Ngày 4 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Nếu không có những bức ảnh đi kèm với bài viết về chuyện đi học của các học sinh ở xã An Lương, Yên Bái thì khó có người tưởng tượng ra nổi cảnh các em học sinh nhỏ ở cái xã này mỗi ngày vẫn phải vượt một dòng suối nước chẩy xiết để tới trường trên một chiếc bè mong manh. Nhưng cảnh nguy hiểm tội nghiệp ấy vẫn còn đang diễn ra hàng ngày ở nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc.
Từ nhiều năm nay, người dân ở đây đã phải dùng những chiếc bè nhỏ để qua suối. Tuy thế, cảnh những em bé khoảng trên dưới mười tuổi phải đương đầu hàng ngày với những nguy hiểm trong gang tấc để đi học thì quả là kinh khủng không thể nào nói hết.
Ngay cả một thầy giáo của các em, theo bài báo, cũng từng suýt mất mạng trên dòng suối ấy. Bài báo viết bằng mấy câu văn chương vớ vẩn như thế này: "nuôi giấc mơ con chữ trên sợi thừng mỏng manh" . Tuy vậy, bài báo ấy đã nói được lên cảnh bi thảm của các em học sinh phải đối mặt mỗi ngày.
Con suối mà các em phải vượt qua để tới trường trong mùa nước lên có thể rộng tới cả trăm mét. Một cây cầu là một nhu cầu cần thiết cho đời sống của những người dân địa phương và của các em học sinh mỗi ngày sách vở đến trường. Nếu có một hôm nào, vài ba em phải quyết định bỏ học, hay phụ huynh không thể tiếp tục đẩy con em vào những cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, thì việc bỏ ngang chuyện học của các em là điều dễ hiểu.
"Con chữ" thì mặc "con chữ" chứ ngày nào cũng đối diện với cái chết thì cũng đến phải bỏ học. Không có cái cầu thì làm sao sang sông để còn tiếp tục yêu lấy thầy vì muốn hay chữ cho nổi.
Trong khi đó, thì người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để xây một con đường không cần thiết bao nhiêu, vì rất ít xe di chuyển trên đoạn đường ấy. Con đường hệt như trong câu hát "Trường Sơn không một dấu chân người". Con đường ấy mỗi năm người ta phải chi khoảng 300 tỉ để bảo trì. Phí tổn xây nó cũng hết sức
lớn nhưng nay, chỉ có rất ít xe cộ sử dụng và con đường cũng bị hư hỏng nhiều vì việc xây cất rất tồi tệ, tiền bạc dùng cho chi phí xây cất bị cắt xén nhiều.
Con đường vô tích sự mang tên đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt là đoạn chạy ngang qua tỉnh Quảng Bình. Nhiều tiếng nói tại quốc hội đã cùng nói lên chi tiết vừa kể và cho là việc xây cất con đường này là hoàn toàn lãng phí.
Chi ra một khoản tiền rất lớn rồi lại chi thêm tiền bảo trì để chỉ có rất ít xe cộ sử dụng cốt ý chỉ là làm cho … đẹp và để chấm mút bỏ túi, hệt như con đường chạy từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ cũng chỉ để làm để mà ăn cắp với nhau. Bao nhiêu khách dùng nó để xem phong cảnh? Thế là lại một phí phạm khác.
Và dân chúng cũng như các em bé học sinh ở quanh xã An Lương tỉnh Yên Bái thì tiếp tục phải dùng cái bè mỏng manh để vượt qua dòng nước dữ chẩy xiết trong những ngày nước lớn.
Đường Hồ Chí Minh, không phải là đường mòn Hồ Chí Minh được xây cho "hoành tráng" thì hoàn toàn lãng phí cho vài ba chiếc xe chạy qua để có tiền chia nhau. Trong lúc lũ trẻ vẫn tiếp tục qua sông mỗi ngày vượt qua con nước dữ để đi học và bọn người vô trách nhiệm, vô lương tâm vẫn tiền bỏ túi, mặc cho những người dân khốn khó ở An Lương sống chết ra sao thì cũng mặc.
Ngày 7 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Trong một bài đọc được của trang
China.org.cn viết về 10 kiến trúc xấu nhất thế giới, lăng Hồ Chí Minh đã bị xếp vào danh sách ấy. Nó bị coi là xấu vào hạng thứ 5 trên thế giới.
China.org.cn là một trang mạng của Trung quốc. Nếu không là trang mạng chính thức của chính phủ thì nhà cầm quyền đáng lý ra cũng phải lên tiếng phủ nhận hay ra lệnh dẹp bỏ bài viết đó, không cho nó tiếp tục được bầy ra trên mạng. Nhưng bài viết đó xuất hiện từ cả gần một năm nay (11 tháng 1 năm 2012) mà đến nay, người ta vẫn còn đọc được.
Bề gì thì hai nước Việt Nam và Trung quốc cũng là bạn của nhau, lại có cả mười mấy chữ vàng, rồi hai bên vẫn thỉnh thoảng nói về những keo sơn gắn bó thân tình. Một bài viết coi lăng lãnh tụ quá cố của Việt Nam bị mô tả là xấu vào hạng nhất thế giới thì không nên được để nguyên như thế.
Đó mới chỉ là việc coi cái lăng ở Ba Đình là cực kỳ xấu thôi. Coi nó xấu cực kỳ, xấu vào hạng nhất thế giới đã là xúc phạm tới tình cảm của nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập tự do hạnh phúc như Hà Nội chắc đã nghĩ. Nhưng bài viết không ngừng ở đó, không chỉ coi nó xấu vào hạng nhất thế giới.
"nhà ỉa công cộng"
Bài viết trên trang mạng China.org.ca còn viết thêm rằng có những quan sát viên độc ác hơn đã so sánh nó với một cái cầu tiêu công cộng khổng lồ xây theo kiểu kiến trúc La Hy (…crueler observers have compared it to a Greco-Roman giant public toilet).
Ai là "những quan sát viên độc ác hơn" mà đoạn phụ đề ở dưới bức ảnh chụp cái lăng Hồ Chí Minh đó? Chắc chắn đó chỉ là đứa viết những dòng chữ đi kèm bức hình chứ còn ai vào đây nữa. Người ta thừa biết là Bắc kinh kiểm soát rất kỹ các sinh hoạt trên
internet và các bài viết của các trang mạng. Không thể có chuyện vài ba cây viết tự động viết ra, không có phép của nhà nước. Coi lăng Hồ Chí Minh là xấu đau xấu đớn đã là đểu cáng khủng khiếp rồi. Sau đó lại còn nói nó giống như một cái nhà cầu công cộng nữa thì còn gì đểu hơn được nữa? Mà câu trên khi dịch từ nguyên bản tiếng Anh đã được làm cho vệ sinh đi nhiều lắm rồi đấy. Chứ dịch đúng theo ngôn ngữ của những người Cộng sản Việt Nam thì phải dịch là cái lăng Hồ Chí Minh hệt như cái
"nhà ỉa công cộng" kiểu kiến trúc La Hy thì mới đúng.
Thật là đểu giả vô cùng. Bạn bè, anh em, đồng chí, môi hỏ răng lạnh mà đối xử với nhau như thế đấy. Cái tòa nhà chứa cái xác khô của "chủ tịch kính mến vĩ đại" bị so sánh với cái nhà ỉa thì đểu không gì bằng.
Nhưng đó chẳng phải là lần đầu tiên một chuyện như thế diễn ra. Khi Lê Duẩn chết, tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh số ra ngày 10 tháng 7 năm 1986 có loan tin về cái chết đó nhưng đã dùng một cách chơi chữ để nói đểu Hà Nội. Tiêu đề của bản tin viết như thế này: "Việt Nam lãnh thủ nhân Lê Duẩn khứ thế." Khứ thế là lìa đời, là chết. Tại sao không dùng những chữ khác cũng có nghĩa là chết? Trong chữ Hán thì không thiếu gì những chữ như thế, mà phải kiếm hai chữ "khứ thế" ít nghe thấy.
Lý do tờ Nhân Dân dùng hai chữ "khứ thế" để nói Lê Duẩn chết có thể tìm thấy ngay ở trang 511 của cuốn Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn
Khôn. Ngay đầu trang 511 ở cột bên tay phải người ta đọc được hai chữ này, đọc lên thì nghe giống nhau, chỉ khi viết xuống thì khác nhau mà thôi.
"Khứ thế" ngoài nghĩa là qua đời, chết, hai chữ đồng âm "khứ thế" còn có nghĩa (nguyên văn đọc được trong từ điển Nguyễn Văn Khôn trang 511 cột bên phải) là thiến dái.
Vậy thì sau khi viết trên báo cho người đọc hiểu Lê Duẩn bị thiến dái và nay so sánh lăng Hồ Chí Minh là cái nhà ỉa thì có gì là lạ đâu.
Trong khi đó, thì đàn em của bác không dám đụng tới sợi lông của Mao Trạch Đông mặc dù "mao" cũng có nghĩa là … lông vậy!
Mao đã chết. Vô mao mà vẫn còn sợ chuyện không có lông, chuyện "no hair" thì hèn hết chỗ nói.
Thế mà lúc nào cũng nói là yêu bác, kính bác để mỗi khi vào thăm lăng bác âm u, các chị cán bộ ngả MŨ ra chào làm cái quái gì.
Trong khi đó, thủ đô Hà Nội vừa chi 15 tỉ đồng để xây 14 nhà cầu rồi than thở tiếp là vẫn còn thiếu các tiện nghi vệ sinh này.
Đã có cái nhà ỉa hoành tráng như thế ở Ba Đình mà còn than là thiếu cái nỗi gì?
Ngày 8 tháng 11 năm 2013
Bạn ta,
Có hai câu lục bát mà người ta cho là của Nguyễn Công Trứ viết trong đoạn mưỡu đầu của một bài hát nói:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch, cũng người Trường An
Dẫu không thanh lịch, cũng người Trường An
Nhiều người hiểu hai câu này mang ý nghĩa ngợi ca Hà Nội, tức là Thăng Long, nơi dân trí cao, con người lịch sự, chuyện cái ăn, cái mặc, cái gì cũng đẹp, cũng sang. Thực ra, Trường An không phải là Hà Nội, mà là kinh đô của Việt Nam thời Đinh Tiên Hoàng nên nếu nói hai câu lục bát kể trên là để chỉ người Hà Nội thì không đúng. Và rồi nếu là người Hà Nội, vốn đã được coi là thanh lịch, văn minh, văn hóa thì chắc cũng không đưa ra một câu đanh đá và ngạo mạn như thế.
Hà Nội thực ra đã có một thời được coi là thủ đô của ngàn năm văn vật như trong mấy câu này:
Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh
Hay:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thăng Long
Chẳng thanh lịch cũng là người Thăng Long
Nhưng thanh và lịch của người Thượng Kinh (tức là Hà Nội), hay của người Thăng Long là một Hà Nội, một thăng Long nào khác chứ không là cái Thăng Long và Hà Nội của cháo chửi, bún mắng, phở quát, ốc lắm mồm, của học sinh nam nữ mở mồm là văng tục, chửi thề, giữa Hà Nội trường học phải viết trên bảng treo ở sân trường cấm đánh nhau, tụt quần áo của nhau như những điều người ta thấy và sợ Hà Nội của ngày nay.
Ăn Bắc, mặc Kinh đã có là người ta nhận định về Hà Nội và Huế như thế. Ăn thanh cảnh, nhỏ nhẹ lịch sự, cái bát, đôi đũa, những món ăn tỉ mỉ gói ghém rất nhiều cảnh sắc thú vị ở trong. Như món bún thang chẳng hạn. Nhưng tất cả những thứ ấy không còn nữa. Nghìn năm văn vật đất Thăng Long không bao giờ còn nữa.
Cảnh mới đây, rõ hơn là ngày 24 tháng 10, ở một nhà hàng ăn Nhật vừa khai trương trên đường Đoàn Trần Nghiệp đã cho thấy cái thanh, cái lịch đã tuyệt tích, không thể nào tìm thấy được nữa.
Tiệm sushi thông báo cho ăn miễn phí tưởng khoảng một hay hai trăm khách là cùng, nhưng bản tin của mấy tờ báo trong nước cũng như những bức ảnh đi kèm cho thấy con số người kéo đến dể ăn miễn phí đã lên đến cả ngàn người như chính các bài báo này cho biết. Con đường chạy ngang qua tiệm đông nghẹt người và xe, giao thông tắc nghẽn. Người ta chen lấn nhau tràn vào tiệm khiến nhân viên của tiệm không cách nào thỏa mãn
được số khách quá đông như thế. Mời vào thử một miếng thì bưng cả khay mà chạy.
Cảnh như thế không phải là lần đầu tiên diễn ra. Trong một video clip khác thì tại một tiệm ăn theo kiểu
buffet, khách vừa thấy nhà hàng đưa ra món mới thì nhào vào, dùng tay bốc lấy bốc để cho mình, bất kể những người khác. Mà đó là ăn có trả tiền chứ không phải là miễn phí. Trò vơ vét bất lịch sự như thế không chỉ diễn ra ở trong nước, và ở cả những nơi ngoài Việt Nam như một tấm bảng viết bằng tiếng Việt treo bên ngoài một tiệm ăn ở Bangkok. Tiệm Thái Lan này nói rõ ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt. Khoản tiền phạt được ghi rõ là baht, tiền Thái. Tấm bảng viết bằng tiếng Việt thì rõ ràng là nhắm vào người Việt.
Có tiền mua vé đi chơi Thái Lan nhưng vẫn còn thô lỗ, bất lịch sự như vậy, đâu phải là những thành phần nghèo khổ, quê mùa, bần cố nông đâu để mà đổ cho đó là những người thiếu may mắn trong xã hội ngày nay.
Bọn vô học, thiếu văn hóa, là sản phẩm của cái xã hội đốn mạt của Cộng sản thì làm sao Tràng An, Thăng Long còn thanh lịch được nữa!