BỌN MÓC ĐỐNG RÁC
Người đàn ông đứng cạnh một chiếc thùng rác. Ông ta đang dùng tay móc cái thùng rác không biết để tìm kiếm cái gì. Nhưng nhìn kỹ một chút thì người ta thấy ngay: cái thùng rác có hàng chữ Soviet Union, chứa những thứ phế thải chưa kịp đem đi đổ.
Lúc ấy Liên Bang Xô Viết vừa tan rã. Đảng Cộng sản bị cấm hoạt động ở ngay cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản. Cái thùng rác là nơi an nghỉ cuối cùng của những thứ rác rưởi người ta vừa thải ra. Trong bức hí hoạ, người đàn ông là Nelson Mandela. Ông vừa được thả sau gần ba chục năm ngồi trong những nhà tù khủng khiếp nhất của nhân loại. Nên nếu ông có lúi húi móc cái thùng rác mong kiếm được cái gì mang về xài đỡ thì việc làm ấy của ông cũng có thể hiểu nổi. Trong suốt thời gian gần ba chục năm dài ngồi trong những nhà tù apartheid của người da trắng, ông đã bị đối xử bằng những cách đối xử còn thua cả cách đối xử dành cho những con vật. Mà cách đối xử ấy cũng chẳng chỉ dành cho riêng mình ông, mà còn cho luôn cả những người Phi châu khác cùng mầu da, cùng quê hương với ông nữa. Ông có lý do để đi tìm sự cứu rỗi mà ông nghĩ là có ở những thứ bị quăng không một chút tiếc thương vào trong cái thùng rác ấy.
Nelson Mandela, dĩ nhiên, sau đó, đã nhìn ra được sự thật. Ông bỏ ý định ôm lấy cái đống rác dơ bẩn đó và chọn đi một con đường khác để dẫn dắt đất nước Nam Phi của ông.
Bức hý họa tôi không nhớ xuất hiện trên tờ báo Tây phương nào. Nhưng thời gian nó xuất hiện chắc phải là khoảng năm 1992, tức là sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nelson Mandela lãnh đạo “quê hương yêu dấu” của ông (Cry My Beloved Country / Alan Paton) qua đời năm ngoái (5/12/2013) và được cả thế giới thương tiếc.
May mà ông nhận ra được cái thùng ấy chỉ chứa toàn rác rưởi để chọn đi con đường tử tế hơn cho dân tộc và đất nước Nam Phi của ông.
Vậy mà từ ngày Liên Bang Xô Viết lăn đùng ra chết (26/12/1991) đến nay đã được gần ¼ thế kỷ, vẫn còn một bọn xuẩn động ôm lấy cái thùng rác ấy để moi ra ăn với nhau. Lẽ ra chẳng ai thèm nhắc đến trò chơi ngu dốt của chúng nhưng vì trò xuẩn động này của mấy thằng ranh con lại được tờ Tuổi Trẻ nhắc đến trong một bài báo có cái tựa nguyên văn “Những Chàng ‘Bônsêvích’”. Bài báo cho biết mấy ranh con này là sinh viên của đại học Quốc Gia Hà Nội trong một tiết mục của Festival hôm 2 tháng 9 vừa qua . Mấy thằng ranh con này, khoảng hơn 20 đứa ở khắp nước (ở Hà Nội có được 5 mống) đã liên lạc với nhau để “trao đổi” những kỷ niệm và kiến thức về Liên Xô. Bọn này thỉnh thoảng gặp nhau ở một quán cà phê CCCP (Liên Xô) ở Kim Mã, Hà Nội. Chúng tìm mua vài ba thứ quân phục của Hồng quân, sách vở tài liệu liên quan đến Liên Xô trước đây để cho … đỡ nhớ. Chúng gọi nhau là “thanh niên cơm sườn” thay cho hai chữ Cộng sản.
Tội nghiệp cho những thằng ranh con ngu dốt này. Đến bây giờ mà còn moi thùng rác ra mà ăn với nhau. Nhưng mà chúng nó cũng còn khôn chán. Gọi nhau là “cơm sườn” thay vì Cộng sản vì theo Cộng sản thì chỉ có đói rã họng ra mà chết cả lũ hay sao !
Bài báo có một bức ảnh đi kèm chụp năm thằng ranh con quỳ và đứng như tư thế của những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đang dựng lá cờ Mỹ ở Iwo Jima trong bức tượng ở đài tưởng niệm thủy quân lục chiến Mỹ bên ngoài nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia. Những chi tiết khác cũng làm không nên thân. Lính Hồng quân nào lại mặc áo trấn thủ, nón sắt nguỵ trang bằng lá cây, đi giầy jogging. Có được mỗi một cái mũ calot là chính xác.
Học đòi có thế mà cũng láo toét hệt như thằng cha gốc gác mù mờ đem mấy cuốn sách về Tân Trào, về Pác Bó dịch ra tiếng Việt để bịp cả nước như nó đã làm bên con suối mà nó đặt tên lại là Lê Nin…trong nhưng lúc tạm gác chuyện đi vào bản vồ vài ba chị đàn bà Tày cho vui đời cách mạng.
Tháng 7 năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng ký một sắc lệnh miễn học phí cho các sinh viên ghi tên học chương trình 4 năm về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không có con chó nào chịu học. Đài BBC cho biết cả nước không có được n ô ổ i 100 sinh viên ghi tên.
Lý do không phải là vì tốt nghiệp khó kiếm ra việc, mà là vì không thể kiếm ra việc.
Đành làm “thanh niên cơm sườn” vậy.
Lý do là vì hồi này đất khó kiếm, không còn cạp ra mà ăn được nữa.
ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN
Đặc sản, hai chữ này chỉ thấy xuất hiện và được dùng nhiều từ sau năm 1975 mặc dù trước đó thì cũng đã có người dùng, kiếm trong tự điển nào cũng có.
Đặc sản là những thứ chỉ có ở một vùng nào đó. Hoặc là có nhiều, hoặc là hay hơn, tốt hơn, ngon hơn… nên nổi tiếng hơn những nơi khác. Ở Việt Nam, mỗi vùng thường nổi tiếng vài ba thứ. Cá rô thì đầm Sét, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, mận Đà Lạt, bưởi Biên Hòa, bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Mỹ Tho, trà Thái Nguyên… Ông Tản Đà đã viết nguyên một bài lục bát (Thú Ăn Chơi) dài 36 câu để nói về những chuyến đi khắp ba Kỳ của ông. Ông kể về hà tươi Tourane, mắm Long Xuyên, cà Nghệ An, cá cha (sic) Sài gòn, con mắt (đa tình) Phú Yên, rau bí Thuận An, con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh, sơn dương, sò huyết Hòn Gai…toàn là những đặc sản nổi tiếng một thời ông đã có lần thưởng thức trong những chuyến đi giang hồ của một người “quê hương thì có, cửa nhà thì không”.
Nhưng đất nước quê hương của nhà thơ núi Tản sông Đà nay đã đổi khác quá nhiều. Ông không còn sống để thưởng thức những món đặc sản mới của “bức dư đồ rách” nữa. Tội nghiệp ông. Thời Việt Nam Cộng Hoà, người ta vẫn còn quí ông lắm. Tên ông được dùng để đặt cho một con đường toàn những tiệm ăn nhậu trong Chợ Lớn. Tôi tưởng tượng tuy ông không còn ở với chúng ta nữa nhưng hẳn ông cũng đã nhiều lần ghé qua đó, trong những lần ông (từ cõi trên) trở lại thăm Chợ Lớn.
Nhưng có mấy món tôi tin chắc ông chưa bao giờ được thưởng thức. Hà Nội 36 phố phường xưa kia ông đã từng một thời sống ở đó lúc ấy chưa có những đặc sản như bún mắng, cháo quát, ốc lắm mồm, phở chửi… Đó là những đặc sản mới của Hà Nội mà thời của ông không có ở những con đường Lý Quốc Sư, Bát Đàn, Ngô Sĩ Liên… Nếu ở Hà Nội chắc nhiều người cũng không dám mời ông ăn thử. Ông Tản Đà, một người khó tính về chuyện ăn uống mà đến những quán ăn như thế chắc ông sẽ nổi giận, thế nào ông cũng sẽ cho một câu như ông đã từng hạ ở cuối bài “Hịch Đuổi Kẻ Ăn Mày” rằng: “…con cặc ông”.
Bèn không dám nghĩ đến chuyện mời ông mấy món đặc sản đó nữa.
Nhưng có thể tôi sẽ mời ông ghé Thái Nguyên một chuyến. Ông là tay biết uống trà. Trà Thái Nguyên nổi tiếng là ngon. Nay Thái Nguyên lại là nơi … bỗng nhiên văn học, bằng cấp chắc hợp với con người văn nhân của ông.
Tháng trước, một giáo sư trường đại học y khoa Thái Nguyên (Đàm Khải Hoàn) cho biết là với 200 triệu đồng, người ta có thể có ngay được văn bằng tiến sĩ y khoa của trường cấp. Báo trong nước cho biết một anh lái gỗ đã chi số tiền đó để có bằng tiến sĩ y khoa của đại học Thái Nguyên. Việc này đã giúp cho câu nói đùa từ lâu nay rằng đi học … đại ở đại học trở thành có ý nghĩa hơn. Cứ đi học … đại một cái, chi 200 triệu là thành bác sĩ ngay, không cần phải học qua bất cứ một giờ cơ thể học nào, cũng chẳng cần mấy lớp lý hóa sinh, những giờ trong phòng thí nghiệm bao giờ... Có cái bằng, mang về mở cái phòng mạch chơi…
Ông Tản Đà có thắc mắc, cứ cầm tay ông chỉ cho ông coi thằng mặt chó nguyên là y tá chích đít hạng bét ở trong rừng chẳng một ngày nào ngồi trong giảng đường trường Luật bỗng nhiên khơi khơi xưng là có cử nhân luật rồi thoắt một cái lên làm thủ tướng.
Chỉ sợ ông Tản Đà lại khóc ầm lên, lôi mấy câu trong bài cảm đề “Tờ Chúc Thư” mà ngậm ngùi rằng :
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan…
Cho nên quân nó dễ làm quan…
Tội nghiệp ông Tản Đà!