December 13, 2012

Decembern14, 2012


Ngày 10 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Mấy hôm trước đây, một người đàn ông tên là Alberto Diaz Gonzalez đã bị nhân viên quan thuế Hoa kỳ chặn lại ở phi trường Miami vì ông ta có dấu chim lậu (?) trong quần.
Lúc đầu ông ta còn chối nhưng sau khi quan thuế trưng ra được bằng cớ rành rành nên ông đã phải thú nhận là có dấu chim trong quần thật. Trước đó, khi nhân viên quan thuế hỏi là ông có mang theo những động vật hoang dã hiếm quí nào không thì ông nói là không. Mà ông nói thật, mấy thứ ông bỏ trong quần thực ra không hiếm (?) mà cũng không quí giá (?) gì. Ông bỏ chúng trong những chiếc túi may bằng vải và mấy chiếc hộp bằng plastic. Ông cho chúng uống thuốc an thần để chúng không cách mạng vùng lên, không ngọ nguậy bất tử trong suốt chuyến bay. Khi chúng bị lôi ra khỏi quần của ông, chúng vẫn còn … sống. Chúng là những con chim mầu đỏ, tên khoa học là Negritos de Cuba.
Tổng cộng là 16 con tất cả. Thực ra chúng chỉ là những con sẻ có ức mầu đỏ đặc biệt chỉ có tại Cuba (?). Ông đi Cuba về mang theo mấy con chim thì đã sao? Chắc ông nghĩ như thế. "Đặc sản" của Cuba chỉ có mấy con … chim là quí, mang về bán mấy con chim này lại cũng được vài trăm đô la, bù lại khoản tiền mua vé. Như vậy nhờ đem chim Cuba (lậu) về Mỹ, ông được một chuyến đi miễn phí.
Nhưng đó lại là một cái tội: mang chim lậu (?) vào Mỹ.
Chuyện dấu chim trong quần không thể coi là chuyện chơi được. Luật Hoa kỳ đòi hỏi phải khai báo đầy đủ nếu mang vào Mỹ các động vật hiếm quí. Chính phủ Mỹ coi giống chim Negritos de Cuba là một loại chim hiếm quí.
Có điều ông còn bị thêm tội khai man nữa. Khi nhân viên quan thế hỏi ông đi Cuba về có mang theo chim không, thì ông cứ tưởng là hỏi "the other bird" nên ông ngay tình nghĩ ai mà chả có , "nó" đã có sẵn trong người, người đâu chim đó, chim đâu người đó, cớ sao phải hỏi ngớ ngẩn như vậy. Ông không thèm trả lời. Nhưng đúng lúc ấy, những con chim non xa tổ ông dấu trong quần bỗng thức dậy và đòi chui ra xem phong cảnh tự do của nước Mỹ nên quan thuế mới kiếm ra chúng. Thêm vào đó, là mấy cái lông chim (?) rơi xuống sàn nên chuyện dấu chim lậu trong quần mới lòi ra.
Việc mang chim (lậu) xứ người vào Mỹ bị cấm ngặt vì chúng có thể mang theo bệnh cúm chim (avian flu). Mà cúm chim mà lại là chim lậu (?) thì chết chúng tôi. Ông đi Cuba thì mặc ông. Đặc sản của Cuba là chim cũng bị cấm. Họ hàng xa xôi (?) với chim là xì gà (?) cũng vẫn còn bị cấm nên cấm chim là phải. Cho chim uống thuốc ngủ cũng lại càng không được. Chủ tịch nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết cách đây không lâu cũng phát ngôn một câu ngớ ngẩn rằng Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam thức thì Cuba ngủ. Bây giờ bắt chim Cuba ngủ thì không được. Bắt là phải. Phải để cho Cuba thức để canh giữ hòa bình cho thế giới khi Việt Nam ngủ chứ.
Còn một nơi nữa cũng không nên đi thăm rồi mang theo chim (lậu) về Mỹ, đó là Baku, thủ đô của cộng hòa Azerbaijan, xứ trước đây thuộc liên bang Xô Viết. Cuba hay Baku đều là không được. Cứ đặc sản chim lậu của hai nước Cộng sản này là cấm.
Về tội nhập cảng chim lậu từ Cuba, hành khách Alberto Diaz Gonzalez có thể bị phạt tới 20 năm tù và 250 ngàn đô la. Lúc ấy, vào tù tha hồ mà lôi chim ra chơi cũng đã đời rồi.
Không thì cứ bắt chước cụ giáo Trần Văn Hương lôi chim ra gãi cho bác Hồ lăn tăn cũng sướng phát khùng luôn ấy chứ!

Ngày 11 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Licence To Kill là giấy phép giết người. Thực ra, chẳng bao giờ có cái thứ giấy phép kinh khủng đó cả. Nhưng James Bond 007 được biết là có cái giấy phép đó. Tuy thế, ngay chính nhân vật James Bond cũng không có thực, chỉ là hư cấu của Ian Fleming, thì làm sao ngoài đời lại có thứ giấy phép đó được.
Trong khi thi hành những hoạt động đặc biệt, các điệp viên, không phải là chỉ của MI6 của Anh, mà luôn cả KGB của Liên Xô, CIA của Mỹ, Service de Documentation Exterieure et de Contre-Espionage của Pháp hay Mossad của Israel cũng không có ai được cấp cái phép đó. Chỉ tùy nghi giết, rồi tìm cách thoát thân mà thôi. Chính phủ của họ sẽ sẵn sàng phủi tay chối bỏ mọi trách nhiệm nếu các điệp viên này bị bắt. Bởi thế nên mới có chuyện đụng với James Bond thì chỉ có chết. Chàng giết xong lại còn cầm ly Martini uống cho … mát giọng rồi mới dẫn em bé tẩu thoát. Vui ơi là vui.
Nhưng các việc khác thì hầu hết đều phải có licence hết. Không có licence thì không được đụng vào cái ống nước, cái bồn cầu, cái hệ thống dây điện nhà của tôi. Duy có một công việc, tôi thấy không cần có licence mà vẫn được công khai hành nghề. Đó là việc cứ đeo trên cổ một cái máy ảnh, có khi cũng không phải đeo ở cổ nữa. Mấy cái iPhone cũng đủ dùng. Cứ hai tay đưa cái máy lên, không cần phải là bao nhiêu megapixel, ống kính bao nhiêu ly, body là medium format Hasselblad, Leica M9 hay Nikon D4… là người ta có thể làm những việc mà những người bình thường không bao giờ dám làm cả. Bây giờ, những cái máy digital càng ngày càng rẻ nên ai cũng có quyền làm như thế. Tại những buổi tụ họp, ra mắt sách hay trình diễn âm nhạc, họ tự cho họ quyền đứng chình ình trước mặt cử tọa. Bình thường, ai mà lại dám làm thế. Chúng ta không thể tưởng tượng được ra cảnh vài ba người ở phía trước chúng ta đứng hết lên để nhìn cho … rõ thì thấy ngay việc làm vô lý của họ. Trong rạp hát, phải ngồi sau một người có mái tóc đánh rối cao bồng kiểu ấp chiến lược thì đã là thảm họa rồi. Ngồi sau một người cao lớn (không biết ăn cái gì mà cao lớn đẫy đà làm sao !) thì chuyến đi xem ciné kể như hỏng. Thỉnh thoảng chàng ngồi sượt người xuống ghế thì còn đỡ. Nhưng rồi bỗng nhớ lại, chàng ngồi thẳng lên, thế là người ngồi sau chàng lại phải thay đổi thế ngồi ngay.
Người cầm máy ảnh thì khác. Họ cứ thoải mái đứng dậy, ngay trước mặt chúng ta… để hành nghề. Mà nào phải là đứng lên, chụp một cái rồi ngồi xuống hay di chuyển đến chỗ khác ngay đâu. Họ đứng nguyên ở đó, chờ đến lúc có được góc cạnh đẹp mới chụp. Những người ngồi sau cứ thế mà nghiêng qua bên này, ngả qua bên kia mà cũng chẳng thấy được bao nhiêu sân khấu. Hiến pháp Hoa kỳ ghi rõ là chúng ta ra đời đều bình đẳng, tất cả đều có những quyền ngang nhau, nhưng hình như những người cầm chiếc máy ảnh trong tay là những người không chịu bình đẳng với chúng ta thì phải. Người nào cũng nghĩ mình đang là Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh cả.
Tối hôm Chủ Nhật vừa qua, tôi lại gặp cảnh như vừa kể. Trong số những người cầm máy ảnh làm phiền những người khác có một ông cầm một chiếc Canon, nhưng nào phải là cái EOS 1D Mark III gì cho cam. Nhưng ông nhất định dành quyền … săn ảnh bất kể những người khác. Ông không ở hàng ghế trước. Ông từ phía sau tiến lên. Nhưng ông tự cho ông quyền len lên phía trước để đứng cho gần sân khấu. Ông loay hoay đến cả hơn 10 phút chứ nào phải là ông chụp một hai tấm rồi về chỗ đâu.
Tôi là người ngồi sau ông hai hàng ghế. Ông chặn ngay cái view của chúng tôi, tức là cả của những người khác ngồi cùng bàn. Ông chỉ cho chúng tôi chiêm ngưỡng cái lưng của ông. Tôi cũng đã cố kiên nhẫn ngồi chờ ông thêm vài ba phút. Nhưng hình như ông dùng máy của ông để thu video luôn thì phải. Mà như thế thì bộ ông định làm trời trồng luôn cả buổi hay sao?
Cuối cùng thì tôi đành phải làm kẻ bẻ đũa vậy. Thôi thì không xấu người ăn tục, xấu người bẻ đũa cũng đành chịu vậy. Tôi đứng lên, đến sau ông, vỗ nhẹ vào vai ông và nhắc ông rằng phía sau còn nguyên một bàn tiệc, và những người trong bàn tiệc cũng có nhu cầu mưu tìm hạnh phúc của họ là được xem chương trình ca hát, và xin ông không đừng cản trở chuyện mưu cầu hạnh phúc của chúng tôi.
Ông quay lại ngó tôi, rồi lại ngó lại tôi, rồi lại quay ngó tôi mấy lần nữa.
Ông tặng tôi mấy cái dirty look mới là tội nghiệp tôi chứ.
Không có licence mà còn vậy chứ nếu có thi ông còn làm gì nữa hở Giời!

Ngày 12 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Tôi đang giận đời hết sức. Khi không, tôi nhớ là không hề gây sự với mấy con cúm, vậy mà nó vẫn xông vào làm phiền tôi từ mấy hôm nay.
Tôi đã đi chích ngừa cúm vài tháng trước, như từ cả hơn một chục năm nay. Thế mà sức để kháng của tôi trong cái thân thể đã già nhão ra như thế này vẫn không thể chặn được mấy con cúm mất dậy đó. Tôi cũng đã rất cẩn thận, không cho chúng cơ hội nào đến gần. Vậy mà tôi vẫn bị.
Nằm một mình ở nhà bi thảm như một chiếc giẻ rách, tôi tìm cách đi ngược trở lại những nơi mình đã tới, những nơi có thể vô tình tôi đã gặp chúng để xem tôi bị chúng từ đâu xông vào làm phiền, hệt như cách truy bệnh dịch trong phim The Outbreak. Thì cũng vẫn chỉ vài ba nơi tôi đến mỗi ngày. Ở đài phát thanh thì mỗi ngày, tôi vào phòng, đóng cửa lại, ngồi trước cái microphone làm việc một mình. Không chung đụng với ai cả. Ngay cả cái headphone dùng để nghe cũng là của tôi mang ở nhà đến, không có một ai nào khác dùng chung để tránh bị nhiễm trùng ở tai như đã một lần xẩy ra hồi còn làm việc cho một đài phát thanh ở thủ đô.
Còn ở đài truyền hình thì hai người làm việc chung với tôi, ngồi cách xa nhau hơn một mét, cũng không bị cô nào hắt hơi, ho vào không khí để có thể bị lây từ hai cô. Hai cô vẫn khỏe mạnh đi làm bình thường. Do đó, không thể đổ cho hai đồng nghiệp. Vậy là tôi bị cúm không qua nơi làm việc.
Nhớ hồi mấy năm trước khi còn làm cho đài LA-18 ở Los Angeles, một cô Tầu rất xinh đẹp, Ursula Hsu nhất định cho tôi một cái "hug" mặc dù cô đang cúm vì cô cho biết vừa ở Đài Loan về. Tôi bị cúm một trận điên người. Nhưng nghĩ lại, thấy bị cúm vì mấy con cúm xinh đẹp đó thì tôi đành tha cho cô, không khiếu nại, than phiền gì hết.
Như thế, tôi chỉ có thể giữa đường gặp nạn tại một buổi tiệc gây quĩ cho một trường bạn. Những người ngồi chung bàn với tôi đều là những người khỏe mạnh. Chúng tôi nói chuyện với nhau suốt buổi tối, có bắt tay lúc vào bàn và lúc ra về. Như vậy nhất định không phải từ họ.
Vài ba người quen khác thì cũng có bắt tay, thăm hỏi vài ba câu. Không húc hắc (hug) gì cả. Bắt tay nhau xong, ai về bàn người ấy. Vậy mà vẫn bị mấy con cúm xâm nhập là làm sao?
Nhưng rồi tôi nhớ có hai người dùng hai mùi nước hoa tôi có biết tên. Có thể đúng là hai người đó. Một người xức Shalimar và người kia dùng AQVA. Tôi nhớ khá rõ, vì sau khi bắt tay Shalimarï, tôi đưa tay lên gãi mũi và lần sau, AQVA, để sửa lại kính.
Chỉ có thế thôi. Vậy mà sao tôi bị cúm? Tôi nhớ có lần coi một chương trình của National Geographic thì biết rằng những con sâu, những con nhái, những con rắn có mầu sặc sỡ và rất đẹp chính là những con độc vô cùng. Chúng nó độc nên muốn cho những con khác biết mà tránh. Chúng không cần phải ngụy trang cho khéo để thoát hiểm. Vẻ đẹp của chúng như để nói rằng muốn sống thì đừng có mà lại gần. Đứa nào sợ tao thì sợ. Tao không sợ, không phải tránh, phải né đứa nào hết.
Nhưng hai hôm sau ngày bị những con cúm vật, thì chính Shalimar và AQVA gọi điện thoại cho tôi khi tôi đang ốm đau sầu não ở nhà. Giọng của cả hai đều rất bình thường, không có vẻ gì là thủ phạm của việc truyền cúm cho tôi.
Thế là tôi lại chán đời tiếp. Trương Ngọc Phụng, cô hộ lý rất đẹp của Mao Trạch Đông có lần nói với bác sĩ riêng của Mao là Lý Chí Tuy rằng cô bị lây giang mai từ Mao nhưng rất hạnh phúc vì những con vi trùng giang mai ấy là từ Mao chủ tịch nên cô không muốn chữa.
Còn tôi, mấy con cúm mất dậy đã không đến từ Shalimar, cũng không từ AQVA, mà chắc đến từ một người nào khác. Tôi giận người ấy vô cùng. Đi dự tiệc gì mà chả chịu xức cái mùi nước hoa thơm và đắt tiền một chút cho người bị lây cúm còn hưởng chút hương hoa. Ra đường chỉ mang theo mấy con cúm để làm khổ một người già như thế này.
Cũng may mấy con cúm này đến đấy, rồi lại đi đấy để khỏi thành "bệnh ở trong người là bệnh bạn / bệnh ở lâu ngày thành bệnh thân" như bệnh của ông bạn già Mai Thảo ngày trước.
Nhưng mà sao vẫn chán đời thế này hở Giời!

Ngày 13 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Hồi xưa người ta nói "theo voi hít bã mía" có nghĩa là bổng lộc của chuyện đi lẽo đẽo theo sau đít mấy con voi cũng chẳng được bao nhiêu.
Những con voi, sau khi thưởng thức những khúc mía thì nhả ra. Người đi theo sau vồ lấy, dùng mũi hít lấy hít để. Được chăng là mấy cái bã nhạt thếch. Thật là không có cái dại nào giống cái dại nào. Nhưng dẫu sao, đó cũng chỉ là mấy cái bã của những khúc mía từ miệng voi nhả ra. Chứ đợi sau khi mía chui vào bụng, quanh co hết dạ dầy, qua ruột non, xuống ruột già rồi mới được tống ra ngoài bằng ngả sau thì còn gì mà hít với hà trong cái đống cứt voi tổ chảng ấy.
Tưởng tượng có người mời dùng thử một vài muỗng nóng hổi nhễu nhão trong đó còn lẫn cả cứt, dẫu cho đó là cứt voi đi chăng nữa thì bao nhiêu người dám thử? Ấy vậy mà món cà phê cứt voi đang là một món ăn chơi rất được chiếu cố mới là kỳ lạ.
Cà phê cứt chồn đã có nhiều người ưa thích. Ở Ban Mê Thuột , ở Java, Sumatra cũng có loại cà phê này. Cách đây hai năm, tại New York đã có bán loại cà phê cứt chồn này. Mỗi ly khoảng hơn 20 đô la.
Tôi thì vẫn mỗi sáng trung thành một ly cappuccino ở Starbucks cho chắc ăn. Cha mẹ sinh ra cho đi ăn đi học, lớn lên uống cà phê cứt, dẫu là cứt chồn, thì cũng nhất định là không. Ngoài ra uống cái thứ cà phê ấy cũng làm tủi thân mấy đứa con nữa chứ. Bố mặt mũi như thế mà đi uống cái thứ cà phê cứt hay sao.
Nay thì món cà phê cứt voi đang trở thành món thời thượng. Với giá 50 đôla một ly, cà phê cứt voi được các tay sành điệu coi là rất ngon. Món này mới chỉ có bán tại một vài khách sạn hạng sang ở Thai Lan do Blake Dinkin, một doanh nhân người Mỹ nghĩ ra. Ông ta đặt tên nó là Black Ivory, cà phê ngà đen. Ông ta giải thích vòng vo đại khái những hạt cà phê cho voi ăn, chỉ có một số được tiêu hóa vì giống voi là giống ăn uống phí phạm vô cùng. Mỗi ngày, chúng ăn cả mấy trăm pounds lá cây và cỏ, nhưng khi chúng thải ra thì vẫn còn khá nhiều chưa được tiêu hóa kỹ. Những hạt cà phê đó gặp những vi khuẩn trong bụng voi làm cho nó có vị rất ngon, không đắng chát như cà phê thường. Một gánh xiếc ở Mỹ , The Ringling Brothers mỗi khi ghé ngang qua thành phố nào để trình diễn thường đăng báo nói là tặng không phân voi cho những ai muốn mang về làm phân bón cho vườn ở nhà. Nhờ đó, gánh xiếc The Ringling Brothers đỡ đi được một khoản tiền đáng kể lẽ ra phải chi cho việc thu dọn phân voi. Thế là vợ chồng con cái đến xúc cho bằng hết mang về. Những người đến hốt đều rất vui vẻ vì xin được cứt voi mang về dùng.
Blake Dinkin nói là đã đầu tư 300 ngàn đô la vào việc phát triển ra loại cà phê này. Nghe giải thích vòng vo như vậy, thế là bao nhiêu du khách đi Thái Lan về đều khoe là đã chi 50 đô la để uống một ly cà phê cứt voi.
Nhưng ở Việt Nam, giới lãnh đạo chê cà phê cứt voi. Là lãnh đạo phải uống cà phê Tập Cận Bình mới đúng điệu.
Bọn nô dịch báo chí trong nước sau khi Tập Cận Bình được đưa vào chức vụ tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung quốc thì liền ào ào như một bầy nhặng ca cẩm thằng Tầu béo này. Cái gì nó làm cũng hay cũng đẹp. Học thì có đến mấy bằng tiến sĩ, thạc sĩ. Có chị vợ tên là Bành Lệ Viện cũng được khen nhắng lên là tài sắc vẹn toàn, văn võ kiêm toàn, hát thì hay, lại còn đeo quân hàm thiếu tướng… đến nỗi thằng Tầu mặt thịt này có hỗn hào nói là "sấm động Nam bang" cũng không có thằng chó điên nào ở Hà Nội dám vạch cu đái "vũ qua Bắc Hải" như ông Trạng Quỳnh đáp lễ anh sứ thần Ba Tầu mất dậy, ăn nói hỗn hào. Bọn chó đẻ chỉ biết vồ lấy cái rắm, phả vào mũi rồi quay ra khen rối rít.
Cung cách như thế thì hốt cha nó đống cứt ở Trung Nam Hải mang về xào nấu với nhau mà ăn chứ cà phê cứt voi làm cái chó gì cho nó bị pha lẫn mùi cà phê mà bị bợp tai đá đít đến điều hay sao?

Ngày 14 tháng 12 năm 2012
Bạn ta,
Ðúng như nhân vật chính trong một tiểu thuyết của Emile Henriot, từ hai ba năm trở lại đây, cái đầu của tôi bắt đầu có vấn đề. Có điều so với nhân vật của Emile Henriot, các vấn đề của tôi đến hơi muộn. Ở ông ta các vấn đề như thế xuất hiện lúc ông tuổi gần năm mươi.
Khoảng hai năm trở lại đây, thỉnh thoảng đang nói chuyện, một hai cái tên bỗng biến mất hoàn toàn, nghĩ cách gì cũng không ra nổi. Chúng cứ định trồi lên, thì lại như không làm sao ngoi thêm được một chút, cứ tiếp tục chìm ở phía dưới.
Hay cũng có khi là một khuôn mặt. Nhất định đã gặp ở đâu rồi mà không sao nhớ được. Ðôi mắt, mái tóc, giọng nói rất quen. Nhưng còn cái tên...
Lúc sau, tự nhiên cái tên trở lại. Khuôn mặt có được cái tên gọi, và được đặt đúng vào cái... hồ sơ trong cái tủ đựng hồ sơ đã quá cũ. Nhưng tại sao nó không chịu trồi lên đúng lúc. Nhiều lần tôi đã rất khổ vì nó. Tay bắt, mặt mừng rồi mãi một lúc mới nhớ ra người ấy là ai. Mà nào có lâu lắc gì cho cam. Mới chỉ một hai năm trước.
Alzheimer rồi chăng? Cứ mỗi lần tưởng là mình sắp trở thành... "tương lân" với ông Reagan, tôi lại phải làm một cuộc thử nghiệm nhỏ. Thí dụ lâu lâu tôi hay làm mất chìa khóa, mất cả giờ đi kiếm, không làm sao nhớ để quên ở đâu nữa. Vừa đi tìm chìa khóa vừa lo không biết có phải là Alzheimer chưa.
Một bài báo tôi đọc được ở tờ Newsweek đã lâu nói rằng mất chìa khóa, bỏ quên chìa khóa ở chỗ nào rồi không tìm thấy là chuyện thường. Không phải Alzheimer.
Nhưng cầm chùm chìa khóa trong tay, ngó vào những chiếc chìa khóa, thần người ra, không biết chúng là gì và dùng để làm gì thì đúng là Alzheimer.
Tuy nhiên, cái test này không thể dùng trong trường hợp những cái tên hay vài ba khuôn mặt được.
Không như chùm chìa khóa, những khuôn mặt này tôi không thể đến trước rồi tìm cách trả lời câu hỏi chúng là gì và dùng(?) làm gì được.
Thắc mắc như thế thì chỉ có nước bị kiện nát người về tội sách nhiễu tình dục trước khi được đưa đi điều trị Alzheimer.
Nhưng làm thế nào để khỏi mắc hay làm chậm sự phát bệnh của Alzheimer?
Tờ Chicago Tribune trong phụ trang sức khỏe tuần trước có đưa ra một vài đề nghị để tập cho bộ óc. Thí dụ chơi ô chữ, đánh vần ngược một số chữ trong đầu, đọc một cuốn sách không thích, nhớ lại mối tình đầu... Nghĩa là bắt đầu óc làm việc luôn luôn.
Ðề nghị cuối nghe có vẻ có lý hơn cả. Bài viết còn nói thêm là nên tìm kiếm, lục lọi trí nhớ để cho thêm các chi tiết như mầu sắc, mùi hương vân vân cho mối tình đầu đó.
Duy có điều là nếu đó là mối tình đầu... thứ thiệt thì làm sao có được nhiều chi tiết để mà thêm với bớt. Thí dụ mối tình đó là người con gái khoảng 6 tuổi để tóc Nhật Bản, trên đầu có cái lược bợp, đi đôi guốc gỗ mầu đỏ sáng sáng đi qua, tay cầm chiếc bánh rán thì có được bao nhiêu điều để nói thêm ngoài một lần duy nhất người yêu trộm nhớ thầm nàng thu hết can đảm chạy ra cho nàng cái kẹo cam và bị nguýt cho một cái dài suốt phố Hàng Bột ra đến chợ Con Bò chỗ ngó sang Văn Miếu.
Mối tình đầu số 1 chỉ có thế. Nghĩ 10 giây là hết chuyện để nghĩ. Nếu còn ở Hà Nội, biết đâu nàng chẳng đã thành một mụ cán bộ về hưu mặt mày hung ác, liệu có dám tìm gặp không.
Nhưng mối tình đầu số 18 thì có nhiều chi tiết để nghĩ về hơn. Mầu sắc cũng nhiều hơn. Mùi hương cũng nhiều hơn. Em đi mắt có thơ mùa hạ / Má phấn hồng lên dáng phượng hoa... Cứ mở Ðinh Hùng ra là kỷ niệm dầm mưa lén bước về / áo chùng, hơi thở mặt sầu che... là mùi phấn em thơm mùa hạ cũ... là vườn xưa còn thoảng chút hương em / xót xa lá cỏ vương mùi tóc / tà áo bay về nhớ suốt đêm...
Cứ lôi Ðinh Hùng ra là gặp lại mối tình đầu thứ 18 ngay. Việc quái gì phải làm mấy cái test vớ vẩn đó.
Vừa bận trí, vừa có thể gặp nguy hiểm là đang lục lọi trí nhớ, vô tình miệng bật ra vài cái tên nghe lạ hoắc thì chỉ có chết.
Lúc ấy, Alzheimer còn sướng hơn.