September 25, 2014

September 26, 2014

CHÁN  THAY PHIM TƯỚNG VÕ NGUYÊN
GIÁP TA CÓC CÓ THẰNG ĐIÊN NÀO … CÒI

(thơ Bút Tre)

Sống Cùng Lịch Sử là một quả bom cỡ nặng. Cuốn phim được thực hiện với chi phí không nhỏ ở Việt Nam: 1 triệu đô la Mỹ.

Với chi phí như thế, với một đạo diễn có tên tuổi và một dàn diễn viên khá, cuốn phim lại có nội dung liên quan đến  một người vừa mới qua đời, người từng một thời đã  được tôn sùng hết mực tại Việt Nam, thì với bằng ấy yếu tố, đáng lẽ ra, cuốn phim phải được đón nhận  xứng đáng.  Phim Sống Cùng Lịch Sử được thực hiện và tung ra nhân kỷ niệm 60 năm  “chiến thắng Điện Biên” và đồng thời cũng nhân dịp giỗ đầu của tướng Võ Nguyên Giáp.

Lý ra, người ta phải kéo nhau đi xem chật rạp, vé bán ra hết ngay lập tức, số buổi trình chiếu phải tăng thêm mới đủ tiếp những người mến mộ “người hùng Điện Biên”, khán giả nhiều người sẽ phải mua vé xem lại hai ba lần mới mãn nhãn, ra về không có một đôi mắt nào không đẫm lệ. Nhưng thực sự thì lại không thế.  
Cuốn phim được đem chiếu ở rạp Kim Đồng có  1 buổi (?) thì phải đem cất đi không chiếu nữa. Rạp Kim Đồng ở Hà Nội tự dưng biến thành chùa Bà Đanh vắng tanh vắng ngắt. Theo mấy tờ báo trong nước thì buổi trình chiếu đầu tiên bán được đúng 2 vé. Đó là tin của báo trong nước chứ chẳng phải là do cách tường thuật xỏ xiên phản động của  bọn xấu. Thảm thật. Nếu bán được ½ rạp hay 1/3 rạp cũng đã là mất mặt bầu cua lắm rồi chứ sao lại được có vỏn vẹn 2 vé?

Người ta đổ cho việc không quảng cáo nhiều nên không ai biết mà đi xem. Ô hay, một cuốn phim về Võ Nguyên Giáp chứ bộ phim về …cứt đâu mà không quảng cáo nên không có người xem? Tưởng là một cuốn phim  với nội dung “hot” như thế thì ít ra cũng phải cả thành phố Hà Nội dẹp mọi chuyện đang làm qua một bên mà rủ nhau đi coi chứ. Sao lại chỉ có 2 khán giả?

Bảo rằng phim lịch sử nên không ai thèm xem như môn sử đang bị các học sinh  ở Việt Nam tẩy chay không thèm học nữa là không đúng. Kìa như phim Gandhi chiếm tất cả giải Oscar năm 1982 đến nay vẫn còn bao nhiêu người trên khắp thế giới mua video về coi. Mà đó là về một người Ấn chứ nào phải là anh hùng của các quốc gia không phải là Ấn Độ đâu. Điều đó  cũng đúng với Lawrence Of Arabia,  hay Patton, hay The King’s Speech, hay Schindler’s List…

Nói đó là phim chiến tranh mà người xem đã quá chán chiến tranh rồi nên không thèm xem cũng không đúng. Kìa là All Quiet On The Western Front, hay The Bridge On The River Kwai… tất cả đều thu hút khán giả kỷ lục suốt mấy chục năm nay.

Không một cuốn phim nào chỉ có được vỏn vẹn  2 khán giả ngồi xem. Tại sao lại có chuyện đó?

Đáng lý ra, để khỏi mất mặt Võ Nguyên Giáp, nhà cầm quyền có thể ra lệnh đóng cửa trường học, cho các học sinh nghỉ học đi xem miễn phí cho đầy rạp. Tổ chức đưa người từ các nơi đến  chen nhau vào xem phim về đại tướng chứ. Nhưng đã không hề có chuyện đó.

Đại tướng bị một phen mất mặt thê thảm.

Ngay từ trước khi tướng Giáp chết, ông ta đã bị  hạ bệ một cách tàn tệ. Đang là tướng công đồn, ông bị đẩy cho việc canh … của chị em tức là lo về kế hoạch hoá sinh đẻ. Ông bị tố là tướng sát quân, không hề được đào tạo, huấn luyện trong một trường quân sự nào, nổi tiếng là nhát gan, không bao giờ dám đi hàng đầu ngoài mặt trận, Điện Biên Phủ là công của mấy anh Tầu Vi Quốc Thanh, La Quí Ba, Trần Canh… Đó là những chi tiết rất nhiều người đã biết nhưng mới đây, khoảng trước ngày 2 tháng 9 năm 2014, vợ thứ 2 của Lê Duẩn đã viết một  lá thư dài 16 trang gửi cho 16 uỷ viên bộ chính trị đảng đòi phải làm rõ những điều tồi tệ về Võ Nguyên Giáp, nếu không, bà ta sẽ vận động toàn quốc tố cáo những chuyện xấu xa về ông ta. Lá thư còn đòi dẹp chuyện đặt tên đường, xây tượng đài, đưa tên Võ Nguyên Giáp vào sách giáo khoa… Bức  thư làm người ta nhớ đến bản cáo trạng của Khrushchev đọc tại đại hội đảng lần thứ 20  ngày 25 tháng 2 năm 1956 để hạ bệ Stalin.

Nhưng sự thật là người dân đã biết được nhiều điều về Võ Nguyên Giáp nên mới đối xử với cuốn phim về ông ta như thế.

Và nhà cầm quyền cũng để mặc cho xuất chiếu cuốn phim chỉ có 2 khán giả ngồi coi. Hai người ấy  có thể là thà vào rạp đóng phim (?) với nhau có máy lạnh, lại   kín đáo còn hơn là đóng  ở ngoài công viên nhiều.


Thuật ngữ của giới phê bình và điểm phim ở Mỹ sẽ gọi đó là một quả bom tấn: a huge bomb, nghĩa  là dở và thất bại một cách thê thảm.