Nguyen Chi Thien
Nguyen Chi Thien, a Vietnamese poet, died on October 2nd, aged 73
Oct 13th 2012 | from the print edition
THE poems were under his shirt, 400 of them. The date
was July 16th 1979, just two days—he noted it—after the anniversary
of the fall of the Bastille. Freedom day. He ran through the gate of
the British embassy in Hanoi, past the guard, demanding to see the
ambassador. The guard couldn’t stop him. In the reception area, a
few Vietnamese were sitting at a table. He fought them off, and
crashed the table over. In a cloakroom nearby, an English girl was
doing her hair; she dropped her comb in terror. The noise brought
three Englishmen out, and he thrust his sheaf of poems at one of
them. Then, calm again, he let himself be arrested.
Thus Nguyen Chi Thien sent his poems out of Communist
Vietnam. They were published as “Flowers of Hell”, translated into
half a dozen languages, and won the International Poetry Award in
1985. He heard of this, vaguely, in his various jails. In Hoa Lo,
the “Hanoi Hilton”, one of his captors furiously waved a book in his
face. To his delight, he saw it was his own.
He was not strong physically. He contracted TB as a
boy; his parents had to sell their house to pay for his antibiotics.
Then since 1960, on various pretexts—contesting the regime’s view of
history, writing “irreverent” poetry—he had done several long spells
in prison and labour camp. Hard rice and salt water had made him
scrawny and thin-haired by his 40s. Internally, though, he was like
steel: mind, heart, soul. Sheer determination had forced him through
the British embassy that day. In fact, the more the regime hurt him,
the more he thrived:
They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness.
They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.
The pearls were his poems. He kept his early efforts
in a table-drawer where he found them later, the paper gnawed by
cockroaches. The mind’s treasury was a safer place for them. It was
also, for almost half his life, the only place he had. In prison he
was allowed no pen, paper or books. He therefore memorised in the
night quiet each one of his hundreds of poems, carefully revised it
for several days, and mentally filed it away. If it didn’t work, he
mentally deleted it. If it started to smell bad—like the one about
Ho Chi Minh, Vietnam’s first Communist leader—he turned it into a
stinging dart instead:
Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!
Walking out to till the fields with his fellow
prisoners, many of them poets too, he would recite his poems to them
and they would respond with theirs. Some of them counted the beats
on their fingers to remember. He never did; memory alone served him.
It saved him, too. After 1979 he spent the best part of eight years
in solitary, in stocks or shackles in the dark. His poems became
sobs, wheezes, bloody tubercular coughs. But in his mind he still
set out fishing, and watched dawn overtake the stars. He sniffed the
jasmine and hot noodle soup on a night street in Hanoi. He
remembered his sister Hao teaching him French at six—what a paradise
the French occupation seemed, in retrospect!—and went swashbuckling
again with d’Artagnan and his crew. That way, he kept alive.
Drinking with Li Bai
A favourite prison companion was Li Bai, the great
poet of eighth-century China. He would sup wine with him from amber
cups, loll on chaises longues, watch pretty maidens weaving silk
under the willow trees and the peach blossoms falling. He would talk
to the moon with him and get wildly, romantically drunk. There was a
flavour here of his own careless youth, his teahouse years of girls
and smoking. Both he and Li Bai had offended the emperor, mocked the
education system, and been punished. But somehow the oppressions of
the distant past seemed bearable. Not so the acts of Vietnam’s red
demons, with their nauseating loudspeaker jingles about Happiness
and Light.
Out of prison, Li Bai-like, he dealt in rice brandy
for a while, and tried to sell bicycle spokes. He could not make a
go of it. From 1995 he managed to get shelter in America. He lived
humbly in Little Saigon in Orange County, California, lodging with
fellow countrymen. Green tea and smoking remained his chief
comforts. A flat cap or a fedora were his trademarks. He had nothing
to share but his poems and his memories of fellow poets, whose
cattle-trodden graves now dotted the hills around the labour camps.
That, and his roaring hatred of the regime in his country, where his
writings remained banned.
If people could see his heart, he had written back in
1964, during his first spell in prison, they would see it was an
ancient pen and inkstand, gathering dust; or a poor roadside inn,
offering only the comfort of an oil lamp. But it was also a paddy
field waiting for the flood-rains of August,
So that it can overflow into a thousand waves,
White-crested ones that will sweep everything away!
NGUYỄN CHÍ THIỆN, SOLZHENITSYN VIỆT NAM
Tuần báo The Economist mới đây đã dành nguyên một trang báo để viết về Nguyễn Chí Thiện. Tờ báo này gọi ông là Solzhenitsyn Việt Nam ngay trên trang bìa số đề ngày 13-19 tháng 10 năm 2012. Sau đây là bản dịch Việt ngữ bài báo viết về ông Thiện.
Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ Việt Nam qua đời ngày 2 tháng 10 hưởng thọ 73 tuổi.
Dấu trong ngực áo sơ mi của ông là 400 bài thơ ông viết trong những năm tù ngục. Ông nhớ rất rõ hôm đó là ngày 16 tháng 7 năm 1979, hai hôm sau ngày kỷ niệm phá ngục Bastille. Ngày tự do. Ông chạy thật nhanh vào tòa đại sứ Anh ở Hà Nội, qua mặt một người gác ở cổng, đòi gặp ông đại sứ. Người gác không ngăn được ông. Tại bàn tiếp khách, có mấy nhân viên người Việt đang ngồi. Ông xô những người này ra khi họ tìm cách chặn ông làm chiếc bàn đổ nghiêng. Trong phòng treo quần áo ở gần đó, một phụ nữ trẻ người Anh đang chải đầu, cô hoảng sợ đến nỗi làm rơi chiếc lược đang cầm trong tay. Tiếng động khiến ba người đàn ông Anh khác chạy ra. Ông dúi vào tay một trong ba người này xấp thơ của ông. Rồi ông lấy lại bình tĩnh và để yên cho công an bắt đem đi.
Và đó là chuyện ông gửi tập thơ ra khỏi Việt Nam. Ít lâu sau, ở ngoại quốc, tập thơ được in thành sách dưới tựa đề Hoa Địa Ngục và được dịch sang năm, sáu thứ tiếng. Tập thơ được trao giải thưởng của tổ chức Thi Ca Thế Giới năm 1985. Trong những nhà tù khác nhau nơi ông bị giam ông có mơ hồ nghe được chuyện này. Tại Hỏa Lò, một người coi tù đã giận giữ dí vào mặt ông một cuốn sách. Ông cảm thấy thú vị khi thấy cuốn sách đó chính là tập thơ của ông.
Về thể chất, ông không phải là người khỏe mạnh. Từ nhỏ ông đã bị lao. Gia đình ông đã phải bán nhà để lấy tiền thuốc men cho ông. Rồi kể từ năm 1960 trở đi, vì những tội khác nhau mà người ta gán ghép cho ông, như bất đồng với nhà nước về mấy vấn đề lịch sử, hay làm thơ chống nhà nước, ông bị tù nhiều lần trong những trại tù, những trại khổ sai. Chế độ ăn uống tồi tệ trong tù toàn cơm hẩm, nước muối đã khiến ông gầy tọp, tóc rụng rất nhiều khi mới ở tuổi 40. Nhưng bên trong, ông là một con người thép về đầu óc, trái tim và tâm hồn . Chính ý chí cương quyết đã khiến ông liều lĩnh chạy vào sứ quán Anh hôm ấy. Thực ra thì nhà cầm quyền càng hành hạ ông thì ông lại càng mạnh:
...Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thơ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu...
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thơ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu...
Những viên ngọc đó là thơ của ông. Ông cất những bài thơ ông viết thời trẻ tuổi trong chiếc ngăn kéo nơi bầy gián đã nhấm nát. Nhưng nơi an toàn nhất để cất giữ những bài thơ ông viết là trí óc của ông. Đó cũng là nơi trú ẩn bình yên duy nhất trong gần nửa cuộc đời của ông. Trong tù, ông không có giấy bút, sách vở. Vì thế nên trong những đêm dài yên ắng, ông đã nhập tâm ghi nhớ lại hàng trăm bài thơ ông viết. Ông sửa đi sửa lại chúng rồi cất vào trí nhớ. Nếu không thích, ông lại xóa đi, bỏ ra ngòai trí nhớ. Bài thơ nào bốc mùi, như bài thơ ông viết về Hồ Chí Minh, ông biến chúng thành chiếc phi tiêu phóng đi:
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác !
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác !
Khi ra đồng lao động cùng với các bạn tù, trong số đó cũng có người làm thơ như ông, ông đọc cho họ nghe những bài thơ ông viết và những người bạn tù của ông đáp lại cũng bằng thơ. Có người phải đếm vần của những bài thơ trên đầu ngón tay để nhớ. Nhưng ông không làm thế vì trí nhớ của ông đã giúp ông làm việc đó. Và điều đó cũng đã cứu ông. Sau năm 1979, ông lại bị tù trở lại và bị biệt giam trong suốt gần hết 8 năm. Chân cùm, tay còng trong ngục tối. Thơ ông trở thành những tiếng khóc, tiếng thở khò khè, nức nở, tiếng ho lao thổ huyết. Nhưng trong trí, ông vẫn tưởng tượng ra cảnh ông đi câu, ngồi nhìn bình minh khỏa lấp đi những vì sao. Ông ngửi thấy mùi trà hoa nhài, mùi tô phở đêm trên những con đường Hà Nội. Ông nhớ tới người chị tên là Hảo đã dậy ông tiếng Pháp khi ông mới lên sáu. Nghĩ lại, ông thấy những năm thuộc địa Pháp lại chính là những năm thiên đàng hạnh phúc nhất. Thế là ông lại vung kiếm lên đường phiêu lưu cùng với d’Artagnan và những người bạn ngự lâm pháo thủ. Bằng cách đó, ông đã sống sót qua được những năm tù ngục.
Ông tìm được một người bạn tù, một nhà thơ lớn của đời Đường là Lý Bạch. Ông cùng với Lý Bạch nhâm nhi rượu đựng trong chén hổ phách, nằm dài trên trường kỷ, ngắm bầy tiên nữ múa lụa bên hàng liễu hay dưới những cánh hoa đào rơi rụng. Ông nói chuyện với mặt trăng cùng Lý Bạch rồi say sưa trong cơn điên lãng mạn. Cả ông lẫn Lý Bạch đều phạm tội khi quân, chế nhạo chế độ nên lâm cảnh tù đầy. Nhưng những cảnh áp bức đè nén của thời xa xưa dường như vẫn còn có thể chịu nổi. Trong khi những cái loa gào lên phát mửa về những hạnh phúc và ánh sáng thì còn khủng khiếp hơn nhiều. Ra khỏi tù, hệt như Lý Bạch, ông đã phải đi bán rượu kiếm sống, có lúc phải làm nghề sửa xe đạp. Nhưng cũng không sống nổi. Kể từ năm 1995, ông được sang Mỹ tị nạn. Ông sống giản dị ở quận Cam chung nhà với mấy người bạn. Ông tìm được hạnh phúc an ủi bằng tách trà, điếu thuốc lá. Người ta nhớ ông với chiếc mũ lưỡi trai hay chiếc nón dạ đội trên đầu. Ông không có gì cho bạn bè ngoài những bài thơ và những kỷ niệm về những người bạn tù những năm tù đầy, nay đã chết, xác vùi trong những nấm mộ đầy vết chân trâu chân bò giẫm nát trên sườn đồi quanh các nhà tù. Đó, và những thù hận khôn nguôi về cái chế độ ở vùng đất mà nay vẫn còn cấm thơ văn của ông.
Năm 1964, trong lần đi tù đầu tiên, ông viết rằng nếu mọi người nhìn thấy tâm can của ông, thì người ta sẽ thấy một chiếc bút cũ và một lọ mực bám đầy bụi, hay một quán nghèo bên đường với một ngọn đèn dầu làm bầu bạn an ủi. Nhưng cũng có một ruộng lúa đang chờ cơn mưa rào tháng 8:
Để có thể trào dâng muôn đợt sóng
Và sóng kia những ngọn sóng bạc đầu...
Và sóng kia những ngọn sóng bạc đầu...
Ngày 15 tháng 10 năm 2012
Bạn ta,
Hôm qua tôi ghé Barnes & Noble để đọc cọp mấy tờ báo, đi ngang qua chỗ bầy những cuốn lịch cho năm
2013 tôi mới nhớ nhà chưa có lịch mới. Đang định mua cuốn lịch có hình những chiếc xe cổ điển, chiếc Mercedes cánh hải âu, chiếc De Lorean vỏ thép, chiếc Triumph mui trần, chiếc Aston Martin như của James Bond ... về treo ở phòng làm việc cho bõ những ngày cơ cực thì tôi thấy cuốn lịch đó.
Tôi quyết định mua nó ngay.
Đó không phải là cuốn lịch lớn như cuốn lịch có hình những chiếc máy bay của năm nay mà tôi treo ở phòng làm việc khiến ai vào phòng trông thấy cũng trầm trồ khen ngợi người chủ lành mạnh, không thèm treo cuốn lịch phong cảnh núi đồi (?), khe lạch (?) của những năm trước nữa. Cuốn lịch này nhỏ hơn, treo vừa vào chỗ bên cạnh cái computer, lại khiến người đi ngoài đường không nhìn thấy bàn làm việc của tôi ở trong nhà.
Cuốn lịch tôi quyết định mua có hình chụp đủ bốn mùa xuân hạ thu đông. Có tháng là hình tuyết phủ ngập, lại có tháng lá vàng , có tháng cây cối trơ không lá, có tháng chụp cảnh xanh mướt của mùa xuân, có tháng mùa hạ nắng chói. Nhưng tất cả đều là những bức hình chụp những chiếc nhà cầu, những chiếc outhouses , những chiếc toilettes exterieures ở những nơi khác nhau của nước Mỹ, dấu tích còn sót lại của thời chưa có indoors plumbing, và cũng có thể ở những nơi hệ thống dẫn nước chưa chạy tới, chuyện hiếm có ở nước Mỹ.
Những cái nhà ngoài (outhouses) này không còn thấy bao nhiêu ở Hoa kỳ nên chúng mới được chụp để làm lịch. Mà không phải chỉ có một cuốn, mà tôi thấy ít nhất cũng là bốn năm kiểu khác nhau.
Như vậy, người Việt Nam nói "đi ngoài" thì người Mỹ chắc cũng nói như thế: go to the outhouse. Nhưng ngồi trong những cái outhouse đó thì không thể nào sướng bằng làm cái việc được xếp hạng thứ hai (thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng) hay thứ ba (thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ hai lấy vợ, thứ ba ỉa đồng) của người Việt Nam được. Nên mua cuốn lịch về treo chỉ là để nhớ lại (tuy không trọn vẹn) một niềm lạc thú nay đã mất mà thôi.
Ở ngoài đồng sướng hơn nhiều. Gió mát hiu hiu thổi. Cây cỏ hoa lá ngát hương đồng nội. Vài ba ngọn cỏ gió đùa tạo những cảm giác không thể nào có được trên những chiếc bệ cầu. Tai nghe tiếng chim hót trong lùm cây, mắt thì nhìn theo những cánh bướm lượn bên bụi hoa thì có khác gì cảnh chăn trâu hạnh phúc trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Nhưng sướng hơn lại là cảnh bên dưới sông nước hữu tình . Cá đâu đớp động dưới chân bèo như cảnh câu cá của Yên Đổ. Nhất là nếu hai chiếc cầu lại ở ngay bên cạnh nhau để hai người có thể cùng đi (?), cùng ngồi bên nhau bàn luận chuyện đời giữa những tiếng thở nặng nề của cả hai phía làm đứt đoạn những câu đối thoại.
Ngày ấy đâu rồi? Tìm lại làm sao được từ hơn mấy chục năm nay? Thôi thì đành mua cuốn lịch về treo tạm mà nhớ đến ngày xưa vậy.
Ở nhà thì lại đành cố thủ trong cái phòng nhỏ nhất trong nhà, tay cầm theo cái iPhone và tờ báo hay cuốn sách, điện thoại reo thì trả lời ngay, không phải vội vã vừa chạy vừa nhẩy ra trả lời điện thoại như ngày xưa nữa.
Bù lại, phía bên kia không thể nào biết được phía bên này đang làm gì, hay công việc chưa hoàn tất vì ... giấy tờ (?) chưa xong.
Cái kiến trúc quan trọng ấy lại không bao giờ được dành cho những tình cảm trân quý (?) nhất trong khi không có nó thì làm sao sống được!
Nên phải mang cuốn lịch chụp 12 chiếc outhouses về treo để ... yêu nó thêm một chút.
Cầu tiêu muôn năm! Cầu tiêu vạn tuế!
Hô to như vậy mà không thấy kỳ chút nào hết. Giầu sang phú quí như công nương Kate Middleton, đẹp não nùng như Cindy Crawford mà không có nó thì cũng khốn khổ làm sao sống mà ra ngoài điệu bộ mỹ miều cho được!
Ngày 16 tháng 10 năm 2012
Bạn ta,
Hồi năm 1975, chỉ mấy hôm sau khi được đưa vào lớp học ở một trường tiểu học gần nhà, hai đứa con tôi đã học ngay được mấy câu tiếng Anh mà tôi ghét vô cùng.
Đó là những câu "So what?", "Who cares?", và một câu dài hơn là "I could not care less!"
Toàn là những câu để gây sự, thách đố, và đầy giọng bất cần tôi nghĩ là không thích hợp với tuổi tác còn rất nhỏ của chúng. Nhất là câu "I could not care less!"
Cả hai đều biết là tôi ghét những cách ăn nói như thế nên chỉ thỉnh thoảng nghe lén chúng nói chuyện với nhau, tôi mới nghe thấy chúng ăn nói như thế.
Vậy mà thoắt một cái đã mấy chục năm . Nhưng tự nhiên hôm nay, tôi lại thấy đó là những câu hay tuyệt. "So what?" nghĩa là rồi sao? "Who cares?" là ai mà thèm thắc mắc. "I could not care less!" là tôi không thể quan tâm ít hơn về chuyện ấy, nghĩa là tôi cóc cần, tôi không thèm nghe, không thèm biết, không thèm nói về chuyện đó.
Từ mấy tuần qua ở đây đang ồn lên chuyện người ca sĩ này về nước hát, người ca sĩ kia về nước hát. Bên chống cũng có, bên ủng hộ cũng có. Lập luận nào nghe cũng ... xuôi tai cả.
Phe chống thì nói tiếng hát ấy là của (?) chúng ta, không nên về hát cho chúng nó nghe. Về hát như vậy có khác gì nhổ nước miếng vào chính nghĩa của việc leo thuyền, bám trực thăng, liều mạng ngoài biển, bất chấp hải tặc, đói khát, chờ đợi mỏi mòn bao nhiêu ngày tháng, có khi vài ba năm trong các trại tị nạn để đến được Mỹ làm lại cuộc đời, để được sống trong tự do, dân chủ vân vân.
Phe đồng ý, ủng hộ việc tiếng hát ấy trở về thì cho rằng việc về hát ở trong nước của họ chỉ là việc làm để kiếm tiền vì trời đã chiều, những sợi dây thanh quản đã mỏi mệt, những bài hát cũ không còn được nhiều người nghe ở đây nữa nên họ phải trở về kiếm chác thêm được chút nào hay chút ấy trước khi quá muộn. Thầy già, con hát trẻ. Thầy thuốc thì kiếm người già, nhiều kinh nghiệm. Nghe hát thì thanh sắc càng trẻ càng tốt. Họ phải về. Cả hai thứ đều không còn bao nhiêu nữa. Nhiều người làm các công việc khác cũng về Việt Nam làm ăn có ai nói gì đâu. Chỉ là những vụ đi kiếm tiền mà thôi.
Chuyện về thì về, chỉ đừng có già đầu mà còn ngu xuẩn tuyên bố rằng nay đã sáng mắt ra, đã thấy được ánh sáng sau bao nhiêu năm sống mù lòa ở Mỹ. Cứ về nhưng không cần phải nói những câu lấy lòng mất tư cách, hèn hạ như thế. Cứ về, nhưng đừng quay lại cắn những người một thời từng sát cánh (sắt) với mình, thóa mạ những người đó để bênh vực cho chuyện đi về của mình như người đàn ông nọ, khi chết cũng không được bọn chó má cho gửi xác về quê cũ. Cứ về, lẳng lặng là hơn hết. Không nên nói gì.
Có nói gì thì cũng nên nhớ lúc bước chân đến xứ người sau chuyến đi thừa sống thiếu chết để tìm cuộc sống tự do, nay lại đâm đầu về cái nơi đã làm cho mình phải bỏ chạy.
Nhưng tại sao phải thắc mắc về chuyện về hay không về của họ? Họ chẳng là cái gì hết. Càng có ý kiến về chuyện về nước của họ, thì họ càng có ảo tưởng rằng họ là cái gì quan trọng lắm. Thật ra, họ chẳng là gì hết. Tầm thường và rất tầm thường là khác. Hãy nhìn con người thật, tư cách thật của họ, những việc họ làm trong những năm tháng họ ở đây thì thấy ngay.
Họ về thì thây kệ họ. Rồi sau đó, trở lại đây, thế nào họ cũng sẽ lại tuyên bố này nọ để lại tiếp tục tìm cách kiếm tiền ở cái xứ mà họ vừa lớn tiếng bỉ thử. Gọi họ là cắc ké thì cũng đúng. Đúng cả hai nghĩa. Cắc ké vì họ chẳng là cái quái gì hết. Cắc ké vì họ đổi mầu da soành soạch, cứ ở đây thì xanh, ở chỗ khác thì đỏ.
Đừng kỳ vọng họ sẽ làm như khôi nguyên Nobel Văn Chương Alexander Solzhynitsyn, người cương quyết chỉ trở về nước Nga sau khi Cộng sản tan rã . Hoặc như cây cello hay nhất thế giới Mstislav Rostropovich chỉ trở về Nga để trình diễn sau khi không còn đảng Cộng sản ở Nga nữa. Cả hai đều đã về Nga sau khi chế độ Cộng sản vô phương cứu chữa.
Những thứ ca hát mà Đỗ Mục nhắc trong bài tứ tuyệt Bạc Tần Hoài thì không bao giờ đến được gần gót chân của những người này.
Thực ra, nghe họ về làm cái này, cái nọ, câu phát biểu hay nhất lại chính là mấy câu từ miệng của hai đứa con tôi năm nào: Who cares? So what? I could not care less!
Ai thèm thắc mắc, để ý làm chi chuyện họ làm. Mà họ làm thế rồi thì sao?
Chẳng sao hết.
|
Nhạc sĩ Hoàng Nhật
Thông (Trần Vũ Anh Bình) và Nhạc sĩ Việt Khang (phải). (Hình: Tuổi Trẻ
Yêu Nước)
|
Chỉ biết khi họ về hát, và chắc chắn sẽ lảm nhảm những câu ngợi ca "tự do nghệ thuật" ở trong nước, thì hai nhà viết nhạc Việt Khang và Hoàng Nhật Thông sẽ vẫn còn ngồi tù tiếp.
Chỉ vì nhạc.
Ngày 17 tháng 10 năm 2012
Bạn ta,
"Thà làm một Socrates khốn khổ còn hơn làm một con heo
tự mãn". Người nào nói câu này, có lúc tôi nghĩ, chưa bao giờ là con heo. Vì
chưa bao giờ là con heo nên làm sao dám nói là heo cũng sung sướng, hạnh phúc
đến độ tự mãn được?Không. Heo không có gì để tự mãn. Từ khi ra đời đến lúc được đưa đến lò heo để biến thành... thịt heo, heo không bao giờ sung sướng và hạnh phúc. Ðời sống chỉ xoay quanh những cái máng chứa thực phẩm, ăn cho béo để chờ ngày tới lò sát sinh, có gì đâu để mà tự mãn, sung sướng với hạnh phúc của mình để bị so sánh với Socrates?
Socrates thì khốn khổ thật. Khốn khổ đến nỗi phải trở thành triết gia như ông đã có lần nói: "là đàn ông nên lấy vợ, may ra thì hạnh phúc một đời, nếu không thì cũng thành triết gia". Socrates trở thành triết gia, cuối cùng uống thuốc độc tự vẫn.
Nhưng có thể cũng có những con heo sung sướng và hạnh phúc thật. Ở Westphalia thuộc nước Ðức, nơi có đến 6 triệu con heo được nuôi trong các trại heo, mới đây, nhà cầm quyền đòi các trại chủ phải nuôi những con heo này một cách nhân đạo hơn.
Thế nào là nhân đạo? Theo khuyến cáo của nhà chức trách, mỗi con heo nuôi trong trại phải có ít nhất 1 mét vuông để xoay xở cho dễ, và mỗi con phải được cung cấp một tấm nệm nhỏ để ngả lưng khi đi ngủ. Vào giờ chơi, heo phải có đồ chơi để giải trí cho đỡ buồn. Mỗi ngày heo phải được hưởng 8 tiếng đồng hồ ánh sáng mặt trời, bất kể mùa đông hay mùa hạ. Cuối cùng, mỗi con phải được người nuôi ngó nhìn vào tận mặt ít nhất 20 giây đồng hồ.
Không biết được đối xử như thế, món thịt heo muối hay súc xích mà vùng Bắc sông Rhine-Westphalia sản xuất khoảng hơn 300 loại có ngon hơn thịt heo nuôi theo lối thông thường không.
Nếu được đối xử như vậy thì heo quả có hạnh phúc hơn Socrates thật. Riêng khoản mặt nhìn mặt và tay trong tay không nói một câu trong 20 giây, heo cũng sung sướng hạnh phúc hơn rất nhiều đồng loại với ông triết gia người Hy Lạp rồi. Huống chi lại được dăm ba câu vỗ về đại khái "Heo đấy à? Có mệt không heo? Hôm nay đi làm có gì vui không heo? Ở sở heo có bị mấy đồng nghiệp cạnh tranh nhan sắc làm kinh hoàng không? Heo có bị đứa nào chê là ngu như heo không? Heo có thích làm trò con heo không? Heo thích làm heo thịt hay heo nọc? Heo muốn sau này lớn lên làm bacon hay ba chỉ? Heo không ưa ba rọi sao? Hay muốn làm dồi tràng, dồi tiết, dồi mỡ? Heo có thích vào nồi cháo lòng để bà phó tổng thống gánh đi bán cho ông khỏi phải cúi đầu như bà đã nói cách đây vài chục năm không? Không à? Cũng không thích bún bò Huế vì sợ ớt hay sao? Thôi được, hủ tiếu heo vậy nhé. Chịu khó hay ăn chóng lớn nhé, đừng có làm lợn cấn ăn cám tốn nhé. Có uống cà phê không, để em (?) pha cho. Hay uống trà nghe cục cưng heo? Ở Macy's hôm nay có sale đặc biệt. Ngay cạnh lại là St. John với lại Prada, Louis Vuitton heo dẫn em đi shop nhé..."
Ðược cho ăn, cho ngủ tử tế, giờ chơi được quăng cho mấy món đồ chơi, mỗi ngày được vỗ về 20 giây với bằng ấy lời an ủi thì hơn là làm ông Socrates với mấy tư tưởng triết lý vớ vẩn trong lúc đàm đạo với môn sinh là Plato nhiều.
Vậy thì làm ông Socrates khốn khổ mà làm gì? Làm heo tự mãn sướng hơn nhiều chứ. Cho dù là chỉ được một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn nếu được như đôi câu đối của cụ Tam Nguyên tặng ông hàng thịt:
Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang
Thì còn gì hơn được nữa?
Hơn đứt chuyện làm Socrates suốt năm canh nhiều!
Ngày 18 tháng 10 năm 2012
Bạn ta,
Cuộc hội nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 6, khóa 11 đã kết thúc hôm 15 tháng 10, và theo nhiều ý kiến thì đã không có gì thay đổi liên quan đến ông Vũ Như Cẩn.
Thực ra thì đã có một thay đổi quan trọng.
Các quan sát viên theo dõi cuộc hội nghị từ trước khi hội nghị khai diễn đã đưa ra những tiên đoán về chiếc ghế thủ tướng có thể không còn mấy chắc chắn của Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng người đàn ông từng làm nghề chích dạo, tốt nghiệp cử nhân luật ở trong rừng với không biết bao nhiêu là sai lầm, vẫn tiếp tục được cho ngồi nguyên ở chỗ cũ. Nỗ lực chống tham nhũng của y đã chỉ đem lại kết quả là tham nhũng gia tăng đến mức độ chóng mặt như nhiều tổ chức thế giới đã phải nhìn nhận và xếp Việt Nam vào hàng ngũ những nước tham nhũng nhất thế giới. Một số quốc gia cũng như công ty nước ngoài đã dẹp bỏ một số kế hoạch đầu tư của họ và rút khỏi Việt Nam vì theo họ, tham nhũng càng ngày càng lớn mạnh, kết quả của chính nỗ lực chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng.
Người ta kết luận cuộc hội nghị không đem lại điều gì mới.
Nhưng hôm qua, 17 tháng 10, Trương Tấn Sang, người đang giữ chức vụ chủ tịch nước, tại một cuộc tiếp xúc với báo chí ở Sài Gòn đã gọi một người cũng trong băng đảng của y bằng một lối gọi khá kỳ lạ. Tuy thế, người nghe thì ai cũng biết người mà Trương Tấn Sang nhắc đến là ai mặc dù không gọi đích danh.
Người đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Trương Tấn Sang đã gọi Nguyễn Tấn Dũng không bằng tên, mà là "đồng chí X."
Danh xưng "đồng chí" chỉ có từ khi có những người Cộng sản. Cộng sản gọi nhau là "đồng chí" là đúng. Và chỉ có Cộng sản mới gọi nhau như thế. Không phải ai muốn gọi chúng là "đồng chí" cũng được. Đã không ít người sau năm 1975, vì muốn kết thân, muốn lại gần với bọn trong rừng vừa ra đã gọi chúng là "đồng chí" thì liền bị chúng chửi xối xả, nhất định không cho những người đó gọi chúng là "đồng chí".
Nghĩa là phải là đồng bọn, cùng lập trường, tư tưởng với chúng, cùng một phường chó đẻ như chúng mới được gọi chúng là "đồng chí" cũng như được chúng gọi lại là "đồng chí."
Trương Tấn Sang gọi Nguyễn Tấn Dũng là "đồng chí" mặc dù tên chích dạo này đã phạm phải rất nhiều lỗi lầm trong mấy năm qua gây ra những thảm họa cho kinh tế Việt Nam qua việc bao che cho đồng bọn, con cái vô tài bất tướng chỉ giỏi trò tham nhũng. Những vụ như Vinashin, cùng với những kế hoạch đầu tư, xây cất hoàn toàn thất bại thua lỗ kinh hòang đều là do Nguyễn Tấn Dũng thực hiện hay bao che cho đàn em.
Gọi Nguyễn Tấn Dũng, một người đầy tội lỗi, tham nhũng, bè cánh như thế là "đồng chí" thì Trương Tấn Sang là người như thế nào?
Tục ngữ Pháp có câu "Ceux qui se ressemblent s’assemblent" hay một câu khác "Les oiseaux de même plumage s’assemblent sur même rivage" cũng như câu tục ngữ Anh "Birds of the same feather flock together", bọn trộm cướp, lưu manh thì quần tụ lại với nhau.
Trương Tấn Sang gọi Nguyễn Tấn Dũng là "đồng chí" thì chính Trương Tấn Sang cũng là cùng một thứ tham nhũng khốn nạn như Nguyễn Tấn Dũng. Chúng nó phải bao che cho nhau, bảo vệ nhau vì chúng ăn chưa đủ no, mặc dù tiền bạc của chúng đã lên tới mức cả mấy trăm triệu là ít.
Sang gọi Dũng là X., không gọi đích danh cũng là một cái lối gọi tên gần đây ở Việt Nam. Không gọi Nguyễn Tấn Dũng bằng tên thực của Dũng mà gọi là X. thì có khác gì không gọi Tầu là Tầu mà gọi là "Lạ" thì cũng vậy. Chính danh là việc phải làm. Không chính danh là không tôn ti trật tự, trên dưới lộn xộn thì làm sao mà cai trị được. Cái bình đựng rượu sau khi có những đổi thay về hình dáng thì phải có cái tên mới và khác cho nó. Gọi nó bằng cái tên cũ là không được. Sách Nho giáo đã nêu thí dụ đó. Không gọi tầu chiến của Trung quốc là tầu Trung quốc mà gọi là "tầu lạ" thì bảo vệ chủ quyền ở biển Đông thế nào được. Không gọi Nguyễn Tấn Dũng bằng tên thì làm sao có biện pháp với nó cho được.
"Đồng chí X." cách gọi đó là thừa nhận mình cũng như nó, một phường tham nhũng với nhau. Gọi nó là X. là còn sợ nó lắm. Như thế thì làm sao dám thay đổi.
Mà thay đổi làm gì! Vỡ cha nó cái tập đòan tham nhũng khốn nạn và chó đẻ đó thì làm sao các đồng chí khác sống được.
Cuộc hội nghị vừa qua nhìn giống hệt như cuộc họp của lũ súc vật ở đoạn cuối cuốn The Animal Farm của George Orwell. Khác chăng là các đồng chí chỉ là một bọn đồng chó với nhau mà thôi!
Ngày 19 tháng 10 năm 2012
Bạn ta,
Một người bạn
của tôi, khoảng mười năm trước, đã dùng một danh từ có từ lâu -- cái giấy phạt
-- để gọi những tấm thiệp báo hỉ, những thiệp mời đi dự đám cưới, mà chúng ta
nhận, trung bình mỗi tháng từ 2 đến 3 cái, tùy theo mức độ quảng giao của chúng
ta.
Tiền đóng cho
những cái giấy phạt này không do một bộ luật nào qui định như những cái giấy
phạt xe thỉnh thoảng chúng ta nhận được, mà do bàn tay ký những tấm ngân phiếu
bỏ trong phong bì trước khi đến địa điểm đãi tiệc, quyết định.
Lúc đầu, trong
mấy năm sau chuyến di tản, nó là 20, rồi thành 25 Mỹ kim. Thoắt một cái, con số
25 trở thành... không được. Bàn tay ký tấm ngân phiếu thấy chợt thấy chỗ bạn bè
thân tình, sao lại chỉ có thế!
Nó nhẩy một cái
thành 50. Không thể là 30, hay 35, hay 40, hay 45 được. Nó tăng gấp đôi. Tất cả
những con số khác ở giữa 25 và 50 đều không được. Kỳ quá. Phải là 50.
Giá biểu (?) 50
ở với chúng ta được chừng vài năm thì bàn tay viết những tấm check bắt đầu lại
thấy 50 là con số kỳ kỳ. Không còn có thể là 50 được nữa. Ngó bữa tiệc cưới,
nhìn lại con số 50 thì thấy ít quá. Tội nghiệp đôi trẻ (?) lỗ nặng mất. Phải
tăng lên cho cả hai đi trăng mật một cái chứ.
Thế là nó thành
100.
Ðó là khoảng ba,
bốn năm trước. Bây giờ đặt bút xuống viết con số 100 đã bắt đầu thấy hơi ngượng.
Chú, bác, cô, dì, anh, chị... gì mà kỳ thế. Ai cũng mở cửa hàng bán... kẹo cả là
nghĩa làm sao!
Nhưng sau con
số 100 là gì? Không ai viết những con số lẻ bao giờ. Cứ phải gấp đôi lên mới
được. Và từ khoảng hơn một năm nay, con số 200 là con số thoải mái nhất để nộp
phạt.
Với con số 200
đó, sau đám cưới, tấm thiệp cám ơn của đôi trẻ gửi đến, nhìn qua nét chữ cũng
thấy niềm hân hoan của chúng.
Nhưng với những
người mà cái gì cũng có, thì cái giấy phạt phải là bao nhiêu? May quá, ít người
trong chúng ta quen những thứ như Bloomingdale, Dupont, Rockefeller... để phải
lo những chuyện như vậy.
Nhưng tưởng
tượng mấy cái tên này đến làm quen chúng ta, kiểu thấy người sang (là chúng ta)
bắt quàng làm họ, rồi bỗng nhiên chúng ta nhận được cái giấy mời đi dự đám cưới
của họ thì sao?
Chẳng lẽ đem
dúm muối quăng xuống đại dương cho nước dưới biển mặn thêm một chút! Làm sao mà
mặn thêm cho được! Nhưng không dúm thì cũng làm sao đổ được vài ba cái tầu chở
muối cho đỡ tủi...
Mà có vài ba
cái tầu chở muối, thì đã chắc đại dương mặn được thêm bao nhiêu.
Hay tặng cái
cầu Brooklyn ở New York? Cái tháp Eiffel ở Paris, cái cầu Waterloo ở Luân Ðôn?
Với những người mà cái gì cũng đã có thì phải như vậy chứ. Ngặt một điều mấy thứ
vừa kể lại không bán bao giờ. Vậy thì mừng cái gì bây giờ?
Nỗi thắc mắc
này, hôm qua tôi đã được giải tỏa.
Marilyn vos
Savant, người phụ nữ với thương số thông minh (I.Q.) cao nhất thế giới đã bầy
cho chúng ta cách kiếm một món quà cho những người như thế, những người tiền
rừng, bạc bể, cái gì cũng có, tiên cũng mua được.
Theo Marilyn
vos Savant, khi trả lời một thắc mắc khá giống ở trên, thì những người này không
cần dúm muối của chúng ta, cũng không cần vài cái tầu biển chở muối của chúng ta
để đổ xuống biển của họ. Họ cần sức khỏe, hạnh phúc và tình bạn, tình gia đình...
hơn tất cả những thứ khác. Chúng ta không thể cho họ sức khỏe và hạnh phúc nhưng
chúng ta có thể cho họ cái vai để tựa, bàn tay để nắm...
Marilyn vos
Savant đề nghị lấy một chiếc hộp, gói cho đẹp, bên trong là một mảnh giấy viết
mấy hàng chữ như thế này: Chứng chỉ này có thể đổi lấy một ân huệ đặc biệt,
bất cứ cỡ nào, to nhỏ bao nhiêu cũng được. Xin gọi bất cứ lúc nào, ngày cũng như
đêm, một năm 365 ngày. Quà tặng này có giá trị cho đến khi chúng tôi không còn ở
trên đời này nữa. Gửi lời mừng đôi trẻ. (This certificate is redeemable for a
special favor -- any size, including "really big." Please call any time, day or
night, 365 days a year. The offer doesn't expire until we do. Congratulations.)
Có lý biết
chừng nào. Từ nay, gia đình Bloomingdale, Dupont... có chuyện vui mừng, cứ việc
gửi giấy mời. Tiền rừng bạc bể nhưng làm sao có được tờ giấy với mấy hàng chữ
như thế!
Còn những giấy
phạt khác thì cứ 200 trong lúc này cái đã.