November 4, 2010

November 5, 2010

Ngày 1 tháng 11 năm 2010

Bạn ta

Hôm qua sau chuyến đi ăn sáng với mấy người bạn, tôi bỗng thấy cần phải lên tiếng kêu gọi tất cả những người đi ăn tiệm đoàn kết lại để tranh đấu cho quyền của chúng ta, để những bữa ăn của chúng ta không bị làm hỏng đi, để chúng ta có thể ngồi ăn một bữa ăn cho tử tế.

Ông Trời còn tránh giữa bữa ăn, không nỡ gây phiền nhiễu cho chúng ta thì tại sao chúng ta lại tiếp tục để cho những người khác làm phiền đến như thế trong khi chúng ta có quyền để có được một bữa ăn yên lành. Chúng ta trả tiền sòng phẳng cho tiệm ăn. Chúng ta phải được một vài quyền tối thiểu hệt như các thực khách khác.

Tại tiệm ăn, ngồi cách chúng tôi một cái bàn, khoảng hai mét gì đó, là một cặp vợ chồng khoảng ngoài 40. Hai người có hai con gái nhỏ. Một chừng 6 tuổi, một khoảng 4 tuổi.

Hung thần 4 tuổi vừa ngồi vào bàn thì tìm ngay ra được một món đồ chơi mới. Đó là cái muỗng. Hung thần này lập tức cầm lên và gõ rất lớn lên mặt bàn. Tiếng muỗng gõ vào bàn đã làm tan sự im lặng của quán ăn. Quán lúc ấy đã có khách, khoảng 4 hay 5 bàn. Tại những bàn của họ, khách nói chuyện với nhau nhưng chỉ vừa cho nhau nghe, tiếng nói không bay sang các bàn bên cạnh. Chúng tôi gọi món ăn xong, bắt đầu nói với nhau vài ba câu chuyện thì bị cái muỗng đó nhất định can thiệp vào chuyện của chúng tôi. Chúng tôi không còn có thể nói gì với nhau được nữa. Vì xen vào giữa những tiếng gõ muỗng, là những tiếng la thét của hung thần 4 tuổi đó. Người cha và người mẹ cầm menu đọc, làm như không hề thấy khách trong tiệm đang bị làm phiền mặc dù đã có mấy người ngó sang bàn của hai vợ chồng này một cách khó chịu. Chiếc muỗng tuột tay hung thần rơi xuống đất. Tôi tưởng buổi sáng đã có thể trở lại với không khí bình an. Nhưng tôi lầm. Người đàn ông cúi xuống nhặt cái muỗng lên, đưa lại cho hung thần nhỏ. Và trò chơi gõ muỗng của hung thần tiếp tục.

Người mẹ cũng không nói gì. Hai người lặng lẽ đọc menu tiếp, và sau đó, gọi mấy món cho mình. Tiếng muỗng vẫn tiếp tục vang dội. Tôi không thể tiếp tục ngồi nguyên được nữa. Đây không phải chỉ là vài ba tiếng cạch cạch, mà là những tiếng động chát chúa chọc vào tai, ít nhất cũng là tai của tôi, của người ngồi cách đó không đầy 2 thước.

Người đàn ông và người đàn bà nói chuyện với nhau giữa tiếng muỗng đập trên bàn. Có thể họ đã quen với những tiếng động đó nên họ không hề mảy may để ý tới trò giải trí của cô con gái nhỏ.

Tôi muốn đứng dậy, đến bàn của họ, nhẹ nhàng nói vài điều với cha mẹ của hung thần nhỏ. Nhưng không biết phản ứng của họ sẽ như thế nào. Họ sẽ la toáng lên, họ sẽ nói về quyền của họ, quyền để cho con cái vui trong buổi sáng cuối tuần. Họ sẽ hét lên , phản đối thái độ không yêu trẻ của tôi. Có thể họ trở nên bạo động không chừng. Nên tôi đành ngồi nghe tiếp những âm thanh của cái muỗng trong buổi sáng chủ nhật đáng lý ra phải bình an của chúng tôi.

Bữa ăn sáng bị hỏng hoàn toàn.

Tôi nghĩ ít ra, tại cái quán đó cũng phải có một tuyên ngôn của những thực khách như bản tuyên ngôn độc lập. Đại khái Thượng Đế ban cho những người đi ăn tiệm những quyền căn bản, bất khả nhượng. Đó là quyền có một bữa ăn yên lành, không bị phá rầy bằng tiếng gõ đũa, gõ muỗng, bằng những câu chuyện như gào vào lỗ tai khách về những chuyến đi Việt Nam ăn chơi, về mấy ông con chưa ra trường đã có một chục hãng đến bưng đi, về những cô con gái lấy chồng phong lưu phú quí, về mấy thằng Mỹ ngu trong sở, về cục hột soàn đeo lệch người , về chuyến vờ kế sần đi vài ba cái đảo có bồi bếp hầu hạ cho bõ những ngày cơ cực…

Nhưng đã chắc gì ba má của các hung thần, đã chắc gì những người đàn ông đàn bà vào quán đọc bản tuyên ngôn ấy.


Ngày 2 tháng 11 năm 2010

Bạn ta,

Hints From Heloise là một mục được nhiều báo ở Mỹ đăng tải, trong đó, độc giả có thể hỏi Heloise, người phụ trách mục này, hay góp ý với Heloise và các độc giả khác về những mẹo vặt trong nhà nhắm tiết kiệm thì giờ cũng như tiền bạc trong đời sống hàng ngày ở nước Mỹ.

Heloise bao giờ cũng làm tôi nghĩ tới một phụ nữ vừa bước ra khỏi những bức họa của Norman Rockwell, hình ảnh hiền lành của nước Mỹ thanh bình thịnh trị hồi thập niên 50 của các triều đại Truman, Eisenhower. Nhưng cái hiền lành đó nhiều khi cũng nghiêng sang rất nhiều nét cù lần la. Thí dụ như cách trả lời của Heloise cho bức thư của Grace Stedley ở Philadelphia chẳng hạn.

Người độc giả ký tên phụ nữ này viết cho Heloise để hỏi cách làm sao giặt sạch những vết son dính trên quần áo vì nàng lơ đãng bỏ quên thỏi son của nàng trong máy giặt. Heloise liền đem tất cả kiến thức, mẹo vặt ra để tận tình chỉ cách cho người phụ nữ ở Philadelphia.

Nhưng những mách nước đó của Heloise có thể hoàn toàn vô ích vì đã chắc gì người viết thư hỏi Heloise là một phụ nữ.

Phụ nữ có nhiều phần không viết một lá thư như thế. Thỏi son để quên trong máy giặt làm son dính tùm lum không đưa tới chuyện viết một lá thư ấm ớ như vậy. Son dính vào quần áo chỉ có thể đưa tới một chuyến shopping kỳ thú trong dịp cuối tuần. Ðể nguyên son không dính vào quần áo cũng vẫn phải đi shopping. Có thể hơi áy náy một chút. Nhưng có được mấy vết son dính vào quần áo thì đi shopping sẽ không áy náy chút nào. Ðang sướng khoái như vậy thì viết thư hỏi Heloise làm gì cho nó bớt phần hào hứng? Chỉ có Kiều mới đau khổ với việc làm sạch tấm son của nàng...

Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột
ra bao giờ cho phai...

Vậy thì Grace Stedley đã chắc gì là một phụ nữ đang ngồi rầu rĩ ở Philadelphia với đống quần áo đầy vết son của... chính mình. Chắc chắn người phụ nữ ấy đã gọi Purple Heart hay Salvation Army tới mang chúng đi, vừa khuất mắt, vừa được tiếng hay giúp đỡ người nghèo.

Heloise đáng lẽ phải trả lời như thế này:

Thưa ông (tôi tin chắc ông là đàn ông), nếu những vết son đó có một giá trị tình cảm và ông muốn giữ lại thì ông không nên giữ nguyên cả cái áo. Sinh mạng mình là trọng, quí giá hơn cái áo sơ mi có dính vết son, dẫu là của nàng rất nhiều. Ông muốn giữ vết son ấy để... dành hơi như một ông vua triều nhà Nguyễn của nước Việt Nam thì ông nên lấy kéo cắt đúng cái khu vực có vết son dính vào, quăng phần còn lại của cái áo vào thùng rác trước tiệm 7-Eleven vào lúc 3 giờ sáng sau khi đã ngó trước ngó sau rất cẩn thận. Muốn để dành hơi thì mang lên sở mà để trong ngăn kéo có khóa, ở ngoài nhớ đề B.U.D, viết tắt của Burn Upon Death nghĩa là nếu ông mệnh hệ gì thì nhờ bạn đồng nghiệp đem đốt ngay. Ðừng bao giờ giữ nguyên cả cái áo. Người liên hệ sẽ nhận ngay ra đó là áo của ông. Một mảnh vải nhỏ thì khó hơn, dẫu có bị tìm thấy thì việc buộc tội cũng khó. Cái áo giá chỉ từ $20 đến $80. Không nên tiếc vài chục để mang họa vào thân. Nên nhớ tại tòa án, không bao giờ có chuyện ai thương hại ai hết.

Lần sau phải cẩn thận hơn. Thí dụ yêu cầu phía bên kia lau sạch son phấn trước khi thu hẹp khoảng cách giữa hai người. Ngâm một đoạn thơ của Nguyên Sa cho... nó nghe:

Tôi gọi người con gái đứng gần
Gọi nàng bằng tên họ Giai Nhân
Van nàng lau hết mùi son phấn
Ðừng để làm phai hương rượu trong...

Nghe xong thì có đẹp và trang điểm khéo như Cindy Crawford cũng phải chạy đi lau cho sạch mầu đỏ của Paloma để... tr lại ngay.

Nhưng nếu phía bên kia cứ nhất định phải... na cục son với đời thì làm sao? Thì trên đường về nhà, ngừng lại ở K-Mart, mua tạm cái sơ mi, chạy ra xe, thay ngay ở bãi đậu xe trước khi về nhà trình diện mẹ cháu.

Thế còn về đến ca mới khám phá ra mấy vết son oan nghiệt đó thì sao? Không bao giờ nên... ci trần, cổ đeo ca vát bước vào nhà hết. Cứ đi vào và đổ phứa cho Tammy Faye, vợ cũ của James Bakker, người cầm đầu tổ chức PTL, mỗi lần trang điểm hết hai thỏi son và hai lọ mascara. Cứ nói là đang đi ngoài đường thì bị Tammy Faye té húc vào người như những chiếc T-Shirt với hai vết đen và một vết đ nhòe nhoẹt và hàng chữ I ran into Tammy Faye có thời bán rất chạy... rồi đọc kinh Lạy Cha xin cứu mạng...

Trả lời như thế mới đúng cách chứ mách nước dùng pre-wash xịt lên, lấy bàn chải chà mạnh ở phía sau, rồi giặt bằng nước nóng thì dở ẹc.

Bộ Heloise không nghĩ ra trường hợp thình lình mẹ cháu xuất hiện ở đằng sau, nhẹ nhàng nói: "Bố để đấy em giặt cho..." à?

Không bao giờ tin Heloise như mấy bà nội trợ cù lần ở Mỹ này hết.


Ngày 3 tháng 11 năm 2010

Bạn ta,

Tố Hữu, sau vụ Stalin bị đem ra xét lại ở Liên Xô với bài diễn văn Khrushchev đọc trước đại hội đảng năm 1956, đã không bao giờ dám nhắc lại những câu thơ trong bài thơ ô nhục mà ông ta viết để khóc Stalin khi Stalin chết nữa. Trong một khoảng thời gian, Tố Hữu phải lánh sang Trung quốc cũng vì bài thơ đó.

Bài thơ mà Tố Hữu muốn được nhắc nhở, là bài Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, bài thơ khá nổi tiếng của ông. Nhưng về bài thơ này, cũng không có được bao nhiêu người biết ông ta viết nó trong trường hợp nào và ở đâu, lúc viết nó, ông ta đang làm gì vân vân. Những chi tiết đó, nếu không chính ông ta nói ra, thì sẽ không ai biết được. Nhưng biết được những chi tiết về bài thơ ấy có thể cũng soi sáng được cho những bài thơ khác của ông ta.

Trong cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, cuốn sách được người viết xếp vào loại bình luận văn chương, người viết đã ghi lại những tiết lộ của Tố Hữu về bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, một việc làm mà ông ta chưa từng làm bao giờ.

Người viết cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, Trần Ðăng Khoa là một người làm thơ nổi tiếng ở miền Bắc. Làm thơ từ khi còn rất trẻ, được coi là thần đồng thơ của chế độ, năm 10 tuổi, 1969, Trần Ðăng Khoa đã viết những bài thơ đại khái có những câu như:

... Sang năm Bác tám mươi rồi
Bác ơi! Bác thấy trong người
khỏe không...

hay:

... Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể...

Có lẽ cùng làm những thứ thơ thẩn như thế, nên Trần Ðăng Khoa được Tố Hữu tiếp tại nhà hôm tháng 5 năm 1994, và thổ lộ những điều chưa bao giờ nói ra về bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên.

Ðọc những tiết lộ của tác giả bài thơ nổi tiếng này, người ta không biết phải nghĩ sao về những bài thơ khác của ông ta nữa.

Bài Một Tiếng Rao Ðêm cũng được nhiều người biết đến, bài ông viết trước khi theo cộng sản cũng như thế sao?

Tố Hữu nhận với Trần Ðăng Khoa rằng ông ta "phịa" ra tất cả những chi tiết về bài thơ. Ông ta chưa bao giờ "đi thực tế" tới Ðiện Biên Phủ. Ông ta bịa ra những "hò kéo pháo" vì thực ra, bố bảo cũng không có ai dám hò, dám reo để bị địch oanh tạc chết. ở trang kế bên, trang 16 của cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại, Tố Hữu nói thẳng "... làm gì có Ðuốc chạy sáng rừng / Làng bản đ đèn đỏ la. Khi viết thì mình viết thế... chứ làm gì có la mà đ rừng đỏ bản... Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ... xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa..."

Ông nghe kể lại chuyện gì thì phịa thêm, rồi đưa vào thơ, "cứ nhét bừa vào" (trang 17) nó mới thành Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng. Ðấy, đơn giản thế đấy." A thì ra là như vậy. Chúng tôi cứ ngồi một chỗ, chúng tôi cóc biết gì về Ðiện Biên Phủ cả (trang 17) chúng tôi cứ lao động thơ phứa phựa cho bọn ngu dốt đọc rồi khen nhắng lên, ôm bom ba càng lao vào xe tăng và lô cốt địch.

trang 19, Tố Hữu, không biết có đau sót không, cho biết Hồ Chí Minh không bao giờ khen thơ của Tố Hữu, mà cũng không bảo Tố Hữu làm thơ bao giờ, chỉ làm tuyên truyền động viên bộ đội, làm "sao cho dân vui là được rồi."

Tội nghiệp chàng. Thơ chàng trước khi ra bưng nghe cũng được, ra bưng, bị Bác Hồ, một người làm thơ rất d ghen ghét, không thèm khen cho một câu, chỉ được Trường Chinh khen vài câu "tào lao" - trang 21 - cho vui. Vậy mà chàng vẫn phải cúi đầu làm thơ ngợi ca bác như điên như khùng.

Nhờ bài viết của Trần Ðăng Khoa, người ta mới biết bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu chỉ là tập hợp những điều bịa đặt, chẳng có hò kéo pháo, không bao giờ có la sáng rừng, đ bản, loa kêu từng ca báo tin tiến quân bao giờ.

... Ðiện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta...

Chỉ toàn là những điều phét lác. Làm quái gì có bốn biển nhịp cùng lòng ta.

Không lẽ bốn biển cũng cùng nhịp nói phét của lòng ta hay sao?

Nghĩ cậu cũng dại. Sao không thừa thắng xông lên, nói luôn về mấy câu ô nhục khóc thương Stalin đau gấp 10 lần những thương yêu của cha mẹ, chồng và thân mình gom lại cũng chưa bằng? Hay điều đó, cả nước cũng biết là chàng viết bố lếu bố láo rồi nên không cần phải nói ra nữa?

Chỉ tội một lũ ngu dốt, học thuộc bài Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, rồi ngâm nga tưởng thật, tưởng các anh bộ đội vừa kéo pháo vừa hò vang dội cả rừng núi, rồi cười khục khặc như đười ươi, cho đến khi chính nhà thơ lớn của chế độ tiết lộ chỉ toàn là những lời phét lác.

Ðau thật. Chú nhỏ Trần Ðăng Khoa đểu không thể nào nói hết được.

Chiếc mặt nạ nào rồi cũng có lúc rơi xuống.


Ngày 4 tháng 11 năm 2010

Bạn ta,

Có lẽ Charles M. Schulz, người họa sĩ vẽ loạt truyện bằng tranh Peanuts là trường hợp làm cho chúng ta hiểu rõ được ý nghĩa như thế nào là "suddenly single" một cách dễ dàng nhất.

Charles Schulz lúc ấy, khoảng năm 1974, đã là một cartoonist rất thành công với hàng trăm nhật báo đăng truyện của ông mỗi ngày. Ông nói với tờ tuần san Time rằng ông tưởng mọi chuyện của ông đều tốt đẹp, đời sống bình thường hạnh phúc, mỗi buổi sáng ngồi xuống bàn làm việc, vẽ 4 bức tranh cho các báo, buổi chiều đi chơi hockey với bạn, về nhà nấu bếp, cùng ăn tối với vợ, tất cả đều là những việc ông làm từ nhiều năm, thì một buổi chiều, ông nhận được thư của vợ do văn phòng luật sư gi tới, xin ly dị.

Không một dấu hiệu báo trước, không một lý do ông có thể nghĩ ra để giải thích cho việc làm của vợ.

Charles M. Schulz dọn ra khỏi nhà và bỗng dưng, ông thấy ông phải sống một mình. "Suddenly single" là như thế.

Bỗng dưng một mình... Bỗng dưng buồn bã không gian... Bỗng dưng mùa hè năm ngoái... Như Charles Schulz, như một câu đầu bài thơ của Huy Cận, như Suddenly Last Summer, nhan đề vở kịch của Tennessee Williams...

Suddenly single. Người đàn ông quăng vội mấy bộ quần áo, chiếc bàn chải đánh răng, vài đôi bít tất vào chiếc va ly, những bước chân bước xuống cầu thang, cánh ca trước đóng lại sau lưng, nhìn lại căn nhà một lần qua kính chiếu hậu, căn nhà đã bắt đầu có nét khác lạ mặc dù vẫn ánh đèn quen thuộc chàng vừa bật lên trước khi bước ra ca vẫn hắt từ trong nhà ra... tên cái khách sạn thỉnh thoảng nhìn thấy trên đường đi hàng ngày bỗng hiện ra... căn phòng ẩm mốc mùi thuốc lá ở khắp nơi, những bức ảnh của mấy đứa con được lôi ra, đặt trên bàn sát đầu giường... bỗng nhiên một mình.

Cảnh hệt như Michael Douglas trong Fatal Attraction, cuốn phim vừa xem lại mấy tháng trước.

Bước sắp tới là gì?

Ít nhất cũng đã có người nghĩ hộ cho những trường hợp bỗng dưng một mình như thế. Sáng nay, Diane Sawyer, khi điểm qua báo chí đầu tuần cho biết tờ Newsweek có đề cập đến một dịch vụ do một khách sạn ở New York cung cấp cho những trường hợp "suddenly single". Không nhất thiết phải khổ đau một cách cổ điển và sách vở như thế nữa.

Căn phòng trong khách sạn có thể vẫn đầy mùi thuốc lá, cú điện thoại gọi về nhà chỉ được nghe cái message của hãng điện thoại cho biết số đã đổi và không phổ biến, mọi liên lạc với lũ con bị cắt đứt hoàn toàn.

Nhưng ở trên bàn, người thuê phòng có thể tìm thấy danh sách 10 luật sư giỏi nhất chuyên về ly dị của thành phố, điện thoại của vài ba chuyên viên tẩm quất, bói bài, vài cây nến tỏa mùi thơm, nhạc nhẹ cho dễ ngủ. New York's Envoy Club cho biết chương trình Suddenly Single là cố gắng giúp những trường hợp tị nạn (?) dễ dàng đối phó và thích ứng với tình thế mới.

Ừ mà tại sao người ta không nghĩ ra những dịch vụ này từ trước? Ðể hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đàn ông ở nước Mỹ dễ dàng ngồi hết đoạn cuối của vở bi kịch.

Cái danh sách, địa chỉ tìm thấy trên bàn nhất định sẽ giúp những người đàn ông này đối phó với... qui chế mới của họ. Nhưng bằng ấy thứ đã đ chưa? Có thể là chưa.

Tại sao không có địa chỉ của những dịch vụ bảo vệ yếu nhân?

Vợ của Charlton Heston, khi nói về cuộc sống hôn nhân của nàng với tài t chính của phim Ben Hur, có nói rằng nàng không tin vào chuyện ly dị, nàng chỉ tin vào chuyện bắn bỏ mà thôi... I do not believe in divorce. I believe in murder. Mà đó không phải là một ý kiến đơn lẻ của một người. Nhiều người khác cũng đưa ý kiến tưông tự: I believe in widowhood... tôi tin vào qui chế quả phụ, như câu nói chúng ta thỉnh thoảng cũng được nghe.

Như thế, danh sách 10 luật sư chưa đ. Tại sao không có địa chỉ những tiệm bán áo giáp? Tại sao không có địa chỉ những lớp Karate? Những khóa huấn luyện tác xạ? Những khóa dậy lái xe thoát hiểm khi bị tấn công dọc đường? Tại sao không dậy cho những người tị nạn này bớt khinh địch đi một chút?

Nhưng tại sao chỉ nhìn vào khía cạnh hết sức tiêu cực của vấn đề? Tại sao không coi chuyện "suddenly single" này là một lý do để sống lại?

Tại sao không lấy quả chanh vừa bị quăng cho để làm một ly nước chanh uống cho bõ những ngày cơ cực?


Ngày 5 tháng 11 năm 2010

Bạn ta,

Douglas MacArthur, tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Quốc tại chiến trường Cao Ly, sau khi bị thay thế vì những bất đồng trong lãnh vực chiến lược và cách giải quyết cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên với lệnh tổng thống Harry S Truman, trong bài diễn văn từ giã đọc tại quốc hội Hoa kỳ, có nói rằng những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt rồi biến đi mà thôi - Old soldiers never die, they just fade away. Hơn mười năm sau khi tr về với đời sống dân sự, năm 1964, MacArthur mờ nhạt rồi biến đi đúng như lời ông nói.

Mỹ nhân qua đời đang lúc xuân sắc, tướng giỏi chết trong lúc vinh quang bao giờ cũng tạo thương tiếc lớn nhất. Mỹ nhân không nên ở lại đến lúc tóc bạc, tướng không nên là tướng già. Mỹ nhân đầu bạc chết không ai hay. Tướng già qua đời cũng vậy. Nhạt dần rồi biến đi.

Nhưng cũng có cách biến đi khá đặc biệt. Có khi biến đi là nhờ cục gôm, tức là cái tẩy. Biến đi như vậy thì đau quá.

Võ đại tướng từng một thời oai lắm. Nhà thơ Bút Tre cũng tặng ông hai câu thơ nhớ đời:

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Ðiện Biên
trở về.

Võ đại tướng bị chặt đôi, khúc đầu - Võ Nguyên - vừa được hoan hô ở trên. Khúc dưới - Giáp ta (?) - đã bị cho về vườn ở ngay câu thứ hai.

Tướng là để cầm quân đánh giặc. Hết cầm quân đánh giặc, cầm gì cũng không được. Nhà nước ta biết thế nên chơi ác đại tướng một quả rất nặng. Cho đại tướng lo việc kế hoạch hóa gia đình, lo chuyện đ đái có kế hoạch cho toàn quốc. Khi không bị đưa cho cầm chuyện hết sức lảng xẹt. Ðại tướng bị hạ tầng công tác thấy rõ. Người Hà Nội thấy chuyện khó coi tặng đại tướng hai câu lục bát thật hay:

Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng giữ tay (?) chị em.

Ðại tướng về già, cho đại tướng giữ tay (?) chị em phụ nữ, giúp chị em không đ quá tay (?) kẻo mà đất nước, kinh tế có phát triển cũng không kịp nuôi dân.

Ðến khổ cho đại tướng. Ðại tướng có muốn mờ nhạt đi, rồi biến đi như những ông tướng khác cũng không được. Ðại tướng được giao việc giữ tay (?) chị em chưa đđau, người ta còn lôi những cục tẩy ra dùng cho đại tướng biến đi nhanh hơn mới là thảm. Chiến công lớn nhất của đại tướng, cho đến hồi gần đây, ai cũng nghĩ là Ðiện Biên Phủ. Nhưng có thể thực ra không phải vậy. Và điều đó, chính những người biết rõ nhất đã cho thấy như thế.

Cuốn Chân Dung Và Ðối Thoại của Trần Ðăng Khoa với bài đầu tiên ghi lại cuộc nói chuyện giữa tác giả và Tố Hữu cũng đưa ra một chi tiết cho thấy những cái tẩy đã được dùng để cho Võ đại tướng biến đi nhanh hơn.

Tố Hữu, tác giả bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, bài thơ Trần Ðăng Khoa nói là đầy những "tư liệu lịch sử", cho biết đã có những bàn tay bí mật xóa tên đại tướng khỏi bài thơ của ông.

Bài thơ của Tố Hữu vẽ ra những cảnh oai hùng nhất của trận Ðiện Biên Phủ, những cảnh mà Tố Hữu, trong lần nói chuyện với Trần Ðăng Khoa, cho biết chỉ toàn những điều do ông ta bịa đặt từ mấy chục năm nay vẫn được dùng để tuyên truyền cho chế độ, cũng vẽ ra một hình ảnh phi thường của Võ Nguyên Giáp. Nhưng trước khi Tố Hữu cho biết bài thơ chỉ toàn là những điều bịa đặt (Chân Dung Và Ðối Thoại, nhà xuất bản Thanh Niên Hà Nội năm 1999, trang 9 - 24) thì những người khác đã dùng cái tẩy để bôi xóa những đoạn có tên Võ Nguyên Giáp trong bài thơ.

trang 21 của cuốn sách, trong lúc Tố Hữu đang thao thao nói về bài thơ với đoạn ngợi ca Võ Nguyên Giáp, thì Trần Ðăng Khoa hỏi tại sao trong những lần tái bản sau này của bài thơ Hoan Hô Chiến Sĩ Ðiện Biên, Tố Hữu lại cắt những câu về Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu mới kinh ngạc cho biết ông không hề làm việc đó (Ðâu, mình đâu có cắt... Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng đâu có gì phải cải chính.)

Tố Hữu cho biết ông không cắt. Thế thì ai cắt? Ai dám cắt thơ của nhà thơ cung đình, nhà thơ lãnh đạo thi ca được coi như Maiakovsky của Cộng Sản Việt Nam, người từng có thời rất quyền thế của chế độ?

Không thể là mấy cậu nhà in cắc ké, mà phải là những bàn tay to hơn ở trên. Bài thơ của Tố Hữu chẳng lẽ quăng hết vào sọt rác vì những điều bịa đặt của tác giả, nên người ta bỏ đi một chi tiết, chi tiết về vai trò của đại tướng trong trận Ðiện Biên, để giữ lại những đoạn kia cho khỏi đau lòng chiến sĩ.

Cục tẩy tàn ác được đưa ra tẩy nát đoạn thơ nói về đại tướng.

Ðau thật, đang giữ... tay (?) chị em, bị lôi tay ra, tẩy cho một cái nát mặt. Chơi với bọn đểu thì chỉ có chết.


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


(Bài số 91)

Bản ghi chép do Quỳnh Anh thực hiện. Bài học số 91 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 11 năm 2010.

QUỲNH ANH:

Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy, và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.

Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.

LÃM THÚY

Tuần trước, Thúy nhận được của một người bạn gửi cho bản dịch tiếng Anh của ca khúc Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa. Bản nhạc này Thúy nghe đã nhiều lần. Lời nhạc là một bài thơ của Bùi Thanh Tuấn do Trương Quý Hải phổ thành ca khúc. Thúy chưa ra Hà Nội bao giờ nhưng nghe bài hát ấy, Thúy thích ngay. Tự hẹn thế nào cũng phải ra Hà Nội một chuyến, tìm đến đường Sinh Từ, khu Cửa Nam xem còn dấu tích căn nhà cũ của thầy Trúc không. Nhưng sau khi nghe bản dịch tiếng Anh do một nữ ca sĩ ở Hà Nội hát thì Thúy thấy ghê quá, không còn bụng dạ nào để đi Hà Nội nữa.

QA

QA cũng có nghe bài hát này, QA đem cho mấy đứa con nghe thì đứa nào cũng lắc đầu lè lưỡi kinh khiếp. Nhưng cả ba lại khen là mẹ dịch hay hơn bản dịch của trong nước nhiều. Được khen giỏi như vậy thì cũng chẳng vinh dự gì. Anh đã đọc lời tiếng Anh của bài hát ấy chưa và đã nghe bài hát ấy bằng tiếng Anh của cô Vân Anh chưa?

BBT

Tôi đã nghe và đã đọc bản dịch tiếng Anh của bài hát đó. Các con của QA không làm công việc mẹ … dịch con khen hay đâu. Hai cô mà dịch thì nhất định hay hơn bản dịch của thiên tài dịch thuật trong nước rất nhiều.

LÃM THÚY

Thúy thấy dịch lời của một bài thơ đã là khó. Dịch để hát được lại càng khó hơn nhiều. QA thấy vậy không?

QA

QA nhớ có lần thầy Trúc nói rằng tất cả những gì là thơ thì đều không dịch được.

BBT

Tôi phải nói ngay ở đây rằng câu đó không phải của tôi, mà là của một nhà thơ người Mỹ, Robert Frost. Nhưng đúng là như thế. Tuy vậy, cũng đã có những bản dịch rất hay. Như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, với bản dịch của Phan Huy Vịnh chẳng hạn. Hay Chinh Phụ Ngâm bản dịch của Phan Huy Ích hay Đoàn Thị Điểm cũng thế.

Mấy chục năm trước, bài Les Feuilles Mortes của Jacques Prévert có lời tiếng Anh rất hay của Johnny Mercer . Nhưng Johnny Mercer không hề có chủ ý dịch lời bài thơ tiếng Pháp của Prévert sang tiếng Anh. Một tập nhạc Trịnh Công Sơn in ở Việt Nam cũng có vài ba bài dịch sang tiếng Anh để có thể hát được nhưng không thành công lắm. Dalena , một ca sĩ Mỹ hát nhạc Việt rất hay cũng dịch những bài ca Việt Nam mà cô hát sang tiếng Anh. Nhưng nghe vẫn không phải là nhạc Mỹ. Dalena cố đi sát lời Việt. Có điều khi nghe cô hát, người ta vẫn thấy các dấu giọng của tiếng Việt:

When love comes you dream of ways
Ways to spend your wedding day

Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều
Mơ ngày mai pháo nhuộm đường đi

Cô muốn giới thiệu những bài hát Việt Nam cho người Mỹ nhưng kết quả kể như không được bao nhiêu.

Dịch những ca khúc Việt Nam sang tiếng Anh hay tiếng Pháp thực ra vẫn có thể làm được. Nhưng người dịch phải giỏi cả hai ngôn ngữ và phải có một tâm hồn để hiểu đúng ý của tác giả.

Mấy chục năm trước, một ông thầy của tôi, giáo sư Nguyễn Văn Linh, người mà chúng tôi cho là vừa nói tiếng Pháp hay, vừa có một tâm hồn thơ đã dịch những câu trong một bài hát phổ từ thơ của Cung Trầm Tưởng như thế này:

Quand je t’ai quitté
Ma vie s’est enfuit
L’hiver de Paris
Saison de l’oublie
Dans ces derniers mots,
J’ai mis tout mon coeur
Plus rien n’est resté
Que l’humble passé…

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách…

Rất gần và rất hay, lại hát được nữa.

Nhưng bản dịch tiếng Anh của bài Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa thì quả là ghê khiếp thật.

LÃM THÚY

Thúy muốn anh chỉ cho QA và Thúy những cái lỗi của bản dịch. QA và Thúy khi đọc thì thấy rất kỳ nhưng hỏi kỳ ở đâu thì không nói được.

BBT

Đọc bản tiếng Anh của bài hát ấy, tôi thấy người dịch vừa không biết tiếng Anh, vừa không biết sợ. Nhưng rồi đọc thêm những lời ca ngợi bản dịch này của một tờ báo của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Việt Nam khen là hay, là "chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa" thì không ai có thể hiểu được. Đó là chưa kể một bức thư viết bằng tiếng Anh của ông chủ tịch hội âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh đọc lên không ai biết người viết muốn nói gì.

QA

QA nghĩ là bao nhiêu thuốc liều ở Việt Nam đã được các ông dịch giả, ca sĩ, tác giả bài báo mua hết về dùng mất rồi.

BBT

Đọc lời ca tiếng Anh của bài Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa tôi nghĩ nhân vật Hamlet trong kịch của William Shakespeare không còn phải phân vân" To be or not to be…" nữa. Người dịch cứ động từ TO BE lôi ra dùng phứa phựa và thoải mái là xong.

Đây là câu đầu tiên:

HANOI’S THIS SEASON…ABSENT THE RAINS

Nguyên tác tiếng Việt là "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa". Dịch giả vừa mở đầu đã làm kinh ngạc người nghe ngay: HANOI’S là HANOI IS hay HANOI’S là possessive case, sở hữu cách? Nếu "S" là viết tắt của "IS", là TO BE thì theo sau phải là tĩnh từ, hay một danh từ. Tại sao lại "‘S" đứng khơi khơi như thế? Rồi ngay sau đó, là ABSENT THE RAINS. Động từ ở đâu? Chủ từ là gì? Hà Nội chăng? Hay HANOI’S THIS SEASON nghĩa là Hà Nội "của" mùa này?

Câu sau đó còn ghê rợn hơn: THE FIRST COLD OF WINTER MAKE YOUR TOWEL’S GENTLY IN THE WIND. Câu ấy mà lại là câu dịch từ "cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh" hay sao?

QA

QA thấy sai ngay ở động từ MAKE. Cứ coi những chữ THE FIRST COLD OF WINTER là chủ từ của động từ MAKE thì MAKE phải là ngôi thứ BA số ít, phải là MAKES chứ MAKE là sai rồi còn chi.

LÃM THÚY

Thúy thấy chữ TOWEL mà sợ quá. Bộ mốt miếc bây giờ bắt người Hà Nội ra đường khoác theo cái khăn tắm TOWEL hay sao? Khăn tắm khoác trên vai cho bay nhè nhẹ trong gió. Thúy chịu thua. Không hiểu được.

BBT

Không phải. Người dịch chắc không biết TOWEL là khăn tắm. Cứ lật tự điển Việt Anh, thấy "khăn" là TOWEL thì viết ngay xuống nên mới ra nông nỗi. Hà Nội không mưa thì đem khăn tắm đi dạo phố để lau mồ hôi hay sao? Đáng lý phải là cái SCARF hay cái SHAWL chứ tại sao lại là TOWEL? Mà tại sao lại viết TOWEL’S GENTLY IN THE WIND? Nếu "’S" đó là động từ TO BE thì theo sau phải là một PRESENT PARTICIPLE chứ tại sao lại là trạng từ GENTLY? Trạng từ GENTLY bổ nghĩa cho động từ nào, thêm nghĩa cho tĩnh từ nào?

QA

Câu "hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp" được dịch thành FLOWER STOP FALLING, YOU IN SIDE ME AFTER CLASS thì QA lại thấy sai ngay ở FLOWER STOP. FLOWER là danh từ số ít. Thế thì tại sao động từ STOP lại không có "S" để thành STOPS? Nhưng FLOWER số ít cũng lại sai nữa: danh từ số ít phải có mạo tự bất định (indefinite article) A hay AN đi trước. Hoa sữa là cả ngàn, cả chục ngàn bông hoa rơi chứ sao hoa rơi mà lại … hà tiện như thế? Chỉ rơi có một bông thôi sao? Vậy thì FLOWER phải là số nhiều (plural) chứ.

LÃM THÚY

Thúy thấy YOU IN SIDE ME AFTER CLASS là bất thành cú. Nếu chủ từ là YOU thì động từ là gì? Câu này hoàn toàn không có động từ. YOU IN SIDE ME cũng không có nghĩa gì hết. Thúy nhớ bài YOU BY MY SIDE, bài hát hay nghe tại các đám cưới, có câu đầu là YOU BY MY SIDE THAT’S HOW I SEE US/ I CLOSE MY EYES, AND I CAN SEE US…

Nếu "em bên tôi" thì phải là YOU BY MY SIDE chứ tại sao lại là YOU IN SIDE ME? Mà IN SIDE viết rời cũng không được. Hoàn toàn không có nghĩa.

BBT

Câu sau đó nguyên tiếng Việt là "Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về" được dịch là ON CO NGU STREET IS OUR STEPS SLOWLY RETURN. Động từ TO BE được dùng bạt mạng vào đây nên Hamlet không còn băn khoăn "To be or not to be" nữa. Cứ bạ đâu dùng đó, trong uống ngoài xoa là trị bách bệnh, ONE SIZE FITS ALL, tử vi nam nữ xem chung là được.

Nếu cứ liều mạng mà dùng TO BE thì phải là ARE mới đúng, không thể là IS được vì chủ từ đảo ngược của TO BE là OUR STEPS, danh từ số nhiều. Nhưng nếu STEPS đã là chủ từ của TO BE rồi thì chủ từ của RETURN là gì? Không thể là STEPS được nữa vì STEPS đã là chủ từ của TO BE ở trên mất rồi. Phải cho liên đại danh tự (relative pronoun) WHICH vào mới đúng văn phạm.

Kế tiếp động từ TO BE lại được cho đứng cạnh Hà Nội nữa: HANOI’S THIS SEASON THE SKY IS NOT SUNNY

Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô được dịch là DESERTED STREET SLANTED DRIED BRANCHS (sic). Đáng lý phải là BRANCHES chứ! Rồi còn tự nhiên ở trên là thì hiện tại, dịch giả cao hứng đưa thì quá khứ (past tense của SLANT là SLANTED) vào cho thêm phần … vô tội vạ. Nhưng câu này mới là dễ sợ: "quán cóc liêu xiêu một câu thơ" được diễn sang tiếng Anh là SMALL SHOP IS UNSTEADY A POETRY. POETRY không là danh từ không đếm được (uncountable) nên không thể dùng mạo tự "A" ở trước. Bài thơ (A POEM) thì đếm được (countable). POETRY là thi ca thì không đếm được. UNSTEADY là ngả nghiêng, không vững. Liêu xiêu đây là cái quán liêu xiêu, đứng nghiêng như sắp đổ. Toàn câu có nghĩa là ở cái quán nghèo xiêu vẹo ấy có dán một bài thơ. Ngày xưa người ta làm thơ, viết dán lên vách , lên cột: … Viết vào giấy dán ngay lên cột / hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay… (Trần Tế Xương).

LÃM THÚY

Quán cóc cũng không phải là SMALL SHOP nữa. Câu sau Thúy hiểu không được: Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ được dịch thành LAKE’S TAY, LAKE’S TAY… OCCAULT. Tại sao lại LAKE’S TAY? Là Tây của hồ? Hay Hồ là Tây? OCCAULT là gì?

BBT

Tôi cũng không biết dịch giả muốn nói gì nữa. Trong tiếng Anh không có chữ OCCAULT.

Đây là câu tiếp theo: Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ được dịch là HANOI’S THIS SEASON , THE NOSTALGIA IN HEART. Lòng bao nỗi nhớ là nhớ nhiều lắm. Câu tiếng Anh không có chủ từ cho danh từ NOSTALGIA.

QA

QA sợ nhất câu này. Cũng là câu giúp Hamlet khỏi phải lẩm bẩm "To be or not to be " nữa. Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay. Dịch giả rất yêu mến động từ TO BE nên ông viết: WE ARE REMEMBER NIGHT COLD HANDS.

WE ARE REMEMBER không đúng. Phải là WE ARE REMEMBERED nhưng WE ARE REMEMBERED thì lại nghĩa là CHÚNG TÔI ĐƯỢC NHỚ TỚi. Mà như thế thì không có nghĩa gì hết.

LÃM THÚY

Hơi ấm trao em tuổi thơ ngây/ Tưởng như, tưởng như còn đây. Hai câu này Thúy hiểu là bàn tay ấm của anh cầm lấy đôi tay thơ ngây của em mà nay anh vẫn tưởng cái ấm áp đó vẫn còn. Người dịch chuyển sang tiếng Anh là THE WARMTH GIVE YOUR TO NAIVE AGE. Đây là một mớ chữ hoàn toàn không thể hiểu được. Nếu chủ từ là THE WARMTH thì động từ không thể là GIVE, ngôi thứ BA số nhiều được. YOUR TO NAIVE AGE mà là túc từ của động từ GIVE hay sao?

Còn câu cuối: tưởng như, tưởng như còn đây được dịch là IMAGE, IMAGE, STILL HERE. Động từ ở đâu?

BBT

Cám ơn hai cô cho tôi dịp để thỉnh thoảng nghĩ lại còn cười. Cuối tuần tôi sẽ ngủ dưới đất kẻo nghĩ tới bài hát ấy rồi cười té từ trên giường xuống đất thì gẫy hết bộ xương già này mất.

QA

Quí vị vừa nghe những điều lý thú trong một bản dịch tiếng Anh ở trong nước, bản dịch bài ca Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa.

Bài học Anh ngữ thứ 91 của chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày của Hồn Việt Television tạm chấm dứt ở đây. Chương trình sẽ trở lại trên màn ảnh Hồn Việt Television trong bài học tới. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin gửi lời chào tạm biệt quí vị.