February 14, 2013

February 15, 2013


Ngày 11 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Việc khám phá ra âm mưu giấu chất nổ vào trong điện thoại cầm tay, máy nghe CD, máy chụp ảnh, đèn flash … để thực hiện những hành động khủng bố của Al Qaeda sẽ gây rất nhiều phiền nhiễu cho người dân vô tội.
Những chuyến đi bằng máy bay đã mất nhiều thì giờ, thì nay sẽ còn mất nhiều thì giờ ở phi trường hơn nữa. Ngoài trò giơ tay làm chim bay, cò bay, tháo giầy, móc hết các thứ trong túi ra để vào trong cái khay cho chạy qua máy quang tuyến, rồi lại còn phải mở tung tất cả điện thoại cầm tay, máy chụp ảnh cho nhân viên an ninh khám.
Bằng ấy chuyện cũng đã đủ để gây phiền nhiễu không ít, nhưng khi các thành viên Al Qaeda nghĩ ra việc giấu chất nổ, võ khí vào những thứ vừa kể, thì tổ chức khủng bố Hồi giáo này còn làm phiền không biết bao nhiêu là người vô tội khác. Mà điều đáng nói nhất là những người bị làm phiền đó nhiều khi cũng chẳng đi đâu bằng máy bay nữa.
Có đi máy bay mà bị làm phiền thì cũng phải chịu đi. Ðằng này, ở nhà cũng vẫn bị âm mưu khủng bố của Al Qaeda là phiền mới bực.
Ðể nguyên thì không có bao nhiêu người biết rằng những cái điện thoại cầm tay, những chiếc máy chụp hình, những cái CD players, những cái đèn flash cũng có thể dấu được nhiều thứ ở trong.
Sau khi những cái đáy ngăn kéo, những cái gáy tự điển, những cái thùng TV, những đáy chậu hoa, đằng sau những bức ảnh trên tường … không còn là những nơi ẩn náu an toàn của vài ba bức ảnh, dăm bức thư cũ mười mấy năm trước, mấy cái số nhà, số điện thoại (thỉnh thoảng cần đến) thì chúng được đem giấu trong những chiếc điện thoại cầm tay, đèn flash, máy chụp ảnh… Tưởng là ở những chỗ ấy, chúng được yên thân, thì nay, vì những âm mưu hiểm độc của Al Qaeda, những nơi cất giấu kín đáo ấy lại không an toàn nữa. Chúng sẽ phải có chỗ ở mới để khỏi bị lôi ra xé nát, hình thì bị chọc mắt, rồi bỏ vào chỗ cũ như kèm theo lời nhắn nhủ: "Bà biết hết rồi nghe chửa!".
Mà những chỗ an toàn thì nay không còn được bao nhiêu nữa. Hai tháng trước, Lexus trình làng một kiểu xe mới mà tờ Newsweek khen lấy khen để. Nhưng vì nhanh nhẩu đoảng, tờ Newsweek bầy ngay cái mặt thật thà hư ra. Chiếc Lexus, không nhớ là kiểu gì, vì không còn ai dại dột muốn mua nó nữa, có một chiếc ngăn bí mật để chủ xe khi cần giấu vài ba thứ còn có chỗ mà cất. Nhưng ngay trong bài báo đó của tờ Newsweek, tác giả khai tồng tộc ra hết. Vậy thì còn gì là bí mật nữa.
Không mua chiếc Lexus nữa là vì thế.
Và bây giờ, là những biện pháp an ninh mới ở phi trường để làm phiền những người vô tội, lương hảo.
Ðể cắt giảm bớt thì giờ khám xét ở phi trường, tại sao bộ trưởng bộ An Ninh Quốc Nội không đặc miễn việc khám xét cho những người nào xuất trình được một giấy chứng nhận của thẩm quyền nội an (?).
Thí dụ tờ giấy chứng nhận viết thế này:
Tôi là thẩm quyền nội an của XYZ chứng nhận đã khám xét rất kỹ va ly, cell phone, máy chụp ảnh, flash, máy CD player, laptop của đương sự và thấy tất cả các món kể trên không cấu giấu ở trong bất cứ một thứ võ khí, chất nổ, hình ảnh, số điện thoại, thư từ của bất cứ một tổ chức khủng bố hay một con đĩ ngựa nào. Ðương sự có thể cho lên máy bay ngay mà không cần phải khám xét kỹ nữa.
Va ly có hai con ruồi đực và một con ruồi cái tôi liếc mắt nhìn thấy có thể lẻn vào trước khi khóa va ly nhưng chúng vô hại nên tạm tha chết cho chúng.

Ngày 12 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Đọc báo trong nước hồi gần đây tôi mới nghe tên ông Dương Trung Quốc. Ông được biết đến là một đại biểu quốc hội và cũng là tổng thư ký hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam.
Trong một bài báo do chính ông viết, ở ngay đoạn đầu, ông cho biết ông có một lý lịch rất đơn giản nhưng lại tự nhận là học giỏi môn sử, tốt nghiệp đại học về môn sử, từng công tác với viện sử học và vẫn tiếp tục hoạt động trong ngành sử. Như vậy, ông lăn lộn hơi nhiều với sử. Ông là một sử gia.
Từ lâu, tôi vẫn rất khó chịu mỗi lần nghe mấy câu về môn sử. Thí dụ câu "Sử chép rằng…" Thực ra, không hề có cái "con" sử nào hết. Chỉ là người ta viết xuống. Viết trung thực và có ích cho kiến thức của người sau thì cũng có. Nhưng sử viết tầm bậy thì cũng không ít. Hay câu "Sử sẽ phê phán…" Sử nào đây, hay chỉ là những ngòi bút bị mấy ông vua, ông chúa bảo xuyên tạc theo ý của các ông chứ còn ai vào đây nữa.
Nói như vậy không hề có ý thiếu tôn trọng với các tên tuổi đáng kính đã viết những bộ sử Việt vô cùng giá trị.
Nhưng Dương Trung Quốc mà cũng nhận là sử gia thì không được. Cũng trong bài viết của ông, ông nói là bước chân vào lãnh vực sử nhờ có được một "cú hích" khi đọc một cuốn sách nhỏ mà người cho ông mượn có căn dặn đó không phải là một cuốn sử, nhưng "đọc được lắm".
Cuốn sách đó, theo ông, đã thay đổi con người của ông. Ông đi theo con đường sử học là nhờ cuốn sách đó. Ông gọi nó là "một cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại". Ở Việt Nam, nói đến một con người vĩ đại thì không thể là bất cứ một người nào khác hơn là Hồ Chí Minh.
Tôi chợt nhớ và thấy tội nghiệp cho mấy chú nhỏ trong một đoạn của cuốn phim tựa đề "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thủy. Đó là cảnh các thiếu niên này được hỏi thế nào là vĩ đại, thì một em nói rằng đã nghe chữ vĩ đại rất nhiều lần nhưng quả thật là chưa thấy cái gì vĩ đại cả. Chẳng bù cho ông Dương Trung Quốc mới chỉ đọc cuốn sách nhỏ mà đã tìm ngay ra được người "vĩ đại"!
Ông được cho mượn cuốn sách nhỏ mà người cho mượn đã nói rõ đó không phải là lịch sử. Nghĩa là cuốn sách không ghi lại những dữ kiện lịch sử, những chuyện đích thực đã xẩy ra. Cuốn sách gồm những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chi Minh do một người tên là Trần Dân Tiên ghi lại.
Trần Dân Tiên là một người chỉ viết có độc nhất một cuốn sách đó. Ông có là nhà báo không thì hình như không. Người ta không thấy tên ông xuất hiện trong các báo chí ở miền Bắc. Ông cũng không là một nhà văn, không có một tác phẩm văn chương nào. Trước khi viết cuốn sách "nhỏ" nhan đề "Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" và sau cuốn sách đó, Trần Dân Tiên không hề viết bất cứ một cuốn sách nào khác.
Lý do là vì Trần Dân Tiên chính là cái tên Hồ Chí Minh dùng để viết cuốn sách về chính ông ta. Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh chứ không phải là một con chó ỉa đường nào hết.
Điều này nhiều người đã biết và đã được khẳng định bởi các cây bút uy tín cóù thể tin cậy được. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, một người sống trong lòng chế độ có viết rõ rằng ông Hồ đã dùng tên Trần Dân Tiên để viết về các hoạt động của chính ông Hồ. Tờ Nhân Dân cũng đã từng xác nhận Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chí Minh. Ba nhà nghiên cứu của nước ngoài là William Duiker (Mỹ), Pierre Brocheux (Pháp) và Sophia Quinn Judge (Mỹ) cũng nói rằng Trần Dân Tiên chỉ là tên hiệu của Hồ Chí Minh dùng để viết cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc được cho mượn để đọc.
Trong cuốn này, chính tác giả Trần Dân Tiên tức là ông Hồ, đã cố tình bỏ đi một số chuyện, tô vẽ thêm những chi tiết khác để làm đẹp cho mình. Đã có văn nô viết về mình chưa đã, chưa đủ, bác Hồ của sử gia Dương Trung Quốc liền vén tay áo lên viết cha nó một cuốn sách về mình để thỏa mãn thú tính, cho bọn đàn em chó má hít hà cả từ mấy chục năm nay. Thử hỏi còn việc gì có thể nham nhở hơn nữa. Thế mà bây giờ còn có cái thứ vớ vẩn đần độn như Dương Trung Quốc vồ lấy mà ca nhặng lên rằng đó là cuốn sách giá trị nhất, sớm nhất và là nguồn tư liệu gốc để tham khảo về Hồ Chí Minh.
Sử gia chó gì mà không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là trò chơi nham nhở của bác dùng một cái tên bịa ra để ca cẩm mình. Tại sao không đi tìm hiểu một chút về cái nguồn "tư liệu" đó để biết Trần Dân Tiên là thằng chó đẻ nào, nó sinh hoạt ra sao, học hành thế nào, tác phẩm lưu lại còn gì khác nữa, những điều viết trong cuốn sách đó đối chiếu với các tài liệu khác ra sao…
Đọc bài báo của cậu sử gia này mà khiếp. Mẹ kiếp quăng cho cái gì đớp nguyên cái đó mà cũng đi học sử hay sao? Sử gia chó gì mà ăn nói láo toét như thế. Khoe là vào văn khố này, văn khố kia, trao đổi với tác giả Mỹ này, nhà nghiên cứu kia mà vẫn cứ nói rằng tác giả Trần Dân Tiên để lại một tài liệu giá trị trong khi lờ mẹ nó chuyện Hồ Chủ Tịch chỉ là Trần Dân Tiên.
Nực cười nhất là chàng khoe được Sophie Quinn Judge cho đọc trước một cuốn sách của bà. Vậy mà chàng vẫn cứ tiếp tục coi Trần Dân Tiên là một người khác hơn là Hồ Chí Minh trong khi chính Sophie Quinn Judge đã viết rõ trong cuốn "Ho Chi Minh, The Missing Years" rằng "Although the author’s name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography." (Tuy tác giả cuốn sách được cho biết là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra, cuốn sách là một cuốn tự thuật tiểu sử) nghĩa là "bác Hồ" viết chứ la con chó nào vào đây nữa.
Sử gia mà làm việc như vậy nên chi môn sử ở trong nước mới đổ đốn ra đến độ nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội ngày nay không thèm học sử nữa để không biết được thủ đô của nước ta là gì, và tên tuổi của các anh hùng trong sử cũng nói sai hết như tờ Tuổi Trẻ và Giáo Dục Việt Nam đã quá ngao ngán khi đưa ra những nhận định về chuyện học và dậy sử trong những bài viết hồi cuối năm ngoái?

Ngày 13 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Nó chết từ tháng 5 năm 2011 mà tôi không hề biết. Nhưng sự thực thì đã từ lâu người ta không còn trông thấy nó nữa. Những người biết nơi nó sống cũng không còn tìm thấy bất cứ dấu tích nào của nó. Ngay cả vài ba bãi cứt trước đây nó thường để lại cũng không còn ai trông thấy nữa. Người ta tưởng nó mắc cở, dấu đi không cho người khác thấy. Nhưng không phải.
Hơn một chục năm trước, người ta thỉnh thoảng tìm thấy hai loại cứt khác nhau nên nghi là nó có cô bạn thỉnh thoảng hai đứa đến thăm nhau, nhưng rồi sau đó, người ta lại chỉ thấy một thứ cứt nên người ta lại tin là bạn nó bỏ đi đâu biệt tích chỉ còn có nó sống cu ki một mình.
Nhưng rồi người ta tìm thấy bộ xương của nó. Thế là tin nói rằng nó chết là đúng. Nó chết cô đơn và âm thầm quá. Mãi tới khi xác thối rữa tan vào lòng đất, chỉ còn đống xương người ta mới biết là nó đã chết thật. Thế là dòng họ nó không còn ai trên đời này nữa.
Gia phả của gia đình nó cũng thất lạc nhưng người ta biết nó thuộc một gia đình rất xưa đã ở Việt Nam từ cả mấy ngàn năm. Tổ tiên nó có thời sống cả ở Thái, Lào và Căm bốt. Gia đình nó có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu khi có sử Việt. Một số thuộc giòng họ của nó cũng đã từng bị đưa sang Tầu để triều cống các vua Tầu cùng với những người thợ giỏi lành nghề nhất, những học sinh xuất sắc cùng với các sách quí, vàng bạc, châu báu, vật quí trên rừng, dưới biển… của Việt Nam.
TE GIAC VIETNAM 3TE GIAC VIETNAM 2
TE GIAC VIETNAM 1
TEGIAC VIETNAM 4
Vậy mà suốt bao nhiêu năm, gia đình nó vẫn có những thành viên thoát được nhờ sống kín đáo trong những khu ít người dám héo lánh tới. Ngay cả trong những năm chiến tranh khốc liệt nhất, bom đạn tàn phá khắp nơi, gia đình nó vẫn sống sót cho mãi tới đầu thế kỷ thứ 21. Ở vùng Cát Tiên, người ta vẫn thấy vài thành viên trong gia đình của nó. Người ta đặt máy chụp hình tự động đã chụp được nó. Trông nó thật tội nghiệp. Có một bức trông nó như đang ngửa cổ lên kêu khóc thống thiết.
Tội nghiệp nó. Chết mà cũng không ai biết. Bạn bè thân thuộc của nó chác phải có nhưng cũng không ai được thông báo để dành ra vài ba phút tưởng nhớ tới nó. Ít ra, nó cũng đã có thời sống chung ở những nơi trong cùng lãnh thổ Việt Nam. Cũng là đồng hương với nhau đấy chứ.
Tôi nghĩ phải đăng một cái cáo phó cho nó. Viết như thế nào bây giờ?
Hay là như thế này:
Cáo Phó
Chúng tôi đau đớn báo tin cùng thân bằng cố hữu một người bạn đồng hương là:
Rhinoceros Sondaicus Annamiticus
Ngày sinh không biết rõ, chính quán tại Tây Nguyên
Đã qua đời hôm tháng 5 năm 2011 hưởng thọ khoảng 50 tuổi.
Cầu mong Thượng Đế đón nhận linh hồn Rhinoceros Sondaicus Annamiticus, tê giác cuối cùng của Việt Nam về cõi vĩnh hằng.
Di cốt với sừng bị cưa mất đã được đem về bảo tàng viện để nghiên cứu.
Như vậy, sau khi những người thân trong dòng họ bị đưa sang Tầu triều cống thì nay, lại cũng mấy anh Tầu thèm khát mấy cái sừng để làm thuốc bổ dương khiến nó bị bắn chết để phục vụ cho thú vui dâm dục của các chú Ba.
Không biết các chú Ba còn những trò khốn nạn nào khác để phá tan cái đất nước của chúng ta nữa?
Tổ cha mấy thằng chó bán nước ở Hà Nội nhá!

Ngày 14 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Ông cụ tôi lúc còn sinh thời có mừng con một người bạn đôi câu đối này:
Có vợ, có con, rồi có cháu
Làm chồng, làm bố, sẽ làm ông
Bản đồ lộ trình (road map), như lối nói của ngôn ngữ chính trị bây giờ, ông vẽ ra là những chặng đường bình thường của một đời người. Ðôi câu đối có thể được hiểu như một lời chúc, chúc cho đôi trẻ sống lâu dài với nhau, con cháu đầy đàn, hạnh phúc cho đến đầu bạc, răng long.
Thứ tự của những con đường đi qua phải là như thế.
Nếu bây giờ mà cụ còn sống, lại được mời đi cái đám cưới mà bản tin Reuters (*) cho biết vừa diễn ra ở Oklahoma thì không biết lộ trình cụ vẽ sẽ phải như thế nào.
Cặp tân hôn này đi ngược hẳn con đường với những tiến trình không theo thứ tự cụ vẽ.
Tân lang Zyness O’Haver vừa quyết định lên xe hoa với tân giai nhân Sallie Warren.
Chàng 95 tuổi. Nàng 94 tuổi. Hai người ở với nhau 78 năm không giấy tờ gì hết mãi đến lúc bọn cháu nội ngoại thúc mãi mới chịu làm đám cưới.
Ai sờ được những cái chân của hai cụ chắc sẽ thấy chúng như vừa được rút ra khỏi freezer.
Lạnh cẳng như hai cụ là có … hai chứ không có ba được.
Tại quận, cụ ông cuống quít, quýnh quáng đến nỗi ông tòa chưa hỏi có chịu lấy cụ bà làm vợ không, cụ ông đã trả lời, không chỉ là “I do” như thế gian thường tình, mà còn thêm trạng từ “sure” ở giữa cho tình sâu, nghĩa nặng hơn: “I sure do”.
Cụ bà thì ông tòa chưa nhắc hai người hôn nhau, đã ôm lấy cụ ông hôn rồi.
Nhưng tại sao phải là cái giấy ấy trong khi không có cái giấy mà vẫn sống hạnh phúc lâu dài với nhau được như thế?
Những người Mỹ rất thực tế vẫn đặt câu hỏi là tại sao phải mua con bò trong khi vẫn có sữa để uống?
Không mua con bò mà vẫn có sữa để uống thì mua bò làm gì?
Nhưng khi con bò không còn cho sữa nữa, thì mua hay không mua cũng khác nhau chứ. Mua nó là để cảm ơn nó. Cảm ơn nó đã cho sữa suốt bao nhiêu năm qua.
Do đó, chuyện hai cụ đưa nhau ra quận làm cái giấy là điều rất đúng.
Bài thơ của Hoàng Cầm đặt ra một giả thuyết, một điều kiện:
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Như vậy, bây giờ anh già, anh là công dân cao niên đi ciné được bớt 2 đồng, làm gì cũng được hưởng giá đặc biệt thì anh bỏ em, không chịu đón em về hay sao? Anh gì mà dở quá vậy?
Bây giờ anh già rồi, nhưng càng già mới lại càng nên cưới chứ!
Tại sao không xin phép ông Hoàng Cầm sửa một hai ba chữ trong câu đầu để thành:
Biết không còn trẻ như năm cũ
Vẫn đón em về sống với anh…
Chỉ sợ em cũng sửa mấy chữ thành:
Nếu em còn trẻ như năm cũ
Sức mấy em về sống với anh
Thì mới là chán ơi là chán thôi…
(*) Wedding Bells Ring For U.S. Couple After 78 Years/ Reuters  
Ngày 15 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tin trong nước cho biết Hải Phòng đang tìm cách để dẹp những chiếc lồng đèn làm tại Trung quốc treo đầy đường của thành phố. Lý do không phải chỉ là vì những chiếc lồng đèn đó là sản phẩm của Trung quốc, mà là vì những dòng chữ Hán in trên những chiếc lồng đèn này.
Không phải người Việt ai đọc cũng hiểu những dòng chữ Hán in hay dán trên những lồng đèn này. Theo một nguồn tin trong nước thì những chữ Hán trên các lồng đèn này có nội dung đại khái nghĩa là Mao Trạch Đông Muôn Năm, Tam Sa là của Trung Quốc…
Chuyện Trung quốc tìm cách chuyển các lồng đèn này vào Việt Nam rõ ràng là một trò đểu của các sếnh sáng. Đường phố Việt Nam đầy những lồng đèn với những hàng chữ khẳng định chủ quyền cái mả mẹ mấy thằng Tầu khốn nạn ở Hoàng Sa, Trường Sa thì người Việt Nam còn nói năng thế chó nào được nữa. Năm 2011, ở Lào Cai, nhà cầm quyền bắt dân chúng treo lồng đèn đỏ để mừng ngày tái thành lập thành phố và cũng để làm vui lòng các khách Trung quốc. Mới đây, những chiếc đèn lồng của Trung quốc cũng được treo đầy thành phố Vũng Tầu.
Sau những việc làm lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải rất khốn nạn của bọn Tầu, cùng với những lời lẽ hăm dọa của chúng, mà vẫn còn cảnh lồng đèn treo ngập thành phố Hải Phòng thì người ta không hiểu bọn bán nước ở Hà Nội còn dở thêm những trò gì khác nữa để tiếp tay cho bọn Tầu xâm chiếm quê hương của chúng ta nữa?
Hôm cuối năm, tôi lại nhà một người bạn ở đây và đã học được một bài học quí giá của một chú bé mới 7 tuổi, con của chủ nhà. Tôi thấy những tờ giấy đỏ mà tôi đoán là những tờ giấy có in những chữ Hán Phúc, Lộc, Thọ của chủ nhà dán trên tường bị xé vụn ném trên sàn nhà. Chủ nhà giải thích đó là việc làm của chú nhỏ 7 tuổi.
Tôi hơi tò mò hỏi tại sao Tết chưa qua mà đã vội dẹp những tấm giấy có viết những chữ nói lên niềm ao ước của gia đình như thế, thì ông nội của chú bé giải thích là chính chú đòi bố mẹ chú phải xé những tờ giấy viết mấy chữ Hán đó vứt đi. Khi thấy cha mẹ không làm điều đó, chú bắc ghế leo lên giật những tờ giấy ấy vứt xuống đất rồi còn xé nát ra ném trên sàn nhà để … răn đe cha mẹ. Chú bé nói với bố mẹ chú bằng tiếng Anh rằng "Hoang Sa belongs to Viet Nam…I hate everything Chinese!"
Cha mẹ chú giật mình, cứ nghĩ ngày Tết, theo truyền thống từ lâu, mang về vài ba chữ Phúc Lộc Thọ cho vui nhà, không ngờ những chữ Hán đó đã làm cho cậu con trai nổi giận. Người cha bỗng nhìn ra chuyện. Chú bé thật đúng. Chú không biết đọc nhưng chú biết đó là những chữ Hán. Với cái thứ chữ của những người chơi xấu Việt Nam, tàn độc với người dân Việt mà chú nghe người lớn thỉnh thoảng nhắc đến, chú nổi giận.
Tôi đưa tay bắt tay chú, và nói việc chú làm là đúng. Tôi cám ơn chú về việc chú làm.
Ông nội chú liền bổ túc câu chuyện về chú và kể rằng trong một chương trình phát hình Việt ngữ của một đài truyền hình nọ, một hai xướng ngôn viên đã chúc tết các khán giả trong những bộ áo Tầu. Chú bé cháu nội người bạn đã đổi sang đài khác ngay lập tức.
Hoan hô "The Angry Young Man"! Chú đã dậy cho một người lớn hơn chú hơn 60 tuổi (là tôi) một bài học quí giá, không thể quên được .
May cho ông xướng ngôn viên mặc áo Tầu nọ đã không gặp chú. Nếu không chắc đã bị chú chửi cho một trận nát mặt chứ không đùa đâu. Hậu sinh khả úy là thế. Người lớn sao mà lại có thứ ngu xuẩn, vô ý thức như vậy.
May mà nhờ tổ tiên chúng ta có những người nhất định không chịu cạo răng đen, tết tóc đuôi sam mà ngày nay mới còn con người và đất nước Việt Nam trong đó có cả chú bé tôi gặp hôm Tết. Người lớn chỉ đáng xách dép cho chú.