February 21, 2013

February 22, 2013

Ngày 18 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Tờ New York Post số phát hành cách đây hơn một tháng có đăng một cái tin mà bây giờ đọc, tuy muộn, vẫn có thể làm cho nhiều người lạnh xương sống.
Lạnh xương sống và phải thay đổi cách phát ngôn ngay tình của mình thì mới may ra tránh được thảm họa.
Theo một bản tin của thông tín viên Denise Buffa, một người đàn ông trẻ ở Brooklyn, New York, tên là Jason Thomas, 27 tuổi, trong một trận cãi vã với vợ là Judy, đã đưa ra phê phán về một khu vực trên cơ thể của vợ, và vì lời phê phán này, Jason bị Judy dùng dao đâm chết.
Judy chắc chắn không hài lòng với nhận định của Jason về khu vực cơ thể ấy của cô.
Bài báo viết rằng trong lúc cãi nhau, Jason nói thẳng vói Judy điều Jason nghĩ về khu vực hậu cứ của vợ. Jason cho rằng Judy có chỗ để ngồi quá nhỏ.
Trong một xã hội được tuyên truyền sáng, trưa, chiều, tối rằng phải to mới là đẹp, thì nhận định của Jason về kích thước khiêm tốn của Judy ở vòng số ba, có thể đã làm cho Judy nổi điên lên, mất bình tĩnh, chạy ngay vào bếp, kiếm con dao đâm vào ngực chồng. Jason chết ngay tại chỗ.
Nói cái đít nhỏ được hiểu như một đánh giá không xây dựng, đầy vẻ chê bai. Judy nổi giận và đâm chết chồng.
Chi tiết này còn cho thấy những khác biệt về văn hóa Mỹ và Việt. Nếu Judy là một phụ nữ Việt thì chắc chắn một mạng người đã không bị phí phạm như ở Brooklyn, New York.
Trong văn hoá Việt, chi tiết như Jason đã nói với Judy trong lần cãi nhau đó lại là những lời khen ngợi.
Lý do là vì người Việt coi chuyện nhỏ ở chỗ ấy là tốt. To mới là xấu. Người phụ nữ Việt sẽ rất vui vẻ được chồng khen tặng một cách thẳng thắn như thế. Ðiều này được thấy rõ trong một câu tục ngữ có rất nhiều nét tướng pháp ở trong: “Cả vú, to hông, cho không chẳng màng”.
To hông cũng phải đi đôi với to ở khu vực hậu cần. Không thể to hông mà không to chổ để ngồi được. Do đó, theo cái nhìn và quan niệm về đẹp của chúng ta, hai khu vực ấy mà to là có... thí cô hồn “cho không” cũng không thèm đem về.
Nhưng oan nghiệt cho Jason, chỉ vì Judy là người Mỹ, những người cho là hễ cứ to là... đẹp cái đã, nên Jason mới chết lãng xẹt như thế. Chứ hai vợ chồng Việt Nam cãi nhau, mà nói như Jason đã nói là khen vợ lắm, không hề có ý lăng mạ chút nào. Chỉ khi nào nói cái này to, cái kia lớn thì mới làm cho người phụ nữ nổi giận đùng đùng chạy vào bếp kiếm con dao to và dài để nói chuyện phải quấy.
Người Việt Nam không nổi điên lên về những chuyện ấm ớ như thế.
Có nổi điên lên là khi nào bị đưa ra những nhận định về giọng Karaoke, hay về cách ăn mặc của mình.
Bởi thế nên tại các tiệc cưới, người ta vẫn xếp hàng lên tra tấn tai của khách ngồi dưới bằng giọng hát và làm khổ mắt của những thân hữu bằng cái rốn ngoại lục tuần của họ, nhất định cho rằng cháu nội cháu ngoại không được Thượng Ðế cho độc quyền hở rốn, bà cũng hở lia chia vậy...
Và phụ nữ Việt Nam vẫn được những người chồng tử tế khen lấy khen để hai vùng chiến thuật, rằng cứ để nguyên như vậy là đẹp dễ sợ rồi, không cần sửa sang, upgrade lên làm gì hết và để mặc các bà vợ chạy như bay đi sửa khi chưa nói hết câu.
Vì không ai dại dột nói rằng đô thị đang rất cần chỉnh trang, xe cần làm máy, gối cần nhồi thêm bông, gà tây đút lò cần thêm stuffing...
Nói khác làm sao toàn thây được đây?

Ngày 19 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Joel Brinkley, một nhà báo Mỹ viết thường xuyên cho tờ The New York Times và hiện đang dậy môn báo chí học tại đại học Stanford hồi đầu tháng 2 có viết một bài báo về Việt Nam sau chuyến đi Việt Nam của ông.
Bài báo đã làm phát sinh nhiều phản ứng không tốt đẹp vì theo những tiếng nói chống lại bài viết của ông, ông đã xúc phạm nặng nề Việt Nam.
Một số người đòi đại học Stanford phải sa thải ông, đòi ông phải xin lỗi...
Nét chính của bài báo là chuyện ăn uống của người Việt. Mở đầu bài viết, ông nói là đến thăm Việt Nam, người ta nhận thấy ngay một điều: không còn nghe thấy tiếng chim hót, không còn thấy những con sóc chạy nhẩy, không còn thấy chuột moi đống rác, cũng không còn thấy người ta dẫn chó đi dạo nữa. Lý do là vì đa số những con vật ấy đã bị đem vào bếp nấu nướng hết rồi.
Các loài thú hoang cũng đang bị đe dọa tuyệt giống vì chuyện ăn uống của người Việt. Voi, tê giác, vượn… đều bị săn bắt ráo riết để ăn thịt. Chó nhà nuôi đi lạng quạng ra đường là bị vồ đem nấu lập tức.
Nhà báo Brinkley cho là vì ăn thịt nhiều như thế nên người Việt trở nên hung dữ khác hẳn các giống dân khác.
Bài báo bị phản đối dữ dội.
Phải nhận là ông Brinkley đã tổng quát hóa vấn đề, đã vơ đũa cả nắm, đã kết luận một cách sai lầm và phiến diện. Phản đối là đúng. Bài báo vẽ ra hình ảnh của người Việt không mấy đẹp, có thể nói đó là những hình ảnh không văn minh lắm qua cách ăn uống và lập luận cho rằng cách ăn uống đó làm cho người Việt hiếu chiến, đánh nhau bao nhiêu lần với Trung quốc, đưa quân sang Căm Bốt nhiều lần.
Ông sai lầm ở đây. Tổ tiên chúng ta đánh Tầu để được sống độc lập chứ không phải vì chúng ta ăn nhiều thịt. Những dân tộc ở phía tây của chúng ta, trừ nước Lào, không phải là các dân tộc bao giờ cũng sống yên lành, hòa bình. Người Thái được coi là hiếu hòa, nhưng các ngư dân Thái, một số, không hề hiền lành như các tầu hải tặc ở vịnh Thái Lan đã cho thấy suốt thời gian người Việt bỏ nước đi tị nạn. Người Khmer giết hơn 2 triệu người Khmer trong những năm Pol Pot cầm quyền bộ ông Brinkley không biết sao? Lại còn mấy ông tướng Miến Điện giết cả sáu bẩy ngàn sinh viên học sinh hồi thập niên 80 đấy thôi.
Đổ cho các chính sách của nhà cầm quyền thì đúng hơn là đổ cho chuyện ăn thịt. Mà thực ra, người Việt Nam cũng không đặc biệt ăn nhiều thịt hơn các dân tộc khác. Thế ăn nhiều cá, ăn ít thịt thì tại sao lại ác như người Nhật hồi đệ nhị thế chiến?
Có lẽ các độc giả bài báo của ông Brinkley bực ông về chuyện khác hơn là chuyện ông gán cho dân tộc Việt Nam hiếu chiến.
Đó là hình ảnh của chuyện ăn uống ở trong nước hiện nay. Mặc dù không phải người Việt Nam nào cũng ăn uống như thế. Mới đây, báo chí trong nước đã nói về những gia đình, những đứa bé chỉ mơ ước sao có được miếng thịt trong bữa ăn vốn đã rất đạm bạc của họ trong khi trò ăn uống ở thành phố của một số càng ngày càng kinh hoàng.
Báo chí tường thuật những vụ các lái chó sang tận Thái Lan mua chó ăn trộm về để phục vụ các quán thịt chó ở trong nước. Ở miền Tây, chuột đủ loại được đem bán đầy chợ. Trong một số tiệm ăn, món rắn sống được đem đến từng bàn cho thực khác. Máu rắn pha rượu được bán ngay lề đường. Cảnh làm thịt rắn cũng được thấy công khai ngoài phố. Rượu ngâm tắc kè, rắn đâu cũng thấy bán. Các loại thịt rừng được xẻ bán ngay trên những con đường vào chùa Hương, lối lên đền Hùng. Cảnh những tiệm bán thịt chó thì kinh hoàng hết chỗ nói. Những con chó thui vàng, răng lợi nhe ra, chở cả chục con trên xe gắn máy chạy đầy đường là những cảnh du khách đến Việt Nam đều đã được xem mãn nhãn.
Những cảnh như vậy, được coi là nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam như một vài tiếng nói đọc được trên báo trong nước thì lại là những hình ảnh ghê khiếp dưới mắt của những người như ông Brinkley.
Ở Đài Loan, Đại Hàn người ta cũng ăn thịt chó nhưng đâu có đến nỗi làm kinh hoàng những du khách ngoại quốc. Trong khi chuyện ăn uống của chúng ta, ngay chính chúng ta cũng nên nhìn lại một chút. Nhìn lại chính mình rồi hãy trách cứ những người như ông Brinkley.
Cách đây không lâu, một người Úc cũng có viết một bài báo nói về chuyện uống bia của người Việt. Bài báo nói rằng người Việt Nam thích ăn nhậu và lười biếng nên kinh tế cũng bị ảnh hưởng không tốt. Hình ảnh những quán nhậu đầy khắp các thành phố ở Việt Nam đã được dùng để minh họa cho bài báo. Một nữ phái viên của AFP cũng viết về những quán phở dơ dáy, chủ và nhân viên thô lỗ, tục tằn … ở ngay Hà Nội.
Nhưng không thấy ai phản đối cả.
Có một điều không thấy những bài báo đó nhắc đến, đó là sự xuống cấp và thoái hóa nghiêm trọng ở Việt Nam về tất cả mọi mặt, từ trên xuống dưới. Lãnh đạo ngu dốt, độc ác, tham nhũng càng ngày càng lôi đất nước xuống hố thẳm. Hệ thống giáo dục hoàn toàn phá sản, bằng cấp giả cũng như thật phổ biến khắp nơi trong khi trình độ thì hoàn toàn không có đến nỗi đã phải có đề nghị thu hồi một số bằng thạc sĩ (thật) vì những người có bằng nhưng không hề có kiến thức. Đọc báo lại càng hoảng hốt thêm: những vụ giết người, cướp của, tội ác bầy ra đầy trên tất cả những trang báo lớn nhỏ trong nước không biết bao nhiêu mà kể…
Đó, như thế mới là "xúc phạm văn hóa, văn minh, đạo đức của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" chứ vài nét ăn uống hơi khác thường được viết lại trên báo thì có gì đáng để nói.

Ngày 20 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Một người đàn ông ở thị trấn Cornwall đã làm được những chuyện chúng ta chỉ ao ước cả đời mà không làm được.
Ông làm tôi nhớ đến một ông cụ nay đã quá cố, thân sinh bạn của tôi. Cụ đi làm suốt hơn nửa thế kỷ, chỉ kẹt lắm mới nghỉ vài ba ngày trong suốt bằng ấy năm. Cuối cùng, cụ quyết định về hưu, và dự tính làm một số chuyện khi thời giờ không còn lệ thuộc vào công việc nữa.
Cụ về hưu được đúng một tuần thì qua đời.
Cũng như Phan Thanh Giản trong một bài thơ, "duy còn sinh tử tự ư Trời."
Phải chi mà biết trước được chuyện ra đi, chắc ông cụ không làm việc chăm chỉ như vậy. Cụ phải nghỉ hưu từ lâu, làm tất cả những chuyện muốn làm mà chưa làm được. Thí dụ đi tới những nơi mà một cuốn sách gợi ý là nên đi trước khi chết.
Tới Paris để xuôi xuống dòng Montparnasse, ngược lên dòng Sacré Coeur như trong thơ Vũ Hoàng Chương, đến La Mã, thành phố của một ngàn đêm trăng, trở lại Huế, đi kiếm rặng liễu nơi người cung phi Thị Bằng đã đứng ngồi...
Ít nhất cũng phải làm được vài ba chuyện như thế rồi thì có nhắm mắt thì cũng... đồng ý nhắm mắt.
Người đàn ông 62 tuổi tên là John Brandrich cách đây hai năm được cái tin không vui từ một y sĩ khám bệnh cho ông. Ông được thông báo là bị ung thư lá lách và chỉ còn sống được khoảng một năm là cùng.
Ông đón nhận cái tin khủng khiếp đó một cách bình thản. Ông nghỉ việc, bán và cho đi gần hết những đồ đạc, vật sở hữu, và đem hết tiền dành dụm ra đi ăn chơi thỏa thích.
Nhưng một năm sau, ông thấy vẫn chưa chết nên đi khám lại xem tại sao chưa chết thì được biết là cái bướu thực ra không phải là bướu ung thư mà là trường hợp lá lách bị sưng nhưng không đe doạ tới tính mạng.
Lúc ấy, ông chỉ còn một bộ quần áo trên người và trong ngân hàng thì không còn một đồng nào.
Ông kiện người y sĩ đã chẩn đoán bệnh sai cho ông. Ông nói rằng ông không chết thì cũng vui nhưng vì lời chẩn đoán không đúng, ông đã tiêu hết tiền để dành. Ông đòi được bồi hoàn số tiền ấy.
Ðọc bản tin viết về ông, tôi vừa muốn ông thắng kiện, vừa thấy ông thua kiện cũng chẳng sao.
Ông nên được nhà thương hay người thầy thuốc bồi thường cho ông một số tiền vì việc chẩn đoán sai đã khiến cho ông phải đau đớn, khổ sở không ít. Tưởng tượng có người nói sẽ chết trong vòng một năm thì còn điều gì đáng sợ, đáng lo lắng cho bằng. Bao nhiêu chuyện chưa làm, bao nhiêu người chưa gặp, bao nhiêu nơi chưa đến. Thần chết cầm cái lưỡi hái đứng chờ ngoài cửa, vừa chờ vừa bóc cuốn lịch. Ông nên được bồi thường một khoản tiền.
Còn chuyện trả lại cho ông số tiền ông đã tiêu để ăn chơi suốt một năm thì chưa chắc là đã cần thiết.
Ông tiêu tiền của ông cho cái xác của ông. Ông đi du lịch đây đó cả năm, không một chút bận tâm. Ông làm những việc mà nếu không có lời chẩn đoán sai đó liệu ông có dám làm không? Hay cứ gói bạc ôm khư khư như thằng ăn mày giữ cái bị, ăn tô phở cũng không dám ăn, gọi một cú điện thoại viễn liên cũng không dám gọi, thấy cái ca vát đẹp cũng không dám... chiều cái cổ một chút. Rồi một hôm lăn đùng ra chết thì... chết như vậy làm gì?
Ðằng này ông kiếm bà bạn đi một chuyến vòng quanh thế giới, ghé Paris mang chai champagne lên cầu sông Seine uống với nàng một ly, rồi quăng cả chai lẫn ly xuống sông, khoác vai tới ngồi bên cầu Mirabeau nhìn xuống giòng nước lặng lờ trôi, chuông reo, ngày đi, chúng ta ở lại như thơ Apollinaire mà không sướng ư...
Rồi hết tiền thì đã sao? Ông cho biết ông còn cái nhà chưa bán.
Thế thì lo làm cái gì? Ông đọc Nguyễn Công Trứ chưa? Chưa thì đọc cho ông hai câu thôi nhé:
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy
Không chơi đi, thiệt đấy ai bù
...
Ðáng lẽ ông phải cám ơn ông thầy thuốc đã cho ông hưởng lạc thú suốt một năm mà vẫn không... chết mới phải.

Ngày 21 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Hải Phòng trong mấy hôm Tết đã phải cuống cuồng đi tháo gỡ và dẹp bỏ những chiếc lồng đèn treo trên một số đường của thành phố cảng này.
Đó là những chiếc lồng đèn đỏ có in những chữ Hán, trông rất là … Tết. Thành phố bỏ tiền ra mua để treo ngoài đường cho đẹp. Nhiều người dân cũng ham rẻ mua về treo cho vui cửa vui nhà.
Rốt cuộc hố cả lũ.
Những chữ Hán in trên lồng đèn mà nhiều người không đọc được lại là những chữ rất phản động. Ai biết đọc chữ Hán thì thấy ngay đó là những chữ mang nội dung ngợi ca Mao Trạch Đông và kèm theo là những chữ Tam Sa, tên của Bắc kinh đặt cho các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm bất hợp pháp.
Cái hố của các con là để cho những cái đèn này lọt được vào Việt Nam và cho tiêu thụ những chiếc đèn này ở nhiều nơi trong nước.
Tại sao lại có thể xẩy ra chuyện đó?
Hãy nghe thử đoạn trao đổi của mấy tên Ba Tầu đem những của nợ ấy vào Việt Nam nói với nhau như sau nhưng nhớ phải đọc theo giọng Ba Tầu nói tiếng Việt mới được:
Lủ mẻ pi giờ làm sao lưa mấy thứ lày vào Việt Lam?
Lủ mẻ dể mà, mấy thằng ở Hà lội lâu có thắc mắc mấy chuyện này. Lủ mẻ, cứ lem mẻ ló vào, qua piêng giới là xong ngay lớ.
Pộ chúng ló không có xét sao?
Lủ mẻ xét con kẹc gì chớ. Mà xét thì củng lả sao? Lủ mẻ lưa chút tiền ra là qua cái một mà.
Lủ mẻ tụi chính quyền không có làm gì sao?
Lủ mẻ không có làm con kẹc gì hết lớ. Lứa lào lói Hoàng Sa của Việt Nam thì pắc liềng. Pắc pỏ tù, còn lấy chân lạp vào mặt luông chớ.
Có pỏ tù thật sao?
Lủ mẻ pỏ tù hết. Liếu Cầy, Tạ Phong Tần, Phương Uyên… là pỏ tù hết rồi lớ.
Phương Uyên là lứa lào, ngộ chưa nghe tên nó.
Nhỏ lày dử lắm à nghe. Ló kêu gọi tẩy chay hàng Trung quốc ló. Pắc nhốt dồi. Pi giờ hổng piếc ở lâu. Cứ lem hàng Trung quốc vào thoải mái lớ.
Còn mấy cái chân pò, chân trâu, chân gà, gà thải lày thối hoắc làm sao lem vào?
Lủ mẻ thì cứ chi tiền là xong lớ. Lủ mẻ tụi ló ngu lắm. Pỏ tiền ra là xong ngay à.
Pổ mấy thằng chó lẻ Hà lội không làm cái con kẹc gì sao chớ?
Lủ mẻ tụi ló ăng đồ sạch không à. Dân chúng ăng chết mẻ dân chúng chớ . Mắc mớ con kẹc gì mà ló làm khó Pa Tầu chúng ta lớ. Mà lủ mẻ làm con kẹc gì pây giờ? Mình ra vô thong thả mà. Lúi liềng lúi, sông liềng sông. Môi hở là răng … rụng thấy mẹ chúng ló chớ.
Mà mấy cái lồng lèng lày pán cho ai mua lây. Toàn là tung hô Mao sếnh sáng, ai dám treo?
Lủ mẻ mấy đứa ngu không piếc chử Háng ló. Mà Háng rộng thì lã sao? Pọn lãnh tụ mê … Háng(?) lắm. Háng càng thâm, Háng càng sâu chúng càng khoái lâm cái lầu vô… lả kể gì. Mà sao lị thắc mắc lôi thôi quá vậy?
Hay à. Lủ mẻ vẻ cái lưỡi pò thì cũng léo dám làm con kẹc gì. Lủ mẻ phen này các con chết hết với các Chú Pa. Lủ mẻ thằng Phạm Văn Lồn(g) ký cái công hàm zùi… mình cứ theo cái ló là mấy thằng chó lẻ hết nói, hết phản lối lớ…
Thế còn cái thằng cha viết bài Anh Là Ai? Việt Lam Tôi Lâu? Thì ló lâu zồi?
À pắc zồi. Pỏ tù zồi. Lừng có lo gì hết. Lứa lào chống Trung quốc, ngộ piểu mấy thằng chó lẻ là ló pỏ tù ngay lớ…Thằng Việt Khang lang ngồi tù zồi. Pây giờ chỉ có lước ngoài dám lói, dám hát Việt Khang. Ở ngoài về lước là củng im re luông mà.
Lủ mẻ páng hàng sang Việt Lam dồi mua cái gì về cho ló công pằng chúc chúc?
Thì lủ mẻ mua con gái về làm lỉ… gái Việt Lam ngon lắm, thằng Nguyễn Minh Triết quảng cáo hoài không thấy sao? Mà thôi, lo mang lồng lèng vào treo ở Hải Phòng cho vui li… Lủ mẻ cho tụi ló treo lồng lèng Tam Sa lầy lường cho mấy thằng lãnh tụ chết cha luông…Hề hề...
Ôi chao, mấy thằng gian thương Ba Tầu chơi trò khốn nạn như thế lại còn được bọn lãnh đạo ngu xuẩn ở Hà Nội yểm trợ tối đa thì mất mẹ nó nước là phải.

Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Khi bạn đọc thư này thì đoạn video trong youtube mà một người bạn chuyển cho tôi rất có thể đã bị lấy xuống rồi. Rất mong bạn cũng đã được người khác chuyển cho xem trước khi nó bị xóa mất.
Video này cũng đã được chương trình truyền hình của đài VOA sử dụng nhưng bị cắt đi rất nhiều, lý do là vì nó quá dài. Đó là những hình ảnh thu được tại một cuộc đối đầu ở gần hồ Hoàn Kiếm cách đây mấy hôm, chắc là trong ngày 17 tháng 2 vừa qua, khi một nhóm người mang vòng hoa đến đặt tại một đài kỷ niệm của quân đội Cộng sản Việt Nam.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày Trung quốc đưa mấy trăm ngàn quân vượt biên giới vào trong lãnh thổ Việt Nam, tàn phá mấy tỉnh ở khu vực giáp ranh với Trung quốc. Đặng Tiểu Bình tuyên bố là để dậy cho Việt Nam một bài học. Bài học đó được thực hiện qua hành động đốt phá tàn sát man rợ của binh sĩ Trung quốc. Thiệt hại của cả hai bên được ghi nhận là rất nặng.
Ngày 17 tháng 2 là ngày kỷ niệm cuộc chiến đó. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã không nhắc tới cái ngày kỷ niệm đó cùng với chuyện quân Trung quốc đã dã man chém giết, cưỡng hiếp phụ nữ, tàn sát trẻ em, phá tan nát nhiều vùng ở biên giới miền Bắc.

Trong khi đó, những ảnh chụp nơi chôn cất binh sĩ Trung quốc và binh sĩ Việt Nam mới nhất cho thấy mộ của lính Trung quốc được săn sóc, giữ gìn sạch sẽ trong khi nghĩa trang chôn các binh sĩ Việt Nam thì cỏ mọc lan đầy như những mồ vô chủ. Mộ bia của các binh sĩ Việt Nam chỉ ghi tên, ngày sinh, ngày chết, không hề có chi tiết họ đã hy sinh như thế nào, thí dụ đễ bảo vệ tổ quốc, chống lại quân xâm lược Trung quốc.
Đừng nói là những chuyện đó đã xa, không cần nhắc lại, nên giữ lập trường hiếu hòa. Hãy đọc lại những tờ báo trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay thì thấy ngay vụ oanh tạc Giáng Sinh năm 1972 của phi cơ Mỹ đã được đem ra nói ầm ỹ, gọi đó là trận Điện Biên Phủ trên không với những bài viết về bom đạn của Mỹ, thiệt hại của B-52, về thành tích "ngoan cường" của phòng không và máy bay "ta".
Nhưng về ngày 17 tháng 2 năm 1979 thì không.
Cuộc đối đầu diễn ra ở hồ Gươm diễn ra là vì thế. Một số người đem một vòng hoa trắng với một tấm băng đen có dòng chữ bầy tỏ làng thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại "Trung quốc xâm lược". Việc đem vòng hoa đến đài kỷ niệm ở hồ Gươm đã bị một số cản sát và an ninh đòi dẹp bỏ, lấy lý do là việc làm đó không được phép.
Lập tức toán người mang vòng hoa đã phản ứng mạnh. Một người đàn ông tóc bạc đã phẫn nộ nặng lời chửi đám cảnh sát và công an, nói rằng ông ta đã có những đồng đội bỏ mình trong cuộc chiến biên giới, và ông ta chỉ muốn tưởng nhớ những người đã chết nên không cần phải xin phép bất cứ ai hết. Phản ứng của phía công an là cố tỏ ra nhẫn nhịn. Chuyện diễn ra giữa lúc ban ngày, một số người tụ tập chung quanh có máy ảnh và máy video. Vung tay hành hung thì lập tức những hình ảnh thu được sẽ đi khắp thế giới lập tức.
Những hình ảnh và âm thanh thu được bằng máy video cho thấy người biểu tình không còn sợ cảnh sát công an nữa. Còn phe cảnh sát công an thì cũng chẳng dại gì làm lớn chuyện, làm Lê Lai cứu cho bọn đầu sỏ an toàn ở một nơi nào đó tại Hà Nội đang đứng ngó ra.
Tội nghiệp cho những người lính trẻ hy sinh ở biên giới. Cái chết của họ, những hy sinh lớn nhất, tối hậu của họ đã không hề được ghi nhận bởi bọn cầm quyền hèn nhát, khốn nạn vẫn tiếp tục những việc làm bán nước của chúng.

Cũng như cho đến ngày hôm nay, chúng cũng không dám mở miệng nhắc đến những hy sinh của một chiến hạm của Ngụy (thiếu tá hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà) và những người lính hải quân đã anh dũng chết vì đất nước, vùng biển mà thằng mặt chó Phạm Văn Đồng đã dâng mẹ nó cho Bắc Kinh bằng cái công hàm khốn nạn ký ngày 14 tháng 9 năm 1958.