January 14, 2010

January 15, 2010

Ngày 11 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Tôi nghĩ khi nói "Trời đánh còn tránh miếng ăn" là người ta muốn nói đến lòng bao dung, tha thứ của đấng tối cao khi áp dụng những hình phạt dành cho những kẻ có tội.

Ít thấy người bị ông Thiên Lôi vác búa đi tìm giáng cho mấy búa tại bữa ăn. Trời còn thế, nhưng người với người nhiều khi không được như vậy.

Thực ra, tội vạ thì cũng không có gì. Mà dù cho có tội đi chăng nữa, thì những người này cũng đã nộp phạt đầy đủ, cớ sao bữa ăn vẫn bị làm phiền quá nhiều như tại một đám cưới tôi mới dự hôm đầu tháng.

Trong suốt tiệc cưới, chúng tôi bị làm phiền ít nhất cũng phải mấy chục lần bởi hai Em Xi của đám cưới.

Những người này đã liên tiếp chỉ dẫn các khách dự đám cưới hết sức cẩn thận và rơ ràng, lúc thì làm như những người có mặt không biết những lịch sự và thân tình tối thiểu dành cho hai gia đình cùng với tân lang và tân giai nhân, lúc thì cẩn thận chỉ dậy cho khách ngồi nghe ở dưới những bản nhạc được trình bầy cần phải được tán thưởng bất kể khách có thưởng thức, hay có cảm kích về nghệ thuật và khả năng diễn tấu của ban nhạc và ca sĩ hay không.

Cứ thỉnh thoảng, vài ba phút, trước hay sau sự xuất hiện của một nhân vật nào trên sân khấu (nếu gọi đó là cái sân khấu), và nhất là trước hay sau (khi nghe thấy hay không nghe thấy) một bản nhạc nào, hai Em Xi này đều xin, nhưng đúng ra là bắt khách đang ngồi ãn phải buông bát đũa xuống để cho "một tràng pháo tay".

Những lời xin xỏ này càng lúc càng gần nhau hơn, khoảng cách giữa những câu "Xin quí vị một tràng pháo tay" mỗi lúc mỗi ngắn lại. Chốc chốc lại "Xin quí vị một tràng pháo tay."

Những xin xỏ đó mỗi lúc mỗi khẩn trương hơn. Tôi tin rằng không phải những nhân vật bước lên bục hay ca sĩ, ban nhạc trình bầy bài hát cần đến những "tràng pháo tay" ấy. Tôi nghĩ không một người tự trọng, có danh dự và liêm xỉ nào trước khi bước lên cầm lấy cái micro lại phải cẩn thận nói với những người Em Xi này rằng ông hay bà, cô nhớ làm ơn xin hộ tôi "một tràng pháo tay" nhé... không có "một tràng pháo tay" là tôi quê lắm đấy, khổ vô cùng, làm ơn nhá, năn nỉ rồi đấy... xin hộ cho tôi "một tràng pháo tay" đi... xin nhiều nhiều vào, mỗi lần "một tràng pháo tay" nghe...

Tôi không nghĩ có chuyện đó. Không ai đủ điên dại, trâng tráo để nhắc nhở các Em Xi đưa ra những lời xin xỏ như vậy.

Thế thì tại sao hai ông bà Em Xi này vẫn làm?

Chắc những người này chỉ muốn điền vào những khoảng trống, khi không còn biết nói gì, và khi tự thấy mình vô duyên quá, họ cuống quít quay ra xin xỏ mấy cái vỗ tay cho đỡ nhạt nhẽo và trơ trẽn. Mà khách thì toàn là những người dễ tính. Hễ cứ nghe những khẩn cầu, van xin thảm thiết từ những cái loa vọng xuống, thì không cần biết tại sao, cho ai, vì cái gì... khách lại bỏ đũa xuống, vỗ(?) cho vài cái. Cho xong chuyện, cho khỏi trông không giống những người khác cũng đang vỗ cho xong chuyện.

Đã mấy lần, tôi bị kéo lại không cho bước tới micro để nói với hai Em Xi như thế này: "Thưa ông / thưa bà, chuyện xin pháo, mà là pháo thật chứ không phải là pháo giả, pháo tay vớ vẩn như ông bà vừa xin, chỉ nên diễn ra ở Tora Bora, Afghanistan để đánh cho tan xác bọn Taliban và Al Qaeda. Liên Minh NATO xin phi pháo, xin hải pháo, xin pháo kích vào các hầm hố, hang động để đánh tàn quân Taliban và Al Qaeda chứ ở đây tại sao cứ xin pháo... tay là thế nào? Tại sao ông bà trừng phạt chúng tôi dữ vậy? Chúng tôi tội tình gì mà ông bà không tránh cho chúng tôi trong lúc ngồi ăn? Chuyện phạt thì chúng tôi đã đóng xong bằng cái phong bì trao cho tân lang và tân giai nhân hồi nẫy, việc ban nhạc giúp vui đã có hai gia đình trả thù lao, ca sĩ cũng thế. Tại sao chúng tôi cứ bị xin một tràng pháo tay cho ban nhạc và ca sĩ? Nếu ban nhạc và ca sĩ xứng đáng, chúng tôi sẽ tán thưởng, nếu không, chúng tôi chỉ đau đớn ngồi chịu đựng, nhất định không gọi xe cứu thương. Tại sao ông/ bà cứ xin chúng tôi tràng pháo tay làm như cảm quan nghệ thuật của chúng tôi không có vậy? Mà cái chuyện xin chúng tôi một tràng pháo tay cũng lại là một sự nhục mạ ca sĩ và ban nhạc, như thể họ dở lắm, không đáng được tán thưởng, ông bà phải xin cho họ một tràng pháo tay. Còn gia đình hai họ thì thưa ông/ bà, chúng tôi thừa đủ thân tình và quen biết để chào mừng họ bằng cách tự động vỗ tay, cần chi đến ông/ bà phải mất công xin xỏ chúng tôi cho họ một tràng pháo tay? Ông / bà làm như vậy là coi chúng tôi không bạn bè quen biết với họ, và họ cũng không quen biết thân tình gì với chúng tôi hay sao? Ông/ bà nếu thấy vô duyên quá, không biết nói gì, hãy cứ về chỗ ngồi im thì chuyện vô duyên trơ trẽn của ông/ bà sẽ không ai biết. Ông/ bà rút ngay lại lời xin xỏ một tràng pháo tay hộ chúng tôi. Ông bà tiếp tục làm như thế là nhục mạ, tra tấn, ngược đãi, vi phạm nhân quyền của bao nhiêu người trong tiệc cưới. Ông / bà có thể bị khó khăn với cảnh sát vì cứ xin pháo nọ pháo kia trong lúc nước Mỹ đang rất chán mấy thứ pháo này ông/ bà biết không? Tôi mà còn nghe câu xin quí vị một tràng pháo tay một lần nữa thì ông/bà biết tay chúng tôi..."

Tôi bị ngăn không cho nói những điều vừa kể tại tiệc cưới nên phải kể bạn nghe cho đỡ tức cái... mình thế thôi.


Ngày 12 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Sáng chủ nhật, tôi lái xe đến một tiệm ở đầu đường mua tờ báo định là sẽ ra cà phê Starbuck ngồi đọc, nhìn sang công viên, lười biếng chờ buổi sáng đi qua.

Vậy mà giấc mơ bình thường, hiền lành và giản dị ấy cũng không trở thành sự thực được.

Ông già Ấn độ bán hàng bấm máy tính tiền, cầm lấy tờ 10 đồng của tôi bỏ vào hộc tiền, và ông thò ngón tay trỏ lên, thè lưỡi liếm một cái rồi lấy tiền trả lại cho tôi.

Tôi thấy rõ cái lưỡi rất đỏ của ông, và ngón tay trỏ miết vào cái mặt lưỡi đó. Một ít nước bọt của ông chắc chắn đã được chuyển từ cái lưỡi trong miệng vào ngón tay, và trước khi những giọt nước bọt đó kịp khô trên những tờ giấy bạc, thì ông đưa ngón tay vào hộc, đếm mấy đồng một đô la để trả lại người khách hàng đau khổ là tôi.

Mấy đồng tiền giấy của tôi, đã được ông cho thấm một ít nước bọt của ông.

Buổi sáng mới lên được có một hai tiếng đồng hồ. Chắc ông chưa ăn. Không thể có chút cà ri nào dính từ cái lưỡi của ông để đi theo mấy đồng tiền giấy. Nhưng cà ri hay không cà ri thì cũng khổ cho tôi quá.

Tôi sẽ phải cất chút nước bọt của ông vào túi trước khi đến cà phê Starbuck ư? Chỉ nghĩ tới điều đó, ly cà phê đã mất ngon đi khá nhiều. Cầm lấy mấy tờ giấy bạc, có bỏ nhanh vào trong túi thì cũng mang theo vào cái túi quần jogging của tôi vài triệu con vi trùng của ông mà tôi không ưa chút nào. Làm sao, để lại vẫn bàn tay cầm lấy mấy đồng bạc ấy đưa ra, trả tiền cho ly cà phê, mang ra góc, bỏ đường, bỏ sữa vào rồi... uống mà vẫn còn thấy ngon cho được?

Trong khoảng 5 giây đồng hồ tiếp theo sau đó, tôi không biết phải làm gì. Đưa tay ra cầm lấy mấy tờ giấy bạc ấy cùng với chút nước bọt miễn phí ông tặng tôi và những con vi trùng sặc mùi cà ri của ông? Hay bỏ đi, hậm hực vì mua có tờ báo chủ nhật phải trả tới 10 đồng?

Còn ly cà phê ở Starbuck nữa chứ. Sáng ra không có ly cà phê làm sao... mở mắt ra được với đời? Có tờ báo mà không có ly cà phê Starbuck sao được?

Hay bỏ của chạy lấy người, đóng vai công tử Bặc Liêu, không lấy lại mấy đồng lẻ, đi về nhà lấy tiền ra cà phê sau?

Nhưng bỏ đi mà ông già Ấn độ vẫn không biết danh ăn chơi kiểu bốc trời của công tử Bặc Liêu thì tội cho công tử biết là bao nhiêu?

Tôi phải làm gì?

Thì đúng lúc đó, tôi thấy tấm bích chững quảng cáo xổ số Lotto treo đằng sau lưng ông già. Tôi liền xua tay, ra hiệu không lấy lại mấy đồng lẻ nữa, chỉ vào tấm quảng cáo, đưa ba ngón tay làm dấu mua ba tấm vé số. Làm xong bằng ấy cử chỉ thì tôi nghĩ lỡ ông lại thò ngón tay, quết tí nước bọt rồi mới lấy mấy tấm vé số đưa cho tôi thì sao? Công tử Bặc Liêu mời ông cầm luôn để trúng độc đắc hộ cho công tử chãng?

May quá, ông quay lại gọi cậu con trai bấm cái máy bán vé số để ông khỏi phải đích thân tặng tôi ít nước bọt nữa trên mấy tấm vé số.

Vừa đỡ mệt cái thân già của ông vừa tiết kiệm được một ít nước bọt, lại vừa đỡ khổ đời tôi.

Một lúc sau, về đến nhà, tôi mới hoàn hồn. Nhưng đúng vào lúc ấy, thì tôi nhớ lại một lần đi ãn tối với người bạn tại cái quán Ma Rốc ở Washington và những đồng một đô la mà bạn tôi cứ liên tiếp gài vào cái cạp quần rất trễ ở dưới cái rốn của người vũ nữ biểu diễn màn múa bụng ngay trước bàn chúng tôi ngồi.

Những đồng bạc giấy đó bây giờ đâu? Chúng có bao giờ nằm trong túi quần của tôi không nhỉ?

Không biết được, vì người vũ nữ múa bụng ấy không lấy tiền ở cạp quần đưa cho tôi như ông già Ấn độ sáng hôm qua. Nhưng nếu chuyện như vậy xẩy ra thì sao?

Tôi cứ thắc mắc mãi...


Ngày 13 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Greta Van Susteren, một anchorperson của đài Fox trước khi quyết định chỉnh trang đô thị(?), một hôm đang ngồi ở nhà đọc báo, thình lình quay sang hỏi chồng rằng cô có nên đi cắt bỏ mấy túi mỡ ở dưới mắt không.

Câu hỏi của Greta Van Susteren cho thấy không chỉ ở Afghanistan mới là nơi có nhiều mìn bẫy đe dọa những bàn chân... vô tình lơn tơn đặt xuống, mà mìn bẫy còn được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả tại nhà riêng của Greta và chồng tại thủ đô Washington. Trả lời lạng quạng là chỉ có chết, uổng một đời trai ngay.

Nhưng dẫu sao thì Greta Van Susteren cũng là người gợi ý, đưa ra chuyện sửa sắc đẹp trước. người khôn ngoan và bình thường không bao giờ nêu chuyện đó ra trước với vợ. Cứ ngấm ngầm đau khổ mà sống tiếp là hơn.

Trong trường hợp của Greta Van Susteren thì người ta thấy là nếu trả lời chỉ để tránh một quả mìn để rồi sau đó, phải sống mãi với... bãi mìn thì thà làm quỉ nước Nam còn hơn. Tưởng tượng rồi đêm hôm khuya khoắt, thức giấc ngỡ ngàng (?) quay sang bên cạnh, nhìn thấy nàng, như một hai tấm nhan sắc ở sở cũ của tôi, chàng hét lên một tiếng hãi hùng kinh động cả xóm như vừa bị khủng bố Osama bin Laden tấn công, thì sau đó làm sao ngủ lại được yên giấc?

Thí dụ trả lời theo kiểu chiến dịch bình định như thế này: "Không, em không cần sửa sang gì hết. Cứ có nhiêu xài nhiêu vậy được rồi, anh mê em điên cuồng lên em có thấy không... Sửa nữa rồi anh cảm động quá, anh lăn ra chết thì lấy ai chiêm ngưỡng em? "

Nhất định sẽ được lôi cổ dậy làm cho cái steak máu me ròng ròng ăn cho bơ những ngày cơ cực. Nhưng sau đó phải "gậm một mối căm hờn trong cũi sắt " và sống mãi với "người nhan sắc đa tình ấy / ta đã lòng son cháy ước mơ" như trong thơ Vũ Hoàng chững hay sao?

Mà nếu không muốn phải sống với thực tế hết sức phũ phàng đó thì phải trả lời như thế nào?

Hay là từ tốn quay sang, nheo mắt ngó lại cái nhan sắc ấy hồi lâu, rồi mới gật gù nói rằng: "Cần chứ sao lại không? Nhưng tại sao lại chỉ cái mí mắt thôi? Sao đã đắm thuyền lại không giặt mẹt luôn? Đã leo lên giường mổ, sao không chỉnh trang lại toàn thể thành phố luôn một quả cho tiện? Thế cái mũi mà tướng số mô tả là con cóc ngồi giữa ruộng thì sao? Có thấy hình quảng cáo bìa sau báo V. mấy tháng nay không? Mũi phải như thế, môi phải như thế... one size fits all, sửa quách cho rồi. Môi phải thưỡi ra, sưng vều lên mới sexy như trong hình bìa sau báo V. em ạ... Sửa xong anh sẽ trả tiền cho báo V. quảng cáo hình em ở bìa sau suốt hai nãm, tra tấn, ngược đãi, vi phạm nhân quyền của các độc giả cho mọi người phát khùng luôn cho bõ ghét em ạ.

Xong rồi còn thượng viện của em nữa chứ. Anh nghĩ là cái lực mà ông Isaac Newton tìm ra ở dưới gốc cây táo cũng đang tàn bạo lôi kéo cái thượng viện của em xuống với trái đất đấy nhá. Anh thấy cứ mỗi sáng em nghiến rãng kéo mãi chúng mới lên khỏi đầu gối, tội em quá. Tống hai ba bịch silicone vào cái coi.

Còn cái thùng mỡ gầu ở phía nam hai cái cao ốc của Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới nữa chứ. Em có âm mưu mở tiệm phở đâu mà giữ nó hoài vậy? Đem hút đổ xuống cống cho rồi. Lyposuction chăng?

Thế rồi hai cái đùi đầy giun xanh nổi lên bò quằn quại nữa. Sửa đi em ạ, cho những lúc em mặc quần shorts khỏi làm bọn chó lên cơn đau tim chết đầy đường, tội nghiệp chúng em ạ.

Sửa đi nghe em... sửa đi nghe em... mặc áo the, đi guốc mộc..."

Đọc tờ People người ta thấy chồng của Greta trả lời hay tuyệt. Bị vợ hỏi câu đó, thay vì ú ớ trả lời như hai cách trên đều sai bét, thì chàng nói với tờ People rằng chàng và vợ chàng không bao giờ đề cập đến chuyện sửa sắc đẹp vì với chàng Greta lúc nào cũng như mới 25 tuổi.

Và là một luật sư giỏi, chàng né câu hỏi của nàng đưa ra. Là một người chồng tuyệt hảo, chàng nói với nàng rằng nàng có sao thì chàng cũng vẫn yêu nàng như thường.

Greta nghe xong, nói rằng: "Trả lời như vậy là đúng".

Cám ơn chồng Greta.


Ngày 14 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Một người bạn của tôi, khoảng mười năm trước, đã dùng một danh từ có từ lâu -- cái giấy phạt -- để gọi những tấm thiệp báo hỉ, những thiệp mời đi dự đám cưới, mà chúng ta nhận, trung bình mỗi tháng từ 2 đến 3 cái, tùy theo mức độ giao thiệp rộng rãi của chúng ta.

Tiền đóng cho những cái giấy phạt này không do một bộ luật nào qui định như những cái giấy phạt xe thỉnh thoảng chúng ta nhận được, mà do bàn tay ký những tấm ngân phiếu bỏ trong phong bì trước khi đến địa điểm đãi tiệc, quyết định.

Lúc đầu, trong mấy năm sau chuyến di tản, nó là 20, rồi thành 25 Mỹ kim. Thoắt một cái, con số 25 trở thành... không được. Bàn tay ký tấm ngân phiếu thấy chợt thấy chỗ bạn bè thân tình, sao lại chỉ có thế! Nó nhẩy một cái thành 50. Không thể là 30, hay 35, hay 40, hay 45 được. Nó tăng gấp đôi. Tất cả những con số khác ở giữa 25 và 50 đều không được. Kỳ quá. Phải là 50.

Giá biểu (?) 50 ở với chúng ta được chừng vài năm thì bàn tay viết những tấm check bắt đầu lại thấy 50 là con số kỳ kỳ. Không còn có thể là 50 được nữa. Ngó bữa tiệc cưới, nhìn lại con số 50 thì thấy ít quá. Tội nghiệp đôi trẻ (?) lỗ nặng mất. Phải tãng lên cho cả hai đi trăng mật một cái chứ.

Thế là nó thành 100.

Đó là khoảng ba, bốn nãm trước. Bây giờ đặt bút xuống viết con số 100 đã bắt đầu thấy hơi ngượng. Chú, bác, cô, dì, anh, chị... gì mà kỳ thế. Ai cũng mở cửa hàng bán... kẹo cả là nghĩa làm sao!

Nhưng sau con số 100 là gì? Không ai viết những con số lẻ bao giờ. Cứ phải gấp đôi lên mới được. Và từ khoảng hơn một năm nay, con số 200 là con số thoải mái nhất để nộp phạt.

Với con số 200 đó, sau đám cưới, tấm thiệp cám ơn của đôi trẻ gửi đến, nhìn qua nét chữ cũng thấy niềm hân hoan của chúng.

Nhưng với những người mà cái gì cũng có, thì cái giấy phạt phải là bao nhiêu? May quá, ít người trong chúng ta quen những thứ như Bloomingdale, Dupont, Rockefeller... để phải lo những chuyện như vậy.

Nhưng tưởng týợng mấy cái tên này đến làm quen chúng ta, kiểu thấy người sang (là chúng ta) bắt quàng làm họ, rồi bỗng nhiên chúng ta nhận được cái giấy mời đi dự đám cưới của họ thì sao?

Chẳng lẽ đem dúm muối quăng xuống đại dương cho nước dưới biển mặn thêm một chút! Làm sao mà mặn thêm cho được! Nhưng không dúm thì cũng làm sao đổ được vài ba cái tầu chở muối cho đỡ tủi...

Mà có vài ba cái tầu chở muối, thì đã chắc đại dương mặn được thêm bao nhiêu.

Hay tặng cái cầu Brooklyn ở New York? Cái tháp Eiffel ở Paris, cái cầu Waterloo ở Luân Đôn? Với những người mà cái gì cũng đã có thì phải như vậy chứ. Ngặt một điều mấy thứ vừa kể lại không bán bao giờ. Vậy thì mừng cái gì bây giờ?

Nỗi thắc mắc này, hôm qua tôi đã được giải tỏa.

Marilyn vos Savant, người phụ nữ với thương số thông minh (I.Q.) cao nhất thế giới đã bầy cho chúng ta cách kiếm một món quà cho những người như thế, những người tiền rừng, bạc bể, cái gì cũng có, tiên cũng mua được.

Theo Marilyn vos Savant, khi trả lời một thắc mắc khá giống ở trên, thì những người này không cần dúm muối của chúng ta, cũng không cần vài cái tầu biển chở muối của chúng ta để đổ xuống biển của họ. Họ cần sức khỏe, hạnh phúc và tình bạn, tình gia đình... hơn tất cả những thứ khác. Chúng ta không thể cho họ sức khỏe và hạnh phúc nhưng chúng ta có thể cho họ cái vai để tựa, bàn tay để nắm...

Marilyn vos Savant đề nghị lấy một chiếc hộp, gói cho đẹp, bên trong là một mảnh giấy viết mấy hàng chữ như thế này: Chứng chỉ này có thể đổi lấy một ân huệ đặc biệt, bất cứ cỡ nào, to nhỏ bao nhiêu cũng được. Xin gọi bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm, một năm 365 ngày. Quà tặng này có giá trị cho đến khi chúng tôi không còn ở trên đời này nữa. Gửi lời mừng đôi trẻ. (This certificate is redeemable for a special favor -- any size, including "really big." Please call any time, day or night, 365 days a year. The offer doesn't expire until we do. Congratulations.)

Có lý biết chừng nào. Từ nay, gia đình Bloomingdale, Dupont... có chuyện vui mừng, cứ việc gửi giấy mời. Tiền rừng bạc bể nhưng làm sao có được tờ giấy với mấy hàng chữ như thế!

Còn những giấy phạt khác thì cứ 200 trong lúc này cái đã.


Ngày 15 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Thỉnh thoảng nhìn một hai người bạn của tôi đứng nấu nướng trong bếp, tay dao, tay chảo, tay nồi, tay đũa, và mặc dầu các chàng chưa giỏi đến độ khiến người đứng coi phải nổi cơn ghen tài lồng lộn lên, tôi cũng đã thấy chán tôi vô cùng.

Chưa bao giờ nấu lấy được cho mình một bữa ãn, có lẽ tôi phải là một trong số những người đàn ông vô tích sự nhất Việt Nam quốc gia cũng như Việt Nam cộng sản. Những người đàn ông này, từ những nãm thơ ấu, đã được rót vào tai vài ba câu đại khái “Đàn ông con trai không được vào bếp, xấu lắm!"

Rồi sau đó, lớn lên, tôi thấy quả thực là vào bếp thì xấu thật, và do đó rất không nên vào bếp, nhất là sau mấy nỗ lực thảm bại với chính sách "bếp nhà, ta nấu", và câu "... với sức người, gạo Ông Phật (?) cũng thành cơm..." vân vân.

Vì thế, cái bếp của tôi ở Washington đã từng vang bóng một thời là cái bếp sạch nhất thủ đô. Ai đến thãm cũng phải tấm tắc khen là lúc nào cũng toàn mùi pot pourri hoa chanh, hoa đào, hơn đứt cái bếp của ông Mai Thảo trước đây.

Chưa nấu nổi cho mình được bữa nào thì làm gì có chuyện nấu cho người khác. Nhưng cũng vì thế, mà chưa ai là nạn nhân của tài làm bếp của tôi. Và tôi cũng không làm cho ai nhớ đến tài làm bếp của mình.

Nên khi nghe một cuốn sách có tên là The Ex Boyfriend Cookbook của Erin Ergenbright và Thisbe Nissen vừa được bầy bán, tôi nghĩ mình sẽ phải đi kiếm về đọc để xem những người đàn ông giỏi giang bếp núc để lại được những gì nơi hai người phụ nữ viết cuốn sách.

Thế rồi tôi nghĩ có lẽ cũng không nên mua cuốn sách này về nhà làm gì. Những người đàn ông bạn trai của Erin Ergenbright và Thisbe Nissen sẽ chỉ làm tăng thêm mặc cảm tự ti của những người đàn ông vô ích sự.

Những người đàn ông vô tích sự để lại được những gì sau khi liên hệ không còn tốt đẹp nữa? Chắc không bao nhiêu. Tài nấu mì gói và TV dinner của các chàng có gì để nói đâu, thì làm sao viết xuống được. Các chàng đi qua đời của các nàng không lưu lại được gì ngoài những cái thùng giấy đựng những gói mì ãn liền. Viết về các chàng chẳng lẽ kể về sở thích của các chàng: mì hai con cua ngon hơn mì Đại Hàn; mì Thái Lan dở ẹc, thua xa mì Singapore; mì ly tiện hơn mì gói vì không phải rửa tô, cứ đứng cạnh thùng rác, ãn xong, buông tay là cái ly không rơi ngay vào thùng rác. Khỏi rửa tô, rửa chén, tiết kiệm được bao nhiêu nước cho thế giới đang càng ngày càng cạn dần tài nguyên này.

Có điều làm cho độc giả thắc mắc: nấu dở bị các nàng bỏ thì đáng đời và cũng là chuyện tự nhiên, nhưng nấu giỏi, giỏi đến độ các nàng phải xin recipe chỉ dẫn cặn kẽ cách nấu nướng thì tại sao lại bị... xù?

Hay hai người đàn bà này chỉ bắt bồ với các chàng để học của mỗi chàng vài ba món rồi nghỉ chơi với các chàng, thu thập đủ tài liệu để viết một cuốn sách thì thôi?

Các chàng dại vô cùng. Phải tay những người đàn ông được các bà mẹ Việt Nam dậy nấu nướng thì các nàng còn lâu mới viết được sách. Muốn học, thì chỉ, nhưng chỉ dẫn kiểu các bà mẹ Việt Nam thì các nàng vô phương học. Thí dụ: “Thêm một dúm muối vào chảo với một chút mỡ, để lửa liu riu cho đến khi miếng thịt sãn lại thì lấy ra. Bỏ một vốc hành vào chảo, đảo qua trên bếp, lấy nhanh ra... là thành bún thang ngon hết sẩy!"

Cứ dậy nhau nấu kiểu đó với những “dúm”, “liu riu”, “vốc”... thì cơm khó mà lành, canh khó mà ngọt được. Trở thành Ex Boyfriend, bạn trai mãn nhiệm (?) là đáng đời lắm!


Ngày 16 tháng 1 năm 2010

Bạn ta,

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tôi vẫn không thể làm cách nào nối kết hai nghề chuyên môn, mà theo lối suy nghĩ bình thường của tôi, không hề có bất cứ một thứ dính dấp liên hệ gần xa với nhau, đó là nghề dậy học và làm mắm, lại với nhau được.

Là người từng có lúc đứng trước bảng đen làm công việc dậy học, tôi thấy kinh nghiệm dậy học (của tôi) nhất định không giúp gì cho việc sản xuất các loại mắm.

Vậy mà vài ba đồng nghiệp của tôi lại làm đúng được công việc tưởng là không làm được đó: chuyển từ nghề giáo sang nghề làm mắm.

Trước nãm 1975, là một nhà giáo phụ nữ mà nguyên cả tên lẫn họ tôi không biết hết, chỉ có một cái tên duy nhất in trên nhãn các chai mắm ruốc mà bà quảng cáo trên màn ảnh, trên các trang báo tôi còn nhớ cho đến nay: Bà Giáo Thảo.

Bà sản xuất và bán mắm ruốc rất thành công. Việc bà quảng cáo sâu rộng làm nhiều người tin như thế.

Khi thấy cái quảng cáo đầu tiên của bà, tôi thắc mắc ngay về liên hệ giữa nghề dậy học và nghề làm mắm ruốc. Thắc mắc hoài và không có được giải đáp nào thỏa đáng trong suốt nhiều năm ở Sài Gòn cho mãi đến nay, sau bao nhiêu con đường đã đi qua, bao nhiêu chuyện đã xẩy ra trong đời sống...

Bà có thể là một người giỏi về sư phạm: bà không chỉ là bà Thảo, mà bà được nhiều người biết đến, và gọi để thành quen miệng: bà giáo Thảo.

Nhưng tại sao đang đi dậy học thành công như thế, bà bỏ nghề cầm những viên phấn đứng trước tấm bảng đen để đi làm một việc hoàn toàn không dính líu gì đến sách vở, giáo dục, trường ốc? Tại sao bà không mở tiệm bán hoa, dậy nghệ thuật ikebana của Nhật chẳng hạn? Hay mở lớp dậy Tae Kwan Do, Judo... Dẫu sao thì công việc mới đó cũng thanh cảnh và liên hệ ít nhiều tới nghề dậy học hơn là đi làm mắm với những lu, những chum cùng vại, với muối, với tôm, với cá và với cái mùi không trường học, bút mực chút nào.

Nhưng bà trở thành một doanh gia thành công. Bao nhiêu năm rồi mà cứ nghĩ đến mắm ruốc, là tôi phải nghĩ ngay tới nhà giáo tên là Thảo.

Lối suy luận của tôi về nghề nghiệp rõ ràng là sai nặng. Vì nghề dậy học hình như thực sự có liên quan nhiều và mật thiết với nghề làm mắm. Tuần trước tại một ngôi chợ Việt Nam, tôi thấy có hai đồng nghiệp khác tiến vào nghề làm mắm và cũng rất thành công. Sản phẩm của hai bà được bán sang tới tận Hoa kỳ, qua bao nhiêu hàng rào quan thuế, rồi lại đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do chính phủ Mỹ đặt ra, để được bầy trên những cái kệ của siêu thị.

Đó là hai bà giáo Hiền và Khỏe. Bà giáo Hiền và bà giáo Khỏe đều đi theo con đường của bà giáo Thảo. Thế là trong đời, tôi biết được ba bà giáo (Thảo, Hiền và Khỏe) đi vào con đường sản xuất mắm ruốc, mắm nêm, mắm cá sặc... rất thành công.

Tại sao? Có phải vì cái nghề nghiệp cũ của các bà không? Tôi nghĩ là có.

Bất cứ một nghề nào khác mà chuyển sang làm mắm đều không được.

Thí dụ mắm ruốc thi sĩ Bự nghe không được chút nào mặc dù ông (Nguyễn Bự) có thơ đãng trong tập san Hợp Lưu đàng hoàng.

Hay tàu hủ ki nhà văn Quí, tương bần phê bình gia Quốc, phở luật sư Toàn... đều rất khó nghe.

Nhưng mắm ruốc bà giáo Thảo, mắm nêm bà giáo Hiền, mắm sặc bà giáo Khỏe... nghe hết sức duyên dáng và bảo đảm. Những chai mắm đều được những bàn tay nhà giáo săn sóc vẫn đảm bảo hơn do những bàn tay nghề nghiệp khác sản xuất.

Nhưng tại sao ở Việt Nam trước đây ít nhất cũng phải có ba tiệm may có tên là Adam? Ông Adam, như chúng ta đều biết, là người có rất ít kinh nghiệm về quần áo. Ông là người rất giản dị về cách phục sức: một cái lá nho là đủ. Hôm nào cần diện với cục cưng Eva, thì kiếm cái lá nho... to hơn. Mùa thu thì kiếm cái lá nho vàng, cuối thu thì vàng ửng một chút đỏ. Mùa hạ thì lá nho xanh. Mùa xuân thì phải hai ba cái lá mới. Mùa đông thì dăm ba cái lá khô quắt queo. Quanh đi quẩn lại có vài cái lá thì kinh nghiệm quần áo có được bao nhiêu mà phó mặc chuyện quần áo cho ông!

Thế nên mắm của các bà giáo Thảo hay Hiền, hay Khỏe đều ngon nhất là vậy.


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


(Bài số 60)

Bản chuyển tả do Quỳnh Anh thực hiện. Bài học số 60 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 2 năm 2010.

QUỲNH ANH:

Kính thưa quí vị, đây là chững trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Nhã Lan, và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

chững trình đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống hàng ngày. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

NHÃ LAN

Nhã Lan có một người bạn nói với Nhã Lan rằng thỉnh thoảng thầy Trúc có đề cập tới PRESENT PARTICIPLE, rồi lại PAST PARTICIPLE, cô không hiểu rõ những chữ này lắm. Nhất là khi thầy nói các PARTICIPLE này có thể được dùng làm tĩnh từ, phụ nghĩa cho danh từ. Xin thầy giáo giảng cho cô bạn của Nhã Lan và luôn cho cả Quỳnh Anh và Nhã Lan nữa.

Quỳnh Anh

Quỳnh Anh thấy trường hợp các động từ VERB có cái đuôi ING đằng sau lúc thì được gọi là PRESENT PARTICIPLE, lúc thì là GERUND, rồi như Nhã Lan vừa hỏi, lại là tiếng được dùng làm ADJECTIVE. Thế thì thưa anh, nó thực ra là cái gì?

BBT

Nó là tất cả những thứ vừa kể ở trên. HIỆN TẠI PHÂN TỪ là tiếng được tạo thành từ một động từ.

Dễ thôi, cứ thêm cái đuôi vào sau động từ là thành nó.

Nó là PRESENT PARTICIPLE khi nó đi sau động từ TO BE để thành thể liên tiến: PROGRESSIVE. Chúng ta dùng nó để nói về một hành động đang xẩy ra, đang tiếp tục, đang tiến hành. I AM SITTING IN HỔNVIỆT STUDIO. WE ARE TALKING ABOUT PRESENT PARTICIPLES. Nhã Lan IS NOT WEARING HER CONTACT LENSES. QUYNH ANH IS DRIVING A CAMRY.

Tất cả đều là những việc đang xẩy ra vào lúc chúng ta nói. Trong những câu vừa kể, động từ có cái đuôi ING là gì cô Nhã Lan?

Nhã Lan

Tất cả những chữ SITTING, TALKING, WEARING, DRIVING đều là PRESENT PARTICIPLE. Trước chúng là động từ TO BE để họp thành những câu trong thì liên tiến hiện tại.

Quỳnh Anh

Có phải liên tiến hiện tại là PRESENT CONTINUOUS TENSE không thưa anh? Quỳnh Anh còn nhớ mấy chữ này trong khi học tiếng Anh ở trường trung học.

BBT

Đúng đó cô Quỳnh Anh. Bây giờ qua GERUND. GERUND về hình thức thì cũng hệt như PRESENT PARTICIPLE nhưng chúng là danh từ. Danh động từ thì đúng hơn. GERUNDVERBAL NOUN. Vì nó là danh từ nên nó có thể là chủ từ hay túc từ.

Thí dụ từ động từ TO SING, chúng ta có SINGING. Nếu nó đi cùng với TO BE thì nó là PRESENT PARTICIPLE.

Quỳnh Anh cho nghe một thí dụ với SINGING là PRESENT PARTICIPLE coi.

Quỳnh Anh

THE CHOIR IS SINGING "SILENT NIGHT" IN VIETNAMESE.

BBT

Đó là PRESENT PARTICIPLE…

Nhã Lan

Vì SINGING đi cùng với TO BE.

BBT

Bây giờ Nhã Lan cho nghe một thí dụ với SINGING là danh từ, là GERUND, là VERBAL NOUN coi.

Nhã Lan

HIS SINGING CAN DRIVE EVERYBODY CRAZY.

BBT

Đúng. SINGING trong câu của Nhã Lan là DANH ĐỘNG TỪ, là GERUND, là VERBAL NOUN. Nó là chủ từ của động từ CAN. Cô Quỳnh Anh cho nghe một câu với GERUND coi.

Quỳnh Anh

A DAUGHTER ALWAYS PRAISES HER MOTHER’S SINGING.

BBT

Đúng rồi. Con gái khen giọng hát của mẹ. Mẹ hát con khen hay. SINGING trong câu của Quỳnh Anh là GERUND vì nó là túc từ của động từ PRAISES.

Bây giờ đến PRESENT PARTICIPLE trong vai trò tĩnh từ. Đó là khi nó đi trước một danh từ để nói thêm về danh từ đó, phụ nghĩa, bổ nghĩa, bổ túc cho danh từ ấy.

Hai cô biết anh Trương Chi là một người lái đò. Lái đò là BOATMAN. Nhưng anh không phải chỉ là người lái đò, người chèo thuyền mỗi chiều qua dinh quan thừa tướng mà anh còn hát, còn hát hay nữa. Ngày xưa có anh Trương Chi / Người thì thật xấu, hát thì thật hay

Quỳnh Anh

Như vậy, Quỳnh Anh sẽ thêm SINGING vào trước danh từ BOATMAN để người nghe biết thêm về anh lái đò. Do đó, THE SINGING BOATMAN là người lái đò hay ca hát. SINGING trong nhóm chữ này là PRESENT PARTICIPLE được dùng làm tĩnh từ, ADJECTIVE, để phụ nghĩa, để nói thêm về BOATMAN.

Bây giờ Nhã Lan cho vài PRESENT PARTICPLE dùng làm tĩnh từ cho danh từ đi sau coi đã hiểu chưa nào.
Nhã Lan

Cuối tuần qua, Nhã Lan mới mua cho con gái một đôi RUNNING SHOES của NIKE. Mua xong, cô thứ hai còn đòi một chai CLEANSING SOAP, một hộp PRINTING PAPER cho máy in computer ở nhà, và COOKING OIL để Nhã Lan đóng xuất sắc vai ô sin.

BBT

Tốn tiền nhưng đưa ra những thí dụ rất đúng. RUNNING, CLEANSING, PRINTING, COOKING đều là các PRESENT PARTICIPLE dùng như ADJECTIVE để phụ nghĩa cho SHOES, SOAP, PAPER, OIL. Còn Quỳnh Anh?

Quỳnh Anh thì phải mua cho con trai mang xuống trường SHAVING CREAM, cho ít tiền lẻ để "nuôi" cái WASHING MACHINE ở học xá, một cặp READING GLASSES cho ba Quỳnh Anh và trả tiền DANCING LESSONS cho cô út.

BBT

Cũng tốn tiền như Nhã Lan vậy. Nhưng nhờ đó, mấy thí dụ bằng tiếng Anh rất đúng.

Nhã Lan

Bây giờ, xin anh giảng qua PAST PARTICIPLE.

BBT

PAST PARTICIPLE hơi khó một chút. những động từ qui tắc REGULAR VERB thì chúng ta thêm ED vào cuối là có ngay PAST PARTICIPLE. Cô Nhã Lan cho nghe mấy PAST PARTICIPLE của động từ REGULAR VERB.

Nhã Lan

COOK là COOKED; WASH là WASHED; WATCH là WATCHED.

BBT

Cám ơn cô Nhã Lan. Đó là những động từ qui tắc, REGULAR VERB. Thêm ED vào cuối là có PAST PARTICIPLE. Trong trường hợp các động từ REGULAR thì PAST TENSE và PAST PARTICIPLE giống nhau.

Nhưng Anh ngữ có một số động từ bất qui tắc gọi là IRREGULAR VERB. Quá khứ và quá khứ phân từ của các động từ này không theo một qui tắc nào. Chúng ta không thể thêm ED vào cuối để lập thành PAST TENSE và PAST PARTICPLE. Thí dụ TO GRIND là xay, là nghiền. TO BREAK là đập vơơ, làm gẫy, bị gẫy. TO CUT là cắt. Cô Quỳnh Anh có biết PAST và PAST PARTICIPLE của các động từ này không? Dễ mà.

Quỳnh Anh

TO BREAK, BROKE, BROKEN; TO GRIND, GROUND, GROUND; TO CUT, CUT, CUT.

BBT

Như vậy là chúng không theo bất cứ một qui luật nhất định nào. Có khi PAST TENSE giống PAST PARTICIPLE như TO GRIND, GROUND GROUND. Có khi cả ba hình thức nguyên mẫu (INFINITIVE), quá khứ (PAST TENSE), quá khứ phân từ (PAST PARTICIPLE) đều khác nhau như TO BREAK, BROKE, BROKEN. Lại có khi cả ba hình thức INFINITIVE, PAST TENSE và PAST PARTICIPLE đều giống nhau như TO CUT, CUT, CUT.

Nhã Lan

Chỉ có cách duy nhất là học thuộc lòng để nhớ thôi phải không anh?

BBT

Đúng. Hai cô nhớ là PAST PARTICIPLE không dùng với TO BE mà dùng với TO HAVE để thành các thì PERFECT. Có ba thì PERFECT là PRESENT PERFECT, PAST PERFECT và FUTURE PERFECT. Cô Quỳnh Anh cho nghe một câu với PRESENT PERFECT.

Quỳnh Anh

I HAVE DRIVEN THIS CAR FOR MORE THAN TWO YEARS. Giờ tới Nhã Lan phải không thầy?

Nhã Lan

YOU HAVE TAUGHT US QUITE A LOT OF THINGS IN ENGLISH.

BBT

Cám ơn hai cô. Đó là PAST PARTICIPLE khi đi cùng với TO HAVE. Khi PAST PARTICIPLE đứng trước một danh từ để phụ nghĩa, bổ nghĩa cho danh từ đó thì nó trở thành tĩnh từ (ADJECTIVE) Hồi nẫy, hai cô đã đưa ra những PAST PARTICIPLE, nay hai cô cho mấy danh từ đứng sau để biến những PAST PARTICIPLE đó thành tĩnh từ coi.

Nhã Lan

COOKED đi với MEAL thành COOKED MEAL; WASHED đi với JEANS thành WASHED JEANS hay PRE-WASHED JEANS; WATCHED đi với KETTLE thành WATCHED KETTLE.

BBT

Đúng rồi. Một người không bao giờ biết làm bếp thì COOKED MEALS là cứu tinh đấy hai cô. PRE-WASHED JEANS là quần jeans giặt trước cho bạc phếch ra mặc mới đẹp. Còn WATCHED KETTLE không biết cô tình cờ hay cô biết một câu tục ngữ hay tuyệt của tiếng Anh?

Nhã Lan

Nhã Lan tình cờ thôi vì lúc nẫy ở dưới nhà, cô thư ký đang nấu ấm nước. Cô cứ đứng ngó nó mãi nên Nhã Lan đem cái ấm nước vào bài học. Thực ra, câu tục ngữ ấy là gì, anh cho biết để học thêm một câu mới.

BBT

Câu ấy là A WATCHED KETTLE NEVER BOILS nghĩa là cô nấu nước thì đặt ấm nước lên bếp rồi đi làm việc khác thì sẽ thấy nó chóng sôi lắm. Nhưng cứ đứng cạnh cái bếp ngó vào cái ấm, chờ cho nước sôi thì sẽ thấy như mãi nó không chịu sôi. Đó là thời gian tâm lý và thời gian vật lý. Nuôi con, chờ mong mãi thì sẽ không thấy nó lớn. Quên đi ít lâu thì thấy nó đã lớn lúc nào không biết. Bây giờ cô Quỳnh Anh cho nghe mấy thí dụ, dùng các PAST PARTICIPLE nhưng được dùng như tĩnh từ bằng cách thêm một danh từ ở phía sau coi.

Quỳnh Anh

PAST PARTICIPLE của GRIND là GROUND; của BREAK là BROKEN; của CUT là CUT. Bây giờ Quỳnh Anh đưa vào sau mấy danh từ coi có được không. Sai thì thầy sửa giùm.

GROUND COFFEE; BROKEN PROMISES; CUT FLOWERS.

BBT

Đúng rồi. Cô đi mua cà phê thì có thể chọn thứ đã xay rồi, GROUND COFFEE hay chưa xay là WHOLE BEANS. TO BREAK, BROKE, BROKEN. BROKEN PROMISES là những lời hứa nhưng không được tôn trọng, giữ lời. Còn CUT FLOWERS là hoa đã cắt sẵn, không phải là hoa trên cây, là hoa tươi.

Nhã Lan

Bây giờ thì Nhã Lan và Quỳnh Anh đã hiểu PRESENT PARTICIPLE và PAST PARTICIPLE có thể được dùng làm tĩnh từ. Nhưng khi nào dùng PRESENT PARTICIPLE và khi nào dùng PAST PARTICIPLE thưa anh.

BBT

Khi nào dùng PRESENT PARTICIPLE và khi nào dùng PAST PARTICIPLE thì cũng dễ thôi. Dùng PAST PARTICIPLE cho một hành động đã xong, đã hoàn tất.

Tôi không biết nấu ăn nên vào siêu thị phải xem ngay cái món định mua có cần phải lăn vào bếp nữa không. Phải lăn vào thì bỏ lại. Nếu thấy ghi những chữ COOKED MEAL thì bỏ vào giỏ mua ngay. Như thế, chuyện COOK đã xong chưa, có còn cần phải đứng ngẩn ngơ dưới bếp nữa không?

Quỳnh Anh

Quỳnh Anh nghĩ là không. COOKED MEALS là món đã nấu xong rồi.

BBT

Nhưng lọ dầu bắp của Crisco cầm lên có ăn ngay được chưa, hay phải lăn vào bếp chiên xào rồi mới xong được bữa tối, cô Nhã Lan?

Nhã Lan

Nhã Lan thấy là anh phải vào bếp. Như vậy chắc không thể nói COOKED OIL được, mà phải là COOKING OIL. Còn ít phút Nhã Lan muốn học một ít idioms liên quan đến cái nhà. Anh cho vài thành ngữ về HOUSE.

BBT

HOUSE và HOME có khác nhau không cô Quỳnh Anh?

Quỳnh Anh

Quỳnh Anh nhớ một câu đọc trong một cuốn sách, câu ấy cho thấy rõ những khác biệt giữa HOUSE và HOME không biết Quỳnh Anh nhớ có đúng không. Đó là câu MEN MAKE HOUSES, WOMEN MAKE THEM HOMES.

BBT

Cám ơn cô Quỳnh Anh. Cô nhớ đúng. HOUSE là bốn bức tường và cái mái. HOME là bốn bức tường, cái mái và một đời sống ở trong đó.

Ông Mai Thảo có một bài thơ hay lắm viết tặng ông Võ Phiến:

Đi vắng từ xa trở lại nhà
Bộ đồ cũ mặc, ấm trà pha
Tựa lưng vào vách tường thân thuộc
Trong cõi riêng buồn thấy lại ta

Hai cô có bao giờ thấy tình cảm đó chưa? Chắc có. Nếu đã thấy như thế thì hai cô sẽ hiểu ngay một thành ngữ mà tôi sắp nói ra ở đây.

Nhã Lan

Xin anh cho Nhã Lan nói. Phải đó là mấy chữ HOME SWEET HOME mà Nhã Lan thấy anh treo ở trong nhà của anh không?

BBT

Đúng vậy. HOME SWEET HOME, căn nhà yêu dấu. THERE IS NO PLACE LIKE HOME là không nơi nào bằng cái nhà của mình. Đi xa về, quăng cái va ly vào góc phòng, gieo mình nằm xuống cái giường sao mà cái nhà của mình lại có thể đáng yêu như thế.

Quỳnh Anh

Quỳnh Anh nhớ hồi mới sang đây có lần đến thăm cô bạn. Cô ấy nói cái gì AT HOME mà Quỳnh Anh không nhớ hết. Cô ấy hình như nói Quỳnh Anh cứ tự nhiên phải không anh?

BBT

Chắc cô bạn của Quỳnh Anh nói câu này MAKE YOURSELF AT HOME đúng không? Còn nếu thấy không thoải mái thì nói là I DO NOT FEEL AT HOME HERE.

Nhưng TO BE HOME lại là có nhà, có mặt ở nhà. Thí dụ IS RICHARD HOME? YES, HE IS HOME NOW BUT DURING THE WEEK END, HE IS USUALLY NOT HOME.

Nhã Lan

Nhã Lan biết SEA SICK là say sóng. The còn HOME SICK là say cái nhà phải không anh?

BBT

Không phải. Cô nghe mấy câu này nhé: FEELING A LITTLE HOME SICK. I LIT A CIGARETTE AND THE BLUE SMOKE ROSE TO THE TOPS OF THE TREES.

Nhã Lan

Như vậy, Nhã Lan hiểu rồi. HOME SICK là nhớ nhà… Nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên cây

Quỳnh Anh

Tới đây là kết thúc bài học thứ 60. Chương Trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television xin tạm chấm dứt. chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television vào tuần tới. Bùi Bảo Trúc, Nhã Lan và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị và hẹn gặp lại quí vị trong bài học số 61.


CH NGHĨA CHÚNG TA


Cụ Nguyễn H. Fairfax, Virginia

Chữ "hôi" cũng còn đọc là "khôi" nghĩa là tro. Hôi cô nương là tên người Trung Hoa gọi Cinderella. Cinder là tro. Cinderella là cô bé lọ lem.

Môi là người làm mối. Môi bà là bà mai, cũng gọi là môi chước. Mai là tiếng Việt. Không nói môi ông vì người làm mai mối thường là phụ nữ. Chữ môi viết với chữ nữ ở bên trái.

Linh lan là hoa lily of the valley, tiếng Pháp là hoa muguet.

Ông Trương Cẩm, Santa Ana, California

Rũ rượi cùng nghĩa với dã dượi. Không thể nửa nọ nửa kia thành dã rượi hay rũ dượi.

Tầm cửi cũng là tầm gửi (gởi),tầm gởi, chùm gởi.

Hồn đường phách sá là những chữ để chỉ cảnh chết đường chết chợ, không có người lo chôn cất hay thờ cúng. Nguyễn Du có nhắc trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh:

Cũng có kẻ đi về buôn bán
Đòn gánh tre chín dạn hai vai
Gặp cơn mưa nắng giữa trời
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao

Ông đưa chân giò bà thò chai rượu là những trao đổi trong quan hệ hai bên không bên nào bị thiệt

Con nít may ra, bà già may vào là kinh nghiệm may vá. Với trẻ nhỏ thì may cắt quần áo rộng một chút để phòng trẻ lớn. May quần áo cho người già thì may chật cũng không sợ vì các cụ già người rút lại.

Bà Phạm Lệ Kh. Pasadena, California

Xin xem bài học Anh ngữ số 60 về gerund.

Tên của thủ đô Canada, Ottawa, là tên da đỏ. Ottawa là một bộ lạc thuộc dân tộc Alonquian ở miền nam Ontario. Canada có nhiều địa danh gốc da đỏ. Bộ lạc da đỏ lớn nhất Canada, khoảng gần 200 ngàn người, là Cree. Người Cree cũng có mặt ở một số vùng ở Hoa kỳ như North Dakota và Montana.

Chú Năm, Westminster, California

Á Nam là hiệu của nhà thơ Trần Tuấn Khải (1895-1983) tác giả bài Tiễn Chân Anh Khóa.

Hai người con của cụ là Trần Quốc Phiên bút hiệu Trần Việt Hoài và Trần thị Gia Minh bút hiệu Tuệ Mai cũng có sinh hoạt văn học ở Sài Gòn trước năm 1975.

Kundun là cách gọi tôn kính của người Tây Tạng dùng khi nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hô đồ khắc đồ là cách gọi tôn vinh khác để chỉ Đức Phật Sống (Hoạt Phật) Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Vũ Thế Nam, San Jose, California

Chữ V với ngón trỏ và ngón giữa, lòng bàn tay quay ra phía trước mà ông thấy Winston Churchill hay dùng có nghĩa là chiến thắng (V as in victory).

Tại nước Anh, Úc, Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan, chữ V với lòng bàn tay quay về phía trong là một cử chỉ có ý nghĩa tục tĩu, cũng giống như giơ ngón tay giữa ở Mỹ. Người Anh gọi nó là two finger salute hay the two, hay the Vicky.

Ở Mỹ từ khi có phong trào Hippy phản chiến, nó nghĩa là hòa bình, lòng bàn tay quay ra hay quay vào đều có nghĩa như nhau.

Ông Phạm Trung Chính, Houston, Texas

Burgundy và Bordeaux rất khác nhau tuy cùng được làm bằng nho đen Pinot Noir. Burgundy có khi phải mất tới 10 năm mới vừa uống. Burgundy để càng lâu, mấy chục năm, càng ngon.

Château Lafite-Rothschild ở vùng Pauilla, một phần lấn qua Saint-Estèphe. Nho ở vùng này trung bình tuổi khoảng 40.

Ở Pháp 3 loại được gọi là Cru: Cru Classé, Premier Cru và Grand Cru.

Clos là vườn nho có tường vây quanh. Clos Du Bois giá từ 10 đô la trở lên là được.

Room temperature là từ 65 đến 70 F.

Ly được coi là "đầy" khi rượu lên đến mức 1/3 hay ?. Không bao giờ rót đầy ly. Khi rót xong, xoay nhẹ chai trong tay để tránh rượu nhỏ giọt ra ngoài.

Mong em rượu đỏ tràn ly (Cung Trầm Tưởng) là không đúng cách uống red wine.

Ông không nên để ý quá nhiều đến những tay wine snob. Họ chỉ giúp vui ( bằng cách nói phét) mà thôi. Ông uống rượu nào ông thấy thích là rượu ngon.

Old wine in new glasses. To old love and new dreams là câu chúc thường nghe tại tiệc kỷ niệm đám cưới. Rượu cũ trong ly mới. Chúng ta chúc cho mối tình cũ và những giấc mơ mới.