September 30, 2010

September 30, 2010

Ngày 27 tháng 9 năm 2010

Bn ta,

Trở lại đời sống này, nhưng không lập lại những chuyện của cuộc đời đang sống là điều rất nhiều người nghĩ tới.

Thường thì khi cuộc sống hiện tại không mấy vui, người ra ước ao trở lại bằng một đời sống hoàn toàn khác.

Uy Viễn tướng công chẳng hạn. Cuộc sống của ông đẩy ông vào nhiều thăng trầm như không ai có thể trải qua nổi. Ðang làm tướng, bị cách chức hạ xuống làm lính. Lúc vác đàn ứ hự giữa đồng với thuyền quyên, lúc ngoại tám mươi vẫn xin vua cho ra mặt trận đánh Pháp, lúc ỡm ờ trả lời câu hỏi tuổi tác oái oăm của đào trẻ. Tướng công mong kiếp sau đừng trở lại làm người, mà làm cây thông cheo leo trên vách đá thách đố cuộc đời, reo với cái lạnh.

Ông Tản Ðà vất vả một đời: thi trượt, không lấy được người theo đuổi, làm văn, làm báo, xem bói, bốc thuốc đủ nghề mà không đủ sống. Chắc ông cũng đọc Nguyễn Công Trứ nên, trong câu đầu thì hệt như câu của Nguyễn Công Trứ, chỉ hơi khác một chút trong niềm ước ao ở câu sau: "kiếp sau xin chớ làm người / làm con chim nhạn tung trời mà bay..."

Hai ông đều không muốn quay trở lại làm người. Một ông muốn thành cây thông đứng giữa trời mà reo. Một ông muốn làm con chim nhạn tung trời mà bay. Cả hai đều có những mơ ước một cuộc sống thanh thản, không gò bó, phơi phới một đời tự do.

Ông Tú Vị Xuyên không cần triết lý cao siêu như Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khắc Hiếu. Ông Tú đứng trong nhà, ngó qua hàng xóm, thấy một phụ nữ đang rửa trái dưa hồng, ông muốn tái sinh thành quả dưa cho vui vậy thôi:

Ước gì ta hóa ra dưa
Ðể cho người tắm nước mưa chậu đồng

Ước gì ta hóa ra hồng
Ðể cho người bế người bồng, người chơi.
..

Ước ao như thế cũng đã là bạo. Nghe qua đã thấy hừng hực, rực lửa đấu tranh. Nhưng phải chờ đến ông Nguyên Sa, niềm ao ước mới đi thêm một mức độ bạo dạn khác khi người thơ muốn biến thành chiếc thắt lưng để "ôm em qua làn áo chật".

Nhưng ngay nhà thơ rất mới của chúng ta cũng vẫn còn thua xa hai nhân vật chính trị về mức độ táo bạo.

Thống đốc một tiểu bang Hoa kỳ thì muốn trở lại đời sống với những tiếp xúc gần gũi hơn niềm ước ao của nhà thơ Việt Nam. Ông Nguyên Sa mới chỉ ước là cái thắt lưng. Cái thắt lưng còn qua hai ba sản phẩm tơ sợi, bông vải nữa mới có được những tiếp xúc, cọ xát trực tiếp. Thống đốc Jesse Ventura muốn tái sinh thành cái nịt vú 38 DD cho sát với thực tế. Ông nói ra điều ao ước đó trong câu cuối của cuộc phỏng vấn ông dành cho tờ Playboy.

Ông Jesse Ventura nổi tiếng là ăn nói không kiêng cữ gì. Tưởng như thế đã là mạnh bạo lắm. Nhưng thực ra, ông nói ra điều ao ước của ông sau một người khác, đó là thái tử Charles của nước Anh.

Tháng 2 năm 1993, thái tử Charles của nước Anh, trong một cuộc điện đàm giữa đêm khuya khoắt với người em bé bỏng Camilla Parker Bowles, đã nói ra niềm ước ao mà Jesse Ventura không cách nào qua mặt được. Cuộc điện đàm của thái tử và Camilla bị thu băng không thiếu một câu. Thái tử nói rằng ông muốn trở lại làm cái tampon của Camilla. Không phải là mấy thứ ấm ớ kiểu light, heavy, contour, khả năng thẩm thấu mạnh, không dò (?) ra ngoài, dùng suốt ngày được vân vân mà quảng cáo vẫn quăng vào khán giả truyền hình hay độc giả của các báo, mà là cái tampon. Cái tampon ghê khiếp hơn nhiều. Ghê khiếp đến độ quảng cáo cũng phải kín đáo xa xôi để cho trí tưởng tượng bay lượn tự do.

Thái tử không chỉ muốn tái sinh thành cái tampon, mà còn mong là nếu may mắn, sẽ được ném vào trong bồn cầu, và cứ xoáy xoáy theo luồng nước mãi mãi lềnh bềnh nổi ở trên, không bao giờ bị cuốn xuống trôi đi -- Just my luck, to be chucked down a lavatory and go on and on forever swirling around on the top, never going down...

Khủng khiếp, chỉ nghe qua, tưởng tượng đã thấy chóng mặt, ai dám tái sinh như thế ngoại trừ thái tử nước Anh?

Nếu đúng là đời sống này không hạnh phúc nên phải ao được trở lại thành một thứ khác, thì đời thái tử nước Anh khổ đến như thế sao?

Ai còn muốn kiếp sau đầu thai làm thái tử Anh như ước ao của rất nhiều người trên đời này nữa?

Lỡ được cho làm thái tử Anh, rồi đang làm thì chán quá, vì má cứ ngồi mãi không chịu nhường ngôi, mà vợ thì ăn diện quá đáng rồi ước ao tái sinh làm cái tampon, mất mặt bầu cua quá thì làm sao?


Ngày 28 tháng 9 năm 2010

Bn ta,

Như vậy là bất kể những khó khăn kinh tế, tài chính của Á châu, của nước Nga, những giảm sút kinh hoàng của chỉ số trung bình Dow Jones ở thị trường chứng khoán, người Mỹ vẫn có những ưu tư khác cấp bách hơn rất nhiều.

Thí dụ như hôm nay, mục Dear Abby có đăng bức thư của một độc giả hỏi ý kiến để làm sao đeo cái thắt lưng cho đúng cách. Ông độc giả viết lá thư cho biết ông là người có học, luôn luôn mặc quần áo chững chạc để đi làm, và khi đeo cái dây lưng, thì ông bao giờ cũng đeo nó xuôi theo chiều kim đồng hồ, cái khóa hướng về phía trái, và phần đuôi của dây lưng hướng về bên phải. Ông tưởng ông ăn mặc như vậy là đúng kiểu lắm. Nhưng mới đây, ông lại nghe ông cụ ở nhà nói rằng đeo như vậy là không phải, phải đeo ngược lại mới đúng cách. Ông liền viết thư hỏi Abigail Van Buren, và Abby, sau khi đi hỏi mấy tiệm quần áo, thì trả lời rằng đeo dây lưng theo kiểu của ông cụ nói mới đúng.

Như thế thì tôi cũng đeo sai kiểu từ mấy chục năm nay. Hôm nay, đọc Dear Abby biết được điều đó, thì đã muộn quá mất rồi. Tôi đã làm bao nhiêu người bực bội, bất bình chỉ vì cách đeo cái dây lưng của tôi. Sự khinh bỉ mà tôi chắc là có trong ánh mắt của bao nhiêu người thân quen, tôi đã không nhìn ra, để tiếp tục sống hồn nhiên suốt mấy chục năm nay.

Tôi phải làm gì bây giờ để chuộc lại những lầm lẫn, những sai sót đó trong đời sống này của tôi?

Suy nghĩ về ý kiến của ông cụ, tôi thấy đeo thắt lưng theo kiểu ông cụ nói có thể có lý, có thể đúng cách hơn là lối đeo xuôi chiều kim đồng hồ tôi vẫn làm từ lâu nay. Tại sao ư?

Tôi có nghe một cách giải thích có thể dùng để nói tại sao phải đeo dây lưng ngược chiều kim đồng hồ.

Tom Jones, vai chính trong cuốn phim dựa trên một cuốn tiểu thuyết của Henry Fielding (1707 - 1754) là một nhân vật rất đa tình và lắm đào. Tom Jones nói rằng nút áo của đàn ông bao giờ cũng nằm bên phải, còn khuyết thì ở bên trái, để khi cần tháo chạy, thì tay trái của chàng có thể đè lên thân áo bên phải, để cài lại hàng nút áo, trong khi tay phải được rảnh để rút gươm mở đường máu mà thoát thân, khỏi bỏ xác nơi phạm trường nếu chồng nàng là người có đường kiếm tuyệt luân nhưng lại là người đi về không bao giờ đúng giờ đúng giấc. Phim có một đoạn như thế thật. Tom Jones thoát hiểm nhờ tay kiếm, tay … cài, đúng như lời chàng nói.

Nhưng chuyện gây ra nguy hiểm cho Tom Jones thì lại không chỉ giới hạn ở hàng nút áo, mà còn lan xuống cả cái dây lưng của chàng nữa. Nếu đeo theo chiều kim đồng hồ thì quả là không tiện thật, nếu người thắt nó thuận tay phải. Tay phải là tay phải vung lên những đường kiếm chống đỡ đường gươm của phía bên kia. Chỉ còn tay trái được rảnh rang, và nếu cài thắt lưng đeo theo chiều kim đồng hồ thì việc cài lại sẽ rất khó. Trong khi đó, nếu đeo ngược chiều kim đồng hồ, thì chỉ cần bốn ngón nắm lấy cái đuôi, kéo về phía bên trái, ngón tay cái đẩy cái đinh móc vào là xong ngay. Và tay kia thì vẫn những đường gươm tráng sĩ vung lên loảng xoảng để mở đường thoát thân.

Ðó có thể là lý do để đeo những cái thắt lưng theo kiểu ông cụ nói không? Nếu đúng như vậy, thì người độc giả viết thư có thể cũng không thông minh lắm. Cụ ông chẳng lẽ phải nói ra hẳn. Nói một nửa chàng chưa hiểu nên phải vấn kế Abigail Van Buren để cho hôm nay phải lên báo, tiết lộ bí mật cho bao nhiêu người biết.

Nếu sau này, những người đàn bà cương quyết bắt các ông chồng phải đeo thắt lưng theo lối đeo không đúng kiểu của tôi, thì nhất định là tội vạ của người đàn ông này hết.

Nhưng điều đó lại cho thấy thêm một điều, là những người đeo thắt lưng không đúng kiểu từ bao lâu nay, tuy là những người phạm phải những sai lầm không thể tha thứ được về thời trang, về cách ăn mặc, thì lại là những người đàn ông hết sức tử tế. Ðó là những người đàn ông không bao giờ đi ngang về tắt, không bao giờ ăn vụng, cơm đường cháo chợ, quà cáp lung tung. Họ không bao giờ cần phải tay súng tay... cài hay tay gươm tay cài như cái thứ Tom Jones trong tiểu thuyết của Fielding.

Nhưng họ có thể là những người thuận tay trái thì sao? Như ông Clinton chẳng hạn. Thỉnh thoảng trông cái tay trái hí hoáy ký ban hành dăm ba cái sắc luật thì ai mà chẳng nghĩ là ông ta đeo cái dây lưng xuôi chiều kim đồng hồ.

Ðến khổ vì cái kim đồng hồ thôi.


Ngày 29 tháng 9 năm 2010

Bn ta,

Thiên nhiên rất đúng hẹn. Ðúng hẹn một cách đáng kinh ngạc. Đu năm nay, miền đông nước Mỹ bị một trận bão tuyết kinh hồn, không lớn như trận được gọi là trận bão tuyết của thế kỷ hồi năm 1996, nhưng cũng đủ để trường sở phải đóng cửa vài ba ngày, và nhờ trận bão tuyết này, nhiều người thấy ra được điều đó.

Ðó là những người không biết được niềm vui thứ 16 của Kim Thánh Thán (Ðêm đông uống rượu, trời chuyển lạnh dữ, đẩy cửa sổ nhìn ra thấy những nắm tuyết lớn phủ mặt đất tới ba bốn tấc. Chẳng cũng khoái ư?) mà ông chép lại trong tập phê bình tuồng Tây Tương Ký. Nếu biết được niềm vui mà nhà phê bình Trung Hoa thuộc phái ấn tượng của thế kỷ thứ 17 nhân lúc ngồi buồn trong một ngôi miếu cổ cùng một người bạn nhìn mưa rơi liên miên bên ngoài và nhớ lại những phút vui trong đời sống, thì họ cũng không biết được sự đúng hẹn của thiên nhiên, vì họ đã ngồi uống rượu và ngắm cảnh tuyết rơi đầy trời trong đêm tuyết lạnh.

Lúc đó, đôi ta... mất hết chỉ còn nhau, nên bèn lôi bàn cờ ra đánh với nhau: "... khi vui nước nước non non / khi buồn lại dở bàn son, quân ngà..."

Ðúng 9 tháng 10 ngày sau đêm bão tuyết đó, các bệnh viện tại Falls Church, Annandale, Springfield... ghi nhận một số hài nhi ra đời nhiều hơn bất cứ lúc nào trong năm đó cũng như trong những năm trước. Và đó là sự đúng hẹn của thiên nhiên nhân trận bão tuyết mà nhiều người thấy ra được.

Bây giờ, thấy ra được sự đúng hẹn đó, một số những người đàn ông mê xem football một cách điên cuồng đang lo lắng là nếu thiên nhiên... đúng hẹn mà lại quái ác đúng hẹn vào ngày đấu trận Super Bowl sắp tới thì họ sẽ phải quyết định như thế nào. Ðây sẽ là một quyết định hết sức quan trọng đối với những người mê football.

Ðó là nên ngồi trước màn ảnh truyền hình theo dõi trận football quan trọng nhất trong năm nay hay vào nhà bảo sanh với vợ.

Ban The Brothers Four có một bài hát rất nổi tiếng, bài The Green Leaves of Summer của P.F. Webster và D. Tiomkin lấy ý từ một thiên trong Cựu Ước trong có mấy câu như thế này: "... It was good to be young then, to be close to the earth and to stand by your wife at the moment of birth..." Ðại khái việc gì cũng có lúc của nó; lúc để cầy bừa vỡ đất, lúc để gieo trồng, lúc để gặt hái... lúc để kết bạn, lúc tuổi trẻ, lúc được ở gần với đất, lúc đứng bên người vợ lúc sinh con...

Các nhà bảo sanh ở Mỹ cho phép người chồng đứng cạnh vợ trong lúc người đàn bà cô đơn nhất, những lúc đi biển mồ côi một mình... Một cái nắm tay, một cái vuốt tóc, an ủi, đau chung với người sản phụ, chờ nghe tiếng khóc đầu tiên của đứa con, bế lấy nó, nghĩ đến cái tên sẽ đặt cho nó, cái tên mà hai người đã bàn thảo từ bao nhiêu ngày trước...

Có những người sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để được đứng bên đầu giường đón đứa con, chia sẻ cái đau của người vợ. Không làm được việc đó, tưởng không còn điều ân hận nào lớn hơn đối với họ. Chuyện được đứng bên đầu giường là cách nói lên tình thương lớn nhất của một ngồi chồng dành cho người vợ và của một người cha dành cho đứa con. Nhưng không phải người đàn ông nào cũng muốn làm công việc đó. Lý do để không muốn thì không phải là ít. Cảnh máu me, đau đớn như trong một truyện ngắn của Ernest Hemingway khiến người đàn ông da đỏ phải cắn lưỡi tự tử chết ở ngay bên cạnh vì chịu không nổi cái đau của người vợ đẻ khó. Cũng có thể là những lý do khác nữa. Và bây giờ, người ta lại biết thêm một lý do để một số người không tới đứng bên cạnh người vợ trong lúc sinh con. Ðó là trận Super Bowl sẽ diễn ra trong vài tuần sắp tới.

Sự lựa chọn vói những người này sẽ rất khó. Ðến bảo sanh viện thì làm sao cầm những chiếc cờ giấy nhẩy lên, nhẩy xuống, la hét cổ động cho đội nhà, làm sao vác bắp rang, bia, đồ nhậu vào phòng sanh để vừa ăn, vừa uống, vừa xem trận cầu được trực tiếp truyền hình, vừa... xem vợ đẻ được. Làm sao có thể hét "Dô... dô... dô luôn... dô" trong khi đáng lý phải hét một câu với ý nghĩa hoàn toàn … ngược lại?

Tình trạng khó xử này có thể giải quyết được nếu những người đàn ông đó chịu khó liên lạc với địa chỉ babycenter.com trong Internet của Conception Blocker để được cố vấn ngày nào nên... gieo hạt, ngày nào không nên gieo hạt ngõ hầu có thể tránh khỏi bị thiên nhiên đúng hẹn, giao hàng đúng vào ngày Super Bowl.

Trong khi đó, có lẽ phải dậy cho các bà sản phụ có chồng mê football những phát biểu phẫn nộ của một số bà đẻ của quê hương Việt Nam chúng ta ghi nhận được tại phòng sinh của bảo sanh viện Từ Dũ chẳng hạn, để các bà sản phụ Mỹ cũng có thể tuyên dương những người đàn ông không chịu vào bảo sanh viện với các bà và chắc chắn đang ngồi ở nhà, trước màn ảnh truyền hình hò hét như những kẻ điên dại...

Chao ôi, được nghe những lời kể lể, phàn nàn, than thân trách phận, giận kẻ tệ bạc chỉ biết những lúc vui, không lý gì tới những lúc đau đớn của trận đau đẻ dịch nguyên văn sang tiếng Anh thì bố bảo các ông chồng Mỹ cũng không dám ở nhà coi football nữa ấy chứ! Cần quái gì mấy cái mách nước và cố vấn của Conception Blocker...


Ngày 30 tháng 9 năm 2010

Bn ta,

Cái web site của Ron Harris ( http://www.ronsangels.com ) vừa mở hôm qua có thể sẽ đưa tới những thay đổi vô cùng to lớn cho đời sống của một số người ở nước Mỹ.

Ít ra, thì cũng là đời sống của những người cung cấp dịch vụ mà web site này đang quảng cáo, dịch vụ bán trứng.

Với giá được định từ năm mươi ngàn đến một trăm năm mươi ngàn Mỹ kim cho những quả trứng tươi (khoảng tám đến mười quả), những người bán chúng sẽ có những đời sống hoàn toàn khác hẳn tất cả mọi đời sống từ trước tới nay trong lịch sử con người.

Các phụ nữ này có những lý do khác nhau để đem những quả trứng của mình đem bán. Người thì bán trứng để trả tiền học, người thì muốn có tiền mua căn nhà vì đã chán ở apartment.

Ron Harris cho biết trong tương lai sẽ mở một web site khác để bán luôn cả tinh trùng phục vụ nhu cầu của khách với giá mười ngàn đến năm chục ngàn mỗi lượng(?).

Trong một quốc gia với trên sáu triệu phụ nữ không thể sinh sản được vì một số lý do, dịch vụ bán trứng chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Và sẽ có những người quay sang làm một nghề khác để kiếm sống thay vì phải bốn năm thi cử điên người ở đại học, lại cũng không phải đi mòn hai ba đôi giầy gõ vài trăm cánh cửa, điền không biết bao nhiêu đơn xin việc... Những người này vẫn có thể có được những lợi tức cho phép một đời sống thoải mái.

Nếu đúng như người phụ nữ trong bài báo của tờ USA TODAY đã nói, thì chỉ cần một lần bán trứng của cô cũng đã đủ để trả đứt căn nhà tôi đang ở. Bán thêm lần nữa, là căn nhà đầy đồ đạc bàn ghế của Nathan Allen. Bán lần nữa, là có tiền đi du lịch vài vòng thế giới. Nếu nàng kiếm được người chồng cũng cùng nghề, mà không gọi đó là một cuộc hôn nhân lý tưởng thì tôi cũng không biết phải gọi là gì nữa.

Hai vợ chồng này sẽ không phải chờ hai tuần mới có cái ngân phiếu trả lương như chúng ta. Cứ gần hết tiền, hay có một khoản chi tiêu nào đó, một trong hai người lại đem một ít trứng hay tinh trùng đi bán, là nhu cầu tiền bạc được giải quyết xong ngay. Cần cái xe mới, cái nhà phải sơn sửa lại, khu vườn sau muốn sửa thành một cái vườn Nhật... hai người hỏi nhau ở bàn ăn sáng xem ai sẽ đi bán hàng (?) để lấy tiền trang trải. Nếu cần ít tiền, thì người chồng. Nếu cần nhiều, thì lại chục trứng của người vợ. Hay nếu chưa đến ngày trứng rụng để có thể lấy đem bán, thì người chồng lại phải đóng vai người cung cấp (the provider) trong gia đình.

Chỉ có một vài bất tiện nhỏ. Thí dụ có thể có lúc người vợ phải nhẹ nhàng đẩy người chồng ra, nhắc chàng sáng sớm hôm sau phải đi bán để lấy tiền mua chiếc thuyền máy chẳng hạn. Thế là người chồng lại hy sinh niềm vui cho chiếc thuyền máy mà chàng hứa tặng vợ...

Nhiều người nghĩ rằng với giá cả chênh lệch quá nhiều như thế, trứng của vợ bán được gấp năm lần tinh trùng của chồng, cuộc sống có thể có những so bì đụng chạm như trong những gia đình mà khả năng kiếm tiền của người vợ cao hơn của người chồng. Nhưng điều đó không đúng. Lý do là chuyện bán trứng chỉ có thể làm trong một vài ngày trong tháng. Trong khi dịch vụ thương mại của người chồng không có những hạn chế như thế. Một tháng có thể đủ ba mươi ngày, không thiếu một ngày. Bù lại giá cả hơi thấp, nhưng những người đàn ông bán được nhiều hơn, cơ sở làm ăn mở cửa mỗi ngày. Ngoài ra, dịch vụ bán trứng không thể tiếp tục mãi được. Ðến một tuổi nào đó, thì dịch vụ cung cấp trứng không còn hoạt động được nữa . Phía người chồng thì ông Trời không đặt ra một thời điểm nào để chấm dứt. Người đàn ông vẫn tiếp tục ngâm nga một câu trong bài hát nói của Cao Bá Quát: "Kho trời chung mà vô tận của mình riêng..." Cứ... sầu đông càng rót (?) càng đầy hoài hoài, mãi mãi.

Ron Harris có thể không tưởng tượng được là cái web site của chàng sẽ đưa tới những đổi thay khủng khiếp như thế.


Ngày 1 tháng 10 năm 2010

Bn ta,

Cách đây vài ba tháng, tờ Los Angeles Times có đăng một bài báo nói về cái mùi mà nhiều người coi là rất dễ sợ của những người đàn ông trung niên Nhật.

Nhưng vì đó là mùi của những người đàn ông Nhật, nên tôi chỉ đọc lướt qua và vì thế cũng không nhớ được hết các chi tiết của bài báo, chỉ biết đó là cái mùi làm kinh hoàng những người làm cùng sở, những người phải đứng cạnh những người đàn ông Nhật trung niên này trong các toa xe điện đông người.

Cái mùi ghê khiếp này chắc phải ở nơi những người đàn ông Nhật từ lâu lắm, vì một chuyên gia của công ty mỹ phẩm Shiseido đã theo dõi nó từ hơn mười năm nay, và gần đây, mới túm bắt được nó. Sau khi phân chất, tìm ra được những chất cấu thành nó, Shiseido cho biết sẽ tìm cách để chống lại nó bằng một loại nước hoa và cologne mới mà Shiseido dự tính sẽ tung ra trong năm nay.

Ðọc đến đây thì tôi nghĩ chuyện đàn ông Nhật có mùi có thể chỉ là một điều bịa đặt của Shiseido để bán những sản phẩm mới của họ. Nhưng bài báo cho biết nhiều người cũng công nhận là những người đàn ông trung niên Nhật có cái mùi đó thật. Người Nhật gọi đó là mùi của “ông bác già”, có lẽ vì không nỡ nói thẳng nó là mùi của cha đẻ ra mình như một đoạn của bài báo cho biết. Vẫn theo bài báo, nó là mùi ẩm mốc hòa lẫn với mùi rau trái ủng, mùi chua của mồ hôi và thoang thoảng tanh mùi cá.

Nếu những phân tích như vậy đúng thì mùi của những người đàn ông Nhật này kinh khủng thật. Nhưng hình như nó không có ở những người đàn ông ở những xứ khác. Nguyên do ẩm thực chăng? Nếu không quốc tịch Nhật, chỉ mỗi tháng ăn sushi khoảng bốn lần có việc gì không?

Tại sao những người đàn ông Nhật trung niên lại có mùi ấy? Vì ít tắm?

Tôi nhớ đến một cảnh trong phim Sayonara, khi Marlon Brando đến thăm người bạn ở Tokyo, thì bạn chàng đang tắm. Người sĩ quan không quân Mỹ, bạn của Marlon Brando trong phim, ngồi trong một thùng nước nóng, và vợ chàng, một phụ nữ Nhật đang chà lưng cho chàng. Ðàn ông ở Nhật như thế thì không thể bẩn được. Sau đó, Sean Connery trong một phim James Bond cũng được kỳ cọ rất kỹ bởi mấy cô Nhật.

Thế thì tại sao đàn ông Nhật lại có mùi?

Hay nước Nhật của thập niên 90 không còn giống như nước Nhật của thập niên 50 và 60 của Sayonara, của James Bond nữa? Mà nước Nhật đã là quốc gia trong phim Shall We Dance?, trong đó, những người đàn ông trung niên, những salarymen, như chữ được dùng để gọi họ ở Nhật, đã mất đi nhiều sự nể trọng của vợ con nên chuyện chà lưng không còn nữa, và vì thế nên Shiseido phải tính chuyện can thiệp?

Như vậy thì người ta có thể tin là những người đàn ông Nhật có vấn đề thật. Bao nhiêu lâu nay đang vẫn có người chà lưng, bỗng nhiên cái khăn tắm, cái gáo nước được ấn vào tay để mặc cho lo liệu lấy.

Và do đó, mới sinh ra cái mùi khủng khiếp đó.

Nhưng trước khi Shiseido tung ra được những nước hoa và cologne mới, thì Aluvo, công ty sản xuất cầu tiêu, bồn tắm hàng đầu của Nhật bắt đầu bầy bán sản phẩm mới của họ, chắc cũng để chống lại cái mùi khủng khiếp đó.

Sản phẩm mới này có tên gọi là Automatic Showering Machine, máy tắm tự động. Máy trông như một quả trứng gà lớn, mở ra ở giữa như hai mảnh soài. Người dùng nằm vào trong, đậy nắp lại, máy sẽ tự động mở nước, kỳ cọ, lau khô, mình mẩy thơm phức như một em bé mới đẻ. Duy có chuyện mặc quần áo thì vẫn phải làm lấy. Máy chỉ phụ trách việc tắm rửa. Hiện nay, máy Automatic Showering Machine được bán với giá từ bốn chục đến sáu chục ngàn Mỹ kim.

Có điều khi dùng máy, không cần đóng cửa, và nếu muốn, máy cũng có thể đặt ngay ở góc phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn hay bếp, nên những giọng hát buồng tắm sẽ thấy rất bất tiện để theo đuổi nghiệp ca hát tay trái. Hát không đóng cửa có thể bị kiện vì vi phạm nhân quyền của người trong nhà, Liên Hiệp Quốc, hội Ân Xá Quốc Tế, Asia Watch đưa người đến điều tra thì phiền lắm. Nhưng tiện một điều là trong lúc đang tắm vẫn có thể tiếp khách được. Người ta không còn có thể nại cớ đang ở trong buồng tắm để không tiếp khách hay trả lời điện thoại nữa.

Ngoại trừ những khi nói là đi vào buồng tắm nhưng lại là để làm những việc khác.(?)

Nhưng thay cái tay chà lưng bằng khoản tiền bốn mươi, đến sáu mươi ngàn Mỹ kim thì đắt thật.


ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


ANY SOME

QUỲNH ANH

Kính thưa quí vị, đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Lãm Thúy, Quỳnh Anh và Bùi Bảo Trúc xin kính chào quí vị.

Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần sẽ ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Một vài danh từ, hai ba động từ, những thành ngữ chúng ta nghe rất quen, mấy điểm văn phạm chúng ta đã quên, những cái kỳ quái của tiếng Anh sẽ được gửi tới quí vị trong những chương trình mỗi tuần. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại cho chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày. Lãm Thúy có câu hỏi gì không?

LÃM THÚY

Có đây Quỳnh Anh. Thúy muốn nhờ thầy Trúc nói về cách đặt câu với chữ IT được không? Một người bạn Mỹ cuả Thúy nói rằng cái đại danh từ chỉ trống không này rất hữu ích và cũng rất thường gặp. IT RAINS , IT IS HOT thì Thúy biết rồi. Còn những cách dùng khác nũa không thưa anh?

BBT

Không ÍT.

QA

Không ÍT là nhiều phải không thưa anh? Có rất nhiều cách dùng IT. Nghĩa là ÍT nhiều, nhiều ÍT đấy.

BBT

Thôi được để tôi bắt đầu bằng IT IS và IT WAS nhá.

Đại danh từ IT như cô Thúy nói ở trên, nó không thay thế, đại diện cho ai hết. Nó đứng chơi vậy thôi. Nhưng để tôi lấy một thí dụ thì thấy tại sao nó đứng đó nhá hai cô.

IT IS NICE TO BE IMPORTANT BUT IT IS IMPORTANT TO BE NICE

LÃM THÚY

Câu này hay tuyệt. Thúy có nghe đâu đó rồi. Có lần Thúy bị yêu cầu dịch sang tiếng Việt mà không sao dịch được, chỉ hiểu đại khái là được làm người quyền cao chức trọng thì cũng hay lắm, nhưng là người tử tế cũng rất quan trọng.

QA

Đúng rồi, câu này nghe thì dễ mà rất khó dịch vì NICE vừa có nghĩa là tử tế, vừa có nghĩa là cần thiết, hay, tốt. Không nên dịch, cứ để nguyên. Nhưng vấn đề ở đây không phải là dịch sang tiếng Việt, mà là cách đặt câu với đại danh từ chỉ trống IT ở đầu câu. QA thấy thực ra, chủ từ cuả động từ TO BE KHÔNG PHẢI LÀ IT.

BBT

Không phải là IT thì là nhiều vậy. Xin lỗi hai cô, cho tôi đùa một chút. Cô QA nói rất đúng. Đại danh Tự IT không phải là chủ từ của IS NICE. Chủ từ của nó là TO BE IMPORTANT. Đáng lẽ phải nói là TO BE IMPORTANT IS NICE , và vế sau phải là TO BE NICE IS IMPORTANT . Như vậy, câu hoàn toàn rõ nghĩa chưa hai cô?

LÃM THÚY

Rất rõ nghĩa. Đại danh từø IT không thay thế cho ai hết. Nó được dùng để NHẤN MẠNH cho các chữ IMPORTANT và NICE mà thôi. Thí dụ Thúy muốn nói đi bầu là chuyện cần thiết, nhưng muốn nhấn mạnh vào sự cần thiết, thì Thúy sẽ phải dùng cách đặt câu IT IS phải không QA?

QA

Đúng. IT IS NECESSARY TO USE IT. Dùng IT là điều cần thiết phải không thầy? Còn Lãm Thúy vừa nói rằng đi bầu là điều cần thiết, quan trọng thì nói thế này có phải không : IT IS IMPORTANT TO VOTE. QA biết rằng ở bên Úc, chuyện đi bầu là bắt buộc IN AUSTRALIA, IT IS COMPULSORY TO VOTE .

BBT

Như vậy, hai cô đã biết dùng và hiểu tại sao chúng ta dùng cách đặt câu đó. IT IS COMPULSORY TO VOTE hay là TO VOTE IS COMPULSORY đều là một. Nhưng dùng IT IS khiến cho sự bắt buộc được nhấn mạnh thêm.

Những câu đặt theo kiểu này rất hay gặp. Trường hợp cần dùng tới chúng thì nhiều lắm. Cứ cho một tĩnh từ vào sau IT IS, rồi dùng một động từ chưa chia, INFINITY tức là động từ có chữõ TO đằng trước là được .

Thí dụ: IT IS EARLY, LATE, COLD, POSSIBLE, IMPOSSIBLE, CHEAP, EXPENSIVE, HOT, INTERESTING, HARMFUL, KIND OF YOU...

QA

Anh cho QA hỏi là nếu không dùng IT IS, mà dùng IT IS NOT có được không?

BBT

Cô hỏi một câu rất hay, suýt nũa thì tôi quên. Được chứ. IT IS POSSIBLE TO FLY TO THE MOON.

BUT IT IS NOT POSSIBLE TO FLY TO THE SUN AND BACK.

IT IS HARMFUL TO DRINK TOO MUCH

IT IS NOT HARMFUL TO USE THE CELL PHONE

IT IS NEVER A GOOD THING TO TALK TO HIM

IT IS NOT USEFUL TO TALK TO YOUR KNEE

IT IS UNFASHIONABLE TO WEAR A BOW TIE TO A PHỞ RESTAURANT.

LÃM THÚY

Thế khi đặt câu hỏi thì làm như thế nào thưa anh? Chỉ cần đảo ngược động từ TO BE lên trước đại danh từ IT là đúng phải không anh? Như Thúy nói thế này:

IS IT EARLY TO EAT NOW?

IS IT IMPORTANT TO KNOW THREE LANGUAGES? IS IT POSSIBLE TO SWIM LIKE FISH?

IS IT EXPENSIVE TO OWN A ROLLS ROYCE?

BBT

Đúng. Và phủ định là IT IS NOT hay IT IS NEVER. IT IS NOT POSSIBLE TO TALK IN THE WATER.

Bây giờ tôi hỏi hai cô rằng hai câu này có gì khác nhau không:

IT IS EASY TO GET A LOAN

IT WAS EASY TO GET A LOAN

QA

IT IS EASY TO GET A LOAN nghĩa là xin vay tiền thì dễ và IT WAS EASY TO GET A LOAN nghĩa là trước đây, vay tiền mua xe, mua nhà rất dễ. Bây giờ các điều kiện khó khăn hơn nên vay tiền không dễ nữa. Khác nhau là trong câu đầu, động từ TO BE ở thì hiện tại (PRESENT TENSE): IT IS. Trong câu thứ hai, động từ TO BE ở thì quá khứ (PAST TENSE).

BBT

Đúng. Nhưng trong nhữõng trường hợp khác, ý nghĩa có thể rất khác nhau. Khác nhau kinh khủng. Tôi tưởng tượïng ra trường hợp này nhé: cô Thúy về nhà, xem đồng hồ thấy đã 12 giờ, con gái vẫn còn ngồi xem TV, thì cô Thúy nói với con gái như thế nào? Con ơi, đã đến giờ đi ngủ rồi đấy...

LÃM THÚY:

HONEY, IT IS TIME TO GO TO BED.

QA

Hay cũng có thể nói IT IS TIME FOR BED phải không thưa anh?

BBT

Đúng. Hay cũng có thể dài dòng hơn IT IS TIME FOR YOU TO GO TO BED. Nhưng đó là con gái Thúy đã lớn, đã đi học đại học rồi, thức đến 12 giờ là chuyện thường. Cô Thúy xem đồng hồ thấy 12 giờ, nhắc con đi ngủ. Con gái của cô Thúy thường ngày vẫn 12 giờ mới đi ngủ thì nói như vậy là đúng. Nhưng thí dụ cô Thúy về nhà, xem đồng hồ thấy đã 2 giờ 30 sáng mà con gái chưa đi ngủ trong khi thông lệ thì cứ 12 giờ đêm là đi ngủ. Vậy thì cô Thúy có thể nói IT IS TIME TO GO TO BED được không?

LÃM THÚY

Chắc cũng được.

QA

QA thấy là được, nhưng nếu muốn nói với con rằng muộn quá rồi, đi ngủ đi con thì phải nói khác đi chứ không thể IT IS TIME TO GO TO BED được. Dùng thì PRESENT ở câu này không được , vì 2 giờ rưỡi là quá thông lệ 12 giờ rồi. QA thử nói anh coi đúng không nhé: OH MY GOD! IT WAS TIME TO GO TO BED... Trời đất ơi, sao bây giờ 2 giờ rưỡi sáng rồi mà sao con chưa đi ngủ? Đi ngủ nhanh lên...

LÃM THÚY

Đúng rồi ! Đúng rồi! Mà phải nhấn mạnh vào chữ WAS cơ.

IT WAS TIME TO GO TO BED.

IT WAS BEDTIME ALREADY.

IT WAS WAY PAST BED TIME.

IT WAS TIME YOU WENT TO BED... Hay quá, chỉ một chi tiết nhỏ, đồng hồ chỉ 2 giờ 30 là phải nói khác đi ngay.

QA

QA có ông anh họ, năm nay đã ngoài 40 tuổi mà vẫn độc thân vui tính. Lần tới gặp ông ấy, QA sẽ phải nói với ông ấy rằng: IT WAS TIME FOR YOU TO GET MARRIED hay IT WAS TIME YOU GOT MARRIED... Nghe vậy chắc ông ấy phải hiểu ngay và sẽ đi kiếm vợ lập tức.

LÃM THÚY

Còn Thúy thì sẽ nhắc cô con gái: IT IS TIME TO CHANGE THE OIL OF YOUR CAR. Nếu thấy đồng hồ chỉ quá 3 ngàn dặm thì sẽ phải nhắc IT WAS TIME TO CHANGE THE OIL hay IT WAS TIME YOU CHANGED THE OIL. Chỉ cần dùng động từ trong quá khứ là con gái hiểu ngay, khỏi phải nói là con ơi, mỗi 3000 dặm là phải thay nhớt, mà nay đồng hồ chỉ 4 ngàn 500 dặm sao con chưa thay nhớt? Bộ con muốn xe cháy máy hay sao?

QA

QA thấy câu này tiện quá.

IT WAS TIME FOR HANOI TO RETURN THE PROPERTY TO THE CHURCH

IT IS TIME FOR MY YOUNGER DAUGHTER TO THINK ABOUT UNIVERSITY

IT WAS TIME TO PREPARE FOR DINNER...

BBT

Bây giờ tôi sẽ chỉ cho hai cô một cách đặt câu khác, cũng dùng IT IS và IT WAS mà hai cô chắc chắn sẽ thấy là rất tiện.

Các cô nghe hai câu này: IT IS LATE. I DO NOT WANT TO GO TO THE MOVIE.

Nghe dài dòng quá phải không. Bây giờ đã muộn. Tôi không muốn đi xi nê.

Vậy thì tôi có đi xi nê không? Không.

Thay vì phải dùng tới hai câu, tôi có thể viết ngắn lại thành 1 câu mà vẫn đủ nghĩa.

LÃM THÚY

Thúy nghĩ là Thúy biết làm thế nào rồi. Có phải nói như thế này không? IT IS TOO LATE TO GO TO THE MOVIE.

QA

Đúng boong. Nhưng QA còn có thể làm cho ngắn hơn nữa. Đây cũng là nhờ học của con QA đây: IT IS TOO LATE FOR THE MOVIE.

BBT

Đúng lắm. Nhớ là trong câu các cô vừa nói ở trên KHÔNG có một chữ chỉ PHỦ ĐỊNH tức là NEGATIVE nhưng ý nghĩa thì lại là phủ định. Tôi không nói IT IS LATE SO I DON’T GO TO THE MOVIE mà người nghe vẫn hiểu là tôi KHÔNG đi xi nê vì lúc ấy đã muộn.

Hai cô nghe câu này chưa: IT IS TOO GOOD TO BE TRUE.

LÃM THÚY

Thúy hiểu nhưng không biết nói tiếng Việt như thế nào. Chuyện ấy quá tốt để là sự thực.

QA

QA nhớ một bài hát có một câu chắc mang ý nghĩa như thế: MY BELOVED, THAT LOVE CASTLE IS SOMETHING TOO GOOD TO BE TRUE

Em ơi lâu đài tình ái ấy chắc không có trên trần gian... QA xin phép nhạc sĩ Nhật Trường để dịch như thế.

BBT

Đúng lắm. Cô được người cho biết là có một căn nhà đang muốn bán, 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm, gara đậu 2 xe, đằng sau có bể bơi, nhà mới ở khu sang trọng gần Holywood, giá 200 ngàn thì hai cô phải trả lời như thế nào?

LÃM THÚY

IT IS TOO GOOD TO BE TRUE

QA

Có một trường hợp này QA cũng không biết dùng sao cho đúng. Đó là chữ NO. NO là KHÔNG. Nhưng sau đó tại sao có khi là danh từ số nhiều PLURAL NOUN, tại sao lại có khi là danh từ số ít SINGULAR NOUN?

BBT

Cô QA hỏi một câu rất lý thú. Sau NO, người ta có thể dùng số nhiều và cũng có thể dùng số ít. Nhưng cũng có khi phải dùng số nhiều, không dùng số ít được và ngược lại, nghĩa là phải dùng số ít, không thể dùng số nhiều.

Tùy theo danh từ theo sau nó.

Thí dụ nhũng câu bắt đầu bằng HE HAS .

HE HAS NO FATHER. Father phải là số ít. Anh ấy không có cha cha số ít, vì nếu có thì cũng chỉ có 1 người cha mà thôi.

HE HAS NO BROTHER / HE HAS NO BROTHERS đều được cả. Brothers là anh em. Có người chỉ có một anh hay một em trai, còn thì toàn là chị em gái. Vậy thì nói HE HAS NO BROTHER đúng. Nói HE HAS NO BROTHERS cũng đúng.

Đó là trường hợp có 1 hay có nhiều.

Cũng có trường hợp nếu có thì phải có nhiều, gần như không bao giờ có 1.

Có bao giờ như vậy không cô Lãm Thúy?

LÃM THÚY

Chắc là có. Răng chẳng hạn. Có thì phải có 32 chiếc. Không bao giờ chỉ có 1 chiếc. HE HAS NO TEETH. Không thể nói HE HAS NO TOOTH.

QA

Vậy thì cũng phải nói HE HAS NO FINGERS phải không thưa anh?

BBT

Chúng ta cũng có thể dùng THERE IS hay THERE ARE với danh từ theo sau số ít hay số nhiều.

THERE IS NO GOD BUT ALLAH đây là lời của tiên tri Muhammad của đạo Hồi.

THERE ARE NO PEOPLE LIVING IN THE MOON.

Nhưng chúng ta phải nhớ là với những danh tù KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC, chúng ta phải dùng THERE IS hay THERE WAS.

WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

THERE IS NO WATER IN MARS

THERE IS NO MONEY IN THE ACCOUNT

THERE IS NO FURNITURE IN THE HOUSE

THERE IS NO SMOKE WITHOUT FIRE.

QA

Cám ơn thầy Trúc. Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây tạm chấm dứt. Bùi Bảo Trúc, Lãm Thúy và Quỳnh Anh xin cảm ơn sự theo dõi của quí vị và xin hẹn gặp lại quí khán giả trong chương trình tuần tới.