June 6, 2012

June 8, 2012


Ngày 2 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Tới nay, bài Bình Ngô Đại Cáo bằng chữ Hán Nguyễn Trãi viết sau khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh đã có 4 bản dịch sang tiếng Việt. Đó là các bản Việt ngữ của các cụ Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố và Mạc Bảo Thần. Tất cả đều là những bản dịch trác tuyệt, đọc lên là ai cũng thấy máu sôi sục trong người.
Nhưng đọc tất cả các bản Việt ngữ của 4 cụ, câu "Cường Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân…" qua cách dịch của Bùi Kỷ, theo tôi, là câu hay nhất: "Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh…" Tôi thích hai chữ "tứ ngược" của cụ Bùi Kỷ. "Tứ" là hết sức. "Ngược" là độc ác, tàn bạo. "Tứ ngược" là hết sức tàn bạo và độc ác. Người đọc bản Việt ngữ nghĩ ngay rằng những hành động tàn ác của quân Minh mang đầy nét hỗn hào, ngang ngược ở trong. Có thể là vì chữ "ngược" ở bản dịch. Các bản dịch kia không dùng chữ "ngược" để dịch chữ "khích" (cũng có khi đọc là "kích"của nguyên bản chữ Hán).
Càng nghĩ về hai chữ "tứ ngược" của cụ Bùi Kỷ, tôi càng thấy những chữ của cụ dùng đã nói rất đúng được những gì đang xẩy ra tại Việt Nam.
Đó là vụ một số người Hoa kéo đến những vùng biển như Vũng Rô thuộc Phú Yên gần Khánh Hòa và Cam Ranh và một số nơi khác để lập ra những cơ sở nuôi cá ở đó rồi đem cá về tiêu thụ ở Trung cộng. Tất cả những người Hoa này đều tự xưng là chuyên gia ngư nghiệp. Họ không đóng tiền thuê mặt nước, cũng không đóng thuế, không nộp những khoản lệ phí bảo vệ môi trường, trong khi lại được để cho tự do nhập cảng thực phẩm cá, rồi thu hoạch được cá thì đem hết về nước.
Tin báo chí nói là những cơ sở như thế đã hoạt động tại các vùng biển này từ cả chục năm nay.
Và trong khi những người Hoa này đến Việt Nam làm ăn, vốn liếng lên tới cả tỉ đồng, hoạt động tự do thoải mái như đang ở ngay trên đất nước của họ, thì ở ngoài khơi, cách những nơi đó không bao xa, các ngư dân Việt Nam đưa tầu thuyền ra đánh cá ở các vùng biển của Việt Nam (mà nay Trung cộng nhận là của họ) thì những người dân Việt Nam này bị tầu chiến, binh sĩ của Trung cộng tấn công, húc nát thuyền, bắt giữ đòi tiền chuộc, gây thiệt hại vật chất rất đáng kể.
Thế mà nhà cầm quyền Hà Nội vẫn chỉ biết trơ mắt ếch ra mà ngó. Lại cũng không dám gọi đó là các tầu thuyền của Trung cộng, mà chỉ gọi đó là những tầu "lạ". Nhà cầm quyền chỉ dám đưa ra vài câu yêu cầu xin Trung cộng thả các ngư dân này. Trong nhiều trường hợp, các ngư dân Việt Nam đã phải trả tiền chuộc để được thả. Các thiệt hại của họ không hề được Trung cộng bồi thường.
Nhưng ở Cam Ranh và Vũng Rô, thì những người Hoa tới làm ăn không bị bất cứ một khó dễ nào của Hà Nội mặc dù những cơ sở nuôi cá của những người Hoa này đều hoạt động bất hợp pháp, thải ra biển những chất ô nhiễm gây tai hại nặng cho thủy sản trong vùng.
Những việc làm đó của họ đều được các giới chức địa phương bao che, nói là không hề hay biết gì về những hoạt động bất hợp pháp đó.
Nhưng cho dù đó là những hoạt động hoàn toàn hợp pháp, thì sau những cách đối xử tàn ngược của hải quân Trung cộng dành cho các ngư dân Việt Nam, ít nhất, những hoạt động của những người Tầu này cũng cần phải bị dẹp ngay, phải bị ngưng chỉ lập tức. Những cơ sở nuôi cá của của chúng phải bị tịch thu, để đền bù cho các ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung cộng hiếp đáp, tấn công ngay trong vùng biển của Việt Nam. Chúng phải bị bắt giữ, trừng phạt đích đáng và tống cổ về nước tức khắc.
Nhẹ ra thì cũng phải như vậy.
Nghĩ tới những hành động côn đồ, tứ ngược của hải quân Trung cộng nhắm vào những người dân đánh cá Việt Nam khốn khổ ở biển Đông, thì ngay cả những người bình tĩnh nhất cũng phải nổi giận. Không thể nhẹ nhàng, đồng chí, đồng chó với bọn Tầu mất dậy được. Mà đó chỉ là mới nói đến mấy vụ nuôi cá bất hợp pháp của những tên Tầu khốn nạn. Ngoài những vụ này, bọn Tầu còn xúm nhau vào rúc rỉa đất nước của chúng ta ở rất nhiều nơi khác. Bọn chúng đưa người vào khai thác khoáng sản, xoay sở gian manh để trúng thầu xây cất, đem bán tống bán táng những thứ hàng hóa, máy móc, cơ xưởng hạng bét sang Việt Nam, đưa lính tráng giả làm công nhân sang lấy đi công việc của người Việt, chiếm hẳn những vùng đất thành lập các khu nhà cửa tạo thành những khu hệt như tô giới, áp dụng những thứ luật riêng của chúng, thẳng tay bạo hành nhắm vào những người Việt có tranh chấp với chúng ở các vùng chung quanh… Ngoài ra, chúng còn là những đe dọa an ninh cho Việt Nam trong trường hợp xẩy ra xung đột nóng giữa hai nước.
Đối với những việc đó, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn chỉ biết ngó lơ, trong khi người dân Việt Nam, chỉ mới lên tiếng vì chút tự do, vì chút độc lập là đã bị công an kéo ập tới hành hung trấn áp một cách tàn bạo ngay tức khắc.
Đối lại những việc làm trái phép của bọn người Hoa khai thác các trại cá, cùng với cách đối xử khốn nạn và ngang ngược của chiến hạm Trung cộng nhắm vào những ngư dân Việt ở trên các vùng biển của Việt Nam thì thì không một con chó nào ở Hà Nội dám sủa lên một tiếng nào.
Thử hỏi mấy thằng Tầu chó bọ ấy đang làm cái đéo gì ở Cam Ranh, Vũng Rô, Phú Yên, Bà Rịa , Vũng Tầu?
What the fuck are those Chinks doing in our waters?
Nói vậy cũng vẫn chưa đủ mạnh. Phải hét lên rằng mấy thằng chó đẻ cầm quyền ở Việt Nam làm cái con củ gì mà lại để cho bọn Tầu chó má đó vào Việt Nam khai thác tài nguyên ở ngay nước của chúng ta, coi đất nước Việt như cái mả cha, mả mẹ Hồ Chí Minh, mặc kệ cho bọn chó Bắc Kinh ngang ngược ra lệnh cấm đoán ngư dân Việt Nam đánh cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ bao nhiêu năm nay, rồi lại bắt giữ các ngư dân Việt, phá tầu của họ và đòi tiền chuộc mới thả họ ra? Bọn Tầu chó dơ dáy ra vào tự do đất nước Việt Nam, mang cả tầu thuyền vào tận Cam Ranh, Vũng Rô để chở cá về Tầu mà bọn khốn nạn ở Hà Nội cũng đéo dám làm gì chúng nó. Một sợi lông của mấy thằng Tầu phù cũng đéo dám đụng vào.
Mẹ kiếp một ngàn năm nô lệ giặc Tầu nay lại đang được kéo dài thêm nữa đến tận ngày hôm nay.
Khá thế đéo nào được.
Phải văng tục ra như thế cũng chưa hết tức cái cửa … mình là vậy.

Ngày 3 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Trong nỗ lực làm đẹp và sạch cho thủ đô Bắc kinh, nhà cầm quyền Trung cộng đang tìm cách khai tử cái hình ảnh ăn dơ ở bẩn của thành phố này (và luôn cả đất nước của họ) bằng cách đưa ra một qui định mới về số ruồi được phép sống trong các cầu tiêu công cộng ở Hoa lục.
Lệnh mới của những ông vua của cái xứ ở bẩn này là các nhà cầu (xí sở) chỉ được quyền có 2 (hai) con ruồi. Quá con số này là không được. Và ít hơn hai con ruồi cũng không được vì ít hơn thì nước Trung Hoa làm sao còn giữ được cái hình ảnh ở dơ mà họ đã giữ được từ mấy ngàn năm nay nữa. Đó là lý do tại sao họ đưa ra định số (quota) 2 con ruồi cho mỗi nhà cầu của họ.
Không ở bẩn không phải là Tầu. Họ muốn tiếp tục ở bẩn. Họ chỉ muốn đất nước chỉ được sạch sẽ hơn một chút thôi. Họ nhất định không muốn xóa bỏ hẳn cái đặc tính ở bẩn của họ. Chủ tịch Mao Trạch Đông trong những năm cuối đời ở Trung Nam Hải chỉ tắm cạn, ra lệnh cho các hộ lý lau đầu mình, chân ta và luôn cả bác Hồ của chủ tịch bằng khăn ướt, không đánh răng bao giờ, bị giang mai không thèm chữa để truyền sang cục cưng Trương Ngọc Phượng cho vui như y sĩ riêng (Lý Chí Tuy) của chàng đã cho biết thì dân của chàng thích ở bẩn cũng là điều dễ hiểu.
Người ngoại quốc đến Trung cộng để du lịch hay làm ăn đều nhìn thấy ngay rất nhiều nét thô bỉ của người dân ở đây. Ăn nói thì ồn ào như lúc nào cũng muốn nói cho cả khu phố nghe chung, ăn ở đấy, ỉa cũng ra đấy... Đó là đặc điểm của người Hoa. Những trò này không hề thấy ở các dân tộc khác. Tác giả Bá Dương trong cuốn Người Trung cộng Xấu Xí, cuốn sách viết về những điều xấu xa rất thật của người Hoa, đã chỉ tìm cách giải thích những cái xấu đó chứ không hề tìm cách sửa đổi vì sửa đổi chắc không bao giờ có thể làm được.
Trước khi diễn ra Thế Vận Hội năm 2008, Bắc Kinh đã tìm cách cải thiện hình ảnh của nước Trung Hoa bằng cách hô hào người dân bớt chơi trò khạc nhổ lại. Nhưng sau khi Thế Vận Hội mùa hè bế mạc, mọi chuyện đều đâu lại vào đó. Cũng như việc họ khuyên dân chúng đừng cởi trần ra đường trong dịp Thế Vận Hội, tránh vê cái áo maillot lên ngực để phơi bụng ra cho mọi người coi thì nay, trò phơi bụng lại thấy đầy đường ở các thành phố lớn.
Cho nên nỗ lực giữ sạch cầu tiêu chỉ được làm một phần, mà không làm rốt ráo là diệt hẳn loài ruồi. Có thể họ học được bài học của Mao Trạch Đông hồi năm 1958 khi họ Mao hô hào giết cho bằng hết 4 giống ký sinh là muỗi, ruồi, chuột và chim sẻ. Nhưng rồi sau mấy năm, Hoa lục thấy không thể giết được hết được muỗi, ruồi và chuột. Riêng về chim sẻ thì sau nhiều tháng dùng mọi chiêu thức như đập, gõ nồi niêu soong chảo để chim sẻ nghe tiếng động, sợ không dám đậu xuống phải tiếp tục bay mãi đến khi mệt quá rơi xuống đất nằm chết cũng chỉ làm giảm bớt đi một số chim sẻ và điều này lại đã khiến cho sâu bọ, cào cào, châu chấu được tự do sinh sản rất nhanh, phá hoại mùa màng không ít nên lệnh đó đã phải thu hồi.
Lần này, với lệnh mới về vệ sinh, người dân vào nhà cầu, nếu đếm thấy có hơn 2 con ruồi sẽ phải tìm mọi cách đập cho chết những con thứ 3 hay thứ 4 để tuân thủ đúng lệnh chỉ cho 2 con ruồi được cho sống hạnh phúc với nhau trong nhà cầu.
Còn nhớ người dân Hoa lục, sau khi bị nhà nước buộc mỗi gia đình chỉ được phép có 1 con, thì nay, dân số Hoa lục vẫn vượt lên trên con số một tỉ khoảng gần 400 triệu. Vậy thì người ta có thể tin rằng người Hoa sẽ bằng mọi cách dấu giếm, lén lút che chở bầy ruồi để chúng không bị tiêu diệt hẳn và vẫn tiếp tục gia tăng ở những nơi ngoài cầu tiêu ngõ hầu duy trì được mãi cái tính ở bẩn kinh niên của họ.
Nếu bị làm khó quá, có thể họ sẽ phải sang Việt Nam thuê các nhà cầu của người Việt để nuôi ruồi rồi mang chúng về nước như họ đang thuê chỗ nuôi cá ở Cam Ranh, Vũng Rô và nhiều nơi khác.
Một câu chuyện hài hước kể rằng trong một quán rượu nọ, khi người bar-tender pha cho khách ly rượu mà nếu khách thấy trong ly rượu có con ruồi thì người khách Mỹ sẽ phản đối, đòi đổi ly khác, chỉ trả tiền một ly. Nếu khách là một người Anh thì ông ta sẽ trả tiền cho ly rượu có con ruồi, không thèm nói một câu, rồi tỉnh bơ bỏ ra cửa đi tiệm khác. Nếu khách là một người Pháp thì ông ta sẽ gọi một ly khác, không nói gì, trả tiền cho cả hai ly rồi ra về. Nếu khách là một người Hoa thì ông ta sẽ gọi người bar-tender, chỉ cho thấy con ruồi, đòi một ly khác, sau đó vớt con ruồi bỏ vào túi, rồi uống cả hai ly , trả tiền cho một ly và mang về nhà, nghĩ cách nấu món ruồi chua ngọt hay làm món mì xào ruồi để ăn cho bõ những ngày cơ cực.
Vì thế, sức mấy mà giết hết được bầy ruồi yêu quí trong các nhà cầu dơ nhất thế giới của họ.

Ngày 4 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Mấy tháng trước, một bài báo trong nước cho biết chỉ riêng ở Hà Nội đã có cả ngàn giáo viên nói ngọng, không phân biệt được "L" và "N" mà vẫn được tiếp tục công việc dậy học.
Chuyện này không bao giờ có thể để cho xẩy ra trong những năm còn Việt Nam Cộng Hòa. Thời ấy, việc tuyển lựa các giáo sinh cho các trường sư phạm có những qui luật rất khắt khe. Ngoài chuyện các giáo sinh không thể có những tật bẩm sinh gây trở ngại cho công việc giảng huấn, mà luôn cả những sai sót trong cách phát âm, hay nói ngọng như lầm "L" thành "N" hay ngược lại là điều không thể để cho xẩy ra. Chỉ sau năm 1975, người ta mới thấy những "nẫn nộn" tràn "nan" và quái đản giữa "E NỜ NÙN" và "E NỜ CAO". Những "lỗ nực" phân biệt đó không bao giờ được đặt ra hay tỏ ra cần thiết trong nền giáo dục của chúng ta trước đây.
Người ta đã đọc được những bài báo trong nước thuật lại những lời tuyên bố của vài ba giới chức chính phủ với những "nầm nẫn" giữa "L" và "N" được ghi lại nguyên văn. Người đọc không biết đó là lỗi của các giới chức này hay là những sai sót của người viết, của tòa báo. Không thấy những chữ đó được đặt trong ngoặc kép hay kèm theo sau chữ (sic) trong ngoặc đơn để độc giả có thể hiểu đó là nguyên văn của người nói chứ không phải là lỗi của nhà báo.
Nhưng nếu các nhà giáo ở thủ đô Hà Nội mà còn nói ngọng, nói sai thì người ta tin những chuyện như vậy có thể là sai sót của người nói cũng như người viết.
Các giáo viên mà ăn nói, phát âm sai như vậy thì làm sao dậy trẻ cho được. Trong một hệ thống giáo dục có những nhà giáo nói sai và viết sai thì học sinh cũng nói và viết sai là điều chắc chắn phải xẩy ra.
Một cuốn sách nhan đề "Vở Luyện Tập Tiếng Việt 1" được dùng trong các lớp 1, người viết là Đặng Thị Lanh do nhà xuất bản Đà Nẵng in và phát hành đã có những lỗi chính tả không thể tha thứ được.
Đây là một cuốn sách giáo khoa dậy trẻ tập đọc và tập viết. Sách có những mẫu chữ để học sinh dùng làm mẫu tập viết. Tác giả cuốn sách và người viết những hàng chữ mẫu có thể là hai người khác nhau. Như vậy, những lỗi tầy đình đó không chỉ do một người phạm phải. Nếu tác giả viết sai, thì người phụ trách những dòng viết tập phải nhìn thấy những sai sót đó. Thấy những sai sót đó sao không nêu ra với soạn giả và đề nghị sửa lại cho đúng?
Người ta biết là tất cả các ấn phẩm trong nước đều phải được kiểm duyệt trước khi được phép in ra. Vậy thì người của bộ phận kiểm duyệt sách cũng không thấy những sai sót đó hay sao? Cuốn sách có ghi tên của giám đốc Trương Công Bảo và tổng biên tập Hoàng Văn Cung. Như vậy là ít nhất phải có 5 người đã thấy những lỗi chính tả đó trước khi cuốn sách ấy được in ra, bán ra ngoài cho các trường học, các học sinh sử dụng.
Nhưng không một ai lên tiếng hay nêu ra những sai sót, lầm lẫn đó.
Người viết những câu mẫu cho học sinh tập viết có nét chữ rất đẹp. Để viết những dòng chữ đẹp ấy, người ấy phải nắn nót, cẩn thận lắm. Cho nên không thể nói là người viết đã cẩu thả, làm cho nhanh, cho lẹ, cho xong chuyện, cho tắc trách nên đã không nhìn ra những lỗi đó.
Mà những lỗi đó thì không phải là những chữ lắt léo, khó đánh vần.
Thí dụ chữ "giỗ" bị viết sai chính tả thành "dỗ" ở hai chỗ: một ở bài tập viết và một ở bài tập đọc. Trong bài tập đọc, các học sinh được dậy hai câu này : Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba.
Như thế, chữ "dỗ" bị viết sai tới 2 lần.
Ở một trang tập viết khác thì người ta viết cây nêu thành "cây lêu".
Khó có thể tin là tất cả 5 người có trách nhiệm về cuốn sách đều viết sai chữ cây nêu thành "cây lêu".
Tác giả cuốn sách, Đặng Thị Lanh, trước đây từng dậy tại đại hoc sư phạm Hà Nội. Ngoài ra, đương sự cũng từng giữ chức vụ phó Vụ Giáo Dục Tiểu Học. Cả hai công việc của đương sự đều là đòi hỏi khả năng, học vấn cao.
Vậy mà còn như thế thì những người trình độ thấp hơn còn tệ mạt đến mức độ nào nữa.
Tiếc là cụ giáo Bùi Văn Bảo nguyên hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quí Cáp ở Sài Gòn trước năm 1975, tác giả của vài chục cuốn sách giáo khoa dùng trong các trường tiểu học không còn sống để vừa ngán ngẩm, vừa thương hại cho những học sinh nhỏ Việt Nam bị dậy bằng những thứ thầy cô, sách vở tầm bậy tầm bạ như vậy.
Nàm nộn thì phải no nôi ra mà nàm nại đi chứ chị Nanh! Tại sao nàm náo mà cứ để nguyên vậy?

Ngày 5 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Nguyễn Khuyến qua đời năm Kỷ Dậu, năm 1909, lúc đó, Việt Nam chưa có nhật trình, nên cái chết của người ba lần đỗ đầu bảng này không được thông báo bằng những cái cáo phó đăng trên báo.
Nhưng trước khi chết, cụ Nguyễn có để lại một di chúc bằng chữ Hán, và được môn sinh là Trần Tán Bình dịch sang thơ Nôm ngay tại tang lễ. Bản di chúc này cho thấy Nguyễn Khuyến là một con người giản dị khiêm tốn. Cụ Nguyễn dặn dò chuyện ma chay rất kỹ, đừng văn tế, đừng cỗ bàn, đừng minh tinh, đề chủ, đồ khâm liệm cũng không nề xấu tốt, tống táng lăng nhăng qua quít, không nhận phúng điếu, chỉ có cờ biển vua ban thì đem rước đầu tiên, một việc làm mang ý nghĩa tôn kính nhà vua hơn là muốn khoe khoang với thiên hạ về bằng cấp, tước vị lúc sinh thời...
Cho nên nếu gia đình cụ Nguyễn có cáo phó đăng trên báo, thì chắc cũng chỉ là đôi ba dòng giản dị.
Mà cho dù là nếu có cáo phó thì chắc cũng không do ông phó bảng Nguyễn Hoan, tri phủ Kiến Xương, Thái Bình viết, vì ông Hoan, trưởng nam của cụ, đã qua đời trước cụ Nguyễn.
Nhưng ông Nguyễn Hoan, cho là còn sống khi cụ Nguyễn qua đời, và nếu như ông có viết cái cáo phó đăng nhật trình báo tin cái chết của thân phụ, thì chắc ông cũng chỉ viết dăm ba dòng khiêm tốn, giản dị. Qua những bài như Xuân Nhật Thị Tử Hoan (Ngày Xuân Khuyên Con Là Hoan), hay Thị Tử Hoan (Dặn Con Là Hoan) cụ Nguyễn để lại, thì người ta thấy ngay ông Nguyễn Hoan được thân sinh dậy cho đức khiêm tốn, một cách sống giản dị, thanh bần: Danh cư quá mãn ưu lăng tiết nghĩa là danh quá lừng lẫy e lấn át mất khí tiết, hay: Hoạn đào chỉ dĩ khinh tâm trạo nghĩa là bể hoạn sóng gió chỉ nên chèo với tấm lòng coi nhẹ...
Tưởng tượng cái cáo phó thông báo đại tang của ông Nguyễn Hoan mà lại được viết như thế này:
Chúng tôi đau đớn báo tin cha, ông chúng tôi là cụ Nguyễn Khuyến, tự Tam Nguyên... đã qua đời ngày, tháng, năm 1909...
Con trai trưởng: Nguyễn Hoan, phó bảng, tri phủ Kiến Xương, Thái Bình
Con dâu: X cử nhân giáo khoa Việt Hán, giáo sư Việt văn trường trung học XYZ
Cháu nội: Y, sinh viên đang học ở Quốc Tử Giám, ban quản trị kinh doanh, sẽ tốt nghiệp năm 201...
Thì cụ Nguyễn còn đang nằm đấy, sẽ chán như thế nào. Chuyện cụ chết là chuyện không có gì vui của dòng họ Nguyễn, đáng lẽ con cái phải đau buồn, nhưng ông con trai cụ lợi dụng ngay cái chết của bố để lôi tí bằng cấp, chức vụ ra giật le với làng xóm thì ông đau khổ nỗi gì đây? Cụ Nguyễn đọc cái cáo phó ấy làm sao có thể tin nổi rằng ông trưởng nam buồn khổ trước cái chết của cụ. Cái cáo phó đầy huênh hoang ấy chắc chắn làm cho cụ thấy ngay là ông con của cụ chỉ nhân dịp đại tang, viết cái cáo phó, lôi hết bằng cấp, chức vụ của mình ra khoe, rồi lại khoe luôn cả cho vợ, tức là con dâu cũng là người có học, đỗ tới cử nhân giáo khoa Việt Hán (?), lại còn đi dậy học nữa mới hung tàn. Rồi luôn cả con trai của ông ta, tức là cháu nội cụ đang học ở Văn Miếu, chưa ra trường, cũng được bố lợi dụng ông nội chết lôi lên báo cho thiên hạ biết tay.
Rất may, gia đình cụ Yên Đổ không làm cái công việc nực cười đó, những điều kể trên chỉ là sản phẩm của tưởng tượng chứ không hề là một chủ ý xúc phạm ông Nguyễn Hoan mà cụ đã khóc bằng đôi câu đối này:
Bảng vàng bia đá nghìn thu, tiếc cho người ấy;
Tóc bạc da mồi trăm tuổi, thiệt lắm con ơi!
Nhưng bạn có biết là ở ngoài đời thật, đã có cái cáo phó nhâng nháo với những khoe khoang bằng cấp, chức vụ của con trai, con gái, cháu nội như vậy không? Chuyện kinh khiếp đó chẳng phải là sản phẩm của trí tưởng tượng bao giờ.
Vì trí tưởng tượng của một người bình thường, dẫu có để cho chắp cánh, bay lượn một cách hung hãn, hoang dại, khùng điên nhất cũng không thể sản xuất ra được một cái cáo phó ghê rợn như thế. Trong lúc đau đớn của đại tang, ai lại làm vậy bao giờ.

Ngày 6 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Thế là huyền thoại cuối cùng có từ những năm 30 và 40 của thế kỷ trước đã bị đập vỡ tan tành không một mảy may thương tiếc.
Tuần qua, báo chí Nhật cho biết Cơ quan Nguyên Tử Năng của chính phủ Nhật (Japanese Atomic Energy Agency) đã phải lên tiếng xin lỗi và rút lại một tấm quảng cáo sau khi bị than phiền là quảng cáo có nội dung xúc phạm tới các phụ nữ Nhật.
Ở Việt Nam, trong những năm 30 và 40, quan niệm hạnh phúc của nhiều người, nhất là trong số các thành phần Tây học, sống ở các thành phố, là làm sao thực hiện được đủ 4 điều mơ ước thầm kín (?) cũng như không thầm kín (?) của họ.
Đó là ăn cơm Tầu, ở nhà Tây, lái xe Hoa kỳ và lấy vợ Nhật.
Cơm Tầu thì có một thời được người Việt coi là ngon hơn là các thứ cơm khác, ngon còn hơn cả cơm Tây. Nhưng đó là lúc người ta chưa biết gì về mỡ, đường, cholesterol… và những nguy hiểm của cách nấu nướng của người Tầu như chúng ta ngày nay đã biết. Giờ đây, những nguy cơ do cơm Tầu đem lại còn nhiều hơn nữa khi các thứ thịt cá, rau trái được ngâm tẩm bằng các hóa chất độc hại từ Hoa lục tung ra. Ngay sữa bột cho trẻ do Hoa lục sản xuất cũng đã khiến cho một số trẻ thiệt mạng, làm cho nhà cầm quyền phải ra lệnh đóng cửa một số cơ sở và phạt tù nặng những người có trách nhiệm.
Cơm Tầu bị gạt ra ngoài để thay thế bằng cơm Thái và cơm Tây rượu chát.
Hạnh phúc số hai là ở nhà Tây. Điều này dễ hiểu. Nhà cửa của người Việt thời Việt Nam còn là thuộc địa Pháp thì làm sao cao rộng, đẹp đẽ, tiện nghi bằng nhà các ông Tây? Những căn nhà điện(?) nước(?) đầy đủ, quạt máy cầu tiêu buồng tắm thoải mái cái xác biết bao. Nhưng nay, so với những căn nhà Mỹ mà chúng ta đang sống ở Hoa kỳ thì nhà Tây thua xa. Nhà Tây chỉ hơn nhà Mỹ có cái bidet. Nhưng lắp thêm cái bidet trong buồng tắm cho những căn nhà ở Mỹ thì cũng không khó gì. Ở nhà Mỹ tiện nghi và sướng hơn ở nhà Tây nhiều. Cứ đến Paris thăm bạn bè là thấy ngay.
Hạnh phúc thứ ba là lái xe Hoa kỳ. Huyền thoại này bị phá tan hồi những năm 80 khi xe Nhật tràn vào thị trường Mỹ. Xe Nhật vừa bền vừa đẹp đã khiến cho các hãng xe Mỹ khốn khổ. Ngày nay, xe Nhật lại còn nổi hơn về khả năng tiết kiệm xăng nhớt trong thời đại xăng châu, nhớt quế này. Thế nên hạnh phúc phải là ngồi sau tay lái của những chiếc Lexus, Acura… Hay tạm cũng phải là một con Mẹc (Mercedes) hay một con Bem (BMW).
Khoản thứ tư là lấy vợ Nhật. Lý do là vì lúc ấy, những năm 30 hay 40 của thế kỷ trước thì trên thế giới chỉ có đàn bà Nhật là còn coi chồng là … Nhật hoàng mà thôi.
Nhưng trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, đàn bà Nhật cũng đã vùng lên, phản đế bài phong đảo chính lật đổ chế độ phong kiến để thiết lập chế độ vợ chúa, chồng tôi (?). Đàn bà Nhật quyết định gột rửa cho bằng hết hình ảnh nhu mì, hiền lành, phục tùng của ngày xưa. Chồng mà lôi thôi thì bỏ cái một. Bỏ xong còn mở tiệc ăn mừng như rất nhiều người đã làm mà báo chí đã nói.
Trước kia thì No more Mister nice guy! Nay thì No more Mrs nice girl! Nhất định không thèm làm người phụ nữ tử tế nữa!
Làm bà La Sát vui hơn.
Tấm quảng cáo của Cơ Quan Nguyên Tử Năng Nhật đã phản ảnh đúng điều đó khi tìm cách giải thích một số từ ngữ trong khoa học nguyên tử sau tai nạn tại nhà máy hạt nhân Fukushima. Quảng cáo đã ví sự thoát phong xạ nguy hiểm từ lò phản ứng nguyên tử với tính khí của người đàn bà và những độc hại mà phóng xạ gây ra như những cơn giận giữ của phụ nữ (Nhật).
Tấm quảng cáo còn có kèm một bức vẽ hình một người đàn bà đang càm ràm ông chồng. Mấy dòng phụ chú bên cạnh đã so sánh một người đàn bà, khi bực bội, la lối người chồng thì cũng không khác gì chất phóng xạ (radiation); trạng tái bực bội lúc đó thì giống hệt như sự thoát xạ (radioactivity) và con người của bà là những vật thể bị nhiễm xạ (radioactivity material).
Còn cách so sánh nào chính xác hơn nữa! Gọn và dễ hiểu.
Ôi thế là các bà làm ầm lên và cơ quan Nguyên Tử Năng phải dẹp cái quảng cáo đó.
Nhưng sau đó, người ta cũng biết thêm rằng mẫu quảng cáo đó là do 5 phụ nữ làm việc cho Cơ Quan Nguyên Tử Năng viết. Biết ta không ai bằng chính ta. Điều đáng sợ là ở chỗ đó.
Nên huyền thoại thứ tư, huyền thoại lấy vợ Nhật có hạnh phúc cũng đã tan hoàn toàn với cái quảng cáo và quyết định dẹp bỏ nó.

ANH NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

(Bài số 143)
SOME COMMON PROVERBS
Bản ghi chép lại do Trúc Giang thực hiện. Bài học số 143 sẽ được phát trên Hồn Việt Television trong tháng 7 năm 2012.
QUỲNH ANH:
Đây là chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày do Bùi Bảo Trúc phụ trách. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin kính chào quí vị.
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến với quí vị hàng tuần để ôn lại một số điều liên quan đến Anh ngữ mà quí vị gặp trong đời sống. Quí vị có thắc mắc xin liên lạc với Hồn Việt TV nhờ chuyển lại.
TRÚC GIANG
Thưa chú, tuần này chương trình Anh ngữ có nhận được thư của cụ Nguyễn Ước ở New York nhờ chú cắt nghĩa câu tục ngữ WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY và cũng muốn chú cho biết trong tiếng Việt có câu tục ngữ nào tương đương với câu đó hay không. Cụ cũng muốn biết thêm vài ba câu tục ngữ thông dụng khác trong tiếng Anh nên cụ nhờ chú cho nghe thêm vài câu dễ nhớ, giống tục ngữ Việt Nam nhân bài học hôm nay.
QA
QA nhớ trước đây anh đã có một bài về tục ngữ nhưng kể từ đó đến nay đã khá lâu rồi. Bây giờ đã đến lúc anh cho nghe thêm một số câu khác.
BBT
Xin trả lời thắc mắc của cụ Nguyễn Ước về câu WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY trước đã. WILL là ý chí, là quyết tâm, là nguyện vọng, là điều ao ước muốn làm. WAY là con đường. Hiểu sát nghĩa thì WHERE THERE IS A WILL nghĩa là ở đâu có ý chí, quyết tâm, THERE IS A WAY thì ở đó có con đường để đi tới mục tiêu, mục đích của những quyết tâm, những ý chí đó. Trúc Giang có biết tiếng Việt nói thế nào không nào?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ đó là câu muốn là được.
BBT
Đúng lắm. Hễ có quyết tâm muốn làm gì thì rồi cũng thành công, cũng đạt được mục tiêu đó. QA định nói gì đây?
QA
Thưa anh, QA biết một câu khác: có chí thì nên.
BBT
Cũng đúng luôn nữa. Tôi còn biết một câu khác: hữu chí cánh thành nghĩa là có chí thì rồi cũng làm nên việc. Người ta cũng còn nói là hữu chí sự cánh thành, nghĩa là có chí thì sự nghiệp rồi cũng được thành. Đó là để trả lời câu hỏi của cụ Nguyễn Ước. Bây giờ tôi kể thêm vài câu khác. Hai cô nghe câu này bao giờ chưa: BETTER LATE THAN NEVER.
TRÚC GIANG
Cháu biết tiếng Việt có câu giống hệt, đó là muộn còn hơn không.
BBT
Thế còn lấy búa đập mạnh khi thanh sắt còn nóng tiếng Anh nói thế nào đây QA?
QA
QA nghĩ cứ dịch thẳng từ tiếng Việt sang là thành: STRIKE HARD WHEN THE IRON IS HOT. Câu tiếng Việt ba QA hay nói là dậy con từ thuở còn thơ phải không thưa anh?
BBT
Hình như cô cố tình bỏ câu sau thì phải.
QA
Tại QA không thích câu sau.
BBT
Tại sao? Câu sau là dậy … chồng từ thuở bơ vơ mới về thì tại sao phải kiêng?
QA
À, như thế thì hay hơn mà cũng đúng nữa.
BBT
Câu trên cũng rất gần với câu này: SPARE THE ROD AND SPOIL THE CHILD. Động từ SPARE là không dùng. ROD là cái que, cái roi. SPOIL là làm hư, làm hỏng. Toàn câu nghĩa là gì đây Trúc Giang?
TRÚC GIANG
Theo cách cháu hiểu thì câu ấy nghĩa là nếu không dùng cái roi thì đứa trẻ sẽ hư, nghĩa là phải kỷ luật với trẻ mới được.
BBT
Đúng rồi. Người Việt chúng ta nói là yêu cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi. Đây là câu tôi ghét nhất hồi còn bé. Hồi ấy, hễ trông thấy cái roi mây ở nhà thì phải dấu đi ngay lập tức.
Bây giờ đang là mùa cháy rừng ở miền Tây Hoa kỳ. Chúng ta có câu có lửa thì có khói. Hay cũng có khi nói không có khói sao có lửa thì người Mỹ nói thế nào, Trúc Giang?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ chắc phải nói thế này: THERE IS NO SMOKE WITHOUT FIRE.
BBT
Thanks a lot, Trúc Giang. Tôi biết là hai cô đều giỏi nấu bếp. Nhưng trong bếp, các cô có muốn người khác nêm nồi này, nếm nồi kia, thêm chút mắm, bớt chút muối vào những món hai cô đang nấu không?
QA
Chắc chắn là không rồi. Ai muốn nấu, QA nhường ngay cho nguyên cái bếp, để tha hồ mà nấu.
BBT
Người Anh, người Mỹ cũng vậy. Cũng như chúng ta nói lắm thầy thối ma : TOO MANY COOKS SPOIL THE BROTH. COOKS là đầu bếp. BROTH là món canh. Nhiều đầu bếp quá thì nồi canh thế nào cũng thành ra dở.
TRÚC GIANG
Thưa chú, ba cháu hay nói với cháu câu làm gì cũng phải tính cho kỹ, nói gì cũng phải nghĩ cho chín. Tiếng Anh có câu nào giống câu đó không?
BBT
Có chứ. Đó là câu LOOK BEFORE YOU LEAP nghĩa là phải nhìn kỹ trước khi nhẩy để khỏi té, nhẩy xuống hố, xuống vũng nước. Câu khác cũng cùng nghĩa là THINK BEFORE YOU SPEAK. Câu này nghĩa là phải suy nghĩ trước khi nói. Phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói để khỏi nói bậy, lỡ lời, hấp tấp một lời nói ra, xe tứ mã cũng không rượt kịp để lấy lại câu nói lỡ lời đó.
QA
Thưa anh, câu ăn mày đòi xôi gấc nghĩa là gì?
BBT
Xôi gấc là thứ xôi ngon, nấu tốn kém và khó nấu, chỉ khi có giỗ chạp, lễ lớn như cưới hỏi người ta mới làm thứ xôi này. Ăn mày là người đi xin ăn. Đã là ăn mày thì xin được gì ăn cũng đã là quí rồi. Không nên kén cá chọn canh như thế. Không thể thấy được cho nắm xôi đậu mà không nhận, đòi xôi gấc mới … sơi cho chủ nhà vui. Tục ngữ tiếng Anh có câu giống nghĩa với câu ăn mày đòi xôi gấc BEGGARS CANNOT BE CHOOSERS. Danh từ BEGGARS là ăn mày do động từ TO BEG là xin mà ra. CHOOSERS là người lựa chọn, kén chọn, do động từ TO CHOOSE, CHOSE, CHOSEN. Đã là ăn mày thì không được kén chọn, không nên làm khó gia chủ bằng cách đòi xôi gấc. Cứ có gì ăn nấy là nên làm nhất.
Câu này là câu lý thú: AN IDLE BRAIN IS THE DEVIL’S WORKSHOP. Chữ IDLE là ở không, là không làm việc, là ăn không ngồi rồi. BRAIN là bộ óc. IDLE BRAIN là bộ óc không làm việc. WORKSHOP là xưởng làm việc. DEVIL là ác quỉ. Bộ óc không làm việc là xưởng làm việc của quỉ. Đó là nghĩa đen. Nghĩa bóng là gì, hai cô?
TRÚC GIANG
Câu ấy nghĩa là người nào để cho óc không làm việc thì hay nghĩ ra những điều xấu xa, không tốt.
BBT
Đúng lắm. Chúng ta có sẵn câu này nghe gọn hơn: nhàn cư vi bất thiện, nghĩa là ở không thì hay nghĩ ra để làm những chuyện xấu. Hai cô hiểu câu này ra sao: GIVE HIM AN INCH AND HE WILL WANT A MILE?
QA
QA hiểu nghĩa đen là cho ông ta một inch thì ông ta sẽ muốn một dặm. QA không biết tiếng Việt nói thế nào cho dễ nghe. QA chắc tục ngữ Việt phải có một câu tương tự.
BBT
Có. Đó là câu được đằng chân, lân đằng đầu. Còn có một câu khác là dần dà con mẹ bán lươn. Tôi không thể giải thích từng chữ một. Tại sao lại lôi bà hàng bán lươn vào, bán lươn thì tại sao lại là người hay lấn người ta như thế? Nhưng đọc lên thì hiểu ngay. Câu này có thể cũng họ hàng gần xa với câu trên: FAMILIARITY BREEDS CONTEMPT. Danh từ FAMILIARITY là sự quen mặt, sự thân mật. CONTEMPT là thái độ khinh bỉ, coi thường. TO BREED nghĩa là làm phát sinh ra, làm sinh ra. QA hiểu câu này như thế nào?
QA
QA nghĩ nó rất gần câu gần chùa gọi Bụt bằng anh có phải không?
BBT
Đúng rồi. Thế còn người Mỹ khi nói đừng giặt quần áo dơ trước công chúng, DON’T WASH DIRTY LINEN IN THE PUBLIC thì chúng ta sẽ nói thế nào?
TRÚC GIANG
đóng cửa dậy nhau phải không chú? Có chuyện gì không hay, không tốt thì về nhà hãy nói, đừng làm ầm lên mà người ngoài ai cũng biết.
BBT
Nguyễn Bính có hai câu này tôi đọc rồi cứ nhớ mãi: Lòng anh như chiếc lá khoai / đổ bao nhiêu nước, ra ngoài bấy nhiêu. Về sau tôi nghĩ chắc là tại hồi còn bé, tôi hay bị mắng bằng một câu như thế: nước đổ lá khoai, hay nước đổ đầu vịt. Kỳ lạ là người Anh cũng có một câu hệt như nước đổ đầu vịt: LIKE WATER OFF A DUCK’S BACK. Câu tương tự là IN ONE EAR AND OUT THE OTHER, là vào tai này, ra tai kia.
TRÚC GIANG
Thưa chú tiếng Anh có câu nào tương đương với câu đứng núi này trông núi nọ không?
BBT
Có chứ. Câu tiếng Anh rất gần với câu đứng núi này trông núi nọ. Khác một chút là đồi, không phải là núi: THE GRASS ON THE OTHER SIDE OF THE HILL IS ALWAYS GREENER nghĩa là cỏ bên kia sườn đồi thì bao giờ cũng xanh hơn chỗ chúng ta đang đứng. Nhưng leo tới bên kia đồi thì thấy cỏ ở đó cũng chẳng khác gì cỏ bên này. Thế nên có cái gì trong tay thì giữ lấy, thả ra là mất như câu tục ngữ này: một con chim trong tay bằng hai con trong bụi rậm: A BIRD IN THE HAND IS WORTH TWO IN THE BUSH. Thả con chim trong tay ra để tìm cách bắt hai con trong bụi thì tục ngữ Việt Nam có câu gì đây QA?
QA
Chúng ta có câu thả mồi bắt bóng phải không thầy?
TRÚC GIANG
Thưa chú câu BIRDS OF A FEATHER FLOCK TOGETHER có nghĩa xấu hay tốt?
BBT
Câu ấy nghĩa là những con chim cùng một loài, có cùng một mầu lông thì họp lại thành bầy với nhau. Thực ra câu này không có nghĩa xấu như câu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, đầu trâu mặt ngựa, ngưu đầu, mã diện, những phường xấu thì tìm đến với nhau. Câu tiếng Anh chỉ có nghĩa là giống nhau thì tụ họp, ở chung với nhau , hay tìm đến nhau để họp thành bầy mà thôi.
Nhân nói đến chim chóc, tôi cũng có ở đây mấy câu cũng nhắc đến chim. TO KILL TWO BIRDS WITH ONE STONE là giết hai con chim bằng một cục đá. Chúng ta có câu nhất cử lưỡng tiện, một công (mà làm được) hai việc. Câu này ONE SWALLOW CANNOT MAKE A SPRING QA đã nghe bao giờ chưa?
QA
Có phải là một con én không làm được mùa xuân không anh?
Thế còn câu đừng giết con gà đẻ trứng vàng thì Anh ngữ có câu nào cùng nghĩa không thưa anh?
BBT
Có chứ. Gần giống thôi. Ông nói gà, bà nói vịt. Cô nói gà thì người Anh nói ngỗng: DON’T KILL THE GOOSE THAT LAYS GOLDEN EGGS. GOOSE là con ngỗng. GEESE là số nhiều của GOOSE. Thế câu này nghĩa là gì Trúc Giang: DON’T COUNT YOUR CHICKENS BEFORE THEY ARE HATCHED?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ câu này chắc xuất xứ từ câu chuyện cô gái đội bình sữa ra chợ, đang đi, cô tưởng tượng sẽ bán được sữa, mua trứng gà về ấp cho nở, bán gà đi mua con bò về nuôi phải không chú?
BBT
Đúng rồi. Chưa mua trứng gà, trứng cũng chưa nở mà đã tính việc mua con bò về nuôi. Hãy cứ đợi cho trứng nở thành gà con rồi hãy tính tiếp là vậy.
À, có hai câu này QA hiểu như thế nào: IT NEVER RAINS, IT POURSMISERY LOVES COMPANY?
QA
QA hiểu câu đầu là trời không chỉ mưa mà trời đổ nước xuống. MISERY trong câu thứ hai là sự khốn khổ, bất hạnh. Sự bất hạnh này rất thích có bạn để làm đồng hành.
BBT
Đó chỉ là nghĩa đen. Nghĩa bóng là gì?
QA
Xin chịu thua.
BBT
Hai câu ấy đều có nghĩa như câu phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Chuyện tốt đẹp thì chẳng bao giờ liên tiếp xẩy ra trong khi tai họa thì cứ dẫn nhau tới ào ào.
Bây giờ Trúc Giang nghĩ câu này tương đương với câu gì trong tiếng Việt: AS YOU MADE THE BED YOU MUST LIE IN IT?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ câu ấy nghĩa là người ta phải nhận lãnh hậu quả của việc mình làm. Mình làm cái giường thì mình phải nằm trên cái giường ấy. Sạch sẽ, êm ái thì tốt. Không thì ráng mà chịu.
BBT
Thế còn câu này, QA hiểu thế nào: AS YOU SOW IT, YOU WILL REAP IT. TO SOW là gieo hạt. TO REAP là gặt hái.
QA
Chắc phải là gieo gió gặt bão phải không anh, mặc dù không thấy gió bão gì hết. QA nghĩ hai câu AS YOU SOW IT, YOU WILL REAP IT và AS YOU MAKE THE BED, YOU MUST LIE IN IT đều giống nhau.
BBT
Đúng vậy. Câu cuối của bài hôm nay tôi muốn hai cô biết là câu ALL IS WELL THAT ENDS WELL. Trúc Giang biết câu tương đương trong tiếng Việt là câu gì không nào?
TRÚC GIANG
Cháu nghĩ là câu đầu xuôi thì đuôi lọt phải không chú?
QA
Chương trình Anh Ngữ Trong Đời Sống Hàng Ngày đến đây thì xin tạm chấm dứt. Chương trình sẽ trở lại vào tuần tới trên đài Hồn Việt Television. Bùi Bảo Trúc, Trúc Giang và Quỳnh Anh xin chào tạm biệt quí vị và hẹn gặp lại trong chương trình tới.