay. Thế rồi cứ tiếp tục cuộc điện đàm trong tư thế thoải mái nhất. Tiện tay có thể xé những miếng giấy từ cuộn giấy treo ở bên cạnh, xếp sẵn trên đùi để sửa soạn cho paper work, hoàn tất việc hồ sơ (?) giấy tờ trước khi bước ra làm chuyện khác. Không muốn phía bên kia nghe thấy tiếng nước chẩy rào rạt thì bấm cái nút MUTE rồi hãy giật nước. Phía bên kia không cách nào biết được phía bên này có người lúc nào cũng multi task, một lúc làm mấy việc.

Cách dùng điện thoại cell phone như vừa kể thực ra đã có rất nhiều người làm. Sáng nay đọc một bản tin của AFP, tôi lại biết thêm rằng ngoại trưởng Israel cũng đã nhiều lần làm như thế. Nhưng ông Avigdor Lieberman còn có thêm một trò nữa. Đó là những lần trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí, đến khúc nào ông không vui, ông lại giật nước cái ào cho phía bên kia nghe chơi, chẳng cần phải kín đáo lịch sự gì hết.

Như thế, làm ngoại trưởng Israel cũng sướng hơn làm thường dân nhiều . Israel xưa nay vẫn phải tiết kiệm nước. Đã có lúc người ta phải bỏ vào bồn nước trong nhà cầu hai viên gạch để bớt đi lượng nước sau mỗi lần dùng nhà cầu. Ông cậy làm ngoại trưởng nên bực bội, ông lại giật nước một cái cho phía bên kia nghe hết hồn chơi.

Đọc chi tiết này tôi lại thấy ở Mỹ là hạnh phúc. Ai cũng có thể giật nước thoải mái như ông ngoại trưởng Israel, chẳng bao giờ phải nương tay trong những lần vào trong lăng Hồ chủ tịch.


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


QUỲNH ANH:

Kính thưa quí vị, đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

Chương trình đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống hàng ngày. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

LÃM THÚY

Hôm nay Thúy có một thư khán giả nhờ thầy giải đáp một thắc mắc mà Thúy đọc thì lại thấy đó cũng là thắc mắc của chính mình. Đó là tên gọi một thứ văn kiện thỉnh thoảng Thúy đọc thấy trên báo: TO WHOM THIS MAY CONCERN. Tại sao lại có cái tên ấy? Và hiểu nó như thế nào?

BBT

Tôi vẫn gọi đùa TO WHOM THIS MAY CONCERN là cái văn kiện chửi mất gà. Nó là tờ giấy viết về một vài điều mà nếu không dính dáng gì đến cô, hay đến tôi thì chúng ta không cần quan tâm đến nó. Chỉ khi nào nó dính líu tới chúng ta thì chúng ta mới cần phải quan tâm, mới cần ngó vào, mới phải đọc mà thôi. Thí dụ tờ giấy với những câu đại khái … "Từ nay, chiếc xe Peugeot 203 số NBA-000 sẽ không thuộc về tôi nữa, ai ngồi lên nó, được chủ mới của nó đưa đi ăn tối, đi nhẩy đầm, đi hát karaoke, đi shopping, đi trượt tuyết, rồi có gì xẩy ra sau đó thì ráng mà chịu…" dưới ký tên John Smith chẳng hạn. Mấy dòng chữ đó thì nhất định không dính dáng gì đến tôi. Thế nên tôi không đọc, không thắc mắc gì hết. Người viết lá thư cũng không nghĩ là tôi sẽ đọc, sẽ có ý kiến, sẽ quan tâm. Thế nên người viết mới dùng câu TO WHOM THIS MAY CONCERN. TO WHOM là gửi tới ai, tới bất cứ người nào mà nội dung của lá thư này có thể tạo quan tâm. Không dính dáng lôi thôi gì thì không sao. Trúng thì ráng chịu. Hệt như trò chửi mất gà. Cứ đứng trong sân nhà mà chửi đổng, mà đem tất cả những chuyện không hay gửi vào thinh không cho đổ hết xuống đầu người lấy trộm con gà. Ai không lấy cắp con gà thì coi như những câu chửi ấy không nhắm vào mình. Ai động lòng thì lo mà mang trả lại con gà.

Gió bên đông, động bên tây
Đó nói bên ấy, bên đây động lòng

Đó là TO WHOM THIS MAY CONCERN. TO CONCERN là làm cho chú ý, làm cho thắc mắc, làm cho quan tâm.

QA

Hèn chi, con gái của QA có lần không biết có chuyện gì, nó nói với anh rằng THIS DOES NOT CONCERN YOU AT ALL. Rồi anh nó nói lại YES, THAT IS MY CONCERN.

LÃM THÚY

Thế còn thay vì WHOM, dùng WHO được không thưa thầy?

BBT

WHO và WHOM là đại danh từ chỉ trống. WHO dùng làm chủ từ. Thí dụ WHO WROTE THIS LETTER? WHOM là đại danh từ dùng làm túc từ.

LÃM THÚY

Thôi đúng rồi, hôm nọ Thúy thấy anh cầm cuốn tiểu thuyết của Ernest Hemingway, cuốn FOR WHOM THE BELL TOLLS? chuông chiêu hồn ai là thế đấy.

BBT

Nhưng trong khi nói, trong văn nói, người ta tha thứ cho trường hợp WHO DO YOU WANT TO SPEAK TO?WHOM DO YOU WANT TO SPEAK TO? Cả hai đều chấp nhận được mặc dù WHOM thì đúng hơn.

Nhân chữ CONCERN, tôi muốn chỉ cho hai cô vài cách nói này cũng có ích và có thể đem ra dùng ngay. Trước hết là AS FAR AS I AM CONCERNED. Mệnh đề này mở đầu bằng những chữ AS FAR AS. Những chữ này nghĩa là theo như, theo chỗ… Thí dụ thay vì nói HE IS NOT AT HOME, ông ấy không có nhà, chúng ta thêm những mệnh đề sau đây nghe mạnh hơn, làm phía bên kia chú ý tới nhiều hơn :

AS FAR AS I AM CONCERNED, HE IS NOT AT HOME

AS FAR AS I KNOW là theo chỗ tôi hiểu

AS FAR AS I CAN TELL YOU theo chỗ tôi biết và có thể nói

AS FAR AS I CAN SEE là theo chỗ tôi thấy

AS FAR AS I CAN SAY theo chỗ tôi có thể nói được

Lối nói này là một loại thuốc trị bá bệnh. Câu sau bất cứ ý nghĩa, nội dung như thế nào cũng được, đem ghép vào câu trước thì vẫn có nghĩa như thường. Nó sửa soạn để người nói tiến vào câu sau, lối nói này làm cho người nghe chú ý đến điều chúng ta muốn nói hơn. QA cho nghe thử vài ba câu coi.

QA

AS FAR AS I CAN SAY, HIS FAMILY CAME FROM ITALY theo chỗ tôi biết, gia đình ông ấy gốc gác là người Ý

AS FAR AS I AM CONCERNED, SHE IS NOT MARRIED TO HIM theo chỗ tôi biết được thì cô ấy không phải là vợ ông ấy

AS FAR AS I CAN SEE, SARAH PALIN WILL RUN AGAIN theo chỗ tôi thấy, bà Sarah Palin sẽ ra tranh cử lần nữa

BBT

Còn cô Lãm Thúy?

LÃM THÚY

AS FAR AS I KNOW, MISTER OBAMA WILL GO FOR ONE MORE TERM theo chỗ tôi hiểu, ông Obama sẽ cố tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa

AS FAR AS I CAN TELL YOU, HE IS NOT IN VIETNAM AT THE MOMENT theo chỗ tôi biết, ông ấy không có mặt ở Việt Nam vào lúc này

AS FAR AS I HEARD, SHE WILL NOT LEAVE THIS JOB theo những gì tôi nghe được, cô ấy sẽ không bỏ việc này

BBT

Cám ơn hai cô. Bây giờ, tôi lại chỉ thêm cho hai cô một chút nữa. Thay vì nói AS FAR AS, người ta có thể dùng SO thay cho chữ AS ở đầu để thành SO FAR AS. Phần thứ hai để nguyên, ý nghĩa vẫn không thay đổi. QA nói lại mấy câu của cô, lần này dùng SO FAR AS…

QA

SO FAR AS I CAN SAY, HIS FAMILY CAME FROM ITALY

SO FAR AS I AM CONCERNED, SHE IS NOT MARRIED TO HIM

SO FAR AS I CAN SEE, SARAH PALIN WILL RUN AGAIN.

BBT

Còn cô Thúy?

LÃM THÚY

SO FAR AS I KNOW, MISTER OBAMA WILL GO FOR ONE MORE TERM

SO FAR AS I CAN TELL YOU, HE IS NOT IN VIETNAM AT THE MOMENT

SO FAR AS I HEARD, SHE WILL NOT LEAVE THIS JOB.

BBT

Tuần qua có thư từ gì khác nữa không cô Thúy?

LÃM THÚY

Thưa có. Thư của bà Nguyên Hảo ở Austin, Texas. Bà muốn biết câu bà đọc được sau đây có phải là câu hỏi không, và nếu là câu hỏi thì tại sao cuối câu lại không có dấu hỏi? WERE YOU IN ASPEN NOW, WE COULD GO SKIING.

BBT

Cám ơn cô Thúy. Đây là một câu hỏi rất hay. Cắt câu này ra làm hai, thì câu đầu là WERE YOU IN ASPEN NOW. Đây nhất định phải là 1 câu hỏi (INTERROGATIVE) vì chủ từ (YOU) đi sau động từ (WERE). Chủ từ đi trước động từ là câu xác định (AFFIRMATIVE): YOU WERE. Cuối câu WERE YOU IN ASPEN NOW bắt buộc phải có dấu hỏi (?). Nhưng vì phía sau, còn một mệnh đề nữa: WE COULD GO SKIING, cách nhau một cái dấu phẩy (,) nên cả hai họp lại thành một câu giả thuyết, một câu giả định (CONDITIONAL SENTENCE) nhưng chữ IF đã được bỏ đi.

Những câu giả thuyết chúng ta đã học một lần rồi, nên bây giờ tôi sẽ nói về mệnh đề IF (IF SENTENCE) nhưng bỏ IF đi, rồi hai cô thêm vào mệnh đề tiếp theo để hoàn tất câu CONDITIONAL SENTENCE. Cô QA: IF I WERE MISTER OBAMA hay WERE I MISTER OBAMA…

QA

WERE I MISTER OBAMA, I WOULD MISS GOING SHOPPING IN SOUTH COAST PLAZA nếu tôi là ông Obama, tôi sẽ nhớ những ngày được tự do đi shop ở South Coast Plaza.

BBT

Cô Thúy: IF HE WERE IN MY PLACE hay WERE HE IN MY PLACE…

LÃM THÚY

WERE HE IN MY PLACE, HE MIGHT DO EXACTLY THE SAME là nếu ở địa vị của tôi, ông ấy sẽ làm hệt như vậy

QA

WERE SHE STILL HERE, SHE SHOULD BE PROUD OF HER DAUGHTER nếu bà ấy có mặt ở đây, bà ấy sẽ rất kiêu hãnh về con gái

LÃM THÚY

WERE WE YOUNGER, WE WOULD GO BACK TO UNIVERSITY nếu chúng tôi còn trẻ, chúng tôi sẽ trở lại đại học

QA

WERE THEY ASIANS, THEY WOULD EAT MORE RICE nếu họ là người Á châu, họ sẽ ăn nhiều cơm hơn

BBT

WERE I STILL A YOUNG MAN OF MANY YEARS AGO
I WOULD SURELY ASK YOU TO COME AND LIVE WITH ME

LÃM THÚY

Thúy nghe như ông Hoàng Cầm đang nói tiếng Anh phải không anh? Nếu anh còn trẻ như năm cũ/ Quyết đón em về sống với anh

QA

Bài Tình Cầm được dịch sang tiếng Anh hồi nào vậy ông thầy?

BBT

Vừa được dịch cách đây 2 phút. Đó là điều kiện cách UNREAL PRESENT, với những giả thuyết, những điều KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ XẨY RA VÀO LÚC NÀY, TRONG HIỆN TẠI. Nhưng chúng ta cũng biết là còn có một điều kiện khác nữa, đó là chuyện đã KHÔNG XẨY RA TRONG QUÁ KHỨ. Trong câu IF (IF SENTENCE), chúng ta dùng PAST PERFECT với PAST TENSE của TO HAVE là HAD và sau đó là PAST PARTICPLE của động từ chính. Thường thì phải là

IF HE HAD BEEN HERE…

IF SHE HAD LEFT HOME…

IF WE HAD KNOWN HIM…

IF YOU HAD FINISHED…

IF I HAD MET MET HIM…

Bây giờ chúng ta ôn lại UNREAL PAST bằng cách tôi sẽ nhờ hai cô thêm phần thứ nhì vào các câu IF này với WOULD HAVE, COULD HAVE, MIGHT HAVE, SHOULD HAVEPAST PARTICIPLE của một động từ. Mời cô QA.

QA

IF HE HAD BEEN HERE, HE COULD HAVE HELPED US nếu ông ấy đã có mặt ở đây lúc đó, ông ấy đã có thể giúp chúng tôi

IF SHE HAD LEFT HOME, SHE MIGHT HAVE ARRIVED HERE BY NOW nếu cô ấy đã rời nhà thì cô ấy đã có thể tới đây rồi

IF WE HAD KNOWN HIM, WE WOULD HAVE ASKED HIM TO SIT WITH US nếu chúng tôi đã quen ông ấy thì chúng tôi đã mời ông ấy ngồi chung bàn với chúng tôi

BBT

Còn cô Thúy?

LÃM THÚY

IF YOU HAD FINISHED THE BOOK, YOU WOULD HAVE KNOWN THE END OF THE STORY nếu bà đã đọc hết cuốn sách thì bà đã biết được kết cuộc của câu chuyện

IF I HAD MET HIM BEFORE, I COULD HAVE GOTTEN THE JOB nếu tôi đã gặp ông ấy trước thì tôi đã có được công việc ấy

IF THEY HAD LIVED IN SAIGON, THEY WOULD HAVE KNOWN THE INDEPENDENCE PALACE nếu họ đã sống ở Sài Gòn thì họ đã phải biết dinh Độc Lập

BBT

Cám ơn hai cô. Tất cả các thí dụ các cô đưa a đều rất đúng. Bây giờ chúng ta bỏ chữ IF đi, ý nghĩa cũng không khác gì nếu chúng ta bỏ IF đi đem chủ từ đặt ra đằng sau của động từ HAD và trước PAST PARTICIPLE như trong các câu hỏi. Thí dụ IF I HAD KNOWN HIM thành HAD I KNOWN HIM. Cô QA , cô đổi những câu cô đưa ra trước đây bằêng cách bỏ chữ IF ở đầu coi.

QA

HAD HE BEEN HERE, HE COULD HAVE HELPED US

HAD SHE LEFT HOME, SHE MIGHT HAVE ARRIVED HERE BY NOW

HAD WE KNOWN HIM, WE WOULD HAVE ASKED HIM TO SIT WITH US

BBT

Đúng lắm. Bây giờ đến lượt Lãm Thúy.

LÃM THÚY

HAD YOU FINISHED THE BOOK, YOU WOULD HAVE KNOWN THE END OF THE STORY

HAD I MET HIM BEFORE, I COULD HAVE GOTTEN THE JOB

HAD THEY LIVED IN SAIGON, THEY WOULD HAVE KNOWN THE INDEPENDENCE PALACE

BBT

Các cô chỉ cần nhớ là những câu dùng SHOULD HAVE , COULD HAVE, MIGHT HAVE, WOULD HAVE theo sau là PAST PARTICIPLE, quá khứ phân từ, thì việc mà động từ đó diễn tả đều ĐÃ KHÔNG XẨY RA.

Một nhà thơ của văn học Mỹ, John Greenleaf Whittier (1807-1892) có viết câu này trong một bài thơ của ông: …FOR OF ALL SAD WORDS OF TONGUE OR PEN, THE SADDEST ARE THESE: IT MIGHT HAVE BEEN… nghĩa là trong những câu nói hay những điều được viết xuống, thì những chữ này là những chữ buồn bã bi thảm nhất: đáng lẽ ra thì…

Đây là một thí dụ khác: I SHOULD HAVE STUDIED LAW. Câu này nghĩa là đáng lẽ tôi đã phải học luật, nhưng sự thực thì tôi đã không học luật hồi ở Sài Gòn. Việc HAVE STUDIED LAW đã không xẩy ra. Cô QA, chắc trong đời, cô cũng đã có những việc cô không làm, nghĩ lại vẫn còn tiếc chứ. Cô cho nghe một thí dụ coi.

QA

I COULD HAVE VISITED HỘI AN AND HUẾ.

BBT

Như vậy, cô có đi Hội An và Huế không?

QA

Không. Cho QA đưa thêm một thí dụ nữa. WE MIGHT HAVE GONE TO NEW YORK TO LIVE IN 1990. Hồi ấy QA có cơ hội đi New York nhưng gia đình lại không chịu đi.

LÃM THÚY

Thúy cũng có những điều muốn làm, định làm, phải làm mà đã không làm. Thí dụ I COULD HAVE SOLD THE HOUSE 4 YEARS AGO. Lúc ấy, giá nhà đang lên mà bán căn nhà đang ở thì Thúy đã có nửa triệu cầm tay, nhưng Thúy đã không bán. Hay một chuyện này nữa, Thúy cũng tiếc ghê: WE SHOULD HAVE BOUGHT THE CONDOMINIUM OVERLOOKING THE BEACH nhưng Thúy đã không mua căn nhà ngó xuống biển .

BBT

Tóm lại là toàn những chuyện đã không xẩy ra. Bây giờ thêm NOT vào những câu trên, thì mọi chuyện đều xẩy ra. Thí dụ I SHOULD NOT HAVE TALKED TO HIM nghĩa là tôi đã nói hay tôi đã không nói chuyện với ông ta?

QA

Anh ĐÃ làm việc đó. I SHOULD NOT HAVE TALKED TO HIM nghĩa là đáng lẽ tôi đã không nên nói chuyện với ông ấy, nhưng tôi lại nói chuyện với ông ấy nên chuyện mới rắc rối. QA nói thế này có được không: HE WOULD NOT HAVE GONE TO BELGIUM nghĩa là lẽ ra anh ấy đã không đi Bỉ nếu anh ấy được học bổng đi Pháp nhưng sự thực thì anh ấy đã đi học ở Bruxelles.

LÃM THÚY

PRESIDENT DIEM WOULD NOT HAVE DIED IN 1963 tổng thống Diệm đáng lẽ đã không chết năm 1963, nhưng vì bị đảo chính, ông đã bị giết năm 1963. Hay câu này: TOM MIGHT NOT HAVE LOST THE JOB lẽ ra thì Tom đã không mất việc, nhưng vì anh ấy đi cái Rolls Royce, hôm nào cũng đậu choán chỗ đậu xe của xếp nên anh ấy bị xếp gọi vào "Thank you, bye bye."

BBT

Một khán giả của chương trình, cô Hằng ở địa chỉ Hang0100@gmail.com có hỏi là khi đặt GERUND ở đầu câu thì có qui luật gì không. Xin trả lời cô GERUND là một danh động từ tạo thành bởi động từ và cái đuôi ING ở phía sau (VERB+ING) vì thế nên nó cũng làm việc như một danh từ. Nhưng danh từ này thường diễn tả những hành động, những việc làm, các nhà văn phạm gọi chúng là ACTION NOUNS, hay NAMES OF THE ACTION chứ không là tên của các đồ vật, thú vật, người như các danh từ chung vì thế thường GERUND ít khi là số nhiều. Mời cô QA cho một thí dụ với một GERUND, một VERBAL NOUN đứng đầu, làm chủ từ cho một động từ coi.

QA

PARTING IS DYING A LITTLE BIT. PARTING là danh động từ được tạo thành từ động từ PART và cái đuôi ING. PARTING là chủ từ của động từ TO BE. DYING là danh động từ do TO DIE là chết.

BBT

Giỏi lắm. Cô còn biết cả tiếng Tây nữa sao? PARTIR C’EST MOURIR UN PEU… Đi là chết ở trong lòng một ít. Cô Thúy cho nghe một thí dụ với GERUND đứng đầu câu.

LÃM THÚY

COOKING IS FUN. WALKING IS GOOD FOR OUR HEALTH. SMOKING CAN CAUSE LUNG CANCER.

QA

Áp dụng điều ông thầy vừa dậy về GERUND, QA xin nói ở đây : LEAVING IS ONLY TO COME BACK NEXT WEEK. Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television đến đây xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television vào tuần tới. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị và hẹn gặp lại quí vị trong bài học tới.