Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Tôi không biết tấm banderolle này xuất hiện ở đâu, và vào thời điểm nào, nhưng chắc chắn là phải ở trong nước.
Tấm biểu ngữ nền đỏ, chữ vàng như tất cả những tấm banderolle xấu đau xấu đớn của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Và những chữ trên đó rõ ràng là để tôn vinh Hồ Chí Minh: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC DOANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI!
Đọc kỹ lại thì thấy là họ Hồ lại có một nghề khác nữa.
Chàng không là DANH nhân văn hóa thế giới như các đàn em của chàng đã vận động (và thất bại), UNESCO không bao giờ tôn vinh chàng là danh nhân văn hóa cả. Hà Nội chỉ tự tổ chức sinh nhật thứ 100 của chàng mà thôi rồi nói phét là UNESCO đứng ra làm.
Mới đây (ngày 14 tháng 11 năm 2013) một bản tin đăng trên trang web của nhà nước khẳng định Việt Nam có 2 danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, không hề nhắc đến Hồ Chí Minh.
Điều dễ hiểu là chàng chỉ có hai "tác phẩm", một là cuốn sách ô nhục mà chính chàng viết để ca tụng chàng, ký tên là Trần Dân Tiên và một tập thơ chữ Hán nhan đề Ngục Trung Nhật Ký chàng chôm của một anh Tầu thì danh nhân văn hóa ở chỗ nào?
Nguyễn Du là người viết Truyện Kiều, còn Nguyễn Trãi là tác giả bản "kim cổ hùng văn" Bình Ngô Đại Cáo, "Gia Huấn Ca", một chiến lược gia văn võ song toàn mà đứa nào đưa chàng mon men đứng cạnh cũng sẽ bị lấy lá chuối lót tay quăng ra ngoài cửa. Hai ông Nguyễn Du và Nguyễn Trãi mới xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới.
Dứt khoát chàng không thể là danh nhân văn hóa thế giới được. Ngay cả một anh tây đen tham nhũng bê bối là anh Amadou Mahtar M’Bow ăn trúng bả Cộng Sản khi anh cầm đầu UNESCO cũng không chịu tôn vinh chàng là danh nhân văn hóa thế giới như ai cũng đã biết.
Nhưng nói chàng là DOANH nhân thì được. Doanh nhân là một anh lái buôn.
Như tấm banderolle viết rõ chình ình trên nền đỏ chữ vàng, chàng là DOANH nhân. DOANH là công việc buôn bán kiếm lời lãi. Doanh nhân là nhà buôn, là thương lái. Tấm
banderolle khẳng định chàng là doanh nhân. Chàng làm nghề buôn bán. Chàng buôn cái gì? Chàng bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy tiền. Chàng bán nước cho Tầu , ra lệnh cho đàn em Phạm Văn Đồng ký cái công hàm ô nhục công nhận những tuyên bố mà Chu Ân Lai đưa ra để lấn chiếm biển đảo của Việt Nam trong khi chàng còn sống sờ sờ ra đấy thì không phải là doanh nhân bán nước hay sao?
Tấm banderolle gọi chàng là doanh nhân do chính đàn em của chàng treo ngoài đường khẳng định chàng là một tên bán nước thì cãi thế chó nào được nữa.
Cho vào cái nhà ỉa công cộng cực kỳ xấu, xấu vào bậc nhất thế giới (public toilet) ở Ba Đình như một
web site của Trung quốc cũng đúng rồi còn cãi gì nữa.
Ngày 20 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Đã lâu lắm, trước năm 1975, tôi đọc được mấy dòng quảng cáo của một tiệm may đăng trên báo ở Sài Gòn, mà đến nay tôi vẫn còn nhớ như chỉ mới ngày hôm qua. Tiệm may cho biết có thể cắt được những chiếc áo rất đẹp cho khách hàng bất kể vóc dáng của khách hàng có như thế nào đi chăng nữa.
Tiệm cho biết có thể may được những chiếc áo cho cả những người không có eo mà vẫn có được áo có eo: "không có eo cắt vẫn có eo", như những dòng quảng cáo đã nói rõ.
Như vậy thì giỏi thật. Ít nhất thì vòng số hai cũng phải...có thì áo, khi mặc vào, mới cho thấy cái eo chứ không có bột làm sao gột được nên hồ!
Tôi không có nhu cầu may áo dài nên không tìm hiểu thêm để biết điều chủ nhân quả quyết như thế có đúng hay không.
Nhưng bây giờ, tôi tin chắc chuyện ấy là chuyện thật.
Ở Việt Nam, những chuyện tưởng như không bao giờ có thể làm được thì vẫn xẩy ra như thường.
Ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Trong ngày ấy, nhà nước tuyên dương những nhà giáo dậy giỏi, hết lòng vì học sinh, có công lớn với giáo dục Việt Nam. Đây là một việc làm có ý nghĩa, rất nên làm.
Tại Bình Phước hôm 15 tháng 11 có diễn ra buổi lễ trao bằng khen dậy giỏi toàn quốc và trong số những người được trao bằng khen có một người đàn ông tên là Nguyễn Ngọc Tỉnh, người giữ một chức vụ quan trọng của sở Giáo Dục và Đào Tạo của tỉnh Bình Phước. Báo Người Lao Động số ra ngày 17 tháng 11 cho biết buổi lễ diễn ra tại hội trường Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Phước.
Ngoài người đàn ông tên Tỉnh này, còn có 97 cá nhân khác cũng được vinh danh với bằng khen "Giáo viên dậy giỏi". Việc ghi nhận thành tích tốt đẹp của những người này là một việc làm xứng đáng, đúng như tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo". Nguyễn Ngọc Tỉnh được trao bằng khen, được mời lên sân khấu, được trao tận tay tấm bằng khen xanh xanh, đỏ đỏ... cho mấy nhỏ nó mừng như những lời chào hàng ở ngoài chợ.
Nhưng có một chi tiết làm cho nhiều người biết chuyện rất "bức xúc". Nhiều người rất ngạc nhiên về việc trao bằng khen cho Nguyễn Ngọc Tỉnh.
Bằng khen là để ghi nhận công việc xuất sắc của những người làm công việc giảng dậy, cầm cục phấn, đứng trên bục giảng để ... dậy học.
Nhưng người đàn ông tên Tỉnh này thì không có một ngày nào làm công việc cao quí của một nhà giáo.
Chàng là người biết kế toán, xin vào làm trong một trường cấp 3 rồi sau đó được chuyển về làm việc cho sở Giáo Dục và Đào Tạo làm cán bộ quản lý.
Như vậy chàng nào có dính dáng gì đến phấn trắng bảng đen hay làm công việc dậy dỗ các học sinh bao giờ.
Nhưng chàng vẫn được tuyên dương là một giáo viên dậy giỏi, mà lại là giáo viên dậy giỏi toàn quốc nữa chứ.
Và đó là cái giỏi của nền giáo dục trong nước.
Không dậy học vẫn được khen là nhà giáo xuất sắc, lại được bằng khen nữa, rồi lại còn được lên báo nữa chứ.
Không có eo vẫn cắt cho có eo được thì tại sao không một ngày nào đi dậy vẫn được coi là nhà giáo có gì lạ đâu.
Nhưng lại còn được tuyên dương là nhà giáo xuất sắc toàn quốc thì hơi quá. Tuy thế, nghĩ lại thì lại thấy chuyện ấy cũng thường, thấy xẩy ra khắp mọi nơi ở trong nước. Như cậu Ba Ếch tự nhiên xưng là có cử nhân luật ... rừng mà vẫn vênh váo cái mặt cực kỳ trâng tráo ấy, có bao giờ dám nói rõ học hành ở đâu không.
Trò đó thì thiếu gì đứa làm. Cứ xưng đại là giáo sư, bảo đàn em cung kính "thưa giáo sư" một hồi là thành... giáo sư ngay chứ gì!
Ngày 21 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Người ta có thể nói chắc rằng Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) có những định nghiã và tiêu chuẩn rất kỳ lạ về nhân quyền.
Đây là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc với 47 quốc gia thành viên được trao phó trách nhiệm đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người trên thế giới.
Hôm 12 tháng 11 vừa qua, Đại Hội Đồng LHQ đã bầu một hội đồng mới với nhiệm kỳ 3 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 đến 2016. Một trong những quốc gia vừa được bầu vào hội đồng là Việt Nam. Ngoài ra cũng có Cuba, Trung quốc, Algerie, Nga, Ma rốc, Ả Rập Saudi...
Chính vì sự có mặt của các nước kể trên, các nước vừa được bầu vào hội đồng đã khiến cho người ta tin là UNHRC đã có những định nghĩa và tiêu chuẩn mới về nhân quyền. Việc bầu bán vào hội đồng được dựa trên những khu vực địa lý để bảo đảm có được sự đại diện của nhiều vùng khác nhau. Và đó là lý do tại sao các nước kể trên được bầu. Không lẽ chỉ bầu cho những nước thực sự tôn trọng, bảo vệ và phát huy nhân quyền.
Chuyện canh gác cái chuồng gà do đó đã được trao cho cả bọn chồn cáo chứ không chỉ giao cho những thành viên hết lòng vì quyền sống của con người.
Đã có lúc dưới thời tổng thống Bush, Hoa kỳ quyết định tẩy chay cơ quan này, nhưng khi ông Obama lên nắm quyền, thì Hoa kỳ trở lại với UNHRC. Nhưng các phân tích gia Hoa kỳ thì đều cho rằng UNHRC càng ngày càng mất đi tư cách và vai trò trong vấn đề nhân quyền. Nhất là từ sau khi các nước với thành tích nhân quyền tồi tệ cũng được đưa vào ngồi trong hội đồng.
UNHRC gồm rất nhiều thành viên thường xuyên vi phạm mọi quyền cơ bản người dân của họ. Và đây là lần đầu tiên Việt Nam được bầu vào hội đồng.
Việt Nam có nhiệm vụ tôn trọng những nghĩa vụ cùng với những cam kết về nhân quyền của người dân mà chính Hà Nội đã hứa.
Nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ làm công việc đó. Nay họ lại nói là sẽ thực hiện tốt những cam kết của một thành viên Hội Đồng Nhân Quyền và trong tư cách một hội viên của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng đó chỉ là một tuyên bố lấy lệ của Hà Nội trong khi Việt Nam không hề làm những gì họ nói.
Hà Nội vẫn chưa mở cửa cho Liên Hiệp Quốc điều tra những vụ vi phạm nhân quyền. Công an nhà nước vẫn chưa chấm dứt những hành vi tra tấn bạo động gây chết người trong khi bắt giữ họ, đi ngược lại công ước chống tra tấn mà Hà Nội vừa ký ngày 7 tháng 11. Việt Nam vẫn tiếp tục giam giữ những thành phần bất đồng chính kiến như các blogger, các sinh viên, các nhân vật tranh đấu cho nhân quyền,bầy tỏ lòng yêu nước...
Và để làm một món quà gửi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp Hà Nội được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền, công an phường Thụy Khuê Hà Nội sáng thứ Ba 19 tháng 11 đã hành hung dã man, dùng những ngôn ngữ thậm từ độc ác và vô giáo dục với một nhóm dân oan bất kể tuổi tác, nam nữ, trong đó có hai em bé con luật sư Lê Thị Công Nhân và một em bé (Tài, 1 tuổi), con một phụ nữ tên là Nga. Bản tường trình của luật sư Lê Thị Công Nhân đã được gửi đi khắp nơi ở trong cũng như ngoẫi Việt Nam.
Đọc bức thư đó người ta sẽ thấy ngay việc làm tiếp tục của Hà Nội trong lãnh vực nhân quyền và tra tấn.
Liên Hiệp Quốc cần phải tiếp tục áp lực Việt Nam làm đúng những cam kết về nhân quyền nay Hà Nội đã được cho ngồi chính thức trong Hội Đồng Nhân Quyền.
Không thể cứ nói suông, hứa hão, dối trá như bọn chồn cáo vẫn làm từ bao nhiêu năm nay được nữa.